1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh bắc ninh thời kỳ đến năm 2030

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 232,1 KB

Nội dung

LỜI CÁM ƠNTác giả xin chân thành cám ơn Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án.. Bùi Tất Thắng, giáo viên hướng dẫn, c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Trang 2

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI TẤT THẮNG

Trang 3

HÀ NỘI - 2020

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả, mọi trích dẫn, tài liệu sử dụng trong luận án đều minh bạch Các kết quả phân tích ở đây chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

Những số liệu, tư liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau của các tác phẩm đã được công bố rộng rãi, có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ trong phần tài liệu tham khảo.

Hà Nội, ngàythángnăm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Xuân

Trang 5

LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin chân thành cám ơn Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Bùi Tất Thắng, giáo viên hướng dẫn, cùng các thầy, các cô giáo trong và ngoài Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, góp nhiều ý kiến đóng góp, sửa chữa quý báu, để tác giả hoàn thành luận án này.

Tác giả cũng xin cám ơn sự nhiệt tình và hữu ích trong suốt quá trình tác giả thu thập tư liệu, đi thực tế và phỏng vấn xin ý kiến tư vấn từ các lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan thực tế, trước hết là Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ KH&ĐT; Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT; UBND, Sở KH&ĐT, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh.

Cuối cùng tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn quan tâm động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình làm việc, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Trong quá trình thực hiện, tuy bản thân đã rất cố gắng, song do còn nhiều hạn chế về cả trình độ hiểu biết, cũng như kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nên luận án không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, của các thầy, cô giáo, của các bạn đọc để luận án được hoàn thiện hơn cả về lý luận khoa học lẫn thực tiễn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngàythángnăm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Xuân

Trang 6

1.1.2 Nghiên cứu về phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững 15

1.2 Tình hình nghiên cứu về phát triển, phát triển bền vững và phát triển

1.2.1 Nghiên cứu về phát triển, phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam 26 1.2.2 Nghiên cứu về phát triển, phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững của các vùng, các địa phương và tỉnh Bắc Ninh 41

1.3 Đánh giá chung và những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu 48

2.3.1 Quan niệm về phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh 58 2.3.2 Nội hàm của phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh 60

2.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh63

Trang 7

2.4.1 Nhóm tiêu chí đánh giá tốc độ tăng trưởng 63 2.4.2 Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng 63 2.4.3 Nhóm tiêu chí đánh giá sự bình đẳng của các chủ thể trong quá trình tăng trưởng 65 2.4.4 Nhóm tiêu chí đánh giá duy trì và tái tạo các yếu tố của tăng trưởng 66

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh

3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh 86

3.2 Thực trạng phát triển kinh tế bền vững ở Bắc Ninh90

3.2.1 Khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế 90 3.2.2 Chất lượng tăng trưởng 93 3.2.3 Bình đẳng trong tham gia và hưởng thụ thành quả phát triển kinh tế 105 3.2.4 Khả năng duy trì và tái tạo các yếu tố của phát triển 109

3.3 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế bền vững ở Bắc Ninh119

Trang 8

3.3.1 Kết quả 119 3.3.2 Hạn chế 120 3.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế 121

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂNKINH TẾ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ ĐẾN

4.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động tới PTKTBV tỉnh Bắc Ninh

4.1.1 Bối cảnh quốc tế 133 4.1.2 Bối cảnh trong nước 134

4.2 Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế bền vững của Bắc Ninh thời

4.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế bền vững tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến 2030 138

4.2.2 Định hướng phát triển kinh tế bền vững Bắc Ninh thời kỳ đến 2030 138

4.3 Một số giải pháp phát triển kinh tế bền vững tỉnh Bắc Ninh đến

4.3.1 Hoàn thiện các văn bản, về phát triển kinh tế bền vững trên địa bản tỉnh 141

4.3.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền 142 4.3.3 Cải thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật 145 4.3.4 Hoàn thiện các chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ159

Trang 9

6

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư

CHXHCN Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CIEM Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương

GRDP Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn

HDI Chỉ số phát triển con người

KCN, CCN Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp

Trang 11

PTKTBV Phát triển kinh tế bền vững

Trang 12

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Trang 13

Bảng 2.1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá PTKTBV trên địa bàn tỉnh 1

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tổng hợp của tỉnh Kanagawa 1

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tổng hợp tỉnh Chiết Giang 1

Bảng 2.4: Số liệu tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ 1

Bảng 3.1: Dân số tỉnh Bắc Ninh qua một số năm 1

Bảng 3.2: Tăng trưởng GTGT của Bắc Ninh theo ngành và thành phần kinh tế 1

Bảng 3.3 Cơ cấu ngành kinh tế của Bắc Ninh giai đoạn 2010-2018 1

Bảng 3.4: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh 1

Bảng 3.5: Đóng góp của các ngành dịch vụ trong tăng trưởng GTGT Bắc Ninh 1

Bảng 3.6: Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh 1

Bảng 3.7: Đóng góp của các yếu tố đầu vào vào tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh 1

Bảng 3.8: Lao động đang làm việc của tỉnh Bắc Ninh phân theo khu vực kinh tế 1

Bảng 3.9: Suất đầu tư tăng trưởng của Bắc Ninh và một số địa phương 1

Bảng 3.10: Giá trị sản phẩm trên 1 ha trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản 1

Bảng 3.11: Tỷ lệ nghèo của Bắc Ninh 1

Bảng 3.12: Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất của Bắc Ninh và một số địa phương 1

Bảng 3.13: Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Bắc Ninh 1

Bảng 3.14: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Bắc Ninh và một số địa phương 1

Bảng 3.15: Tỷ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần của Bắc Ninh 1

Bảng 3.16: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Bắc Ninh và một số địa phương 1

Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu về môi trường của Bắc Ninh 1

Bảng 3.18: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xã hội của Bắc Ninh 1

Bảng 3.19: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Bắc Ninh tại thời

Trang 14

Hình 0.1: Quy trình thực hiện luận án 1

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh và một số tỉnh 1

Hình 3.2: Tỷ lệ thất nghiệp của Bắc Ninh và một số địa phương 1

Hình 3.3: Tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng GRDP của Bắc Ninh 1

Hình 3.4: NSLĐ của tỉnh Bắc Ninh phân theo thành phần kinh tế 1

Hình 3.5: VĐT toàn xã hội của Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2018 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Khái niệm phát triển bền vững (PTBV) được xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX và nhanh chóng được phổ biến rộng rãi, với hàm ý tổng quát là sự phát triển để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại, nhưng không gây trở ngại đến nhu cầu của tương lai Ngay từ khi mới xuất hiện, PTBV đã được toàn cầu hưởng ứng Các tổ chức, các quốc gia, tuỳ theo những mục tiêu khác nhau của mình, đã đưa ra sự cần thiết phải PTBV và các nội dung khác nhau, song đều khẳng định PTBV là một nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu cho toàn thế giới và cho mỗi quốc gia Từ đó PTBV là nhu cầu cấp thiết và là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.

PTBV mang tính tổng hợp với mục tiêu rõ ràng vì con người, không chỉ là sự mở rộng cơ hội lựa chọn cho hôm nay, mà còn không được làm tổn hại đến những khả năng sinh tồn của các thế hệ mai sau Sự bền vững của phát triển được thể hiện cả ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường Đó là quá trình gia tăng phúc lợi cho các thế hệ con người bằng cách gia tăng tài sản, bao gồm tài sản vật chất, tài sản tài chính, tài sản con người, tài sản môi trường (nước sạch, không khí sạch, đất đai, rừng cây, vùng biển, ) và tài sản xã hội (sự tin cậy lẫn nhau, khả năng liên kết, sự đảm bảo an ninh cho người và tài sản, ) Đó cũng chính là thông điệp chủ yếu của tư duy mới về phát triển cho thế kỷ XXI của loài người, trong đó có Việt Nam.

Trang 15

Tuy nhiên, để thực hiện được PTBV thì không hề đơn giản Trong các nội dung của PTBV thì phát triển kinh tế đóng vai trò là trung tâm, là trụ cột thứ nhất, là hạt nhân cho PTBV Vì vậy, con người luôn mong muốn nền kinh tế phát triển không ngừng để phục vụ cuộc sống của mình ngày càng được hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn Nhưng quá trình phát triển kinh tế lại đòi hỏi phải sử dụng các nguồn lực mà thực tế các nguồn lực luôn là hữu hạn nên nếu không có những định hướng phát triển phù hợp thì sớm hay muộn các nguồn lực cũng sẽ bị cạn kiệt dần, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,…sẽ biến đổi, ngày một khắc nghiệt hơn, các điều kiện khác cho phát triển cũng sẽ ngày một thay đổi, gây ra nhiều khó khăn, trở ngại hơn Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm như thế nào để phát triển kinh tế bền vững? Đây là một chủ đề đã được nghiên cứu khá nhiều nhưng đến nay vẫn luôn được các nhà nghiên cứu và các nhà quan lý kinh tế quan tâm.

Ở Việt Nam, vấn đề PTBV nói chung và trong đó có khía cạnh phát triển kinh tế bền vững (PTKTBV) đã được Chính phủ cam kết thực hiện, thể hiện qua việc ban hành Chương trình Nghị sự 21 Để hoàn thành các mục tiêu đã được đưa ra, Chính phủ, các địa phương cần phải có sự tham gia tích cực, thông qua việc nghiên cứu tại các địa phương, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy PTBV trên địa bàn các tỉnh từ đó góp phần thực hiện PTBV trên phạm vi cả nước.

Là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô, vùng KTTĐ Bắc Bộ, nằm sát thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế Từ một tỉnh thuần nông, Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với sự đồng bộ trong phát triển các khu công nghiệp (KCN) gắn với đô thị, cụm công nghiệp (CCN) và phát huy lợi thế trong phát triển làng nghề Hiện nay, Bắc Ninh đã trở thành địa phương đứng thứ 7 cả nước về quy mô GRDP, đứng thứ 6 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (số liệu năm 2018) Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều dấu hiệu cho thấy phát triển kinh tế của Bắc Ninh chưa thực sự bền vững, đó là xuất hiện những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế nhanh với bảo vệ môi trường, phát triển làng nghề; mâu thuẫn giữa đô thị hóa một cách ồ ạt với sự nghiệp công nghiệp

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN