1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của hiệp định evfta đối với thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tư eu vào việt nam

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,67 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU (5)
    • 1. Lý do lựa chọn đề tài (5)
    • 2. Mục đích nghiên cứu đề tài (5)
    • 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài (5)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (6)
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN (6)
    • 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (6)
      • 1.1.1. Khái niệm (6)
      • 1.1.2. Đặc điểm (7)
      • 1.1.3. Vai trò (7)
    • 1.2. Hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs) (8)
      • 1.2.1. Bản chất (8)
      • 1.2.2. Mục đích (8)
      • 1.2.3. Phân loại Hiệp định đầu tư quốc tế (9)
    • 1.3. Vai trò của IIAs đối với thu hút FDI (10)
  • CHƯƠNG II: SƠ LƯỢC NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) (11)
    • 2.1. Tổng quan về Hiệp định EVFTA (11)
    • 2.2. Các điều khoả n đ ầu tư trong Hiệp định EVFTA (11)
      • 2.2.1 Các điều khoản nhằ m t ự do hóa đầu tư (11)
      • 2.2.2. Các điều khoản khác (14)
  • Chương III: Tác động của hiệp định EVFTA đến thu hút vố n đ ầu tư nước ngoài (FDI) (15)
    • 3.1. Thực trạ ng đ ầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam trước khi ký kết hiệ p định EVFTA (15)
    • 3.2. Những tác độ ng đ n đ ế ầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi kí kế t Hiệp định EVFTA và EVIPA với EU (18)
      • 3.2.2. Thực trạ ng đ ầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam sau khi kế t Hi ệp định EVFTA và EVIPA (20)
    • 3.3. Dự báo tác động của EVFTA tới thu hút FDI vào Việt Nam trong ời gian th tới (22)
  • CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (24)
    • 4.1. Giải quyế t vấn đ ề cơ sở hạ tầng, chi phí logistics quá cao (24)
    • 4.2. Nâng cao chấ t lượng ngu ồn nhân lực (25)
    • 4.3. Tiêu chí FDI thông minh (25)
    • 4.4. Tiếp tụ c c ải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạ nh c ải cách thủ tục hành chính (26)
    • 4.5. Doanh nghiệ p t ận dụng cơ hộ ừ EVFTA để thu hút nguồn FDI chấ i t t lượng (28)
      • 4.5.1. Nâng cao năng lự ạnh tranh c c (28)
      • 4.5.2. Tìm hiểu thị trường EU (28)
      • 4.5.3. Xây dự ng m ối quan hệ với các nhà đầu tư EU (28)
      • 4.5.4. Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư (28)
      • 4.5.5. Nuôi dưỡng, chú trọng nâng cao chất lượ ng ngu ồn nhân lực (29)
    • PHẦN 3: KẾT LUẬN (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

Chính vì vậy, chúng em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của Hiệp định EVFTA đối với thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Việt Nam” 2.. Mục đích nghiên cứu đề

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Theo các nhà kinh tế học(Economists), đầu tư quốc tế là một hình thức quan trọng của kinh tế đối ngoại, trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thực hiện các dự án đầu tư nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia.Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư nước ngoài trong đó chủ đầu tư nước ngoài sử dụng toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành và tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ thương mại

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về FDI:“ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".”

Quỹ tiền tệ thế giới (IMF - International Monetary Fund) định nghĩa:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý có hiệu quả và giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư”

FDI xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản có ở một nước khác với ý định quản lý nó Quyền kiểm soát (control tham gia vào việc đưa ra các quyết - định quan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sách phát triển của công ty) là tiêu chí cơ bản giúp phân biệt giữa FDI và đầu tư chứng khoán

Các khái niệm đều nhấn mạnh đến mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của một chủ thể cư trú tại một nước, được gọi là nhà đầu tư trực tiếp thông qua một chủ thể khác cư trú ở nước khác, gọi là doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời nhà đầu tư có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này

• Mục tiêu: Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận

• Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này

• Tỷ lệ phân chia lợi nhuận: Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa theo tỉ lệ này Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức

• Về quyền kiểm soát: Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình Vì thế hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không có gánh nặng về nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý

❖ Với các nước đi đầu tư:

• Thông qua FDI, các nước đi đầu tư vận dụng được các lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước được đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

• Cho phép công ty kéo dài chu kì sống của các sản phẩm được sản xuất ra

• Giúp các công ty chính quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên nhiên vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ

• Cho phép chủ đầu tư bành trướng về mặt kinh tế, tăng khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường thế giới

❖ Đối với nước nhận đầu tư: Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ty doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo việc làm cho người lao động FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác Đối với các nước đang phát triển, FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo dài Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếm được giải quyết, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Theo sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ - mới giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới Quá trình đưa - công nghệ vào sản xuất giúp tiết kiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh

Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội hiện đại được du nhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hóa nước ngoài và đi kèm với nó là những hoạt động marketing được mở rộng không ngừng

FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công ty nước ngoài Từ đó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hơn trong việc huy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có những khó khăn riêng: Với các nước đi đầu tư thi nếu môi trường đầu tư bất ổn về kinh tế, chính trị thì nhà đầu tư để bị mất vốn Còn đối với các nước sở tại thì nếu không quy hoạch sử dụng vốn cho hiệu quả thì dễ dẫn đến tình trạng tài chuyên bị khai thác cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.

Hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs)

Hiệp định đầu tư quốc tế ( IIAs International Investment Agreements) là thỏa - thuận giữa cá nước đề cập tới các vấn đề liên quan tới đầu tư quốc tế nhằm điều chỉnh các hoạt động này (trong đó về cơ bản là FDI) và các quy định được các bên thiết lập có ảnh hưởng tới nhà đầu tư khi đầu tư vào một quốc gia.

IIAs thường tập trung vào các nội dung như đãi ngộ, xúc tiến và bảo hộ đầu tư quốc tế, giải quyết tranh chấp, các quy định thâm nhập và hoạt động

Mục tiêu chính của IIA là tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài Điều này có thể được thực hiện bằng cách cung cấp cho các nhà đầu tư sự đảm bảo rằng họ sẽ được đối xử công bằng và không phân biệt đối xử, và rằng họ sẽ được bồi thường nếu đầu tư của họ bị thiệt hại do hành động của chính phủ

Việc kí kết các hiệp định đầu tư quốc tế giúp cho các nước tiếp nhận đầu tư có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến việc thúc đẩy dòng vốn FDI

Xu hướng hình thành các hiệp định đầu tư quốc tế xuất phát từ chính sách tự do hóa đầu tư gắn liền với nhu cầu hoàn thiện môi trường đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư Đây là nhân tố quan trọng nhằm tạo nên môi trường đầu tư thông thoáng, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

1.2.3 Phân loại Hiệp định đầu tư quốc tế

Xét về các vấn đề được điều chỉnh , IIAs gồm 2 nhóm:

❖ Các hiệp định quốc tế chỉ dành cho đầu tư

❖ Các thỏa thuận quốc tế khác có liên quan/điều khoản về đầu tư

1.2.3.1 Các hiệp định quốc tế chỉ dành cho đầu tư

Gồm 3 cấp độ là hiệp định đầu tư song phương, khu vực và địa phương

• Hiệp định đầu tư song phương (bilateral investment treaties, BITs): là một thỏa thuận giữa hai quốc gia liên quan đến việc thúc đẩy và bảo vệ các khoản đầu tư trên lãnh thổ của nhau Phần lớn IIA và BIT

• Hiệp định đầu tư khu vực (regional investment agreements): là hiệp định được ký kết giữa một số nước trong cùng một khu vực Thường gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế ở các khu vực

• Hiệp định đầu tư đa phương (multilateral agreement on investment, MAI): là hiệp định được ký kết giữa các chính phủ của một nhóm nước với nhau Rất khó để đạt được sự nhất trí giữa số lượng lớn các quốc gia, với các lợi ích và chính sách khác nhau về FDI, khiến cho MAI khó được thông qua

1.2.3.2 Các thỏa thuận quốc tế khác có liên quan/điều khoản về đầu tư:

• Các thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực liên quan đến đầu tư: hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs)

• Các thỏa thuận song phương hoặc khu vực điều chỉnh các lĩnh vực rộng, trong đó có đầu tư: hiệp định thương mại tự do FTA…

• Các thỏa thuận đa phương về các lĩnh vực cụ thể và liên quan đến đầu tư: Hiến chương Năng lượng, Hiệp định TRIMS (Agreement on Trade-Related

Investment Measures), Hiệp định GATS (the General Agreement on Trade in Services)

Vai trò của IIAs đối với thu hút FDI

Hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs) đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Các IIAs cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài sự đảm bảo rằng họ sẽ được đối xử công bằng và không phân biệt đối xử, và rằng họ sẽ được bồi thường nếu đầu tư của họ bị tổn hại do hành động của chính phủ Điều này có thể giúp tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư vào một quốc gia và khuyến khích họ đầu tư vào quốc gia đó

IIAs tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, cung cấp cho các nhà đầu tư sự đảm bảo về tính ổn định và minh bạch của môi trường đầu tư Điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư, khiến các nhà đầu tư có nhiều khả năng đầu tư vào một quốc gia

IIAs còn tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, mở ra các cơ hội thị trường mới cho các nhà đầu tư nước ngoài Điều này có thể giúp các nhà đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của họ và tăng lợi nhuận

Ngoài ra IIAs có thể giúp thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kiến thức từ các nhà đầu tư nước ngoài sang các doanh nghiệp trong nước Điều này có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng IIAs có thể có tác động tích cực đến thu hút FDI

Ví dụ, một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng các quốc gia có IIAs với các nước phát triển có xu hướng thu hút nhiều FDI hơn các quốc gia không có IIAs

Tuy nhiên, IIAs cũng có thể có một số nhược điểm Ví dụ, IIAs có thể dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài giành được lợi thế hơn so với các nhà đầu tư trong nước IIAs cũng có thể dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện các quốc gia ký kết IIA, điều này có thể gây tốn kém cho các quốc gia này.

SƠ LƯỢC NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA)

Tổng quan về Hiệp định EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố Ngày 26/06/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là ệp định Thương mại (EVFTA), và một là HiệHi p định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA Tháng 08/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất Hai Hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019 EVFTA và EVIPA được phê chuẩn bởi Nghị viện châu u vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020 Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu u cũng đã thông qua EVFTA Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 Đối với EVIPA, về phía EU, Hiệp định sẽ còn phải được sự phê chuẩn

Các điều khoả n đ ầu tư trong Hiệp định EVFTA

2.2.1 Các điều khoản nhằ m t ự do hóa đầu tư ĐIỀU 8.4: ếp cận thị Ti trường

1 Liên quan đến tiếp cận thị trường thông qua việc thành lập và duy trì một doanh nghiệp, mỗi Bên sẽ dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó đã cam kết theo các điều khoản, hạn chế và điều kiện đã đồng ý và quy định tại Biểu cam kết cụ ể tương ứng của Bên đó tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ ể của Liên minh th th Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ ể của Việth t Nam)

2 Trừ trường hợp được nêu cụ ể tại các Biểu cam kết cụ ể tương ứng của mỗi Bên th th tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ ể của Liên minh Châu u) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ th thể của Việt Nam), trong các ngành đã cam kết mở cửa thị trường, một Bên không được thông qua hoặc duy trì các biện pháp trong môt khu vực hoặc toàn bộ lãnh thổ của Bên đó, như được mô tả dưới đây:

(a) các giới hạn về số lượng các doanh nghiệp có thể ực hiện một hoạt động kinh tế cụ th thể, kể cả dưới hình thức hạn ngạch về số ợng, độc quyền, đặc quyền hoặc các yêu lư cầu về kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(b) các giới hạn về tổng giá trị của giao dịch hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch về số ợng hoặc yêu cầlư u về kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(c) các hạn chế về tổng số các hoạ ộng dịch vụ hoặc tổng số ợng các dịch vụ đầu ra t đ lư được tinh theo đơn vị số lượng chỉ định dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(d) các hạn chế về sự tham gia vốn nước ngoài dưới hình thức các hạn chế về tỷ lệ tối đa của cổ phần nước ngoài hoặc tổng giá trị đầu tư nước ngoài, tính riêng hoặc cộng gộp;

(e) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các loại hình cụ ể của pháp nhân hoặc liên th doanh thông qua đó một nhà đầu tư của Bên kia có thể ực hiện một hoạt động kinh tếth ;

(f) các hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một ngành cụ thể hoặc một nhà đầu tư có thể tuyển dụng ma các thể nhân đo cần thiết cho và liên quan trực tiếp đến việc thực hiện một hoạt động kinh tế dưới hình thức hạn ngạch về số ợng hoặlư c yêu cầu về ểm tra nhu cầu kinh tế.ki ĐIỀU 8.5: Đố ử i x quốc gia

1 Trong các ngành được mô tả tại Biểu cam kết cụ ể tương ứng tại Phụ lục 8-A (Biểth u cam kết cụ ể của Liên minh Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ ể của Việt Nam) th th và phù hợp với bất kỳ điều kiện và trình độ chuyên môn nào được nêu trong các Biểu đó, mỗi Bên, liên quan đến việc thành lập trong lãnh thổ của Bên đó, sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên kia và doanh nghiệp của họ sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho nhà đầu tư của mình và doanh nghiệp của nhà đầu tư đó trong hoàn cảnh tương tự

2 Liên quan đến hoạ ộng của các doanh nghiệp của nhà đầu tư, một Bên sẽ dành cho t đ các nhà đầu tư của Bên kia và doanh nghiệp của các nhà đầu tư đó sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho nhà đầu tư của mình và doanh nghiệp của ho trong hoàn cảnh tương tự

3 Mặc dù có khoản 2 và, phù hợp với Phụ lục 8-C (Ngoại lệ cho Việt Nam về Đối xử quốc gia) trong trường hợp của Việt Nam, một Bên có thể thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp với điều kiện biện pháp đó không trái với các cam kết tương ứng nêu tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ ể củth a Liên minh Châu u) hoặc 8-B (Biểu cam kế ụ ể của Việt Nam), khi biện pháp đó là:t c th(a) một biện pháp được ban hành vào hoặc trước ngày có hiệu lực c a Hiủ ệp định này;

(b) một biện pháp nêu tại điểm (a) được tiếp tục thực hiện, thay thế hoặc sửa đổi sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này, với điều kiện biện pháp đó không kém phù hợp hơn với khoản 2 sau khi biện pháp đó được tiếp tục thực hiện, thay thể hoặc sửa đổi so với biện pháp đã tồn tại trước khi tiếp tục th c hiự ện, thay thế hoặc s a đử ổi; hoặc

(c) một biện pháp không thuộc điểm (a) hoặc (b), với điều kiện biện pháp đó không được áp dụng đối với hoặc theo cách gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp được thành lập trên lãnh thổ của Bên đó trước ngày có hiệu lực c a biủ ện pháp đó ĐIỀU 8.6: Đố ử tối huệ i x quốc

1 Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ của mình, mỗi Bên sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên kia và doanh nghiệp của nhà đầu tư đó sự đố ử không kém thuận lợi hơn sự đố ử i x i x mà Bên đó dành cho nhà đầu tư của một nước thứ ba và doanh nghiệp của nhà đầu tư của nước thứ ba đó, trong hoàn cảnh tương tự

2 Khoản 1 không áp dụng đối với các ngành sau:

(a) dịch vụ truyền thông, ngoại trừ dịch vụ bưu chính và dịch vụ viễn thông;

(b) dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao;

(c) thủy sản và nuôi trồng thủy sản;

(d) lâm nghiệp và săn bắn; và

(e) khai khoáng, bao gồm dầu và khí

3 Khoản 1 không bắt buộc một Bên dành cho nhà đầu tư của Bên kia hoặc doanh nghiệp của nhà đầu tư đó lợi ích từ bất kỳ sự đối xử nào được cam kết tại các hiệp định song phương, khu vực hoặc đa phương đã có hiệu lực trước ngày Hiệp định này có hiệu lực

4 Khoản 1 không bắt buộc một Bên dành cho nhà đầu tư của Bên kia hoặc doanh nghiệp của các nhà đầu tư có lợi ích từ:

Tác động của hiệp định EVFTA đến thu hút vố n đ ầu tư nước ngoài (FDI)

Thực trạ ng đ ầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam trước khi ký kết hiệ p định EVFTA

Tính lũy kế đến tháng 4-2019, EU là đối tác đầu tư lớn thứ tư tại Việt Nam với 2.244 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 24,67 tỷ USD, tương đương 7,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam FDI từ EU đặc biệt tăng nhanh sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và đạt mức kỷ lục 2,6 tỷ USD vốn đăng ký năm 2010 và vốn thực hiện khoảng 1,69 tỷ USD Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, dòng vốn này chậm lại Trong vài năm gần đây, FDI từ EU được phục hồi song vẫn chưa đạt được mức kỷ lục của năm 2010.

Mặc dù có sự gia tăng vốn đầu tư, tỷ ọng FDI của EU vào Việt Nam còn khiêm tr tốn trong tổng FDI của EU ra nước ngoài cũng như FDI của EU vào ASEAN nói chung Theo số ệu thống kê của Eurostat và ASEANStats, năm 2017, FDI của EU chủ yếu là li FDI nội khối (chiếm hơn 61%), FDI vào Mỹ chiếm 29,35%, FDI vào ASEAN đạt 5,7%, tương đương 175,2 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2017 Trong tương quan với các nước ASEAN khác, Việt Nam chưa phải là đối tác đầu tư lớn với tỷ ọng chỉ tr chiếm khoảng 3% tổng đầu tư của EU vào ASEAN, đứng thứ ba sau Xin- -po (85%) và Ma-ga lai-xi-a (10%)

Số dự án đăng ký đầu tư và dòng vốn trên đối tác đầu tư: Theo số ệu từ Cụli c Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, FDI từ EU vào Việt Nam tính lũy kế đến hết tháng 4-2019 có một số đặc điểm: Trong 27/28 nước EU (trừ Crô-a- -a) từng đầu ti tư trực tiếp tại Việt Nam, các nước đầu tư nhiều nhất bao gồm Hà Lan (329 dự án, 9,5 tỷ USD vốn đăng ký), Anh (363 dự án, 5,9 tỷ USD), Pháp (543 dự án, 3,6 tỷ USD), Lúc- xăm-bua (47 dự án, 2,4 tỷ USD), Đức (326 dự án, 2 tỷ USD) và Bỉ (70 dự án, 1 tỷ USD) Lũy kế đến hết tháng 4-2019, đầu tư của các nước này chiếm tới 89,96% tổng đăng ký của EU vào Việt Nam Đầu tư từ các đối tác EU khác là không đáng kể Điều này cho thấy, dư địa để thu hút FDI từ các đối tác truyền thống cũng như các đối tác mới trong

EU còn tương đối lớn

Dòng vốn trên dự án đầu tư: Giá trị trung bình của các dự án FDI do EU đầu tư tương đối nhỏ (11,02 ệu USD), thấp hơn so với mặt bằng chung (12,4 triệu USD) tri Đặc biệt, quy mô dự án FDI của các đối tác EU có sự khác biệ ớn Mộ ố quốc gia có t l t s các dự án đầu tư quy mô lớn, như Lúc-xăm-bua (trung bình 51,48 triệu USD), Hà Lan (29,02 triệu USD), Síp (26,75 triệu USD), Bỉ (14,8 triệu USD), Xlô-va-ki-a (14,15 triệu USD) Còn lại hầu hết đều có quy mô nhỏ từ 1-5 triệu USD hoặc dưới 1 triệu USD

Về lĩnh vực đầu tư, EU đã đầu tư vào 18/21 ngành theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm 36,3% tổng vốn đầu tư, chủ yếu ở các ngành, như lọc hóa dầu 11%, dệt may 6,94%, điện tử 6,4%, chế biến thực phẩm 5,6%, ô-tô và phương tiện vận tải 5,2%); sản xuất, phân phối điện, khí (20,7%), bất động sản (11%) Thông tin và truyền thông (6,6%) Do đó, FDI từ EU đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực tại Việt Nam Các lĩnh vực đầu tư từ EU cũng được trải đều hơn so với FDI từ các nước Nhật Bản và Hàn Quốc

Về địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư EU đã có mặt tại 54 tỉnh, thành trên cả nước, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với kết cấu hạ tầng phát triển, có cảng biển, sân bay, như Thành phố Hồ Chí Minh (15,1%), Bà Rịa - Vũng Tàu (15%), Hà Nội (14,8%), Quảng Ninh (9%), Đồng Nai (8,3%), Bình Dương (6,9%) Vì vậy, FDI từ EU chưa giúp cải thiện được khoảng cách phát triển giữa các vùng và khu vực trong cả nước Đối với hình thức đầu tư, phần lớn các dự án đầu tư của EU tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài Hình thức liên doanh, BOT, BT, BTO chiếm tỷ lệ ỏ Điều này dẫnh n tới tính liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước, cũng như tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế

Nói chung, FDI từ EU vào Việt Nam có sự tăng trưởng , đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua cung cấp nguồn vốn cho đầu tư phát triển; thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại; giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; thúc đẩy doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực quản trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường Đặc biệt, các nhà đầu tư châu u có ưu thế về công nghệ, góp phần tích cực tạo ra một số ngành, nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao

Xu thế đầu tư trực tiếp của EU hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ, ) Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI từ EU đã mang đến một số công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực, như dầu khí, công nghiệp nặng, dịch vụ bưu chính, tại Việt Nam

Tuy nhiên, FDI từ EU vào Việt Nam còn chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng về vốn, công nghệ và kỹ thuật của các nhà đầu tư EU Số ợng dự án FDI có lư quy mô lớn trong các lĩnh vực là lợi thế của các nước EU, đồng thời là lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm thu hút, như các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ xanh, dự án đầu tư của EU vẫn tập trung tận dụng nguồn lao động giá rẻ để thực hiện các công đoạn lắp ráp, chế biến sản phẩm bán trong nước và xuất khẩu Đồng thời, FDI tập trung ở các thành phố lớn và có hình thức 100% vốn nước ngoài nên tính liên kết và tác động lan tỏa từ FDI còn hạn chế.

Những tác độ ng đ n đ ế ầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi kí kế t Hiệp định EVFTA và EVIPA với EU

Khi Việt Nam ký kết Hiệp định EVFTA, tình hình kinh tế - chính trị và an ninh quốc gia của Việt Nam đã trải qua một giai đoạn mới Chính phủ ệt Nam đã đặt ra Vi những mục tiêu rõ ràng trong việc thúc đẩy sự ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia và tăng cường vị ế quốc tế của Việt Nam trên thị th trường quốc tế Chính phủ thúc đẩy các biện pháp cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân Tại mức độ quốc tế, Việt Nam đã chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ hợp tác và tăng ờng tương tác với các quốc gia thành viên EU EVFTA không chỉ là cư một thỏa thuận thương mại, mà còn là một công cụ quan trọng giúp Việt Nam tăng cường vai trò của mình trên trường quốc tế Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác EU để thúc đẩy các giá trị nhân quyền, phát triển bền vững và hợp tác trên các vấn đề quốc tế quan trọng như biến đổi khí hậu và an ninh toàn cầu Chiến lược đối ngoại của Việt Nam đã chuyển hướng từ việc tập trung vào các thị trường lân cận đến việc tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược trên thế giới, đặc biệt là trong khuôn khổ của EVFTA Việt Nam đã tham gia vào các cuộc đàm phán quốc tế và thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác với các quốc gia và tổ ức quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩch u và đầu tư, đồng thời cũng giúp đất nước này đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu

3.2.1 Những thay đổi tại Việt Nam về lĩnh vự c đ ầu tư nước ngoài sau khi kí kế t Hiệp định EVFTA và EVIPA

3.2.1.1 Về bố ảnh khi ký kếi c t hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA là FTA đầu tiên giữa Việt Nam với khu vực thuộc tốp đầu về xuất khẩu tư bản (đầu tư ra nước ngoài), EVFTA mang tới nhiều kỳ vọng về việc thu hút đầu tư vào Việt Nam từ EU nói riêng và đầu tư nước ngoài nói chung Kỳ vọng này là hợp lý bởi: (i) EVFTA có nhiều cam kết về mở cửa đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất cao hơn so với WTO, cho phép nhà đầu tư EU quyền tiếp cận thị trường rộng hơn; (ii) EVFTA có các cam kế ề ể ế, quy tắt v th ch c tiêu chuẩn cao trong nhiều lĩnh vực như sở hữu trí ệ, cạnh tranh, thương mại điện tử… có thể góp phần làm nhà đầu tư tu nước ngoài nói chung và EU nói riêng yên tâm hơn với môi trường kinh doanh Việt Nam; (iii) EVFTA mở rộng mạng lưới kết nối sản xuất giữa Việt Nam với các đối tác toàn cầu, thúc đẩy nhu cầu sản xuất tiêu dùng, từ đó kích thích đầu tư

Nhưng ít nhất trong giai đoạn 02 năm đầu thực thi Hiệp định, khả năng hiện thực hóa kỳ vọng này bị hạn chế đáng kể bởi: (i) Các quy t đế ịnh đầu tư cần một khoảng thời gian khá dài để ực hiện, vì vậy có thể chưa phản ánh ngay trong các số ệu thực tế th li giai đoạn đầu; (ii) Các yếu tố biến động mạnh của kinh tế ế giới nói chung và EU nói th riêng trong giai đoạn 2020-2022 có thể làm xáo trộn dòng vốn đầu tư (bao gồm cả các diễn biến có lợi và bất lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam); (iii) EVIPA, Hiệp định với các cam k t mế ạnh về bảo hộ nhà đầu tư cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài (ISDS) đặc thù cho nhà đầu tư EU ở Việt Nam chưa được thông qua, vì vậy chưa thể phát huy tác dụng kỳ vọng trong thu hút đầu tư từ Khối này.

3.2.1.2 Những thay đổi để cải thiện môi trường đầu tư và đáp ứng yêu cầu của Hiệp định

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi EVFTA được thực thi, Việt Nam đã chịu tác động bởi Hiệp định do đó đã có những hoạt động đổi mới về ể ế, cải thiện môi th ch trường đầu tư do thực hiện Hiệp định sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư Các cam kế ộng và sâu về đầu tư của Hiệp định sẽ giúp Việt Nam tiếp tụt r c đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể ế và môi trường kinh doanh ở ệt Nam, tạo thuận lợi cho ch Vi các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam Mặt khác, các cam kết về thuận lợi hóa đầu tư cùng với mức độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ

EU vào Việt Nam tăng Sau khi kí Hiệp định EVFTA, Việt Nam đã thực hiện một số thay đổi về pháp luật, thể ế và môi trường kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu củch a hiệp định này Dưới đây là mộ ố điểm chính mà Việt Nam đã thay đổt s i:

• Thiết lập các quy tắc xuất xứ: Theo EVFTA, hàng hóa xuất khẩu từ ệt Nam Vi đến các quốc gia thành viên EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ cụ ể Việth t Nam đã thiết lập quy tắc và hệ thống chứng nhận xuất xứ để đáp ứng các yêu cầu này

• Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR): ệt Nam đã cảVi i thiện hệ ống bảo vệ quyềth n sở hữu trí tuệ, bao gồm việc siết chặt các biện pháp pháp lý để ngăn chặn việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dựa trên Chương 12 c a Hiệp định EVFTA ủ

• Loại bỏ hoặc giảm thuế: Theo EVFTA, cả EU và Việt Nam đã đồng ý giảm hoặc loại bỏ mộ ố t s thuế đối với hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia đối tác.

Cải thiện môi trường đầu tư: Việt Nam đã thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, bao gồm việc cải thiện quy trình hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam Trong năm 2020, Chính phủ tiếp tục cắt giảm 239 điều kiện kinh doanh, nâng tổng số điều kiện kinh doanh được cắt giảm từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay là 3.893/6.191, cắt giảm 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 TTHC liên quan kiểm tra chuyên ngành; tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa ước tính khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm

Tăng cường chuẩn mực lao động: Các quy định về quyền lợi và điều kiện làm việc cho người lao động đã được cải thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế Tại Việt Nam, Hiệp định EVFTA giúp tăng thêm việc làm khoảng 146.000/năm, tập trung vào những ngành thâm dụng lao động và có tốc độ xuất khẩu cao sang thị trường EU.

Chống trốn thuế và gian lận thương mại: Việt Nam đã thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn trốn thuế và gian lận thương mại, bao gồm việc tăng cường hợp tác với các cơ quan quố ế để đốc t i phó với các hành vi này

Những thay đổi này đều nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kinh doanh và đầu tư, đồng thời tăng cường tính minh bạch và công bằng trong thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên EU theo điều kiện của EVFTA.

3.2.2 Thực trạ ng đ ầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam sau khi kế t Hi ệp đị nh EVFTA và EVIPA

Tình hình đầu tư vào Việt Nam đã trải qua nhiều biến động kể từ sau khi ký kết Hiệp định EVFTA và EVIPA Sau khi hiệp định EVFTA và EVIPA có hiệu lực, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Thỏa thuận này giúp giảm giới hạn và loại bỏ một số thuế nhập khẩu, mở cánh cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất, tăng cường hợp tác công nghệ và tạo việc làm Sự ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế đều đặn và những cải thiện liên tục về môi trường kinh doanh đã làm cho Việt Nam trở thành một trong những thị trường đầu tư tiềm năng nhất trong khu vực Các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam không chỉ hưởng lợi từ hai Hiệp định EVFTA và EVIPA mà còn từ sự phát triển và tiềm năng của đất nước này, tạo ra một hình ảnh tích cực và khả quan cho tương lai đầu tư tại Việt Nam Hiệp định EVFTA cũng nâng cao chất lượng đầu tư vào Việt Nam từ các đối tác có nguồn gốc là các nước phát triển do Việt Nam tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ Điều này sẽ tạo ra những động lực mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam Theo đó, cơ cấu lĩnh vực đầu tư cũng có thể thay đổi khi Việt Nam thu hút được các đối tác đầu tư mới và các lĩnh vực thu hút đầu tư được mở rộng Dòng vốn FDI vào những lĩnh vực đầu tư còn dư địa lớn tại Việt Nam và EU cũng có thế mạnh như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Các dự án FDI của EU vào Việt Nam tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo Các doanh nghiệp EU đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ ống phân th ngành kinh tế ốc dân vào Việt Nam Trong đó, 3 lĩnh vực được quan tâm đầu tư nhiềqu u chính là: Công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản Gần đây, các doanh nghiệp EU có xu hướng quan tâm tới các ngành dịch vụ như logistics, bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ, năng lượng sạch, công nghiệp phụ ợ, chế biến thựtr c phẩm, nông nghiệp công nghệ cao

Năm 2020, FDI của EU vào Việt Nam đạt gần 1.376 triệu USD vốn đăng kÝ, giảm 8,6% so với 2019, đứng thứ 8 và chiếm 4,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam Sau khi sụt giảm vào năm 2020 do sự kiện Vương Quốc Anh chính thức rút khỏi EU cũng như những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 Đến năm 2021, số ợng các dự án FDI của EU lư vào Việt Nam l i trên đà tăng trạ ở lại và đạt gần mức đỉnh cũ của năm 2019

Dự báo tác động của EVFTA tới thu hút FDI vào Việt Nam trong ời gian th tới

Trong lĩnh vực, 5 nhóm ngành hàng mà EU đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam có thể kể đến gồm nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; nhóm bán buôn và bán lẻ; nhóm sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; nhóm hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; thông tin và truyền thông và nhóm giáo dục đào tạo

Thực tế từ kết quả ực thi Hiệp định EVFTA cũng ghi nhận, các tỉnh thành địth a phương trong cả nước vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đối với việc tận dụng lợi thế từ các FTA để thu hút vốn đầu tư nước ngoài về địa phương mình Do vậy, các bộ, ngành cần triển khai để tăng cường hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI từ EU trong thời gian tới là tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến về EVFTA và EVIPA; cải cách thể ế; cải thiện chất lượng môi trường đầu tư - kinh doanh; hoàn thiện hơn ch các loại hình dịch vụ tư vấn và tạo thuận lợi đầu tư; tập trung đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có được 6 cơ hội lớn nhờ EVFTA và EVIPA Trong đó, đáng chú ý, những cam kết thương mại trong EVFTA sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng quy mô FDI từ các quốc gia nội khối và FDI nói chung do những cam kết về cắt giảm thuế quan Đồng thời, EVFTA sẽ giúp tăng quy mô FDI của EU vào Việt Nam do hiệp định này giúp cho doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường Việt Nam cũng như thị trường ASEAN rộng lớn, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Về môi trường đầu tư, việc thực hiện EVFTA cùng với những cam kết về mở cửa th trưị ờng hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và việc th c thi EVIPA sự ẽ tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực mà EU có tiềm năng và thế mạnh EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy làn sóng FTA tiếp theo vào Việt Nam và cũng giúp nâng cao chất lượng các dự án FDI Điều này phù hợp với định hướng của Việt Nam trong Nghị quyết 50-NQ/TW của Chính phủ về thu hút FDI chất lượng cao.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo, Việt Nam vẫn phả ối mặt với nhiềi đ u thách thức trong việc thu hút FDI, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế ới nói chung gi và kinh tế EU nói riêng có nhiều biến động Những lợi thế mà EVFTA mang lại chỉ là ngắn hạn khi các đối thủ chính trong ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Philippines cũng đang tích cực đàm phán FTA với EU; trong khi đó, khối này hướng tới một FTA chung vớ ả khu vực ASEAN.i c

Ngoài ra, việc thực thi hiệp định còn dẫn tới những áp lực và chi phí liên quan tới c i cách thả ể ế, chính sách, hay thậch m chí làm gi m "dòng chả ảy" FDI vào Việt Nam nhất là trong b i cố ảnh FDI toàn cầu đang suy giảm và có tính chọn lọc hơn.

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Giải quyế t vấn đ ề cơ sở hạ tầng, chi phí logistics quá cao

Cơ sở hạ tầng tốt là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng Theo logic, nếu mở cửa hội nhập càng tốt, càng thu hút được đầu tư chất lượng cao Để thu hút đầu tư việc đầu tiên phải làm là hạ tầng kết nối, hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghiệp phải xử lý rất tốt Hạ tầng công nghiệp là các khu công nghiệp Và nếu cải cách thị trường trong nước càng tốt thì khả năng thu hút đầu tư nước ngoài càng cao

Chất lượng cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, viễn thông và năng lượng, là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Chính phủ cần thúc đẩy các dự án tiềm năng nhưng hiện đang chậm tiến độ, như hệ ống tàu điện ngầ ở TP Hồ th m Chí Minh, triển khai 5G hoặc xây dựng sân bay Long Thành, Đồng Nai Một khi hoàn thành, các dự án này sẽ giúp Việt Nam trở thành một nền kinh tế năng suất và tiên tiến hơn

Từ đó, đưa ra 9 giải pháp tổng thể cần hướng tới:

Một là , hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp ật, cải cách thủ tục hành lu chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành

Hai là, rà soát các quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ kết nối của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics

Ba là, tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tả ằng đường sắt và đường thủy nộ ịa i b i đ

Bốn là, phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển

Năm là, tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng logistics Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới

Sáu là, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng Cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách, vốn ODA cho các dự án

Bảy là, khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Huy động tối đa mọi nguồn lực để tăng cường thực hiện kết nối; đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Tám là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng

Chín là, xử lý nghiêm các vi phạm về vi phạm sử dụng nguồn vốn, làm “ nguội” tiến trình giải ngân của nhà nước cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nâng cao chấ t lượng ngu ồn nhân lực

Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững phải phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có kỹ năng, đây cũng là một trong những đột phá chiến lược để phát triển đất nước trong thời gian tới Việt Nam cần phát triển lực lượng lao động lành nghề để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài bằng các phương thức:

Thứ nhất, đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng giáo dục đào tạo, trọng tâm là chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, thay đổi phương thức giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp

Thứ hai, đảm bảo quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hộ ủa đất nưới c c

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư, cả doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích cực tham gia vào hoạt động đào tạo, phát triển kỹ năng nghề

Thứ tư, xây dựng các mô hình gắn kết với giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động theo từng vùng, từng địa phương phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù

Thứ năm, đẩy mạnh dự báo nhu cầu về đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt là ngành nghề khoa học và kỹ thuật công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao

Thứ sáu, sắp xếp tổ ức mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, ch linh hoạt, hiện đại, dễ ếp cận đa dạng về ại hình, hình thức tổ ức, phân bổ hợp lý ti lo ch cả về cơ cấu ngành, trình độ vùng, miền và đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tiêu chí FDI thông minh

Để bảo vệ môi trường của chính chúng ta, hoàn thành các mục tiêu khí hậu năm

2050 và tăng cường sản xuấ ền vững, các FDI mớ ần phảt b i c i đáp ứng được những tiêu chí tối thiểu Các nền kinh tế khác trong khu vự ẽ dễ dàng chuyển hoạ ộng sản xuấc s t đ t gây ô nhiễm của họ sang Việt Nam, nhưng chúng ta không nên hoặc không thể dễ dàng chấp nhận Chúng ta cần thay đổi tư duy - mọi FDI chảy vào Việt Nam đều phải tốt Nền kinh tế ệt Nam, bao gồm cả hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất nước ngoài tạVi i nước ta, cần trở nên xanh hơn

Bên cạnh đó, trong bối cảnh phát triển xanh, phát triển bền vững, yêu cầu không chỉ là làm cách nào thu hút vốn FDI nhiều hơn, mà cần hướng tới những nguồn vốn vào Việt Nam phải thật chất lượng, theo xu thế bền vững toàn cầu Muốn thu hút được các nguồn vốn trong lĩnh vực công nghệ cao từ Liên minh châu u (các quốc gia trong khu vực này đều hướng đến phát triển kinh tế số và tăng trưởng xanh) thì Việt Nam cần có những chính sách cụ ể để thu hút FDI dành riêng cho khu vực này.th Đối với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia châu Á, Việt Nam cần tiếp tục duy trì và khai thác mối quan hệ sâu rộng hơn nữa Đặc biệt, sau dịch bệnh COVID-19, chuỗi cung ứng đã thay đổi rất nhiều và các nước hiện đang hướng đến rút ngắn chuỗi cung ứng, tìm kiếm các chuỗi cung ứng gần hơn, Việt Nam cần chớp thời cơ để tạo điều kiện, hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam.

Tiếp tụ c c ải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạ nh c ải cách thủ tục hành chính

Quá trình thu hút FDI nói chung và từ EU nói riêng, đã góp phần bổ sung động lực tăng trưởng kinh tế, tăng thu NSNN, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình phát triển dựa trên công nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức cao, giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho hàng triệu lao động… Tuy nhiên, nguồn vốn FDI từ EU vẫn chưa được khai thác như mong đợi Doanh nghiệp EU thường khó đầu tư vào các lĩnh vực mà mình có thế mạnh, do gặp không ít hạn chế về sự minh bạch và thuận lợi trong thủ tục nói riêng và quản lý nhà nước nói chung về FDI, cũng như yêu cầu về chất lượng lao động đào tạo và các điều kiện về cơ sở hạ tầng Bên cạnh đó, đi kèm với hiệp định EVFTA, ta cũng cần cân nhắc đến những rủi ro và mặt hạn chế trong việc thực thi Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định EVIPA) Chính vì thế, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện hơn nữa nhằm thu hút dòng vốn có chất lượng tốt hơn trong tương lai bằng các biện pháp:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng môi trường thể ế, quy hoạch, quảng bá và xúc ch tiến đầu tư FDI

Theo nhận định của TS Nguyễn Thị Thanh Mai, “Hiện nay, chất lượng thể ế ở chViệt Nam vẫn bị đánh giá là thấp và là điểm nghẽn trong thu hút FDI của EU vào Việt Nam trong khi đây là yếu tố then chố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đầu tư của doanh t nghiệp.” Từ đó, Chính phủ tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, trình các cấp có thẩm quyền ban hành theo đúng lộ trình quy định trong EVIPA Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể ế, chính sách ch đầu tư, kinh doanh, đề xuất trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các quy định trong hiệp định này, trong đó cần tăng cường giám sát thực thi ở cấp cơ sở để bảo đảm các chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh được triển khai có hiệu quả trên thực tế

Thứ hai phát triển, chú trọng đến kinh tế bền vững, kinh tế xanh

Theo ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu u tại Việt Nam: “Xu hướng đầu tư mới của doanh nghiệp châu u tại Việt Nam là đi sâu vào các dự án tạo giá trị giá cao, dịch chuyển một số trung tâm phát triển nghiên cứu vào Việt Nam” Cần khẩn trương rà soát và hoàn thiện quy hoạch quốc gia về thu hút FDI, với định hướng ưu tiên thu hút các dự án FDI có giá trị gia tăng cao; cơ quan xúc tiến đầu tư FDI cần được chuyên trách hóa và đưa ra được danh mục dự án thu hút đầu tư phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp EU, nhất là trong các lĩnh vực sở trường của họ là công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ ất lượng cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng và viễn thông, vậ ải, ch n t phân phối… Chính vì vậy, nhà nước, Chính phủ cũng cần tích cực đổi mới mục tiêu phát triển đối với các doanh nghiệp theo hướng phát triển xanh, phát triển bền vững, chú trọng các yếu tố bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, tạo cơ hội việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

Thứ ba, Việt Nam cần tăng cường minh bạch hóa trong các hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư, bảo đảm các quy định pháp luật về đầu tư phải được thực hiện tuân thủ đầy đủ quy trình thủ tục, cũng như bảo đảm tính minh bạch trong việc cấp, thu hồi và quản lý dự án đầu tư, không phân biệt đ i xố ử Ngoài ra, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật và giám sát thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ sau đầu tư nhằm hạn chế và phòng ngừa tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài Hơn nữa, việc thực thi EVIPA hay EVFTA cũng đòi hỏi Việt Nam nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, thẩm phán, luật sư, trọng tài viên quốc tế, doanh nghiệp để đáp ứng xử lý các tranh chấp đầu tư theo hiệp định này.

Thứ tư, EVFTA đi đôi với các dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại, vì vậy cần chú trọng đến việc chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, hướng tới xây dựng Chính phủ số; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

Doanh nghiệ p t ận dụng cơ hộ ừ EVFTA để thu hút nguồn FDI chấ i t t lượng

Tại báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu u, Chủ nhiệ Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn m Giàu nhấn mạnh “EVFTA là cơ hội để ệt Nam có thể thu hút thêm các nhà đầu tư từ Vi

EU trong các lĩnh vực như công nghiệp chế ến chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng bi lượng sạch, năng lượng tái tạo và dịch vụ.” Mặt khác, EVFTA cũng giúp Việt Nam có thêm động lực cải cách thể ế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cộng ch đồng doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra nhiều việc làm cho người dân Có thể thấy rõ những cơ hội mà hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) đã mang lại cho Việt Nam trong thu hút FDI chất lượng Để tận dụng được những cơ hội này, các doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp sau:

4.5.1 Nâng cao năng lự ạnh tranh c c Để thu hút được vốn FDI chất lượng, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Điều này thể ện ở ất lượng sản phẩm, dịch vụ, khả năng đáp hi ch ứng nhu cầu của thị trường, khả năng đổi mới sáng tạo, Các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng thương hiệu, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

4.5.2 Tìm hiểu thị trường EU

EU là một thị trường tiềm năng với quy mô lớn và sức mua cao Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về ị th trường EU, bao gồm các quy định, tiêu chuẩn, thị hiếu, của người tiêu dùng để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường này Cũng như có thể phát triển những chiến lược sản phẩm để phù hợp với văn hóa tiêu dùng, từ đó thúc đẩy xuất khẩu nhờ mối quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam dựa trên những điều khoản của hiệp định

4.5.3 Xây dự ng m ối quan hệ với các nhà đầu tư EU

Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư EU Điều này có thể được thực hiện thông qua tham gia các hội nghị, triển lãm, xúc tiến thương mại, tại EU hoặc các nước thành viên EU Mối quan hệ này chính là những tiền đề vững chắc, đóng vai trò trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, giúp cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và nâng cao đờ ống của nhân dân i s

4.5.4 Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư

Các doanh nghiệp cần tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, bao gồm các thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, để thu hút được vốn FDI chất lượng Doanh nghiệp nên cắt giảm những thủ tục hành chính rườm rà, mất nhiều thời gian và chi phí và đặc biệt nghiêm chỉnh cắt bỏ những thủ tục liên quan đến vấn nạn tham nhũng Tăng cường công tác chuyển đổ ố, số hóa trong các quy trình thủ tụi s c đăng ký hay hợp tác giúp cho nhà đầu tư thuận lợi hơn trong quá trình đàm phán

4.5.5 Nuôi dưỡng, chú trọng nâng cao chất lượ ng ngu ồn nhân lực

Xu hướng đầu tư mới của doanh nghiệp châu u tại Việt Nam là đi sâu vào các dự án tạo giá trị giá cao, ứng dụng những công trình công nghệ cao, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng và có kiến thức chuyên sâu Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng cần phải bắt kịp xu hướng, trau dồi, mở rộng các lớp đào tạo những kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt liên quan đến lĩnh vực công nghệ, để có thể bắt kịp xu hướng, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể thu hút những nguồn vốn FDI chất lượng

Việc tận dụng cơ hội từ EVFTA để thu hút nguồn FDI chất lượng là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Các doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các giải pháp trên để nâng cao khả năng thu hút FDI chất lượng.

KẾT LUẬN

Sau khi tìm hiểu về EVFTA cũng như là tác động của hiệp định này tới việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI , nhóm chúng em thấy được việc ký kết hiệp định đã có các tác động vô cùng lớn đối với nền kinh tế ệt Nam nói chung cũng như là các lĩnh Vi vực như đầu tư, xuất nhập khẩu, công nghệ,… nói riêng Trước khi kí kết hiệp định, FDI từ EU sang Việt Nam vẫn còn vô cùng khiêm tốn, đầu tư từ các nước EU là chưa đáng kể Trong khi các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhận được mức đầu tư FDI lớn, thì các tình kém phát triển hơn thì chỉ nhận được mức đầu tư FDI ở mức dưới 10% Qua đó, tính lan toả và tính liên kết về vốn đầu tư nước ngoài giữa các khu vực còn hạn chế

Sau khi kí kết hiệp định đầu tư nước ngoài EVFTA đối với EU, nền kinh tế của VIệt Nam như được trải qua một giai đoạn mới Các chiến lược đối ngoại của Việt Nam đã dần chuyển sang các thị trường nước ngoài, chính phủ bày ra những mục tiêu rõ rảng cũng như ngày nay thấy được vị trí uy tín của Việt Nam trên th trưị ờng quố ế c t chính là minh chứng rõ nhất cho việc chính phủ đang làm tốt trong việc ổn định chính trị, đường lối rõ ràng.Với việc cởi bỏ một số ại thuế cũng như cởi mở hơn trong việc mở cửa đấlo t nước mà hiệp định mang lại, trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đã trên đà tăn trưởng trở lại và biến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp EU

Tuy còn một số những điểm yếu liên quan tới cơ sở hạ tầng cũng như chi phí logistic khiến cho việc thu hút đầu tư gặp số ững trợ ngại, Việt Nam đã có thể đưa ra nh nhanh chóng các giải pháp như hoàn thiện hệ ống văn bản quy phạm pháp luật, phát th triện vận tải, rà soát quy hoạch, cái thiện nhân sự,… Những điều này sẽ giúp Việt Nam trong tương lai phần nào thu hút được nhiều hơn vồn FDI chất lượng, và đặc biệ ẽ có t s nhiều hơn những hiệp định sẽ có thể được kí kết để tăng cường tính gắn kết giữa các quốc gia i nhau vớ

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w