1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung, hoàn thiện chương trình và phương pháp đào tạo cử nhân ngành Luật Thương mại quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta

253 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 253
Dung lượng 57,22 MB

Nội dung

Trang 1

Điều này có thể khiến cho việc bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam

ở nước ngoài khó khăn hơn nhiều, và từ đó có thể làm triệt tiêu nhiều lợi ích mà hội nhập mang lại.

Kết quả từ điều tra này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam cần được tư vấn pháp lý nhiều hơn trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt là khi kinh doanh ở thị trường nước ngoài (xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu

tư nước ngoài) Những tư vấn này không chỉ cần thiết từ góc độ giải quyết tranh

chấp phát sinh trong quá trình kinh doanh, mà còn từ việc đảm bảo tuân thủ đúng

pháp luật nước ngoài, và phát hiện vi phạm, bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của mình ở các thị trường này.

Hy vọng rằng việc đào tạo đội ngũ luật sư, chuyên gia và nhân lực về pháp

luật nói chung và pháp luật thương mại quốc tế nói riêng sẽ năm bat và đáp ứng được các nhu cầu đang rất lớn của các doanh nghiệp đối với dịch vụ này để cùng hợp tác, góp phần vào sự phát triển và hội nhập của các doanh nghiệp cũng như

sự lớn mạnh của đội ngũ luật sư, tư vấn pháp luật ở nước ta.

Biểu dé 1: Hiểu biết của hiệp hội về các cam kết (đã có hiệu lực hoặc

dang dam phan) của Việt Nam

Trang 2

Biểu đỗ 2: Hiểu biết của hiệp hội về pháp luật và thực tiễn thương mai ở các thị trường nước ngoài

Biểu dé 3: Hiểu biết của các hiệp hội về các trường hợp Chính phú nước ngoài vi phạm nghĩa vu WTO

Cac quy định, thủ tuc của Chính phù

nuG@c ngoài vi phạm: nguyên tac WTO?

mi Không biếta SCY quata Binh ThườngSE Hiểu shu

Trang 3

Biểu đà 4: Hiểu biết của các hiệp hội về các loại rào căn thương mại đối với xuât khâu Việt Nam ở thị trường nước ngoài

Các rào can (quy định kỹ thuật, hạn ngạch, hiện pháp chống hán phá giá, chống trợ cấp, tu3u 1% ) tại qag W1gyờng nước ngoài?

2.3 Điều tra về nhu cầu đối với các hỗ trợ pháp luật thương mại quốc tế của doanh nghiệp

Đây là điều tra do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với VCCI thực hiện tháng 12/2012 với 548 doanh nghiệp, trong đó gần 72% là

doanh nghiệp 100% vốn tư nhân trong nước, gần 23% là doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài, còn lại là các doanh nghiệp có vốn Nhà nước một phần hoặc

toàn bộ, trong các ngành nghề tại 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc cả 4 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.

Điều tra này được triển khai với mục tiêu chủ yếu là xác định hiện trạng sử

dụng và nhu cầu đối với các dịch vụ của các trung tâm WTO trong nước của

doanh nghiệp Mặc dù vậy, từ các kết quả phản hồi điều tra về nhu cầu liên quan tới các dịch vụ hỗ trợ về pháp luật thương mại quốc tế, có thể thu được một số thông tin hữu ích về nhu cầu của doanh nghiệp liên quan tới dịch vụ tư vấn pháp

luật thương mại quốc tế của luật sư.

Cụ thể, liên quan tới nhu cầu tiếp cận các thông tin về hội nhập, trung bình

có tới 74,84% doanh nghiệp cần thông tin trong lĩnh vực cụ thể Đáng chú ý là

trong số các lĩnh vực thông tin mà doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất, có những thông tin mà các luật sư hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp có thế mạnh, vi du:

- 78,3% doanh nghiệp can thông tin về các quy định pháp luật của Việt

Trang 4

- 77,09% doanh nghiệp can thông tin về các rào cản thương mại tại các

nước thành viên WTO (rào cản chung hoặc theo sản phẩm cụ thể).

Liên quan tới nhu cầu tư van pháp lý trong quá trình hội nhập, mảng hoạt động cần những hướng dẫn cụ thể và thực chất của các luật sư, các đơn vị cung

cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chứ không phải các hỗ trợ chung chung của các cơ

quan nhà nước, hiệp hội: nhu cầu của doanh nghiệp có thấp hơn đôi chút nhưng van chiếm tỷ lệ cao (66,6% số doanh nghiệp trả lời) Dang chú ý, có tới:

- 79,17% doanh nghiệp có nhu cầu được tư van về xuất nhập khẩu giữa

Việt Nam và các thị trường nước ngoài (hải quan, hàng rào kỹ thuật, phòng vệ

thương mại, quy tắc ứng xử, v.v );

- 77,27%: doanh nghiệp cần các tư vấn về hoạt động thương mại tại thị

trường nước ngoài (tình hình và nhu cầu thị trường, pháp luật và chính sách

thương mại của nước ngoài, các sự kiện xúc tiến thương mại tại nước ngoài, V.V );

- 76,6% doanh nghiệp cần được tư vấn liên quan đến việc thực hiện cam kết WTO và các hiệp định thương mại khác của Việt Nam (đặc biệt là các cam kết về mở cửa thị trường, quyền sở hữu trí tuệ, trợ cấp trong nước, v.v ).

Về nhu cầu đào tạo, kết quả điều tra cũng cho thấy đa số doanh nghiệp có nhu cầu được đào tạo để kinh doanh với nước ngoài, trong đó đặc biệt là các chủ dé mà các luật sư, chuyên gia pháp luật có thế mạnh Vi du:

- 67,6% doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về các kỹ năng phục vụ thương mại quốc tế (ký kết hợp đồng quốc tế, xuất nhập khâu, thương mại điện tử, thanh

toán quốc tế, xúc tiền thương mại, giải quyết tranh chấp, v.v );

- 65,55% doanh nghiệp muốn được đào tạo về tác động cụ thé của các cam kết WTO và các hiệp định thương mại đối với ngành/doanh nghiệp và các lưu

y/giai pháp cụ thé cho doanh nghiệp.

Từ các kết quả điều tra này, có thể thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin, tư vấn và đào tạo (sau đây gọi chung là tư van) về pháp luật thương mại quốc tế

nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp là có thực.

Với con số trung bình khoảng 70% doanh nghiệp có nhu cầu ngay cả trong bốicảnh kinh doanh đang khó khăn (cuối năm 2012) cho thấy nhu cầu này củadoanh nghiệp là rất lớn Từ góc độ này, đây rõ ràng là dấu hiệu lạc quan đối với

Trang 5

sự phát triển của đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vẫn pháp luật thương mại quốc tế

Ở nước ta.

Mặc dù vậy, nhìn sâu hơn vào kết quả điều tra, có thể thấy nhu cầu của

doanh nghiệp cũng đặt ra những thách thức lớn cho các cơ sở đào tạo nói chung

cũng như đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật nói riêng:

- Nhu cau về tư van pháp luật thương mại quốc tế của doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở mảng pháp luật thương mại quốc tế của nước ngoài (tại thị trường nước ngoài).

Nhu cầu xuất phát từ một logic khá hợp lý này (ở thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp thường “thân cô thế cô”, bỡ ngỡ hơn nhiều so với kinh doanh trên

thị trường nội địa quen thuộc) lại đặt ra thách thức không nhỏ cho đơn vi cung

cấp dịch vụ, là làm thé nào dé hiểu day đủ va chính xác về hệ thống pháp luật nước ngoài mà khách hàng yêu cầu? làm thé nào dé tư van thành công trong điều

kiện ngôn ngữ và quy tắc khác biệt?

Một mặt, điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo (Trường, Viện) phải có chương trình đào tạo với dung lượng thích hợp về pháp luật nước ngoài cũng

như phương pháp giảng dạy phù hợp Mặt khác, nhu cầu này cũng đòi hỏi các công ty tư van pháp luật có sự chủ động trong việc hợp tác với các công ty luật ở các thị trường xuất khẩu, để có thể cung cấp dịch vụ tốt cho doanh nghiệp (với

suy đoán rằng không có luật sư trong nước nào có thê hiểu biết đầy đủ về tất cả

các mảng pháp luật thương mại quốc tế của một thị trường cụ thể, đồng thời

không phải luật sư nào cũng có thể hành nghề khi cần thiết ở thị trường nước ngoài).

- Trong khi nhu cầu tư vấn pháp luật thương mại quốc tế là rất cao, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng trả tiền cho những dịch vụ này.

Cụ thê: hơn 66,39% doanh nghiệp có nhu cầu được thông tin về pháp luật

thương mại quốc tế và hội nhập nhưng không muốn trả phí Con số tương tự (66,67%) cũng được đưa ra ngay cả đối với các dich vụ tư van cụ thé Ty lệ chỉ

thấp hơn đôi chút (60,44%) đối với dịch vụ đào tạo về pháp luật thương mại quốc tế và hội nhập.

Bề ngoài, điều này có vẻ mâu thuẫn (các doanh nghiệp muốn được hỗ trợ

Trang 6

các đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới khi cần những hỗ trợ này (nhiều nhất

là cơ quan nhà nước, thứ hai là các hiệp hội - trung tâm cung cấp miễn phí; các

đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp có thu phí thường đứng ở gần cuối cùng) có thể giải thích phần nào hiện tượng này: dường như các doanh nghiệp vẫn

chưa thoát ra được thói quen trông chờ vào Nhà nước khi cần giải quyết khó khăn, trong đó có những khó khăn về pháp lý.

Thực tế này đòi hỏi các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cần có một sự “kiên nhẫn” nhất định, trước khi có thể có được “nguồn khách hàng” như mong muốn Ngoài ra, kết quả này cũng cho thấy những thách thức với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng tư van, dé có thể thuyết phục khách hàng tại Việt Nam sẵn sàng trả

phí cho các dịch vụ này.

Từ các phân tích và kết quả điều tra nói trên, có thể thấy nhu cầu sử dụng

các dịch vụ tư vấn pháp luật thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam là

có thực và rất đáng kể Và mặc dù chưa thê xác định được mức độ và sự tăng trưởng của nhu cầu này, các cơ sở đào tạo luật cũng như các đơn vị hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực này cũng cần có sự chuẩn bị sẵn sàng về nguồn nhân lực để đón đầu nhu cầu, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt

Nam hội nhập./.

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề án “Mở mã ngành đào tạo trình độ đại học - Ngành Luật thương mại quốc tế”, tháng 11/2010.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Dé án “Thanh lập Khoa Pháp luật thương mại quốc tế thuộc Trường Dai học Luật Hà Noi”, thang 5/2013.

3 Chính phủ Việt Nam, http://www.chinhphu.vn

4 Bộ Tư pháp, http://www.mol.gov.vn

5 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

6 Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 14/5/2008 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư phục vụ yêu

câu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008-2010”.

7 Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/1/2010 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế

quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”.

8 Quyết định số 1759/QĐ-BTP ngày 21/6/2010 của Bộ Tư pháp triển khai Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/1/2010.

9 Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 5/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020”.

10 Quyết định số 2320/QD-BTP ngày 13/8/2012 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng thẻ triển khai “Chiến lược phát triển nghề luật sư

đến năm 2020”.

Trang 8

Chuyên đề 8.

ĐÈ XUẤT PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC

CÁC MON VE PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUOC TE PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

TS Nguyễn Minh Hang

Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội

Đặt vấn đề: Sự cần thiết của đỗi mới phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh

hưởng rât lớn đến chất lượng đào tạo Phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên, và người học phát huy hết khả năng của mình

trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy cho người học.

Đôi mới phương pháp đào tạo là một van dé cấp bách đang được sự chú ý và quan tâm của dư luận toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam Trong lĩnh vực đào tạo vẻ luật, van đề này lại càng trở nên bức thiết hơn Nha tuyển dụng vẫn phàn nàn rằng sinh viên luật ra trường còn chưa thực sự đáp ứng

được nhu cầu của mình, còn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng, phải được đào tạo lại, v.v Không chỉ là đòi hỏi của nhà tuyên dụng, đó còn là đòi hỏi của thực tiễn

khi mà nền tri thức hiện nay là nền tri thức mở mà bat kỳ ai cũng có thé tiếp cận được thông tin và tri thức thông qua các phương thức truyền thông hiện đại Sinh

viên gid đây có thé ngồi tại nhà, truy cập Internet và năm bắt được các văn bản

pháp luật mới cũng như các cơ sở dữ liệu phong phú về luật Điều này đang dan dần làm thay đổi triết lý giáo dục trên thế giới cũng như của Việt Nam Triết lý giáo dục hiện nay không còn là lap đầy cho sinh viên một lượng kiến thức càng nhiều cing tốt, mà vai trò của người day phải là trang bị cho sinh viên kỹ năng, tư đuy và phương pháp giải quyết vấn đề Điều này chỉ có thê có được bằng việc đổi mớ phương pháp dạy và học, tăng cường các hoạt động thực hành trong

giảng day luật.

Khái niệm phương pháp giảng dạy Thuật ngữ “phương pháp” bắt

nguồn từ tiếng Hy Lạp, methodos, có nghĩa là “con đường, cách thức” vận độngcủa sự vật, hiện tượng nhằm đạt được mục đích nhất định Khái niệm “phươngpháp” tieo triết học được xem là toàn bộ phương thức và phương tiện để đạt tới

Trang 9

mục đích nhất định, dé giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn.

Áp dụng khái niệm này trong đào tạo, có thể hiểu phương pháp giảng dạy là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và người học trong quá trình giảng dạy nhăm dat được mục tiêu đặt ra Thông thường, có nhiều cách thức dé

đạt được mục tiêu đặt ra trong quá trình dạy và học, cũng có nghĩa là người dạy

có thé lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp để

đạt được hiệu quả cao nhất trong việc đạt đến mục tiêu đặt ra.

Phân loại phương pháp giáng dạy Có nhiều cách phân loại phương pháp giảng dạy theo nhiều tiêu chí khác nhau Dựa theo tính chất của phương pháp giảng dạy, người ta thường nói đến các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại Phương pháp giảng dạy truyền thống với vai trò người thầy làm trung tâm phát thông tin, và học viên bị động tiếp nhận thông tin đã trở

nên lạc hậu trước yêu cầu đào tạo về quản lý của xã hội, khi các giá trị được kỷ

vọng từ các nhà quản lý tương lai là năng lực tư duy sáng tạo và khả năng tự tiếp

thu cái mới, hay cao hơn nữa là khả năng tự hoàn thiện Các phương pháp hiện

đại có thể kể đến trong giảng dạy đại học như phương pháp sử dung tình huống, thảo luận nhóm, sinh viên thuyết trình nhóm, phương pháp truy van, các phương

pháp thực hành diễn án, thực hành tư vẫn, v.v Đây là những phương pháp phát

huy tính chủ động, tích cực của người học, lẫy người học làm trung tâm, người dạy chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn sinh viên tự tìm kiếm và lĩnh hội tri

thức, kỹ năng.

Không thể đưa ra nhận định cứng nhắc rằng phương pháp này tốt hơn

phương pháp kia, vì mỗi phương pháp đều có các ưu điểm và nhược điểm riêng.

Việc sử dung chúng như thé nào có lợi nhất trong thực tiễn hoàn toàn do mục

đích và khả năng sử dụng, triển khai của giảng viên và sinh viên.

Không có phương pháp nào tén tại độc lập Trong giảng dạy thực tế, tùy

mục tiêu, nội dung và đối tượng giảng dạy, các phương pháp giảng dạy được sử dụng phối hợp với nhau thành hệ thống theo chức năng của mỗi phương pháp

nhằm tăng cường mặt mạnh và giảm thiểu các hạn chế của nó Thường thì ứngvới một nội dung, tại một thời điểm nhất định, có một phương pháp chủ đạo, các

Trang 10

Đề thuận tiện cho việc phân tích, chuyên đề sẽ đề cập đến một số phương pháp giảng dạy thường được sử dụng, chứ không đi vào nghiên cứu tất cả các phương pháp theo lý luận về phương pháp giảng dạy.

I THUC TIEN SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIANG DẠY VÀ HỌC CÁC MON VE PHAP LUAT THƯƠNG MẠI QUOC TE VÀ NHỮNG DIEM CAN-HOAN

Hiện nay, các trường dai học có đào tao luật đã ap dung nhiều phương

pháp giảng dạy khác nhau, từ các phương pháp truyền thống như thuyết giảng

đến các phương pháp hiện đại hơn như sử dụng tình huống trong giảng dạy, thảo

luận nhóm, cho sinh viên thuyết trình nhóm, áp dụng phương pháp trò chơi, v.v Nội dung dưới đây sẽ phân tích thực tiễn sử dụng các phương pháp này và những

điểm cần hoàn thiện.

1 Phương pháp thuyết giáng

Dù đây là phương pháp truyền thống nhưng là phương pháp không thể

thiếu trong giảng dạy đại học hiện nay Phương pháp này có những ưu điểm

không thể phủ nhận:

- Với phương pháp này, giảng viên có thể truyền tải một khối lượng lớn

thông tin đến một số lượng lớn sinh viên trong thời gian ngắn, với một cấu trúc

chặt chẽ Bài giảng được giảng viên thiết kế trước, theo một mục đích đã đặt ra trước, ứng với nội dung nhất định trong một học phần nhất định Vì vậy, đây là

cách thức truyền đạt thông tin “an toàn nhất” Giảng viên sẽ đảm bảo là chuyển tải hết nội dung bài học cho sinh viên Trong hoàn cảnh các lớp học ở các trường đại học hiện nay đều có số lượng rất lớn, 100-150 sinh viên, thì phương pháp này có vẻ như là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.

- Phương pháp này rất phù hợp với những môn học mang tính lý thuyết/lý luận cao Vi du: trong đào tạo luật, đối với một số môn học như Lý luận nhà nước và pháp luật, các môn học về chính trị, v.v thì thuyết giảng vẫn là phương pháp chủ yếu được áp dụng mà không có phương pháp nào khác có thê thay thế

được Việc áp dụng các phương pháp khác vào các môn học này thường sẽ

không thực sự hiệu quả, vì sinh viên cần được trang bị kiến thức lý luận nền tảng một cách chắc chắn thì mới có thể thực hành được Hơn nữa, việc thiết kế các

phương pháp mới cho các môn học này thường khó khăn do nội hàm của cácmôn học mang tính lý luận nhiều.

Trang 11

- Với phương pháp này, giảng viên không những truyền đạt cho sinh viên

những nội dung theo giáo trình mà còn có thể cung cấp cho sinh viên những thông tin cập nhật, chưa có trong giáo trình, những câu chuyện, những ví dụ thực

tiễn dé minh họa Có thé nói, thuyết giảng là công trình sáng tạo băng lời của các

giảng viên đại học Thuyết giảng, nếu được chuẩn bị tốt về mặt nội dung và hình

thức thì sẽ đem lại sức cuốn hút nhất định đối với sinh viên và hiệu quả truyền

đạt thông tin ở mức cao Nó luôn có vai trò dẫn đầu trong các phương pháp giảng dạy đại học.

Bên cạnh một số ưu điểm nói trên, nhìn chung, phương pháp thuyết giảng

có nhiều hạn chế:

- Thứ nhát, ít có sự phản hồi và sự tham gia của người học vào bài giảng Sự giao tiếp trao đổi thông tin trong lớp học hầu như chỉ mang tính một chiều -“thầy cô nói, trò lắng nghe và ghi chép một cách thụ động” Theo phương pháp

này, sinh viên thụ động tiếp nhận thông tin và thường cho rang thầy luôn đúng,

vì thế không có phản hồi lại về thông tin, không có tư duy phản biện Phương

pháp giảng dạy này đã làm mắt đi tư duy sáng tạo và đặc biệt là tư duy phan biện, điều không thẻ thiếu cho mọi cử nhân luật Sinh viên chỉ đi theo một lối tư duy của giảng viên mà khó có thể tư duy sáng tạo, phản biện (khám phá các ý tưởng, phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời) Hậu quả

của phương pháp giảng dạy này dẫn đến sự thụ động của người học trong việc tiếp cận tri thức Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho người học sự trì trệ,

ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và ngại

đưa ra quan điểm cá nhân Người học con quan niệm rang chỉ cần học những gi

giảng viên giảng trên lớp là đủ.

- Thứ hai, mức độ lưu giữ thông tin của người học ít Theo thống kê thì khi nghe giảng, con người chỉ có thé ghi nhớ được 5-10% lượng thông tin được truyền đạt Như vậy, nếu không kết hợp với các hoạt động khác trên lớp thì hầu như kiến thức truyền thụ cho sinh viên sẽ “vào tai này, ra tai kia”.

- Thứ ba, bài học dễ dẫn đến đơn điệu, nhàm chán Thực tiễn cho thấy chỉcó một số ít người có tài năng xuất chúng về thuyết trình, hùng biện thì mớithuyết giảng được trong thời gian dài mà vẫn hap dẫn người nghe Đối với đa số

Trang 12

sự nhàm chán, đơn điệu cho bài học, không tạo được động lực cho sinh viên.

Hơn nữa, khi áp dụng phương pháp này, giảng viên khó có thé thu hút và duy trì sự chú ý vào bài học một cách lâu dài vì người nghe thường chỉ tập trung lắng nghe và tiếp thu kiến thức được trong khoảng thời gian 45 phút ban đầu, sau đó,

nếu không áp dụng các phương pháp khác mang tính “thức tỉnh”, thì giai đoạn

sau của bài giảng sẽ rất dễ gây ra cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ cho sinh viên.

Những nhược điểm này của phương pháp thuyết giảng khiến cho phương pháp này thường bị sinh viên chỉ trích là phương pháp lạc hậu, “ru ngủ”, nhất là khi áp dụng quá nhiều Hiện nay, phương pháp thuyết giảng vẫn là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong đào tạo đại học nói chung và đào tạo cử nhân luật nói riêng Thống kê cho thấy thuyết giảng thường chiếm 70-80% thời gian dành cho bài giảng, thậm chí có những môn học là 90% Việc sử dụng thường xuyên phương pháp này mà không kết hợp với các phương pháp giảng dạy khác khiến cho bài giảng trở nên nặng nẻ, không hấp dẫn người học.

