luận án tiến sĩ kinh tế kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn hà nội

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
luận án tiến sĩ kinh tế kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí mục tiêu tại các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội .... CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC CÔN

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của PGS.,TS Chúc Anh Tú và PGS., TS Nguyễn Minh Phương

Các số liệu, kết quả trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả luận án

LÊ THỊ HƯƠNG

Trang 2

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 2

2.1 Các công trình nghiên cứu về KTQT chi phí ở trong nước 2

2.2 Các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trên thế giới 9

2.3 Các bài báo có liên quan đến luận án 11

2.4 Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu 12

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 14

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 14

4.1 Đối tượng nghiên cứu 14

4.2 Phạm vi nghiên cứu 14

5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 15

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 15

6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 18

7 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 21

8 KẾT CẤU LUẬN ÁN 22

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 23

1.1 BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 23

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chi phí 23

1.1.2 Bản chất kế toán quản trị chi phí 26

1.1.3 Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 28

1.1.4 Các giai đoạn phát triển của KTQTCP theo liên đoàn kế toán quốc tế 30

Trang 3

1.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

33

1.2.1 Đặc điểm sản phẩm xây lắp ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí 33

1.2.2 Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí 35

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 37

1.3.1 Phương pháp chi phí tiêu chuẩn 37

1.3.2 Phương pháp chi phí mục tiêu 40

1.3.3 Phương pháp chi phí Kaizen 43

1.3.4 Lựa chọn phương pháp kế toán quản trị chi phí phù hợp với doanh nghiệp xây lắp 47

1.4 NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 50

1.4.1 Phân loại chi phí 51

1.4.2 Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán 60

1.4.3 Vận dụng phương chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp xây lắp 65

1.4.4 Phân tích chi phí sản xuất nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định 75

1.4.5 Tổ chức kế toán trách nhiệm chi phí 77

1.4.6 Báo cáo kế toán quản trị chi phí 78

1.5 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 82

1.5.1 Kế toán quản trị chi phí ở Mỹ 82

1.5.2 Kế toán quản trị chi phí tại các nước đang phát triển ở Châu Á 86

1.5.3 Bài học kinh nghiệm để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam 89

kết luận chương 1 91

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 92

Trang 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

92

2.1.1 Khái quát về các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội 92

2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội 100

2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 109

2.2.1 Thực trạng phân loại chi phí 109

2.2.2 Thực trạng xây dựng định mức chi phí và lập dự toán trong các doanh nghiệp xây lắp 114

2.2.3 Thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí mục tiêu tại các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội 119

2.2.4 Thực trạng phân tích chi phí cho việc ra quyết định kinh doanh 129

2.2.5 Thực trạng báo cáo kế toán quản trị 132

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC CÔNG CY CỔ PHẦN XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 133

2.3.1 Những kết quả đạt được 133

2.3.2 Những mặt tồn tại 135

2.3.3 Nguyên nhân 142

kết luận chương 2 144

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 145

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 145

3.2 YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 148

3.3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 153 3.3.1 Hoàn thiện phân loại chi phí 153

Trang 5

3.3.2 Hoàn thiện hệ thống định mức chi phí và lập dự toán 157

3.3.3 Hoàn thiện việc vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội 160

3.3.3.3 Đánh giá kết quả thực hiện chi phí 164

3.3.4 Hoàn thiện phân tích chi phí sản xuất phục vụ việc ra quyết định 169

3.3.5 Hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm chi phí 170

3.3.6 Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị 172

3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 179

3.4.1 Về phía nhà nước 179

3.4.2 Về phía doanh nghiệp 181

3.4.3 Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn tài chính kế toán 183

Kết luận chương 3 184

KẾT LUẬN 185

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 187 DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACCA ABC

BHYT

: Kế toán công chứng Anh quốc : Activity – Based Costing Phân bổ chi phí theo hoạt động : Bảo hiểm y tế

BHXH BHTN BCTC

: Bảo hiểm xã hội : Bảo hiểm thất nghiệp : Báo cáo tài chính

: Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSDMTC : Chi phí sử dụng máy thi công CPSXC : Chi phí sản xuất chung

: Chi phí gián tiếp

: Hiệp hội KTQT công chứng Anh Quốc DN

DNNN DNXD

: Doanh nghiệp

: Doanh nghiệp nhà nước : Doanh nghiệp xây dựng DNXL : Doanh nghiệp xây lắp HMCT

IAS

: Hạng mục công trình

: International accounting standars Chuẩn mực kế toán quốc tế

Trang 7

IFAC IMA

: Liên đoàn kế toán quốc tế : Hiệp hội KTQT Hoa Kỳ KLXL : Khối lượng xây lắp

KLXLDDĐK : Khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ KLXLDDCK : Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ KPCĐ : Kinh phí công đoàn

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU I DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp 29

Sơ đồ 1.2: Khung khái niệm của kế toán quản trị chi phí 31

Sơ đồ 1.3: Chi phí mục tiêu và chu kỳ sống của sản phẩm 42

Sơ đồ 1.4: Các bước thực hiện phương pháp Kaizen 45

Sơ đồ 1.5: Phân loại chi phí kinh doanh 53

Sơ đồ 1.6: Hệ thống dự toán ngân sách 62

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần Sông Đà 10 102

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức quản lý tại công ty Vinaconex 9 103

