11CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP .... 104CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC
Trang 1BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục tiêu nghiên cứu 7
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7
4 Giả thuyết khoa học 7
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
6 Phạm vi nghiên cứu 8
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8
8 Những luận điểm bảo vệ 10
9 Đóng góp mới của Luận án 11
10 Cấu trúc của Luận án 11
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 12
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 12
1.2 Một số khái niệm cơ bản 18
1.3 Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng tổng thể 24
1.4 Quản lý chất lượng đào tạo trường trung cấp chuyên nghiệp theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) 49
1.5 Kinh nghiệm một số nước về quản lý chất lượng đào tạo theo TQM 61
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 64
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 65
2.1 Thị trường nhân lực Thành phố Hồ Chi Minh 65
2.2 Khái quát về các cơ sở đào tạo TCCN tại Thành phố Hồ chí Minh 67 2.3 Thực trạng chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
Trang 22.5 Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp Kỹ thuật và
Nghiệp vụ Nam Sài Gòn theo hướng tiếp cận TQM 84
2.6 Đánh giá các yếu tố tác động đến quản lý chất lượng đào tạo 96
2.7 Đánh giá chung 101
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 104
CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 105
3.1 Định hướng phát triển giáo dục trung cấp chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 105
3.2 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 108
3.3 Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp theo tiếp cận TQM 110
3.4 Mối quan hệ của các giải pháp 138
3.5 Điều kiện thực hiện mô hình và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 139
3.6 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của mô hình quản lý chất lượng các trường trung cấp chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận TQM 141
3.7 Thử nghiệm một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài gòn Thành phố Hồ Chí Minh 143
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 150
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 152
1 KẾT LUẬN 152
2 KHUYẾN NGHỊ 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
Trang 3BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BĐCL Bảo đảm chất lượng
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CSVC Cơ sở vật chất
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
ISO Tiêu chuẩn quốc tế về bảo đảm chất lượng
KĐCL Kiểm định chất lượng
KT-XH Kinh tế -Xã hội
LĐTBXH Lao động Thương binh và Xã hội
NCKH Nghiên cứu khoa học
NLTH Năng lực thực hiện
QLCL Quản lý chất lượng
SP-DV Sản phẩm – Dịch vụ
SX-KD Sản xuất – Kinh doanh
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
TCKT&NVNSG Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
THPT Trung học phổ thông
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TQM Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management) TTLĐ Thị trường lao động
VHCL Văn hoá chất lượng
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.3 So sánh công việc quản lý theo truyền thống và quản lý theo quá trình 53
Bảng 2.12 Tình hình giảm học sinh sau năm học thứ nhất tại một số trường TCCN 80 Bảng 2.13 Hiệu suất đào tạo và kết quả xếp loại tốt nghiệp của HS (thi lần đầu) 81 Bảng 2.14 Hiệu suất đào tạo toàn khoá ở một số trường TCCN (thi lần đầu) 81 Bảng 2.15 Ý kiến về tỷ lệ đầu tư CSVC so với tổng kinh phí hoạt động hàng năm 83 Bảng 2.16 Tổng hợp ý kiến học sinh về chất lượng đào tạo của trường
TCKT&NVNSG
86
Bảng 2.17 Tổng hợp ý kiến học sinh về chất lượng đào tạo các khoa – Trường
TCKT&NVNSG
88
Bảng 2.21 Tổng hợp ý kiến về tầm quan trọng của các điều kiện QLCL đào tạo 98
Bảng 2.23 Tổng hợp ý kiến về lựa chọn ưu tiên đổi mới các điều kiện QLCL đào
tạo tại trường TCCN
100
Bảng 2.24 Các điều kiện cần ưu tiên đầu tư cải thiện để nâng cao chất lượng đào
tạo TCCN
100
Bảng 3.1 Tóm tắt các chuẩn QLCL đào tạo của trường TCKT&NVNSG theo tiếp
cận TQM
125
Bảng 3.2 Tương quan giữa các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng TCCN với các
chuẩn QLCL quá trình đào tạo các trường TCCN theo tiếp cận TQM
129
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của mô hình quản lý chất
lượng đào tạo TCCN theo tiếp cận TQM
142
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quan niệm về chất lượng (Nguyễn Việt Hùng) 21
Sơ đồ 1.3 Các cấp độ quản lý chất lượng (Salis) 25
Sơ đồ 1.4 Mô hình quản lý chất lượng theo triết lý TQM 29
Sơ đồ 1.5 Mô hình chức năng quản lý chất lượng tổng thể 35
Sơ đồ 1.6 Mô hình quản lý chất lượng của tổ chức SX-DV theo
TQM
37
Sơ đồ 1.7 Bảy công cụ kiểm soát chất lượng (QCT) 38
Sơ đồ 1.8 Bảy công cụ quản lý và hoạch định (MPT) 39
Sơ đồ 1.10 Chu trình Deming theo nhận thức đầy đủ 44
Sơ đồ 1.12 Hai mô hình tổ chức đào tạo theo TQM 46
Sơ đồ 1.13 Mô hình hệ thống cung ứng dịch vụ trường TCCN 50
Sơ đồ 1.15 Nguyên tắc cải tiến theo hệ thống quản lý chất lượng tổng
thể của trường TCCN
54
Sơ đồ 1.16 Hệ thống quản lý chất lượng EFQM 62 Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ thu hút lao động của các nhóm ngành nghề 66 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu các ngành đào tạo nghề nghiệp tại TP.HCM 69
Sơ đồ 3.1 Mô hình quản lý chất lượng đào tạo tại trường TCCN theo
hướng tiếp cận TQM
108
Biểu đồ 3.2 Tổ chức và quản lý nhà trường TCCN 144
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bối cảnh trong nước và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng tạo nên những cơ hội thuận lợi nhưng cũng là thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực Việt Nam
là nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” là một trong 3 đột phá chiến lược Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 22/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương đã nêu nhiệm vụ để thực hiện phát triển bền vững đất nước, giáo dục đào tạo (GD&ĐT) cần đổi mới cơ bản và toàn diện theo hướng:
“…Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng…”
Trong thời gian qua, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) có những bước phát triển mới về quy mô; thực hiện xã hội hóa; đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất
và trang thiết bị Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém về chất lượng đào tạo, mà nguyên nhân chủ yếu là quản lý chất lượng đào tạo chưa được các trường TCCN quan tâm đúng mức Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nhân lực qua đào tạo trình
độ TCCN chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động (TTLĐ) và nhu cầu xã hội (NCXH), chưa có hệ thống đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng (QLCL) đào tạo phù hợp và hiệu quả
Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, TCCN phải đổi mới theo hướng: gắn với NCXH, chuyển từ đào tạo chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả Để bảo đảm chất lượng đào tạo TCCN tại TP.HCM nơi có TTLĐ sôi động và nhu cầu lớn về nhân lực TCCN thì giải pháp cấp bách, then chốt là triển khai
mô hình và thực hiện các giải pháp QLCL đào tạo hiệu quả nhằm góp phần đáp ứng nhu
Trang 7cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước
và hội nhập quốc tế
Luận án đặt ra các vấn đề cấp bách phải giải quyết:
+ QLCL đào tạo cấp trường TCCN cần được xây dựng và triển khai trên cơ sở luận
cứ khoa học nào?
+ QLCL đào tạo cấp trường TCCN TP.HCM thực hiện theo mô hình nào, cần có những giải pháp nào? Vì sao?
Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu khoa học và nghiêm túc Vì vậy, nghiên
cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên lý luận và đánh giá thực trạng để đề xuất các giải pháp khả thi
về QLCL đào tạo tại các trường TCCN – TP.HCM
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo tại các trường TCCN
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường TCCN – TP.HCM
4 Giả thuyết khoa học
Chất lượng đào tạo tại các trường TCCN hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng NCXH và TTLĐ của TP.HCM Có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là QLCL đào tạo tại các trường TCCN chưa được định hướng và chưa được quan tâm đúng mức Nếu nghiên cứu đề xuất được mô hình QLCL đào tạo tại các trường TCCN theo hướng tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) và đề xuất một số giải pháp chủ yếu, khả thi về quản lý chất lượng quá trình đào tạo, quản lý các hoạt động cải tiến và hình thành môi trường văn hóa chất lượng (VHCL) trong nhà trường thì hiệu quả QLCL đào tạo sẽ được cải thiện qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường TCCN, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực của TP.HCM
Trang 85 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLCL đào tạo tại các trường TCCN
- Đánh giá chất lượng đào tạo và thực trạng QLCL đào tạo tại các trường TCCN – TP.HCM
- Đề xuất mô hình QLCL đào tạo cấp trường TCCN-TP.HCM và một số giải pháp chủ yếu QLCL đào tạo theo hướng tiếp cận TQM
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu:
- QLCL đào tạo trường TCCN TP.HCM theo hướng tiếp cận TQM:
+ Thực trạng chất lượng đào tạo và QLCL đào tạo tại các trường TCCN- TP.HCM; tập trung khảo sát và đánh giá thực trạng tại một số trường TCCN;
+ Đề xuất mô hình QLCL đào tạo cấp trường theo hướng tiếp cận TQM và các giải pháp triển khai QLCL đào tạo tại các trường TCCN-TP.HCM;
+ Thử nghiệm tại trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn (TCKT&NVNSG)
6.2 Giới hạn về điều tra, khảo sát
- Khảo sát trên cơ sở lựa chọn mẫu tại một số trường TCCN-TP.HCM
- Phân tích kinh nghiệm trong khu vực và trên thế giới nhằm lựa chọn mô hình và giải pháp phù hợp áp dụng vào QLCL đào tạo trường TCCN-TP.HCM
6.3 Giới hạn về thời gian
Nghiên cứu đánh giá thực trạng đào tạo TCCN và thực trạng QLCL đào tạo TCCN cấp trường trong giai đoạn 2007-2012
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận và quan điểm tiếp cận
7.1.1 Tiếp cận hệ thống
Hệ thống là một tổng thể, tạo nên bởi nhiều thành tố có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau Khi thay đổi một thành tố sẽ dẫn đến sự thay đổi của cả hệ thống
Trang 9Vì vậy khi nghiên cứu một sự vật, phải xem xét những mối tương tác bên trong của chính sự vật đó cũng như mối quan hệ của nó với những sự vật khác có liên quan Xây dựng cơ sở lý luận và giải pháp QLCL đào tạo TCCN cần quan tâm đến mối quan hệ mật thiết giữa TCCN với các cấp bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân và mối quan hệ giữa QLCL đào tạo các trường TCCN với tổng thể QLCL trong đào tạo nói chung
7.1.2 Tiếp cận thị trường
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đào tạo nhân lực tuân thủ những quy luật chung về phát triển KT-XH và các quy luật cơ bản của thị trường, đó là: quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị QLCL đào tạo các trường TCCN phải đáp ứng được yêu cầu nhân lực của TTLĐ, nhất là về năng lực cạnh tranh của nhân lực qua đào tạo
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp (PP) nghiên cứu sau đây được sử dụng để nghiên cứu đề tài:
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá, mô hình hóa các tài liệu của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới liên quan đến chất lượng, QLCL để xây dựng cơ
sở lý luận cho nghiên cứu
7.2.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu
PP tổng hợp, phân tích được sử dụng để thu thập, xử lý, đánh giá dữ liệu từ các văn bản, tài liệu của các cơ quan liên quan như: Văn kiện của Đảng, Nhà nước, các tài liệu của Bộ giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH),
Sở GD&ĐT và Sở LĐTBXH…tại TP.HCM
7.2.3 Phương pháp thống kê
Sử dụng một số công thức toán học áp dụng trong nghiên cứu quản lý giáo dục để
xử lý các số liệu và kết quả điều tra
Trang 107.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình QLCL ở Việt Nam và một số nước trên thế giới nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể QLCL đào tạo tại các trường TCCN-TP.HCM
7.2.5 Phương pháp chuyên gia
Tổ chức hội thảo khoa học, trực tiếp xin ý kiến các chuyên gia nghiên cứu, đào tạo,
sử dụng lao động để củng cố cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và hoàn thiện một số giải pháp QLCL đào tạo TCCN-TP.HCM Tiến hành trao đổi với một số giáo viên (GV), học sinh (HS) các trường TCCN nhằm thu thập những thông tin cần thiết bổ sung cho PP điều tra khảo sát
7.2.6 Phương pháp nghiên cứu điển hình
Thu thập ý kiến thông qua hội thảo chuyên đề, khảo sát bằng phiếu hỏi, tham quan thực tế tìm hiểu thực trạng QLCL đào tạo trường TCCN-TP.HCM
Tiến hành khảo sát tại trường TCKT&NVNSG và một số trường TCCN và trường Cao đẳng (được nâng cấp từ trường TCCN)
7.2.7 Phương pháp khảo nghiệm
Sử dụng PP khảo nghiệm để kiểm chứng tính khả thi và tính cấp thiết của giải pháp
đề xuất trong luận án
8 Những luận điểm bảo vệ
- Quản lý chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định đến bảo đảm chất lượng đào tạo của các trường TCCN
- Hình thành mô hình QLCL đào tạo trường TCCN theo hướng tiếp cận TQM giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới căn bản và toàn diện TCCN ở nước ta và TP.HCM
- QLCL đào tạo tại các trường TCCN-TP.HCM theo hướng tiếp cận TQM đạt được lợi ích kép:
+ Bảo đảm đào tạo không có phế phẩm: nguồn nhân lực qua đào tạo TCCN đáp ứng yêu cầu của TTLĐ và thăng tiến trong nghề nghiệp;
Trang 11+ Tạo cơ sở để triển khai công tác kiểm định chất lượng (KĐCL) và tiến tới được quốc tế công nhận tương đương về chất lượng đào tạo TCCN Việt Nam, một trong những điều kiện quan trọng để giáo dục nước ta hội nhập vào quốc tế
9 Đóng góp mới của Luận án
- Hệ thống hóa và làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về QLCL đào tạo cấp
trường TCCN
- Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo và QLCL đào tạo cấp trường TCCN tại
TP.HCM
- Đề xuất mô hình và một số giải pháp triển khai QLCL theo hướng tiếp cận TQM
để nâng cao chất lượng đào tạo TCCN và có thể chuyển giao ứng dụng tại các trường
TCCN trên địa bàn TP.HCM
10 Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương chính:
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH