1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tác động của pháp luật đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của pháp luật đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Bích
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Ánh Vân
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 50,6 MB

Cấu trúc

  • 1. Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài (9)
  • 2. Tinh hình nghiên cứu đề tài........................-..c c2: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................--.------c<<--<<ss2 3 4. ng nhiên WAITS Ga nw me as tới thà GH 2+ Bs th 4 ng L2 1 1 me SH tì ƠI Lớn, 4 5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu dé tài (0)
  • 6. Những điểm mới và ý nghĩa khoa học của luận văn (13)
  • 7. Cơ cau của luận văn....................--.cc c2 2222121121121 sẻg 5 (0)
  • CHUONG 1 KHÁI QUÁT VE ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VA SU TAC DONG CUA PHAP LUAT TOI DAU TU (29)
    • 2.1.1. Giai đoạn 1988 — I997 (29)
    • 2.1.2. Giai đoạn 1998 — 2002................................................... 24 BTS, (ùn OIE AOS — TÔ... cac ca ca nà nà tán GÀ Láng Hà Tải Lên HÀ biến 4 26 2.1.4. Giai đoạn 2007 — Haƒ............................---<cc cv s*y 34 (32)
  • CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT (0)
    • 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật để thu hút và quản lý hiệu quả von dau tư gián tiêp nước ngoài vào Việt Nam (72)
      • 3.2.1. Nới rộng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài một cách hợp lý và ban hành danh mục các lĩnh vực đâu tư cán that chặt quan ly kèm (72)
      • 3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về kế toán theo chuẩn mực 67 3.2.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm khuyến khích tổ chức và (75)
      • 3.2.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật VỀ xử ly các hành vi vi phạm chế độ kế toán và kiểm toán, công bố thông tin nhằm giảm thiểu tiến tới xóa bỏ các hành vi vi phạm pháp luật nói ÍrÊN (0)
      • 3.2.5. Bồ sung các quy định pháp luật khuyến khích, ưu đãi dau tư đối với đâu tư giản IEP NUGC HĐOÀI...........................ĂằằŸŸĂằẰẰŸẰ Sa 72 3.2.6. Xem xét ban hành các quy định pháp luật về dau tr gián tiếp nước ngoài một cách thông nhất, có gid trị pháp lý cao (0)

Nội dung

gây khó khăn trong việc thu hút, quan ly nguồn vốn từ hoạt động FPI nay, cũng như làm giảm sức hấp dẫn của thị trường vốn Việt Nam đối với các nhà đầu tư ngoại quốc.Do đó, để góp phần nh

Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Vốn là một trong các yếu tô số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của mọi nền kinh tế Trong bối cảnh giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và rõ nét như hiện nay, nguồn vốn dau tư nước ngoài có vị trí vai trò quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bồ sung quan trọng trong tông vốn dau tư toàn xã hội, góp phan đáng ké thúc day chuyên dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao , từ đó tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công các mục tiêu 6n định và phát triển kinh tế Tuy nhiên, nhắc đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các cá nhân cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách tương lai đa số sẽ thường nghĩ ngay đến nguồn vốn từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI), mà ít ai dé ý, coi trọng đến nguồn vốn từ hoạt động dau tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment — FPI) Trong khi vốn FDI có vai trò thúc day sản xuất thì vốn FPI lại có vai trò thúc đây thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; giúp nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp Cả hai nguồn vốn đầu tư nước ngoài này không thé đánh giá so sánh vị trí vai trò với nhau mà đều có những tác động tích cực quan trọng đối với nền kinh tế, cần phải được coi trọng như nhau và có các chính sách thích hợp dé thu hút cả hai loại nguồn vốn này.

Tuy nhiên, trên thực tẾ, so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam van dang là quốc gia có mức độ thu hút vốn FPI khá thấp, chưa kê đến việc quy mô vốn FPI vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với nền kinh tế và Thị trường Chứng khoán Việt Nam do chưa được quan tâm đúng mức Bên cạnh đó, tỷ trọng thu hút von FDI so với vốn FPI tại Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn Một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thực trạng thu gây khó khăn trong việc thu hút, quan ly nguồn vốn từ hoạt động FPI nay, cũng như làm giảm sức hấp dẫn của thị trường vốn Việt Nam đối với các nhà đầu tư ngoại quốc.

Do đó, để góp phần nhìn nhận ảnh hưởng của hệ thống pháp luật tới thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật có liên quan, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của pháp luật đến hoạt động dau tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam” làm đề tài Luận văn thạc sĩ của mình Tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu một cách tông thé các quy định pháp luật có liên quan tới hoạt động đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam qua các thời kỳ phát triển, các quy định pháp luật hiện tại cũng như mới ban hành, và dự thảo các quy định pháp luật mới có liên quan tới hoạt động FPI, để xác định được sự ảnh hưởng của chính sách và pháp luật đối với thực trạng nguồn vốn FPI tại Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá đó, có thể đưa ra một số kiến nghị cụ thé dé góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan tới hoạt động FPI, nhằm vừa thu hút vốn tương xứng với tiềm năng và vừa quản lý có hiệu quả nguồn vốn này.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tại Việt Nam, cũng đã có một SỐ công trình nghiên cứu về thực trạng hoạt động FPI cũng như việc thu hút và quản lý nguồn vốn FPI, và một số bài viết về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động FPI, tiêu biểu có thể kế đến một số công trình nghiên cứu như:

(1) Nguyễn Thanh Huyền (2015), Quản lý vốn dau tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận an Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;

(2) Bùi Thị Huyền Trang (2012), Thu hút dòng vốn dau tư gián tiếp nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh té quốc té, Luận văn Thạc sĩ kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội;

(4) Trần Thị Phương (2010), Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn dau tư gián tiếp nước ngoài trên TICK Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh té, Trường Dai hoc Kinh tế TP Hồ Chi Minh;

(5) Mai Hữu Đạt (2010) “Một số bất cập của pháp luật về đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam và phương hướng hoàn thiện”, Tap chí Nhà Nước và Pháp luật, Số 3/2010, tr 25 — 32;

(6) PGS TS Phạm Thị Giang Thu (2006) “Một số vấn đề pháp lý về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường Chứng khoán Việt Nam”, Tap chi Nhà Nước và Pháp luật, Số 5/2006, tr 36 - 41;

Tuy nhiên, có thê thấy các công trình nghiên cứu về hoạt động FPI và nguồn vốn FPI tại Việt Nam chủ yếu là được nghiên cứu dưới góc độ tài chính — kinh tế, phân tích về tình hình thu hút vốn FPI, về sự ảnh hưởng của nguồn vốn này đối với Việt Nam cũng như chủ yếu chỉ đi sâu phân tích và đưa ra kiến nghị về các yếu tô kinh tế - tài chính, yếu t6 thị trường dé thu hút và kiểm soát nguồn vốn này Các Luận văn, Luận án về đề tài này đều là Luận văn thạc sĩ kinh tế, Luận án tiến sĩ kinh tế Việc nghiên cứu sâu dé tài đưới góc độ pháp lý là không nhiều, và chủ yếu chỉ là các bài viết nhỏ và phân tích từng khía cạnh hay một số quy định cụ thé của pháp luật điều chỉnh về hoạt động FPI, chưa có được cái nhìn tổng quát về sự ảnh hưởng của yếu tô pháp luật đến việc thu hút và quản lý nguồn vốn này.

3 _ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động FPI tại Việt Nam; các quy định cụ thé của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động FPI tại Việt Nam qua các thời kỳ; đánh giá một số ảnh hưởng từ việc áp dụng các quy định pháp luật này đến thực trạng tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam qua từng giai đoạn phát triển tương ứng; tham khảo kinh nghiệm và quy định pháp luật có liên quan của một số quốc gia trên thế giới; từ đó đưa ra một số kiến nghị về phương hướng xây dựng và hoàn thiện một số

Luận văn không có tham vọng nghiên cứu dàn trải đối với toàn bộ các quy phạm pháp luật có ảnh hưởng tới đầu tư gián tiếp của nước ngoài tại Việt Nam mà chỉ tập trung nghiên cứu sự tác động của một số lĩnh vực pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động này như: pháp luật về đầu tư, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, pháp luật về quản lý ngoại hối, pháp luật về hoạt động kế toán và kiểm toán, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực nêu trên.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn, tác giả đã sử dụng tông hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp lich sử, phương pháp tong hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kẽ

5 _ Mục dich và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của đề tài là nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định về hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam; tìm hiểu đánh giá những ảnh hưởng của những quy định pháp luật đó đến thực trạng hoạt động FPI qua các thời ký phát triển; tham khảo quy định của một số nước trên thé giới, từ đó đưa ra ý kiến góp ý nhăm hoàn thiện các quy định pháp luật tương ứng trong nước, góp phần vừa thu hút được vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vừa quản lý tốt thị trường vốn này băng công cụ pháp lý. Đề đạt được mục đích nêu trên, Luận văn phải giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Lam rõ một số van dé lý luận về FPI tại Việt Nam;

- Tim hiéu thuc trạng hoạt động FPI tại Việt Nam qua từng thời ky; tiềm năng thu hút vốn FPI;

- — Tìm hiểu sự thay đổi về chính sách và quy định pháp luật cụ thể liên quan đến hoạt động FPI;

- Nghiên cứu, đánh giá tác động của các chính sách va quy định pháp luật có liên quan đến sự tăng giảm quy mô nguồn vốn FPI qua các thời kỳ;

6 Những điểm mới và ý nghĩa khoa học của luận văn

Những điểm mới và ý nghĩa khoa học của luận văn

- Luận van nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện các van đề lý luận về khía cạnh pháp luật liên quan đến hoạt động FPI tại Việt Nam; đánh giá được một số tác động của hệ thống pháp luật đến thực trạng hoạt động FPI tại Việt Nam; đề xuất phương hướng xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật nhăm phát triển thị trường, thu hút và quản lý nguồn vốn FPI.