Sơ đồ 3.1: Mô hình chi phí mục tiêu đề xuất vận dụng trong trường hợp 1 167

Sơ đồ 3.2: Quy trình thu thập thông tin lập báo cáo kết quả thực hiện 174

II DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2: Tiêu thức phân bổ CPSX chung trong DN Mỹ 83

Bảng 1.3: Tình hình sử dụng các phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp Mỹ 84

Bảng 1.4: Các phương pháp hạch toán chi phí trong các DN Mỹ 84

Bảng 1.5: So sánh chi phí nhà để dụng cụ của St.Olaf Fieldhouse và của Carleton College Recreation Ctr tại Hoa Kỳ 86

Bảng 1.6: Thực trạng KTQT chi phí trong các doanh nghiệp Trung Quốc 88

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Ngành xây dựng Việt Nam 95

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của ngành xây dựng Hà Nội 97

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp kinh phí dự toán 120

Bảng 2.4: Bảng phân tích chi phí vật liệu thực tế so với dự toán 130

Bảng 3.1: Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí 154

Bảng 3.2: Phiếu theo dõi lao động đối với công nhân trực tiếp sản xuất 162

Bảng 3.3: Bảng phân tích chi phí sản xuất 170

Bảng 3.4 : Báo cáo phân tích chênh lệch chi phí tại trung tâm chi phí 171

Trung tâm chi phí : Xí nghiệ xây dựng số 1 171

Trang 9

Bảng 3.5: Báo cáo chi phí 175

Bảng 3.6: Báo cáo chi phí sản xuất 176

Bảng 3.7: Báo cáo phân tích biến động biến phí 178

III DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Đồ thị 1.1: Ước tính chi phí theo phương pháp đồ thị phân tán 56

Đồ thị 2.1: Vốn đầu tư theo giá thực tế cho ngành Xây dựng 93

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành xây dựng 94

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng ngành xây dựng theo nhóm công trình 94

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ lập dự toán chi phí theo yêu cầu quản lý 117

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân Hàng năm tổng kinh phí ngân sách chi cho lĩnh vực này chiếm phần lớn vốn đầu tư của cả nước Sản phẩm của ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn là những công trình có tính thẩm mỹ cao đồng thời có ý nghĩa quan trọng về văn hóa – xã hội Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, cơ chế quản lý kinh tế cũng có sự thay đổi toàn diện và sâu sắc Tuy nhiên, cùng một lúc không thể giải quyết được tất cả những vấn đề còn tồn tại trong quản lý kinh tế Một trong những vấn đề nan giải trong quản lý kinh tế nước ta hiện nay là công tác quản lý kinh tế trong xây dựng cơ bản, đây là lĩnh vực có tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư khá cao Để quản lý chi phí trong xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều phương pháp, công cụ quản lý khác nhau Trong đó, kế toán là công cụ quản lý kinh tế tài chính hữu hiệu nhất đã được cải cách sâu sắc, toàn diện, phù hợp với nền kinh tế thị trường

Kế toán quản trị rất phát triển ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, ở Việt Nam kế toán quản trị cũng đã được đề cập đến trong định hướng phát triển hệ thống kế toán Việt Nam từ năm 1995, đặc biệt trong chiến lược phát triển hệ thống kế toán Việt Nam 2000 - 2010 đã xây dựng cụ thể chương trình phát triển công tác kế toán quản trị ở các doanh nghiệp Chính vì vậy mà kế toán quản trị đã trở thành một công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị trong doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các chức năng quản trị doanh nghiệp của mình

Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán, giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin để ra quyết định của doanh nghiệp Cho nên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, hướng tới khách hàng, tìm kiếm vùng lợi nhuận thì việc cung cấp thông tin để hỗ trợ việc sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng được giữ vững có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp

Trang 11

Hệ thống kế toán chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội hiện nay mới chỉ tập trung vào kế toán tài chính để lập các Báo cáo tài chính là chủ yếu Hệ thống kế toán chi phí hướng vào việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong nội bộ doanh nghiệp còn rất hạn chế Hệ thống kế toán chi phí hiện nay không thể cung cấp các thông tin phù hợp, kịp thời và tin cậy cho việc ra các quyết định kinh doanh, kinh tế

khác nhau Chính vì lý do đó, NCS đã lựa chọn đề tài: “Kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội” để nghiên cứu làm đề tài

luận án tiến sĩ

2 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

2.1 Các công trình nghiên cứu về KTQT chi phí ở trong nước

Ở Việt Nam, KTQT cũng đã xuất hiện, phát triển gắn liền chính sách, chế độ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp Tuy nhiên, KTQT chỉ mới được đề cập một cách hệ thống vào đầu những năm 1990 trở về đây và trở thành yêu cầu cấp bách trong xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những năm 2000 khi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng lực cạnh tranh không những ở phạm vi thị trường Việt Nam mà còn mở rộng ra thị trường khu vực, thị trường thế giới, cụ thể:

2.1.1 Các nghiên cứu về nhận diện chi phí

Phạm Thị Kim Vân (2002) với đề tài “Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết

quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch”, luận án đã nêu được

những vấn đề cơ bản của kế toán quản trị trên hai phương diện là lý luận và thực tiễn Trong luận án của mình, tác giả đã chỉ ra việc phân loại chi phí một cách cụ thể giúp các doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn công việc, luận án cũng chỉ rõ được những mặt được và chưa được trong việc vận dụng KTQT tại các công

ty Du lịch trong thời gian qua để từ đó có những kiến nghị phù hợp

Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị chi phí

vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” Luận án đã đi sâu

Trang 12

loại chi phí theo 2 cách: (1) theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động; (2) theo cách ứng xử chi phí Theo đó căn cứ để xác định biến phí hay định phí là số km hoặc tấn/km vận chuyển Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập đến phương pháp ước tính chi phí nào là phù hợp đối với doanh nghiệp vận tải khi tách chi phí hỗn hợp mà tác giả giới thiệu các phương pháp: phương pháp cực đại – cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp đồ thị phân tán để doanh nghiệp vận tải tự lựa chọn

Đinh Thị Kim Xuyến (2014) nghiên cứu “Công tác kế toán quản trị chi phí

và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam” Luận án đã hệ

thống hóa cơ sở lý luận về KTQTCP và giá thành trong doanh nghiệp dịch vụ, từ việc làm rõ bản chất của KTQTCP và giá thành, nhu cầu thông tin chi phí và giá thành cho quản trị doanh nghiệp, đến nội dung của KTQTCP và giá thành trong các doanh nghiệp dịch vụ Luận án trình bày khá rõ những ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh và tổ chức kinh doanh đến công tác KTQTCP và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam Đặc biệt, căn cứ vào kết quả khảo sát, tác giả đã đưa ra một số đánh giá khá xác đáng về thực trạng KTQTCP và giá thành trong các doanh nghiệp viễn thông di động Chương 3 tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác KTQTCP và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam Tác giả đã nghiên cứu các cách nhận diện chi phí trong KTQT như phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí cho đối tượng hạch toán chi phí, phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính, phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động…Để phục vụ cho việc ra quyết định quản trị DN, các chi phí kinh doanh của các DN viễn thông được phân loại thành chi phí cố định hay chi phí biến đổi

2.1.2 Các nghiên cứu về dự toán chi phí

Tác giả Nguyễn Thanh Quý (2004) nghiên cứu “Xây dựng hệ thống thông tin

kinh tế phục vụ quản trị doanh nghiệp kinh doanh bưu chính viễn thông” đã hệ

thống các nội dung cơ bản của hệ thống KTQT và đề xuất các phương hướng ứng dụng KTQT vào các ngành cụ thể Các đề xuất của tác giả liên quan đến hoàn thiện KTQT tập trung vào xây dựng hệ thống thông tin phục vụ kiểm soát giá bao gồm

Trang 13

xây dựng định mức chi phí và dự toán chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông cố định và cho thuê đường truyền dữ liệu

Hồ Văn Nhàn (2010) nghiên cứu “Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí

và giá thành dịch vụ vận chuyển hành khách trong các doanh nghiệp taxi” Trong

luận án, tác giả tập trung vào nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận chuyển Từ đó, tác giả đề cập đến lập dự toán chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí dịch vụ vận chuyển, từ đó định giá bán dịch vụ vận chuyển dựa vào thông tin KTQTCP và giá thành

Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Anh (2012) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí

vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã xác định nội dung lập định mức và dự toán là quan trọng và cần

thiết trong các doanh nghiệp vận tải đường sắt Theo đó mô hình lập dự toán trong các doanh nghiệp này là mô hình từ dưới lên (xuất phát từ đơn vị cơ sở) với các loại dự toán: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp Tác giả cũng cho rằng việc xây dựng dự toán linh hoạt cho ngành đường sắt hiện nay là cần thiết nhằm kiểm soát chi phí đồng thời giúp các nhà quản trị xác định sự thay đổi các mức vận chuyển tác động đến như thế nào đến chi phí cũng như đánh giá được kết quả hoạt động

Nguyễn Phú Giang (2013) nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kế toán quản trị

chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” cho

rằng lập dự toán cần xét theo quy mô của doanh nghiệp, cụ thể: (1) Đối với doanh nghiệp thép siêu nhỏ không cần lập dự toán; (2) Đối với doanh nghiệp thép quy mô nhỏ nên lập dự toán tĩnh với mô hình dự toán ấn định thông tin từ trên xuống; (3) Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn lập cả dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt và có thể áp dụng các mô hình dự toán: mô hình dự toán từ trên xuống, mô hình dự toán từ dưới lên và mô hình kết hợp Tuy nhiên tác giả cho rằng xây dựng dự toán cần thiết cho các đơn vị kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, đồng thời xây dựng dự toán cần xuất phát từ nhu cầu quản trị doanh nghiệp trong việc cụ thể hóa các mục tiêu của

Ngày đăng: 28/04/2024, 20:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan