1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam

92 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Kinh Doanh Dịch Vụ Bảo Vệ Tại Việt Nam
Tác giả Nguyen Thanh Trang
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thế Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 20,87 MB

Nội dung

Việc ban hành và tăng cường điều chỉnh của các quy định này đã góp phần giúp các cơ quan chức năng tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ bảo vệ được chặt chẽ, an to

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THANH TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THANH TRANG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 838010105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Thế Anh

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Toi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực lôi đã hoàn thành tat cả các môn hoc và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại Học Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Trường Dai Học Luật — Đại học

Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

NGUYEN THANH TRANG

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

09)09.)9.897 907 i

DANH MỤC BIÊU - - 2-52 S£+S‡SE£EESEE£EEEEEEEEEEEEEEE121E 217121111 crxee iv

DANH MỤC CAC TU VIET TẮTT - 2 2+ +EE2EE2EE£2EEeEEerEkerkerrkees V

971725 -:1la | CHUONG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VE KINH

DOANH DICH VU BAO VE oie cccceccesscesessesssesssssessscssesssessesssesseesseeses 81.1 Khai quat về dịch vụ bao vệ, kinh doanh dịch vụ bảo vệ : 81.1.1 Khái niệm, đặc điểm về dich vụ bảo VỆ - - + + x+xerx+xerxsxerxee 8

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của kinh doanh dịch vụ bảo vỆ -: 13 1.1.3 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh dịch vụ

ĐẢO VỆ TQ TQ Q ng 171.2 Lý luận pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vỆ -:-s+s+s=sss2 191.2.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật về kinh doanh dich vụ bảo vệ 191.2.2 Nội dung pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ - - 2-5 211.2.3 Vai trò của pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vỆ -: 29Tiểu kết chương Ì ¿- 5-55 ©5£+E£2EE2EEEEEEEEEEEEEE 211211211221 21 7121.21.21 c1xe, 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VA THUC TIEN

THUC HIEN PHAP LUẬT VE KINH DOANH DỊCH VỤ BAO

VỆ Ở VIỆT NAM HIEN NAY 2-25-55c2cezxccrerkrrrerreee 32

2.1 Thực trạng pháp luật về kinh doanh dich vụ bảo vệ tại Việt Nam 322.1.1 Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ 322.1.2 Phạm vi và nguyên tắc tô chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ

19027 402.1.3 Hợp đồng dịch vụ bảo V6 ¿- ¿5c s+EE+EE2E2ESEEEEEEEEEEEEEerkerkrrrres 44

il

Trang 5

2.1.4 Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ 2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại

m0

2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt NÑam

2.2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại

Việt NaIm - 20111111111 122230 111 1n HT nen

2.3 Đánh giá thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại

o0

2.3.1 Về những ưu điỀm ¿- ¿2 ESE+EE+E£EESEEEEEEEEEEEEEEE11211212 1212 ce,2.3.2.Những van dé còn hạn chế, bat cập - ¿2-52 2+£z+xecxerxzrszesTiểu kết chương 20 ccccccssessessesssessessessessessessussusssessessessessessussusssessessessessesseesees

CHUONG 3 MOT SO KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VE KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ TẠI VIỆT NAM 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện

pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo VỆ - ¿22+ 2 s+E+zsEzxszersre2 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kinh

Trang 6

DANH MỤC BIEU

Biểu 2.1 Thống kê số lượng doanh nghiệp cung cấp DVBV tại Việt Nam giai

0000192020220 md 49

1V

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Trang 8

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiến pháp năm 2013 khăng định người dân có quyền tự do kinh doanhtrong những ngành nghề mà pháp luật không cắm và Nhà nước luôn khuyến

khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư, sản xuất kinh

doanh; phát triển các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước Ngoài ra

Luật doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư 2020 cũng khăng định doanh nghiệp

có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cắm và các nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các

ngành, nghề mà Luật này không cắm

Nhà nước luôn khuyến khích các doanh nghiệp da dạng hóa nguồn việclàm, sáng tạo ra các ngành công nghiệp mới và phát triển các ngành côngnghiệp truyền thống Nổi bật là việc Nhà nước cho phép doanh nghiệp nóichung được kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Cùng với tiến trình tự do hóa kinh doanh và sự phát triển ngày càng đa

dạng của các loại hình thị trường trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nên kinh tế của hầu hết các nước phát triển Gia nhập tô chức bảo vệ thế giới, Việt Nam đã đạt được một bước tiến

đài trong việc nâng cao tỷ trọng ngành dịch vụ Hiệp định về bảo vệ dịch vụ(GATS) ra đời đã cung cấp cách tiếp cận mới về dịch vụ dựa trên khái niệm

bảo vệ dich vụ, đã mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động va cơ hội trong lĩnh

vực này cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Kinh doanh dịch vu bảo vệ là một ngành nghề tương đối mới tại Việt

Nam, nhưng sự ra đời và phát triển của nó đáp ứng nhu cầu tất yếu của thị trường Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của

người dân ngảy càng tăng cao, nhu câu của con người không chỉ giới hạn

Trang 9

trong ăn, mặc, ở thuần túy mà còn mong muốn sống trong không gian, môi

trường an toàn, sức khở, tính mạng được bảo vệ Thực tiễn đó kéo theo nhu

cầu về dịch vụ bảo vệ cũng tăng theo Dịch vụ bảo vệ ngày càng có vai trò quan trọng đối với đời sống của nhân dân và của xã hội.

Với tốc độ phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, thì các công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã có nhiều thay đôi để tiếp cận với thị trường

rộng lớn với các sân chơi thế giới nhiều thử thách Khung pháp luật về kinh

doanh nói chung và kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng được đánh giá là

tương đối đầy đủ và phù hợp Tuy nhiên, không ít quy định pháp luật về vấn

dé này van còn những bat cập, hạn chế, thiếu sót Thực tiễn quan lý thực hiện

kinh doanh dịch vụ bảo vệ cho thay van con những bat cập hoạt động dịch vu

bảo vệ phát trién chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn Trước những thay đổi không ngừng của thị trường, yêu cầu đặt ra là các quy định pháp luật Việt Nam cần được hoàn thiện hơn nữa nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp nói chung và các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng.

Đề có thể nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ củacác doanh nghiệp đối với các chủ thé có thể yêu cầu sử dụng hợp đồng dich

vụ bảo vệ Trên thực tế, hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinhdoanh dịch vụ bảo vệ ở nước ta trong những năm qua đã có những kết quảđáng ghi nhận Việc ban hành và tăng cường điều chỉnh của các quy định này

đã góp phần giúp các cơ quan chức năng tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ bảo vệ được chặt chẽ, an toàn hơn, phù hợp hơn

với quá trình hội nhập và phát triển Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt

được, thì hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn nhiều vướng mắc, bất cập

và cần được hoàn thiện Đặc biệt là cần có những thiết chế quản lý mạnh mẽ,

hiệu quả đôi với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên phạm vi cả nước

Trang 10

trong thời gian tới Chính vì những lý do trên, mà tác giả đã lựa chọn đề tài

“Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam” làm đề tài nghiên

cứu cho Luận văn của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong khoa học pháp lý đã có một số công trình đề cập đến việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ như:

Bài viết “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh dịch vụ bảo

vệ trén địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phá Hà Nội” của tác giả Tạ Thu

Thủy đăng tải Tạp chí Cảnh sát nhân dân năm 2019.

Bài viết “Pháp luật công cụ hỗ trợ bảo vệ ANTT nhìn từ góc độ kiểm

soát ngành nghề kinh doanh có điều kiện ” của tác giả Nguyễn Thị Dung đăng

tải trên Tạp chí Luật học, số 8 năm 2016

Luận văn Thạc sĩ luật học “Kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo pháp luật

Việt Nam: Một số vấn dé lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Bich

Thủy thực hiện tại Viện Đại Hoc Mở Hà Nội năm 2016.

Luận văn Thạc sĩ luật học “Quy định về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

-thực tiễn áp dụng pháp luật kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh BìnhPhước và một số kiến nghị”, của tác giả Ngô Đồng Hải (2020), Trường Đạihọc Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Luận văn Thạc sĩ luật học “Pháp luật về hoạt động cung ung dịch vụ

bảo vệ, thực trạng và hướng hoàn thiện”, của tác giả Nguyễn Văn Đông

(2019), Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Có thé nhận thấy, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ và pháp luật về

kinh doanh dịch vụ bảo vệ là chủ đề mới chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trên đã phần nào hình

thành lên hệ thống lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến kinh doanh dịch vụ

bảo vệ và pháp luật điêu chỉnh vê vân đê này Chính vì vậy, việc nghiên cứu

Trang 11

“Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam” không bị trùng lặp

với các công trình nghiên cứu khác.

3 Mục đích và nhiệm vụ khi nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là thực hiện nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn

đề lý luận và thực tiễn pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam,

từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quathực hiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định một số nhiệm vụ

nghiên cứu cụ thê như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về kinh doanh

dịch vụ bảo vệ;

Thứ hai, phần tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật Việt

Nam hiện hành về kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

Thứ ba, phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định pháp

luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam hiện nay;

Thứ tư, kién nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng

cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng cácquy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Nghị định số 96/2016/NĐ-

CP ngày 01/07/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành,

nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Thông tư số 42/2017/TT-BCA của Bộ

Công an về việc quy định chỉ tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP

quy định điều kiện về ANTT đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có

điêu kiện và các văn bản pháp luật có liên quan.

4

Trang 12

Ngoài ra, luận văn tiếp cận nghiên cứu về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

dưới góc độ pháp luật về kinh doanh từ điều kiện gia nhập thị trường, thực

hiện các dịch vụ với các chủ thé tham gia kinh doanh dịch vụ bảo vệ đượcquy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020, Luật Thương mại

2005, Bộ Luật Dân sự 2015 và các văn bản pháp lý liên quan.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu pháp luật hiện hành của Việt Nam về thương nhân kinh doanh dịch vụ bảo vệ và thực tiễn hoạt

động kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam.

- Về thời gian nghiên cứu: các kết quả nghiên cứu sẽ được tổng hợp chủ

yếu trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022.

- Về không gian nghiên cứu: giới hạn trong phạm vi cả nước

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được trình bày dựa trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa

Mác & Lénin về chủ nghĩa duy vat lịch sử và những quan điểm, đường lỗi, chính

sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về kinh doanh DVBV tại Việt Nam.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hop: Dùng dé khái quát tong thé tình hình nghiên cứu dé tài Qua đó xác định hướng nghiên cứu, dé ra cấu trúc của dé tài, tóm lược quá trình nghiên cứu; từ đó đề ra hướng nghiên cứu tiếp theo.

Phương pháp so sánh: So sánh sự tương quan, khác biệt giữa Nghị

định số 52/2008/NĐ-CP và tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP khi phân tích và

đánh giá các quy định pháp luật về pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Phương pháp phân tích: Phân tích những van đề pháp lý về (i) Điều

kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ; (ii) Pham vi và nguyên tắc tô chức, hoạt độngkinh doanh dich vụ bảo vệ; (iii) Hop đồng dịch vụ bảo vệ; (iv) Quan lý nha

nước và xử lý vi phạm trong kinh doanh dịch vụ bảo vệ Trên cơ sở chỉ ra

5

Trang 13

hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Từ đó, dé ra các biện pháp, kiến nghị phù hợp dé hoàn thiện pháp luật về kinh

vệ, các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Thứ hai, phan tích thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở

Việt Nam, tìm hiểu những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về kinh

doanh dịch vụ bảo vệ Đồng thời đưa ra những kết quả đạt được và những hạn

chế, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Thứ ba, đề xuất một sô kiến nghị hoàn thiện và bảo đảm hiệu quả thựchiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của dé tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực

tiễn, tạo một cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về vị trí, vai trò của pháp luật về kinh

doanh dich vụ bảo vệ trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật, các cơ quan

thực thi pháp luật, phát hiện của đề tài là những tồn tại của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình thực thi cũng như các kiến nghị nêu ra có thé được xem là sự đánh giá, là ý kiến đóng góp được cân nhắc kĩ lưỡng, góp một phần

nhỏ trong công tác chuyên môn thi hành pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo

vé ở nước ta trong thời gian tới.

Đặc biệt, đôi với sinh viên, kêt quả của đê tài có thê được sử dụng là

Trang 14

nguồn tài liệu có giá trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi hoàn thành các báo cáo khoa học cấp khoa, cấp trường trong công tác nghiên cứu

về quản lý công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở nước ta trong tình hình mới.

Ngoài ra, đề tài còn có ý nghĩa thiết thực đối với một số đối tượng khác quan

tâm đến lĩnh vực quản lý trật tự xã hội.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, bảng chữ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh mục

tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 03 chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về kinh

doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam.

Trang 15

CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VE

KINH DOANH DICH VU BAO VE

1.1 Khai quat vé dich vu bao vé, kinh doanh dich vu bao vé

1.1.1 Khái niệm, đặc diém về dịch vụ bao vệ

a Khái niệm dịch vụ bảo vệ

Dịch vụ là sản phẩm không ton tại dưới dạng vật chất được sinh ra

trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của con người, nhằm phục vụ các nhu cầu của con người Khác với các tài sản thông thường, dịch vụ là các “sản

phẩm vô hình” nhưng cũng mang các thuộc tính về giá tri và giá tri sử dung.Dịch vụ là đối tượng hướng tới của nhiều nhóm quan hệ dân sự, kinh tếthương mại với nhiều chủ thể tham gia, mà Nhà nước thông qua pháp luật cần

điều chỉnh trong trật tự xã hội chung.

Cùng với sự phát triển đất nước, quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nói chung đã và đang mang lại những kết quả quan trọng nhằm đưa đất nước lên con đường xã hội chủ nghĩa Ngoài tập trung cho phát triển kinh

tế thì việc đầu tư cho hoạt động bao đảm an ninh nói chung là hoàn toàn cầnthiết Dịch vụ bảo vệ (DVBV) ra doi trên nén tang nhu vay Hién nay, tai cacvan ban hoặc các nghiên cứu thì chưa có đề cập đến một khái niệm hoànchỉnh về DVBV và kinh doanh DVBV Thực tế cho thấy, đa phần thường

hiểu rằng, DVBV là dịch vụ nham đảm bảo an ninh cho các chủ thé theo sự

thỏa thuận của các bên Tuy nhiên, dưới góc độ thương mại dịch vụ, cách hiểu trên chưa thể hiện đầy đủ tính chất về DVBV dưới cả hai góc độ lý luận và

thực tiễn

Dưới góc độ ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt có đề cập đến khái niệm