2 Phương pháp sử dụng tình huống

Phương pháp sử dụng tình huống là phương pháp học dựa trên cơ sở thảo luận một tình huống mang tính thực tiễn do giáo viên thiết kế Tình huống này có

thể là một tình huống có thực, cũng có thể là một tình huống do giáo viên hư cấu, có nội dung gắn với bài giảng, được giáo viên đưa ra và hướng dẫn sinh

viên giải quyết tình huống, thảo luận, từ đó rút ra những kết luận cho bài học.

Bản chất của phương pháp này chính là phương pháp mô phỏng (simulation).

Phương pháp này đã được áp dụng khá phổ biến trong đào tạo đại học nói

chung và đào tao cử nhân luật nói riêng Vi du: tại Trường Dai học Kinh tế quốc

dân Hà Nội, các giảng viên đã biên tập một bộ các tình huống, bao gồm cả tình

huống thực tiễn và tình huống hư cấu và đưa vào bài giảng nhằm làm sáng tỏ các

vấn đề lý thuyết về Luật thương mại quốc tế Phương pháp này tỏ ra khá thành

công tại các lớp đào tạo chính quy và cao học Tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, phương pháp này cũng được sử dụng phô biến trong nhiều môn học, trong đó có các môn học về luật như pháp luật kinh doanh quốc tế, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật cạnh tranh, pháp luật về sở hữu trí tuệ, v.v Vi du: khi

* Kỷ yếu Hội thảa “Tăng cường năng lực giảng dạy và ứng dụng pháp luật kinh doanh giai đoạn hậu WTO tại

Trang 13

giảng về các vẫn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong học phần “Pháp luật kinh doanh quốc tế”, các giảng viên thường lấy các phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc để biên soạn ra các vụ tranh chấp đưa cho sinh viên

thảo luận và giải quyết tình huống, từ đó rút ra những bài học về những vấn

đề/rủi ro pháp lý thường gặp phải khi giao kết và thực hiện hợp đồng Các ưu điểm nỗi bật của phương pháp tình huống:

- Nâng cao tính thực tiễn của môn học Các tình huống hau hết đều được lấy từ các van dé thực tiễn, nên khi tiếp cận với tình huống chính là việc sinh

viên được tiếp cận một phan với thực tiễn Khi sinh viên giải quyết tình huống

chính là sinh viên học cách áp dụng lý thuyết/luật vào thực tế Điều này cho phép

sinh viên tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn băng cơ hội thực hành.

- Nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú của học viên trong quá trình học Thật vậy, sinh viên khi được đặt trước một tình huống/tranh chấp sẽ

phải tự suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra phương án trả lời, họ sẽ thực sự phải làm việc Điều này sẽ kích thích sự sáng tạo, tăng cường sự chủ động của sinh viên Khi họ

thực sự làm việc, họ sẽ cảm thấy bài học hấp dẫn hơn, lý thú hơn, nhất là khi họ tự mình tìm ra những đáp án tốt Tat cả những điều này sẽ tạo ra nhiều hứng thú hơn cho sinh viên trong quá trình học tập.

- Nếu được giáo viên hướng dẫn tốt, sau khi giải quyết tình huống, sinh

viên sẽ nâng cao được nhiều kỹ năng, như: kỹ năng phân tích và giải quyết vấn

đề; kỹ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông Các giảng viên thường sử dụng phương pháp này thông qua việc yêu cầu sinh viên làm việc

thảo luận nhóm Với cách thức như vậy, phương pháp này giúp nâng cao kỹ

năng làm việc nhóm Đây đều là những kỹ năng không thê thiếu được đối với

sinh viên khi ra trường.

- Giảng viên - trong vai trò của người dẫn dắt - cũng sẽ tiếp thu được rất

nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn/giải pháp mới từ phía sinh viên để làmphong phú bài giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứu Kinhnghiệm cho thấy, với sự sáng tạo của mình, đôi khi sinh viên còn đưa ra nhữnggiải pháp mà giáo viên cũng chưa bao giờ nghĩ đến, hoặc đặt ra những vấn

Trang 14

đề/câu hỏi mới có liên quan đến tình huống, giúp cho việc thảo luận trở nên hấp dẫn và bất ngờ.

Tính tích cực của phương pháp mới là không thể phủ nhận Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, chúng tôi thấy còn có một số khó khăn, thách thức đối

với giảng viên và sinh viên.

- Thứ nhất là việc thiết kế tình huống để giảng day Dé có những bài tập

tình huống thực tế, sát với điều kiện của Việt Nam, giảng viên phải đầu tư thời gian và trí tuệ để tiếp cận thực tiễn, thu thập, xử lý thông tin và xây dựng tình huống Quá trình này rất tốn thời gian, công sức và là một quá trình liên tục (do điều kiện môi trường pháp luật thay đổi rất nhanh, cần cập nhật các văn bản mới, các tình huống mới) Ở Việt Nam, quá trình này lại càng khó khăn vì khả năng tiếp cận với các quyết định tư pháp còn khó khăn Thực tiễn cho thấy, để có được các bản án của tòa án các cấp, giảng viên phải nhờ đến các mối quan hệ cá

nhân, thậm chí phải tự bỏ ra chi phí cho việc này Trong thời gian qua, Tòa án

nhân dân tối cao đã chọn lọc và xuất bản một số bản án, song số lượng rất hạn chế Các phán quyết của trong tài, về nguyên tắc, là không công khai, do đó cũng rất khó tiếp cận Nếu lấy các vụ tranh chấp trên các nguồn thông tin khác, như

các báo viết và báo điện tử, thì có rủi ro là thông tin không chính xác.

Những khó khăn này khiến cho một số giảng viên sử dụng các tình huống có sẵn ở các tài liệu nước ngoài Các tình huống này đều được chuẩn bị hết sức chuyên nghiệp nhưng đôi khi lại rất xa lạ với môi trường pháp lý ở Việt Nam Vi dụ: khi giảng dạy môn Pháp luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, vì các vụ việc có liên quan đến Việt Nam còn ít nên giảng viên thường lay các tranh chấp ở nước ngoài dé tạo ra tình huống thảo luận Việc hiểu các tình huống này sẽ khó khăn, đo sinh viên phải hiểu bối cảnh thương mại và pháp lý ở các nước có tranh chấp Nhiều sinh viên cho rằng phương pháp này còn phản tác dụng, khi mà giảng viên chỉ đơn thuần dịch lại các tình huống trong sách nước ngoài, vì với các tình huống như vậy, cả thầy lẫn trò đều khó tiếp thu.

Một số giảng viên tự tạo ra các tình huống hư cấu (dựa trên việc điều

chỉnh một tình huống thực tế hoặc do chính giảng viên sáng tạo ra) Những tìnhhuống này thường không “hấp dẫn” người học bằng các tình huống thực.

Trang 15

- Thứ hai, dé áp dụng phương pháp này, giảng viên phải có “tam” về kiến

thức, kỹ năng và kinh nghiệm giảng dạy Nhiều trường hợp, giảng dạy bằng tình

huống là cách dé thầy “nghỉ ngơi”, vì trò phải làm việc, và thầy cũng chẳng biết

giải tình huống thế nào, nên người học thực chất cũng chăng thu được lợi ích gì.

Phương pháp sử dụng tình huống đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức

vững vàng - điều kiện tiên quyết để lựa chọn và biên soạn được những tình

huống tốt Ngoài ra, người thầy cần có những kỹ năng phức tạp hơn trong giảng dạy, như cách tô chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học viên thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện Vi du: khi yêu cầu sinh viên thảo luận nhóm để giải quyết tình huống, thì phân chia nhóm như thế nào Việc dẫn dắt buổi thảo luận cũng là quan trọng, phải đặt câu hỏi làm

sao tạo cảm hứng cho sinh viên, phải biết cách thúc day sinh viên đưa ra những quan điểm trái ngược nhau, tranh cãi với nhau Sau đó, giảng viên phải biết cách loại bỏ những câu hỏi ngoài lề có nguy cơ làm mất thời gian và giảm hiệu qua

của bài học Cuối cùng, giảng viên phải biết chốt lại nội dung lý thuyết, hay bài

học kinh nghiệm rút ra từ tình huống Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giảng viên trong quá trình ứng dụng phương pháp này Giảng viên cũng có

khi phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa của sinh viên liên quan đến tình

huống mà mình chưa dự kiến được.

- Thứ ba, việc áp dụng phương pháp này rất khó khăn khi học viên thụ

động Kinh nghiệm cho thấy không phải ở đối tượng người học nào áp dụng

phương pháp này cũng thành công Sự thành công phụ thuộc vào tính năng động và khả năng tư duy độc lập của học viên Phương pháp tình huống chỉ thật sự

phát huy những giá trị hữu ích khi có sự tham gia chủ động và yêu thích của học

viên Tuy nhiên, do đã quá quen thuộc với cách tiếp thu kiến thức thụ động (thay giảng trò ghi chép), nên khi chuyển qua phương pháp mới - đòi hỏi sự năng

động, khả năng tư duy và tính sáng tạo - thì một bộ phận học viên không thích ứng được Vi du: néu áp dụng phương pháp nay cho các hoc viên cao học hoặc sinh viên chính quy thì sẽ hiệu quả hơn là áp dụng cho học viên học tại chức

buổi tối

- Thứ tu, phương pháp này khó ap dụng với quy mô lớp lớn Hiện nay, quy

Trang 16

này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc áp dụng phương pháp tình

huống Việc thảo luận sẽ khá rời rạc, chỉ một số Ít người được nói, được nêu

quan điểm, được thuyết trình/phàn biện Đa số sinh viên còn lại sẽ có tâm lý thụ

động, không thực sự làm việc Giảng viên cũng khó để quản lý việc thảo luận với

số lượng đông như vậy.

Il DE XUẤT VIỆC HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP GIANG DAY VÀ HỌC CÁC MÔN HỌC VE PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUOC TE

1 Các căn cứ đưa ra đề xuất

- Thứ nhát, căn cứ vào mục tiêu đào tạo của chương trình/học phân đào

tao: tại Chương trình thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại học Ngành Luật thương mại quốc tế (ban hành kèm theo Quyết định 1826/QD- DHLHN ngày 5/9/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội) nêu rõ mục tiêu đào tạo là đào tạo các cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế có phẩm chất chính trị và

đạo đức nghề luật tốt, có tri thức và sức khỏe, có khả năng vận dụng kiến thức pháp luật thương mại quốc tế và tiếng Anh chuyên ngành Với mục tiêu đó, các

phương pháp giảng dạy được áp dụng phải giúp sinh viên không những có tri thức mà còn phải có khả năng vận dụng tri thức Như vậy, bên cạnh các phương

pháp truyền đạt kiến thức truyền thống, cần áp dụng các phương pháp giảng dạy

mang tính thực hành thì mới có thể trang bị cho sinh viên kỹ năng vận dụng pháp

luật như mục tiêu đào tạo của chương trình đã đặt ra Hơn nữa, trong các chương trình đào tạo cử nhân luật tại nhiều trường đại học hiện nay đã có thêm một số

môn học mới mang tính chất thực hành cao, như: Kỹ năng luật gia cơ bản, Kỹ

năng luật gia nâng cao, Kỹ năng diễn án giả tưởng trong lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế, v.v Những môn học này đòi hỏi giảng viên phải biết áp dụng những phương pháp giảng dạy mới.

- Thứ hai, căn cứ vào nhu cẩu của nhà tuyển dung: theo ý kiến của các

công ty/văn phòng luật, đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế khác với đào tạo cử nhân ngành Luật thông thường ở chỗ: cần trang bị cho người học tư

99 84

duy “quốc té”.TM Tư duy này thê hiện ở chỗ, cùng một vấn dé pháp lý, người học

phải có cách tiếp cận đa dạng theo hướng mở, không chỉ tiếp cận theo pháp luật

** Bài tham luận của LS Nguyễn Duy Hiếu, Công ty luật AAR Hà Nội tại Hội thảo “Tăng cường năng lực giảng

day và ứng dụng pháp luật kinh doanh giai đoạn hậu WTO tại Đại học Kinh tê quốc dân" do Khoa Luật Trường

Trang 17

Việt Nam, mà phải có sự liên hệ, so sánh với thực tiễn pháp luật của các hệ

thông pháp luật thông dụng và tiên tiến trên thé giới và pháp luật quốc tế Can

đào tạo cho sinh viên có tư duy phản biện, không “ngại” khi phản biện vấn đề, thậm chí là phản biện lại các ý kiến của thầy cô Cử nhân Luật ra trường cũng

cần có tư duy thận trọng, phòng ngừa rủi ro, thói quen “hoài nghi” cần thiết đối

với bat cứ van đề nào, luôn luôn phải tìm kiếm va phát hiện những vấn đề “có thể xảy ra” và giải quyết van đề đó một cách sâu sắc nhất Ngoài ra, một số kỹ

năng sau đây cũng rất cần thiết cho quá trình làm việc: kỹ năng viết và trình bày van dé, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, v.v Như vậy, có thể thấy,

các nhà tuyển dụng hiện nay không đặt nặng về vấn dé kiến thức nữa, mà họ sé

tập trung xem xét năng lực và kỹ năng của các ứng cử viên Điều này một lần

nữa cho thấy tầm quan trọng của các phương pháp giảng dạy hiện đại, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thông qua các hoạt động thực hành.

- Thứ ba, căn cứ vào thực trạng nguồn lực sẵn có (nguồn nhân lực, cơ sở vật chất): điều này là hiển nhiên vì nếu không có đội ngũ giảng viên có kỹ năng

và phương pháp tốt thì không thể áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại Cũng như vậy, một giảng đường với quá đông sinh viên sẽ khó có thể áp dụng

các phương pháp thực hành Ngoài ra, các điều kiện học tập khác như máy chiếu sẽ hỗ trợ đáng ké cho việc áp dung các phương pháp mdi.

2 Giải pháp hoàn thiện các phương pháp đã sử dụng

2.1 Phương pháp thuyết giảng

Như đã nêu trên, phương pháp thuyết giảng tuy có một số hạn chế, song

vẫn là phương pháp thường được sử dụng nhất và phù hợp nhất với thực tiễn

giảng dạy đại học hiện nay với quy mô một lớp học là khá lớn (hơn 100 sinh

viên) Để phương pháp này đạt hiệu quả cao hơn, một số giải pháp sau đây có thể

được áp dụng:

- Yêu cầu sinh viên tự đọc, tự học ở nhà theo giáo trình/tài liệu học tập mà giảng viên cung cấp Giảng viên chỉ giảng những nội dung quan trọng hoặc chốt lại kiến thức cho sinh viên, như vậy sẽ giảm được thời gian thuyết giảng lý

thuyết mà giảng viên sẽ có thời gian để đưa ra các ví dụ minh họa, các câuchuyện/vụ việc thực tiễn hoặc mở rộng vấn đề lý thuyết trong giáo trình chưa có.

Trang 18

Để áp dụng giải pháp này, giảng viên cần cung cấp cho sinh viên đầy đủ giáo trình và học liệu có liên quan ngay từ buổi học đầu tiên.

- Thường xuyên thay đổi các biện pháp, các thủ thuật thuyết trình Sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại như máy chiếu, giảng dạy kết hợp máy

chiếu và bang phấn, v.v dé làm bài giảng thêm sinh động

Thái độ và sự nhiệt tình của giảng viên có vai trò quan trọng trong việc

truyền cảm hứng cho sinh viên Phong cách thuyết giảng của giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của sinh viên Điều này phụ thuộc vào cá nhân giảng viên, năng khiếu cũng như quá trình rèn luyện của giảng viên Cần

có những thay đổi về cách đặt vấn đề, cách truyền đạt thông tin, nêu khái niệm, tóm tắt nội dung bài học, v.v dé bài giảng không bi đơn điệu.

- Khi giảng hết một nội dung, nên dừng lại để một mặt chốt lại về nội

dung, mặt khác cho phép sinh viên đặt câu hỏi, đưa ra các câu hỏi gợi mở để thu hút sự chú ý của sinh viên, định hướng việc lắng nghe, kích thích tính tích cực,

cho sinh viên tham gia vào bài giảng, tránh tình trạng truyền đạt một chiều.

- Cuối cùng, cần áp dụng phương pháp này kết hợp với các phương pháp

giảng dạy khác Trong một buổi học, nên thiết kế thuyết giảng kết hợp với

một/một số phương pháp khác dé làm thay đổi không khí buổi học Vi du: có thể giảng tiết đầu tiên, sau đó cho bài tập tình huống để sinh viên thảo luận, và đến cuối buỗi giảng thì chốt lại những nội dung/vấn dé quan trọng.

2.2 Phương pháp sử dụng tình huống

Như đã phân tích ở trên, để có thé đào tạo được các cử nhân Luật thương

mại quốc tế được trang bị không chỉ các tri thức mà còn có các kỹ năng cần thiết,

thì đây là một phương pháp cần được nghiên cứu để đưa vào nhiều môn học Từnhững học phần như luật dân sự, luật thương mại, luật hành chính, luật hình sự,cho đến các môn học của ngành Luật thương mại quốc tế, như: Luật WTO, Luậtđầu tư quốc té, Pháp luật điều chỉnh thương mại hàng hóa/dịch vụ quốc tẾ,Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp, Hợpđồng thương mại quốc tế và các giao dịch kinh doanh quốc tế, Tập quán thươngmại quốc tế, Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, v.v phương pháp nàyđều có thể được áp dụng để tăng cường kỹ năng vận dụng pháp luật giải quyếttình huống, kỹ năng phân tích, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ

Trang 19

năng phản biện, v.v Bắt đầu từ những tranh chấp mang tính chất dân sự thông thường cho đến các tranh chấp thương mại, thương mại quốc tế, sinh viên sẽ dần dần được trang bị kỹ năng cần thiết cho công việc sau này.

Tuy vậy, để vượt qua những thách thức của phương pháp này, một số giải

pháp sau đây có thé được áp dụng:

Thứ nhất, đề có được những bài tập tình huống hay và luôn cập nhật, giảng viên có thê sử dụng các nguồn sau đây:

- Các phán quyết trọng tài: Khi mà các bản án ở tòa thường khó tiếp cận

thì đây lại là một nguồn thường được các giảng viên sử dụng Hiện nay, các trung tâm trọng tài, trong nỗ lực để quảng bá cho phương thức trọng tài, đã chọn lọc và xuất bản nhiều tuyên tập phán quyết hay Đặc biệt phải ké đến các tuyển tập của ICC va của VIAC,TM cung cấp nhiều án lệ liên quan đến hợp đồng xuất

nhập khẩu, hợp đồng vận chuyên, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng đại lý, hợp đồng

phân phối, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng chuyển giao công nghệ;

giảng viên có thể sử dụng các án lệ này cho nhiều môn học như luật thương mại,

luật kinh doanh quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, hợp đồng thương mại

quốc tế,

- Các cơ sở dữ liệu miễn phí: thường thì các cơ sở dữ liệu này liên quan

đến một văn bản luật quốc tế Vi du: khi giảng dạy về Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế, có rất nhiều cơ sở dữ liệu miễn phí cung cấp hàng

nghìn án lệ liên quan." Các tranh chấp trong khuôn khổ WTO cũng được cung

cấp miễn phí trên website chính thức của tổ chức này Trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, các tranh chấp đầu tư quốc tế được giải quyết theo cơ chế của ICSID

cũng được công bố công khai trên website của Trung tâm này."

- Tạp chí và báo: giảng viên cần thường xuyên thu thập các bài báo, bài phân tích hay từ các báo, tạp chí có uy tín Đây là một nguồn cung cấp tình huống khá phong phú nhưng cần được điều chỉnh để phù hợp với nội dung giảng

” Có thể tham khảo các tuyển tập sau đây: PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết, Tranh chấp từ hợp đông xuất nhập khẩu

-Anlé trọng tài va kinh nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, 2002; VCCI, 50 Phán quyết của trọng tài quốc tế chọn

lọc, Hà Nội, 2002; VCCI & DANIDA, Các quyêt định trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb Tư pháp, 2007.

Mới đụ: www.cisg.law.pace.edu, www.unilex.info, www.uncitral.org, www.unidroit.org

Trang 20

dạy Một bài báo hay đi kèm với những câu hỏi hay của giảng viên sẽ thành một

tình huống rất ly thú, mang tính thời sự cao cho học viên.

- Các báo cáo thực tập, luận văn tốt nghiệp của sinh viên cũng là những nguồn cung cấp tình huống rất phong phú Vấn dé là cần biên tập và hiệu chỉnh dé chúng trố thành các bài tập tình huống có giá trị Mặt khác, đối với các học viên là những người đã có kinh nghiệm công tác, giảng viên có thê yêu cau họ tự viết các tình huống thực về công việc của chính ho Dé có những tình huống tốt, giảng viên cần tham gia ngay từ ban đầu trong quá trình hướng dẫn viết, đặt các

yêu cau và câu hỏi gợi ý.

- Từ kinh nghiệm thực tiễn: Các tình huống cũng đến từ quá trình nghiên cứu khoa học, làm tư vấn, cộng tác với các doanh nghiệp, hay thậm chí từ các quan sát và tong kết của cá nhân giảng viên.

Trong tương lai xa hơn, các trường nên xây dựng ngân hàng tình huống.

Hiện nay, các nỗ lực viết tình huống đều ở phía cá nhân từng giảng viên Nếu có

sự chuẩn hóa, tổng kết và xây dựng một cơ sở dữ liệu chung giữa các giảng viên cùng một chuyên ngành và liên ngành giữa các khoa và trường khác nhau trên

toàn quốc, thì chất lượng và hiệu quả sẽ được cải thiện rất đáng kê Day là công việc mang tinh vĩ mô và nằm trong nỗ lực day mạnh giao lưu sinh hoạt chuyên môn giữa các giảng viên, nhà nghiên cứu trong cùng chuyên ngành của cả nước

-tiền đề cơ bản để xây dựng một cộng đồng giảng dạy và nghiên cứu chất lượng cao.

Thứ hai, cần áp dụng phương pháp này một cách linh hoạt:

- Tùy vào đối tượng học viên, quy mô lớp học, nội dung của học phần mà

áp dụng một cách thích hợp Nếu quy mô lớp quá đông, hoặc với đối tượng học

viên hệ vừa học vừa làm, thì việc áp dụng cần được cân nhắc kỹ lưỡng về tần

- Phối hợp hiệu quả với các phương pháp khác Phương pháp này đòi hỏigiảng vên hiểu rõ các tính chất của học viên và các yếu tố tác động để có sựphối ho nhuan nhuyễn với các phương pháp truyền thống Nếu sử dung quá liềulượng, nó có thé làm phản tác dụng, vì học viên có thé chi chú trọng giải quyếtcác tình huống cụ thể và cho rằng thực tiễn luôn diễn ra như tình huống.

Trang 21

- Luôn có các phân tích và bình luận linh hoạt đối với các giải pháp do người học đưa ra Trong việc giải quyết, thường không có câu trả lời hoàn toàn

đúng hay hoàn toàn sai, mà quan trọng là câu trả lời được lập luận một cách chặt

chẽ hay không Giảng viên, với vai trò của người dẫn dắt, cần có những nhận xét

xác đáng và gợi mở để kích thích việc tạo ra ý tưởng cũng như động viên người

- Triển khai tình huống một cách da dang: (i) Có thé dùng tình huống nhỏ làm các ví dụ minh họa và mở rộng van dé cho từng đề mục lý thuyết; (ii) Dùng một vài tình huống lớn để giảng dạy xuyên suốt cả một môn học Mỗi buổi học đều dùng tình huống này nhưng triển khai ở các bước khác nhau Đây là cách giảng viên cung cấp tính liên kết các nội dung cho người học; (iii) Tình huống lớn giao cho nhóm sinh viên giải quyết trong một học kỳ; (iv) Tình huống lớn có

tính chất liên môn học: hiện nay, một trường ở Hoa Kỳ đã làm việc này Chúng

ta có thể làm đưới hình thức một môn học tổng hợp, chỉ dạy bằng tình huống hoặc thay hắn cách làm hiện nay đối với thực tập tốt nghiệp.

3 Đề xuất một số phương pháp mới và cách triển khai tại Việt Nam

Dé đạt được hiệu quả của việc giảng dạy, cần có nhiều phương pháp giảng dạy đa dạng Không thể áp dụng một phương pháp giảng dạy, dù phương pháp

này rất hay, cho tất cả các môn học và cho tất cả đối tượng sinh viên Vi du: phương pháp sử dụng tình huống là rất cần thiết cho nhiều môn học về pháp luật

thương mại quốc tế, nhưng nếu áp dụng quá nhiều cũng có thể gây nhàm chán.

Vi thế, việc đa dạng hóa phương pháp giảng dạy là rat cần thiết, dé tạo ra sự hap

dẫn cho bài giảng, thu hút sinh viên.

Dưới đây là một số phương pháp mới mà chúng tôi gợi ý áp dụng trong đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế Các phương pháp này có rất nhiều sự khác biệt so với phương pháp truyền thống Trong đó, sự khác biệt cơ bản nhất là vai trò của người học và người dạy đã thay đổi Sự thay đổi này đã

biến quá trình học của học viên từ thụ động sang chủ động, từ việc nghe giảng

sang hoạt động tư duy, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kích thích khảnăng sáng tạo của họ.

Trang 22

3.J Phương pháp Socrates - Phương pháp truy van

Phuong phap Socrates, hay con goi la phuong phap truy van, la phuong pháp mà giảng viên giảng dạy thông qua việc hỏi thay vì giảng cho sinh viên." Phương pháp này được xây dựng bởi nhà triết học nổi tiếng Socrates, dựa trên ly

thuyết là: người học sẽ nhớ hơn, nếu họ tự phải làm việc và suy nghĩ để tìm ra

câu trả lời Ông thấy rang: nếu giảng viên đưa ra câu trả lời, thì học viên hầu như sẽ thu dong tiếp thu và cho rang đó là chân lý, trong khi đó bằng cách đặt câu

hỏi, giảrg viên sẽ khơi gợi được nhiều ý tưởng và cách tiếp cận khác nhau về

cùng một van dé.

Cac trường luật tại Hoa Kỳ đều ủng hộ phương pháp này, vì phương pháp

này giúr sinh viên luật “nghĩ như một luật sư” thông qua việc phát triển tư duy pháp lý và kỹ năng phản biện.

Phương pháp này có thể áp dụng cho các bài học lý thuyết cũng như bài thực hành, thảo luận nhóm hay giải quyết tình huống.

Một minh họa đơn giản cho việc áp dụng phương pháp Socrates vào các bai tập tnh huống, đó là cách đặt câu hỏi theo IRAC.

- ISSUE: tình tiết tranh chấp và vấn đề tranh chấp là gì?

- RULE: luật nào sẽ được áp dụng dé giải quyết van dé tranh chấp? - ANALYSIS: luật đó sẽ được áp dụng như thé nào vào tình huống cụ thé này?

- CONCLUSION: câu trả lời/giải pháp nào cho van đề tranh chấp?

Bing cách lần lượt đặt ra câu hỏi cho sinh viên, giảng viên sẽ dẫn dat người hoc theo đúng mạch tư duy của một luật sư khi giải quyết một tình huống

thực tiểu Khi một sinh viên hay một nhóm sinh viên trình bày giải pháp của

mình, gảng viên tiếp tục đặt câu hỏi phản biện, và sinh viên phải tìm cách bảo vệ giải pháp của mình Hoặc giảng viên đặt các câu hỏi theo các giả thuyết khác nhau, dé sinh viên khai thác mọi khía cạnh của tình huống và tìm câu trả lời cho

các khí cạnh đó.

Cách học này sẽ buộc sinh viên phải làm việc, họ sẽ hiểu, năm bắt vấn đề

tốt hơn và khai thác được mọi khía cạnh của vấn đề Phương pháp này sẽ giúp

8 Tài liệu giảng dạy của ông Andrew Stephens, chuyên gia USAID STAR Plus trong buổi tọa đàm “Sử dung

phương pláp tình huông trong giảng dạy luật - Kinh nghiệm của Hoa Ky” tại Trường Đại học Ngoại thương Ha

Trang 23

sinh viêm có tư duy đặt câu hỏi, “hoài nghỉ” đối với bất cứ vấn đề nào, tư duy dự

phòng, tìm kiểm và phát hiện những van dé “có thể xảy ra” và giải quyết vấn đề

đó một cách sâu sắc nhất - một cách tư duy không thé thiếu cho các luật sư tương

_Phương pháp nay cũng sẽ kích thích sự suy nghĩ, sáng tạo của sinh viên.

Giảng viên nên áp dụng phối hợp với các phương pháp khác, cụ thể là giáo viên giảng trước cho sinh viên một (hay một hệ thống) van đề nhận thức, sau đó giáo viên đặt câu hỏi dựa trên vẫn đề nhận thức đó hoặc dựa trên một tình huéng được

xây dung dựa trên van đề này Kinh nghiệm cho thay dé sinh viên tích cực hoạt động, giảng viên cần chú ý đến chất lượng câu hỏi, cách thức đặt câu hỏi Một câu hỏi có tác dụng lôi cuốn sự chú ý của sinh viên thường phải có mục đích rõ

ràng, bám sát kiến thức bài học Nên đưa ra những câu hỏi mở, có thể có nhiều phương án khác nhau và có thé tao ra tranh luận ở sinh viên Tat nhiên, bài giảng chỉ có thê đạt hiệu quả truyền đạt thông tin, nếu giáo viên biết cách chốt lại bài học và có những kết luận đầy đủ.

Giảng viên nên sử dụng phương pháp này cho việc giảng dạy tình huống, vì đây là cách thức hữu hiệu để kích thích sự sáng tạo của sinh viên Có thể áp dụng cho việc giảng dạy lý thuyết, theo đó giảng viên yêu cau sinh viên nghiên

cứu giáo trình và học liệu trước ở nhà, và khi lên lớp, giảng viên sẽ sử dụng

phương pháp này để sinh viên tự khám phá bài học và giảng viên chốt lại nội dung bài học Phương pháp này có thể được áp dụng cho giảng dạy nhiều môn học về luật.

3.2 Phương pháp thực hành mô phỏng (Simulation Practice)

Có nhiều cách để sinh viên luật thực hành mô phỏng, nhưng cách thức

thường được sử dụng nhất là tổ chức các phiên tòa giả định (Moot Court), ở đó

sinh viên được đưa vào một tình huống giả định và đóng vai để tham gia vào một

phiên tòa do giảng viên xây dựng nên.

Ở các trường dai học tại Hoa Kỳ đã áp dụng khá phố biến phương phápnày và nó đã tỏ ra khá thành công Mô hình về phiên tòa giả định đã dần đượclan sang các quốc gia khác, và hiện nay nhiều cuộc thi Moot Court ở tầm quốc tếđã và đang được tổ chức dé phổ biến phương pháp này Tại Việt Nam, chương

Trang 24

pháp này Ngoài ra, tại một số trường đại học có đào tạo về luật cũng đã bước

đầu thử mghiệm áp dụng các cuộc thi về phiên tòa giả định như Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Một số đội sinh

viên Việt Nam (thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Ngoại giao Việt

Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) đã tham gia các cuộc thị Moot Court trên phạm vi quốc tế.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm Đó là tạo ra một mô hình giả định nhưng giống mô hình trên thực tế, để sinh viên thực sự trải nghiệm như những gì

diễn ra trên thực tế Với cách tiếp cận đó, phương pháp này rất hấp dẫn sinh

viên, tạo hứng thú cho sinh viên Với phương pháp này, sinh viên sẽ được học nhiều kỹ năng thực hành như kỹ năng viết đơn kiện, kỹ năng viết bản tự bào

chữa, kỹ năng lập luận, kỹ năng tranh tụng, v.v qua trải nghiệm thực tế.

Thách thức của phương pháp này cũng rất nhiều, đòi hỏi quá trình chuẩn

bị công phu, tốn nhiều thời gian và cả chi phí Hơn nữa, đa số các giảng viên chưa được đào tạo bài bản và chưa có những kỹ năng cần thiết để hướng dẫn sinh viên thực hiện phiên tòa giả định.

Trong giới hạn về chi phi, đề xuất của chúng tôi là có thể áp dung Moot

Court theo quy mô nhỏ để cả giảng viên và sinh viên được tập sự Hơn nữa, vì đa

số các tranh chấp trong thương mại quốc tế được giải quyết thông qua trọng tài,

vì vậy nên xây dựng Moot Court về trọng tài Quy trình xét xử, thành phần xét

xử tại trọng tài đơn giản hơn so với tại tòa án, nhờ thế mà việc chuẩn bị sẽ đỡ tốn

kém công sức và chỉ phí hơn Phương pháp này có thể áp dụng cho các môn học: Kỹ năng diễn án giả tưởng trong lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế, Trọng tài thương mại quốc tế, Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Cũng có thể

áp dụng mô hình này cho việc thực hiện một phiên giải quyết tranh chấp tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, như cách đã và đang được tiến hành tại Viện Thương mại quốc tế (WTI) trong các khóa đào tạo thạc sỹ về Luật và

Chính sách thương mại quốc tế.

Giảng viên có thể áp dụng Moot Court trong một môn học với các đội chơi

được lập ra từ các thành viên trong cùng một lớp Ở quy mô lớn hơn một chút,có thê thành lập nhiều đội chơi đến từ nhiều lớp khác nhau do nhiều giảng viênphụ trách môn học cùng phối hợp thiết kế Nếu có kinh phí, việc tổ chức các

Trang 25

cuộc thi ở quy mô trường, liên trường đại học, quy mô quốc gia, là cách thức nên

làm để tạo cơ hội học hỏi, giao lưu giữa sinh viên luật tại các trường đại học trên

cả nước Khi giảng viên và sinh viên Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm về

Moot Court, chúng ta có thể đăng cai tổ chức các cuộc thi mang tầm quốc tế — Ngoài Moot Court, phương pháp mô phỏng cũng có thể được áp dụng dưới dạng Trade Moot, ở đó xây dựng giả định về đàm phán hiệp định, từ hiệp định thương mại song phương đến các hiệp định đa phương, hiệp định về đầu tư, V.V

3.3 Phương pháp thực hành thực tế (Real Practice)

Thực ra, trong các chương trình đại học hiện nay đều có mô-đun về đi thực tập tại các văn phòng, công ty luật và các đơn vị khác, áp dụng cho sinh viên

năm thứ ba (thực tập giữa khóa) và năm thứ tư (thực tập cuối khóa) Tuy nhiên, do giữa nhà trường và các cơ sở đón nhận sinh viên thực tập không thực sự kết

nối, vì vậy trong đa số các trường hợp, sinh viên chỉ đi thực tập cho xong và viết báo cáo thực tập dé lẫy điểm, chứ quá trình thực tập chưa hiệu quả, chưa thực sự

là cơ hội cho sinh viên trải nghiệm thực tế, làm việc thực tế Lý do cũng có

nhiều, trong đó có lý do là các sinh viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở thực tập, và các cơ sở thực tập cũng không thực sự muốn đón nhận

sinh viên vào thực tập, vì sinh viên chỉ làm họ “vướng chân” mà không thực sự

giup ích được cho ho.

Có một mô hình khác dé sinh viên thực sự được thực hành, đó là mô hình về Giáo dục thực hành pháp luật cộng đồng (CLE - Clinic Legal Education).

Theo mô hình này, mỗi trường sẽ phát triển một trung tâm tư vẫn pháp luật phục

vụ cộng đồng, ở đó sinh viên sẽ được học các kỹ năng tư vấn cơ bản và sẽ được

đi tư vấn phục vụ cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế (người nghèo, người lao động, nông dân, v.v ) Tất nhiên, sinh viên sẽ đi cùng các giảng viên và các luật sư đã có kinh nghiệm để học hỏi và sau đó, chính bản thân họ sẽ có

thể tiến hành tư vấn Hoặc sinh viên, cùng với giảng viên, sẽ thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật cho các cộng đồng này Tất cả các hoạt động này đều là tự nguyện, miễn phí.

Phương pháp này không chỉ nâng cao kỹ năng thực hành nghề luật cho

Trang 26

cộng đồng yêu thế Sinh viên luật được tham gia vào những hoạt động như vậy

sé có ý thức tốt về đạo đức nghề luật, về việc bảo vệ bên yếu thé trong cac quan

hệ pháp luật Có thé lồng ghép hoạt động nay vào nhiều môn học (như Luật lao

động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật dân sự, v.v ), hoặc tô chức thành các hoạt

động ngoại khóa thường xuyên cho sinh viên.

Ở Việt Nam, đã có một số trường đại học áp dụng mô hình này khá thành

công, như: Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Khoa Luật), Trường Đại học Công

đoàn (Khoa Luật), Trường Đại học Cần Thơ, v.v Tất cả các trường này đều

được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của tổ chức BABSEA CLE (Sáng kiến giáo dục

pháp luật cộng đồng - Nhịp cầu nối các quốc gia Đông Nam Á - Bridges Across Borders Southeast Asia Community - Legal Education Initiative) BABSEA

CLE hé tro va tu van cho cac truong dai hoc trong viéc thiét ké va xây dựng môn

học về tư vấn và giáo dục pháp luật phục vụ cộng đồng, xây dựng năng lực cho giảng viền giảng dạy môn học nay, hỗ trợ tập huấn CLE, phát triển các tài liệu có liên quan Việc triển khai các hoạt động thực hành nghề luật như trên sẽ làm tăng

tính thực tiễn của chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng nghề luật cho sinh viên Đây là một phương pháp tốt, cần được nhân rộng tại các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam.

3.4 Giải pháp ấp dụng các phương pháp mới

Dé áp dụng các phương pháp giảng day mới một cách hiệu quả trong đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế, cần đáp ứng được các điều kiện về nguồn mân lực, về học liệu, về cơ sở vật chất, v.v Chúng tôi đề xuất một số

giải pháp sau đây:

- Tăng cường bồi dưỡng năng lực của giảng viên: có chương trình đào tạo, tái đào tạo chuyên sâu, cập nhật kiến thức chuyên môn thông qua quá trình thâm nhập thực tiễn, tham gia tư vấn, tăng cường kết nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn Các trường cần hỗ trợ các giảng viên nâng cao kỹ năng và phương pháp ging day, vi du: bang cách tạo điều kiện để giảng viên tham gia hội thảo, các lớp ›Ôi dưỡng ngăn hạn về kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy; tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các trường đại học có đào tạo về

pháp luit thương mại quốc tế tại Việt Nam và trên thế giới Tham khảo kinh

Trang 27

nghiệm giáng dạy, phương pháp giảng dạy hiện đại ở nước ngoài thông qua khảo

sát thực tế tổ chức hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm.

- Xây dựng hệ thống giáo trình, học liệu, tài liệu tham khảo day đủ, đây là điều kiện không thể thiếu để áp dụng các phương pháp giảng dạy mới Với thời lượng hạn chế cho mỗi môn học, khi đã có giáo trình, học liệu day du, giang vién yêu cầu sinh viên doc tài liệu, lý thuyết trước khi đến lớp, như vậy mới có nhiều thời gian trên lớp dành cho thực hành Dé làm được điều đó, can:

+ Lên kế hoạch chi tiết về việc viết giáo trình đối với các môn học mới của ngành Luật thương mại quốc tế theo từng giai đoạn Một số môn học có thể không cén giáo trình mà chỉ cần đề cương môn học chỉ tiết hoặc tài liệu học tập;

+ Trang bị cho giảng viên và sinh viên cơ sở dữ liệu về các án lệ, các bài viết tạp chí và các công trình khoa học về luật nói chung và luật thương mại quốc tế nói riêng tại nước ngoài Vi du: các trường có thể mua quyền truy cập các cơ sở dé liệu online như Westlaw, Lexisnexis, v.v trước hết cho giáo viên, dé

có thêm dữ liệu phục vụ việc xây dựng bài giảng, học liệu, tình huống.

- Tạo các điều kiện phục vụ giảng dạy và hoc tập cho tốt, vi du: giảng

đường, các thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, v.v Đối với các lớp học tín chỉ lớn, cần chia nhỏ lớp thì mới có thể áp dụng hiệu quả các phương pháp mới.

Đối với các phương pháp mô phỏng (như Moot Court hay Trade Moot), nếu áp dụng ở quy mô trường hay quốc gia, khu vực thì cần có sự đầu tư tài chính nhất định thì mới có thể áp dụng được.

Kat luận: Ngành luật thương mại quốc tế là một ngành đào tạo mới với

mục tiêu cụ thể là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho tiến

trình hộ nhập quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là phục vụ quá trình Việt Nam

tham gia vào “sân chơi” thương mai quốc tế Với mục tiêu như vậy, chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế đã có nhiều môn học mới với cách tiế› cận khá mới mẻ, thực tế, hiện đại, hoc hỏi tử các chương trình tiên tiễn trên thế giới Dé những môn học đó đạt được mục tiêu đặt ra, phương pháp giảng day là rat quan trong Theo chúng tôi, cần mạnh dan áp dụng các phương pháp giảng dạy mới, hiện đại, giảm thời gian thuyết giảng của giáo viên, tăng thời

gian tự học của sinh viên thông qua việc thảo luận nhóm, làm bài tập lớn, làm

Trang 28

định phương pháp giảng dạy nào áp dụng vào môn học nào là do từng giảng viên hay từng bộ môn xác định Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định phương

pháp giảng dạy, từ mục tiêu của chương trình đào tạo, của môn học, nội dung

của chương trình/môn học, đặc điểm của đối tượng giảng dạy, đến năng lực, kinh nghiệm của từng giáo viên giảng dạy và các yếu tố khác, như: cơ sở vật chat,

phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy Không có phương pháp vạn năng cho

mọi đối tượng, mọi mục tiêu Giảng viên cần rất linh hoạt trong việc lựa chọn

phương pháp giảng dạy tối ưu TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Kỷ yếu Hội thảo “Tang cường năng lực giảng dạy và ứng dung pháp luật kinh doanh giai đoạn hậu WTO tại Đại học Kinh tễ quốc dan” do Khoa Luật, Trường Dai học Kinh tế quốc dân Hà Nội tổ chức ngày 31/10/2011.

2 Tai liệu giảng dạy của ông Andrew Stephens, chuyên gia USAID

STAR Plus trong buổi tọa đàm “Sử dung phương pháp tình huống trong

giảng dạy luật - Kinh nghiệm cua Hoa Ky” tại Trường Dai học Ngoại

thương Hà Nội ngày 21/1 1/2012.

Trang 29

Chuyên đề 9.

TONG QUAN VE XÂY DUNG NỘI DUNG MÔN HỌC

“PHAP LUAT DIEU CHỈNH THUONG MẠI DICH VU QUOC TE”

TRONG CHUONG TRINH DAO TAO CU NHAN

NGANH LUAT THUONG MAI QUOC TE CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

ThS Nguyén Thi Thu Hién Trường Đại học Luật Hà Nội

I SỰ CAN THIẾT PHAI DUA NOI DUNG “PHAP LUAT DIEU CHỈNH

THUONG MAI DICH VU QUOC TE” VAO GIANG DAY TRONG CHUONG TRINH

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGANH LUẬT THUONG MAI QUOC TE TAI TRƯỜNG ĐẠI

HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, thương mại dịch vụ đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển của quốc gia Không một quốc gia nào

có thể phát triển thịnh vượng nếu không có một cơ sở hạ tằng dịch vụ hoàn hảo

và hiệu quả Các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, giày da hoặc bất kỳ

một sản phẩm nào khác sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường thế giới nếu

không có một hệ thống ngân hàng, dịch vụ viễn thông, kiểm toán, bảo hiểm và vận tải có chất lượng Ở những thị trường, nơi mà các dịch vụ được cung cấp còn

thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu, thì việc nhập khẩu các dịch vụ thiết yếu

cũng có tầm quan trọng sống còn đối với quốc gia, chăng khác nào việc nhập

khẩu những hàng hóa cơ bản Trong vòng hai thập kỷ qua, có một thực tế là

thương mại dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn so với thương mại hàng hóa Theo

thống kê năm 2007, ngành dịch vụ đóng góp tới 60% GDP của thế giới Ở các

nước OECD, tỷ trọng này lên đến 70% GDP của lĩnh vực dịch vụ chiếm tới90% GDP của Hồng Kông, 80% GDP của Hoa Kỳ, 74% GDP của Nhật Bản,73% GDP của Pháp, 73% GDP của Anh quốc và 71% GDP của Canada Dịch vụđóng góp trên 50% GDP của các nền kinh tế Mỹ La-tinh như Brazil và Ác-hen-ti-na, trên 60% GDP của các nước công nghiệp mới ở châu A như Singapore,Đài Loan và Malaysia Dịch vụ cũng chiếm tới 48% GDP của An Độ và 40%

Trang 30

GDP của Trung Quéc.®’ Cùng với các quan hệ thương mai dịch vụ trong nước, các quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế, bao gồm cả quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế giữa quốc gia với quốc gia, và giữa quốc gia với thương nhân, cũng như

là giữa các thương nhân với nhau, ngày càng được mở rộng va phát triển Dé

điều chỉnh các nhóm quan hệ này, pháp luật về thương mại dịch vụ quốc tế đã

được xây dựng ở các cấp độ khác nhau: toàn cầu, ví du: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS); khu vực, ví du: Hiệp định khung

ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS); và song phương, ví đ„: Hiệp định

thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ; cũng như được hình thành trong pháp luật của mỗi quốc gia Với sự phát triển không ngừng của dịch vụ và thương mại dịch vụ quốc tế, pháp luật về thương mại dịch vụ quốc tế đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực pháp luật cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật thương mại quốc tế.

Thương mại dịch vụ ở Việt Nam là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ Năm 2009 đã chứng kiến ngành dịch vụ của Việt Nam tăng trưởng 6,63% và trở thành

ngành dẫn đầu trong nên kinh tế trong khi sản xuất công nghiệp và

nông-lâm-thủy sản tăng lần lượt 5,52% và 1,83%.” Trong nội dung các văn kiện Đại hội Đảng và các Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam gần đây cũng

tập trung vào ngành dịch vụ, đề ra mục tiêu về tốc độ tăng trưởng hàng năm của

lĩnh vực dịch vụ cũng như nâng cao tỷ trọng của thương mại dịch vụ trong GDP,

chiếm khoảng hon 40%.”! Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của một loạt các

liên kết kinh tế cũng như tham gia vào các diễn đàn hợp tác thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới.” Việt Nam được hưởng các quyền và lợi ích nhất

định, nhưng đồng thời, Việt Nam cũng có nghĩa vụ phải thực thi các quy định

trong các điều ước quốc tế, bao gồm cả các quy định pháp lý điều chỉnh lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế Tuy nhiên, thương mại dịch vụ quốc tế cũng như pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này tương đối phức tạp Bởi vậy, việc nghiên

cứu một cách toàn diện về pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế cũng

°° htip://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_

library/get_file?uuid=47b83525-7d4d-45a6-a787-fa4fd15762ea&groupld= 13025

*° Xem: http://www finland org vn/public/default.aspx?nadeid=43694&contentlan=3 | &culture=vi- VN

*”'Xem: http://trungtam wto.vn/wto/nghien-cuu-tranh- luan/bao-cao-%E2%80%9Cchien-luoc-tong-phat-trien-nganh-dich-vu-toi-nam-2020-csssd-va-ta

?2 Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995; là thành viên APEC từ năm 1998; là thành viên chính thức của WTO từ tháng 1/2007 và ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại song phương với các nước đối tác.

Trang 31

như cần có giải pháp để đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn và tranh tụng nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,

qua đó, khắc phục tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào đội ngũ luật sư va dich vu tư

van pháp lý của các hãng luật nước ngoài như thời gian vừa qua là rất cần thiết.

Không những thể, với Việt Nam, yêu cầu về chủ động và tích cực hội nhập

kinh tế quốc tế, tìm hiểu pháp luật của WTO là nhiệm vụ trọng tâm đã được đặt

ra trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, như: Nghị quyết số 07-NQ/TW

ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; Quyết định số

37/2002/QĐ-TTg ngày 14/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình

hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW; Nghị quyết số

08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương

Đảng Khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kính tế phát triển

nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới

và; Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/2/2007 ban hành

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW Trước những yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết đặt ra trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc té, cùng với su phat triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại dịch vụ ở Việt Nam, một số trường đại học và cơ sở đào tạo ở Việt Nam đã thiết kế và giảng dạy một số nội dung về pháp luật thương mại dịch vụ quốc tế Tuy nhiên, việc giảng dạy những nội dung này còn rời rạc, chưa nhất quán và còn có những điểm khác biệt với thông lệ quốc tế, tài liệu giảng dạy đôi chỗ thông tin còn chưa chính xác, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của việc dạy và học Bởi vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách nghiêm túc, có hệ thống và toàn diện, từ đó xây dựng nội dung môn học “Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế” để có thể, trong tương lai không xa, đào tạo được các chuyên gia giỏi trong lĩnh

vực này Đặc biệt với Trường Dai học Luật Hà Nội, một trong những trường

trọng điểm về đào tạo luật ở Việt Nam, cùng với việc được phép thực hiện đàotạo thí điểm cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế, nhiệm vụ xây dựng mộtchương trình đào tạo bài bản, có hệ thống và lâu dài về pháp luật thương mạiquốc tẾ, trong đó có các van đề về pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốctế, trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các nước tiên tiến, có ý nghĩa

Trang 32

II TONG QUAN THỰC TIEN GIANG DAY “PHÁP LUẬT DIEU CHỈNH THUONG MẠI DỊCH VU QUOC TE” TREN THE GIỚI VA O VIỆT NAM

Trên thé giới, nội dung giảng day liên quan tới pháp luật điều chỉnh

thương mại dịch vụ quốc tế được lồng ghép trong các khóa học ở các cấp bậc đào tạo khác nhau, với các tên gọi, mức độ chuyên sâu và thời lượng giảng dạy cũng khác nhau Ở một số trường, vẫn đề pháp luật điều chỉnh thương mại dịch

vụ quốc tế được giảng dạy trong một cua học riêng, như tại Viện nghiên cứu

thương mại thế giới (World Trade Institute) thuộc Trường Đại học tổng hợp

Bern (Thụy Sỹ), có cua học với tên gọi là “Trade in Services”;” hay Trường

Luật Fribourg (Đức) có cua học trong chương trình đào tạo thạc sỹ Luật với tên

gọi là “WTO Law II - Trade in Services” Nội dung chủ yếu của các khóa học

này là giới thiệu về GATS Trong khi đó, tại một số trường khác, nội dung giảng

dạy về pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế chỉ được kết cầu là một phần trong các cua học về Luật thương mại quốc tế hoặc Luật WTO, ví du: cua

học có tên gọi “International Trade Law” tại Trường Luật Duke (Hoa Kỳ) với

thời lượng 3 tin chỉ;” cua học “International Law of World Trade” tại Trường Dai học quốc gia Australia (Australia) với thời lượng 6 tín chỉ;” cua học

“International Trade” tại Trường Luật Georgetown (Hoa Ky) với thời lượng 3 tín

chỉ;”” cua học “International Trade Law” tại Trường Luật Washington (Hoa Kỳ) với thời lượng từ 2 đến 4 tín chỉ;”” hoặc một cua học tương tự được giảng tại Trường Luật Columbia (Hoa Ky) Nội dung giảng day về pháp luật thương mại dịch vụ quốc tế trong các cua học này, do bị giới hạn về thời lượng trong tổng thể toàn cua học, nên các giảng viên cũng chủ yếu giới thiệu về GATS, pháp luật của một số liên kết kinh tế khu vực có liên quan tới quốc gia của họ như Liên minh châu Âu, Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), v.v Một số cua

học tại các trường luật ở Hoa Ky còn bé sung thêm phan giới thiệu về pháp luật

°* Xem thêm thông tin về cua học tại: http://www.wti.org/courses/weekly-courses/ii09 10-trade-in-services-3/ 3“ Xem thêm thông tin về cua học tại: http://www.unifr.ch/ius/]lm/courses/eu-and-international-trade-law ?* Nội dung về pháp luật WTO điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế được giảng trong Phần 1 Xem thêm tai:

* Xem thêm thang tin về cua học tai: http://www.law.washington.edu/coursecatalog/Course.aspx?ID=E545 ** Xem thêm thêng tin về cua học tại: http://www.law.columbia.edu/courses/L6266-international-trade-]aw

Trang 33

của Hoa Kỳ (xem Phụ lục 1) Đối với các cua học chỉ liên quan tới pháp luật

WTO điều chỉnh về thương mại dịch vụ quốc tế, xét về tính chuẩn mực với nội

dung tương đối đầy đủ, chỉ tiết thì phải kể đến chương trình đào tạo của WTO (xem Phụ lục 2 và 3), hoặc của UNCTAD (xem Phụ lục 3).

Tính đến tháng 10/2012, ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 20 cơ sở đào

tạo Luật Tại các trường và cơ sở đào tạo luật này, ở trình độ cử nhân, vấn đề

pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế thường chỉ chiếm một thời lượng rất nhỏ trong tổng thé chương trình môn “Luật thương mại quốc tế”, '°9

trong các môn học về pháp luật WTO cũng như các môn học về pháp luật ASEAN Tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, trong chương trình đào tạo cử nhân Luật - chuyên ngành Luật thương mại quốc tế, nội dung này được giảng dạy trong một môn học riêng là môn “Pháp luật về thương mại dịch vụ và Hiệp định GATS” Tuy nhiên, đây chỉ là một môn học tự chọn và nội dung giảng dạy cũng chủ yếu chỉ giới thiệu về GATS trong khuôn khổ WTO." Ở các bậc đào tạo cao hơn, như các chương trình đào tạo sau đại học, tại một số trường, nội dung này đã được thiết kế thành một môn học/chuyên dé riêng, ví du: chuyên đề “Pháp luật về thương mại dịch vụ quốc tế” (LQT06) thuộc học phan tự chọn của chương trình đào tạo thạc sỹ Luật quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội; môn học chuyên ngành tự chọn “Pháp luật thương mai dich vụ quốc tế? chương trình đào tạo thạc sỹ Luật quốc tế tại Trường Dai học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, '” v.v Đối với mã ngành Luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân tại Trường Đại học Luật Hà Nội, theo Quyết định số 1826/QD-DHLHN của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội ký ngày 5/9/2011, môn học “Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế” là một trong 10 môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chung của ngành Luật thương mại quốc tế trong chương trình đào tạo với thời lượng 3 tín chỉ, và sẽ được giảng day trong 15 tuần Với thời lượng như vậy,

'° Vi dy: tại Trường Đại học Luật Hà Nội, đối với chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật, môn “Luật thương

mại quốc tế" là môn chuyên đề tự chọn 4 tín chỉ, giảng dạy trong 5 tuần, thì vấn đề về GATS chỉ được đành khoảng 4 giờ tín chỉ cho cả việc giảng lý thuyết và thảo luận.

