1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn tư tưởng hồ chí minh ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh hải dương hiện nay theo quan điểm tích hợp

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 483,67 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN HẢI TRUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN HẢI TRUNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN HẢI TRUNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Giáo dục Chính trị Mã số: 9.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY

2: PGS.TS PHẠM VIỆT THẮNG

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Hải Trung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các cá nhân và tập thể

Tôi xin bày tỏ tình cảm quý trọng và tri ân sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Xuân Thuỷ, PGS.TS Phạm Việt Thắng, cán bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn,

giúp đỡ và chỉ dạy cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực hiện để tôi hoàn thành luận án này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Khoa Lý luận Chính trị - Giáo dục công dân, các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nghiên cứu sinh

Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các Lãnh đạo, giảng viên và sinh viên của các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương; Đại học Sao Đỏ; Đại học Thành Đông; Đại học Hải Dương; Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (cơ sở 3) đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và hợp tác cùng chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Tôi xin trân trọng biết ơn sự tư vấn, cố vấn, giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia, các nhà khoa học

Tôi đặc biệt tri ân tới Lãnh đạo, Bộ môn Chính trị - GDTD&QP trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã tạo mọi điều kiện, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Sau cùng, tôi xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới những người thân trong gia đình đã dành trọn niềm tin, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi có động lực vượt qua mọi khó khăn để tôi hoàn thành luận án

Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này!

Tác giả luận án

Nguyễn Hải Trung

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

7 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

8 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 6

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 8

1.1 Tình hình nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm 8

1.1.1 Những nghiên cứu về kỹ năng mềm 8

1.1.2 Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm 11

1.2 Tình hình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm tích hợp 15

1.3 Giá trị và các vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu tổng quan đối với luận án 19

1.3.1 Giá trị của các công trình đã tổng quan 19

1.3.2 Những vấn đề đặt ra với luận án 20

Kết luận chương 1 22

Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP 23

2.1 Cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học hiện nay theo quan điểm tích hợp 23

2.1.1 Khái quát chung về kỹ năng mềm 23

2.1.2 Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học 33

2.1.3 Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học 39

Trang 7

2.2 Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện

nay theo quan điểm tích hợp 43

2.2.1 Khái quát về địa bàn tiến hành khảo sát 43

2.2.2 Giới thiệu về quá trình khảo sát thực trạng 47

2.2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương 49

2.2.4 Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương 61

2.3 Sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học theo quan điểm tích hợp 64

Kết luận chương 2 67

Chương 3: NGUYÊN TẮC, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP 68

3.1 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học theo quan điểm tích hợp 68

3.1.1 Đảm bảo mục tiêu dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 68

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 69

3.1.3 Đảm bảo các yêu cầu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống 70

3.1.4 Đảm bảo theo quan điểm tích hợp 70

3.2 Biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học hiện nay 71

3.2.1 Xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học 71

3.2.2 Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học 84

3.2.3 Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học 104

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 107

Kết luận chương 3 108

Trang 8

Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 109

4.1 Khái quát về quá trình thực nghiệm 109

4.1.1 Mục đích và đối tượng thực nghiệm 109

4.1.2 Nội dung và quy trình thực nghiệm 109

4.1.3 Tiêu chí và thang đánh giá 140

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Đội ngũ GV giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường Đại học

trên địa bàn tỉnh Hải Dương 46

Bảng 2.2 Thống kê SV của các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương 47 Bảng 2.3 Nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của kỹ năng mềm 50 Bảng 2.4 Nhận thức của GV và SV về hệ thống kỹ năng mềm cần được hình thành và

phát triển ở SV các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương 51

Bảng 2.5 Nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng

mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương 52

Bảng 2.6 Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho

sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương 53

Bảng 2.7 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường

Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương 54

Bảng 2.8 Thực trạng thực hiện các con đường giáo dục KNM cho SV các trường Đại học

trên địa bàn tỉnh Hải Dương 55

Bảng 2.9 Đánh giá của GV về mức độ KNM của SV các trường Đại học trên địa bàn

tỉnh Hải Dương 56

Bảng 2.10 Nhận thức của SV về mức độ KNM của SV các trường Đại học trên địa bàn

tỉnh Hải Dương 57

Bảng 2.11 Đánh giá của GV và SV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo

dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương 60

Bảng 2.12 Mức độ tán thành của GV và SV về khả năng phát triển KNM cho SV các

trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương thông quá dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 61

Bảng 2.13 Nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của giáo dục KNM cho SV các

trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 62

Trang 10

Bảng 2.14 Đánh giá của GV và SV về thực trạng thực hiện giáo dục KNM cho SV các

trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong dạy học môn Tư tưởng

Hồ Chí Minh 63

Bảng 3.1: Phân bổ thời lượng các chương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 73

Bảng 3.2 Cấu trúc bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 74

Bảng 3.3 Nội dung KNM được lựa chọn để lồng ghép trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 78

Bảng 3.4 Mức độ đạt được của các tiêu chí đánh giá KNM của SV các trường Đại học 105

Bảng 4.1 Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN1 và ĐC1 trước TN 140

Bảng 4.2 Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN1 và ĐC1 trước TN 141

Bảng 4.3 Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN1 và ĐC1 sau TN 142

Bảng 4.4 Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN1 và ĐC1 sau TN 142

Bảng 4.5 Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN2 và ĐC2 trước TN 144

Bảng 4.6 Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN2 và ĐC2 trước TN 144

Bảng 4.7 Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN2 và ĐC2 sau TN 145

Bảng 4.8 Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN2 và ĐC2 sau TN 146

Trang 11

1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến cuộc sống, hoạt động của con người, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có khả năng thích ứng và phát triển, trong đó, kỹ năng mềm (KNM) là kỹ năng (KN) được đặc biệt quan tâm Bởi lẽ, KNM là một bộ phận của kỹ năng sống, nó có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng thực hiện thành công các hoạt động thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại của mỗi cá nhân với những người xung quanh dẫn đến những kết quả tích cực trong hoạt động nghề nghiệp dựa trên hệ thống tri thức liên quan đã được hình thành qua quá trình trải nghiệm

Trong quá trình lãnh đạo và định hướng phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao, coi trọng GD-ĐT Nghị quyết đại hội Đảng các nhiệm kỳ IX, X, XI và XII đã luôn xác định đổi mới GD-ĐT là một trong những giải pháp có tính đột phá chiến lược nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế Giáo dục đại học đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của KT-XH trong bối cảnh mới, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, chính sách với những quan điểm chỉ đạo, giải pháp và chương trình hành động cụ thể, thiết thực Nghị quyết 29 BCH TW Đảng Khóa XI

về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp

hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; kh c phục lối truyền thụ áp đ t một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực ”[5]

Hiện thực hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành GD-ĐT, trong đó có giáo dục đại học đã từng bước, đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, cách thức tổ chức dạy học - đào tạo, bên cạnh việc trang bị kiến thức KH-CN, chú trọng đến đào tạo cho người học thực hành, ứng dụng, phát triển các kỹ năng cần thiết để đảm bảo năng lực nghề nghiệp, năng lực xã hội và chủ động thích ứng với sự thay đổi, biến động của bối cảnh KT-XH GD-ĐT, phát triển năng lực, kỹ năng trở thành tiêu chí, tiêu chuẩn, thước đo chất lượng, hiệu quả trong xã hội hiện nay Giáo dục bậc đại học được xác định không chỉ là đào tạo, trang bị cho sinh viên

Trang 12

2

(SV) kiến thức mà còn trang bị, rèn luyện, phát triển kỹ năng toàn diện, đặc biệt là kỹ năng mềm để SV tốt nghiệp ra trường có khả năng làm chủ, thích ứng với yêu cầu công việc, nghề nghiệp trong xã hội luôn có những vận động, biến đổi

Kỹ năng mềm (KNM) được hiểu là khả năng của cá nhân thực hiện thành công các hoạt động thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh dẫn đến những kết quả tích cực trong hoạt động nghề nghiệp dựa trên hệ thống tri thức liên quan đã được hình thành qua quá trình trải nghiệm Nó là những yếu tố quan trọng và cần thiết thuộc về năng lực của con người, đặc biệt trong xã hội hiện đại với sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học công nghệ, KNM lại càng trở nên quan trọng Nói cách khác, hình thành và phát triển KNM cho người lao động nói chung và sinh viên (SV) - người lao động trong tương lai là vấn đề cần được chú trọng nhất là trong bối cảnh hiện nay Quá trình hình thành và phát triển KNM cho SV được thực hiện thông qua nhiều giải pháp, trong đó, giáo dục KNM cho SV thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo tại các trường Đại học, nhất là các môn có nhiều lợi thế trong giáo dục KNM là một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản, kho tàng đồ sộ và là di sản vô cùng quý báu mà Người để lại cho Đảng ta, Nhân Dân ta, giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam Từ gần 20 năm nay, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là một môn học trong hệ thống các môn học Lý luận Chính trị được giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ở nước ta Việc đưa môn học này vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta góp phần khẳng định, cùng với Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận, kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Nghiên cứu, học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vừa là khẩu hiệu hành động, vừa là động lực thúc đẩy, vừa là mục đích hướng tới, đồng thời là thực tiễn trải nghiệm luôn giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng cách mạng, lẽ sống, lối sống cho thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên Việt Nam thời đại mới, bối cảnh mới Do đặc trưng tri thức môn học và tính chất gắn bó mật thiết giữa lý luận và thực tiễn, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế trong việc giáo dục KNM cho sinh viên

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 05 trường Đại học Thực tiễn quá trình đào tạo tại các trường Đại học trên địa bàn tỉnh hiện nay cho thấy, giảng viên giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho SV đã ngày càng quan tâm đến vấn đề hình thành và phát triển KNM cho SV thông qua quá trình dạy học môn học, tuy nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với mục tiêu đã đặt ra Quá trình giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHM tại các

Trang 13

3

trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn những tồn tại từ việc xác định mục tiêu, xây dựng và triển khai nội dung giáo dục, lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, thiết kế và sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá KNM ; mức độ KNM của người tốt nghiệp từ các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó, việc chưa có được những nguyên tắc và biện pháp giáo dục KNM trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho SV theo quan điểm tích hợp là một trong những nguyên nhân cơ bản Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quá trình giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp là vấn đề có tính cấp thiết

Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn và thực hiện đề tài: “Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp” làm luận án

tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng của việc giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học, luận án đề xuất các nguyên tắc và biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học theo quan điểm tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục KNM cho SV ở các trường Đại học hiện nay

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học hiện nay theo quan điểm tích hợp

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Giáo dục KNM cho SV các trường Đại học ở nước ta là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng thực hiện trong bối cảnh hiện nay Giáo dục KNM cho SV ở các trường Đại học có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường, cách thức, như giáo dục chuyên đề chuyên sâu, giáo dục qua trải nghiệm các hoạt động, phong trào, lồng ghép giáo dục trong môn học Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một môn học có khả năng, phù hợp, khả thi và ưu thế trong việc giáo dục KNM cho SV Nếu quá trình giáo dục này được nghiên cứu,

Ngày đăng: 01/05/2024, 09:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w