Tổng quan các nghiên cứu của quy mô công ty đến hiệu quả tài chínhMÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁCCÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊTRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN HÀ NỘI... Nghiên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài:
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ CÔNGTY, CẤU TRÚC VỐN VÀ ĐẠI DỊCH COVID-19ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNGTY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾTTRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài:
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ CÔNGTY, CẤU TRÚC VỐN VÀ ĐẠI DỊCH COVID-19ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNGTY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾTTRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị TuyếtSinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Hiếu
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Trang 3HÀ NỘI-2022
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho em có cơ hội học tập và tiếp xúc môi trường làm việc của ngành Tài chính, được sự truyền đạt kiến thức tận tình của quý thầy cô, em đã tích lũy được nhiều điều bổ ích và làm quen với nhiều phương thức học tập Nhờ nền tảng tri thức này, em đã dễ dàng lĩnh hội những kiến thức mới trong quá trình thực tập để làm hành trang cho em tiếp cận và làm chủ công việc trong tương lai.
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và quý báu của quý thầy cô giáo, các anh chị và các bạn Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Th.S Nguyễn Thị Tuyết là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp này Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, em đã nhận ra được những hạn chế của mình trong quá trình thực hiện khóa luận để kịp thời sửa chữa và hoàn thiện khóa luận một cách tốt nhất.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do hạn chế về mặt thời gian cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên Hiếu Nguyễn Minh Hiếu
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này do bản thân thực hiện có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận có nguồn gốc và được trích dẫn
Trang 5MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU
VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ NHỮNGNHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả 11.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả tài chính 1
1.1.2.1 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 31.1.2.2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 41.1.2.3 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 4
Trang 61.2.1.2 Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quảtài chính 6
1.2.2.1 Khái niệm về khả năng thanh toán 101.2.2.2 Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của khả năng thanh toán tớihiệu quả tài chính 10
1.2.3.1 Khái niệm về quy mô công ty 121.2.3.2 Tổng quan các nghiên cứu của quy mô công ty đến hiệu quả tài chính
MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊTRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN HÀ NỘI .17
Trang 72.2.1.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 20
2.2.2.2 Phương pháp hồi quy tuyến tính 20
2.2.2.3 Phương pháp kiểm định Hausman 21
2.2.2.4 Phương pháp kiểm định đa cộng tuyến 21
2.2.2.5 Phương pháp kiểm định tự tương quan 22
2.2.2.6 Phương pháp kiểm định phương sai sai số thay đổi 22
2.3.Các biến nghiên cứu và đolường các biến nghiên cứu232.3.1.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU232.3.2.CÁC BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT
Trang 8BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI 27
trên thị trường chứng khoánthành phố Hà Nội trước và trong
gian đoạn Covid 19 33
Trang 93.3.1.TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN
TÀI SẢN (ROA) 38
CHỦ SỞ HỮU (ROE) 42
động đến hiệu quả tài chínhtrước và trong gian đoạn Covid
19 của các Công ty cổ phầnngành bất động sản niêm yếttrên thị trường chứng khoán Hà
3.4.1.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) 48
Trang 114.3.3.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TỰTƯƠNG QUAN, KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG
Trang 12ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ROI Lợi tức đầu tư HQTC Hiệu quả tài chính EV Giá trị doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ TH
Bảng 1.1 Một số nghiên cứu về hiệu quả tài chính 2
Trang 23Nguyễn Tuyết Anh (2021) cho rằng“Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp”.
Xét về bản chất, khái niệm về cấu trúc vốn của các tác giả không khác biệt nhiều cấu trúc vốn của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận là VCSH và nợ phải trả, có quan hệ khăng khít với nhau khi doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn.
Trong khóa luận này, tác giả sử dụng cấu trúc vốn quan hệ với tỷ số nợ (DA) Tỷ số nợ của doanh nghiệp phản ánh mức độ sử dụng nợ vay trong việc tài trợ cho tài sản doanh nghiệp Ngược lại với tỷ suất tài trợ thì con số này phản ánh mức độ sử dụng nợ vay để đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhiều hay ít.
Một số nghiên cứu về lý thuyết của Rajan vµ Zingales (1995), Famavµ French (2002), Kayhan vµ Titman (2007), Baker vµ Wurgler (2002) thì cấu trúc vốn được tính bằng công thức của tỷ số nợ (DA):
Trong đó: Nếu tỷ số nợ đối với tài sản bằng 1, chứng tỏ công ty có số nợ phải trả bằng với tài sản có, công ty này có tỷ lệ đòn bẩy cao Công ty có DA lớn hơn 1 có nghĩa là công ty có nhiều nợ phải trả hơn tài sản, chỉ tiêu càng cao dẫn tới công ty sắp bị giải thể hoặc phá sản trong tương lai Công ty có DA nhỏ hơn 1 cho thấy rằng công ty đó nhiều tài sản hơn nợ phải trả và có thể thanh toán các nghĩa vụ của mình bằng cách bán tài sản của mình nếu cần Đây là công ty ít rủi ro nhất trong các công ty khác.
1.2.1.2 Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quảtài chính
a Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới phân tích ảnh hưởng CTV đến HQTC của DN được thực hiện ở các quốc gia, trong nhiều lĩnh vực ngành nghề tại thời điểm khác nhau.
Weixu (2005) nghiên cứu 1.130 DN niêm yết ở Trung Quốc cho thấy HQTC bị tác động rất lớn bởi TLN của DN TLN tác động dương (+) đến HQTC khi ở mức lệ thấp và tác động âm (-) khi ở mức lệ cao.
Trong khi nhiều tác giả chỉ nghiên cứu tác động một chiều giữa biến TLN và các nhân tố tác động đến HQTC thì Margaritis và Psillaki (2007) thực hiện nghiên cứu 2 chiều Dữ liệu thu thập từ các DN ở Pháp thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp truyền thống (ngành dệt may, dược phẩm) và lĩnh vực công nghiệp phát triển (máy tính, nghiên cứu và phát triển) Nghiên cứu kiểm định 2 mô hình hồi quy như sau: (i)TLN
6
Trang 24và các yếu tố tác động đến HQTC; (ii) HQTC và các nhân tố ảnh hưởng đến TLN Kết quả nghiên cứu cho thấy, HQTC và TLN có ảnh hưởng lẫn nhau.
Muchiri và cộng sự (2016) xem xét ảnh hưởng vốn lưu động và CTV đến HQTC của các DN bảo hiểm niêm yết ở Kenya từ năm 2011 đến năm 2015 Tính đến năm 2015, đã có 49 DN bảo hiểm đăng ký ở Kenya (IRA, 2015) Tuy nhiên, chỉ có 6 DN bảo hiểm được niêm yết công khai Nghiên cứu sử dụng 2 biến độc lập chính là vốn lưu động và CTV, biến phụ thuộc là HQTC Kết quả cho thấy, trọng nợ càng lớn thì ROA càng lớn và ngược lại Nghiên cứu đề xuất các DN bảo hiểm ở Kenya nên áp dụng CTV định hướng nợ nhiều hơn nếu muốn cải thiện lợi nhuận về ROA và ROE DN bảo hiểm nên quan tâm nhiều hơn đến tài sản hiện tại và hướng đến chính sách quản lý vốn lưu động.
Ali và cộng sự (2020) đã có bài nghiên cứu với đề tài về tác động của CTV đến HQTC của các DN sản xuất Kurdistan Mục tiêu nghiên cứu là thiết lập các ảnh hưởng của CTV đến hiệu quả hoạt động theo quan điểm tài chính của các DN sản xuất tại Kurdistan Dữ liệu nghiên cứu là các DN niêm yết trong lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2009 - 2015.
Bằng cách sử dụng nhiều hồi quy tuyến tính trong đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là biến phụ thuộc, CTV là biến độc lập, tính thanh khoản, quy mô và tăng trưởng là các biến kiểm soát Các biến này được sử dụng để xác định liệu CTV có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty sản xuất ở Kurdistan Kết quả thu được từ phương trình hồi quy đã thiết lập cho thấy mối quan hệ âm giữa tổng nợ, quy mô và hiệu suất tài chính Điều này cho biết việc sử dụng nhiều nợ hơn có liên quan đến việc giảm hiệu suất ở góc độ tài chính.
Nghiên cứu chỉ rõ rằng hiệu suất tài chính tăng lên khi tăng khả năng thanh khoản và tăng trưởng doanh số Từ những phát hiện nêu trên, nghiên cứu khuyến nghị rằng các DN nên xem xét việc vay ít vốn hơn và sử dụng quỹ nội bộ một cách tiết kiệm.
Edgar và cộng sự (2020) nghiên cứu ảnh hưởng của CTV đến ROA, ROE của các DN gia đình và phi gia đình tại Brazil Mẫu nghiên cứu bao gồm 117 DN (68 DN gia đình và 49 DN phi gia đình) từ năm 2011 - 2015 Kết quả cho thấy hệ số nợ ngắn hạn và hệ số nợ dài hạn đều ảnh hưởng tiêu cực đến HQTC của DN gia đình Đối với DN phi gia đình, hệ số nợ ngắn hạn tác động tiêu cực đến HQTC, trong khi đó hệ số nợ dài hạn lại tác động tích cực đến HQTC của các DN.
b Tổng quan nghiên cứu trong nước
Việc xác định ảnh hưởng của CTV đến HQTC có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp DN chủ động trong kế hoạch vay vốn, từ đó duy trì CTV lành mạnh nâng cao HQTC
7
Trang 25của DN Do vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của CTV đến HQTC của DN nhận được khá nhiều quan tâm của các tác giả trong nước thời gian gần đây, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang diễn ra và tác động rất lớn đến tình hình hoạt động của DN.
Đoàn Ngọc Phúc (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của CTV đến HQTC của 217 DN sau cổ phần hóa đang niêm yết trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và SDHCK Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012 với tổng cộng 1.302 quan sát Các biến độc lập gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tổng nợ và các biến phụ thuộc đo lường là ROA và ROE Mô hình nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng được hồi quy theo 3 cách: Pooled, FEM và REM Kết quả hồi quy cho thấy nợ dài hạn ảnh hưởng tích cực đến ROA và ROE, nợ ngắn hạn và tổng nợ ảnh hưởng tiêu cực đến HQTC của DN sau cổ phần hóa.
Phan Thanh Hiệp (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của CTV lên HQTC của 95 DN sản xuất công nghiệp niêm yết giai đoạn 2007 - 2013 Nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS để ước lượng mô hình dữ liệu bảng với 665 quan sát Kết quả cho thấy CTV ảnh hưởng ngược chiều lên HQTC của DN.
Bùi Đan Thanh và Nguyễn Trần Thái Hà (2017) về ảnh hưởng của CTV và luân chuyển vốn đến HQTC của DN nhỏ và vừa (DNNVV) tại Thành phố Hồ Chí Minh Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ BCTC của 1.032 DNNVV giai đoạn 2006 - 2014 Kết quả cho thấy, HQTC của DNNVV tác động cùng chiều của trọng nợ bình quân và trọng nợ ngắn hạn bình quân Do đó, DNNVV nên gia tăng sử dụng nợ vay, đặc biệt là nợ ngắn hạn Điều này sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn và mang lại lợi ích từ lá chắn thuế và lãi vay cho DNNVV.
Lê Thị Mỹ Phương (2017) nghiên cứu ảnh hưởng CTV đến HQTC thời kỳ hội nhập từ dữ liệu 207 DN niêm yết thuộc 8 nhóm ngành của ngành sản xuất giai đoạn 2010 - 2015 Dữ liệu bảng gồm 1.242 mẫu quan sát cho thấy CTV ảnh hưởng cùng chiều đến HQTC trong tất cả nhóm ngành của ngành sản xuất Theo lý thuyết cơ cấu vốn thì TLN gia tăng lợi nhuận của DN nhờ lợi ích từ lá chắn thuế, nợ là đòn bẩy để DN tăng doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận Kết quả CTV và HQTC cùng chiều cho thấy trong ngành sản xuất sử dụng nợ hiệu quả, lợi ích thu được từ vay nợ có thể bù đắp cho chi phí phát sinh từ nợ.
Nguyễn Thị Xuân Hồng và cộng sự (2019) tìm hiểu ảnh hưởng của CTV và một số nhân tố khác ảnh hưởng đến HQTC của 248 DN niêm yết lĩnh vực Xây dựng - công nghiệp (165 DN) và Thương mại - dịch vụ (83 DN) từ 2010 - 2015 Các tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính thể hiện mối liên hệ giữa biến phụ thuộc là HQTC (thông qua ROA, ROE) của DN niêm yết và các nhân tố ảnh hưởng Kết quả là CTV (đo lường bằng hệ số nợ) ảnh hưởng ngược chiều tới HQTC của DN.
8
Trang 26Đào Thanh Thị Bình và Tạ Ngọc Diệu Trâm (2020) nghiên cứu về mối quan hệ giữa CTV và HQTC của công ty thông qua dữ liệu từ 32 tạp chí, bài phê bình và báo trường học bên cạnh thư viện và nền tảng xuất bản trực tuyến là Elsevier, JSTOR, ResearchGate, Wiley, SSRN và Springer Tổng cộng gồm 50 bài báo và 340 nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2019, với dữ liệu giai đoạn 1998 - 2017 Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và hồi quy meta Kết quả nghiên cứu xác nhận HQTC của DN ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định về vốn, thiên về mô hình đánh đổi với chi phí đại diện và lý thuyết trật tự.
Nguyễn Thị Diệu Chi và cộng sự (2020) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của 448 DN niêm yết phi tài chính tại Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm (2010 - 2019) với 4.480 quan sát Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng cho thấy đòn bẩy tài chính có quan hệ tiêu cực tới một số nhân tố như cấu trúc tài sản, thanh khoản, cơ hội tăng trưởng, ROA và tuổi của DN Khi tính thanh khoản, khả năng sinh lời và tuổi của DN tăng lên thì đòn bẩy tài chính sẽ giảm xuống.
Tóm lại, kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trong nước vẫn chưa đồng nhất khi mà CTV có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến HQTC của DN Thực tế trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của CTV đến HQTC của các DN ở nhiều loại hình và giai đoạn khác nhau Kết quả nghiên cứu chưa đồng nhất khi chỉ ra CTV ảnh hưởng cùng chiều đến HQTC (Weixu, 2015; Muchiri và cộng sự, 2016 ; ) Có nghiên cứu lại cho thấy CTV ảnh hưởng ngược chiều đến HQTC (Onaolapo và Kajola, 2010; Odongo và cộng sự, 2014; Ali và cộng sự, 2020….) Nghiên cứu như Yinusa và cộng sự (2019); Edgar và cộng sự (2020) lại chỉ ra có mức nợ nhất định mà khi điều chỉnh TLN quanh mức nợ đó sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến HQTC của DN.
Kết quả nghiên cứu không đồng nhất bởi lẽ tùy vào điều kiện và dữ liệu mà ảnh hưởng của CTV lên HQTC là khác nhau CTCP với các đặc thù khác biệt với các DN khác ở hình thức huy động vốn linh hoạt, tự do trong chuyển nhượng cổ phần,… đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Do vậy, hiểu rõ sự ảnh hưởng của CTV đến HQTC là thực sự cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các CTCP tại Việt Nam trong giai đoạn đại dịch Covid-19 nhiều thử thách như hiện nay.
Trang 271.2.2.1 Khái niệm về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa cáckhoản có khả năng thanh toán trong kì với các khoản phải thanh toán trong kì (Nguồn: PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào- Tài chính doanh nghiệp-NXB Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2010- Trang 77).
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả tài chính Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được các mục tiêu của mình trên thường trường kinh doanh Khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp có nhiều cách tiệp cận tùy theo những mục tiêu khác nhau Đánh giá khả năng thanh toán thông qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh Báo cáo tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu như hệ số khả năng thanh toán ngay, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán tổng quát… Trong đó nợ ngắn hạn đó là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn dưới một năm kể từ ngày phát sinh Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả người bán, cán bộ công nhân viên, thuế nộp ngân sách, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn phải trả… Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thường xuất hiện rủi ro tài chính, làm giảm hiệu quả tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả năng thanhh toán tổng quát cao.
Một số chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (QR):
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn Cũng giống như các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này cao quá hay thấp quá cũng gây nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (CR):
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt và ngược lại Chỉ tiêu này cao chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn cố định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính Chỉ tiêu thấp, kéo dài có thể dẫn đến
10
Trang 28doanh nghiệp phụ thuộc tài chính, ảnh hưởng không tốt hiệu quả tài chính Trong khóa luận này, tác giả sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR) là nhân tố để đánh giá hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết tại Hà Nội.
1.2.2.2 Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của khả năng thanh toán tớihiệu quả tài chính
Bảng 1.2 Một số nghiên cứu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nợ
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Nghiên cứu của Mr Mou Xu về hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải 50 (SS50) chỉ ra rằng khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Cụ thể CR tác động cùng chiều lên ROS và ROE và không tác động đến ROA, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các CTCP ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Hà Nội của Nguyên (2014) cũng sử dụng chỉ tiêu CR để đo lường mức độ ảnh hưởng của khả năng thanh toán đến hiệu quả tài chính, kết quả cho thấy hệ số hồi quy trong mô hình có ROE là biến phụ thuộc là -6,433, tức là CR có tác động ngược chiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng của Việt Nam, tuy nhiên mức độ tác động cũng tương đối yếu.
Ngược lại với nghiên cứu của Mr Mou Xu là nghiên cứu của Khalifa & Zurina về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất dầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Libya (LSM) Trong nghiên cứu này hai ông đã sử dụng khả năng thanh toán nhanh (QR) để xem xét tác động cùng chiều lên ROA là chỉ số đại diện cho hiệu quả tài chính Nghiên cứu của Nguyên cũng cho thấy QR tác động mạnh đến ROE mà không tác động đến ROS, ROA; kết quả cho thấy QR có tác động tương đối mạnh và cùng chiều với hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Hà Nội.
Nhìn chung, qua các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra hai tác động của khả năng thanh toán đến hiệu quả tài chính đó là cùng chiều và ngược nhiều Trong đề tài, tác giả sẽ xem xét khả năng thanh toán có tác động như thế nào đến hiệu quả tài chính của
11
Trang 29các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Hà Nội Dưới đây là một số lý thuyết về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính của công ty, điều này đã được chứng minh qua một số nghiên cứu của Almajali và các cộng sự (2012); Maleya và Muturi (2013); Amalendu (2010); Liargovas và Skandalis (2008), Khalifa và Zurina (2013), Khả năng thanh toán ngắn hạn thấp, kéo dài thường xuất hiện dấu hiệu rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra Tuy nhiên, nếu công ty duy trì khả năng thanh toán ngắn hạn quá cao cũng có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính cụ thể: Khi khả năng thanh toán ngắn hạn cao thì đồng nghĩa với việc công ty hoặc đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn như tiền, hàng tồn kho, phải thu khách hàng (điều này làm tăng chi phí hoạt động như chi phí cơ hội của việc giữ tiền, chi phí lưu kho, chi phí thu nợ ) hoặc sử dụng ít nguồn nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn (không tận dụng được chi phí tài chính thấp của nguồn ngắn hạn hoặc những nguồn không phải trả lãi vay) do đó sẽ làm giảm lợi nhuận và tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính Số 215 tháng 5/2015 61 Theo Timmons (1994) những công ty thành công có sự đóng góp không nhỏ của kỹ năng và sự sáng tạo của nhà quản lý Cũng theo Bird (1995) cũng chỉ ra rằng năng lực quản lý tác động mạnh đến hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty Những công ty thành công là những công ty có những nhà quản lý có năng lực “cốt lõi” - khả năng kết hợp giữa sự hiểu biết, kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng để điều hành nhóm quản lý đạt mục tiêu của công ty (Coyne, Hall và Clifford, 1997).
(Nguồn: ThS Chu Thị Thu Thủy- Tạp chí kinh tế và phát triển- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính- Trang 59-66).
1.2.3 Quy mô công ty (SIZE)1.2.3.1 Khái niệm về quy mô công ty
Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư biết đến công ty Một công ty có quy mô lớn sẽ có lợi thế cạnh hơn trên thị trường Do đó hầu hết các công ty đều hướng tới việc mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế quy mô lớn Ở Việt nam, các doanh nghiệp niêm yết có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối, vì vậy những doanh nghiệp này có nhiều cơ hội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài hơn, nhất là các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước.
Quy mô của công ty có thể được đo lường bằng số lượng nhân viên, tổng doanh thu hay tổng tài sản Trong phạm vi khóa luận lần này, tác giả sẽ sử dụng thước đo là logarit tự nhiên của tổng doanh thu để đánh giá quy mô của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội.
12
Trang 301.2.3.2 Tổng quan các nghiên cứu của quy mô công ty đến hiệu quả tàichính
Các nghiên cứu của Almajali và các cộng sự (2012), Amalendu (2010), Liargovas và Skandalis, (2008), Lee (2009), Amato và Burson (2007), Ammar và các cộng sự (2003), đã chỉ ra tác động của quy mô công ty và hiệu quả tài chính Các nghiên cứu này đưa ra những quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả tài chính Quan điểm thứ nhất dựa trên lý thuyết cơ bản về lợi thế kinh tế nhờ quy mô Theo lý thuyết này thì lợi thế kinh tế về mặt quy mô xảy ra bởi một loạt các nguyên nhân như: Tài chính (Công ty lớn có thể đi vay với lãi suất thấp hơn và có khả năng mua nhiều hàng hóa hơn nên được hưởng chiết khấu thương mại nhiều hơn); Cơ cấu tổ chức (công ty lớn thì trình độ chuyên môn và mức độ chuyên môn hóa của lao động cao); Trình độ công nghệ, kỹ thuật (Công ty lớn có lợi thế về lệ chi phí cố định trên sản phẩm) Như vậy, theo quan điểm này, công ty có quy mô càng lớn thì hiệu quả tài chính càng cao Tuy nhiên, quan điểm ngược lại dựa trên lý thuyết lựa chọn (alternative theory) cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô công ty và hiệu quả tài chính Ngoài ra, nếu quy mô công ty quá lớn nhiều khi lại tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính do một số vấn đề về tham nhũng và một số lý do khác (Yuqi, 2008) Mặt khác, công ty lớn có thể hoạt động thiếu hiệu quả do quá trình kiểm soát kém, điều này cũng gây tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính
Bảng 1.3 Một số nghiên cứu về quy mô công ty
Tổng số lao động Trương Đông Lộc & Trần Quốc Tuấn,2009 Tổng doanh thu Đoàn Ngọc Phi Anh,2010
Tổng tài sản - Đỗ Dương Thanh Ngọc, 2011
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Có rất nhiều những nghiên cứu trước đây tìm hiểu về mối quan hệ giữa quy mô với hiệu quả tài chính của công ty Qua các nghiên cứu này, tác giả đã rút ra được hai
13
Trang 31lý thuyết ngược chiều nhau về mối quan hệ giữa quy mô với hiệu quả tài chính của công ty.
Thứ nhất, quy mô và hiệu quả tài chính của công ty có mối quan hệ cùng chiều
với nhau Theo kết luận của Simerly & Li (2000) cho rằng các nghiên cứu về tài chính trước đây đã chỉ ra rằng quy mô công ty có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai, chính vì vậy mà việc quản lý hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn và có những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu mức rủi ro cho công ty, từ đó có thể đạt được hiệu quả tài chính tốt hơn Theo Flamini và các cộng sự (2009) cho rằng các công ty có quy mô lớn hơn có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các công ty có quy mô nhỏ hơn trong hoạt động kinh doanh trên thị trường và đạt được mức lợi nhuận cao hơn Một nghiên cứu khác của Athnasoglou và các cộng sự (2005) đã chỉ ra việc mở rộng quy mô giúp nâng cao được hiệu quả tài chính của các ngân hàng Năm 2007 Papadognas đã tiến hành phân tích hiệu quả tài chính trên một mẫu gồm 3035 doanh nghiệp ở Hy Lạp đã chỉ ra lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi quy mô của công ty Amato và Burson (2007) đã kiểm tra mỗi quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính Với các đắc điểm kỹ thuật phân tích tuyến tính trong mô doanh nghiệp, các tác giả cho thấy quy mô nhỏ đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận công ty Ở Việt Nam, nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh của Trương Đông Lộc và Trần Quốc Tuấn đã cho thấy ROE có tương quan lệ thuận với quy mô, cụ thể là ROE sẽ tăng lên 0,007% khi cơ sở sử dụng thêm một lao động Bên cạnh đó, nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) sử dụng thước đo tổng doanh thu để đo lường quy mô của 428 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, kết quả cho thấy quy mô có tác động cùng chiều lên cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp này.
Thứ hai, quy mô và hiệu quả tài chính của công ty không có mối liên hệ với nhau
như nghiên cứu của Amarijit và các cộng sự (2010) cho thấy không có mối liên quan giữa quy mô doanh nghiệp và lệ lợi nhuận Nghiên cứu của Falope và Ajilore (2009) sử dụng một mẫu gồm 50 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Nigeria cũng cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về hiệu quả tài chính trong việc quản lý vốn hay mở rộng quy mô giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ Năm 2011, nghiên cứu của Đỗ Dương Thanh Ngọc về “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã đưa ra kết luận quy mô của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nguyên nhân là do các doanh nghiệp có quy mô lớn thì lợi nhuận sẽ tăng nhưng mức tăng của lợi nhuận không đủ lớn dẫn tới suất lợi nhuận trên tổng tài sản không
14
Trang 32tăng hoặc tăng không đáng kể Như vậy các doanh nghiệp có quy mô lơn chưa chắc là kinh doanh hiệu quả hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn.
1.2.4 Đại dịch COVID-19
Đại dịch Covid-19 là căn bệnh rất dễ lây nhiễm và mức độ lây lan khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam Trong bối cảnh đó, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp để hạn chế rủi ro của dịch bệnh đối với nền kinh tế, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những năm tới Trong phạm vi khóa luận, tác dùng chỉ tiêu đại dịch Covid 19 làm nhân tố biến giả để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết tại TTCK Hà Nội
1.3 Khung nghiền c uứ
Dựa trên các cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính đã phân tích ở trên, dưới đây là bảng tổng hợp các biến và giả thiết để tiến hành nghiên cứu mối tương quan với hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội.
Bảng 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính
Tỷ số nợ (DA) Tổng nợ phải trả/ Tổng tài
Khả năng thanh toán CR (+)/(-) Quy mô công ty Logarit của giá trị doanh
nghiệp (+)/(-) Covid-19 Biến giả Nhận giá trị 0, nếu dữ
liệu trong giai đoạn từ quý I năm 2018- quý
năm 2019 Nhận giá trị 1, nếu dữ liệu trong giai đoạn từ quý I năm 2020 đến quý
Trang 33Qua chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính, nghiên cứu đã đưa ra được những cơ sở lý luận nền tảng cho vấn đề hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bao gồm khái niệm, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính Trong chương này, nghiên cứu cũng đưa ra một số yếu tố được đánh giá sẽ tác động tới hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội Các nhân tố được xem xét bao gồm cả nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Qua chương này, tác giả rút ra được khung nghiên cứu cho đề tài với các biến nhân tố được xem xét sẽ tác động tới hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội là: khả năng thanh toán, quy mô công ty, cấu trúc vốn và đại dịch covid Đây sẽ là cơ sở nghiên cứu, đánh giá cho các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
16
Trang 34CHƯƠNG 2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TYNIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN HÀ NỘI
2.1 Quy trình nghiền c uứ
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Qua sơ đồ nghiên cứu trên, để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài của doanh nghiệp ta cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: Xây dựng các biến trong mô hình nghiên cứu
Dựa vào lý thuyết về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp đã nêu ở chương 1, đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng c có 3 chỉ tiêu là tỉ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỉ suất sinh lời trên VCSH (ROE) nhưng do phạm vi nghiên cứu nên tác giả chọn chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) làm thước đo lường hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Hà Nội.
Ngoài ra, đề tài cũng chỉ ra 4 nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp, đó là: cấu trúc vốn, quy mô công ty, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 Việc xây dựng rõ các chỉ tiêu cần phân tích như trên sẽ giúp cho việc thu thập số liệu được tiến hành nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hơn.
Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu
Dựa trên các chỉ tiêu đo lường, các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính đã được xác định ở bước 1, ta tiến hành thu nhập các số liệu liên quan của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Hà Nội trong giai đoạn 2018-2021 thông qua các báo cáo tài chính đã được kiểm toán đầy đủ.
Trang 35Đối với các chỉ tiêu không có sẵn số liệu cụ thể, ta sẽ tiến hành tính toán thông qua các công thức đã được nêu ở chương 1 này Số liệu thu thập sẽ được sắp xêp một cách khoa học và hợp lý để thuận tiện cho việc chạy phần mềm.
Bước 3: Phân tích thống kê mô tả
Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu, ta sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả, tức là mô tả những dữ liệu đã được xử lý bằng các phép tính, các chỉ số thống kê Qua bước thống kê mô tả này ta có thể nắm bắt khái quát được hiệu quả tài chính và nhân tố tác động đến hiệu quả chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Hà Nội.
Bước 4: Phân tích mô hình hồi quy
Dữ liệu sau khi thu thập cần được kiểm định xem có thỏa mãn các điều kiện để áp dụng được việc phân tích hồi quy tuyến tính hay không và sau đó là xây dựng mô hình hồi quy Trong bước này, ta sẽ kiểm định tính chuẩn mực của dữ liệu thu thập được đề giúp cho các kết quả hồi quy sau này có độ chính xác cao hơn.
Kiểm định đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập trong mô hình, khiến cho các ước lượng hồi quy kém chính xác, khoảng tin cậy cho các hệ số hồi quy cũng rộng hơn, làm giảm ý nghĩa và tính hiệu quả của mô hình Do đó cần phải tiến hành kiểm định đa cộng tuyến để có các biện pháp khắc phục hợp lý để tăng mức độ hiệu quả cho mô hình Ta sẽ tiến hành kiểm định thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) và giá trị độ chấp nhận của biến Tolerance.
Kiểm định tự tương quan
Hiện tượng tự tương quan xảy ra khi có sự tương quan giữa các sai số trong giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển Việc vi phạm giả thiết này sẽ khieesnc ho các ước lượng về phương sai, kiểm định t và kiểm định F không còn đáng tin cậy nữa Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành hiện tượng tư tương quan thông qua phương pháp P-value.
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy dữ liệu bảng sử dụng fix và random effect.
Phương sai sai số thay đổi heteroskedasticity của mô hình REM: (sử dụng kiểm định LM – Breusch and pagan Lagrangian Multiplier ) Dùng lệnh xttest0, nếu p-value < 0.05, bác bỏ Ho (với phát biểu Ho: Phương sai qua các thực thể là không đổi) ( làm bài mong đợi p-value >5% để kết luận phương sai ko đổi).
18
Trang 36Phương sai sai số thay đổi heteroskedasticity của mô hình FEM( dùng kiểm định wald): Dùng lệnh xttest3 (lệnh này không có sẵn trong Stata, phải cài thêm bằng lệnh ssc install xttest3) Nếu p-value < 0.05, bác bỏ Ho (với phát biểu Ho: Phương sai qua các thực thể là không đổi)( làm bài mong đợi p-value >5% để kết luận phương sai ko đổi).
Kiểm định Hausman
Khi hồi quy với dữ liệu mảng, có thể sử dụng mô hình cố định Fixed effect, mô hình ngẫu nhiên Random effect Khi thực hiện chạy mô hình chúng ta cần tìm ra mô hình phù hợp nhất Trong đó kiểm định hausman để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định FE và mô hình tác động ngẫu nhiên RE.
Giá trị Prob>chi2 là giá trị ta cần nhìn vào đánh giá Đó chính là giá trị p value của kiểm định hausman
P-value (Hausman) > 0.05 chấp nhận giả thiết Ho Mô hình được chọn là mô hình tác động ngẫu nhiên REM.
P-value (Hausman) < 0.05 bác bỏ giả thiết Ho Mô hình được chọn là mô hình tác động cố định FEM.
Như vậy, cách chạy kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định FE và mô hình tác động ngẫu nhiên RE được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này.
Bước 5: Kiểm định và khắc phục khuyết tật hiện tượng của mô hình
Từ những kiểm định đã được xem xét và thực hiện các lệnh hồi quy trong Stata 14 từ đó tác giả rút ra kết luận xem các biến độc lập có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc hay không Kết quả kiểm định sẽ chỉ ra mô hình có khuyết tật hay không Từ kết quả đó tác giả đưa ra cách khắc phục khuyết tật để phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Bước 6: Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy
Trong nghiên cứu này, ta sẽ sử dụng hệ số xác định R (R square) và giá trị p-2
value (P>|t|) để kiểm định sự phù hợp của mô hình Dựa vào R ta sẽ đánh giá được2
mô hình tốt hay không tốt, p-value giúp đánh gí được mức độ phù hợp, ý nghĩa thống kê của mô hình.
Cuối cùng ra sẽ xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội để phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố tác động với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, giải thích mô hình và đưa ra mô hình cuối cùng phù hợp nhất.
2.2 Phương pháp nghiền c u và x lý sốố li uứửệ2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
19
Trang 37Trong khoán luận, nguồn dữ liệu mà tác giả thu thập được chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính) hàng năm đã được kiểm toán đầy đủ của 42 CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Hà Nội, cụ thể là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong khoảng giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo từ một số bài báo nghiên cứu, phân tích trên các tạp chí, trang web điện tử về kinh tế Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng các Báo cáo thường niên để thu thập được các số liệu về lệ sở hữu cổ phần trong các công ty Một số trên web điện tử mà tác giả sử dụng để thu thập số liệu như: cophieu68.vn, hnx.vn, finance.vietstock.vn….
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập, dữ liệu sẽ được lưu trữ trong file excel một cách khoa học để thuận tiện cho việc kiểm soát, nhập dữ liệu và chạy phần mềm Tiếp đó, tác giả sẽ sử dụng phần mềm Stata 14 để tiến hành phân tích số liệu Công việc phân tích sẽ được tiến hành theo 6 phương pháp sau đây:
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được Từ thống kê mô tả, ta sẽ biết được các thuộc tính cơ bản như giá trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (Maximum), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard Deviation).
2.2.2.2.Phương pháp phân tích hồi quy
Dữ liệu phân tích trong bài là dữ liệu bảng, do vậy trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng để phân tích các nhân tố tác động tới hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Hà Nội để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Hồi quy dữ liê —u bảng trong phân tích cơ bản thường có hai phương pháp sau: FEM (tác động cố định), REM (tác động ngẫu nhiên).
Mô hình tác động cố định FEM
Với giả định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc.
Mô hình ước lượng sử dụng: Yit = Ci + β Xit + Uit *
20
Trang 38Trong đó
Yit : thời gian (năm) Xit : biến độc lập
Ci (i=1….n) : hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứu β : hệ số góc đối với nhân tố X.
Uit : phần dư.
Mô hình tác động ngẫu nhiên REM
Trong mô hình REM sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Trong đó, phần dư của mỗi đơn vị (không tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới.
Mô hình: Yit = C + β Xit + εi + uit C: Hệ số chặn
β : hệ số góc đối với nhân tố X Yit : thời gian (năm) Xit : biến độc lập
εi : Sai số thành phần của các đối tượng khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng doanh nghiệp)
uit: Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo thời gian.
2.2.2.3 Phương pháp kiểm định Hausman
Kiểm định Hausman là một kiểm tra giả định thống kê trong kinh tế lượng được đặt theo tên của James Durbin, De-Min Wu và Jerry A Hausman Thuật toán này sử dụng để so sánh hai phương pháp ước lượng FEM và REM.
Hay nói cách khác để xem xét mô hình FEM hay REM phù hợp hơn Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không.
Kiểm định Hausman nhằm mục đích xác định mô hình tác động cố định hay ngẫu nhiên là phù hợp trong mô hình dữ liệu bảng Kiểm định này nhằm xác định sai số ui
có tương quan với các biến giải thích hay không Giả thuyết H0 của mô hình cho rằng không có tương quan giữa sai số và cái biến giải thích.
Khi giá trị P-value nhỏ hơn 0,05 ta bác bỏ Ho, khi đó u và biến độc lập tươngi
quan với nhau ta sử dụng mô hình tác động cố định Ngược lại, ta sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên.
21
Trang 39Để thực hiện kiểm định này, đầu tiên chạy mô hình tác động cố định (Lệnh xtreg y x1, fe) sau đó lưu các kết quả ước lượng lại (Lệnh store fixed), sau đó chạy mô hình tác động ngẫu nhiên (Lệnh xtreg y x1, re) sau đó tác chạy tiếp (Lệnh est store re) và (Lệnh husmanm fe re) và cũng lưu kết quả lại (Lệnh store random) qua đó đưa ra kết luận về mô hình để kiểm định có xảy ra hay không.
2.2.2.4 Phương pháp kiểm định đa cộng tuyến
GS.TS Nguyễn Quang Dong, TS Nguyễn Thị Minh (Giáo trình Kinh tế lượng-NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2012) cho rằng khi giữa các biến độc lập không
có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo nhưng có mối liên hệ tuyến tính khá chặt chẽ, ta nói rằng mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến.
Khi trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao sẽ làm cho hệ số xác định R2
lớn, gây ra một số hậu quả cho các ước lượng Xtreg như: khoảng tin cậy trở nên rộng, nghĩa là ước lượng kém chính xác, không cung cấp được thông tin hữu ích, hệ số ước lượng dễ mất đi ý nghãi thống kê ( sai số chuẩn quá lớn làm cho các số t trở nên quá bé)… Chính vì vậy, ta cần kiểm định đa cộng tuyến để kiểm tra tính chính xác của mô hình, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tốt nhất.
Để xem xét mô hình hồi quy có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, ta sẽ sử dụng kiểm định Collinearity dialogistic và đánh giá thông qua độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF- variance inflation factor) Một quy ước chung là nếu VIF>10, Tolerance<0,1 thì đấy là dấu hiệu đa cộng tuyến cao.
2.2.2.5 Phương pháp kiểm định tự tương quan
Khi mô hình có hiện tượng tự tương quan, nghĩa là sai số ngẫu nhiên u tại các
thời điểm khác nhau là có tương quan với nhau (Nguồn: GS.TS Nguyễn Quang Dong,
TS Nguyễn Thị Minh- Giáo trình kinh tế lượng- NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm2012)
Khi mô hình có hiện tượng tự tương quan sẽ gây ra một số hậu quả như phương sai của các hệ số ước lượng thu được bị chệch (thường thấp hơn giá trị thực), khoảng tin cậy tìm được thường bé hơn khoảng tin cậy đúng, từ đó các kiểm định t và F không còn đáng tin cậy nữa Chính vì vậy, để mô hình hồi quy đạt được tính chính xác cao thì ta phải kiểm định xem có hiện tượng tự tương quan hay không, từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý để khắc phục các hậu quả gây ra Kiểm định tự tương quan sẽ được tiến hành dựa trên hệ số P-Value so sánh với hệ số alpha để đưa ra kiểm định tự tương quan có ảnh hưởng đến mô hình hay khôg và có ảnh hưởng tới mô hình hay không rồi đưa ra kết luận về mô hình
22
Trang 402.2.2.6 Phương pháp kiểm định phương sai sai số thay đổi
Phương sai sai số thay đổi (Heteroscedasticity) là hiện tượng mà tại đó phần dư (residuals) hoặc các sai số (u) của mô hình sau quá trình hồi quy không tuân theo phân phối ngẫu nhiên và phương sai không bằng nhau Điều này vi phạm giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính là phương sai thay đổi của các sai số phải giống nhau.
Phương sai sai số thay đổi bắt nguồn từ việc sau sót trong quá trình biến đổi chỉnh sửa dữ liệu hoặc sai dạng hàm mô hình hay có thể là mô hình đã bỏ sót các biến quan trọng, cũng có thể bắt nguồn từ việc sử dụng các thang đo khác nhau cho các quan sát của cùng một biến trong mô hình hồi quy
Phương sai sai số thay đổi vẫn không làm thiên lệch và mất đi tính nhất quán của các ước lượng từ mô hình Tuy nhiên, hậu quả là mô hình không còn là mô hình ước lượng tốt nhất nữa mà cần phải khắc phục trong các mô hình cao cấp hơn.Ngoài ra hiện tượng này sẽ làm chệch đi các kiểm định T và F khiến chúng ta đưa ra các kết luận sai lầm.
2.3 Các biềốn nghiền c u và đo lứường các biềốn nghiền c uứ2.3.1 Mô hình nghiên cứu
Sơ đồ 2.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của cácCTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Hà Nội