1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thi hành tại quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Và Thực Tiễn Thi Hành Tại Quận Hoàn Kiếm Thành Phố Hà Nội
Tác giả Phạm Thị Tú Thảo
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 19,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO HIẾM XA HOI BAT BUỘC (17)
    • 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc (21)
    • 1.2.2. Nội dung của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ...................------¿-s+s+cscs 16 (23)
    • 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc (33)
      • 2.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................-- - + cx+xvz++xvrxsrerxee 26 2.1.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.....................------2¿©5¿2+¿+2x2xzvrxezrxcerxeee 29 2.1.3. Thủ tục giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc .........................------- 47 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ....................----- 2-2 c5 SEÉSEỀEE9EEEEEEE12112E1217111111111211 15111111111 c1e. 47 2.2.1. Các yếu tô tác động đến việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.........................---¿- 2-22 5¿2+22£+£E+2£x+zxezxesrez 41 2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ........................--- ¿- ¿5£ £+E9SE9EE£EEEEE2E121121217171711111121121E 11111111. cye. 52 KET LUẬN CHƯNG 2........................ 2 + 2 S9S£+EEEEEEEEEEEE2E1E21211211221 7171121121. cre. 58 (33)

Nội dung

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO HIẾM XA HOI BAT BUỘC

Khái niệm và đặc điểm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Từ góc độ pháp lý có thê luận giải rằng pháp luật về BHXHBB là những quy định mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước có thâm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh những mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa các chủ thể tham gia vào các chế độ BHXH nhăm dam bảo ôn định đời sống cho NLD Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội, mỗi quốc gia lại có những chính sách pháp luật về BHXHBB khác nhau.

Pháp luật BHXH đầu tiên ra đời tại Đức với đóng góp của ba thành phần là Nhà nước, chủ lao động, NLD cùng với những quy định đầu tiên về các chế độ bảo hiểm gồm chế độ bảo hiểm ốm dau (1883); bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp (1884); bảo hiểm tuổi già, tan tật (1889) [24, tr.110] BHXH ra đời thé hiện những lợi ích tích cực do chính sách này mang lại, đặc biệt là trong việc én định đời sống NLD, cân bang lợi ich xã hội Vậy nên nó đã lan rộng rất nhanh, Các quốc gia khác trên thé giới nhanh chóng học hỏi áp dung và mở rộng các chế độ BHXH dé phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của nước mình Năm 1952 Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước 102 quy định tối thiêu về BHXH và đã được 158 nước thành viên phê chuẩn Theo Công ước này, hệ thống BHXH gồm chín chế độ: Chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tudi gia, tro cap TNLD- BNN, tro cap gia dinh, trợ cấp thai sản, trợ cấp tan tật, trợ cấp mat người nuôi dưỡng Tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia có thể thực hiện có thé thực hiện một số chế độ cơ bản hoặc mở rộng.

Tuy nhiên, ILO quy định rằng các thành viên phê chuẩn công ước phải thực hiện ít nhất ba trong chín chế độ nêu trên, trong đó phải có ít nhất một trong các chế độ Trợ

14 cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi gia, trợ cấp lao động- BNN, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp mắt người nuôi dưỡng Gia nhập ILO năm 1992, Việt Nam luôn tôn trọng, thúc day và áp dụng những tiêu chuẩn lao động quốc tế Hiện nay chế độ BHXHBB của Việt Nam gồm năm chế độ: chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ TNLD và BNN; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.

Giáo trình pháp luật ASXH trường Đại học quốc gia Hà Nội giải thích chế độ BHXH như sau: Dưới góc độ pháp lý, “BHXH là tổng hợp những quy định của nha nước, quy định các hình thức đảm bảo điều kiện vật chất và tỉnh thần cho NLĐ và trong một số trường hợp là thành viên gia đình họ khi bị giảm hoặc mắt khả năng lao động” [24, tr108].

Từ những phân tích trên, có thé khái quát về khái niệm pháp luật BHXHBB là hệ thống những quy định do Nhà nước ban hành, quy định về đối tượng tham gia BHXHBB, mức phí và phương thức đóng phí, các chế độ BHXHBB, quản lý nhà nước va van đề khác về BHXHBB.

BHXHBB là một thành phần của BHXH trong hệ thống pháp luật về BHXH nói chung, pháp luật BHXHBB ngoài mang những đặc điểm chung của pháp BHXH song cũng có một số đặc trưng riêng sau đây:

Pháp luật về BHXHBB có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, pháp luật về BHXHBB bao gồm các quy định bắt buộc chung và cụ thể cho từng đối tượng và trường hợp khác nhau Pháp luật BHXHBB quy định những điều kiện mà NLĐ phải tuân thủ, như chế độ tham gia, mức đóng, phương thức đóng và đối tượng hưởng Khác với BHXH tự nguyện, NLD không có quyền lựa chọn.

Thứ hai, chính sách BHXHBB phản ánh mức độ phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia BHXHBB được coi là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống BHXH, nhằm dam bảo cuộc sống 6n định cho NLD va bao đảm ASXH Tuy nhiên, các quốc gia có thé thiết lập các quy định và chế độ BHXHBB khác nhau, phù hợp với tình hình kinh tế và văn hóa của từng quốc gia.

Thứ ba, các quy định và chế độ BHXH được nhà nước giám sát và đảm bảo thực hiện Mặc dù quy định về BHXHBB là cố định va NLD phải tuân thủ, nhưng sự đồng hành, giám sát và đảm bảo của nhà nước sẽ đảm bảo quyền lợi của NLD Nhà

15 nước có trách nhiệm xây dựng các cơ quan BHXH để quản lý việc thu, chi BHXH và xác nhận đối tượng hưởng các chế độ BHXH theo quy định Họ cũng hỗ trợ một phần vào quỹ bảo hiểm thông qua ngân sách nhà nước đề đảm bảo hoạt động BHXH diễn ra ôn định.

Thứ tư, hệ thong chế độ BHXHBB có tính 6n định tương đối Sau khi được thiết lập, các chế độ BHXHBB it thay đổi về bản chất và nguyên tắc Nếu có, chỉ là những thay đôi nhỏ có thé được điều chỉnh bằng văn bản pháp luật Tính ôn định này xuất phát từ bản chất của mỗi chế độ BHXH và mức độ tác động trực tiếp của mỗi quy định đến NLD và NSDLD.

Nội dung của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ¿-s+s+cscs 16

BHXHBB là một chính sách quan trọng trong hệ thống ASXH, vậy nên các quốc gia đều xây dựng những quy định cụ thé Tùy vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội mà mỗi quốc gia sẽ có những quy định pháp luật riêng về BHXHBB riêng song nhìn chung đều bao gồm những nội dung như: Đối tượng tham gia; mức đóng và phương thức đóng phí; các chế độ BHXHBB; thủ tục thực hiện; xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về BHXHBB.

1.2.2.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Đối tượng tham gia BHXHBB bao gồm các cá nhân và tô chức tham gia đóng phí BHXH Trong nhiều quốc gia, nhóm đối tượng này bao gồm NLĐ và NSDLĐ.

Ví dụ, ở Hoa Kỳ, nguồn tài chính cho BHXHBB được hình thành từ đóng góp của cả NLD và NSDLD Ở Liên Bang Nga, Luật về những cơ sở của BHXHBB đã quy định

9 nguyên tắc, trong đó có nguyên tắc về tính bắt buộc trong việc nộp phí BHXH của

NLD và các đơn vi sử dung lao động [35, tr 233- 234].

NLD và NSDLD tham gia đóng góp vào quỹ BHXHBB băng cách trích một tỷ lệ nhất định từ tiền lương hoặc thu nhập của họ, tùy theo quy định của pháp luật BHXH Đối tượng này áp dụng cho toàn bộ hoặc chỉ một phan NLD trong xã hội, tùy thuộc vào quy định của từng nước Trong giai đoạn đầu triển khai BHXH, thường chỉ áp dụng cho những người làm công ăn lương dé đảm bảo mức đóng góp ồn định và an toàn cho quỹ BHXH Tuy nhiên, không phải NLD và NSDLD nao cũng tự giác

16 tham gia BHXHBB Đề thực hiện BHXHBB lâu dài, cần xác định rõ đối tượng tham gia dé dam bảo nguồn thu, chi các chế độ BHXHBB Vi lý do đó, pháp luật của hau hết các nước đều quy định NLD va NSDLD là những đối tượng có trách nhiệm tham gia BHXHBB.

1.2.2.2 Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Các cá nhân và tô chức tham gia BHXHBB phải đóng một khoản tiền vào quỹ BHXH, được gọi là mức đóng BHXHBB Mức đóng này có hai phần:

Mức đóng của NLD: NLD đóng mức tiền vào quỹ BHXH dài hạn dé đảm bao sự an toàn tài chính khi họ về già, gặp tình trạng thương tật hoặc qua đời Việc tính toán mức đóng của NLD thường dựa trên vai trò của tiền lương trong đời sống hang ngày và mức lương trung bình của các ngành kinh tế trong cả nước Ví dụ, Ở Đức, mức đóng của NSDLD vào từng quỹ được quy định bằng 9,35% tính trên tổng quỹ tiền lương của NLD trong đơn vi cho quỹ hưu trí (gồm hưu trí, tàn tật và từ xuất); bằng 7,3% vào quỹ khám chữa bệnh (báo hiểm ốm đau); bằng 1,27% vào quỹ bảo hiểm chăm sóc dài hạn (bảo hiểm chăm sóc ốm đau dài ngày) và bằng 1,25% vào quỹ bảo hiểm TNLD [35, tr74].

Mức dong của NSDLĐ: NSDLD tham gia đóng vào tat cả các quỹ thành phan của quỹ BHXH dé bao đảm phục vụ các rủi ro xã hội của NLD trong quá trình lao động va sau khi nghỉ hưu Mức đóng của NSDLD được quy định dựa trên trách nhiệm xã hội và tình hình kinh tế của đất nước Một số quốc gia quy định mức đóng cụ thể cho từng quỹ thành phan, trong khi các quốc gia khác có mức đóng tông hợp cho toàn bộ quỹ BHXH Ví dụ, ở Mỹ, NSDLĐ đóng mức tiền lương cô định (tính trên tổng thu nhập) vào quỹ BHXH [31] Ở Trung Quốc, theo quy định của Luật BHXH năm

2010, mức đóng của NLD vào quỹ hưu trí là 8% tiền lương, tiền công [38].

1.2.2.3 Phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Phương thức đóng BHXHBB là cách mà các bên tham gia phải nộp tiền vào quỹ BHXH theo quy định của pháp luật quốc tế và của từng quốc gia.

Theo Khuyến nghị số 67 về an ninh thu nhập (năm 1944) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ngoài trách nhiệm bắt buộc đóng BHXH cho NLĐ , NSDLĐ

17 cũng phải chịu trách nhiệm thu thập các khoản đóng góp cua NLD làm việc cho họ và khấu trừ số tiền này từ tiền thù lao khi thanh toán [39, Article 18] Điều này đồng nghĩa với việc NSDLĐ đóng BHXH thay mặt NLD và trừ tiền đóng góp nay từ tiền lương cua NLD trước khi trả lương cho họ.

Các quốc gia, dựa trên Khuyến nghị của ILO, quy định cụ thể trách nhiệm và phương thức đóng BHXH Ví dụ, ở Đức, NSDLĐ trích một tỷ lệ phần trăm từ thu nhập cua NLD va khấu trừ trực tiếp vào tiền lương của họ trước khi thanh toán lương, trong khi đó, ở Trung Quốc, Luật BHXH năm 2010 quy định rõ NSDLĐ phải khai báo và thanh toán đầy đủ tiền đóng BHXH hàng tháng theo quy định [40, Điều 60].

Trường hợp NSDLĐ không tuân thủ hoặc thanh toán không đủ, cơ quan BHXH có thé yêu cầu các ngân hàng hoặc tô chức tai chính nơi NSDLD mở tài khoản dé đòi thanh toán số tiền phải đóng theo thực tế [40, Điều 81-82-83].

1.2.2.4 Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Các chế độ BHXHBB được hiểu là hệ thong các quy định của pháp luật về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng và quyền lợi hưởng đối với NLD khi họ gặp phải những rủi ro trong và sau tham gia quan hệ lao động ILO đã có quy định về hệ thống BHXH gồm có 9 chế độ: chăm sóc y tẾ, trợ cấp TNLD, BNN, trợ cap ốm dau, thai sản, tro cap thất nghiệp, trợ cap tan tat, trợ cấp tudi già, trợ cấp tiền tuất và trợ cấp gia đình Tuy nhiên, ILO cũng khuyến nghị tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia tham gia công ước mà hệ thống BHXHBB cần có các chế độ phù hợp; nhưng ít nhất phải thực hiện 3 chế độ, trong đó phải có một trong 5 cho độ trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp tudi gia; tro cap TNLD, BNN; tro cap tan tat va tro cap tử tuat [2].

Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, quy định về BHXHBB gồm có 5 chế độ: 6m đau, thai sản, TNLD, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Ché độ bảo hiểm 6m dau Những sự cô như ốm dau, tại nạn rủi ro là những biến cố mà NLD không thể tránh khỏi trong cuộc đời Sự giảm sút về sức khỏe khiến NLĐ bị giảm khả năng, năng suất lao động và làm gián đoạn thu nhập, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống

18 của bản thân và gia đình họ Đây chính là một loại rủi ro mà NLD có thể gặp phải trong quá trình lao động, khi đó nhu cầu được bảo hiểm cũng vì thế mà phát sinh.

