1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam

81 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Pháp Luật Về Phí Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Hằng
Người hướng dẫn TS. Đông Ngọc Ba, TS. Nguyễn Văn Phương
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 43,59 MB

Nội dung

Trong quy định về phí BVMT đối vớinước thải áp dụng đối với môi trường là các khu vực nội thành, nội thị của các đô thị loại đặc biệt loại I, II, III thì mức phí sẽ cao hơn khi thải ra c

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYEN THỊ HANG

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã số: 60 38 01 07LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS DONG NGỌC BA

HÀ NOI - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do tôi thực hiện, dưới sự

giúp đỡ khoa học của giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Văn Phương Nhữngphần trích dẫn đã được nêu trong danh mục tài liệu tham khảo Tôi xin chịu tráchnhiệm về tính trung thực, khách quan của các thông tin, số liệu nêu trong luận

văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng

Trang 3

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáo TS.

Nguyễn Văn Phương Trưởng Bộ môn Luật Môi trường, Trường Đại học Luật

Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy giáo, cô giáo trong Bộ mônLuật Môi trường: các thầy giáo, cô giáo trong khoa Pháp luật kinh tế cùng vớicác thầy giáo, cô giáo công tác tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tìnhgiảng dạy, cung cấp cho em những kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợiđộng viên giúp đỡ em dé em hoàn thành luận văn

Với thời gian, kiến thức có hạn và trong phạm vi một luận văn thạc sỹkhông thé tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều van dé còn phải hoàn thiệnthêm Em xin kính mong nhận được sự góp ý của Quý Thay Cô và những aiquan tâm đến van dé này Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng

Trang 4

1 BVMT Bao vệ môi trường

2 BPP Beneficiary Pay Principle: Nguyên tac “Người hưởng thụ phải tra

7.HDND | Hội đông nhân dân

8 KCN Khu công nghiệp

9 ND-CP Nghi dinh Chinh phu

10 NQ-TW | Nghi quyét Trung uong

11.OECD | Organization of Economic Cooperation and Development: Tổ chức

hop tac va phat trién kinh té

12 PPP Pollution Pay Principle: Nguyên tac “Người gây 6 nhiễm phải trả tiên”

13 TN&MT | Tài nguyên và Môi trường

14 TTLT Thong tu lién tich

15 TW Trung ương

16 TSS Chat ran lo lửng

17 UBND _ | Uy ban nhân dân

18 UBND | Ủy ban nhân dân thành phô

Tp

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

BANG CHU VIET TAT

9827.0000 .Ồ |CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE PHÍ BAO VE MOI

1.1 Khái niệm phi bảo vệ môi trường - 5 + **svsseeseeerresee 7 1.1.1 Khải niệm phi bảo VỆ MOI truOng c5 SE +svEeeekseeeeeee 7

1.1.2 Đặc điểm của phí bảo vệ môi lFỜNg -+- 2-52 ©s+cs+E+teEerzxereered 9

1.1.3 Phân loại phí bảo VỆ THÔI ÍFỜN 5 c3 *+VEE+seeeeereseexs II 1.2 Cở sở lý luận và cơ sở chính trị pháp lý của phí bảo vệ môi trường |2 1.2.1 Cở sở ly luận của phí bảo VỆ THÔI ÍFWỜN 55c ++ss++ssss 12 1.2.2 Cơ sở chính trị pháp lý của phí bảo VỆ môi fFưỜng - - ‹ - 14 1.3 Vai trò, mục đích, ý nghĩa của phí bảo vệ môi trường 17 1.3.1 Vai trò của phí bảo VỆ THÔI ÍFHWỜW c5 S333 EE+vEEeeeeeseers 17 13.2 Maye dich tràn pla DĐ VỆ WOT ÏPHÒ TT ca can thi than VÀ Tàn kh Gà khHnA 8H 108800556 18

1.3.3 Ý nghĩa của phí bảo vệ môi lFWỜIg - - s5e+sceEkeEv+teEerrterkees 191.4 Kinh nghiệm áp dung phi bảo vệ môi trường của một số nước trên thé

HOD ee ee 5 20

1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước thuộc nhóm OECD cscs5a 201.4.2 Kinh nghiệm của một số nước đang phát triỂn - 5-2-5555: 22Kết luận chương 1 2 St SSE*kEE+EEEEEEEEEEEEEEEEE E111 11111111 cryeU 25CHƯƠNG 2 THỰC TRANG PHÁP LUẬT VE PHI BẢO VE MOI

TRƯỜNG Ở VIET NAM - St St E1 111111111111 11 1111111111 tr 262.1 Thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thai 262.1.1 Thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đổi với nước thải sinh

Trang 6

134/11/0 nn 32

2.2 Thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn 402.3 Thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động

khai tháp khuẩn SẴ co sen ceencnn ken Kha aasesannsans accesses GEÁ4 A805 aan SIA/G0130/804- 16 1188/85 43

2.4 Thực trạng xử lí vi phạm pháp luật về phí bảo vệ môi trwong 46

2.4.1 Ì, (0, (2 1 01‹.:.i.0n8nố ai4ẶĂẶĂẶậ))} 46 2.4.2 Trách nhiém ky ÏHỘT c E331 8813 91 E9 E5 EEEEEEEerreerre 48

Kết luận chương 2.0 cece cccecesscscssessesscseseesscssssessesscsesensessvestsatsnesssstsneseeaseess 49CHUONG 3 PHUONG HUONG VA MOT SO GIAI PHAP NHAM

HOÀN THIEN PHAP LUAT VE PHÍ BAO VE MOI TRƯỜNG 503.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về phi bảo vệ môi truong 503.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi

trường ở Việt Nam hiện nay - - G 1311 1 191118111811 8x ng nriện 52

3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường 523.2.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về phí bảo

2/17/47, 7PPẼnẼ7Ẽ75Ae 60

Kết luận chương 3 - - 2 SE ềE2121E112112111111211 1111111111111 1 xe 64KẾT LUẬN - - 5-5-5 SE 1E 1211112111111111 11211111111 111111011111 1 te 65DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHU LUC SỐ 1

PHỤ LỤC SỐ 2

PHU LUC SO 3

Trang 7

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thếgiới về van đề bảo vệ môi trường (BVMT) cũng được nâng cao rõ rệt Tốc độphát triển kinh tế quá nhanh chóng va sự bùng nỗ dân số thế giới đã khiến môitrường sống ngày càng bị ô nhiễm nặng nề Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn

đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thô nào

Việt Nam đang thực hiện chủ trương đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước với nhịp độ ngày càng cao Phát triển đã mang lại những thành tựukinh tế - xã hội to lớn cho đất nước, tuy nhiên một trong những mặt trái là chấtlượng môi trường ngày càng xấu đi

Dé BVMT, Nhà nước có thé áp dụng nhiều công cụ khác nhau như công

cụ hành chính, công cụ thông tin, công cụ dựa vào cộng đồng, công cụ kinh tế.Một trong những công cụ mà nhiều quốc gia đang áp dụng là sử dụng công cụkinh tế trong quản lý môi trường Công cụ này đem lại những kết quả hết sứckhả quan bởi nó được xây dựng dựa trên mục tiêu điều hòa xung đột giữa tăngtrưởng kính tế và BVMT Các công cụ kinh tế tạo điều kiện cho các chủ thể chủđộng lập kế hoạch BVMT thông qua việc lồng ghép chi phí BVMT và chi phísản xuất kinh doanh vào giá thành sản phẩm Trong điều kiện của nước ta hiệnnay khi mà ngân sách Nhà nước còn khó khăn, khả năng phân bồ kinh phí chomục tiêu quản lý và BVMT còn hạn chế thì việc sử dụng các công cụ kinh tế déhuy động nguồn lực toàn xã hội tham gia BVMT là hướng di đúng, vừa giúp

giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, vừa đạt được các mục tiêu BVMT với

hiệu quả cao Phí BVMT là một công cụ kinh tế hữu hiệu trong BVMT, là mộtbước tiễn hết sức quan trọng trong công tác quản lý môi trường ở nước ta

Cùng với Nghị quyết số 41/NQ — TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môitrường trong thời kỳ day manh cong nghiép hoa, hién dai hoa đất nước; Nghịquyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ

Trang 8

7 (Khóa XI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản ly tài nguyên

và bảo vệ môi trường và Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì phí BVMT đã được

quy định tương đối đầy đủ trong các văn bản như: Nghị định số 25/2013/NĐ-CPngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định về phí BVMT đối với nước thải(NÐ25/2013/NĐ-CP); Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chínhphủ quy định về phí BVMT đối với chất thải ran (ND174/2007/ND-CP); Nghịđịnh số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ quy định về phí BVMTđối với hoạt động khai thác khoáng sản (ND74/2011/ND-CP) Tuy nhiên, trongthực tiễn thi hành các quy định về phí BVMT trong thời gian qua đã bộc lộ một

số vướng mắc, những điểm chưa thật sự phù hợp với yêu cầu của công tác quản

lý và BVMT.

Do vậy tác giả mong muốn nghiên cứu các quy định về phí BVMT ở ViệtNam hiện nay nhằm đánh giá tác động của quy định về phí BVMT đối với côngtác quản lý và BVMT, chi ra những quy định còn chưa hợp lý dé từ đó kiến nghịsửa đổi các quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn Vì thé tác giả chọn

đề tài “Hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam” làm luận

văn thạc sỹ cho mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đây là van dé thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạt độngthực tiễn, vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhauluận giải về những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này Có thể kế đến một

vài công trình nghiên cứu sau:

- Luận án Tiến sĩ: “Pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi

trường ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào (2013), Họcviện khoa học xã hội Việt Nam Công trình đã nghiên cứu và đưa ra thực tiễn áp

dụng các công cụ kinh tế như thuế bảo vệ môi trường, ký quỹ, phí BVMT

- Luận văn thạc sĩ:

Trang 9

+ “Pháp luật về phí bảo vệ môi trường doi với nước thải ở Việt Nam” của

tác giả Nguyễn Thanh Tú (2010),Viện nhà nước và pháp luật Nghiên cứu quy

định pháp luật về phí BVMT đối với nước thải, một loại phí trong hệ thống phí

BVMT ở Việt Nam.

+ Luận văn “Ap dung phí bảo vệ môi trường doi với nước thải côngnghiệp tại thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thanh Thắm (2009), Đại họcKinh tế quốc dân Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, quy định pháp luật về phí tác

giả đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng phí BVMT ở Hà Nội sao

cho phù hợp với điều kiện kinh tế, vị trí địa lý

- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân:

+ “Nguyên tắc ai gây ô nhiễm người đó phải trả giá” của tác giả Nguyễn

Thị Hong Anh (2000), Truong Dai hoc Luat Tp.H6 Chi Minh Khoa luan di timhiểu va nghiên cứu nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trên thé giới hiện naytheo đó người gây ra ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí dé thực hiện các biệnpháp giảm thiêu 6 nhiễm ở mức có thé chấp nhận được

+ “Những van dé pháp lý về phi bảo vệ môi trường đối với nước thải ” của

tác giả Nguyễn Thị Lan Hướng (2011), Trường Đại học Luật Hà Nội Nghiên

cứu các quy định pháp luật về phí BVMT đối với nước thải theo quy định tại ND67/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Trên cơ sở đó đề xuất các biện phápsửa đổi, hoàn thiện pháp luật về phí BVMT đối với nước thải

- Trên các tạp chí, báo cũng đăng tải các bài viết như:

+ “Kinh nghiệm quốc tế về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải côngnghiệp va dé xuất định hướng cho Việt Nam” của tiễn sĩ Đỗ Nam Thang (Tapchí môi trường số 7/2010) Giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn áp dụng phí BVMTcủa một số quốc gia trên thế giới Từ đó gợi mở cho quá trình xây dựng và thựchiện pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam

+ “Pháp luật về phi bảo vệ môi trưởng đối với nước thải ở Việt Nam hiện

nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử

Trang 10

số tháng 4/2010) Bài viết bàn về pháp luật về phí BVMT đối với nước thải chỉ

ra bất cập, hạn chế và đưa ra một số kiến nghị nhăm sửa đổi quy định về van đềphí BVMT đối với nước thải

- Sách “Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường: Một số vấn dé ly luận và thựctién” do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2011, PGS.TS Phạm Văn Lợi chủbiên Cuốn sách nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn thi hành một số công

cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam Phân tích ưu điểm, hạn chế củacác công cụ này, nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụtrong nên kinh tế thị trường hiện nay

Qua những tài liệu đã nêu trên cho thấy, phí BVMT là một vẫn đề kháquan trọng, và được nhiều học giả quan tâm Tuy nhiên ở mỗi công trình lạinghiên cứu, đánh giá pháp luật về phí ở những khía cạnh khác nhau và về mỗiloại phí khác nhau và chủ yếu về phí BVMT đối với nước thải Chưa có côngtrình nào nghiên cứu day đủ về tất cả các loại phí BVMT đang áp dụng tại Việt

Nam hiện nay.

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Pháp luật về phí BVMT là vẫn đề khá phức tạp, theo quy định tại Nghịđịnh số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi

hành pháp lệnh phi và lệ phí (ND57/2002/ND-CP) có quy định 6 loại: phí

BVMT đối với nước thải; phí BVMT đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụngthan đá và các nguyên liệu khác; phí BVMT với chất thải rắn (CTR); phí BVMTtiếng ồn; phí BVMT đối với sân bay, nhà ga bến cảng, phí BVMT với việc khaithác dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản khác Tuy nhiên trong phạm vi luận văn tácgiả chỉ tập trung vào 3 loại phí BVMT đã được quy định cụ thể đó là: phí BVMTđối với nước thải; phí BVMT đối với CTR; phí BVMT đối với hoạt động khai

thác khoáng sản.

Hơn nữa, tác giả cũng không đề cập hết tất cả các khía cạnh, tất cả cácquy định của vấn đề này mà chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực

Trang 11

trạng pháp luật và những tác động của phí BVMT đối với công tác quản lý vàBVMT Thông qua đánh giá thực trạng pháp luật về phí BVMT dé có cơ sở kiếnnghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phí BVMT với mục đích

nâng cao hiệu quả BVMT trong giai đoạn hiện nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được các mục đích nghiên cứu mà luận văn đặt ra; trong quá trìnhnghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin;

- Hệ thống quan điểm, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng HồChí Minh về xây dựng Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa;

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thê như:

- Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử được sử dụng trong

chương | khi nghiên cứu tong quan những van dé lý luận chung về phí BVMT

- Phương pháp so sánh luật học, phân tích, phương pháp tong hợp được sửdụng trong chương 2 khi tìm hiểu thực trạng, phân tích những ưu điểm và hạnchế các quy định về phí BVMT Từ đó đánh giá những tác động của các quyđịnh này đối với công tác quản lý và BVMT hiện nay

- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng ởchương 3 khi xem xét, tìm hiểu về định hướng và đưa ra giải pháp hoàn thiện cácquy định của pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam hiện nay

5 Mục đích và nhiệm vụ

* Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các van đề lý luận và thựctiễn về phí BVMT ở Việt Nam hiện nay qua đó đề ra những phương hướng, giảipháp hoàn thiện các quy định pháp luật về van đề này nhằm đáp ứng tốt hơn yêucầu BVMT thực tế đang đặt ra trong tiến trình phát triển bền vững, hội nhập kinh

tê quôc tê của đât nước.

Trang 12

Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm

vụ nghiên cứu cụ thé sau:

+ Nghiên cứu tổng quan những van dé lý luận chung về phí BVMT: phân

tích cơ sở lý luận; cơ sở pháp lý chính trị của phí BVMT, nghiên cứu kinh

nghiệm thực tiễn áp dụng phí BVMT của một số quốc gia trên thé giới

+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy

định về phí BVMT để tìm ra những tồn tại, vướng mắc để làm cơ sở cho việchoàn thiện pháp luật về phí BVMT Ngoài ra luận văn còn tìm hiểu những tácđộng của các quy định của phí BVMT đối với công tác quản lý và BVMT

+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp

luật về phí BVMT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, mục lục,phụ lục luận văn được kết cầu với ba chương:

Chương 1: Những van dé lí luận chung về phí bảo vệ môi trường

Chương 2: Thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường ở Việt NamChương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật

vê phi bảo vệ môi trường

Trang 13

CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG

VE PHI BẢO VE MOI TRƯỜNG

1.1 Khái niệm phi bao vệ môi trường

1.1.1 Khai niệm phi bảo vệ môi trường

Theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001 thì “phi lakhoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một t6 chức, cá nhân kháccung cấp dịch vụ theo quy định trong danh mục phí được ban hành kèm theoPháp lệnh ” Như vay, việc đóng phí của các tô chức, cá nhân chỉ phải thực hiệnkhi họ nhận được sự cung ứng một dịch vụ từ một chủ thể khác Tiền phí sẽtương ứng với tính chất, mức độ của dịch vụ được cung ứng

Theo Giáo trình Luật tài chính (ĐH Luật Hà Nội), phí là “khoản thu của

Ngân sách Nhà nước nhằm bù đắp một phan khoản chi đầu tư, bảo dưỡng các

công trinh công cộng và duy trì các hoạt động của Nhà nước” [42, tr.58]

Phí là khoản đóng góp bắt buộc là vì Nhà nước chi ngân sách vào cáccông trình công cộng, dịch vụ công cộng nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân,

do vậy nhân dân phải đóng góp cho Nhà nước dé bù đắp lại một phan chi phí màNhà nước đã chi ra, và cũng là để bố sung cho nguồn ngân sách Nha nước détiếp tục đầu tư vào các công trình khác Mức thu phí do Nhà nước quy định, tuỳ

thuộc vào chính sách động viên, đóng góp với từng khoản thu, không căn cứ trên

nguyên tắc hoạch toán kinh phí

Trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay thì yêu

cầu về quản lí và BVMT càng trở nên bức thiết, can có những công cụ hiệu quả

để tăng cường quản lí và BVMT Ở nước ta hiện nay, phí BVMT được coi làmột trong các công cụ kinh tế hữu hiệu và là một bước tiễn hết sức quan trọngtrong công tác quản lí và BVMT Điều 113 Luật BVMT năm 2005 quy định “T6chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguôn tácđộng xấu đối với môi trường phải nộp phí BVMT Mức phí BVMT được quy địnhtrên cơ sở sau đây:a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác

Trang 14

động xấu doi với môi trường;b) Mức độ độc hai của chất thải, mức độ gây hạiđổi với môi trường;c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thai.”

Từ quy định trên, có thé xác định phí BVMT có những tính chất sau:

Thứ nhất, chủ thê nộp phí BVMT theo quy định là tat cả các tổ chức, cánhân có hoạt động xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồntác động xấu đối với môi trường Phí BVMT mà các tổ chức, cá nhân phải nộpthực chất là số tiền họ phải đóng cho Nhà nước dé nhận lay Sự cung cấp dịch vụ

từ phía Nhà nước, đó là những hoạt động nhằm bảo vệ và đầu tư cho môi trường

tại địa phương nơi họ xả thải mà đáng lẽ ra những hoạt động này phải do chính

các chủ thé xả thải phải thực hiện, nhưng Nhà nước đã đứng ra thực hiện thay

cho họ.

Thứ hai, đôi tượng chịu phí BVMT là các chất thải như nước thai, CTR,hoặc là các yếu tố vật chất là đối tượng tác động của các hoạt động làm phát sinhnguồn tác động xấu đối với môi trường như các loại khoáng sản kim loại, dầu thô,

khí thiên nhiên trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Thứ ba, mức thu phí BVMT phải dựa trên các yêu tố sau đây:

- Khối lượng chất thải, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đến môi trườngkhác nhau cho nên mức thu phí phải có sự phân hóa giữa chủ thể xả thải sốlượng khác nhau Bởi lẽ trên thực tế ta dễ dàng nhận thay khối lượng chất thảicàng nhiều thì nguy cơ gây ra tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường càng lớn.Hon nữa, khối lượng chat thải lớn thì chi phí xử lý có thé tăng theo Trong quyđịnh về mức thu phí BVMT đối với CTR là dựa trên khối lượng đơn vị tan, mứcthu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp dựa trên tong lưu lượng nước thải

và hàm lượng các chất gây ô nhiễm Việc thu phí BVMT dựa trên khối lượng xảthải buộc các tổ chức, cá nhân xả thải phải tìm biện pháp giảm tổng khối lượng

xả thải, giảm các tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường

- Mức thu phí BVMT phải dựa trên mức độ độc hại; mức độ gây hại tới

môi trường: nhằm đảm bao sự công bằng giữa các đối tượng nộp phí và buộc cácchủ thé xả thải phải áp dụng công nghệ để xử lý, giảm thiểu độ độc hại có trong

Trang 15

chat thai Thuc tién cho thay cac nha may, co so san xuất ở các lĩnh vực đặc thu,ngành nghề khác nhau thì thải chất thải ra môi trường sẽ có tính chất, mức độđộc hại khác nhau Ví dụ khi quy định về phí BVMT đối với nước thải thì nướcthải chứa các chất ô nhiễm nồng độ càng lớn thì mức phí áp dụng càng cao Đểthực hiện nguyên tắc trên việc thu phí BVMT phải đảm bảo số tiền phí mà chủthê xả thải phải trả phải tương ứng với mức độ tác động xấu đến môi trường, sốphí này cũng phải đủ sức tác động tới lợi ích cũng như hành vi của các chủ thể,

dé các chủ thé này hạn chế việc xả thải Nếu mức phi quá thấp sẽ không tao rađộng lực thay đổi hành vi, nếu mức phí quá cao có thể làm giảm tính cạnh tranhcủa sản phẩm, lợi ich DN bị giảm đi, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

- Ngoài ra, mức thu phí BVMT cũng dựa trên cơ sở sức chịu tải của môi

trường hay dựa vào môi trường tiếp nhận các chất gây ô nhiễm Sức chịu tải củamôi trường là giới hạn cho phép ma môi trường có thé tiếp nhận và hap thụ cácchất gây ô nhiễm.[14, Khoản 1 Điều 3] Trong quy định về phí BVMT đối vớinước thải áp dụng đối với môi trường là các khu vực nội thành, nội thị của các đô

thị loại đặc biệt loại I, II, III thì mức phí sẽ cao hơn khi thải ra các môi trường

tiếp nhận là đô thị loại IV, V, rồi đến khu vực ngoại thành, vùng sâu, vùng sa.Bởi vì ở các đô thị loại đặc biệt thì dân cư đông đúc hơn rất nhiều so với khu vựckhác, đồng thời cũng là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của cả nước nên việcgây ô nhiễm môi trường ở những đô thị này nguy hiểm hơn những vùng khác Vì

vậy sức chịu tải môi trường khác nhau thì sẽ có mức thu phí BVMT khác nhau.

Nhu vậy, chúng ta có thé đưa ra khái niệm về phí BVMT như sau: “PhiBVMT là khoản tiền mà tổ chức, hộ gia đình xả thai ra môi trường hoặc có hoạtđộng lam phát sinh nguon tác động xấu đổi với môi trường phải nộp vào ngânsách nhà nước nhằm đấu tư lại vào hoạt động BVMT `

1.1.2 Đặc điểm của phí bảo vệ môi trường

- Phí BVMT là một trong những công cụ kinh tế trong quản lí và BVMT:Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vao thị trường là các công cụ chính

Trang 16

sach duoc su dung nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các

cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của cáctác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường [10, tr.284-285]

Phí BVMT được coi là công cụ kinh tế hữu hiệu trong kiểm soát ô nhiễm

vì nó có tác dụng điều chỉnh hành vi của người xả thải: người xả thải phải chi trảmột khoản tiền nhất định cho mỗi đơn vị chất gây ô nhiễm, nồng độ càng cao thì

số phí phải nộp cảng lớn Ngược lại, nếu chủ thé xả thải giảm lượng chất thảicũng như hàm lượng chất gây ô nhiễm trong chất thải khi xả ra môi trường thì sốphí phải nộp sẽ ít đi Như vậy, mục đích của việc áp dụng phí BVMT là khuyếnkhích giảm các tác nhân gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng chất gây ô nhiễm thải ramôi trường và tăng thêm nguồn thu cho Nhà nước dé sử dụng cho việc khôi phụccải thiện chất lượng môi trường

- Phí BVMT được thu dựa trên 2 nguyên tắc chính là: Nguyên tắc ngườigây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle viết tắt là PPP) và Nguyên tắcngười hưởng lợi phải trả tiền (Benefit Pays Principle viết tắt là BPP) Hai nguyêntắc này tác giả xin phân tích kỹ hon ở phan 1.2.1 cơ sở lý luận của việc thu phí

BVMT.

- Phi BVMT góp phan làm giảm 6 nhiễm và tao nguôn thu để tải dau tư

vào cho công tác BVMT.

Việc thu phí BVMT tạo ra tác động tới hành vi của DN, bởi vi DN càng

xả nhiều chất độc hại ra môi trường càng phải nộp phí nhiều, để không phải nộpnhiều phí, DN phải cắt giảm lượng thải xả trực tiếp ra môi trường Điều này chothấy phí BVMT góp phần làm giảm ô nhiễm, đồng thời số phí thu được sẽ đượcdùng cho các hoạt động xử lí, khắc phục thiệt hại từ chất thải và các hoạt độngBVMT khác Việc thu phí BVMT có thé bù đắp một phan chi phí thường xuyên

và không thường xuyên cho việc duy trì, bảo vệ và cải thiện các thành phần môi

trường, giữ gin sự cân băng sinh thái và các chi phí khác vê tô chức và quản lí

Trang 17

phục vụ cho van đề BVMT Khoản 4 Điều 113 Luật BVMT 2005 quy định toàn

bộ nguôn thu từ phi BVMT được sử dụng dau tư trực tiếp cho việc BVMT

1.1.3 Phân loại phí bảo vệ môi trường

Trên thực tế phí BVMT được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau, tùythuộc vào mục tiêu và đối tượng gây 6 nhiễm Hiện nay trên thé giới đa số cácnước chia thành các loại phí sau đây: phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm; phí đánhvào sản phẩm; phí đánh vào người sử dụng [46]

+ Phí đánh vào nguon gây ô nhiễm là phí phải trả cho việc thải các chấtthải gây ô nhiễm vào trong môi trường (nước, không khí, đất ) người xả thảiphải trả tiền cho mỗi don vị xả thải, nghĩa là đánh trên hàm lượng hay nông độcác chất gây ô nhiễm và khối lượng xả thai Nhu vậy dé tránh phải đóng loại phínày chủ thê xả thải sẽ hạn chế việc xả thải các chất thải ra môi trường; hướng tớihành vi thân thiện với môi trường Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm có thể áp

dụng trong các trường hợp sau:

- Nguôn thải gây 6 nhiễm là tĩnh tại;

- Các tác nhân gây ô nhiễm có các chi phí giảm ô nhiễm cận biên khác;

- Có khả năng hình thành và duy trì hệ thống kiểm soát gây ô nhiễm;

- — Có các tác động làm các tác nhân gây 6 nhiễm giảm mức 6 nhiễm hoặc

thay đổi hành vi gây 6 nhiễm của mình Loại phí này được sử dụng khá rộng rãiđối với chất thải gây ô nhiễm nước, nhưng lại khó kiểm soát đối với các chất thải

gây ô nhiễm không khí

+ Phí đánh vào người sử dụng: là khoản tiền phải trả cho dịch vụ thu gom

và xử lý chất thải có quốc gia gọi nó là thuế môi trường, có quốc gia gọi là phíđánh vào người sử dụng Loại phí này sử dụng chủ yếu cho các loại chất thải cóthé kiểm soát Có hai cách thu chủ yếu là dựa vào số lượng và chất lượng chatthải hoặc thu theo mức cố định đối với các tô chức cá nhân hiện nay ở Việt Nam

gọi là lệ phí vệ sinh.

Trang 18

+ Phí đánh vào sản phẩm: là khoản tiền phải trả khi hàng hóa được sử

dụng có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường Thông thường với hàng hóa nhập

khẩu người ta sử dụng thuế môi trường còn với hàng hóa sử dụng trong nướcngười ta sử dụng hình thức phí đánh vào sản phẩm Mức thu phi sẽ tùy thuộc vàomục tiêu đối với loại phí này là gì? Đối với mục đích tăng thu ngân sách mức phí

sẽ được xác định dựa vào tổng mức thu dự định hàng năm và số sản phẩm sẽđược tiêu thụ Còn dé khuyến khích giảm ô nhiễm thì mức thu phí được xác địnhdựa vào các tác nhân như: độ co giãn về giá cả đường cầu của sản phẩm bị đánhphí, khả năng tồn tại sản phẩm thay thé ít gây 6 nhiễm hơn và mục tiêu muốngiảm ô nhiễm Phí đánh vào sản phẩm chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi trên thị trường

có sản phẩm thay thé và ít ảnh hưởng tới môi trường Chỉ khi nào có sản phẩmthay thế thì người tiêu dùng mới có cơ hội lựa chọn sản phẩm ít có hại cho môi

trường [45]

Ở Việt Nam hiện nay phí BVMT là loại phí đánh vào nguồn gay ô nhiễm

được tính theo lượng phát thải ra môi trường và thiệt hại gây ra cho môi trường

(phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với CTR ) hoặc từ sản lượng quy

ra chất thải gây ô nhiễm (phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản)đây là điểm khá đặc thù của pháp luật về phí BVMT ở nước ta Còn phí đánhvào người sử dụng nước ta quy định dưới dạng là thuế BVMT

Tuy nhiên việc phân loại phí BVMT ở nước ta hiện nay vừa dựa vào tiêu

chí loại chat thải nên có phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với CTRvừa dựa vào tiêu chí lĩnh vực hoạt động làm phát sinh chất thải là phí BVMT đốivới hoạt động khai thác khoáng sản vì vậy sẽ dẫn đến sự chồng chéo, và có thê

dẫn tới hiện tượng phí trùng phí

1.2 Cở sở lý luận và cơ sở chính trị pháp lý của phí bảo vệ môi trường 1.2.1 Cở sở lý luận của phi bảo vệ môi trường

Phí BVMT là một trong những công cụ kinh tế chủ yêu được áp dụng

ở nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và đãđược áp dung từ khá lâu ở nhiều nước phát triển, chang hạn, từ năm 1961 ở

Trang 19

Phần Lan, từ năm 1970 ở Thụy Điển, từ năm 1980 ở Đức và đã mang lạinhững kết quả đáng ghi nhận trong việc quản lý ô nhiễm do chất thải gây ra ởcác nước này [46] Day là công cụ kinh tế trực tiếp đưa chi phí môi trườngvào giá thành sản pham dựa trên cơ sở lý luận là hai nguyên tắc được thé giới

thừa nhận rộng rãi sau đây:

1.2.1.1 Nguyên tắc người gây 6 nhiễm phải trả tiền

Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) do Tổ chức hợp táckinh tế và phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development

- OECD) soạn thảo năm 1972 Nguyên tắc này ra đời chính dựa trên cơ sở xemmôi trường là một loại hàng hoá Theo nguyên tắc PPP thì người gây ra ô nhiễmphải chịu mọi khoản chi phi dé thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm dochính quyên tổ chức thực hiện, nhằm đảm bao cho môi trường ở trong trạng thái

có thé chấp nhận được

Nguyên tắc PPP xuất phát từ những luận điểm của Pigou về nền kinh tếphúc lợi Trong đó, nội dung quan trọng nhất đối với một nền kinh tế lý tưởng làgiá cả các loại hàng hóa và dich vụ có thé phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể

cả các chi phí môi trường (bao gồm các chi phí chống ô nhiễm, khai thác tai

nguyên cũng như những dạng ảnh hưởng khác của môi trường) Gia cả phải “nói

lên sự thật” về những chi phí sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ Nếukhông, sẽ dẫn đến việc sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên, làm cho ô nhiễmtrở nên tram trọng hơn so với mức tối ưu đối với xã hội Việc buộc những ngườigây 6 nhiễm trả tiền là một trong những cách tốt nhất dé làm giảm bớt các tácđộng của ngoại ứng gây ra làm that bại thị trường [9, tr.16-17]

1.2.1.2 Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền

Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là người hưởng thụ các thành phầnmôi trường thì phải trả tiền cho việc hưởng thụ cũng như các tác động tiêu cựcđến môi trường do việc hưởng thụ các thành phần môi trường đó gây ra Các

công cụ kinh tê được áp dụng phải căn cứ vào nguyên tắc này bởi dưới tác động

Trang 20

của nhiều yếu tô khác nhau dù là nhỏ nhất cũng có thé gây hại cho môi trường,

từ đó làm cho môi trường bị ô nhiễm Thêm nữa, quá trình cải thiện môi trường

tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc và sức lực nên người hưởng thụ một môitrường trong lành - một môi trường đã được cải thiện thì phải trả tiền là một điều

dễ hiểu

Nguyên tắc này đưa ra giải pháp BVMT với một cách nhìn nhận khá mới

mẻ, chú trọng tới việc phòng ngừa và cải thiện môi trường Tuy nhiên, hiệu quả

của nó lại phụ thuộc chủ yếu vào việc xác định chính xác và hợp lý các khoảnphí cũng như việc sử dụng chúng cho các mục đích BVMT Nguyên tắc này chủtrương tạo lập một cơ chế nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường Đốinghịch với việc người trực tiếp gây ô nhiễm phải trả tiền, người được hưởng mộtmôi trường đã được cải thiện cũng phải trả một khoản phí Thực hiện nguyên tắcBPP cũng sẽ tạo ra một khoản thu nhập đáng kể Mức phi tính theo đầu ngườicàng cao và càng có nhiều người nộp phí, thì số thu được càng nhiều Số tiền thuđược theo nguyên tắc BPP có thể do các cá nhân muốn BVMT, hoặc do những

cá nhân không phải trả tiền cho việc thải ra các chất gây ô nhiễm trong giá thànhsản phẩm nộp Tuy nhiên, vì tiền không phải do các công ty gây ô nhiễm trựctiếp trả, nên nguyên tắc BPP không tạo ra một sự khuyến khích nào đối với việcBVMT trực tiếp

Về thực chất, nguyên tắc BPP có thể được sử dụng như là một định hướng

hỗ trợ nhằm đạt được các mục tiêu BVMT, cho dù đó là mục tiêu bảo vệ hay làphục hồi môi trường Nếu mức phí có thé được thu đủ dé dành cho các mục tiêumôi trường, thì lúc đó chính sách này có thé được coi là chính sách có hiệu quả

về môi trường Dich hướng tới của BPP là nham BVMT, nên có thé coi là nó

được công chúng ủng hộ rộng rãi [10, tr.20]

1.2.2 Cơ sở chính trị pháp lý của phí bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường luôn được xác định là một chủ trương, chính sách lớn, nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước Điều 29 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Các cơ quan Nhà

Trang 21

nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các đoàn thể xã hội và tất cả các cánhân phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về việc sử dụng hợp lý các tàisản thiên nhiên và bảo vệ môi trường” Nhu vậy, Hién pháp khang định bảo vệmôi trường là nghĩa vụ của mọi cá nhân, tô chức trong xã hội Đây là cơ sở pháp

lý quan trọng dé nước ta xây dựng Luật bảo vệ môi trường 2005 trong đó có quyđịnh về phí BVMT

Ngoài ra Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước khang định “BVMT là một trong những van dé sống còn củanhân loại; là nhân tô bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhan dán;góp phan quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, 6n định chính trị, anninh quốc gia và thúc đây hội nhập kinh tế quốc tế ”

Trong tình hình thực tiễn có nhiều đòi hỏi và yêu cầu mới Đảng và Nhànước tiếp tục nhân mạnh vai trò, ý nghĩa đặc biệt cua công tác BVMT

Điều 43 Hiến pháp 2014 quy định “Moi người có quyền được sống trongmôi trường trong lành và có nghĩa vụ BVMT” Khoản 2 Điều 63 lần nữa khangđịnh: “Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động BVMT, phát triển, sử dung nănglượng mới, năng lượng tái tạo” Hiễn pháp là cơ sở pháp lý chính trị quan trọngnhất dé nhà nước tiếp tục thé chế hóa các quy định về BVMT trong hệ thống

pháp luật.

Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa XI) ban hành Nghịquyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu,tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT tiếp tục khẳng định vai trò sống còn

của việc BVMT.

Tiếp tục Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/2013/NQ-CP ngày 18tháng 03 năm 2013 về một số van dé cấp bách trong lĩnh vực môi trường nhắnmạnh: “Ty /é thu gom và xử lý CTR, chất thải y tế, nước thải sinh hoạt và côngnghiệp đúng quy chuẩn còn thấp; khi thải, bụi phát sinh từ hoạt động giao thông

Trang 22

vận tải, xây dung, cơ sở sản xuất không được kiểm soát chặt chẽ đã và dang gây

ô nhiễm môi trường nghiêm trong tại các thành pho lớn và các leu vực sông.Chat thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn

không được thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh, tình trạng sử dụng phân

bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dân đến 6 nhiễm môi trường nôngthôn ngày càng gia tăng, một số nơi rất nghiêm trọng ” Và đưa ra nhiều biệnpháp cần giải quyết ngay trong đó nhắn mạnh “Xây dung và ban hành cơ chếkhuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệphục vụ công tác BVMT, tập trung nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lýchat thải, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, các môhình phát triển kinh tẾ xanh ”

Những văn bản pháp lý trên đây là cơ sở, tiền đề quan trọng để Nhà nướcban hành, sửa đổi, hoàn thiện những văn bản pháp luật nhằm thực hiện thu phíBVMT dé đảm bao phát triển bền vững

Luật BVMT năm 2005 ngày 29/11/2005 là cơ sở pháp ly quy định cụ thé

về việc thu phí BVMT Tại Điều 113 có quy định: “7ổ chức, cá nhân xả thải ramôi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu doi với môi

trường phải nộp phí BVMT ”

Đây là quy định mang tính chất nguyên tắc có tác dụng chi phối và quyếtđịnh đến các quy định pháp luật vẻ thu phí BVMT cụ thể

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành các quy định về phí BVMT trong các

trường hợp sau đây:

- Phí BVMT đối với nước thải: Được quy định tại Nghị định số

25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 về phí BVMT đối với nước thải, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013

- Phí BVMT đối với CTR: Nghị định số 174/2007/NĐ-CP của chính phủngày 29/11/2007 về phí BVMT đối với CTR quy định đối tượng chịu phí BVMTđối với CTR là CTR thông thường và CTR nguy hại được thải ra từ quá trình sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ CTR thông thường phát

thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình).

Trang 23

- Phi BVMT doi với hoạt động khai thác khoáng sản: Hoạt động khai tháckhoáng sản vừa tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên khoáng sản vì làm suygiảm trữ lượng tài nguyên vừa ảnh hưởng trực tiếp đến đất, nước, môi sinh, môi

trường tại khu vực diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản Hiện nay việc thu phí

BVMT đối với hoạt động khoáng sản được thực hiện theo Nghị định SỐ74/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phí BVMT đối với hoạt động khai

thác khoáng sản.

Bên cạnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT còn có một sốvăn bản pháp luật có những nội dung quan trọng liên quan đến van đề tài chínhtrong BVMT như: Luật Thuế thu nhập DN năm 2008; Luật Ngân sách nhà nướcnăm 2002; Luật Thuế tài nguyên 2009, Pháp lệnh Phí và lệ phí 2001, Nghị định

số 57/2002/ND — CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hànhpháp lệnh phí và lệ phí 2001 Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm

2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

57/2002/ND-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Pháp

lệnh phí và lệ phí.

1.3 Vai trò, mục đích, ý nghĩa của phí bảo vệ môi trường

1.3.1 Vai trò của phí bao vệ môi trường

Là một công cụ kinh tế trong hoạt động BVMT phí BVMT có những vai

trò sau đây:

- Thu nhất, điều chỉnh hành vi môi trường một cách tự động Phí BVMT

là phí đánh vào chất gây ô nhiễm Điều này có nghĩa là, lượng chất thải ra của

DN càng chứa nhiều chất gây ô nhiễm, nồng độ càng cao thì số tiền DN phải bỏ

ra để nộp phí BVMT càng lớn Vì thế DN buộc phải điều chỉnh hành vi củamình, hạn chế xả thải, hạn chế hàm lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường:đồng thời sử dụng các máy móc, phương tiện hiện đại nhăm hạn chế khả nănggây ảnh hưởng xấu tới môi trường

Trang 24

- Thứ hai, khuyên khích hành vi BVMT do phí BVMT không chỉ có tácdụng trực tiếp và lâu dài đối với các hành vi gây ảnh hưởng tới môi trường của

DN mà còn có tác dụng khuyến khích quá trình nghiên cứu, triển khai, thay đổi

và phát triển kĩ thuật, công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường

- Thứ ba, giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên bởi nó tác độngtrực tiếp đến quyền lợi kinh tế của các cá nhân va DN nên khi tiến hành sản xuất

- kinh doanh cũng như tiêu dùng, các chủ thé phải tính đến việc sử dụng nguồntài nguyên như thé nao là tiết kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng tới lợinhuận thông qua việc thường xuyên cải tién công nghệ kiểm soát và giảm thiểu 6nhiễm Khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong nghiên cứu và ứng dụngnhững quy trình công nghệ phù hợp nhất dé giảm thiểu chất thải phát sinh, qua

đó tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm chỉ phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinhdoanh Nguồn tài nguyên được sử dung hop lý sẽ đem lại những lợi ích kinh tếđáng ké cho các chủ thé

1.3.2 Mục dich của phí bao vệ môi trường

Nhà nước thực hiện thu phí BVMT với những mục đích cơ bản sau:

- Thứ nhất, làm thay đôi hành vi của người gây 6 nhiễm: khuyến khíchcác tác nhân gây ô nhiễm giảm lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường,

hướng tới hành vi thân thiện, BVMT của các DN, hộ gia đình, cá nhân

Trong cơ chế thị trường, các DN phải cạnh tranh nhau dé tìm kiếm lợinhuận, và cũng phải không ngừng BVMT Ngày nay khi mức sống và ý thứcBVMT của con người đang được nâng lên từng bước, họ có xu hướng gan bó vớithiên nhiên và môi trường hơn thể hiện cu thé nhất ở việc ho thường lựa chọnnhững sản phẩm sạch hay các sản phẩm thân thiện với môi trường

Có thé thay ý thức về sản phẩm sạch của người tiêu dùng càng ngày càngcao nên các DN có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì sẽ dần dần khiến chongười tiêu dùng bài trừ sản phẩm của ho, DN có thé vì thé sẽ mat chỗ đứng trênthị trường Như vậy, DN sẽ phải tìm cách hạn chế việc xả thải, tránh gây ô nhiễm

môi trường

Trang 25

- Thi hai, tao ra nguồn kinh phí dé đầu tư trở lại cho các hoạt độngBVMT Đối với số phí BVMT thu được, các cơ quan có thâm quyền phải sử

dụng một cách hợp lí, chỉ được chi dùng cho hoạt động BVMT theo quy định

của pháp luật Cụ thé là: trích một tỷ lệ % nhất định dé trang trải chi phí cho việcthu phí; phần còn lại sẽ được sử dụng cho hoạt động BVMT như đầu tư mới, nạovét công rãnh, duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương, phòng ngừa

và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái

tạo cảnh quan môi trường

1.3.3 Ý nghĩa của phí bảo vệ môi trường

- Thứ nhất, phí BVMT thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến lĩnh vựcmôi trường, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới: Nhà nước đã xây dựngcác quy định về phí BVMT đối với từng loại hình như: phí BVMT đối với nướcthải, phí BVMT đối với CTR, phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoángsản những quy định này đã tạo điều kiện cho môi trường nước ta được quantâm, được giữ gìn, được bảo vệ tốt hơn thé hiện sự quan tâm của nhà nước đối

với công tác BVMT.

- Thứ hai, phí BVMT thê hiện sự liên kết chặt chẽ giữa môi trường vớiphát triển: Phát triển bền vững là phạm trù được hình thành do nhu cầu của quátrình BVMT; thực chất là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa phát triển với việc duytrì và BVMT Phí BVMT là một trong những biểu hiện rõ nét của phạm trù pháttrién bền vững, sự kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế đi đôi với lợi ich môi trường

- Thứ ba, phí BVMT góp phần giáo dục, nâng cao ý thức của người dân

và DN về BVMT: môi trường ảnh hưởng tới bat cứ cá nhân nào vì vậy việcBVMT không chỉ là việc của quốc gia, cộng đồng mà phải được coi là công việccủa từng cá nhân cụ thé Việc quy định phí BVMT không chi ảnh hưởng tới kinh

tế của các đối tượng nộp phí mà còn tác động đến tâm lí và nhận thức của họ,giúp họ hiểu được tác hại của việc xả thải ra môi trường từ đó có ý thức hơntrong việc xả thải cũng như BVMT Ngoài ra nó còn có tác động trực tiếp vàmạnh mẽ tới quá trình hạch toán kinh tế nhằm làm giảm giá thành của sản phẩm

Trang 26

và dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch

vụ Việc phải đưa các chi phí BVMT vào hạch toán kinh tế sẽ buộc các nhà sảnxuất, kinh doanh và dịch vụ phải luôn luôn đây mạnh thực hiện cách tiếp cận

“sản xuất sạch hơn”, tức là phải luôn tìm cách sử dụng tiết kiệm và tối ưu cácđầu vào của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nguyên, nhiên vật liệu,năng lượng ), tối ưu hóa quy trình công nghệ quan lí, cải tiến máy móc, lắp đặtcác thiết bị xử lí nước thải tiên tiến, đảm bảo chất luong dé làm sao cho ranhiều sản phẩm nhất và ít chất thải nhất, làm sao tái sử dụng một cách tối đa cácchất thải bắt buộc tạo ra do hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Kết quả là

sẽ giảm thiêu được các tác động tiêu cực tới môi trường

1.4 Kinh nghiệm áp dụng phí bảo vệ môi trường của một số nước trên thế

giới.

Tuy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị cũng như phong tục, tập quán,truyền thống văn hóa, lịch sử và tình hình môi trường mà ở mỗi nước có hệthống pháp luật môi trường có tính đặc thù riêng Phí BVMT là một trong nhữngcông cụ kinh tế được nhiều quốc gia áp dụng nhăm hạn chế ô nhiễm môi trường.1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước thuộc nhóm OECD

Ở Mỹ, theo Luật làm sạch nước năm 1972 và đạo luật “Ngăn ngừa vàkiểm soát ô nhiễm nước”, Mỹ thu phí ô nhiễm đối với tất cả các thành phần ônhiễm và quy định ngưỡng ô nhiễm cho các chất riêng biệt Phí ô nhiễm được ápdụng tại tất cả các bang trên nước Mỹ, nhưng mỗi bang lại có cách thu phí và

mức phí khác nhau [34|

Ở Đức, hệ thống phí nước thải được áp dụng kết hợp với các quy định vàthủ tục cấp giấy phép, các DN thuộc nhóm đối tượng nộp phí trước hết phải cógiấy phép xả thải do chính quyền bang cấp, trong giấy phép này, tất cả nhữngthông tin cần thiết để tính toán phí nước thải đều phải được ghi rõ, giấy phépcũng quy định rõ lượng nước thải tối đa cho phép hàng năm, gọi là giới hạn xảthải cho phép, các bang chịu trách nhiệm thu phí, còn quy tắc tính phí, mức phí

Trang 27

và các thông số, don vị gây hại do chính quyền liên bang quyết định, do vậy mứcphí là thống nhất chung trên toàn quốc dựa theo lượng và loại chất ô nhiễm, các

cơ quan Trung ương lập ra khuôn khổ chung cho chế độ lệ phí, quy định chỉ tiêutối thiêu chất lượng nước ở tầm quốc gia, các tiêu chuan cho từng ngành côngnghiệp, đồng thời, xác định danh mục các chất gây ô nhiễm phải chịu phí và mứcphí phải đóng hàng năm Đặc biệt, nếu các tiêu chuẩn được thực hiện tốt thì mức

lệ phí phải nộp sẽ được giảm đi Đức là nước có hệ thống lệ phí ô nhiễm môitrường nước có tác dụng khuyến khích làm giảm ô nhiễm rõ ràng nhất [27,

tr.32, 33]

Nhật là một quốc gia có nhiều thành công trong quan ly 6 nhiễm môitrường, kinh nghiệm của họ được đánh giá cao ở các nước Đông Á Thực tế chothấy, những giải pháp mà người Nhật Bản thực thi dé BVMT đã mang lại rấtnhiều thành công Ở Nhật Bản cơ sở pháp lý cao nhất và duy nhất của hoạt độngquản lý nhà nước về môi trường là các đạo luật Trong vòng 50 năm (kế từ1968), Quốc hội Nhật Bản đã ban hành 47 đạo luật Đây là các đạo luật có đốitượng điều chỉnh là các vẫn đề môi trường, nhờ đó công tác quản lý môi trườngđược thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc Điều lưu ý là ở Nhật Bảncũng như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đưới luật không có các

văn bản hướng dẫn hoặc các nghị định quy định dưới luật; chỉ có các đạo luật

được quốc hội, cơ quan lập pháp ban hành mới có giá trị pháp lý Chính phủNhật Bản khuyến khích các bộ và các cơ quan liên quan xúc tiến các chươngtrình nghiên cứu, đánh giá tác động, nhất là định lượng hóa các tác động đến môitrường đối với các loại sản phẩm gắn với chu kỳ sống của chúng (sản xuất —phân phối — tiêu dùng — thải hồi) dựa trên tiêu chí của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế(ISO), khuyến khích việc phổ biến gắn nhãn hiệu môi trường cho DN và ngườitiêu dùng, hỗ trợ mạng lưới tiêu dùng xanh, xúc tiễn mua các loại sản phâm thânthiện với môi trường, ủng hộ và khuyến khích hợp tác BVMT giữa các nhómcông dân và DN việc thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp cũng dựatrên hệ thống các đạo luật này [29]

Trang 28

1.4.2 Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển

Tại Phillipin phí nước thải được áp dụng cho các DN thuộc các ngành

công nghiệp trọng điểm có mức thải trung bình hàng năm từ 4 tan BOD trở lên

Từ năm 1998, hệ thống phí được mở rộng, bao gồm tất cả các DN thuộc địaphận hành chính của vùng hồ Laguna và có thải nước thải vào hồ Các DN nàybao gồm các DN sản xuất, thương mại, các DN công nông nghiệp, các cụm dân

cư và các hộ gia đình Phí gồm 2 phan: phí cố định và phí biến đổi Phí cố địnhphụ thuộc vào lượng nước thải và số lượng mẫu cần lấy để quan trắc hiện trạngmôi trường của DN Các DN càng thải nhiều nước thải thì số lượng mẫu cần lay

dé quan trắc càng nhiều va mức phí cố định phải nộp càng cao [32]

Tại Trung Quốc, hình thức thu phí và lệ phí chủ yếu được sử dụng đối vớicác chat gây ô nhiễm cho nguồn nước, khí thải va CTR

Phí nước thai được quy định trong Điều 18 Luật BVMT 1979 Trong

những năm 1979 - 1981, phí ô nhiễm được áp dụng trên cơ sở thử nghiệm ở 27

tỉnh/thành phó, dưới sự giám sát trực tiếp của Chính phủ Từ năm 1982 việc thựchiện được áp dụng trên toàn quốc Ở giai đoạn trước năm 2003, tất cả các thông

số ô nhiễm trong nước thải đều được đo kiểm Sau đó, các thông số ô nhiễmđược xếp theo thứ tự từ mức ô nhiễm cao nhất đến thấp nhất Việc tính phí dựatrên thông số có mức ô nhiễm cao nhất Với thông số có mức ô nhiễm cao nhấtnày, phí được tính dựa trên phần nồng độ vượt quá tiêu chuẩn Giai đoạn saunăm 2003, việc tính phí nói trên đã bộc lộ một số bất cập Thứ nhất, việc chỉ dựavào nồng độ đã khiến các DN đối phó băng cách pha loãng nước thải Thứ hai,việc chỉ tính phí dựa trên phần nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cũng khiến DN chỉđối phó sao cho nồng độ chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn chứ không khuyến khích

DN đầu tư xử lý để hạn chế ô nhiễm trong điều kiện tối đa có thê được Hơn nữa,việc chỉ tính phí đối với thông số ô nhiễm có mức vượt tiêu chuẩn cao nhấtkhông tạo động lực dé DN hạn chế 6 nhiễm với các thông số khác Đề khắc phụcnhững bắt cập này, năm 2003, hệ thống tính phí nước thải của Trung Quốc đã có

Trang 29

một số thay đôi: việc tính phí được dựa trên tải lượng chứ không chỉ dựa trênnồng độ; Phí được tính với tất cả các đơn vị ô nhiễm (ca đơn vi trên và dưới tiêuchuẩn cho phép); Phí được tính với hơn 100 thông số ô nhiễm trong nước thải.Các tiêu chuẩn do Bộ Môi trường quy định thay đổi tùy thuộc vào từng ngànhcông nghiệp và mức phí thay đổi tùy theo loại chất gây ô nhiễm Ngoài ra, cácđịa phương có thé đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn tiêu chuẩn quốc gia và cóthê đưa ra mức phí cao hơn mức phí đo Bộ Môi trường quy định Kết quả là đãlàm giảm tới 60,4% tổng lượng chất gây ô nhiễm thải ra Mức phí được qui địnhtheo nguyên tắc sau: phí cao hơn một chút so với chi phí vận hành thiết bị; phíthay đổi theo số lượng, nồng độ và loai chất gây 6 nhiễm được thải ra; phi 6nhiễm áp dụng cho việc xả thải nước thải công nghiệp đối với chất gây ô nhiễmnhất định nào đó được tính bang cách nhân với lượng nồng độ chat gây ô nhiễmvượt quả tiêu chuẩn [6]

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng phí BVMT của một số nướctrên thế giới chúng ta nhận thấy rang: phí BVMT là một trong những công cụkinh tế đã được áp dụng khá rộng rãi và phố biến nhăm hạn chế tình trang 6nhiễm môi trường Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia

mà sử dụng công cu phí BVMT với mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung phí

BVMT có hai mục tiêu chính sau: thứ nhất tạo nguồn thu cho ngân sách nhanước dé chi cho các hoạt động BVMT Thứ hai để khuyến khích người gây 6nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường Tuy nhiên, kinh nghiệm thuphí của các nước trên thế giới cho thấy không phải chương trình thu phí nào

cũng dat được cả hai mục tiêu trên với vi trí ngang nhau Việc đặt ra mục tiêu

của phí là rất quan trọng bởi nó quyết định về định lượng mục tiêu dự kiến sẽ đạtđược trong chương trình thu phí và góp phần quyết định cách thu phí

Trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật về phí BVMT Việt Nam

đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm dé phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội

môi trường trong giai đoạn hiện nay:

Trang 30

+ Mức phí phải dựa trên những cơ sở mang tính phương pháp nhất định;

đặc biệt phải được điều chỉnh theo các yêu cầu cụ thê của vùng ô nhiễm, đặc tínhcủa loại hình sản xuất Mức phí BVMT phải ở mức có thể chấp nhận được, nếuquá thấp sẽ phản tác dụng không làm cho các chủ thé gây ô nhiễm thay đổi hành

vi theo hướng có lợi cho môi trường ngược lại nếu quá cao có thể làm cho tínhcạnh tranh của sản phẩm giảm đi và lợi nhuận của DN bị suy giảm, vấp phải sựchống đối của các đối tượng gây ô nhiễm

+ Phí BVMT chỉ thực sự có tác dụng khi có sự 6n định kinh tế vĩ mô và

khi có môi trường cạnh tranh thực sự Môi trường kinh doanh cạnh tranh sẽ là cơ

chế tự động buộc những đối tượng gây ô nhiễm phải giảm chi phí, tối ưu hóa chiphí và hợp lý hóa kinh doanh còn DN giữ độc quyền thì thường sẽ tìm cách tănggiá hàng hóa dé đối phó Và như vậy người tiêu dùng phải gánh chịu phí BVMT

chứ không phải là DN.

+ Phí BVMT chỉ phát huy tác dụng nếu có bộ máy hành chính tốt và hiệu

quả, một hệ thống giám sát môi trường hữu hiệu dé thực hiện Những hiện tượngnhư trốn phí, tham nhũng sẽ khiến tác dụng của phi bị vô hiệu Việc xác định phí

ô nhiễm đòi hỏi phải có hệ thống giám sát ô nhiễm môi trường tốt, cơ bản đểgiám sát được lượng chất thải, mức độ ô nhiễm, có như vậy mới có cơ sở thực tế

dé xác định được một cách đúng đắn phi 6 nhiễm môi trường [46]

Trang 31

Kết luận chương 1Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môitrường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp, nếu không được xử lý tốt

sẽ gây ra thảm họa về môi trường tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏecộng đồng hiện tại và tương lai Vì vậy việc ban hành các loại phí BVMT là điềuhết sức cần thiết, tạo nên sự hài hòa trong việc phát triển kinh tế và BVMT

- Phí BVMT là khoản tiền mà tổ chức, hộ gia đình xả thải ra môi trườnghoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phảinộp vào ngân sách nhà nước nhăm đầu tư lại vào hoạt động BVMT

- Phí BVMT là một trong những công cụ kinh tế trong quản lí và BVMT;được thu dựa trên 2 nguyên tắc chính là: nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trảtiền và nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền Đây là van đề được Đảng vànhà nước quan tâm đặc biệt cơ sở pháp lý chính trị quan trọng phải kế đến làHiến pháp 2014; Nghị quyết số 41/NQ — TW của Bộ Chính trị về chiến lượcBVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (KhóaXI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quan ly tài nguyên vàBVMT và Luật BVMT 2005 cùng với hệ thống văn bản pháp luật quy định vềphí tương đối day đủ

- Nhiều quốc gia trên thế giới như: Đức; Mỹ; Nhật Bản; Trung quốc;Phillipin đã áp dụng quy định thu phí BVMT từ khá lâu và mang lại những kếtquả đáng ghi nhận trong việc quản lý ô nhiễm gây ra ở các quốc gia này

Quá trình nghiên cứu chuyên sâu về khái niệm phí BVMT; cơ sở lý luận;

cơ sở chính trị pháp lý và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trongchương | là cơ sở dé tác giả nghiên cứu về nội dung cơ bản ở chương 2 của détài “Hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam”

Trang 32

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE PHIBẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

2.1.1 Thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh

hoạt

Hiện nay các quy định pháp luật về phí BVMT đối với nước thải được thực

hiện theo ND 25/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 va hai văn bản hướng

dẫn đó là: Thông tư liên tịch số 63/TTLT-BTC-BTNMT của BTC và BTNMT ngày

15/5/2013 hướng dẫn thực hiện ND25/2013/ND-CP (TTLT63/2013/BTC-BTNMT)

và Thông tư số 6/2013/TT-BTNMT ngày 7/5/2013 của Bộ TN&MT ban hành Danhmục lĩnh vực, ngành sản xuất, chế biến có nước thải chứa kim loại nặng phục vụtính phí BVMT đối với nước thải( TT6/2013/TT-BTNMT)

- Quy định về đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt:

Theo quy định tại Điều 2 ND 25/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 TTLT63/2013/BTC-BTNMT thì đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt

là nước thải ra môi trường từ: hộ gia đình, tổ chức, cơ quan nhà nước; đơn vị vũtrang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, chế biến thuộc đơn vị vũ trang nhân dân);trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liềnvới địa điểm sản xuất, chế biến là đối tượng phát sinh nước thải sinh hoạt,TTLT63/2013/BTC-BTNMT còn quy định cụ thé một số nhóm đối tượng kinhdoanh, dịch vụ khác có nước thải được xếp vào nhóm nước thải sinh hoạt như: cơ

so rửa 6 tô, rửa xe máy, sửa chữa 6 tô, sửa chữa xe máy; bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác.

Điểm mới của ND 25/2013/NĐ-CP là quy định cụ thé, chi tiết các nhómđối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt nhăm tránh nhằm lẫn với

Trang 33

các đối tượng phải nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp và giúp khắcphục được tình trạng nhằm lẫn trong quá trình thực hiện và thu trùng phí Trênthực tế có khá nhiều DN mặc dù nằm trong khu công nghiệp nhưng chỉ là các trụ

sở điều hành, chi nhánh, văn phòng không có hoạt động sản xuất thuộc đối tượngnộp phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt nhưng không được phân loại và quy

định rõ ràng nên gây khó khăn và lúng túng cho cả phía cơ quan thu phí và người nộp phí.

Tuy nhiên, trong những đối tượng phải chịu phí nước thải sinh hoạt ở trên

thì nước thải thải ra từ các bệnh viện, phòng khám chữa bệnh, nhà hàng, khách

sạn thường có hàm lượng chất gây ô nhiễm cao hơn nước thải được thải ra từcác đối tượng cùng nhóm như nước thải ở các hộ gia đình nhưng mức phí ápdụng cho các đối tượng này lại như nhau, theo tác giả đã tạo ra sự không côngbăng và hợp lí trong việc thu phí nước thải sinh hoạt

Về các đối tượng không phải nộp phí BVMT đối với nước thải được quyđịnh tại Điều 4 ND 25/2013/ND trong đó có điểm mới so với ND 67/2003/ND-

CP về nhóm đối tượng “ước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúcvới các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng với các nguôn nước khác vànước mưa tự nhiên chảy tràn” quy định mới này là hợp lý bởi lẽ đa số các trườnghợp nước này không tiếp xúc với chất gây ô nhiễm và khi xả ra môi trường đượcthiết kế đường thoát riêng cho nên không gây ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó,còn có trường hợp nhiều don vị còn xử lý nước trước khi sử dung làm mát dékhông gây hại cho máy móc, thiết bị, đặc biệt là trường hợp các DN phải dùngnước sông dé làm mát thiết bi

- Quy định về mức thu phí BVMT doi với nước thải sinh hoạt

Theo quy định tại Điều 5 ND 25/2013/ND và khoản 1 Điều 4 TTLT63/2013/BTC-BTNMT thì “Mức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt đượctinh theo tỉ lệ % trên giá ban của Im? nước sạch, nhưng toi đa không quá 10%của giá ban nước sạch chưa bao gôm thuế giá trị gia tang”(GTGT)

Trang 34

Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thácnước để sử dụng (trừ hộ gia đình quy định tại khoản 3, 4 va 5 Điều 2

TTLT63/2013/BTC-BTNMT) thì mức thu được xác định theo từng người sử dụng

nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã,phường nơi khai thác và giá bán 1m? nước sạch trung bình tại xã, phường, thị tran

Căn cứ quy định về mức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt tạikhoản 1 Điều 5 ND 25/2013/NĐ-CP và tình hình kinh tế - xã hội, đời sống, thunhập của nhân dân ở địa phương, ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương (TW) xây dựng mức thu phí BVMT đối với nước thải sinhhoạt áp dụng cho từng địa bàn, từng loại đối tượng cụ thể tại địa phương dé trìnhhội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định

Như vậy, hiện nay mức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt căn cứvào tông khối lượng nước sinh hoạt thải ra chứ không căn cứ vào hàm lượng cácchất gây ô nhiễm, cho nên mới chi có tác dụng khuyến khích chủ thé xả thảigiảm lượng nước tiêu thụ chứ chưa có tác dụng khuyến khích chủ thể xả thảigiảm hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải Mặt khác với tình hìnhkinh tế xã hội hiện nay thì mức phí như hiện tại không còn phù hợp nữa bởi việcthu phí nước thải sinh hoạt tối đa không quá 10% so với giá nước sạch chưa baogồm thuế GTGT là quá thấp sẽ không đủ dé chi phí cho việc vận hành, bảodưỡng các trang thiết bị xử lí nước thải, chưa kế việc còn phải hoàn lại chi phíban đầu đã bỏ ra dé mua sắm thiết bị

Sở di nước ta vẫn áp dụng cách thu phí này là bởi lẽ cơ quan quản lý nhanước chưa có căn cứ và không đủ năng lực dé xác định hàm lượng các chất gây 6nhiễm trong nước thải của các đối tượng nộp phí BVMT theo quy định Hơn nữacách thu này dé thu và tiết kiệm chi phí hành chính dé tiến hành thu phi

- Quy định về xác định số phi BVMT đối với nước thải sinh hoạt

Mức thu phí được quy định tại khoản 1 Điều 5 TTLT 63/2013/BTC-BTNMT

Về cơ bản quy định pháp luật đã quy định khá cụ thé các mức thu phí BVMT đối

với nước thải:

Trang 35

+ Trường hợp mức thu phí được quy định theo tỷ lệ phan trăm trên gid

ban nước sạch:

Số phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt phải nộp(đồng) = số lượngnước sạch sử dụng của người nộp phí (m”) x Giá bán nước sạch chưa bao gồmthuế GTGT(đồng/m”) x Tỷ lệ thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt theoquyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (%)

+ Trường hợp mức thu phí được quy định bằng một số tiền nhất định:

Số phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng) = Số lượng nước sạch

sử dụng của người nộp phí (m”) x Mức thu phí BVMT đối với nước thải sinhhoạt theo quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (đồng/m))

Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nướcsạch tiêu thụ của người nộp phí Trường hợp người nộp phí chưa lắp được đồng

hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì áp dụng theo định mức khoán lượng nướcsạch tiêu thụ đối với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch do UBND tỉnh,thành phố trực thuộc TW quy định cho phù hop với từng loại đối tượng sử dụng

nước sạch.

Trường hợp tự khai thác nước thì SỐ lượng nước sạch sử dụng được xácđịnh căn cứ vào số người theo số hộ khâu gia đình (đối với hộ gia đình) hoặcbảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động (đối với tổ chức không sảnxuất, chế biến) và lượng nước sạch sử dụng bình quân theo đầu người trong xã,phường, thị tran Đối với các cơ sở kinh doanh, dich vụ tự khai thác nước dé sửdụng thì SỐ lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào quy mô hoạtđộng kinh doanh, dịch vụ do cơ sở tự kê khai và thấm định của UBND xã,phường, thị tran

Theo quy định trên đối với những đối tượng nộp phi chưa lắp được đồng

hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ áp dụng theo định mức khoán lượng nước sạchtiêu thụ đối với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch do UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc TW quy định thì việc xác định mức phí, số phí phải nộp sẽ khôngđược chính xác, xảy ra hiện tượng đối tượng phải nộp phí nhiều hơn hoặc ít hơn

Trang 36

số thực tế phải nộp Tương tự như vậy, trường hợp tự khai thác nước thì lượngnước sạch được sử dụng được xác định căn cứ vào SỐ người theo hộ khẩu giađình hoặc bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động và lượng nước sạch

sử dụng bình quân đầu người trong xã, phường cũng thiếu chính xác dẫn tới việcthu phí không đúng với thực tế

Căn cứ dé xác định lượng nước sạch được sử dụng của các cơ sở sản xuất,kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước có thê khiến cho các cơ sở này kê khaithấp hơn mức sử dụng để giảm bớt số phí phải nộp, gây thất thu cho ngân sáchNhà nước, tạo ra sự thiếu công bằng giữa các cơ sở sử dụng nước trong việc nộpphí BVMT đối với nước thải sinh hoạt

- Quy định về quản lý và sử dụng số phí BVMT doi với nước thải thu được.Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 TTLT 63/2013/BTC-BTNMT thì sốtiền phí thu được sẽ dé lại tối đa không quá 10% trên tông số tiền phí BVMT đốivới nước thải sinh hoạt thu được cho đơn vi cung cấp nước sạch; tối đa khôngquá 15% trên tong số phí thu được cho UBND xã, phường, thị tran dé trang trảichi phi cho việc thu phí Mức cu thé do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TWquyết định Phần còn lại (sau khi trừ đi số phí trích để lại cho đơn vị cung cấpnước sạch, UBND xã, phường, thị tran) được nộp vào ngân sách địa phương va

sử dụng theo hướng dan tại Khoản 3 Điều 7 TTLT 63/2013/BTC-BTNMT

* Thực tiễn thực hiện thu phí bảo vệ môi trường doi với nước thải sinh hoạt

Thực tiễn thực hiện thu phí theo Nghị định 67/2003 ngày 13/6/2003 vềphí BVMT đối với nước thải (ND67/2003/ND-CP) Theo Tổng công ty cấp nướcSài Gòn, từ khi áp dụng thu phí nước thải sinh hoạt năm 2004 đến 2011, công ty

đã thu, nộp ngân sách gần 560 tỷ đồng, trong đó gần 100% số hộ dân sử dụngnước đóng tiền đầy đủ, góp phần cải thiện môi trường nước Theo đó mức thuphí nước thải sinh hoạt hàng năm sẽ điều chỉnh tăng từ đầu năm tới mức thu năm

2008 tăng cao hơn Cụ thé mức thu phí tính theo mỗi mỶ thứ tự theo các năm

2008 — 2009 - 2010 là: đối với hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt trong định

Trang 37

mức 4m”/ người/ tháng đóng phi 300 — 350 — 400 đồng Vượt định mức 600 —

700 — 800 đồng; nước phục vụ sản xuất đóng phí 700 — 800 — 900 đồng Từ năm

2009 — 2010, áp dụng mức thu 650đ/mỶ nước sử dụng đối với đối tượng hộ giađình sử dụng nước sinh hoạt trong định mức; thu 950đ/mỶ nước sử dụng đối vớinước sinh hoạt sử dụng vượt định mức và đối tượng khác Theo tính toán củaUBND TP Hồ Chí Minh, nếu áp dụng mức thu phí như đề xuất, tổng thu phínước hộ gia đình sử dụng sinh hoạt trong năm 2008 là 107,3 tỉ đồng (tổng mứcthu tất cả các đối tượng năm 2007 là 97,07 tỉ đồng), năm 2009 là 140,28 tỉ đồng

và năm 2010 là 166,29 ti đồng Tương ứng các năm 2008 — 2009 — 2010, tổngthu phí nước phục vụ sản xuất là 45,28 — 57,99 — 67,66 ti đồng: tong thu phínước kinh doanh dịch vụ là 21,69 — 38,38 — 53,07 tỉ đồng và tổng thu phí nướcphục vụ các cơ quan hành chính sự nghiệp là 15,98 — 20,89 — 24,77 tỉ đồng Ápdụng mức phi mới, tông số phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt thu được từTổng công ty cấp nước Sài gòn và Trung tâm nước sinh hoạt vệ sinh môi trườngnông thôn trong năm 2011 1a 228.354.003.241 VND va từ 1/08/2004 đến năm

2011 là 997.108.440.122 VND [31]

Ở một số tỉnh, thành phố khác như tỉnh Phú Tho tình hình thu nộp phinước thải sinh hoạt cũng có những chuyền biến tích cực Hàng tháng, đơn vịcung cấp nước sạch trực tiếp thu phí BVMT đối với nước thải của các tổ chức,

cá nhân đồng thời với việc thu tiền sử dụng nước sạch Nhờ đó từ năm 2006 đếnnăm 2008, tổng SỐ phí nước thải sinh hoạt thu được là 3.218 triệu đồng, cụ thểtrong năm 2006 thu được 706 triệu đồng, năm 2007 thu được 1.149 triệu đồng,năm 2008 thu được 1.363 triệu đồng [Xem thêm phụ lục số 2]

Qua số liệu trên chúng ta thấy răng tỷ lệ đạt thu đối với phí nước thải sinhhoạt khá cao, đặc biệt là các thành phố lớn trong cả nước, tỷ lệ đạt trên 85%.[40] Quy định về cách thu phí đã phát huy hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợicho việc tiến hành thu phí, dựa trên hóa đơn tiền nước thì tỷ lệ đạt gần như

100% Tuy nhiên như phân tích ở trên cách thu như hiện nay chưa tạo ra được

Trang 38

động lực giảm hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải của các đốitượng chịu phí, chưa tạo ra được sự công băng giữa những đối tượng phải chịu

phí nước thải sinh hoạt thải ra từ các bệnh viện, phòng khám chữa bệnh, nhà

hàng, khách sạn thường có hàm lượng chất gây ô nhiễm cao hơn nước thảiđược thải ra từ các đối tượng cùng nhóm như nước thải ở các hộ gia đình nhưnglại chịu chung một mức phí Do vậy, việc thu phí BVMT đối với nước thải sinhhoạt mới chỉ đạt được mục tiêu là tăng thu nhập dé chi cho các hoạt động BVMT

và giảm tổng số lượng nước tiêu thụ

2.1.2 Thực trạng pháp luật về phi bảo vệ môi trường doi với nước thải công

có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy định Do vậy các quy địnhpháp luật về thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trong giai đoạn hiệnnay là công cụ hữu hiệu để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; khuyến khíchcác chủ thể gây ô nhiễm giảm lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường, hướng

tới hành vi thân thiện, BVMT của các DN.

- Quy định về đối tượng chịu phi BVMT đối với nước thải công nghiệpNhững đối tượng chịu phí được quy định khá đầy đủ tại Điều 1 TTLT

63/2013/BTC-BTNMT hướng dẫn thực hiện ND 25/2013/NĐ-CP Đó là nước

thải của 15 nhóm ngành nghề cơ bản có phát sinh nhiều nước thải: nuôi trồngthủy sản; sản xuất, chế biến thực phẩm, rượu bia, giải khát; sản xuất, chế biếnnông, lâm sản, thủy sản; chăn nuôi, giết mồ (gia súc, gia cầm tập trung); sản xuấtthủ công nghiệp trong các làng nghề; khai thác, chế biến khoáng sản; thuộc da,

Trang 39

tái chế da; sản xuất (giấy, bột giấy, nhựa, cao su); sản xuất phân bón, hóa chất,dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ giadụng; cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng; sản xuấtlinh kiện, thiết bị điện, điện tử; sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửatàu; nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp,

khu đô thị (trừ các trường hợp được miễn phí BVMT theo quy định của pháp

luật) Một số loại hình có nước thải chứa kim loại nặng điển hình được quy định

cụ thé tại TT6/2013/TT-BTNMT

Thông tư 6/2013/TT- BTNMT giúp khắc phục khó khăn của việc xác địnhđối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp do số lượng các cơ sởsản xuất kinh doanh quá nhiều và các chủ thé này hoạt động đa ngành nghề, các

cơ quan chức năng không thé thống kê day đủ các lĩnh vực hoạt động của họ,bên cạnh đó còn tồn tại những cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh lén lút màcác cơ quan chức năng không thể biết dé thông kê, từ đó dẫn đến việc các chủthể này hàng ngày vẫn thải ra môi trường lượng nước thải chứa các chất gây ônhiễm nhưng không bị thu phí BVMT đối với nước thải

Bằng việc quy định cụ thể danh mục như văn bản mới hiện nay tạo điềukiện thuận lợi hơn giúp cơ quan nhà nước thực hiện thu phí BVMT đối với nướcthải công nghiệp hiệu quả hơn, tránh bỏ sót đối tượng chịu phí khắc phục vướngmac của ND 67/2003/NĐ-CP

- Quy định về mức thu phí BVMT doi với nước thải công nghiệp

+ Phí BVMT đối với nước thải của cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến khôngthuộc danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất, chế biến có nước thải chứa kim loạinặng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 TTLT 63/2013/BTC-BTNMT được

tính theo công thức:

F=f+C, trong đó:

Trong dé: - F là số phí phải nộp;

- f là phí cố định: 1.500.000 đồng/năm;

Trang 40

- C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra; hamlượng hai chất gây ô nhiễm là nhu cầu ô xy hoá học (COD) mức thu là 1000đồng/kg và chất rắn lơ lửng (TSS) mức thu là 1200 đồng/kg

+ Phí BVMT đối với nước thải của cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc

danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất, chế biến có nước thải chứa kim loại nặngquy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 TTLT 63/2013/BTC-BTNMT được tinhtheo công thức F = (f x K) + C trong đó K là hệ số từ 2 đến 21 tùy thuộc tổng lưulượng nước thải [Xem thêm phụ lục số 1]

- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc danh mục, nếu đã xử lý các kimloại nặng trong nước thải đạt quy chuan kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt phù hợp với mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận thì được áp dụng hệ số

K bằng 1 Không áp dụng phí biến đổi đối với cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến cólượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 30 m”/ngày đêm (C = 0)

- Quy định về xác định số phí BVMT đối với nước thải công nghiệp

* Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến không thuộc danh mục lĩnh vực, ngànhsản xuất, chế biến có nước thải chứa kim loại nặng do Bộ TN&MT ban hànhđược quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 TTLT 63/2013/BTC-BTNMT như sau:

+ Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới

30m/ngày đêm, chỉ phải nộp phí theo mức có định f= 1.500.000 đồng/năm;

+ Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ

30m/ngày đêm trở lên, ngoài việc phải nộp phí cố định f = 1.500.000 đồng/năm,hàng quý phải nộp phí biến đổi (Cu) được tinh theo công thức sau:

C,(d6ng) = Tổng lượng nước thải ra(m*) x Hàm lượng COD trong nướcthai(mg/l) x mức thu đối với COD(đồng/kg) + Hàm lượng TSS trong nướcthai(mg/l) x mức thu đối với TSS(đồng/kg) x 10°

* Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc danh mục lĩnh vực, ngành sảnxuất, chế biến có nước thải chứa kim loại nặng do Bộ TN&MT ban hành đượcquy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 TTLT 63/2013/BTC-BTNMT

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w