- Luan van gop phan hoan thién vé ly luận vé hoat động FPI; là tai liệu tham khảo hữu ích trong công tác xây dựng pháp luật; các kết luận trong Luận văn là cơ sở góp phần hoàn thiện pháp luật; là tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập về pháp luật liên quan đến FPI tại Việt Nam.

7 Co câu của luận văn

Ngoài mục lục, danh mục các chữ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Khái quát về dau tư gián tiếp nước ngoài va sự tác động của pháp luật tới đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 2: Đánh giá tác động của một số lĩnh vực pháp luật tới tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật đề thu hút và quản lý hiệu quả von dau tư gián tiêp nước ngoài vào Việt Nam.

VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁP LUẬT TỚI ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1.1 Khái quát về đầu tư gián tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm dau tư gián tiếp nước ngoài

Trước hết, đầu tư nước ngoài được hiểu là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ vì mục đích lợi nhuận hay vì các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định nào đó Nói cách khác, đầu tư nước ngoài là hình thức xuất khẩu tư bản - một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa, thường có xu hướng dòng vốn chảy từ nước phát triển sang nước kém phát triển hơn Từ nghiên cứu lý thuyết và thực tế, hoạt động đầu tư nước ngoài được phân thành hai loại hình đầu tư chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dau tư gián tiếp nước ngoài (FPI).

FDI là hình thức đầu tư mà nhà dau tư nước ngoài (DTNN) bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quan lý hoạt động dau tư với mục tiêu thời hạn và lợi ích lâu dai. Còn FPI được hiểu là hình thức đầu tư thông qua việc mua cô phan, cô phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác của các tô chức phát hành, hoặc thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà ĐTNN không quan tâm hoặc không có khả năng quản lý, và không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), dau tu gián tiếp nước ngoài là hoạt động mua chứng khoán (cô phiếu hoặc trái phiếu) được phát hành bởi một công ty hoặc cơ quan chính phủ cua một nước khác trên thị trường tài chính trong nước hoặc nước ngoài IMF lẫy mức tỷ lệ sở hữu 10% cổ phần hoặc phần vốn có quyền biểu quyết của doanh nghiệp dé làm tiêu chí xác định và phân biệt FDI và FPI [21, tr.

Hiện tại, pháp luật Việt Nam cũng có một SỐ quy định cụ thể làm rõ cụm từ

“dau tư gián tiếp” và “đầu tư gián tiếp nước ngoài”, cụ thé là:

Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Dau tư 2005: “Dau # gián tiếp là hình thức dau tu thông qua việc mua cô phan, cô phiêu, trai phiêu, các giáy tờ có giá khác,

Luật Đầu tư 2005 được xây dựng theo hướng là văn bản luật áp dụng chung cho cả nhà dau tư trong nước và nhà DTNN nên chỉ định nghĩa chung về hình thức

“đầu tư gián tiếp” Theo quy định này, đầu tư gián tiếp được hiểu là việc các nhà52) đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư nhưng không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành việc đầu tư đó và có thé được thực hiện thông qua các hình thức sau:

- Mua cô phan, cô phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác của các tô chức phát hành; hoặc

- _ Thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian khác.

Tương tự định nghĩa trên, Khoản 13 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (đã được sửa đôi, bổ sung theo Pháp lệnh Ngoại hối 2013) quy định cụ thể hơn về đầu tư gián tiếp nước ngoài với đối tượng thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp này là các nhà đầu tư nước ngoài: “Đẩu tu gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà dau tu nước ngoài dau tư vào Việt Nam thông qua việc mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có gid khác, góp vốn, mua cô phan và thông qua các quy dau tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động dau tw.” Tuy nhiên, Pháp lệnh ngoại hối không đưa ra định nghĩa như thế nào được gọi là nhà đầu tư nước ngoài Trong trường hop này, có thé hiểu theo quy định tại Luật Đầu tư 2005: “Nhà dau tu nước ngoài là tô chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đâu tư tại Việt

Dựa trên tinh than của các định nghĩa trên, Điều 5 Thông tư số 05/2014/TT- NHNN hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp dé thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã liệt kê cụ thể một loạt các hình thức của hoạt động FPI tại Việt Nam như sau:

“Hoạt động đâu tư giản tiếp tại Việt Nam của nhà đâu tu nước ngoài bao gốm các hình thức sau đây: không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.

2 Góp vốn, mua, ban cô phan trong doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường đăng ký giao dịch (UPCOM) và thị trường chứng khoán niêm yết và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.

3 Mua, ban trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoản Việt Nam.

4 Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đông Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.

5 Ủy thác dau tư bang dong Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tô chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác dau tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác dau tư bằng dong Việt Nam thông qua tô chức tín dụng và chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác dau tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

6 Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đâu tư nước ngoài (không trực tiếp tham gia quản lý) trong các quỹ dau tr chứng khoán và công ty quản ly quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

7 Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật ”

Việc liệt kê cụ thể các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài như trên, mặc dù có thể chưa bao quát được hết các trường hợp có thể xảy ra trên thực tế và trong tương lai, tuy nhiên cũng góp phần giúp cho các nhà đầu tư dé hình dung và hiểu hơn về hoạt động đầu tư này.

KHÁI QUÁT VE ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VA SU TAC DONG CUA PHAP LUAT TOI DAU TU

Giai đoạn 1988 — I997

Tại giai đoạn này, Việt Nam chưa có TTCK, cũng chưa có quy định, co chế cụ thể cho hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài Luật Đầu tư nước ngoài 1987 bắt đầu có hiệu lực từ 9/1/1988, cùng với các lần sửa đổi bố sung sau đó mặc du đã tạo điều kiện cho vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng chủ yếu chỉ quy định về hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên, thực tế khi Việt Nam bắt đầu thực hiện các chính sách Đổi mới và mở cửa từ những năm đầu thập niên thứ 9 của thế kỷ XX này, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã được thực hiện thông qua các quỹ đầu tư Theo đó, trong giai đoạn làn sóng đầu tiên của hoạt độngFPI tại Việt Nam này, khi chưa có TTCK và chưa có các quy định về nhà ĐTNN được phép mua cô phan tại các doanh nghiệp Việt Nam, thì nhà DTNN muốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam chỉ có thê thực hiện thông qua các quỹ đầu tư.

Thời gian nay tại Việt Nam có tong cộng 7 quỹ đầu tư hoạt động với số vốn khoảng 400 triệu USD Toàn bộ các quỹ đều là quỹ đầu tư nước ngoài, do các công ty quản lý quỹ nước ngoài thành lập và quản lý Cụ thể như sau:

STT | Công ty quản lý Quỹ Năm | Quy mô | Tình trạng quỹ thành | (Triệu hoạt động lập USD)

1 Vietnam Fund | Vietnam Fund 1991 54,3 Cham dut

Management Co hoat dong Ltd nam 2001

2 KV Management | Vietnam 1992 90 Giảm quy mô

Pte Ltd | Investment Fund xuống còn 5 (Singapore) triệu USD

3 Bachmann Fund |Beta Vietnam| 1993 lại Giảm quy mô

4 Frontier (Finansa) | Vietnam 1994 67 Cham dut

Frontier Fund hoat động năm 2004

Investment Vietnam hoat động Management Pte | Opportunities nam 1997 va

6 Vietnam Vest Ltd | Vietnam Lazard | 1994 58,8 Cham dut

7 Dragon Capital | Vietnam 1995 35 Đang hoạt

Bang 2.1: Các quỹ DTNN hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 1991-1997

Nguôn: Theo Nguyễn Văn Hiếu [21, tr 15]

Một số đặc điểm chung trong hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoai trong thời kỳ này là:

- Day đều là những quỹ mạo hiểm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro;

- Phan lớn các quỹ đầu tư nước ngoài có Văn phòng đại diện tại Việt Nam hoạt động theo giấy phép do Bộ thương mại cấp, nhằm nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các đối tác đầu tư Hầu hết các quỹ này là quỹ đóng, được niêm yết tại một trong các TTCK nước ngoài như Anh, Ireland.

- _ Các quỹ chủ yếu là đầu tư trực tiếp thông qua các Hop đồng liên doanh. Khi Nhà nước có chủ chương thực thiện thí điểm cho phép nhà DTNN tham gia mua cô phan, cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước cô phan hóa theo Chỉ thị số 84-TTg ngày 4/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc xúc tiễn thực hiện thí điểm cô phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ đầu tư cũng tham gia đầu tư mua cô phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước cô phần hóa.

Tuy nhiên, hoạt động FPI của các nhà DTNN thông qua các quỹ dau tư và công ty quản lý quỹ trong giai đoạn này còn nhiều khó khăn, không có hiệu quả đáng ké do một số nguyên nhân sau:

- _ Chính sách, luật pháp Việt Nam về khuyến khích và thu hút vốn ĐTNN nói chung, đặc biệt là von FPI nói riêng còn rất sơ khai, chưa rõ ràng và có nhiều hạn chế;

- Thiếu thông tin và tính minh bach từ các công ty tiếp nhận vốn đầu tư;

- _ Kinh tế tư nhân tại thời điểm này chưa thực sự được khuyến khích phat triển và chưa phát triển Việc đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước cô phần hóa còn rất thấp do tốc độ cũng như số lượng doanh nghiệp tiến hành cô phan là chưa cao, qui mô vốn của các doanh nghiệp này nhỏ Suốt những năm 1992-1998, cả nước chỉ có 38 doanh nghiệp tư nhân được thành lập, và 128 đơn vị được cô phần hóa [5] Các văn bản về việc cổ phan hóa doanh nghiệp Nhà nước thời kỳ này còn mới va sơ sài, như Nghị định số 28-CP ngày 07/05/1996 của Chính phủ về chuyền một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, và Nghị định số 25-CP ngày26/03/1997 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 28/CP về chuyên một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cô phan.

Theo đó, giai đoạn này thực tế cũng là giai đoạn khó khăn cho các quỹ đầu tư có mục tiêu đầu tư tại Việt Nam do cơ hội đầu tư còn hạn chế, môi trường đầu tư không thuận lợi, khiến cho hoạt động FPI tại Việt Nam thời kỳ này không sôi động và dòng vốn FPI vào Việt Nam thời kỳ này không đáng kể.

Giai đoạn 1998 — 2002 24 BTS, (ùn OIE AOS — TÔ cac ca ca nà nà tán GÀ Láng Hà Tải Lên HÀ biến 4 26 2.1.4 Giai đoạn 2007 — Haƒ -<cc cv s*y 34

Đây có thé được gọi là giai đoạn chuyền tiếp và là thủa sơ khai ban đầu hình thành TTCK Việt Nam, cũng như bắt đầu có thêm một số quy định điều chỉnh trực tiếp và liên quan đến hoạt động FPI, với sự ra đời của Nghị định số 75/1996/NĐ-CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN), có hiệu lực từ ngày 28/11/1996 Tiếp theo đó là các văn bản Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quyết định số 127/1998/QD-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, gồm Trung tâm

Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN), và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK TP HCM), tao co sở pháp lý dé UBCKNN và các bộ ban ngành tiến hành xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiển dé triển khai hoạt động TTCK tại hai TTGDCK này.

Ngoài ra, còn phải kế đến một số văn bản pháp luật điều chỉnh và có ảnh hưởng đến hoạt động FPI của nhà ĐTNN điền hình là Quyết định số 139/1999/QD- TTg ngày 10/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam; Thông tư số 01/1999/TT-UBCKI ngày 30/12/1999 hướng dẫn Quyết địnhsố 139/1999/QD-TTG; Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 về chuyên doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cô phần; Quyết định số 145/1999/QD-TTg ngày 28/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế bán cô phần cho nhà đầu tư nước ngoài; Thông tư số132/1999/TT-BTC ngày 15/11/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài; Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối; Quyết định số 998/2002/QD-NHNN ngày 13/9/2002 củaNgân hàng Nhà nước (NHNN) về quan lý ngoại hỗi đối với việc mua, bán chứng khoán của tô chức, cá nhân nước ngoài tại Trung tâm giao dịch chứng khoán; Quyết định số 167/2000/QD-BTC ngày 25/10/2000 về chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Giai đoạn này, thị trường tài chính Việt Nam đã bắt đầu có bước phát triển với các điểm mốc quan trọng là sự hình thành của TTCK, sự ra đời và chính thức đi vào hoạt động của TTGDCK TP HCM năm 2000 Từ đó, các nhà ĐTNN đã có thê mở rộng hình thức đầu tư FPI vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua TTGDCK, với nhiều cơ hội đầu tư hơn và được thực hiện theo các quy định, quy chế rõ ràng hơn.

Thực tế, mặc dù đã có các điều kiện thuận lợi hơn về mặt pháp lý và môi trường đầu tư như trên, dòng vốn FPI vào Việt Nam cũng bắt đầu có dấu hiệu quay trở lại từ năm 2000 [15, tr 45], tuy nhiên, kết quả vẫn chưa đáng kế và được như mong đợi Điều này có thé được phân tích, đánh giá và nhìn nhận ở một số van dé sau:

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu A năm 1997 —

1998, làn sóng đầu tư nước ngoài (bao gồm cả FDI và FPI) vào châu Á bị chững lại và sụt giảm về quy mô Mặc dù Việt Nam được đánh giá là một trong những nước ít bị ảnh hưởng nhất nhưng tình hình đầu tư FPI cũng không sáng sủa hon các quốc gia trong khu vực Trong thời gian 1998 -2001, không những không có một quỹ đầu tư mới nào được thành lập mà các quỹ thành lập trước đó lại đua nhau rút vốn hoặc giảm quy mô hoạt động xuống [5] Trong số 7 quỹ đầu tư đã có hoạt động đầu tư tại

Việt Nam trong giai đoạn trước, thi có 4 quỹ đã rút hoạt động khỏi Việt Nam, 2 quỹ thu hẹp đến 90% quy mô hoạt động, và chỉ còn lại duy nhất quỹ Vietnam Entrerprise Intervestments Fund với quy mô nhỏ nhất trong 7 quỹ là vẫn tồn tại và hoạt động cho đến nay.

Nguyên nhân chủ quan khác cũng khiến cho dòng vốn FPI trong giai đoạn này ban đầu không gia tăng và sau đó có gia tăng nhưng không đáng ké là do các văn bản pháp luật đề cập trên đây đều là các văn bản mới được ban hành, thực chất TTCK cũng mới chỉ bắt đầu được hình thành, vẫn còn sơ khai, thông tin chưa rộng rãi, chưa có chế độ công bồ thông tin (CBTT) rõ ràng và cũng chưa có nhiều hàng hóa dé thu hút các nha đầu tư trong nước cũng như các nhà DTNN quan tâm nhiều và có các quyét định đâu tư mạnh mẽ.

Trong giai đoạn này, tỷ lệ sở hữu của nhà DTNN trong các doanh nghiệp cổ phần hóa cũng như trên TTCK Việt Nam còn bị giới han với mức sở hữu han chế. Thông tư số 132/1999/TT-BTC, tổng số giá trị cô phần bán cho các nhà ĐTNN không vượt quá 30% vốn điều lệ của công ty Trong trường hop công ty cô phan chưa huy động đủ mức vốn điều lệ thì tổng số cô phần bán cho các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% số cổ phần đã huy động Bên cạnh đó, về mặt thủ tục, tất cả các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cô phan hóa và có phương án bán cô phần cho nhà ĐTNN đều phải lập đề án và phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với việc bán cô phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Trên TTCK, các nhà ĐTNN chỉ được nắm giữ tối đa 20% tổng số cô phiếu đang lưu hành của một tô chức phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% và một cá nhân nước ngoài được nam giữ tối đa 3% Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được năm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, trong đó một tô chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 10% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 5% Đối với các doanh nghiệp đã có cô phần của nhà đầu tư nước ngoài, khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu theo Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg sẽ được đăng ký niêm yết tại TTGDCK khi các doanh nghiệp này đáp ứng các điều kiện niêm yết theo quy định lúc đó Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang nam giữ cô phần trên mức tối da được phép theo quy định trên thì họ chỉ được tham gia bán cô phiếu trên TTCK chứ không được phép mua thêm dé sở hữu thêm Phần vốn góp của tô chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tham gia vào công ty chứng khoán liên doanh tối đa không quá 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán liên doanh.

Việc hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà DTNN trong giai đoạn này cũng anh hưởng không nhỏ tới tâm lý nhà đầu tư, khả năng và thực trạng thu hút vốn FPI vào

Từ năm 2003, dòng vốn FPI vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu tích cực, tăng dần qua từng năm và tăng đột biến vào cuối năm 2006 Theo Báo cáo của Ngân hàng ANZ cho biết, từ năm 2001-2006 vốn FPI đạt khoảng 12 tỷ USD [14] Trong giai đoạn này, dong vốn FPI vào Việt Nam được xem là khả quan và có bước đột pha so với các giai đoạn trước với hoạt động ngày càng sôi động của TTCK Việt

Nam, cùng với nỗ lực của Chính phủ trong việc tiếp tục day mạnh cô phan hóa các doanh nghiệp lớn, nâng dan tỷ lệ nam giữ cổ phần của nhà DTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như quan tâm ban hành các quy định về quản lý ngoại hối, công bố thông tin, chế độ kế toán kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan một cách đầy đủ hơn, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, hấp dẫn hơn đối với các nhà DTNN.

Trước hết, có thé thấy số lượng các doanh nghiệp Nhà nước hoàn thành cô phần hóa trong giai đoạn này tăng khá nhanh, với việc banh hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyên doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cô phần, và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nha nước thành công ty cô phan (thay thé Nghị định số 64/2002/NĐ-CP) quy định cụ thê, chỉ tiết, rõ ràng hơn, cùng với các nỗ lực của cơ quan Nhà nước, các đơn vị có liên quan trong việc nghiêm túc thực hiện các quy định này Việc cổ phần hóa thành công nhiều doanh nghiệp đã cung cấp một lượng cô phiếu lớn cho thị trường, thu hút các nhà DTNN đến với thị trường tài chính Việt Nam Tính đến 31/12/2005, tổng giá trị thực tế doanh nghiệp đã cô phần hóa khoảng 164.000 tỷ đồng Trong đó phần vốn Nhà nước chiếm trên 40.000 tỷ đồng, bằng gần 15,5% tổng vốn nhà nước hiện có vào thời điểm đó. Trong các năm 2004-2006, mặc du số lượng doanh nghiệp có quy mô vốn lớn được cô phan hóa đã tăng lên nhưng số lượng doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng vẫn chiếm gần 80% tông số doanh nghiệp Nhà nước cổ phan hóa [15, tr 39]. Biểu đồ dưới đây cho thấy tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp rất đáng ké trong giai đoạn này:

Số lượng DN cổ phần hóa bình quan năm (DN)

Biéu đồ 2.1: Số lượng các doanh nghiệp cổ phan hóa từ năm 1992 - 2013

Nguôn: Ban đổi mới doanh nghiệp Nhà nước

Bên cạnh đó, sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN), bây giờ là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (SGDCK HN), chính thức hoạt động vào năm 2005, đã tạo thị trường giao dịch phi tập trung cho các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc không muốn niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (SGDCK TP HCM) Sự ra đời và hoạt động cua TTGDCK HN đã cung cấp thêm nhiều hàng hóa và nâng cao tính năng động cho

MỘT SỐ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật để thu hút và quản lý hiệu quả von dau tư gián tiêp nước ngoài vào Việt Nam

Như đã phân tích trên đây, có thé thay công cụ chính sách, pháp luật mang tính định hướng và điều tiết quan trọng, nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì sự 6n định lâu dài của nền kinh tế quốc dân hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững Chính sách, pháp luật tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để giúp Nhà nước thực hiện các mong muốn của mình trong việc điều chỉnh, thu hút và quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung, và hoạt động FPI nói riêng qua từng giai đoạn phát triển Trong thời gian tới, xét trên các yếu t6 vai trò, lợi ích của von FPI, tiềm năng thu hút von FPI của Việt Nam, một số bat cập, vướng mắc còn tôn tại trong các quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam, việc nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa pháp luật để thu hút và quản lý hiệu quả nguồn vốn FPI là rất cần thiết Trong phạm vi của Luận văn này, từ việc đánh giá ảnh hưởng của pháp luật tới thực trạng hoạt động FPI tại Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt là trong thời gian gần đây, và xác định một số bat cập còn tồn tại trong các quy định pháp luật có liên quan, tác giả xin được đưa một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật như sau.

3.2.1 Nới rộng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài một cách hợp lý và ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư can that chặt quản lý kèm theo quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu của nhà dau tw nước ngoài

Như đã phân tích ở trên, van đề “room” sở hữu của nhà DTNN có anh hưởng khá lớn đến việc đầu tư của các nhà DTNN cũng như giá trị dong vốn FPI chảy vào Việt Nam Vấn đề đặt ra trong thời điểm hiện tại, và cũng là mối quan tâm lớn của cả thị trường nói chung cũng như của các nhà DTNN nói riêng, khi Chính phủ va các đơn vị liên quan đã va đang tiếp tục nghiên cứu về việc sửa đổi Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg về tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam mà vẫn chưa đến hồi kết, là có nên tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu này lên hay không, và nếu tăng thì tăng lên mức bao nhiêu là hợp lý?

Theo SGDCK TP.HCM, giải pháp nới lỏng trần sở hữu nước ngoài sẽ giúp tạo cú hich dé thị trường tăng trưởng về “lượng” Hiện tại Việt Nam được xếp vào nhóm thị trường sơ khai cùng với các nước như Pakistan, Sri Lanka, trong khi các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines đều đã được đưa vào thị trường mới nỗi Trong khi đó, nhu cầu của nhà ĐTNN đối với thị trường Việt Nam vẫn còn khá lớn nhưng phần nào bị hạn chế do bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu Tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề này, nhiều nước trong khu vực đã nới lỏng tối đa tỷ lệ năm giữ cổ phiếu của nhà DTNN lên 100%, như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore [2].

Tại Việt Nam, đại đa số các quan điểm đều cho rằng việc cho phép các nhà ĐTNN nắm giữ tỷ lệ sở hữu 100% là chưa thích hợp trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt trong một sỐ trường hợp nhất định đối với những ngành nghề cụ thể, việc hạn chế tỷ lệ vốn DTNN là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh tài chính và quyền lợi của các nhà đầu tư trong nước, như lĩnh vực ngân hàng, viễn thông Tuy nhiên giới nghiên cứu cũng cho rằng cần phải có định hướng tiếp tục nới lỏng dần dần, nới lỏng đến mức hợp lý cũng như phù hợp với từng ngành nghè, lĩnh vực đầu tư.

Hiện tại, các nhà làm luật, các cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như giới đầu tư đang quan tâm đặc biệt đến Dự thảo Quyết định sửa đổi Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg về tỷ lệ sở hữu của nhà DTNN trên TTCK Việt Nam Theo các nguồn thông tin, tỷ lệ sở hữu này đang được cân nhắc nâng từ 49% lên 60%, và có nhiều ý kiến đề xuất cho rằng trong một số lĩnh vực ngành nghề không quan trọng, không ảnh hưởng lớn đến an ninh kinh tế quốc gia thì có thể nâng tỷ lệ sở hữu này lên 100%, dé đảm bảo mở cửa thị trường tối da cho nhà DTNN, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, góp phan phát triển hơn nữa thị trường tài chính, thu hút tối đa nguồn lực FPI dé góp phan thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Còn đôi với các ngành, lĩnh vực đặc biệt quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế như ngân hàng, năng lượng thì chi nên cho phép các nha ĐTNN nắm giữ tỷ lệ thấp hơn hoặc tối đa là 49%.

Pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng quy định rõ về tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN tối đa 49%, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành, và trường hợp tỷ lệ sở hữu bên nước ngoài được phân loại theo danh mục các ngành nghề cụ thê thì áp dụng theo danh mục phân loại Tuy nhiên, pháp luật chuyên ngành hiện tại rất tản mát, với hệ thống pháp luật đồ sộ của Việt Nam và liên tục được sửa đổi, bố sung, việc tìm kiếm các quy định pháp luật chuyên ngành dé áp dụng có thé nói là một thách thức không nhỏ ngay cả với những nhà nghiên cứu trong nước, chưa nói đến các nhà ĐTNN Pháp luật hiện tại không có một danh mục phân loại các ngành nghề, lĩnh cực đầu tư cụ thé nào cần thắt chặt quản lý kèm theo quy định cụ thé về tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN dé áp dụng Hiện tại chỉ có thé dé dang tìm thay pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cô phan của tổ chức tín dụng Việt Nam Theo Nghị định này, các nhà ĐTNN bị khống chế ở tỷ lệ sở hữu 30% tại các ngân hàng niêm yết thay vì 49% như các doanh nghiệp khác, nhằm tránh rủi ro các ngân hàng niêm yết Việt Nam bị khống chế bởi nhà đầu tư ngoại.

Trong quá trình hoàn thiện văn bản pháp luật về ty lệ sở hữu của nhà DTNN, các nhà làm luật cần quan tâm hơn nữa tới ý kiến của giới nghiên cứu về việc nới rộng tỷ lệ để đưa ra các chính sách phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại nhằm khai thông dòng vốn FPI từ khối ngoại Giải pháp này sẽ giúp thị trường tăng nhanh về khối lượng giao dịch, tính thanh khoản và cải thiện vị thế về quy mô thị trường tài chính Việt Nam trong khu vực và trên thế giới Một số kiến nghị cụ thể như:

- Có thé nâng mức giới han ty lệ sở hữu đối với khối nhà đầu tư ngoại chung cho các ngành nghề từ 49% lên 60%;

- Đối với lĩnh vực ngân hàng, ty lệ sở hữu giới hạn 30% hiện tại cần xem xét thêm dưới góc độ quy mô vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn quá nhỏ Theo dự đoán của VAFI, quy mô trung bình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 5 năm tới chỉ vào khoảng 100 triệu USD/ngân hàng Đây là khoảng cách rất xa so với mức trung bình 1-2 tỷ USD/ngân hàng ở các nước trong khu vực

[17] Quy mô vốn của các ngân hàng thương mại đã nhỏ, cùng với tỷ lệ sở hữu của các nhà DTNN lại bị hạn chế hon nữa so với các ngành khác trong khi ngân hàng niêm yết là các doanh nghiệp được khối ngoại khá quan tâm Như vậy, cùng với việc nâng cao khả năng quản lý và kiểm soát của Nhà nước thông qua các chính sách và biện pháp kinh tế, tiền tệ khác, có thể xem xét nâng mức giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà DTNN trong các tô chức tín dụng Việt Nam lên 40% - 49%;

- Ban hành cụ thé Danh mục các lĩnh vực đầu tư cần thắt chat quản lý kèm theo quy định cụ thé về tỷ lệ sở hữu của nha DTNN Do hệ thống pháp luật Việt Nam không dễ dàng gi dé tìm hiểu và khả năng bị bỏ sót văn bản là rat cao trên thực tế Điều nay lại càng không dé dàng đối với các nhà DTNN Việc ban hành Danh mục quản lý này cũng đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong quản lý của các cơ quan chức năng và cũng không phải là công việc khó khăn Có Danh mục này, các nhà DTNN sẽ dé dàng đối chiếu và nắm được các ngành nghé lĩnh vực đầu tư nào được mở rộng hơn, lĩnh vực nào bị hạn chế hơn và mức độ mở rộng hoặc hạn chế hon là bao nhiêu Một khi có sự sửa đổi bổ sung, thay đổi về tỷ lệ sở hữu ở pháp luật chuyên ngành, Danh mục cũng được sửa đổi tương ứng vẫn tạo điều kiện dễ dang hơn cho các nhà DTNN theo dõi, nắm bắt tình hình so với việc tìm hiểu từng quy định pháp luật chuyên ngành nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật như hiện nay.

3.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật về kế toán theo chuẩn mực quốc Đề nhà DTNN yên tâm tham gia vào TTCK, có thé dé dàng đánh giá trên cơ sở so sánh tình hình tài chính của các công ty Việt Nam với các công ty nước ngoài, đánh giá giá trị cô phiếu của các doanh nghiệp thi các chuân mực kế toán mà dựa vào đó thông tin tài chính được công bố cũng phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Nếu mỗi quốc gia có một chế độ kế toán, kiểm toán riêng, các nhà DTNN sẽ vô cùng khó khăn trong việc xử lý, đánh giá thông tin, thông tin có thể vừa thừa lại vừa thiếu đối với họ.

Tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, quốc gia này cũng kiểm soát chặt TTCK, tăng cường tính minh bạch của thị trường nhằm thu hút vốn FPI thông qua việc các công ty niêm yêt phải công khai vê chat lượng tài sản và được kiêm toán bởi các công ty kiểm toán quốc tế, các báo cáo tài chính phải theo chuẩn mực quốc tế và buộc phải công bố trên trang Web chính thức của thị trường [10].

Như vậy, trong hiện tại và tương lai, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về chế độ kế toán theo chuẩn mực quốc tế, cần nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực kế toán còn thiếu so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, cần đào tạo chuyên gia kế toán về IAS/IFRS Cụ thể, dưới đây là một số kiến nghị đề xuất định hướng phát triên chuẩn mực kế toán Việt Nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế:

- _ Cần sớm ban hành 5 chuẩn mực kế toán liên quan đến các đối tượng và giao dịch đã phát sinh trong đời sống kinh tế, bao gồm: Thanh toán bằng cô phiếu (IFRS 02); Tim kiếm, thăm dò va xác định giá tri các nguồn tài nguyên khoáng sản

(IFRS 06); Công cụ tai chính (IFRS 7; IFRS 9); Các khoản tài trợ của Chính phủ

(IAS 20); Tén that tài san (IAS 36).

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w