DVBYV là “thuê người bảo vệ để bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp hoặc bảo vệ

cho cá nhân nào đó” Nhưng thực tê, nó là một khái niệm mở rộng, đó là lý do

Trang 16

vì sao DVBV ngày càng chiếm lĩnh thị trường bảo vệ và thay thế mạnh mẽ

cho bảo vệ nội bộ Tuy nhiên, khái niệm như vậy chưa bao hàm hết nội

dung của DVBV trong thực tiễn

Bảo vệ là một trong những ngành dịch vụ đặc biệt, dành cho các cơ

quan, tô chức, cơ sở kinh doanh, cá nhân có nhu cần bảo vệ an ninh, an toàn

về tài sản và tính mạng Có thé nói rang, từ khi xuất hiện, DVBV đã có sự

tăng trưởng và phát triển mạnh, chiếm lĩnh thị trường va dan thay thế cho các

bảo vệ nội bộ của các công ty Yếu tố quan trọng khiến DVBV được ưu ái

hơn cả đó chính là tính chuyên nghiệp Khi tham gia vào các công ty DVBV,nhân viên bảo vệ sẽ được trang bị về kiến thức bảo vệ, pháp luật, y tẾ, VÕthuật và được rèn luyện bản lĩnh trong những tính huống nguy hiểm bat ngờ.DVBV chính là một ngành nghề về cung cấp bảo vệ, trong đó các công ty, tổchức, cơ sở kinh doanh, cá nhân có thể thuê bảo vệ để bảo vệ tài sản, con

người cho công ty, t6 chức của mình Trong quá trình thuê bảo vệ, phải thiết lập hợp đồng cam kết rõ trách nhiệm của các bên liên quan DVBV đã có

sự tăng trưởng va phát triển mạnh, chuyên nghiệp hon và dang dan thay thé

cho các bảo vệ nội bộ của các công ty Yếu tổ quan trọng khiến DVBV được

ưu ái hơn đó chính là tính chuyên nghiệp Khi tham gia vào các doanh nghiệp

kinh doanh DVBV, nhân viên bảo vệ ngoài việc được trang bị về kiến thức bảo

vệ, pháp luật, y tế, võ thuật còn được rèn luyện bản lĩnh trong những tìnhhuống nguy hiểm bắt ngờ Đặc biệt, những doanh nghiệp thuê bảo vệ sẽ không

phải lo đến việc quản lý nhân viên bảo vệ; giảm bớt các chỉ phí; không phải lo lắng về vấn đề không có người trực khi nhân viên bảo vệ gặp vấn đề cá nhân Tài sản bị mat đã có các doanh nghiệp kinh doanh DVBV chịu trách nhiệm, tránh được các rủi ro trong kinh doanh Dựa vào thế lực của các công ty bảo

vệ dé đảm bao an toàn hơn Không chỉ bảo vệ tài sản, các doanh nghiệp kinhdoanh DVBV còn cung cấp các DVBV yếu nhân, sự kiện, hàng hóa

Trang 17

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, DVBV là một loại hình dịch

Vụ cung cấp bảo vệ bởi một công ty hoặc một cá nhân Tại đó, các tô chức có thể thuê dé bảo vệ an ninh tài sản, con người cho cơ quan, tô chức, các cơ sở

kinh doanh của mình Người bảo vệ sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ sự an toàn cho

tài sản và tính mạng của người sử dụng dịch vụ Mục đích của DVBV là đảm bảo an ninh trật tự tại mục tiêu bảo vệ, bảo đảm an toàn cho khách hàng và tài

sản của khách hàng, đồng thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành

vi xấu ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.

Trên cơ sở các phân tích ở trên, có thê đưa ra khái niệm về DVBV là

“một ngành dịch vụ nhằm mục dich tổ chức đào tạo va Cung cấp nhân sự bảo

vệ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu câu thuê bảo vệ dé bảo vệ tài sản, con người cho họ Các bên trong quan hệ DVBV phải thiết lập hợp đồng

dé cam kết về mức phí dịch vụ và cam kết rõ trách nhiệm của các bên, cũng

như các cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan”

DVBV là hoạt động đảm bao an ninh nên bản thân của nó được nhìn

nhận dưới các góc độ khác nhau làm nền tảng cơ bản cho hoạt động quản lý

nhà nước đối với van đề này Do đó, các quy định về van dé nay được các cơquan nhà nước đưa vào danh mục quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều

kiện được đặt trong mối quan hệ với hoạt động quản lý nhà nước, hoàn thiện

các quy định pháp luật cũng như tạo hành lang pháp lý đảm bảo cho nước ta

phát triển một cách toàn diện Như vậy, mỗi ngành luật liên quan đến kinh

doanh DVBV có những phạm vi tiếp cận khác nhau, trên cơ sở đó tạo điều

kiện dé có thé phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn mới.

b Đặc điểm về dịch vụ bảo vệ Xuất phát từ khái niệm nêu trên, DVBV có những đặc điểm sau đây:

Bảo vệ và an ninh: DVBV tập trung vào việc dam bảo an toàn và sự bình yên cho khách hàng, tài sản hoặc khu vực được giao phó Các nhân viên

10

Trang 18

bảo vệ thường được đào tạo để xử lý các tình huống nguy hiểm, giám sát và

phòng chống hành vi phạm pháp Các nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ có thể

bao gồm:

- Giám sát: Nhân viên bảo vệ theo dõi khu vực dé phát hiện các hoạt động không mong muốn hoặc đáng ngờ Họ có thể sử dụng hệ thống camera giám sát, thiết bị theo dõi hoặc tuần tra dé duy trì an ninh.

- Kiểm soát truy cập: Nhân viên bảo vệ kiểm soát việc ra vào khu vực

được giao phó Điều này có thé liên quan đến kiểm tra danh tính, xác minh thông tin và cấp quyền truy cập cho những người có quyền.

- Đối ứng khẩn cấp: Trong trường hợp xảy ra tình huống nguy hiểm

hoặc khẩn cấp, nhân viên bảo vệ được dao tao dé xử lý tình huống một cách

hiệu quả Họ có thể áp dụng các kỹ năng tự vệ, gọi cấp cứu hoặc thông báo

cho các đơn vị chức năng liên quan.

- Phòng chống hành vi phạm pháp: Nhân viên bảo vệ có trách nhiệm ngăn chặn và giám sát hành vi phạm pháp trong khu vực được giao phó Điều này có thể bao gồm kiểm tra an ninh, tuần tra, xử lý vi phạm và làm việc cùng

với các đơn vi chức năng như cảnh sát.

Giám sát liên tục: DVBV thường cung cấp giám sát 24/7 hoặc theo lịch

trình đã được xác định trước Điều này có nghĩa là họ luôn theo dõi khu vực

hoặc tài sản mục tiêu để ngăn chặn các hành vi không mong muốn và đáng ngờ

- Các nhân viên giám sát có nhiệm vụ theo dõi các camera an ninh, hệ

thống báo động, cống kiểm soát ra vào va các công nghệ khác dé phản ứng kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra Họ có khả năng nhận biết các hành vi

không bình thường, gửi thông tin cần thiết cho lực lượng chức năng hoặc triệu

tập nhân viên bảo vệ đề can thiệp.

- Giám sát liên tục là một yếu tô quan trọng trong việc duy trì an ninhhiệu quả cho khu vực hay tài sản mục tiêu N6 mang lại sự yên tâm cho chu

11

Trang 19

sở hữu hay người quản lý và giúp ngăn chặn các hành vi không mong muốn

trước khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Đàm phan và kiểm soát: Nhân viên bảo vệ thường được đảo tạo dé xử

lý các cuộc gọi khẩn cấp, quản lý thông tin liên lạc, kiểm soát quyền truy cập

vào khuôn viên hoặc công ty, và thậm chí có thể tiến hành cuộc điều tra ban

đầu trong một số trường hợp

Đa dạng các lĩnh vực: DVBV có thé hoạt động trong nhiều lĩnh vực

khác nhau, bao gồm bảo vệ tài sản cá nhân, bảo vệ công ty, sự kiện đặc biệt,

khu công nghiệp và thương mại, cơ sở hạ tầng quan trọng và nhiều ngànhcông nghiệp khác bao gồm:

- Bảo vệ tài sản cá nhân: DVBV có thé cung cấp dịch vụ bảo vệ cho cá

nhân, gia đình và tài sản của họ, bao gồm nhà ở, xe hơi, trang sức và các tàisản quý giá khác,

- Bảo vệ công ty: DVBV có thé cung cap dich vu bao vé cho doanh

nghiệp và tô chức, giúp đảm bao an ninh nội bộ, ngăn chặn truy cập trái phép

và giám sát hoạt động của nhân viên.

- Sự kiện đặc biệt DVBV có thể được thuê để cung cấp an ninh chocác sự kiện quan trọng như triển lãm, hội nghị, concert hay lễ kỷ niệm

- Khu công nghiệp và thương mại: Các khu công nghiệp và khu

thương mại yêu cầu sự an toàn cao để ngăn chặn vi phạm luật pháp hoặc tiếp

xúc không mong muốn từ công chúng DVBV có vai trò trong việc bảo vệkhu vực này.

- Cơ sở hạ tầng quan trọng: DVBV có thể được sử dụng dé bảo vệ các

cơ sở hạ tầng quan trọng như nhà máy điện, trạm xăng dau, cấu trúc công

cộng và các công trình quan trọng khác.

- Ngành công nghiệp khác: Ngoài ra, DVBV có thé hoạt động trong

nhiều ngành công nghiệp khác nhau như y tế, giáo dục, du lịch và giải trí déđảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản.

12

Trang 20

Tính chuyên nghiệp: DVBV yêu cầu nhân viên có kiến thức chuyênmôn và kỹ năng phù hợp để xử lý các tình huống khó khăn Họ cần hiểu rõquy định pháp luật liên quan đến an ninh và tuân thủ các quy tắc ứng xử

chuyên nghiệp.

Su tin cậy: DVBV được coi là một ngành có tính tin cậy cao Khách hang

mong muốn những người làm việc trong lĩnh vực này có thể giữ được thông tin

riêng tư và tuân theo các tiêu chuẩn cao nhất của đạo đức và trung thành

Trong ngành DVBV, sự tin cậy là yếu tố quan trọng dé xây dựng lòng

tin của khách hàng Các công ty và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này phải

tuân theo các quy tắc, quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặt dé bảo vệ thông tin

riêng tư của khách hang Các chuyên gia trong lĩnh vực DVBV thường phải

tuân thủ các quy tắc ứng xử chuyên nghiệp, giữ bí mật thông tin liên quan đến công việc của họ và không tiết lộ cho bat kỳ ai không có quyên truy cập Ho

cũng phải tuân thủ các luật pháp hiện hành liên quan đến an ninh thông tin vàbảo mật dir liệu Ngoài ra, tính trung thành va đạo đức cũng rat quan trong

trong ngành DVBV Những người làm việc trong lĩnh vực này phải tuân thủ

các quy tắc dao đức và trung thành, không được tham gia vào bat kỳ hành vigian lận, lạm dụng quyền hạn hoặc vi phạm luật pháp Tóm lại, sự tin cậy làmột yếu tố quan trọng trong ngành DVBV Khách hàng mong muốn những

người làm việc trong lĩnh vực này có khả năng giữ bí mật thông tin và tuân

theo các tiêu chuẩn cao nhất của đạo đức và trung thành.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của kinh doanh dịch vụ bảo vệ

1.1.2.1 Khái niệm kinh doanh dich vụ bảo vệ

Thương mại dịch vụ (trade In services) là hoạt động thương mại có đối

tượng là dịch vụ, diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ, đây

là quá trình liên hoàn bao gôm nhiêu khâu có liên quan mật thiệt với nhau Do

13

Trang 21

đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ (sản phẩm vô hình) nên việc

định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất Thương mại dịch

vụ có phạm vi hoạt động rất rộng, thu hút đông đảo người tham gia với trình

độ khác nhau, từ lao động có trình độ cao như các kỹ sư, bác sĩ, đến những

những lao động đơn giản hơn như người giúp việc, nhân viên giao hàng, xe

ôm công nghệ Vì vậy, thương mại dịch vụ là lĩnh vực có nhiều cơ hội phát

triển, thu hút được nguồn nhân lực rất lớn và đóng góp rất nhiều vào sự pháttriển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay

Theo LDN 2020 thì kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một sốhoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất cung ứng, tiêu thụ sảnphẩm trên thị trường nhằm mục dich sinh lời

Hành vi được coi là kinh doanh khi có các dấu hiệu sau: (i) Hành vi

phải mang tính chất nghề nghiệp Điều đó có nghĩa là chủ thể hành vi khi

tham gia vào các hoạt động thương mại thực hiện sự phân công lao động xã

hội, các hành vi được tiễn hành liên tục, đều đặn, thé hiện tính chuyên nghiệp

cao và mang lại lợi nhuận cho người thực hiện hành vi; (1) Các chủ thể phải

tự quyết định mọi vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động

của mình; (iii) Hành vi kinh doanh phải có mục đích là kiếm lời Đây là dauhiệu chủ yếu dé phân biệt hành vi kinh doanh với các hành vi khác Các chủthé phải đăng ký kinh doanh dé thực hiện HDKD

Trong lĩnh vực cung cap DVBV, kinh doanh DVBV là hoạt động cungcấp nhân sự thực hiện các chức năng bao dam an toàn cho các vi trí, địa điểm,con người được yêu cầu bảo vệ Các hoạt động DVBV phổ biến nhất hiệnnay, là bảo vệ cơ quan, tổ chức, nhà hàng, siêu thị, ngân hàng, trường hoc ,bảo vệ nhà riêng và bảo vệ các yếu nhân khi có yêu cầu bảo vệ Bởi vậy, có

thé nói, “kinh doanh DVBV được hiểu là việc cung cấp DVBV phù hop với

14

Trang 22

các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, hàng hóa, bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh, tru SỞ CƠ quan, tổ chức, bảo vệ ANTT cho các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội trên cơ sở hợp dong DVBV được ký kết giữa bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) và doanh nghiệp được phép kinh doanh DVBV nhằm mục đích thu lợi nhuận ”.

Tuy nhiên, hoạt động này trong thực tế được hướng vào việc đảm bảo

an toàn cho các chủ thé Nói đến kinh doanh DVBV là nói đến HĐKD trong

lĩnh vực thương mại dịch vụ Kinh doanh DVBV đòi hỏi các yêu cầu sau:

Một là, doanh nghiệp kinh doanh DVBV phải có vốn Vốn kinh doanh là

toàn bộ tài sản (bao gồm toàn bộ tài sản kế cả tài sản hữu hình và tài sản vô

hình) được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải có

vốn mới thực hiện được các HDKD

Hai là, thực hiện HĐKD Ở đây, các công ty kinh doanh DVBV không

phải mua hàng hóa dé thỏa mãn nhu cầu của mình mà kinh doanh dich vụ an

ninh cho người khác, đáp ứng các nhu cầu của họ Việc mua dé bán này được

thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau dé phù hợp với điều kiện cụ thé của

mỗi đơn vị có nhu cầu và khả năng cung cấp của các đơn vị kinh doanh DVBV

Ba là, kinh doanh DVBV sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải đảm bảo việc

bảo toàn được vốn kinh doanh và có lợi nhuận (lãi) Việc đảm bảo vốn kinhdoanh cho doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp phát triển, mởrộng quy mô, công nghệ, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất

1.1.2.2 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Kinh doanh DVBV được phân vào loại dịch vụ theo sự tận tâm, mẫn

cán Cơ sở kinh doanh DVBV thường xuyên điều chỉnh các phương án bảo vệ nhằm phù hợp với tình hình cụ thể của từng đối tượng khách hàng Sự tận tâm

và mẫn cán của DVBV đề cập đến mức độ cam kết và chuyên nghiệp của

nhân viên bảo vệ trong việc thực hiện nhiệm vụ Nhân viên bảo vệ sẽ đặt lợi

15

Trang 23

ích và an ninh của khách hàng lên hàng đầu Nhân viên bảo vệ mẫn cán sẽ

luôn tuân thủ các quy trình, quy tắc an ninh và luôn giữ sự tỉnh táo để phát hiện các nguy cơ tiềm ân hoặc hành vi không mong muốn Sự tận tâm, man cán của bên cung cấp DVBV sẽ mang lại niềm tin cho khách hàng, góp phần

vào việc duy trì ANTT và yên tâm cho các hoạt động kinh doanh hay cá nhân được bảo vệ.

Các đặc điểm của kinh doanh DVBV

Tính cần thiết: Với sự gia tăng của tội phạm, rủi ro an ninh và an toàn, nhu cau sử dụng DVBV ngày càng tăng cao Các tổ chức và cá nhân muốn đảm bảo rằng ho được bảo vệ khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn.

Da dạng hóa: DVBV có thé áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau nhưcông ty, ngân hàng, sự kiện, khu công nghiệp, y tế hay cá nhân Điều này

mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các công ty trong lĩnh vực này.

Chuyên môn cao: Ngành này yêu cầu kiến thức chuyên môn cao để hiểu rõ các phương pháp giám sát an ninh hiệu quả và biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp Các nhân viên bảo vệ cần được đảo tạo kỹ năng phòng ngừa,

quản lý rủi ro và xử lý tình huống

Tính liên tục: DVBV thường hoạt động 24/7 để đảm bảo an ninh và an

toàn liên tục cho khách hàng Điều này yêu cầu các công ty trong ngành phải

có sự sắp xếp công việc linh hoạt và chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu

của khách hàng.

Xây dựng mỗi quan hệ: Một yếu tố quan trọng trong kinh doanh DVBV

là xây dựng mối quan hệ tin cậy và lâu dài với khách hàng Sự tin tưởng giữa hai bên là rất quan trọng dé duy trì một mô hình kinh doanh thành công.

Công nghệ tiên tiến: Ngày nay, công nghệ đã có vai trò quan trọng

trong việc cung cấp các giải pháp an ninh hiện đại như camera giám sát, hệthong kiểm soát ra vào thông minh hay các thiết bị theo dõi GPS Các công ty

16

Trang 24

trong ngành phải theo kịp xu hướng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ tốtnhất cho khách hàng.

Tuân thủ quy định: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ yêu cầu tuân thủ cácquy định pháp luật liên quan đến an ninh và an toàn Các công ty trong ngành

phải tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn được đặt ra bởi các tổ chức chính phủ

hoặc ngành công nghiệp Tóm lại, kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một lĩnh vực

có tính cần thiết cao, yêu cầu chuyên môn cao và sự liên tục trong hoạt động

Dé thành công trong ngành này, các công ty phải xây dựng mối quan hệ tin

cậy, áp dụng công nghệ tiên tiễn và tuân thủ các quy định liên quan.

1.1.3 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Thứ nhất, HĐKD DVBV cần phải được quản lý phát triển 6n định vì nó

có tác động đến moi chủ thé HDKD của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia bởi vậy không thể thay thé bang bat kỳ hình thức nào khác Từ đó, việc đảm bao môi trường lành mạnh và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoạt động nảy là điều vô cùng cần thiết nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển

kinh tế của mỗi một quốc gia Việc đảm bảo ANTT có vai trò rất quan trọngđối với sự phát triển của mỗi một quốc gia An ninh được đảm bảo là tiền đề

dé con người có thé yên tâm kinh doanh, sáng tạo phát triển nền kinh tế - xã

hội của mỗi quốc gia Tại một số quốc gia, việc xây dựng các quy phạm phápluật về DVBV rất được chú trọng bởi các quốc gia đó đặt vấn đề kinh doanhDVBV là một trong những ngành nghề có ảnh hưởng tích cực đến sự phát

triển kinh tế - xã hội Tùy vào từng điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia mà pháp luật về kinh doanh DVBV được thực hiện phù hợp với từng điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộ của quốc gia đó Theo một số nhà nghiên cứ,

thì van đề kinh doanh DVBV ngày càng trở nên cấp thiết bởi van đề đảm bảo

an ninh có tác động mạnh mẽ đên quá trình tôn tại và phát triên của con

17

Trang 25

người Việc an ninh an toàn không được đảm bảo gây ra thực trạng đáng longại trong hiện tại và cả tương lai Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyênnhân khác nhau, tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính là quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, xuất phát từ việc không có ý thức hoặc cố ý vìmục đích cá nhân, t6 chức mà gây nên tình trạng không đảm bảo an ninh Do

đó, dé phát triển một cách bền vững, đòi hỏi phải có những chính sách, quy

định phù hợp đối với vấn đề kinh doanh DVBV Thực hiện tốt pháp luật kinh

doanh DVBV sẽ đóng góp lớn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước của mỗi quốc gia trong tình hình hiện nay.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò quan trong của đảm bảo an ninh trong đời

song kinh tế - xã hội Từ xưa thì con người chưa nhận thức được vai trò quan

trọng của việc dam bảo an ninh, an toàn cũng như chưa đặt ra vấn đề về kinh

doanh DVBV nói chung Cùng với thời gian, xã hội ngày càng phát triển, yêu

cầu này được thực hiện và nhu cầu phát triển tăng trong quá trình phát triển

nền kinh tế Do đó, khi con người nhận thức được vai trò quan trong của dam

bảo an ninh thì cũng chính là lúc yêu cầu về việc kinh doanh DVBV trong quá

trình xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội trở nên quan trọng, cần thiết.Tùy từng quốc gia sẽ ban hành các quy định pháp luật khác nhau nham thựchiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này một cách cụ thể và hiệu quả

Có thé khang định rang, trong quá trình xây dựng và phát triển moi mặt củamỗi một quốc gia thì đảm bảo an ninh có vai trò rất quan trọng và không thể

thay thế hay loại trừ được Bởi vậy, cần phải đặt kinh doanh DVBV bên cạnh việc tạo điều kiện dé các chủ thé tham gia vào HDKD dưới mọi hình thức.

Thứ ba, đảm bảo cân băng giữa hoạt động xây dựng, phát triển và kinh doanh DVBV trong giai đoạn mới Trong thực tế rất khó dé vừa xây dựng và

phát triển vừa kinh doanh DVBV cũng như dé các chủ thé tự giác dé ra và thực

hiện Do đó, đê cân băng lợi ích giữa các bên, đảm bảo sự phát triên bên vững

18

Trang 26

của đất nước, bảo vệ được đảm bảo an ninh sống, đảm bảo lợi ích của cộng

đồng dân cư thì việc ban hành và hoàn thiện các quy định về kinh doanh DVBV, đảm bảo sự phát triển bền vững của quá trình phát triển kinh tế xã hội

thì cần có những quy định phù hợp nhằm kinh doanh DVBV một cách toàn

diện và cụ thé Việc kinh doanh DVBV phải đặt trong mối quan hệ với lợi ích

của các quốc gia, đất nước dé vừa thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển đất

nước vừa dam bao lợi ích của đảm bảo an ninh cho các chủ thé cũng như sự

đảm bảo an ninh xung quanh chúng ta.

1.2 Lý luận pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

1.2.1.1 Khái niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, thì pháp luật là hệ thống

những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi Nhà nước, mang tính chất bắt buộc thực hiện Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cap mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Có thể nhận thay, định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như:

- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính phápluật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong

xã hội.

- Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thé không có quyền lựa chọn thực hiện hay không.

- Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc

chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng

lên thành pháp luật.

Từ khái niệm này, cũng như từ khái niệm và đặc thù của kinh doanh

DVBV, có thé khái quát: “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ là tổng

19

Trang 27

hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt

động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, bao gom cdc quy dinh vé diéu kién kinh

doanh, phạm vi và nguyên tắc tổ chức hoạt động, quyén và nghĩa vụ cua các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ bảo vệ, các hành vi bị cam, quan lý nhà

nước và xu lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ”.

Pháp luật về kinh doanh DVBV là các quy định pháp luật điều chỉnh

các quan hệ xã hội phát sinh từ HDKD DVBV, bao gồm các quy định về điều

kiện kinh doanh, phạm vi và nguyên tắc tô chức hoạt động, quyền và nghĩa vụ

của các bên trong quan hệ kinh doanh DVBV, các hành vi bi cắm, quản lý nhà

nước va xử lý vi phạm trong HĐKD DVBV.

1.2.1.2 Đặc điểm pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Tu đây, ta có thé đưa ra một số đặc điểm của pháp luật về kinh doanh

DVBV như sau:

Thứ nhất, Phải có vốn kinh doanh

Theo quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ, điều đầu tiên là

doanh nghiệp hoặc tổ chức cần phải có vốn kinh doanh đủ để thực hiện hoạt

động trong lĩnh vực này Vốn này không chi đảm bảo sự ổn định trong quá

trình hoạt động ma còn là cơ sở dé thực hiện các cam kết và trách nhiệm đối

với khách hàng và cơ quan quản lý.

Thứ hai, Thực hiện hoạt động kinh doanh.

Tổ chức hoặc doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh

doanh theo quy định của pháp luật Điều này bao gồm việc cung cấp dịch vụ

bảo vệ với chất lượng và chuyên nghiệp, tuân thủ đúng các quy định về anninh, trật tự, và các quy định khác liên quan.

Thứ ba, kinh doanh dịch vụ bảo vệ sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải

đảm bảo việc bảo toàn được vốn kinh doanh và có lợi nhuận (lãi)

Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, tổ chức hoặc doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ bảo vệ cân đảm bảo răng vôn kinh doanh của họ được bảo toàn và có lợi

20

Trang 28

nhuận Điều này không chỉ làm cho doanh nghiệp duy trì được sự ôn định mà

còn tạo ra cơ sở đề phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai.

Các đặc điểm trên đều nhấn mạnh sự chắc chắn, chuyên nghiệp và tuân thủ quy định của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ Điều này giúp đảm

bảo an ninh và trật tự cộng đồng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát

trién bền vững của ngành này

1.2.2 Nội dung pháp luật về kinh doanh dich vụ bảo vệ

- Về chủ thể: Chủ thê quan hệ pháp luật là những tổ chức, cá nhân tham

gia vào quan hệ pháp luật, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy

định của pháp luật Chủ thé quan hệ pháp luật có thé là các cá nhân, các tổ

chức có năng lực pháp luật và có năng lực hành vi pháp luật theo quy định

của pháp luật dé tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định Các chủ thé trongquan hệ pháp luật kinh doanh DVBV bao gồm:

+ Các doanh nghiệp kinh doanh DVBV thuộc mọi thành phần kinh tế;

+ Tổ chức, cá nhân trong các Cơ quan quản lý Nhà nước về HDKD

DVBV.

Các doanh nghiệp kinh doanh DVBV là bên cung ứng dịch vụ, thông

qua hợp đồng DVBV để tiến hành việc cung cấp bảo vệ cho bên sử dụng dịch

vụ Bên sử dụng dịch vụ ở đây chính là khách hàng, có thé là tổ chức, hoặc có

thé là cá nhân thuê DVBV Và một chủ thể không thé thiếu khi kinh doanh

DVBV chính là những nhân viên bảo vệ, một chủ thé đặc biệt, quan trọng,trực tiếp tham gia vào HDKD DVBV

Doanh nghiệp kinh doanh DVBV được tô chức và hoạt động theo

LDN, có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định của pháp

luật, có trụ sở giao dịch và chỉ được phép đi vào hoạt động khi đã được cơ

quan Nhà nước có thầm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Quy định này đã mở rộng đối tượng tham gia DVBV là doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế và không phân biệt loại hình doanh nghiệp,

21

Trang 29

góp phần đa dạng hóa và tạo thuận lợi cho khách hàng có quyền lựa chọn đơn

vị cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp hơn và phù hợp với nhu cau, tăng tính

cạnh tranh và thúc day sự phát triển giữa các doanh nghiệp làm DVBV, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế trong thời

ky hiện nay.

Theo quy định của pháp luật về kinh doanh DVBV, thi tat cả các doanh

nghiệp thuộc các thành phân kinh tế khác nhau đều có thể đăng ký kinh doanh

DVBV, các doanh nghiệp kinh doanh DVBV có thé tồn tại dưới dạng doanh

nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, công ty cô phần hoặc Công ty hợp danh

Theo quy định về quyền kinh doanh, thì tổ chức, cá nhân Việt Nam, tôchức, cá nhân nước ngoài có quyên thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt

Nam trừ một số đối tượng bị cắm theo quy định của pháp luật Pháp luật về kinh doanh DVBV không có quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp, mà chỉ có quy định về điều kiện đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh

doanh DVBV, nhưng không có quy định về điều kiện riêng đối với những đối

tượng muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh DVBV Rõ ràng những quy

định này còn chưa đầy đủ và có nhiều kẽ hở và có thể tạo ra môi trường kinhdoanh DVBV không tốt Và sẽ dé dang xảy ra các vi phạm pháp luật trong khihành nghề trong khi chúng ta cũng chưa có cơ chế nào đề điều chỉnh, giám sát

họ hành nghề Nhưng đến khi phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm phápluật hình sự, thì họ đã làm thiệt hại không nhỏ đến xã hội Do vậy cần có

những quy định chặt chẽ hơn nữa dé làm lành mạnh hóa môi trường HDKD

dịch vụ này.

- Về nội dung: HDKD DVBV thực chất là thực hiện một hợp đồng

DVBYV trên cơ sở tự nguyện va theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp được phép

kinh doanh DVBV với bên khách hàng có nhu cầu sử dụng DVBV nhằm mụcđích thu lợi nhuận Các doanh nghiệp kinh doanh DVBV sẽ cung cấp DVBV

22

Trang 30

theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm ANTT cho các đối tượng được bảo vệ như: Con người, các mục tiêu cô định (nhà cửa, trường học, bệnh viện, nhà máy, ), các mục tiêu di chuyển (hàng hóa, tài liệu, ), các sự

kiện, cho khách hàng thuê DVBV.

Thứ nhất, Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ đó là: Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đâu doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ bảo vệ; Điều kiện, tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ và Điều

kiện vé an ninh, trat tu.

Pháp luật về kinh doanh DVBV hiện nay được quy định khá day đủ vềnhiều nội dung, cụ thể:

- Các quy định về điều kiện kinh doanh DVBV đó là: Điều kiện về vốn;

địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh DVBV; Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh DVBV; Điều kiện, tiêu chuẩn đối với nhân viên DVBV và điều kiện về ANTT.

+ Đối với người đứng đầu/đại diện doanh nghiệp kinh doanh DVBV:

phải có trình độ học vấn từ cao đăng, đại học trở lên thuộc một trong các

ngành kinh tế, luật Yêu cầu trình độ chuyên môn như vậy là nhăm đảm bảongười đứng đầu, những người tham gia điều hành, quản lý, sáng lập doanhnghiệp kinh doanh DVBV có thé thể hiện trách nhiệm trò của minh

+ Điều kiện cơ sở kinh doanh DVBV: Thông qua các quy định pháp

luật thì chủ thé tiến hành HDKD nói chung và HDKD DVBV nói riêng về cơ

bản phải tuân thủ các quy định của pháp luật kinh tế Không chỉ riêng phải tuân thủ các quy định về pháp LDN mà ban thân chủ thé doanh nghiệp trong HĐKD DVBV là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chủ thể kinh

doanh dịch vụ này bên cạnh việc tuân thủ quy định pháp luật chung thì còn có

những quy định riêng về van đề này

23

Trang 31

Kinh doanh hoạt động DVBV là một trong những hoạt động đảm bao

an ninh nên chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thầm quyền

bởi đây là hoạt động có thé ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh - trật

tự của địa phương Don vi đề nghị cấp giấy phép kinh doanh DVBV phải là

pháp nhân.

