quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp nghiên cứu điển hình một số trường đại học khối ngành kinh tế kinh doanh trên địa bàn hà nội

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp nghiên cứu điển hình một số trường đại học khối ngành kinh tế kinh doanh trên địa bàn hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHÙNG THẾ VINH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ - KINH DOANH TRÊ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHÙNG THẾ VINH

QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ - KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHÙNG THẾ VINH

QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ - KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Hoàng Văn Hải

HÀ NỘI – 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận án này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Văn Hải và GS.TS Nguyễn Quý Thanh Các số liệu và kết quả có được trong luận án là hoàn toàn trung thực, những nội dung trong Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả

Phùng Thế Vinh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu nghiêm túc tại Trường Đại học Kinh tế -

ĐHQGHN, đến nay tôi đã hoàn thành Luận án tiến sĩ với đề tài: “Quản trị đại học

theo tinh thần doanh nghiệp: Nghiên cứu điển hình một số trường đại học khối

ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội”

Có được kết quả này, trước hết cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy giáo, cô giáo, những người đã truyền đạt những tri thức quý giá cho tôi trong thời gian tôi được học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Ngoài việc hoàn thành Luận án trên, tôi còn nhận thấy rằng bản thân mình đã có rất nhiều tiến bộ về cách tư duy, về việc nhận định và giải quyết các vấn đề khi tôi được học, được tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại cùng với sự tâm huyết của các thầy giáo, cô giáo Đặc biệt tôi xin được trân trọng cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Văn Hải và GS.TS Nguyễn Quý Thanh đã tận tình, trách nhiệm hướng dẫn, định hướng tôi hoàn thành Luận án tiến sĩ này

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ Phòng Đào tạo, Viện Quản trị kinh doanh và những đơn vị liên quan khác đã giúp tôi về tài liệu và các thông tin liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của tôi đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện Luận án tiến sĩ

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ 7

1.1 Những nghiên cứu về quản trị đại học 7

1.1.1 Nghiên cứu về quan điểm quản trị đại học 7

1.1.2 Nghiên cứu về xu thế phát triển của quản trị đại học 10

1.1.3 Nghiên cứu về mô hình quản trị đại học 14

1.2 Những nghiên cứu về quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp 18

1.2.1 Nghiên cứu mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp 18

1.2.2 Nghiên cứu mô hình đại học doanh nghiệp 20

1.2.3 Nghiên cứu tinh thần doanh nghiệp trong quản trị đại học 24

1.3 Khoảng trống nghiên cứu 26

CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP 28

2.1 Tổng quan về quản trị đại học 28

2.1.1 Khái niệm về quản trị đại học 28

2.1.2 Đặc điểm và vai trò của quản trị đại học 32

2.2 Khái quát chung về tinh thần doanh nghiệp 36

2.2.1 Khái niệm về tinh thần doanh nghiệp 36

2.2.2 Quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp 42

2.2.3 Các nội dung quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp 44

2.2.4 Các biểu hiện của tinh thần doanh nghiệp trong quản trị đại học 48

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp 53

Trang 6

2.3.1 Nhân tố khách quan 53

2.3.2 Nhân tố chủ quan 57

2.3.3 Mô hình đánh giá các nhân tố tác động tới quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp 63

2.4 Kinh nghiệm quản trị đại học trên thế giới 71

2.4.1 Kinh nghiệm từ các trường đại học của Hoa Kỳ 71

2.4.2 Kinh nghiệm từ các trường đại học của Australia 74

2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 78

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 81

3.1 Quy trình nghiên cứu 81

3.2 Phương pháp nghiên cứu 83

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 83

3.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát 83

3.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 87

3.2.4 Phương pháp nghiên cứu case-study 90

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ -KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 92

4.1 Bối cảnh đổi mới quản trị đại học tại các trường đại học ở Việt Nam 92

4.1.1 Xu hướng các trường đại học phải thực hiện tự chủ 92

4.1.2 Luật giáo dục đại học sửa đổi được ban hành và triển khai 94

4.1.3 Yêu cầu đổi mới giáo dục đại học phù hợp với các chuẩn quốc tế 97

4.1.4 Yêu cầu của thị trường lao động 101

4.2 Phân tích thực trạng quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp của các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội 103

4.2.1 Khái quát chung 103

4.2.2 Đánh giá một số biểu hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường đại học nghiên cứu 108 4.3 Đánh giá chung về quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp của các trường

Trang 7

đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội 139

4.3.1 Những kết quả đạt được 139

4.3.2 Những tồn tại, hạn chế 141

4.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế 143

CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY THỰC HIỆN QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC THEO TINH THẦN DOANH NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ - KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 146

5.1 Phương hướng và mục tiêu đổi mới quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp 146

5.2 Các đề xuất cơ bản nhằm thúc đẩy thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp 147

5.2.1 Hoàn thiện sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý theo tinh thần doanh nghiệp 147

5.2.2 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý theo tinh thần doanh nghiệp 149

5.2.3 Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên 151

5.2.4 Đầu tư cơ sở vật chất và hoàn thiện quy chế tài chính 153

5.2.5 Tăng cường thu hút và xã hội hóa hoạt động đầu tư phát triển trường 154

5.2.6 Đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong và ngoài nước 156

5.3 Một số kiến nghị 157

5.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 157

5.3.2 Kiến nghị với Bộ giáo dục và Đào tạo 159

KẾT LUẬN 161

TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations 2 Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

4 CEO Chief Executive Officer 11 ĐHQG Đại học Quốc gia

12 ĐHQGHCM Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh 13 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 21 KMO Kaiser - Meyer – Olkin 22 NCKH Nghiên cứu khoa học

24 NSNN Ngân sách nhà nước

Trang 9

STT Từ viết tăt Nguyên nghĩa

26 MIT Massachusetts Institute of Technology

27 OECD Organization for Economic Cooperation and Development

35 UNAM Universidad Nacional Autónoma de México 36 UTT University Technology Transfer

37 XDCB Xây dựng cơ bản

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BẢNG BIỂU

1 Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các khái niệm và thang đo nghiên cứu

4 Bảng 4.1 Xếp hạng QS châu Á đối với một số cơ sở giáo dục đại

5 Bảng 4.2 Tổng hợp tuyên bố sứ mạng của 6 trường đại học 108 6 Bảng 4.3 Số lượng văn bản nội bộ được ban hành 113 7 Bảng 4.4 Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố khám phá

8 Bảng 4.5 Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 1 120 9 Bảng 4.6 Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố khám phá

10 Bảng 4.7 Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần

11 Bảng 4.8 Mã hóa lại các khái niệm và thang đo nghiên cứu 122 12 Bảng 4.9 Tóm tắt hệ số Cronbach’s Alpha của các khái niệm và

13 Bảng 4.10 Tóm tắt kết quả khảo sát quản trị đại học theo tinh thần

14 Bảng 4.11 Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Chính sách của Nhà nước 129 15 Bảng 4.12 Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Sự phát triển của thị trường

16 Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Hợp tác trong nước và

17 Bảng 4.14 Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Người học 132 18 Bảng 4.15 Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Nhân lực 132

Trang 11

STT Bảng Nội dung Trang

20 Bảng 4.17 Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố Tài chính và cơ sở vật chất 134 21 Bảng 4.18 Bảng sắp xếp các khái niệm và thang đo nghiên cứu 135

25 Bảng 4.22 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến QTĐH 138 26 Bảng 4.23 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 139

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

1 Hình 1.1 Mô hình đại học doanh nghiệp và phát triển doanh

3 Hình 2.1 Nội dung quản trị theo tinh thần doanh nghiệo trong

5 Hình 2.3 Mô hình quản trị đại học khởi nghiệp với cách tiếp cận

6 Hình 2.4 Mô hình phân tích dự kiến về các nhân tố tác động đến quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp 68

9 Hình 4.1 Cơ cấu nhân lực theo nhóm đối tượng 2017 112

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu đối với mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, những thành công trong giáo dục sẽ là nền tảng cho sự phát triển của mỗi quốc gia Giáo dục là sự bền vững, là phương tiện để chúng ta giáo dục công dân về các giá trị, cơ hội và lựa chọn mà mỗi người phải phát triển bản thân như một tác nhân nhận thức, độc lập, có trách nhiệm và tích cực về số phận của chính mình (Medrick, 2013) Giáo dục đại học (GDĐH) là giai đoạn giáo dục bậc cao thường diễn ra ở các trường đại học, trường cao đẳng, học viện, và viện công nghệ, bao gồm các bậc sau trung học phổ thông như cao đẳng, đại học và sau đại học Những năm vừa qua, GDĐH của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, nền giáo dục của nước ta, đặc biệt là GDĐH đã bộc lộ rõ những bất cập và hạn chế như: Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, hoạt động đào tạo chưa gắn với thực tiễn, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng của các trường đại học còn hạn chế Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập này được nhiều nghiên cứu lý giải do cơ chế quản lý bao cấp của Nhà nước và mô hình quản trị đại học nội tại của các trường Các trường đại học không được tự chủ trong hoạt động quản trị, do đó: Trong chuyên môn học thuật, không được chủ động quyết định về chương trình đào tạo, hệ đào tạo để gắn với thực tiễn sử dụng; tổ chức bộ máy bị hạn chế bởi luật công chức, viên chức với nhiều thủ tục hành chính làm giảm tính chủ động, năng động của các trường; đặc biệt là vấn đề về tài chính khi các trường đại học không được chủ động để quyết định nguồn thu và các mức chi của mình Các trường đại học chỉ thụ động đào tạo theo số lượng Nhà nước đặt hàng với những ngành nghề nhất định mà chưa gắn với nhu cầu xã hội và chưa có tính dự báo, không phát huy được tính sáng tạo

Trang 14

Cùng với sự đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, Nhà nước không thể tiếp tục “bao cấp” các trường đại học nên đã từng bước “cởi trói” cho các trường đại học hướng tới sự tự chủ Thực tiễn cũng đã cho thấy, tự chủ đại học giúp cho các trường đại học vận hành tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các trường đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường Xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ Nhà nước kiểm soát (state control) sang Nhà nước giám sát (state supervison) Trong mô hình giám sát, Nhà nước sẽ tập trung xây dựng khung luật pháp, chính sách và giảm dần can thiệp trực tiếp vào hoạt động các trường Khi đó, mức độ tự chủ trong tổ chức hoạt động của các trường đại học sẽ cao hơn Trong bối cảnh đó, các trường đại học Việt Nam đã có những thay đổi tư duy về quản trị đại học, nhưng thay đổi đó vẫn chưa theo kịp được yêu cầu và thực tiễn phát triển của đất nước Vẫn còn tình trạng “cơ quan chủ quản” can thiệp trực tiếp vào hoạt động các trường đại học; tài chính của nhiều trường còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước; chưa có phương án khả thi để tăng ổn định nguồn tài chính trong dài hạn; sự công khai minh bạch còn thấp, trách nhiệm giải trình đối với người học và xã hội chưa cao Vì vậy, yêu cầu tiếp tục đổi mới quản trị đại học là rất cần thiết và có ý nghĩa sống còn với các trường đại học hiện nay

Để quản trị hiệu quả và nâng cao tính tự chủ, các trường đại học nên tổ chức, quản trị như một doanh nghiệp, với các cơ chế hoạt động và giám sát hiệu quả Tuy nhiên, cũng có ý kiến không đồng tình việc trường đại học trở thành doanh nghiệp vì họ cho rằng giáo dục đại học phải là dịch vụ công với sự hỗ trợ và dẫn dắt của Nhà nước Nếu trường đại học là doanh nghiệp, các trường sẽ chỉ chạy theo hiệu quả, lợi nhuận làm giảm sự tiếp cận của người dân, và có thể không phù hợp với yêu cầu về dài hạn của xã hội Mặc dù khác nhau về quan điểm, các nhà nghiên cứu và quản lý đều cho rằng nên đưa tinh thần doanh nghiệp vào quản trị đại học, đó là trường đại học phải có ý chí chủ động, không ngừng đổi mới sáng tạo, mọi hoạt động quản trị phải gắn với hiệu quả, mọi cá nhân trong trường đại học phải chủ

Trang 15

động tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, tích hợp phát triển tri thức khoa học, hướng tới tạo ra một giá trị cộng hưởng thiết thực và hiệu quả hơn Theo Hoàng Văn Hải và cộng sự (2012), ngoài việc củng cố và bồi đắp các yếu tố vật chất, thì yếu tố tinh thần được coi là cội nguồn sức mạnh căn bản của doanh nghiệp Do đó, đại học được quản trị theo tinh thần doanh nghiệp sẽ là nền tảng cho đổi mới, sáng tạo và tự chủ của các trường đại học Tuy nhiên, tinh thần doanh nghiệp được tích hợp vào hoạt động quản trị đại học như thế nào? Ở những nội dung gì? Biểu hiện như thế nào? Và những nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp? là các chủ đề có tính thời sự hiện nay Đặc biệt từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 và Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 có hiệu lực, đến nay đã có 23 trường đại học công lập tham gia thực hiện thí điểm và rất nhiều trường khác cũng đang trong quá trình chuẩn bị Việc nghiên cứu mô hình quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp càng trở nên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn với các trường đại học Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn hướng

nghiên cứu về “Quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp: Nghiên cứu điển

hình một số trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội”

làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án nghiên cứu để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp tại các trường đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên địa bàn Hà Nội

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan và hệ thống hoá các vấn đề lý luận, thực tiễn về quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp: xác định khái niệm, nội dung, biểu hiện và các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị đại học theo tinh thần doanh nghiệp

Ngày đăng: 01/05/2024, 08:07

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan