1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thi hết môn đề tài phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo việt nam

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG---o0o---Bài thi hết môn: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNGHọc kỳ III nhóm 3 năm học 2021 - 2022Đề tài: Phân tích hoạt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -Bài thi hết môn:

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG(Học kỳ III nhóm 3 năm học 2021 - 2022)

Đề tài: Phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh

của sản phẩm gạo Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn: Trần Văn Vinh Sinh viên thực hiện:Lê Ngọc Anh

Số điện thoại:0377581103

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Đề tài: Phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩugạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh

tranh của sản phẩm gạo Việt Nam

HÀ NỘI - 2022

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Hiện nay, gạo là loại lương thực chính của phần lớn người dân và là một giống cây trồng có vai trò chiến lược trong an ninh lương thực của Việt Nam Chính sách đổi mới năm 1986 đã đánh dấu bước chuyển mình của sản xuất lúa gạo tại Việt Nam Điều đó được thể hiện qua việc Việt Nam đã đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia và vươn lên thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới Châu Á và Châu Phi là 2 thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam, trong đó Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất

Theo thống kê của Viên Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam Có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng Trung bình một năm Việt Nam sản xuất khoảng 26-28 triệu tấn gạo sau khi dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6-6,5 triệu tấn Hằng năm lượng gạo xuất khẩu Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo toàn thế giới Hạt gạo Việt đã có mặt tại hơn 150 nước và vùng lãnh thổ

Sinh kế của hơn 15 triệu nông dân nhỏ lẻ dựa vào nguồn thu từ cây lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên con số này đang giảm dần do lợi nhuận không cao Ví dụ ở An Giang thu nhập bình quân hàng tháng của hộ nông dân từ cây lúa là 100 đô- la (tương đương với 2,2 triệu Việt Nam đồng) và chỉ bằng 1/15 thu nhập hộ trông cà phê ở Tây Nguyên (theo Oxfam đăng trên thời báo Kinh Tế năm 2014) Cùng với đó là sự cạnh tranh về giá ngày càng mạnh dù sản lượng tăng nhưng giá gạo xuất khẩu luôn bấp bênh, không ổn định Nguyên nhân của tình trạng này là do khó khăn trong xuất khẩu lúa gạo chủ yếu là sang Trung Quốc Năm nay, lượng gạo tồn kho của Trung Quốc khá cao và họ liên tục xả kho Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tiến hành kiểm soát chặt vấn đề chất lượng, đa dạng hóa thị trường cung cấp gạo cho mình Trung Quốc cấp hạn ngạch cho các thị trường khác như Myanmar, Campuchia… nên xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc càng gặp nhiều khó khăn Ngoài ra tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn thế giới chậm lại nên nhu cầu tiêu thụ lúa gạo

1

Trang 5

cũng giảm đi; đồng thời các quốc gia cũng cố gắng chủ động một phần lương thực Bên cạnh đó, các hàng rào kỹ thuật, các tiêu chí về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cũng là yếu tố gây khó khăn cho nông sản Việt.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đòi hỏi Việt Nam phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp Một trong số đó chính là hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo- hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị gạo Việt Nam và năng lực cạnh tranh của ngành gạo trên thị trường quốc tế Tuy nhiên đến này đây vẫn là một vấn đề nhức nhối của ngành lúa gạo Việt Nam Chuỗi cung ứng gạo của ta đang gặp rất nhiều khó khăn từ khâu lưu kho, bảo quản, vận chuyển hàng hóa, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được Chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo vẫn còn hạn chế về vốn và quy mô giao dịch, người nông dân sản xuất không có nhiều động lực cải thiện chất lượng lúa gạo do lợi nhuận thấp và đặc biệt là chưa có sự kết nối thông tin thị trường và yêu cầu thị trường nước ngoài.

Nhận thấy hoạt động logistics của chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng trong hoat động xuất khẩu gạo Việt Nam Cho nên vièm chọn nghiên cứu đề tài ‘‘ phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam’’

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Xây dựng cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, hoạt động logistic và lợi thế cạnh tranh như khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng, hoạt động logistics và quản

Trang 6

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH

1.1 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics

1.1.1 Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng 1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng (SUPPLY CHAIN) là một hệ thống tổ chức, con người, các nguồn lực, thông tin, các hoạt động liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng

Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng là điều chỉnh thượng nguồn (những nhà cung cấp) và hạ lưu (những khách hàng) để phân phối những giá trị tốt nhất với chi phí thấp nhất có thể cho khách hàng.

1.1.1.2 Các bộ phận cấu thành và thành viên của chuỗi cung ứng Các bộ phận cấu thành

Nhà cung cấp, nhà sản xuất/ nhà vận chuyển/ kho vận/ phân phối…

Chuỗi là một hệ thống liên quan,kết nối và liên hệ chặt chẽ với nhau giữa nhà sản xuất, phân phối, người tiêu dùng…

Thành viên của chuỗi cung ứng Thượng nguồn( upstream supply chain)

Bao gồm các hoạt động giữa nhà sản xuất và các nhà cung ứng của họ ( có thể là các hà sản xuất khác, các nhà lắp ráp ) và cả những nhà cung cấp của các nhà cung cấp

Trong phần thượng lưu của chuỗi cung ứng, hoạt động chủ yếu là mua sắm (procurement)

Trung lưu (internal supply chain)

Bao gồm tất cả các hoạt động bên trong công ty để chuyển các đầu vào thành các đầu ra, Các hoạt động chủ yếu là quản lý sản xuất, sản xuất và quản lý hàng lưu kho.

Hạ lưu (downstream supply chain)

3

Trang 7

Phần này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng

1.1.1.3 Mô hình chuỗi cung ứng

1.1.2 Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics 1.1.2.1 Khái niệm hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics

Hoạt động logistics

Nói đến logistics là nói đến lập kế hoạch, các kế hoạch đơn lẻ của dòng chảy sản phẩm, thông tin liên quan… từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ, nơi sử dụng cuối cùng.

Quản lý hoạt động logistics

Quản lý logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa.

1.1.2.2 Vai trò của hoạt động logistics

Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.

Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.

Hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian-địa điểm (just in time).

4

Trang 8

1.2 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh

1.2.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí

Để giảm chi phí, ta có thể tăng khối lượng hàng bán ra, sản xuất ra, tăng thị phần… nhưng không thể cứ tăng lên tùy tiện Logistics và chuỗi cung ứng có thể tăng hiệu suất và năng suất sản xuất góp phần giảm giá thành sản phẩm.

1.2.2 Lợi thế cạnh tranh về giá trị

Có thể nói (giá trị trong những trường hợp như thế này ) là thứ được tính bằng tiền của các nguồn lực tạo ra sản phẩm.

Khách hàng nói họ mua “tiện ích” chứ không phải hàng hóa.?

Giá trị gia tăng nằm trong vật liệu, trong công nghệ áp dụng để sản xuất, tay nghề của nhà sản xuất….

1.3 Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt độnglogistics

5

Trang 9

PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng gạo

2.1.1 Một số nét chính về xuất khẩu gạo Việt Nam Về kim ngạch xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,05 triệu tấn gạo, mang về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 Tuy giảm về giá trị, nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn so một số nước xuất khẩu gạo truyền thống như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar….

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu

Philippines tiếp tục là thị trường dẫn đầu chiếm 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước Bên cạnh đó, việc Bộ Nông nghiệp Philippines chính thức cấp lại giấy phép kiểm dịch thực vật SPS-IC cho các thương nhân nhập khẩu gạo trong tháng 5 vừa qua đã giúp khôi phục kết quả xuất khẩu gạo vào thị trường này.

Ngoài Philippines thì nhu cầu ổn định từ thị trường Trung Quốc, Châu Phi và Cuba cũng góp phần mạng lại kết quả xuất khẩu quý II và 6 tháng đầu năm 2022 đầy lạc quan.

Thống kê cho thấy xuất khẩu gạo sang EU trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt trên 30.000 tấn, với kim ngạch 23 triệu USD Riêng trong quý 1/2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 22.500 tấn gạo sang thị trường này, thu về gần 18 triệu USD, tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Về giá gạo xuất khẩu

Trong nửa đầu năm nay cũng có xu hướng tăng và hiện ở mức 420 USD/tấn đối với gạo 5% tấm - do nhu cầu lương thực tăng và cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến khách hàng chuyển sang mua gạo của các nước châu Á Tuy vậy, Cục Xuất nhập khẩu cũng nhìn nhận rằng, mức giá này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021, khi cùng kỳ đạt 470 USD/tấn.

Nhờ xuất khẩu ổn định, hiện tại giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn; cao hơn gạo Pakistan 20 USD/tấn và cao hơn gạo Ấn Độ 75 USD/tấn.

6

Trang 10

Đóng góp của xuất khẩu gạo trong phát triển kinh tế

Gạo là một trong 28 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 6 tháng năm 2022.

Hiện năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ trở thành quốc gia bền vững an ninh lương thực hơn phần lớn các quốc gia đang phát triển ở châu Á và có sản lượng lớn xuất khẩu.

2.1.2 Các thành viên của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng

7

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w