+ Với tính chất ngành nghề kinh doanh có điều kiện và liên quan đến

an ninh trật tự có tính chất nhạy cảm, do đó pháp luật chỉ cho phép một số

loại hình doanh nghiệp nhất định được phép được thành lập và hoạt động đào tạo nhân viên DVBV bao gồm: (i) Cơ sở kinh doanh DVBV; (ii) Trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân; (iii) Trung tâm huấn luyện và bồi

dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên

Thứ hai, Các quy định về phạm vi và nguyên tắc tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ và các hành vi bị cam trong kinh doanh dich vu

bao vé.

- Các quy định về phạm vi và nguyên tắc tổ chức, HDKD DVBV va các hành vi bị cam trong kinh doanh DVBV Doanh nghiệp kinh doanh

DVBV phải thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật

và chỉ được phép tiến hành HĐKD DVBV khi đã có Giấy xác nhận đủ điềukiện về ANTT để kinh doanh DVBV Không giới hạn các loại hình doanhnghiệp tham gia vào việc kinh doanh dịch vụ này đã thể hiện cái nhìn côngbang của Nhà nước ta đối với các thành phan kinh tế Tuy nhiên với thực tế,DVBV là một ngành nghề mới, hệ thống pháp luật điều chỉnh còn chưa day

đủ thì việc quy định cụ thé những loại hình doanh nghiệp nào được tham gia

khai thác loại hình dịch vụ này là điều cần thiết, quan trọng trong công tácquản lý.

Thứ ba, Các quy định về quản lý nhà nước doi với hoạt động kinhdoanh dịch vụ bảo vệ.

24

Trang 32

- Các quy định về quản lý nhà nước đối với HĐKD DVBV Nhóm quy

định này giữ góp phan quan trong trong việc xác định quyền han và trách

nhiệm của các cơ quan chức năng đối với HĐKD DVBV Cùng với thương mại dịch vụ, hợp đồng dịch vụ ra đời như một hình thức ghi nhận sự thỏa

thuận của các bên khi tham gia vào hoạt động thương mại dịch vụ và việc

quản lý, kiểm soát HDKD DCBV là vô cùng quan trọng

Thứ tư, Các quy định vé xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dich

vu bảo vệ Các quy định về xử lý vi phạm trong HDKD DVBV Các quy định

về xử lý vi phạm trong HDKD DVBV cho phép các cơ quan chức năng tiễnhành các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong suốt quátrình từ khi doanh nghiệp xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về ANTT dé

làm ngành, nghề có điều kiện đến suốt quá trình diễn ra mọi HDKD DVBV

của doanh nghiệp.

- Quy định về giao kết hợp đồng DVBV: Cũng như các hợp đồng

thương mại khác, hợp đồng DVBV phải căn cứ vào các quy định trong Bộ

Luật Dân sự, Luật thương mại Vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

nên phải căn cứ vào Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 09/7/2016 Ngoài ra,nội dung trong hợp đồng cần dựa trên nhu cầu của bên có nhu cầu sử dụng

DVBV cũng như kha năng thực hiện của bên cung cấp DVBV Các quy định

này đảm bảo về điều kiện giao kết, ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng

DVBV được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Các quy định về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ bảo

vệ: Khi có ít nhất một bên trong quan hệ này cho răng quyên và lợi ích củamình bị xâm phạm thì sẽ phát sinh tranh chấp Khi có tranh chấp phát sinh từ

hợp đồng, các bên có thể tự giải quyết qua các phương thức như thương

lượng, hòa giải, một số trường hợp có thể giải quyết thông qua trọng tàithương mại và khi không thé dat được tiếng nói chung, các bên có thé khởi

kiện đên Tòa án nhân dân có thâm quyên đê giải quyết.

25

Trang 33

- Về điều kiện kinh doanh: Kinh doanh DVBV là một ngành nghề kinh

doanh có điều kiện Điều kiện kinh doanh mà các doanh nghiệp cần phải có

dé hoạt động được thé hiện qua giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, yêu cầu

về vốn pháp định hoặc các yêu cầu khác đối với từng ngành nghề Đối với cácdoanh nghiệp kinh doanh DVBV phải có Giấy xác nhận đủ điều kiện vềANTT dé làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện do Cục Cảnh sát Quản lýhành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an cấp hoặc do Phòng Cảnh sát Quản

lý hành chính về trật tự xã hội cấp

Doanh nghiệp kinh doanh DVBV phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vềthành lập, đăng ký kinh doanh DVBV, về phạm vi, tổ chức HDKD DVBVtheo đúng quy định của pháp luật Cụ thể là điều kiện về vốn pháp định; điều

kiện về địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

kinh doanh DVBV; điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh

nghiệp kinh doanh DVBV; điều kiện, tiêu chuẩn đối với nhân viên DVBV và phải được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về ANTT.

- Về phạm vi hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh DVBV được phép tô

chức phạm vi và lĩnh vực kinh doanh như: Bảo vệ yếu nhân, bảo vệ tài sản,

bảo vệ hàng hóa, nhà cửa, các cơ trụ sở hành chính, cơ quan làm việc, ngân

hàng, siêu thi, nhà riêng, đại sứ quan,

Doanh nghiệp sẽ là người trực tiếp đứng ra chịu trách nhiệm đối vớichất lượng bảo vệ cung cấp cho khách hàng, những rủi ro, tốn thất nếu lỗithuộc về người nhân viên bảo vệ Chính vì thế đối với việc tuyển chọn nhân

viên bảo vệ đầu vào doanh nghiệp cần tuân thủ những chuẩn mực vô cùng

khắt khe và kỹ càng

Khác với hình thức thuê mướn lao động được thực hiện giữa người trực

tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ hợp tác với bên khách hàng Sự có mặt của doanh

26

Trang 34

nghiệp kinh doanh DVBV đóng vai trò là một bên trung gian đem lại sự hiệuquả và chuyên nghiệp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm kiếm nhân sự bảo vệcho khách hàng, đồng thời, cơ hội việc làm đối với người tìm việc bảo vệcũng rộng mở và dồi dao hơn Kinh doanh DVBV là cầu nối giữa cung và cau

về nhân sự bảo vệ

- Quyển của doanh nghiệp kinh doanh DVBV:

Quyền thu phí: Doanh nghiệp có quyên tính phí cho dịch vụ bảo vệ ma

họ cung cấp theo thỏa thuận đã được các bên đồng ý.

Quyền lựa chọn khách hàng: Doanh nghiệp có quyền từ chối hoặc chấpnhận khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn xác định trước, ví dụ như loại côngviệc, thời gian hoặc tài chính.

Quyền yêu cầu thông tin: Doanh nghiệp có quyén từ chối hoặc chấpnhận khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn xác định trước, ví dụ như loại côngviệc, thời gian hoặc tài chính.

- Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh DVBV:

Tuân thủ quy định pháp luật: Doanh nghiệp phải tuân thủ tất cả các quyđịnh và luật pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, bao

gồm việc có giấy phép hoạt động hợp lệ và tuân thủ các quy tắc an ninh.

Cung cấp dịch vụ chất lượng: Doanh nghiệp phải cam kết mang lại sự

an toàn cho khách hàng thông qua việc cung cấp dịch vụ bảo vệ chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu đã thỏa thuận

Bảo mật thông tin khách hàng: Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo mậtthông tin cá nhân của khách hàng và không được tiết lộ cho bất kỳ ai trái với

ý muốn của khách hàng hoặc luật pháp hiện hành

Đào tạo nhân viên: Doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo nhân viên

dé dam bao rang ho có kiến thức, kỹ năng va sự nhạy bén dé xử lý các tình

huông an ninh một cách hiệu quả.

27

Trang 35

Đối xử công băng: Doanh nghiệp không được phân biệt xử lý khách

hàng dựa trên giới tính, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc bất kỳ yếu tố nàokhác không liên quan đến việc cung cấp dịch vụ

Giải quyết khiếu nại: Doanh nghiệp phải có chính sách giải quyết khiếu

nại một cách công bằng và hiệu quả, đảm bảo rằng các vấn đề của khách hàng được xử lý một cách thích hợp và kịp thời Đây chỉ là một số quyền và nghĩa

vụ cơ bản của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ Các

yêu cầu chi tiết có thé khác nhau tùy theo luật pháp và điều kiện hợp đồng

giữa doanh nghiệp và khách hàng.

- Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp DVBV:

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Phải duy trì đúng, đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá

trình hoạt động của doanh nghiệp.

Cấp biến hiệu, Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ cho người có đủ tiêu

chuẩn và đã được tuyển chọn, đào tạo làm nhân viên bảo vệ của doanh

nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ, trang phục, biển hiệu khi

nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp cham dứt hợp đồng lao động hoặc bị buộc

thôi việc.

Thực hiện đúng nội dung đã ký kết trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hoặc do lỗi của doanh nghiệp,của nhân viên dịch vụ bảo vệ gây ra.

Mua bảo hiểm xã hội và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách khác

theo quy định của pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp.

Thực hiện đúng chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê và nộp thuế theo

quy định của pháp luật; chế độ báo cáo định kỳ về tình hình an ninh, trật tự

trong hoạt động dịch vụ bảo vệ với co quan Công an có thâm quyền

28

Trang 36

Phải từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thực hiện dịch vụ bảo vệ và báo cáo cơ quan chức năng biết dé xử lý theo quy định của pháp luật.

Chấp hành sự huy động của co quan Công an có thâm quyền trong

trường hợp cần thiết dé thực hiện nhiệm vu bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã

hội Chấp hành nghiêm chỉnh sự hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi

phạm của cơ quan nhà nước có thâm quyền.

1.2.3 Vai trò của pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Thứ nhất, Xuất phát từ bản chất của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo

vệ là có tác động đến mọi chủ thể nên cần phải được duy trì én định dé đảm bảo sự phát triển của xã hội.

Bản chất của hoạt động này được nhấn mạnh đến sự tác động rộng lớn

đến mọi chủ thé trong xã hội Điều này ám chỉ rang dich vụ bảo vệ không chi

ảnh hưởng đến doanh nghiệp cung cấp mà còn tác động đến cộng đồng,khách hàng và các bên liên quan khác.

Sự ồn định trong hoạt động này là quan trọng dé đảm bảo sự phát triển

của xã hội Sự an ninh và trật tự đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một

môi trường thuận lợi cho kinh doanh và đời sống cộng đồng

Thứ hai, Xuất phát từ vai trò quan trọng của đảm bảo an ninh trong đời

sông kinh tế - xã hội

Vai trò quan trọng của dịch vụ bảo vệ được nhấn mạnh trong việc đảm

bảo an ninh cho đời sống kinh tế và xã hội An ninh là yếu tố quyết định sự

ôn định va phát triển của mọi hoạt động kinh tế.

Việc đảm bảo an ninh giúp tạo ra một môi trường kinh doanh an toàn,

giảm rủi ro và tăng cường lòng tin của cộng đồng và doanh nghiệp

Thứ ba, Đảm bảo cân bằng giữa hoạt động xây dựng, phát triển và kinh

doanh dịch vụ bảo vệ trong giai đoạn mới.

29

Trang 37

Phát ngôn này nhấn mạnh đến việc cần thiết phải duy trì sự cân bằng

giữa hoạt động xây dựng, phát triển và kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong giai

đoạn mới của xã hội.

Điều này có thể ám chỉ đến sự quan trọng của việc đảm bảo răng sự phát

triển kinh tế và xã hội không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đe dọa an ninh, vàngược lại, các hoạt động xây dựng và phát triển không tạo ra rủi ro lớn đốivới an ninh cộng đông.

30

Trang 38

Tiểu kết chương 1

Trong phạm vi chương 1 Luận văn đã nghiên cứu một số van dé lý luận

về dịch vụ bảo và pháp luật về kinh doanh dich vu bảo vệ Cụ thé, tác giả đã

tập trung phân tích một cách khái quát về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam về khái niệm dịch vụ bảo vệ, các đặc điểm có liên quan, khăng định kinh

doanh dịch vụ bảo vệ là kinh doanh có điều kiện Pháp luật về kinh doanh dịch

vụ bảo vệ là các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, bao gồm các quy định về điều kiện kinh

doanh, phạm vi và nguyên tắc tổ chức hoạt động, quyền và nghĩa vụ của cácbên trong quan hệ kinh doanh dich vu bảo vệ, các hành vi bi cam, quan ly nhanước va xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dich vụ bao vệ Trên cơ sở

lý luận tại chương 1, đề tài sẽ trình bày về thực trạng pháp luật thực tiễn thực hiện pháp luật về kinh doanh DVBV tại Việt Nam ở chương 2.

31

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIÊN

THUC HIỆN PHÁP LUAT VE KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam

2.1.1 Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ

2.1.1.1 Diéu kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng dau doanh nghiệp kinhdoanh dich vụ bảo vệ

Khung pháp lý và thé chế quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh đã từng bước dan dan đi vào hoàn thiện và có những bước phát triển.

LDN 2020 được đánh giá là một bước đột phá quan trọng trong công tác lập

pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giải phóng sức sản xuất và đề cao tính sáng tạo trong hoạt động kinh doanh dé nâng cao sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cải thiện

mức thu nhập, nâng cao chất lượng đời sông nhân dân, tạo điều kiện cho các

thành phần kinh tế cũng như các chủ thể kinh doanh phát huy năng lực LDN

2020 đã mở rộng rất nhiều loại hình chủ thể tham gia vào HDKD Cu thé,LDN 2020 đã cho phép các chủ thé có thé tiến hành lựa chọn các hình thứcdoanh nghiệp phù hợp với yêu cầu và năng của bản thân

Theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015, dé có tư cách pháp nhân theo

quy định của pháp luật dân sự, bản thân các chủ thé cần phải đăng ký thành

lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ

phan dé thực hiện HDKD này.

Đồng thời, theo quy định của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện ANTT đối với một số

ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cơ sở kinh doanh DVBV phải đápứng các điều kiện đã được quy định

32

Trang 40

Nếu như trước đây muốn thành lập công ty DVBV, yêu cầu doanh

nghiệp phải có vốn pháp định là 2 tỷ đồng, thì hiện nay tại Nghị định số

96/2016/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này Các công ty DVBV chỉ cần đáp ứng

về điều kiện ANTT mà thôi Cụ thể như sau:

+ Phải là doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập

doanh nghiệp theo quy định của LDN 2020;

+ Người chịu trách nhiệm về ANTT không thuộc các trường hợp như

đã bị khởi tố hình sự, có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ 3 năm tù trở lên và chưa được xóa án tích

+ Người chịu trách nhiệm về ANTT phải tốt nghiệp hệ cao đăng trở lên

và không hoạt động trong cơ sở kinh doanh DVBV mà trong 24 tháng liền kề

trước đó đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT.

+ Đảm bảo day đủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

Riêng đối với cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh DVBV của Việt Nam cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Là doanh nghiệp đang HDKD DVBV liên tục ít nhất 05 năm;

+ Người đại diện cho phần vốn góp đó phải là người chưa bị xử lý về

hành vi vi phạm liên quan đến HDKD DVBV bởi cơ quan pháp luật tại nơi

mà họ HĐKD;

+ Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư ít nhất là

1.000.000 USD và chỉ được sử dụng vào mục đích mua máy móc, thiết bị kỹ

thuật phục vụ công tác bảo vệ.

Chủ thé trong quan hệ kinh doanh DVBV phải là pháp nhân đáp ứng những yêu cầu được quy định trong các văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự

nói chung và các Luật chuyên ngành như: LDN và các văn bản hướng dẫn thi

hành Tuy vậy, trên thực tế thi trong các quy định trong HDKD, thường có

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w