Thực trạng quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hoạt động BHXH do Nhà nước thống nhất quản lý và tô chức thực hiện, với hệ thống là các cơ quan BHXH được xây dựng từ trung ương đến địa phương Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm này chủ yếu là NLĐ và NSDLĐ hay tham gia quan hệ lao động tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thé Trong một số trường hợp, theo quy định của pháp luật, thân nhân của người tham gia BHXHBB cũng dược hưởng chế độ bảo hiểm Chỉ tiết về đối tượng tham gia BHXHBB tại được quy định tại Điều 2 Luật BHXH năm 2014 như sau:

(i) Đối với đối tượng tham gia la NLD

Thứ nhất, nhóm NLD tham gia BHXHBB là công dân Việt Nam theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật BXH năm 2014 Cụ thẻ:

- _ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời han từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới

- Can bộ, công chức, viên chức;

- _ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tô chức cơ yếu;

- Si quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, ha sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yêu hưởng lương như đôi với quân nhân;

- Ha sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLD Việt

Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quan lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- _ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị tran.

- NLD là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia

BHXHBB khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp va có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ

01 năm trở lên với NSDLD tại Việt Nam.

Thứ hai, nhóm NLD tham gia BHXHBB là công dân nước ngoài làm việc tại

Việt Nam gom: NLD là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXHBB khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thâm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên voi NSDLD tại Việt Nam [7, Điều 2].

- Tuy nhiên, nếu NLD là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì không thuộc đối tượng tham gia BHXHBB, cụ thể là các đối tượng sau:

+ NLD nước ngoài di chuyên trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thô Việt Nam, di chuyền tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thé Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

+ NLD đã đủ tuôi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.

Tính đến năm 2022, cả nước có hơn 93.000 NLD là công dân nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam [27] theo diện được cấp phép lao động và có chiều hướng tăng lên theo từng năm Như vậy, việc ghi nhận thêm đối tượng tham gia BHXHBB là

NLD nước ngoài là một điều cần thiết nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho nhóm NLD này khi họ gặp phải rủi ro bị giảm hoặc mắt thu nhập Đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế thì việc áp dụng các chính sách xã hội với công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là điều cần thiết.

(ii) Đối với đối tượng tham gia là NSDLD

Pháp luật BHXH hiện hành quy định chi tiết về những đối tượng này gồm:

- Cơ quan nha nước, đơn vi sự nghiệp;

- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu;

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã hội khác;

- Cơ quan, tô chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thé Việt

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thé, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động [6, Điều 3].

Theo Báo cáo của BHXH Việt Nam, ước tính đến hết ngày 28/2/2023, toàn quốc có trên 17,427 triệu người tham gia BHXH, tăng gần hơn 1,06 triệu người so với cùng kỳ năm 2022 Trong đó, số người tham gia BHXHBB là 15,968 triệu người, tăng 863,4 nghìn người [29] Từ tháng 3/2023, Dự thảo Luật BHXH sửa đổi được đăng tải công khai dé lấy ý kiến của nhân dân, tiếp tục cụ thé hóa Nghị quyết số 28- NQ/TW, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) mở rộng đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH tại Điều 31, theo đó, bổ sung chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương và NLĐ làm việc theo chế độ linh hoạt (NLD làm việc không trọn thời gian) sẽ được tham gia

BHXHBB và BHXH tự nguyện, việc sửa đôi Luật theo hướng mở rộng đối tượng hưởng BHXH hứa hẹn gia tăng quyền lợi và gia tăng tỉ lệ bao phủ của BHXH.

2.1.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1.2.1 Chế độ bảo hiểm 6m dau

Chế độ bảo hiểm ốm đau là chế độ BHXH ngắn hạn được áp dụng cho NLĐ khi đang tham gia quan hệ lao động nhằm mục dich đảm bao thu nhập cho NLD bị ốm đau phải nghỉ việc làm giảm thu nhập.

(i) Về đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm 6m đau Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm ốm đau là các cá nhân người Việt Nam; công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXHBB đang tham gia quan hệ lao động theo hình thức có HĐLĐ, hợp đồng làm việc [6, Điều 24] là những quan hệ lao động mang tính chất ôn định có đóng góp vào quỹ BHXH, được hưởng bảo hiểm trên cơ sở nguyên tắc đóng - hưởng Chế độ bảo hiểm ốm đau không áp dụng đối với các lao động tự do tham gia BHXH tự nguyện.

(ii) Về điều kiện hưởng chế độ 6m dau

NLD thuộc đối tượng áp dụng chế độ ốm đau theo luật định sẽ được hưởng chế độ này trong các trường hợp sau:

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình hình thu, chỉ quỹ BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (giai đoạn 2019- 2022) - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thi hành tại quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội
Bảng 2.1 Tình hình thu, chỉ quỹ BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (giai đoạn 2019- 2022) (Trang 57)
Bảng 2.3. Tình hình giải quyết các chế độ BHXHBB năm 2019-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thi hành tại quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội
Bảng 2.3. Tình hình giải quyết các chế độ BHXHBB năm 2019-2022 (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w