!9' Xem kết cầu các môn học tại:

http://law.fiu.edu.vn/index.php?option=com_ content#view=article&-id=249:bng-phan-chia-cac-mon-hc-do-cac-b-mon-m-nhn&catid=12 I:c-cu-t-chc@&Itemid=2 19

'©2 Xem thêm về chương trình đào tạo thạc sỹ Luật quốc tế tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tại:

Trang 34

việc thiết kế môn học và chương trình giảng dạy pháp luật điều chỉnh thương

mại dịch vụ quốc tế cần phải được nghiên cứu, lựa chọn và sắp xếp một cách hợp

lý nhằm đảm bảo truyền tải được những nội dung cơ bản tương ứng với trình độ

đào tạo ở bậc cử nhân, đồng thời có một số nội dung chuyên sâu thể hiện điểm

đặc thù của ma ngành.

HI NHỮNG YÊU CÀU CƠ BẢN ĐÓI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỘI DUNG

GIANG DẠY “PHÁP LUAT DIEU CHỈNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUOC TE” TẠI

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

1 Việc giáng dạy môn học phải đáp ứng được các nhiệm vụ cấp thiết

đặt ra trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế

Rõ ràng, việc Việt Nam tích cực tham gia vào liên kết kinh tế quốc tế cấp

độ toàn cầu, khu vực cũng như ký kết các hiệp định thương mại song phương

bao quát rất nhiều các lĩnh vực từ thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đã đặt ra một yêu cầu cấp bách về nâng cao kiến thức và

năng lực pháp ly đối với tất cả các chủ thé, từ Chính phủ, doanh nghiệp cho tới

các cá nhân Tuy nhiên, kiến thức về hội nhập kinh tế nói chung và pháp luật về

thương mại dịch vụ quốc tế nói riêng của các cơ quan nhà nước, các tô chức xã

hội, các doanh nghiệp và các cá nhân hiện nay còn rất thiếu, không đủ để đáp ứng nhu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh Thực trạng này gây khó khăn rất lớn cho nhiệm vụ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như tích cực

tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam Do đó, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, ở một mục tiêu xa hơn, đó là

chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế nói chung và nội dung giảng dạy liên quan tới pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế nói riêng, còn phải đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của xã hội, cũng như góp phan bé sung đội ngũ chuyên gia giỏi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của

Việt Nam.

2 Môn học “Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ” là một môn

học thuộc khối kiến thức chung của ngành Luật thương mại quốc tế

Bởi vậy, để việc học môn “Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc

tế” hiệu quả, sinh viên cần được trang bị các kiến thức cơ bản và học các môn

học tiên quyết về Luật WTO nói chung và Luật thương mại Việt Nam.

Trang 35

3 Nội dung giảng dạy môn học “Pháp luật điều chính thương mại dịch vụ quốc tế”, về cơ bán, phái bao quát được các vấn đề pháp lý điều chính quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế giữa các quốc gia với nhau, giữa

quốc gia với thương nhân, và giữa thương nhân với thương nhân

Những nội dung nói trên phải được phân bổ một cách hợp ly trong tổng

thể toàn bộ chương trình môn học và trong mối tương quan với các môn học khác trong chương trình dao tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế, ví du:

môn học “Luật WTO” (LTMQTBB 01), môn học “Giải quyết tranh chấp thương

mại quốc tế” (LTMQTBB 08), môn học “Pháp luật vẻ thị trường nội khối EU”

(CNTC 03), môn học “Kinh doanh với Trung Quốc - Pháp luật và chính sách” (CNTC 12), v.v để tránh sự trùng lặp và nhàm chán khi giảng dạy cho sinh

4 Phương pháp giảng dạy

Nên kết hợp những van đề lý luận và thực tiễn thông qua việc giảng day các cases, đồng thời phải kết hợp được việc giảng lý thuyết và thực hành kỹ năng về vận dụng các quy định pháp luật để xử lý tình huỗng cho sinh viên, góp phần

đào tạo ra một đội ngũ chuyên gia có trình độ về pháp luật thương mại quốc tế

nói chung và pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế nói riêng Do đó,

thay đổi phương pháp giảng dạy, lấy sinh viên làm trung tâm, cũng sẽ là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra với đội ngũ giảng viên.

5 Về học liệu

Nên có giáo trình riêng và hệ thống tài liệu tham khảo viết chuyên sâu về

pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế Thực tế, ở Việt Nam và trên

thế giới hiện nay, có rất nhiều giáo trình và tài liệu tham khảo khác, các website có thé sử dụng để làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập môn học “Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế” Về giáo trình, ở Việt Nam,

hiện có cuốn giáo trình song ngữ của Trường Đại học Luật Hà Nội, “TextbookInternational Trade and Business Law”, People’s Public Security PublishingHouse, do EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Viét Nam MUTRAP III có thédownload miễn phi tir webite của MUTRAP Ngoài ra, còn có một số cuốn giáotrình Luật thương mại quốc tế của một số trường đại học, như: Trường Đại học

Trang 36

tế quốc dân Hà Nội, v.v cũng có đề cập tới một sô van dé pháp lý trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Về giáo trình nước ngoài, hiện nay, có thể sử dụng giáo

trình “The Law and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases and Materials” cia tac gia Peter Van den Bossche (2008), Cambridge, Cambridge

University Press, 2"d edn Về những loại tài liệu tham khảo khác, trước hết, các

giảng viên và sinh viên cũng có thể sử dụng cuốn sách dịch Luật thương mại quốc tế - Những ván dé lý luận và thực tiễn của tác giả Raj Bhala (2006), Nhà xuất bản Tư pháp Bên cạnh đó, hàng loạt các công trình nghiên cứu trong khuôn khổ dự án EU-Việt Nam MUTRAP III, USAID, v.v cùng với các công trình

nghiên cứu được đăng tải trên các webiste mang tính học thuật cao, cũng chứa

đựng rất nhiều thông tin bổ ích phục vụ cho việc giảng dạy môn học “Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế”.

6 Nội dung giảng dạy, nội dung và hình thức trình bày của Đề cương

chỉ tiết

Nên tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới, trên cơ sở thiết kế lại cho phù hợp với nguồn nhân lực và điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam Đề cương chi tiết nên được trình bày ngăn gọn, rõ rang, dễ dàng sử dụng

cũng như thuận tiện cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

IV MOT SO DE XUÁT VE XÂY DỰNG NỘI DUNG MÔN HỌC “PHÁP LUAT

DIEU CHINH THƯƠNG MẠI DICH VỤ QUOC TE” TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO

TẠO CU NHÂN NGANH LUAT THUONG MAI QUOC TE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NOI

Trên cơ sở những yêu cầu nói trên, tác giả có một số dé xuất về nội dung

môn học “Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế” trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội,

bao gồm những vấn đề như sau:

(1) Tổng quan về thương mại dịch vụ quốc tế và pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế

e Téng quan vé thuong mai dich vu quéc té

- Khai niệm dịch vụ và thương mai dịch vu

- Khai niệm thương mại dịch vu quốc tế

- Tu do hóa và vai trò của thương mai dịch vụ quốc tế trong sự phát triểncủa thương mại quốc tế hiện nay

Trang 38

* Quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc và các quy định điều chỉnh

trong lĩnh vực thương mại dịch vụ song phương

(5) Pháp luật của Việt Nam điều chỉnh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế ¢ - Tổng quan về pháp luật của Việt Nam điều chỉnh trong lĩnh vực thương

- Dich vụ tai chính-ngân hang

(6) Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại dich vu quốc tế * - Giải quyết tranh chấp về thương mai dich vụ giữa các quốc gia - _ Giải quyết tranh chấp về thương mại dich vụ trong khuôn khổ WTO - Giải quyết tranh chấp về thương mại dich vụ trong khuôn khổ một số liên kết kinh tế khu vực

- Giai quyết tranh chấp về thương mại dịch vụ theo một SỐ hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và một số đối tác chính

* - Giải quyết tranh chấp về thương mại dịch vụ quốc tế giữa các thương

- Cac phương thức giải quyết tranh chấp

- Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp về thương mại dịch vụ quốc tế và một số lưu ý đối với các thương nhân Việt Nam

Các nội dung giảng dạy về pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế nói trên sẽ được minh họa bởi các án lệ điển hình nhằm mang lại tính đa dạng

và sự hứng thú cho sinh viên./.

Phu lục 1

Bảng tổng họp thông tin về một số cua học có giảng dạy về pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế tại một số trường đại học trên thế

Name of Course’s No of Course Description school/university Name Credits

Duke Law School International 3 The World Trade Organization

Trang 39

Trade Law(LAW 361)

attracts a lot of attention and criticism Whydo economists say that liberalizing trade flows is a good thing? How can this liberalization go hand in hand with otherpublic policy choices such as protecting theenvironment and human rights or promoting the economic development of poor countries? In this course, we will examinewhy the WTO is there, how it developedfrom the GATT to what it is now and how itfits in the wider’ picture of otherintemational economic institutions such asthe World Bank and the IMF (Part I) Thecourse will offer you an in-depth, practical knovvledge of substantive WTO law drawing heavily on case law It will addressthe basic principles of trade in goods andtrade in services, as well as some of the more specialised WTO agreements on, for example, health measures, investment,subsidies, anti-dumping and safeguards Wewill follow-up also on how the new Doha development round of trade negotiations proceeds (Part ID From a more proceduralside, the course will pay close attention tothe unique WTO mechanism for the solution of trade disputes, with special reference again to recent and ongoing cases.(Part II) Although the iocus of this courseis the law of the WTO, one of its drivingthemes will be to find the WTO's rightiulplace in, on the one hand, the wider field of public international law and, on the other

hand, further reaching regional modes of integration such as the European Union and NAFTA The intention is to invite a number

Trang 40

This course offers an introduction to thehistory, principles, and main regulatoryareas of the World Trade Organization, inparticular the General Agreement on Tariffsand Trade and the Agreement on Trade inServices The principles of transparency and non-discrimination, ¿ most favoured nation treatment and national treatment, aswell as exceptions to these principles willbe at the heart of the course, which willaddress implications for the EuropeanUnion and for Switzerland.

The subject matter will be dealt withfrom the point-of-view of private operators,with a minor focus on the public policyperspective It will address the role of WTOLaw in domestic law, in particular the issueof direct effect and WTO consistentinterpretation It will examine how WTOLaw can and should be taken into accountin planning business and _ corporatestrategies.

This course aims to _ provide acomprehensive introduction to the law andeconomics of the WTO General Agreementon Trade in Services (GATS).

The fust part of the course providesstudents with background informationregarding the economics of trade in services, the negotiation of GATS, and the jactors that iniluenced its current shape(with a special emphasis on politicaleconomy aspects) Against this background,the second part of the course deals with themain legal institutions of the GATS,

Ngày đăng: 29/04/2024, 23:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w