1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích theo pháp luật Việt Nam

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 25,88 MB

Nội dung

Sau đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích được quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự PLTTGQCVADS và Nghị quyết số 03/HDTPngày 19 tháng 10 năm 1990 của Hội

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÉN THỊ ƯỚC

THỦ TỤC GIẢI QUYET YÊU CÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HA NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ UOC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tung Dân sự

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Truong Đại học Luật - Dai học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Truong Đại hoc Luật xem xét đểtôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Ước

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

LOT CAM ĐOAN 5c: tt nh HH re i

DANH MỤC CAC TU VIET TAT o.oo eeccceccccccecccesssesssesssessseessesssssessseesssesases V

000.1000135 |

Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THỦ TỤC GIẢI

QUYÉT YÊU CAU TUYÊN BO MỘT NGƯỜI MÁT TICH 10

1.1 Khái niệm, đặc điểm va ý nghĩa của thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên

bố một người mắt tích - ¿2+ £+££+E++EE+EE+EE+EEtEEEZEEEEEzExrrxerreee 101.1.1 Khái niệm thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tich 101.1.2 Đặc điểm của thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mắt tích 15 1.1.3 Ý nghĩa của thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất

1.2 Cơ sở khoa học của việc quy định thủ tục giải quyết các yêu cầu

tuyên bố một người mắt tích 2 2 2 + £x+£x+£x++E+E++rxerxerxeee 211.3 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển các quy định của

pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tíchh 2-2 s©E+SE+2E£2EE2EE2E12E1E7EEE7E2E121121111ExcrxeeU 23

1.3.1 Giai đoạn trước năm I'945 - 2211111 E1 1£ 11 EkEreeesseee 23

1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 -¿-¿+s+E+Et+E+E+EEEzEvEeEsceee 251.3.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 - ¿2-5 x+EscxeEvrxerreerxee 291.3.5 Giai đoạn từ năm 2016 đến nay 2-2 2+5 xccxczxvxvrxerxersee 301.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật giải quyết yêu cầu tuyên bố một

người MAL tÍch ¿- + 2 2 x+SE+EE£EEEEEEEEEEEEE1E7171711211211211 1121, 31.41089/:9/920/9) 6001117 37

il

Trang 5

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

bố một người mat tích tại các TAND ở tỉnh Hoà Bình 2.2.1 Kết Ua dat QUOC 2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ¿2-2 2 2+szx+zxzzszezTIEU KET CHƯNG 2 2£ 2 £+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkerkree

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

PHAP LUẬT NHẰM NANG CAO HIỆU QUÁ GIẢI QUYẾT YÊU CÂU TUYÊN BO MỘT NGƯỜI MÁT TÍCH THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT TO TUNG DAN SỰ TẠI VIET NAM 3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả giải quyết

yêu cầu tuyên bố một người mắt tích 2 ¿2 s2 s2 2+sz+s+£xzzzzzz3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về yêu cầu tuyên bố một người mat tích cần

dựa trên những đánh giá, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật giảiquyết các vụ việc dân sự nói chung -¿ ¿z+++s+cs+zxerxerxeee3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về yêu cầu tuyên bố một người mất tích phải

quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng đã được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc -2-22+s+cs+zxerxerseee 3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về yêu cầu tuyên bố một người mất tích phải

đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và những

người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan «5+ «++s<++e++s+2

1H

Trang 6

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết yêu cầu tuyên bố một

người mất tíCHh -2- 2 2 SE9EE£EE2EE£EEEEEEEEEEEE121121711111112 21.2111 0.3.2.1 Giải pháp hoàn thiện về quy định chung về đương sự và thủ tục

giải quyết việc dân sự - - 52222 EEE121121211111211 21.1111 xe,3.2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về yêu cầu tuyên bố một

người MAL tÍChh - ¿2 2 2 E+EE+EE£EEEEEEEE2E1EE17171711211211211 21110 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết yêu cầu tuyên bố một người

MAL tÍCH - 5c St StS k9 EEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEETEEELTEEEkrkrrkeKET LUẬN CHƯNG 3 6 St EEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEErkekrrerksvee

48000790077 +1

TÀI LIEU THAM KHAO - 2-22 ©E2EEt2EECEEEEEEEEEEEkrrrkrrrrreee

IV

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

BLDS Bộ luật dân sự

BLTTDS Bộ luật Tổ tụng Dân sự

NQ Nghị quyết

PLGQCVADS_ | Pháp lệnh giải quyết các vụ án dân sự

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân tôi cao

TTDS Tô tụng dân sự

VKSND Viện kiêm sát nhân dân

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết đề tàiCùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nước ta đã

có sự chuyên biến rất tích cực Bên cạnh việc phát triển hoạt động kinh tế thì việc xây dựng và hoàn thiện thể chế rất được chú trọng Trong đó, việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền con người, quyền công dân được chú trọng, quy định rõ ràng, cụ thé Việc hoàn thiện quyền con người đượcxem là thước đo cho sự tiến độ, phát triển văn minh nhân loại Với vai trò lãnhđạo của Đảng và quản lý của nhà nước góp phần hoàn thiện việc thực hiệnquyên con người một cách cụ thể rõ ràng và đạt kết quả cao Mục tiêu hướng đến

là xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân

Xuất phát từ bối cảnh đó các thì việc tăng cường hoàn thiện pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích các chủ thể thì Hiến pháp năm 2013, BLTTHS,

BLTTDS thông qua các quy định đã đảm bao cho việc nghiên cứu và hoàn thiện

quy định về bảo vệ quyền con người Trong đó, chú trọng việc giải quyết quyềnnhân thân như mat năng lực, mat tích Việc ban hành các quy định về tuyên bốmột người mắt tích góp phần bảo vệ lợi ích cho các đương sự

Vẫn đề giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích lần đầu tiênđược đề cập đến trong Thông tư số 03-NCLP ngày 03/3/1966 của Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) về trình tự giải quyết việc ly hôn Sau đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích được quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) và Nghị quyết số 03/HDTPngày 19 tháng 10 năm 1990 của Hội đồng thầm phán TANDTC về hướng dẫnthi hành PLTTGQCVADS Về co bản, việc xác định công dân mat tích theocác quy định của pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) trước thời điểm BLTTDS được banh hành đều được thực hiện theo một thủ tục chung không tách thành

Trang 9

thủ tục giải quyết việc dân sự và thủ tục giải quyết vụ án dân sự BLTTDSđược Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quangày 15/6/2004 lần đầu tiên đã đưa quy định thủ tục giải quyết việc dân sự pháp điển hóa chính thức trong luật Điều này càng được quan tâm một cáchvượt bậc ngay tại các quy định của BLTTDS năm 2015 đã dành hắn mộtchương tại chương XXVI dé dua ra các Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bốmột người mat tích.

Dưới khía cạnh của việc ứng dụng quy trình giải quyết vụ dân sự liênquan đến việc xử lý yêu cầu tuyên bố một cá nhân mất tích, thực tế thâm quyên và giải quyết đề nghị tuyên bố về sự mất tích, đã và đang đặt ra nhiều thách thức cần được khắc phục, đồng thời cần sự hướng dẫn thong nhat Mac

dù quy trình giải quyết đề nghị tuyên bố mất tích đã được tô chức theo quyđịnh tại Luật Tổ chức Tòa án và Bộ luật TTDS 2015 Tuy nhiên, hầu hết cácđiều khoản của văn bản luật vẫn còn mang tính tổng quát, trừu tượng, thiếu sự

cụ thể và chỉ tiết, đồng thời, chưa có sự đồng thuận trong quan điểm dẫn đến

sự hiểu biết khác nhau Những van dé này dẫn đến việc không tránh khỏi việc

"tùy tiện và chủ quan” trong việc áp dụng văn bản luật Trong những năm qua

TANDTC đã có những chỉ đạo quan trong trong quá trình giải quyết các loạiviệc này trong thực tế Chính từ thực trạng này đòi hỏi phải nghiên cứu mộtcách toàn diện, sâu sắc và đầy đủ về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật TTDS và thực tiễn ápdụng tại Việt Nam Với những lý do đó, việc nghiên cứu "Thủ tục giải quyếtyêu cau tuyên bố một Hgười mắt tích theo pháp luật Việt Nam" có ý nghĩakhoa học và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc

Trang 10

- Trần Ngọc Đường (2004), Quyên con người, quyên công dân trong Nhànước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Giáo trình “Lý luận và pháp luật về Quyên con người” của Nhóm tácgiả (Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao - Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên),Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009

- Hội đồng Phối hợp Phố biến Giáo dục pháp luật Trung ương (2013),Quyển con người và chính sách pháp luật VỀ quyển con người, Đặc san tuyên truyền pháp luật số 06/2013.

Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn thihành quy định tại phân thứ năm: Thủ tục giải quyết việc dân sự của BLTTDS

Việt Nam" của Viện khoa học xét xử - TANDTC;

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: "Việc dan sự và thủ tục giảiquyét việc dân sự tại TAND” cua Truong đại hoc Luật Hà Nội, năm 2008; -Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Tiến về Thử tục giải quyết yêu cautuyên bố một người mat tích hoặc là đã chết trong to tung dan su Viét Nam,

bao vệ tại trường Dai hoc Luật Ha Nội năm 2011 Day là công trình nghiên

cứu một cách đầy đủ và chỉ tiết về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mộtngười là mat tích hoặc đã chết trong TTDS, nhưng trong khuôn khổ của luận

văn thạc sĩ, tác giả chỉ nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam tại

thời điểm BLTTDS năm 2004 có hiệu lực nên không có tính thời sự cao

- Luận văn thạc sĩ luật học của Hoàng Xuân Hiếu về Thi fục giải quyếtyêu câu tuyên bố mat tích, tuyên bố chết đối với một cá nhân theo pháp luậtTTDS của Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại TAND huyện Đông Anh, bảo vệ

tại tường Đại học Luật Hà Nội năm 2015 Đây là công trình đã trình bày khái

quát về thủ tục tuyên bố một người là mắt tích hoặc đã chết, các quy định của

pháp luật, phân tích thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật TTDS Việt

Nam tại TAND huyện Đông Anh, từ đó chỉ ra những khó khăn và đưa ra kiến

Trang 11

nghị hoàn thiện pháp luật Nhưng đề tài cũng chỉ nghiên cứu các quy địnhtrong BLTTDS năm 2004 (sửa đồi, bổ sung năm 2011), lúc đó BLTTDS năm

2015 chưa có hiệu lực thi hành nên chưa được tác giả đưa vào nghiên cứu.

- Luận văn thạc sĩ luật học của Mã Thi Kim Châu về Thi tuc giải quyếtyêu cau tuyên bố một người mat tích hoặc đã chết theo BLTTDS năm 2015 và thục tiễn áp dụng tại TAND huyện Lộc Bình, tinh Lạng Sơn, bảo vệ tại trường

Đại học Luật Hà Nội năm 2020 Đây là công trình nghiên cứu tương đối công

phu về phương diện lý luận và thực tiễn, thông qua việc làm rõ một số vấn đề

lý luận về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mắt tích hoặc đã chết

theo BLTTDS năm 2015 và thực tiễn áp dụng tại TAND huyện Lộc Bình,

tỉnh Lạng Sơn Tác giả đã giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là ở tại mộtTòa án cụ thé, và các kiến nghị tác giả đưa ra trong đề tài còn nhiều hạn chế,

con chung chung, chưa thực sự rõ ràng.

- Luận văn thạc sĩ luật học của Đặng Ngọc Anh về Tuyên bố mắt tích

và tuyên bó chết đối với cá nhân từ thực tiến áp dụng tại các TAND trên địa

ban tinh Son La, bảo vệ tại trường Dai học Luật Hà Nội năm 2022 Day là

một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, có tính thời sự Trongcông trình này tác giả đã phân tích khá toàn diện và đầy đủ về thực trạng phápluật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích hoặc đã chết.Nhưng phần thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả giới hạn chỉ nghiên cứu trên

các Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Hội thảo: Thủ tục giải quyết việc dân sự của Trường Đại học Luật HàNội năm 20121 Trong đó có bài viết của tác giả Vũ Hoàng Anh “Tuyén bốmat tích theo quy định cua pháp luật Việt Nam và thực tiên thực hiện” Tác giả có phân tích các quy định về việc xác định tư cách đương sự, thâm quyền,

áo dụng biện pháp khan cấp tạm thời và yêu cau li hôn có giải quyết đồng thờivới thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích

Trang 12

Sách chuyên khảo: “Bình luận Bộ luật tổ tụng dân sự 2015” của tac giảBùi Thị Huyền chủ biên năm 2017; “Binh luận khoa học Bộ luật tổ tụng dân

sự cua nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015” của tac giả

Trần Anh Tuấn chủ biên năm 2017 Trong đó, đều có phân tích các quy định

về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mắt tích.

Các bài viết như “Một số vấn dé về tuyên bồ mat tích, tuyên bố chết đổi

với người dang bị truy na” của tác giả Vũ Đức Hưng đăng trên Tạp chí dan

chủ và pháp luật điện tử, bài viết “Việc xác định tu cach đương sự trong giảiquyết các việc dân sự” của tác giả Nguyễn Thành Nhân đăng trên Tạp chí TAND, số 23/2015; Bài viết, “Những vấn dé cơ bản về thủ tục giải quyết một

số việc dân sự cụ thể", Tưởng Duy Lượng, Tạp chí TAND, số 11/2015; bài viết “Một số vấn dé vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn giải quyết việc dân sự”

của hai tác giả Nguyễn Thị Hạnh- Đặng Thanh An đăng trên Tạp chí TAND,

số 13/2015; bài viết “Bình luận những quy định chung về thủ tục giải quyết

việc dân sự trong Bộ luật TTDS năm 2015” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà

đăng trên Tạp chí TAND số 8/2017; bài viết “Người bị tuyên bó mắt tích

không phải là đương sự trong việc dân sự” của tác giả Kim Quynh đăng trên

Tạp chí TAND điện tử năm 2019; bài viết “Tuyên bố mất tích theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện” của tác giả Vũ Hoàng Anhđăng trên Kỷ yếu việc dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2021; bài viết “Không thé thụ lý giải quyết ly hôn với người mat tích trong một vụ việc ”của tác giả Lý Văn Toán đăng trên Tạp chí TAND điện tử, bài viết “V việcxác định ngày chết của người bị tuyên bồ là đã chết theo quy định của BLDS năm 2015” của hai tác giả Nguyễn Hải Băng và Đào Thị Đào đăng trên Tạpchí TAND điện tử, bài viết “Những van dé pháp lý phát sinh từ việc một bên

vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết” của tác giả NguyễnThị Lan đăng trên Tạp chí Luật học, số 5/2018 Các bài viết này chủ yếu đề

cập đên các vân đê liên quan dén thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung hoặc

Trang 13

thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mat tích hoặc là đã chết như ly hôn vớingười bị tuyên bố mắt tích hoặc đã chết, quyết định tuyên bố mắt tích hoặc đãchết với người bị truy nã, hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh nao đó của thủ tục này như xác định tư cách đương sự Chưa có bài viết nào đánh giá được toàndiện cũng như đi sâu vào phân tích, luận giải về lí luận cũng như các quy địnhcủa pháp luật về thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mat tích.

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu đề tài

* Đối tượng nghiên cứu của đề tàiLuận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên

bố một người là mất tích và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luậtTTDS Việt Nam.

* Pham vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài tập trung nghiên cứu về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mộtngười là mat tích tại Tòa án cấp sơ thẩm Không nghiên cứu ở thủ tục phúc thâm, giám đốc thâm và tái thẩm.

- Dé tài cũng chỉ nghiên cứu về thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mattích, không đề cập đến thủ tục huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mắt tích.

- Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên

bố một người mat tích tại các TAND 6 tỉnh Hoa Bình

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tàiMục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận,các quan điểm, thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện thủtục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích trong TTDS Từ đó chỉ ranhững điểm còn thiếu hoặc chưa hợp lý trong các quy định về thủ tục giảiquyết yêu cầu tuyên bố một người là mắt tích, căn cứ theo pháp luật Việt Nam hiện hành và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luậtTTDS về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích

Dé đạt được mục đích trên, dé tài đã dé ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Trang 14

Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thủtục giải quyết việc dan sự nói chung va thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bốmột người mat tích nói riêng.

Thứ hai, tim hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống quy định của pháp luật TTDS về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mắt tích.

Thứ ba, đưa ra được những quan điểm khác nhau của các tác giả về thủtục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích; phân tích, đánh giá cácquan điểm đó và đưa ra quan điểm riêng.

Thứ tư, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích, chỉ ra những vẫn đề còn chưa rõ trongquá trình thực hiện pháp luật Từ đó, đưa ra những ý kiến hoàn thiện nhữngquy định của BLTTDS về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người làmất tích

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mấttích dé phân tích, lý giải các van dé

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp nay dénghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến giải quyết yêu cầu tuyên

bố một người mat tích theo quy định của BLTTDS; các đề tài khoa học,

chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp nay

dé nêu lên cơ sở lý thuyết về giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tíchtheo quy định của BLTTDS và đánh giá, khái quát thành những quan điểm,luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn.

- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ởchương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích

Trang 15

làm cơ sở đánh giá thực trang qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế dé đưa ranhững giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể.

6 Tính mới và những đóng góp của đề tàiKết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thựctiễn, tạo một cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về hoạt động giải quyết yêu cầu tuyên

bố một người mat tích theo quy định của BLTTDS đáp ứng với yêu cầu trong

công cuộc cai cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu và những kết quả đã đạtđược thì luận văn có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận

và thực tiễn, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về giải quyết yêucầu tuyên bố một người mat tích theo quy định của BLTTDS theo quy định của pháp luật cũng như những chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.

Đồng thời, điểm mới của luận văn chính là trên cơ sở nghiên cứu, thamkhảo các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu có liên quan thì luận văn đãtiến hành phân tích, tong hop, đưa ra dẫn chứng từ đó rút ra kết luận về sựphù hợp của các quy định pháp luật trong giải quyết yêu cầu tuyên bố mộtngười mất tích được đối chiếu thực tiễn tại Việt Nam, cụ thê là tại một số địaphương như Hà Nội, Hòa Bình, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh hiện tạicũng như tương lai Đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà ban hành pháp luật, các cơ quan thực thi pháp luật, phát hiện của đề tài của những tồn tại của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình thực thi cũng như các kiến nghị nêu ra có thé được xem là sự đánh giá, là ý kiến đóng góp được cânnhắc kĩ lưỡng, góp phần không nhỏ tạo điều kiện cho họ trong công tácchuyên môn trong công tác thực hiện các quy định của BLTTDS ở một số địaphương nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt, đối với sinh viên nghiên cứu, kết quả của đề tài là nguồn tàiliệu có giá trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi hoàn thành các

Trang 16

báo cáo khoa học cấp khoa, cấp trường trong công tác nghiên cứu về quyềncon người ở nước ta trong lĩnh vực TTDS Ngoài ra, đề tài còn có ý nghĩathiết thực đối với một số đối tượng khác quan tâm đến lĩnh vực này ở nước ta

Trang 17

1.1.1 Khái niệm thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mắt tích

1.1.1.1 Khải niệm yêu cau tuyên bố một người mat tíchQuá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trongnhững năm trở lại đây và đang tạo nền tảng xây dựng một bộ mặt mới ở nước

ta Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó thì việc xảy ra cũng như phức tạp hóacác mối quan hệ liên quan đến dân sự dan trở nên phô biến Trong đó, các mốiquan hệ dân sự tiềm ân nguy cơ xung đột, tranh chấp, và thậm chí không có tranh chấp Những xung đột này cũng tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tô chức và cá nhân tham gia trong những quan hệ này Dé bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của mình, hệ thống pháp luật đã quy định các chủthé này có quyền khởi kiện và yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự.Điều nay cũng bat buộc các co quan tiến hành t6 tụng phải có những biệnpháp nhằm phân biệt giữa vụ án dân sự và việc dân sự

Lĩnh vực pháp luật dân sự rất gần gũi với các chủ thé trong đời sốnghàng ngày Sẽ không thiếu các trường hợp cá nhân gặp phải những trườnghợp cần phải được giải quyết bởi quy định của pháp luật dân sự Như vậy, tồntại một khái niệm là vụ việc dân sự trong lĩnh vực dân sự Trong các pháplệnh tố tụng trước thời điểm BLTTDS được ban hành không có sự phân biệt giữa vụ án với việc dân sự Tất cả các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án, ducác bên đương sự có tranh chấp hay không có tranh chấp đều gọi chung là vụ

10

Trang 18

án Thuật ngữ việc dân sự lần đầu tiên được ghi nhận trong pháp luật TTDS

Việt Nam trong các quy định của BLTTDS Theo đó, khái niệm việc dân sự

được ghi nhận tại Điều 311 BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung Trên cơ sở hoànthiện các quy định của pháp luật thì tại điều 361, BLTTDS 2015 đã quy định

rõ ràng và cụ thê

Việc dân sự có bản chất là khi các cá nhân và tổ chức không có tranh chấp về quyên và lợi ích hợp pháp giữa các bên hoặc đã đạt được thỏa thuận với nhau Đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên yêu cầu Tòa

án công nhận giá trị pháp lý của thỏa thuận đó hoặc khi chỉ có một bên liên

quan đến việc pháp lý gây ra việc dân sự, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoặcquyền dân sự đã yêu cầu Tòa án xác nhận sự việc pháp lý đó

Việc dân sự xảy ra khi một bên chủ thể có căn cứ pháp lý để tạo raquyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của họ hoặc của người khác và yêu cầu Tòa án xem xét việc công nhận các sự việc pháp lý và quyền đó cho họ Việc dân sự trong trường hợp này cũng bao gồm yêu cau liên quan đến hôn nhân và gia đình, kinh doanh thươngmại, lao động, không chỉ giới hạn trong phạm vi việc dân sự thuần túy Vìvậy, việc dân sự không chỉ liên quan đến các vụ việc dân sự cụ thể, mà cònbao gồm yêu cau liên quan đến hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mai,lao động Trong đó, yêu cầu tuyên bố một người mat tích, hủy bỏ quyết địnhtuyên bố một người mất tích là những yêu cầu về việc dân sự thuộc thâmquyên giải quyết của TAND Vậy, yêu cầu tuyên bố một người mat tích đượchiểu như thé nào?

Theo từ điển tiếng Việt, “mát tích” là “hoàn toàn không còn thấy tung tích đâu cả, cũng không còn rõ hay mat” [§, tr.788] Khái niệm này đưa ra haiđặc điểm của mất tích đó là không còn thấy tung tích đâu và cũng không thấy

còn hay mắt, nghĩa là trên thực tế một chủ thé được coi là mat tích khi những

11

Trang 19

người xung quanh họ không thấy được họ trên thực tế, cũng không liên lạc đượcvới họ, mà cũng không biết họ đang ở đâu và trong tình trạng như thế nào.

Theo từ điển giải thích ngôn ngữ Luật học của trường Đại học Luật HàNội thì “mất tích tức là hoàn toàn không còn thấy tông tích đâu cả, cũngkhông rõ còn hay mat” [21, tr.80]; “tuyên bố mất tích là việc Tòa án có thẩm quyên theo yêu cau của nguoi có quyên, lợi ích liên quan tuyên bố một người mat tích do văng mặt tai nơi cư trú (biệt tích) đã 2 năm lién trở lên mà vẫn không có tin tức xác thực là người đó còn sống hay đã chết” [27, tr.130].Theo cách giải thích này, khi một người không còn rõ tung tích là còn sốnghay đã chết thì những người có quyền và lợi ích liên quan có quyền yêu cầuTòa án tuyên bố người đó là mất tích

Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại và lao động đều được hưởng quyền và gánhchịu các nghĩa vụ Tuy nhiên, trên thực tế có thê vì những nguyên nhân khách

quan như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt hoặc nguyên nhân chu quan từ chính

các chủ thé dẫn đến sự kiện cá nhân biệt tích mà không biết còn sống hay đã chết Việc cá nhân biệt tích có thể làm gián đoạn các quan hệ pháp lí mà họđang tham gia làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của chính họhoặc những người có quyên, lợi ích liên quan trong các quan hệ dân sự, hônnhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính Do đó, dé bao

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người biệt tích cũng như những chủ thể cóquyên, lợi ích liên quan mà pháp luật quy định các chủ thé có quyền và lợi íchliên quan có thé yêu cầu Tòa án tam dừng tư cách chủ thé của người bị biệt tích dưới hình thức yêu cầu tuyên bố một người mất tích Như vậy, giữa những người yêu cầu tuyên bố một người mất tích không có tranh chấp vớingười bị yêu cầu tuyên bố mất tích nhưng việc cá nhân biệt tích trong mộtthời gian nhất định mà không có tin tức gì làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích

12

Trang 20

của những người khác hoặc của chính người biệt tích nên những người có

quyên, lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án công nhận sự kiện mất tích

Yêu cầu tuyên bố một người là mất tích là một loại việc dân sự cụ thể,nên yêu cầu này có các đặc điểm như sau:

- Ban chất của yêu cầu tuyên bố một người mat tích là các đương sựkhông có tranh chấp về quyên, lợi ích hợp pháp

Đây là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa vụ án dân sự vớiviệc dân sự nói chung và yêu cầu tuyên bố một người mất tích nói riêng.

Trong vụ án dân sự luôn có sự tranh chấp, từ đó hình thành nên hai hoặc

nhiều bên đối kháng nhau về mặt quyền và lợi ích, trong khi đó đối với việcdân sự nói chung và yêu cầu tuyên bố một người mất tích nói riêng các bên đương sự không có sự đối kháng.

- Yêu cầu tuyên bố một nguoi mất tích hoặc đã chết là yêu cầu Tòa áncông nhận một sự kiện pháp lí là một người mất tích Sự kiện này là căn cứlàm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,

thương mại và lao động.

- Yêu cầu tuyên bố một người mat tích chỉ có một bên đương sự Nếunhư trong vụ án dân sự các bên đương sự đối kháng nhau dé hình thành nên nguyên đơn và bị đơn thì trong yêu cầu tuyên bố một người mất tích chỉ cóngười yêu cầu và người có liên quan đến yêu cầu Bởi vì, bản chất của yêucầu tuyên bố một người mất tích là yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý được xác định là căn cứ làm phát sinh quyền,nghĩa vụ dân sự chứ không phải giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự

Vậy, với những phân tích trên có thể hiểu: Yêu cầu tuyên bố một ngườimất tích là việc các đương sự không có tranh chấp nhưng yêu câu Tòa áncông nhận sự kiện pháp lí để tạm dừng tư cách chủ thể của người bị biệt tích

mà sự kiện pháp lí này là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn

nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động.

13

Trang 21

1.1.1.2 Khái niệm thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tíchViệc dân sự theo quy định chung được giải quyết theo trình tự thủ tụcquy định Tuy nhiên, một điều dé nhận thấy là theo quy định của BLTTDS năm 2015 và các quy định trước đây đã đưa ra khái niệm về việc dân sự tuy

nhiên lai không đưa ra khái niệm thế nào là “thủ tục giải quyết việc dân sự”.

Theo Tir điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “thi tuc” là nhữngviệc cụ thê phải làm theo một trình tự quy định, dé tiễn hành những công việc

có tính chất chính thức [8, tr.1215] Trong từ điển Luật học của Viện khoahọc Pháp lý Bộ tư pháp thì không có khái niệm về “thi tuc” mà chỉ có kháiniệm về “thi tục tổ tung” Theo đó “thu tục tổ tung” là “cách thức trình tự

và nghỉ thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ dn đã đượcthụ lý hoặc khởi tô theo quy định của pháp luật” [29, tr.729] Do các vụ việc

có tính chất đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định các thủ tục tô tụng khácnhau tương ứng Thủ tục tố tụng hình sự được quy định áp dụng cho việc giảiquyết các vụ án hình sự Thủ tục tố tụng hành chính dé giải quyết các vụ án hành chính Thủ tục TTDS được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụviệc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động thuộc thâmquyên giải quyết của tòa án.

Trên cơ sở đó thì có thé hiểu thủ tục giải quyết việc dân sự: la cáchthức, trình tự thủ tục do Tòa án có thẩm quyên tiến hành để giải quyết việcdân sự theo các quy định của pháp luật TTDS Trên cơ sở này có thé khang định về bản chất được thủ tục giải quyết việc dân sự trong mối tương quan hệtrong quá trình thực hiện trong thực tế Nhận thấy căn cứ quy định của phápluật TTDS thì thủ tục giải quyết việc dân sự gồm trình tự được chia thành cácgiai đoạn như sau: Thụ ly đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, chuẩn bị xétđơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự, thủ tục phúc thâm giải quyết việc dân sự Bên cạnh đó, trong những trường hợp đặcbiệt, còn phát sinh trình tự giám đốc thâm, tái thâm giải quyết việc dân sự

14

Trang 22

Theo pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành, việc giải quyết yêu cầutuyên bố một người là mất tích được quy định là việc dân sự, được giải quyếttheo thủ tục TTDS tại Tòa án Dựa trên khái nệm “thu fục giải quyết việc dânsự” trong khoa học pháp lý và khái niệm “yêu cầu tuyên bố một người là mattích”, có thé đưa ra khái niệm về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mộtngười mất tích như sau: “Là cách thức, trình tự tiễn hành xem xét giải quyếtyêu cau của người có quyền, lợi ích liên quan yêu câu Tòa án tuyên bố một người mat tích trong một khoảng thời gian do luật định mà không có tin tứcxác thực là người đó còn sống hay đã chết, các hoạt động tổ tụng được bắtđâu khi TAND nhận được đơn yêu cau đến khi quyết định giải quyết yêu cautuyên bố một người là mat tích có hiệu lực pháp luật ”.

1.1.2 Đặc điểm của thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích

* Thủ tục giải quyết yêu cau tuyên bố một người mat tích có những đặc điểm dé phân biệt thủ tục giải quyết vu án dân sự

- Thành phan tiến hành tố tụng giải quyết yêu cầu tuyên bố một ngườimat tích chỉ có một thâm phán, không có sự tham gia hội thâm nhân dân.Trong khi đó, thành phần tiến hành tố tụng giải quyết vụ án dân sự bằng mộthội đồng xét xử bao gồm có thâm phán và hội thâm nhân dân Việc không yêucầu sự tham gia của Hội thâm nhân dân trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bốmat tích đặt ra một yêu cầu đối với Thâm phán dé tự chủ hơn trong công việc

và đảm bảo giải quyết các yêu cầu của đương sự một cách nhanh chóng, từ đógiảm thiểu chi phí tố tụng và tiết kiệm ngân sách nhà nước cũng như cho

đương sự.

- Đương sự trong việc tuyên bố một người là mắt tích gồm người có yêu cầu và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến yêu cầu Nhưngđương sự trong vụ án dân sự gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyên lợi

và nghĩa vụ liên quan.

15

Trang 23

Sở dix có sự khác nhau này bởi đương sự tham gia tổ tụng giải quyếtviệc yêu cầu tuyên bố một người mat tích không có đối kháng về mặt lợi ích.

Họ chỉ yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý, nên đương sự trongviệc dân sự này chỉ có người yêu cầu và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan chứ không có nguyên đơn và bị đơn như trong vụ án dân sự.

-Thời hạn giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mat tích thườngngắn hơn thời hạn giải quyết vụ án dân sự Bởi vì, tuyên bố một người là mattích là việc yêu cầu Toà án công nhận một sự việc đã chết hoặc mắt tích Việcdân sự là việc mà cá nhân, tổ chức không có tranh chấp với nhau về quyền vàlợi ích nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinhquyền và nghĩa vụ của họ Do tính chất đơn giản nên thời hạn giải quyết việcdân sự cũng ngắn hơn

- Khi tiến hành phiên họp giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mattích thì VKS bắt buộc phải tham gia Nhưng đối với phiên toà sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự thì VKS chỉ bắt buộc tham gia trong một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định Sự khác biệt này có thể xuất phát từ việc thành phan giải quyết việc yêu cầu tuyên bố một người mat tích chỉ bao gồmmột Thâm phán mà không có sự tham gia của Hội thâm nhân dân - nhữngngười đại diện cho sự giám sát của công chúng đối với quá trình xét xử củaTòa án Vì vậy, dé đảm bảo quyền của Tham phán không bị lạm dụng, cần cómột cơ chế kiêm soát nghiêm ngặt, độc lập và trách nhiệm này đã được giao

cho VKS.

- Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích thường đơn giản hơn trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự Giống như trong giải quyết các vụ án dân sự, thủ tục giải quyết việc dân sự cũng được

"thiết kế" để đảm bảo chế độ hai cấp xét xử sơ thâm và phúc thâm, có nghĩa làquyết định trong việc giải quyết việc dân sự có thé bị kháng cáo, kháng nghị

16

Trang 24

theo thủ tục phúc thâm trong thời hạn qui định, trừ một SỐ trường hợp đặc biệt

theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, giữa hai thủ tục này vẫn có sự khác

biệt, với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích thường đượcthiết kế đơn giản va tinh gon hơn so với thủ tục giải quyết vụ án dân sự.Trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích, Tòa án không tiếnhành quá trình hòa giải Trong khi đó, quá trình hòa giải là một bước bắt buộctrong việc giải quyết các vụ án dân sự Ngoài ra, trong phiên tòa sơ thâm vụ

án dân sự, thường có sự tranh luận và đối đáp giữa các bên đương sự, nhưngtrong phiên họp sơ thâm giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích,không có quy định về thủ tục tranh luận, nghị án

* Thủ tục giải quyết yêu cau tuyên bố một người mắt tích có những đặcđiểm để phân biệt thủ tục giải quyết việc dân sự khác

Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích sẽ tuân theo thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung Tuy nhiên, yêu cầu tuyên bố mộtngười mất tích liên quan đến nhân thân của đương sự nên thủ tục giải quyếtyêu cầu tuyên bố một người mắt tích có một số đặc điểm khác biệt so với thủ tục giải quyết việc dân sự khác, cụ thể:

- Yêu cầu tuyên bố một người mat tích phải thoả mãn các điều kiện do

pháp luật dân sự quy định Đó là khi một người đã biệt tích trong thời hạn

nhất định mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theoquy định của pháp luật TTDS nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việcngười đó còn sông hay đã chết thì lúc này những người có quyền lợi và nghĩa

vụ liên quan có quyền yêu cầu tuyên bố người đó là mat tích.

- Thời hạn giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mat tích kéo dài hơn thủ tục giải quyết việc dân sự thông thường Thời hạn chuẩn bị xét đơnyêu cau giải quyết việc dân sự là 01 tháng thậm chí có một số loại việc cònngắn hơn chỉ có 10 ngày như đối với yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô

17

Trang 25

hiệu hoặc 15 ngày đối với yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thé vô hiệu.Trong thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích, thời hạn chuẩn

bị xét đơn yêu cầu lại kéo dài hơn thủ tục giải quyết việc dân sự thông thưởngbởi lý do phải tiễn hành việc thông báo tìm kiếm người bị yêu cau tuyên bốmắt tích Thời han thông báo tìm kiếm này là 04 tháng kể từ ngày đăng phátthông báo lần đầu tiên Do đó, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bốmột người mất tích gần như tương đương với thời hạn chuẩn bị xét xử một vụ

án dân sự thông thường Thông báo tìm kiếm là việc làm bắt buộc và cần thiết,

có ý nghĩa là điều kiện tăng tính chính xác và bảo đảm căn cứ cho quyết địnhgiải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích của Tòa án

1.1.3 Ý nghĩa của thủ tục giải quyết yêu cau tuyên bỗ một người mắt tích

Trong cuộc sống hiện đại, việc mất tích của một người thường xảy ra

và gây ra nhiều phiền toái cho gia đình và xã hội Dé giải quyết van dé này, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích được thiết lập dé giúp đưa ra những quyết định hợp lý và đúng đắn Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên

bố một người mat tích không chỉ đơn thuần là một quy trình pháp lý, mà cònmang trong mình ý nghĩa to lớn về mặt con người và xã hội Việc tuyên bốmột người mat tích đặt ra nhiều câu hỏi và tình huống khó đoán trước, và quytrình giải quyết yêu cầu này giúp đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan vatạo điều kiện cho sự công bằng, minh bạch trong việc xác định tình trạng củangười mat tích.

Ý nghĩa của thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích là rất quan trong Đầu tiên, việc này giúp cho gia đình của người mat tích có thể tìm kiếm thông tin và lấy lại sự an tâm Thông qua việc tuyên bố mắt tích, các

cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra và tìm kiếm người mat tích Điều nàygiúp cho gia đình có thể biết được thông tin về người thân của mình, từ đó cóthé tìm kiếm các giải pháp để giúp đưa người mất tích trở lại gia đình Ý

18

Trang 26

nghĩa đầu tiên của thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích làtạo cơ sở pháp lý cho việc xác định tình trạng của người mat tích Khi mộtngười biến mất một cách bất thường và không để lại dấu vết, gia đình vàngười thân gặp khó khăn lớn trong việc tìm kiếm và xác định tình trạng củangười đó Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích giúp họ có

cơ hội chính thức xin công nhận và công bố tình trang của người mat tích.Điều này không chỉ giúp gia đình giảm bớt sự mất mát và lo lắng, mà còngiúp họ tập trung vào việc tìm kiếm và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đếnviệc mat tích

Thứ hai, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích đảmbảo quyền lợi của các bên liên quan Gia đình người mat tích có quyền đượcxác định rõ ràng về tình trạng của người thân, đồng thời có thể yêu cầu côngnhận pháp lý và thực hiện các quyên, nghĩa vụ liên quan đến việc mất tích.Thủ tục này cung cấp khung pháp lý dé bảo vệ quyền lợi của gia đình, như quyền thừa kế, quyền quản lý tài sản và quyền hưởng các chế độ chính sách

xã hội Đồng thời, thủ tục này cũng đảm bao rang người mat tích không bị lợi dụng hoặc chiếm đoạt tài sản trái phép trong quá trình tìm kiếm và xác địnhtình trạng của ho Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích còn

là cơ sở pháp lý dé các bên liên quan có thé bảo vệ quyên lợi của mình Vớiviệc được tuyên bố mất tích, gia đình của người mất tích sẽ có được nhiềuquyên lợi pháp lý, như quyền thừa kế, quyền sử dụng tài sản của người mattích và các quyên khác liên quan đến việc tìm kiếm và giải quyết van đề liên quan đến người mất tích Quy trình giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích đóng vai trò quan trọng trong việc xác định trách nhiệm và tráchnhiệm pháp lý Khi một người biến mat, có thé có các bên liên quan có liênquan đến việc mất tích, chăng hạn như các bên liên quan đến tài sản, hônnhân, gia đình hoặc các mối quan hệ kinh doanh Thủ tục giải quyết yêu cầu

19

Trang 27

tuyên bố một người mất tích giúp xác định trách nhiệm và quyền lợi của mỗibên liên quan trong việc tìm kiếm và xác định tinh trạng của người mất tích.Điều này đảm bao rằng quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên được đảm bảo vàtránh xảy ra tranh chấp hoặc mâu thuẫn trong quá trình giải quyết vụ việc.

Thứ ba, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích cũng giúp cho các cơ quan chức năng có thé phát hiện và ngăn chặn những hoạtđộng phi pháp liên quan đến người mat tích Với việc được thông qua yêu cầutuyên bố mất tích, các cơ quan chức năng sẽ có quyền tiến hành điều tra vàxác minh những thông tin liên quan đến người mất tích, từ đó có thể phát hiện

và ngăn chặn những hoạt động phi pháp liên quan đến vụ việc Bên cạnh đóthì thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích còn giúp cho việcquan lý hồ sơ và thông tin liên quan đến người mat tích được chính xác vàhiệu quả hơn Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành thu thập và lưu trữ thông tin liên quan đến người mat tích, từ đó có thé tìm kiếm và cập nhật thông tin

về người mat tích một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ tư, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích có ýnghĩa quan trọng đối với xã hội Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệquyền lợi của các cá nhân và gia đình, tạo điều kiện công bang và minh bạchtrong việc xác định tình trang của người mat tích Thủ tục giải quyết yêu cầutuyên bố một người mat tích là một quá trình phức tạp, nhưng có ý nghĩa sâusắc đối với xã hội Đầu tiên, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệquyền lợi của các cá nhân và gia đình Khi một người mất tích, gia đình và người thân gặp phải sự mat mát lớn và một cảm giác không chắc chăn về tình trạng của người thân yêu Thủ tục này cho phép họ yêu cầu một tuyên bố chính thức và công nhận từ phía cơ quan chức năng Điều này mang lại sự antâm và lòng yên tâm cho gia đình, cho phép họ tiếp tục cuộc sống và tìm kiếmgiải pháp hợp lý Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích tạo

20

Trang 28

điều kiện cho sự công bằng và minh bạch trong việc xác định tình trạng củangười mat tích Việc xác định chính xác liệu một người có thật sự mất tíchhay không là điều quan trọng, không chỉ đối với gia đình mà còn đối với xãhội Thủ tục này đảm bảo răng quyền công dân được bảo vệ và không ai bịcoi thường hay lợi dụng tình hình mat tích Nó cung cấp một quy trình dangtin cậy và khách quan để xác định sự thật, đồng thời đảm bảo rằng mọi bên đều có cơ hội tham gia và chứng minh quan điểm của mình.

Tóm lại, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích là rấtquan trọng trong việc giải quyết van đề liên quan đến người mat tích Việcnày không chỉ giúp cho gia đình có được sự an tâm và tìm kiếm thông tin vềngười thân của minh, mà còn giúp cho các cơ quan chức năng có thé phát hiện

và ngăn chặn những hoạt động phi pháp liên quan đến người mất tích Ngoài

ra, thủ tục này còn giúp cho việc quản lý hồ sơ và thông tin liên quan đếnngười mất tích được chính xác và hiệu quả hơn, từ đó bảo vệ được quyền lợi

của các bên liên quan.

1.2 Cơ sở khoa học của việc quy định thủ tục giải quyết các yêu cầu tuyên bố một người mat tích

Thông qua sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và đảm bảo quyền

và lợi ích hợp pháp của các chủ thê thì hiện nay việc ban hành quy định về thủtục này xuất phát từ những cơ sở sau:

Thứ nhất, quy định thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mattích xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự

Khi một người biệt tích trong thời hạn nhất định mà không có tin tức làcòn sống hay đã chết sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp thông báo tìmkiếm thì việc biệt tích này có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp phápcủa chính họ hoặc những người có liên quan Chăng hạn, như trong quan hệ

vợ chông mà một bên muôn yêu câu ly hôn với người biệt tích hoặc cân phải

21

Trang 29

quản lí tài sản của người biệt tích khi những người thân thích của người biệt

tích lại muốn thực hiện các giao dịch đối với tài sản của người biệt tích; người

biệt tích phải thực hiện các nghĩa vụ của họ với người thứ ba như ngân hàng,

tổ chức tín dụng, người cho vay nợ Do đó, dé bảo vệ quyền lợi của ngườibiệt tích cũng như những có quyền và lợi ích liên quan thì cần phải xác định

sự kiện pháp lí là một người mất tích để giải quyết các quan hệ nhân thân vàtài sản liên quan đến người biệt tích

Thứ hai, quy định thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố một người mattích xuất phát từ bản chất của việc tuyên bố một người mat tích

Như đã phân tích bản chat của việc tuyên bố một người mat tích là giữa các đương sự không có tranh chấp về quyền, lợi ích hợp pháp và chỉ có một bên đương sự yêu cầu Tòa án xác nhận một sự kiện pháp lí Do đó, đối vớiyêu cầu này, thực chất Tòa án chỉ kiểm tra các điều kiện của việc yêu cầutuyên bố một người mất tích t và giải quyết các yêu cầu đó băng một quyết định Như vậy, việc giải quyết không mat nhiều thời gian và có thé kết thúcbăng một thủ tục đơn giản, nhanh gọn

Thứ tư, quy định thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tíchxuất phát từ thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự

Trước khi có Luật Tổ chức Tòa án và BLTTDS, Pháp luật Tố tụng Giảiquyết Các Vụ Án Dân sự (PLTTGQCVADS) được áp dụng để giải quyết các

vụ án dân sự, bất kế có tranh chấp hay không, dưới một quy trình tố tụngchung Điều này đồng nghĩa rằng mọi vụ án phải tuân theo một trình tự, thủtục nhất định với thời gian do pháp luật quy định, không được rút ngăn hoặcthay đổi thủ tục Tuy điều này gây lãng phí thời gian và tài nguyên của Nhànước và các bên liên quan, không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của họcũng như không tận dụng được khả năng định hình từ Thâm phán Hơn nữa,việc áp dụng cùng một quy trình chung dẫn đến việc tích trữ một số lượng lớn

vụ án chưa được giải quyét tại Tòa án.

22

Trang 30

Như vậy, xuất phát từ yêu cầu của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự, thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án trongnhững năm qua, thấy rằng việc pháp luật TTDS quy định thủ tục giải quyếtyêu cầu tuyên bố một người mat tích theo một thủ tục riêng như BLTTDS quy

định là hoàn toàn hợp lý.

1.3 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển các quy định củapháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người làmắt tích

Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích là một phầncấu thành được quy định bởi pháp luật TTDS Lịch sử hình thành và pháttriển hai thủ tục này liên quan mật thiết đến sự phát triển của lập pháp nóichung và pháp luật TTDS tại Việt Nam nói riêng Từ khi đất nước giành đượcđộc lập vào năm 1945, đã trải qua gần 60 năm, Việt Nam mới áp dụng Thủ tục Giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích đầu tiên vào năm 2004 (được sửa đổi và bố sung năm 2011), và sau đó, thủ tục này được cập nhật lần thứ hai vào năm 2015 Trước khi có Thủ tục Giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích đầu tiên, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh quy địnhthủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1939 - "tiền thân" của thủ tục này,nhằm điều chỉnh quan hệ pháp luật trong lĩnh vực tố tụng giải quyết các vụ ándân sự Do đó, lịch sử hình thành và phát triển thủ tục giải quyết yêu cầutuyên bố một người mất tích trong pháp luật TTDS Việt Nam có thé được

phân thành 5 giai đoạn như sau: (1) giai đoạn trước năm 1945; (2) giai đoạn

từ năm 1945 đến năm 1989; (3) giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004; (4) giai đoạn từ 2005 đến năm 2015; (5) giai đoạn từ năm 2016 đến nay.

1.3.1 Giai đoạn trước năm 1945

Trong giai đoạn trước năm 1945, trong thời kỳ phong kiến, nền kinh

tế-xã hội của chúng ta vẫn còn lạc hậu và chưa phát triển, và pháp luật chỉ là "ý

23

Trang 31

chỉ của nha vua" Do đó, nền pháp luật nói chung và pháp luật TTDS nóiriêng chưa được day đủ phát triển Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tíchchưa được xác định rõ ràng Trong thời kỳ Pháp thuộc, bắt đầu từ khi Phápxâm lược nước ta vào năm 1858 và sau đó thiết lập chế độ thuộc địa, chế độnửa phong kiến và thực dân của Pháp đã áp dụng chính sách "chia để trị" để thống trị đất nước Trong thời điểm này, đất nước đã được chia thành ba vùng với các chế độ chính trị khác nhau: Nam ky là thuộc địa của Pháp, còn Bắc ky

và Trung ky là đất bảo hộ Tại mỗi vùng này, đã thiết lập hệ thống Tòa án vapháp luật riêng biệt Tại Nam kỳ và các thành phố thuộc địa, đã thành lập Tòa

án Pháp, áp dụng pháp luật của Pháp để giải quyết các vụ kiện mà các bênliên quan là người Pháp hoặc người nước ngoài được đối xử như người Pháp.Trong khi đó, tại Bắc kỳ và Trung kỳ, đã thành lập các Tòa án Việt Nam (TòaNam án) để giải quyết các vụ kiện giữa người Việt Nam hoặc người nước ngoài có địa vị như người Việt Nam Trong thời gian này, ở Bắc kỳ và Trung

kỳ, đã ban hành các Bộ luật dân sự và tố tụng dé giải quyết các vụ kiện dân

sự Cụ thé, tại Bắc kỳ, đã có Bộ Dân luật Bac kỳ năm 1931 và Luật dân sự thương sự tổ tụng được áp dụng trong các Tòa Nam án Bắc kỳ và Bắc kỳ

pháp viện từ năm 1921 Còn tại Trung kỳ, đã có Bộ Dân luật Trung kỳ năm

1936 (Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật) Trong các bộ luật trên vấn đề tuyên cáothat tung và thủ tục tuyên cáo thất tung đã được dé cập đến Cu thé, ở các điều

thủ 58, 59 và 60 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật quy định:

Khi người nao bỏ trú sở mà di mất tích, không ai biết tin tức ra sao,không ai biết sống chết thế nào, hễ đủ các trường hợp ấy mới theo luật mà dự đoán thất tung Nếu đã hơn hai năm mà tuyệt nhiênkhông có tin tức gì về người thất trong cả thì tòa sơ cấp có thể hoặc

vì sự cần thiết mà tự mình định hoặc do người có liên quan thiết

trình lên, mà lập ra bản án đê làm công cử vê việc dự đoán that tung

24

Trang 32

trong án sẽ nói rõ ràng sự dự đoán thất tung ấy bắt đầu từ ngày nào,nghĩa là từ ngày nào trở đi, người ta không chắc rằng người ấy cònsống hay đã chết Và nếu trong thời hạn một năm, sau khi có án dựđoán thắt tung như điều trên đã nói mà người thất tang không thấytrở về hoặc không thấy tin tức gì về nữa thời Tòa án lại lập án tuyến cáo hăn sự thất tung Án ấy cũng đem niêm yết như án trước.

Có thê thấy, tuyên cáo thất tung và thủ tục tuyên cáo thất tung quy địnhtrong Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật gần giống như yêu cầu tuyên bố mất tích

và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích ngày nay [24]

1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Cách mạng Tháng 8 thành công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng Ngay từ

ngày đầu được thành lập để củng cố và xây dựng chính quyền mới, ngày 10tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đãban hành Sắc lệnh số 47-SL về việc tạm thời áp dụng các luật lệ cũ, theo đó,

"Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Tì rung và Nam bộ van tạm thời giữ nguyênnhư cit", nêu những quy định trong các luật lệ cũ "khong trái với nên độc lập củanước Việt Nam và chỉnh thể dân chủ cộng hoà" Như vậy, thủ tục tuyên cáo thất

tung theo quy định trong các luật lệ trước đó vẫn được áp dụng trong giai đoạn

này Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam vẫn tiếp tụcsông dưới ách thống trị của chính quyền Ngụy quyền Sài Gòn Ở hai miền Nam, Bắc của Việt Nam thời gian từ năm 1954 đến năm 1975 về cơ bản có hai hệthống Tòa án và hệ thống TTDS hoàn toàn khác nhau

Ở miền Bắc, từ những năm đầu hòa bình lập lại Nhà nước ta đã banhành một loạt những văn bản pháp luật TTDS mới và thủ tục yêu cầu tuyên

bố một người mat tích hoặc là đã chết bước đầu đã được đề cập đến trong

25

Trang 33

Thông tư số 3-NCLP ngày 03 tháng 3 năm 1966 của TANDTC về trình tựgiải quyết việc ly hôn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 3-NCLP) Theo quyđịnh tại điểm c, Mục 2 Thông tư số 3-NCLP thì nếu người chồng hoặc người

vợ đi đâu không rõ tin tức gì đã trên dưới hai năm mà người vợ hoặc người

chồng ở nhà xin ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết, trừ trường hợp ngườivắng mặt vì thực hiện nghĩa vụ do nhà nước giao Tòa án có thâm quyền giảiquyết loại việc này là Tòa án cơ sở nơi người xin ly hôn cư trú Thủ tục xét xửloại việc này, điểm c, Mục 2 Thông tư số 3-NCLP quy định:

Thâm phán điều tra xác minh sự vắng mặt và thời gian vắng mặtcủa người chồng hoặc vợ của người xin ly hôn Dé điều tra cần laylời khai của thân nhân người vắng mặt, lời xác nhận của các đoànthé xã hội địa phương và của Ủy ban hành chính xã nơi trú quáncuối cùng của người vắng mặt và các chứng cứ khác cần thiết Đềphòng lẫn lộn người vắng mặt vì nghĩa vụ nhà nước giao cho vớingười tự ý đi đâu không rõ Đối với những người văng mặt vì nghĩa

vụ chung thì không áp dụng đường lối và thủ tục giải quyết việc ly hôn nói ở đây Trước khi xử sơ thấm phải niêm yết giấy báo phiêntòa tại nơi trú quán cuối cùng của người vắng mặt [25]

Như vậy, theo quy định tại Thông tư số 3-NCLP, thủ tục giải quyết yêucầu tuyên bố một người mat tích được tiễn hành trong quá trình giải quyết vụ

án ly hôn.

Ở miền Nam, trong vùng giải phóng, do phải tập trung lãnh đạo thựchiện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên Hội đồng Chính phủ cáchmạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chưa có điều kiện xây dựngvăn bản pháp luật Trong khi đó, ở vùng cai trị của chính quyền Ngụy quyềnSài Gòn thời gian đầu vẫn áp dụng những văn bản pháp luật TTDS được banhành dưới thời Pháp thuộc Từ năm 1960 trở đi, chính quyền Sài Gon đã ban

26

Trang 34

hành nhiều văn bản pháp luật mới, đặc biệt phải kể đến Bộ luật dân sự vàthương sự tổ tung được ban hành kèm theo Sắc luật số 030-TT/SLU ngày 20thang12 năm 1972 cua Tổng thống Việt Nam cộng hòa, Bộ Dân luật được banhành kèm theo Sắc luật số 028/TT/SLU ngày 20 tháng 12 năm 1972 của Tổngthong Việt Nam cộng hòa [26] Theo đó, thủ tục tuyên bố thất tung đã đượcquy định một cách cụ thể hơn Điều 569 Bộ luật dân sự và thương sự tố tụngquy định: "Sự that tung sẽ được tuyên bố theo những diéu kiện và thể thức an định trong Dân luật” và tại Chương thứ nhất, Thiên bốn Bộ Dân luật quy định

cụ thể về thủ tục tuyên bố thất tung Theo quy định tại Điều 78 và Điều 80 BộDân luật, nếu một người bỏ nơi cư sở (cu trú) di biệt tích không có tin tức gi,không ai biết sống hay chết đã hai năm, Tòa án có thé do lời yêu cầu của thânnhân, tuyên án dự đoán đương nhân đã thất tung, đồng thời truyền mở cuộcđiều tra về tung tích người ấy Một năm sau nếu người đi vắng vẫn không trở

về và nêu cuộc điều tra không có kết quả cho biết tung tích người ấy, Tòa án

sẽ tuyên án thất tung theo yêu cầu của mọi đương sự có quyên lợi Thời hạnmột năm sẽ tính từ ngày ban án được niêm yết hay công bồ tùy theo thé thứcnao đã được thi hành trước Tòa án có thẩm quyền ở đây theo quy định tạiĐiều 79 Bộ Dân luật là Tòa sơ thâm nơi cư sở hay nơi cư ngụ cuối cùng của

đương nhân.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đất nước hoan toàn thông nhất, ngày 25tháng 3 năm 1977, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 76-CP vềviệc hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất cho cả nước Tuynhiên trong giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1989 hầu như không có quy địnhmới nào về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mat tích [4].

1.3.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004

Năm 1989, dé đáp ứng yêu cầu của công tác xét xử án dân sự, Hội đồng

Nhà nước đã ban hành PLTTGQCVADS Theo đó, PLTTGQCVADS đã quy

27

Trang 35

định về thẩm quyền giải quyết việc xác định công dân mat tích hoặc là đã chết

va thủ tục giải quyết việc này và Phan III Nghị quyết số 03/HDTP đã quyđịnh cụ thé hơn về việc xác định công dân mất tích hoặc là đã chết Cụ thé,Mục 1, 2 và 3 Phần III Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP quy định:

1 Tòa án có thấm quyên giải quyết loại việc này là Tòa án cấphuyện nơi thường trú của người khởi kiện hoặc nơi thường trú cuốicùng mà người khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định là mất tích hoặc

đã chết.

2 Tòa án có thể xác định một người là mắt tích, nếu đã quá hai nămhoặc có thê xác định một người đã chết nếu đã quá năm năm mà ở nơiđăng ký hộ khẩu thường trú cuối cùng (và ở nơi tạm trú thường xuyêncuối cùng nếu có) của người đó, không có tin tức gì về người đó

Trong trường hợp không thé xác định được ngày nhận tin tức cuốicùng về người vắng mặt thì tính thời gian bắt đầu văng mặt là ngày đầu của tháng tiếp sau tháng nhận được tin tức cuối cùng về người văng mặt, còn trong trường hợp không thể xác định được tháng đó thìtinh thời gian bat đầu vắng mặt là ngày 1 tháng 1 năm tiếp sau đó

3 Đối với những người có thể chết trong một tai nạn nhất định như

bị lũ lụt cuốn trôi, bị đắm tàu, đi trên máy bay bị mất liên lạc v.v Nếu sau thời hạn sáu tháng từ ngày xảy ra tai nạn mà không có tintức gì chứng tỏ là người đó còn sống, thì Tòa án xác định là người

đó đã chết vào ngày xảy ra tai nạn đó [13].

Theo quy định của PLTTGQCVADS và Phần III Nghị quyết số HĐTP thì Tòa án có thé giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc

03/NQ-là đã chết như một vụ án độc lập, không nhất thiết phải giải quyết cùng vớiviệc giải quyết ly hôn hay một loại việc khác Thủ tục giải quyết yêu cầutuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết được thực hiện theo thủ tục giải

28

Trang 36

quyết một vụ án thông thường Ngày 28 tháng 10 năm 1995, BLDS đầu tiênđược ban hành (BLDS 1995), theo đó tại Điều 88 và Điều 91 đã quy định cuthể về quyền yêu cầu và điều kiện để xác định một người là mắt tích hoặc là

đã chết

1.3.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015

Sau gan 15 năm thi hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sựnăm 1939 và các văn bản liên quan trên cơ sở tổng kết thực tiễn và lý luận, ngày 15/6/2004, Quốc hội đã thông qua BLTTDS đầu tiên kể từ khi nước ta

giành được độc lập BLTTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành từ ngày

01/01/2005, đã lần đầu tiên xác định yêu cầu tuyên bố một người mất tích vàyêu cầu tuyên bố một người là đã chết là việc dân sự và thủ tục giải quyết cácyêu cầu này được thực hiện theo một thủ tục độc lập quy định tại Phần thứnăm — Thủ tục giải quyết việc dân sự Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mộtngười mat tích được quy định tai Chương XXIII với 05 điều luật (từ Điều 330 đến Điều 334) và Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết được quy định tại Chương XXIV cũng với 05 điều luật (từ Điều 335 đến Điều 339) So với giai đoạn trước, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một ngườimất tích theo BLTTDS năm 2004 có nhiều quy định kế thừa, đồng thời pháttriển các quy định của PLTTGQCVADS năm 1989 và văn bản hướng dẫnnhư về thâm quyền giải quyết của Tòa án, về thời hạn biệt tích của một cánhân dé người có quyên lợi ích liên quan phát sinh quyền yêu cầu về trình tự,thủ tục giải quyết yêu cầu Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2004 đã b6 sung nhiều quy định mới, có tính bao quát và cụ thể hơn so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 và văn bản hướng dẫn Một trongnhững điểm khác biệt lớn nhất là đã tách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố mộtngười mất tích thành thủ tục riêng không phải theo thủ tục giải quyết vụ ándân sự Do đó, hết thời hạn thông báo tìm kiếm (trước đây là 06 tháng nay là

29

Trang 37

04 tháng) mà không có tin tức gì thì Tòa sẽ ra quyết định mở phiên họp chủkhông phải ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử, hoặc khi người bị tuyên

bố mat tích trở về hoặc có tin tức về người đó thì sẽ phát sinh một loại việcdân sự mới là yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích màkhông phải là căn cứ để mở ra thủ tục tái thâm như tiểu mục III 9 Nghị quyết

số 03/NQ-HĐTP của Hội đồng Thâm phán TANDTC quy định

Đến năm 2011, BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung Tuy nhiên,không có quy định nào về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mattích được sửa đôi, bổ sung hoặc thay thé

1.3.5 Giai đoạn từ năm 2016 dén nay

Sau hơn 10 năm thi hành BLTTDS năm 2004 đã bộc lộ nhiều hạn ché,bất cập Trước tình hình đó, để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và bảo

vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến phápnăm 2013, BLTTDS năm 2015 đã được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015

và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, chính thức thay thế BLTTDS năm

2004 BLTTDS năm 2015 trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định củaBLTTDS năm 2004 đã bổ sung cập nhật nhiều quy định cụ thể, tiễn bộ Vềyêu cầu tuyên bố một người mat tích, BLTTDS năm 2015 tiếp tục khang định

là việc dân sự và thủ tục giải quyết thực hiện theo thủ tục giải quyết việc dân

sự Các quy định cụ thé của thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mattích và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết theoBLTTDS năm 2015 kế thừa gần như nguyên vẹn quy định của BLTTDS năm

2004 Tuy nhiên BLTTDS năm 2015 đã bổ sung một số quy định mới nhưphải thực hiện việc thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố

là đã chết (BLTTDS năm 2004 không quy định), hay khi công bố thông báotìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mat tích hoặc thông báo tìm kiếm thông

tin về người bị yêu câu tuyên bô là đã chêt ngoài việc đăng trên các bảo trung

30

Trang 38

trong phát sóng trên đài truyền thanh hoặc truyền hình trung ương thì cònđăng trên Công thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếucó); hay như thủ tục phúc thâm quyết định giải quyết việc dân sự (trong đó cóquyết định giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích) được chế địnhriêng không còn quy định dẫn chiếu đến thủ tục phúc thâm quyết định củaTòa án trong giải quyết vụ án dân sự như BLTTDS năm 2004 quy định

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mắt tích

Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật giải quyết yêu cầu tuyên bố mộtngười mat tích là một chủ dé phức tạp và đa diện, được xác định bởi nhiềuyếu t6 văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị Những yếu tố này tạo nên cơ sởpháp ly và quy trình để xử lý những trường hợp mat tích, đồng thời tạo ra mộtmôi trường pháp lý công bằng và hiệu quả.

* Yếu tô văn hóa — xã hội: Một trong những yếu tố quan trọng anh hưởng đến pháp luật giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích là văn hóa và giá trị của một xã hội Trên thế giới, các quốc gia có những quy định pháp lý khác nhau về việc xử lý trường hợp mất tích dựa trên giá trị và quan niệm văn hóacủa họ Ví dụ, trong một số xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việcquyết định và tìm hiểu về trường hợp mat tích, trong khi ở những nơi khác,chính quyền và cơ quan thực thi pháp luật chịu trách nhiệm chính trong việcnày Trong việc pháp luật giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mat tích, yếu

tố văn hóa-xã hội đóng một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đáng kê Vănhóa và xã hội định hình các giá tri, quan niệm va cách thức ứng xử của mộtcộng đồng, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cách pháp luật đối xử và giải quyết các vụ việc mat tích Một trong những yếu tố văn hóa quan trong làquan điểm về quyền và vai trò của gia đình trong xã hội Trong một số nền

văn hóa, gia đình được coi là một trụ cột quan trọng, và việc tìm kiêm và giải

31

Trang 39

quyết trường hợp mat tích được coi là trách nhiệm của gia đình Gia đình cóthê chịu trách nhiệm thu thập thông tin, tìm kiếm, và đưa ra yêu cầu tuyên bốmất tích Trong các trường hợp như vậy, pháp luật có thể tạo ra các quy định

dé hỗ trợ và bảo vệ quyền của gia đình trong quá trình giải quyết vụ việc mattích Ngoài ra, quan niệm về tôn trọng đời sống và nhân pham của mỗi người cũng có thé ảnh hưởng đến cách pháp luật giải quyết yêu cầu tuyên bố mat tích Nếu một xã hội coi trong giá trị cuộc sống và quyền tự do cá nhân, pháp luật có thé đảm bảo quyền lợi của người mat tích và gia đình thông qua việctìm kiếm, thu thập chứng cứ, và xử lý các vụ việc mất tích một cách côngbăng và minh bạch Đồng thời, sẽ có các quy định và chính sách bảo vệ quyềnriêng tư và danh dự của người mat tích va gia đình Bên cạnh đó, các giá trị vàquan niệm xã hội về sự bình đăng, công bằng và khả năng tiếp cận công lýcũng ảnh hưởng đến việc pháp luật giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích Nếu

xã hội coi trọng nguyên tắc công bằng và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân, pháp luật sẽ đảm bảo rằng quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố mắt tích được tiến hành một cách công bằng, không phân biệt đối xử và không bị ảnh hưởng bởi sự giàu nghèo hay quyền lực xã hội Hơn nữa, yếu tố văn hóa-xãhội còn liên quan đến cách mà xã hội đối xử với các vụ mất tích Trong một

số nền văn hóa, sự chấp nhận và quan tâm đối với van đề mắt tích có thê khác

nhau Một xã hội nhạy cảm và quan tâm sẽ tạo ra sự quan tâm và áp lực xã

hội dé giải quyết các trường hợp mat tích một cách nhanh chóng và hiệu quả.Điều này có thể thúc đây việc ban hành các quy định pháp luật mạnh mẽ và

hệ thống cơ quan thực thi pháp luật chuyên nghiệp nhằm đảm bảo rang moi trường hợp mat tích được xử lý một cách nghiêm túc và không bị lãng quên.Tuy nhiên, cũng có thể có những tình huống ngược lại, trong đó xã hội có thểkhông đánh giá cao van đề mat tích hoặc coi nó là một van đề cá nhân Trongtrường hop này, pháp luật có thé gặp khó khăn trong việc tạo ra các quy định

32

Trang 40

và quy trình phù hợp để giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích một cách hiệuquả và đảm bảo quyền lợi của người mất tích và gia đình.

* Yếu to pháp lý: Bên cạnh đó, yêu tô pháp lý và hệ thống pháp luật củamột quốc gia cũng ảnh hưởng đáng kê đến quá trình giải quyết yêu cầu tuyên

bố mat tích Sự tồn tại và phát triển của các quy định, luật pháp và quy trình pháp lý rõ ràng và chi tiết trong việc xử lý các trường hợp mất tích là cực kỳ quan trọng Một hệ thống pháp luật mạnh mẽ sẽ đảm bảo rằng quyền và lợi ích của những người liên quan được bảo vệ và đảm bảo, cung cấp sự minhbach và công bang trong quá trình xác định tình trang mất tích và giải quyếtyêu cầu tuyên bố rong một xã hội với một hệ thống pháp luật vững chắc vàminh bạch, quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích sẽ được thực hiệnmột cách công bằng và hiệu quả Các quy định pháp lý sẽ quy định rõ ràng vềquyền và trách nhiệm của các bên liên quan, từ người tuyên bố mất tích cho đến cơ quan chức năng và hệ thống pháp luật Điều này tạo ra một khungpháp lý mạnh mẽ dé đảm bảo rằng quá trình tìm kiếm và giải quyết mat tíchđược tiến hành theo đúng quy trình và tiêu chuẩn được xác định Hệ thống pháp luật có thé cung cấp các quy định liên quan đến báo cáo mat tích, điềutra và thu thập chứng cứ, sử dụng các biện pháp cưỡng chế, và thi hành cácquyết định tìm thấy Nó cũng đảm bảo quyên lợi và sự bảo vệ cho ngườituyên bố mất tích và gia đình của họ trong suốt quá trình

Ngoài ra, yếu tố pháp lý cũng ảnh hưởng đến cách mà các cơ quan chứcnăng và hệ thống pháp luật tương tác và hợp tác với nhau trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố mat tích Sự tổ chức và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng như cảnh sát, tòa án, bộ phận công tô và các tổ chức liên quan khác phụ thuộc vào hệ thống pháp luật hiện có Nếu có một cơ chế chặt chẽ để đảmbảo sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa các bên, quá trình giải quyết yêu cầutuyên bố mat tích sẽ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn Hơn nữa,

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w