1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thế chấp tài sản - So sánh pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam với pháp luật của nước CHDCND Lào

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thế chấp tài sản - So sánh pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam với pháp luật của nước CHDCND Lào
Tác giả Anilath Vahnnabobpha
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Huệ
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 40,12 MB

Nội dung

Điều 324 BLDS 2005 qui định “Một tài sản có thể dùng dé bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu tài sản đó có giá tri tại thờiđiểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các

Trang 1

ANILATH VANHNABOBPHA

THE CHAP TÀI SAN - SO SÁNH PHAP LUẬT

CUA NUOC CHXHCN VIET NAM VOI

PHAP LUAT CUA NUOC CHDCND LAO Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã sô: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN: PGS.TS TRAN THI HUE

HA NOI - 2015

Trang 2

Để có được khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu

xắc nhất đến PGS — TS Tran Thị Huệ — người thay đã tận tình hướng dẫn và

giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em cũng xin cảm ơn sự chỉ bảo ân cần của các thầy cô trong chuyên

khoa Luật dân sự và tố tụng dân sự và toàn thể các thầy cô, bạn bè dưới mái

trường Đại học Luật Hà Nội.

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên em trong suốt quá

trình học tập ở Việt Nam.

Hà Nội,ngày tháng năm 2015

Tác giả

ANILATH VANHNABOBPHA

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Cac sô liệu, vi dụ và trích dan trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác va

trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bôtrong bat kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

ANILATH VANHNABOBPHA

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TU VIET TAT

LỜI MỞ 2) 0 l CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VE THE CHAP TÀI SAN THEO PHÁP

LUAT LAO VA PHAP LUẬT VIET NAM 0.0 c.ccccsccscscsccscsscssesessesesesestseeesnesees 7 1.1 Khái quát chung về thé chấp tai san theo pháp luật của nước CHDCND

LUÀO Q00 HH n9 Cu 7

1.1.1 Khái niệm thế chấp tài sản trong pháp luật của nước CHDCND Lào 7

1.1.2 Đặc điểm thé chấp tài sản trong pháp luật của nước CHDCND Lao .8

1.2 Khái quát chung về thế chấp tài sản trong pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam C11111 1111111111111 v3 9 1.2.1 Khái niệm thế chấp tài sản trong pháp luật của nước CHXHCN Việt 01 . 9

1.2.2 Đặc điểm thé chap tài sản trong pháp luật của nước CHXHCN Việt RIED nan ggnL.HHh.26.108000801/086.380120101808,180.-0G.00080/015/5H6:38G1-1010100/008.18120080ã85.101/T80.330206.188288.31188/1163018318./80rgLE 10 1.3 Ý nghĩa thế chấp tài sản đối với pháp luật nước CHDCND Lào và Việt TNam - - Q01 01 1001111 1n v34 12 CHUONG 2 SO SÁNH QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VE THE CHAP TÀI SAN THEO PHAP LUẬT CUA LAO VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 15

2.1 Pháp luật của Lào quy định về chủ thé, đối tượng, phạm vi thé chấp tài san .15

2.1.1 Pháp luật của Lào về chủ thé của thế chấp tài sản - 15

2.1.2 Pháp luật của Lào quy định về đối tượng thé chấp tài sản 16

2.1.3 Pháp luật của Lào quy định về phạm vi thé chấp tài sản 19

2.1.4 Về hình thức, hiệu lực của thế chấp tài sản 2 55s: 20 2.1.5 Về hiệu lực của thé chấp TAL SẲI HH Hs 5x 21 2.1.6 Quyền và nghĩa vụ của các bên -¿- tesestssesteststestsesesseeees 22 2.1.7 Xử lý tài sản thé chấp ¿+ + ck2Et+kEE11E112111211111111 1111 1x 1x6 23 2.2 Quy định về thé chấp tài sản theo pháp luật Việt Nam - 24

2.2.1 Pháp luật Việt Nam quy định về chủ thé của thé chấp tài sản 24

2.2.2 Pháp luật Việt Nam quy định về đối tượng của thé chấp tài sản 25

2.2.3 Pháp luật Việt Nam quy định về phạm vi thé chấp tài sản 28

Trang 5

2.2.6 Quyền và nghĩa vụ của các bên - + 2+52+E+EerEeEeErrrkerxee 33 2.2.7 Xử lý tài sản thế chấp -:- 2 ©++22+ESEE2E2E12121211211121 1121 EEcyye, 38 2.3 So sánh quy định về chủ thê, đối tượng, phạm vi thế chấp tài sản của pháp

luật Lào và pháp luật Việt Nam .- - - (E2 1112 113111111111 11 re, 39

2.3.1 Về chủ thé, đối tượng, phạm vi thế chấp " 39

2.3.2 So sánh quy định của pháp luật về hình thức, hiệu lực của thế chấp

trong pháp luật Lao và pháp luật Việt Nam - - 55+ sssccssveesee 40

2.3.3 So sánh quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cảu các bên thế chấp trong pháp luật Lào và pháp luật Việt Nam - - 2 2s se: 41 2.3.4 So sánh về xử ly tài sản thé chấp trong pháp luật Lao và pháp luật Việt

TT sa snassconsnas an sian oh tị nĩnngHk WA Tí 0885001068) Sa ARRAS TA HRA 5881668540 SARIS IR AAR SA ARERR SD 42

2.3.5 Các căn cứ châm dứt thé chap tài sản theo pháp luật của Lao và Việt

TENG sermons ans sense a ae oS SU EON SE 43

CHUONG 3 THUC TIEN GIAI QUYET TRANH CHAP VE THE CHAP TAI SAN CUA HAI NƯỚC VA NHỮNG KIEN NGHỊ HOÀN THIEN QUY ĐỊNH PHAP LUAT CUA CHDCND LAO VE THE CHAP TÀI SAN 44 3.1 Một số nhận xét về thé chấp tài sản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam và pháp

luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào . - ¿55-2 ++++**++sves+eexeeerreeerrs 44

3.2 Những gợi mở nhằm hoàn thiện pháp luật thế chấp tài sản ở CHDCND

| tư yzgmâẳẳđầđaiẳầaiẳẳầaẳaẳiaẳaadaaaaỔÕẢÕÁ 58

KẾT LUẬN -E- S1 ST 11121121 11111 1111 11111111111 11110111 11111111, 65 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO 2: 252+S2+E+£EeEEeEzEzrerxees 66

Trang 6

CHDCND Lao Nước Cộng hoa dân chu nhân dân Lao

CHXHCN Việt Nam Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 7

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.

Cùng với sự phát triển của nên kinh tế thi trường, các giao dịch kinh tẾ,

thương mại, dân sự ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu Tuynhiên, bản thân các giao dịch này cũng hàm chứa những rủi ro nhất định cho

bên có quyền nếu bên có nghĩa vụ không tự giác thực hiện nghĩa vụ Dé hạn

chế rủi ro, thúc đây, nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các

hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự, pháp luật về hợp đồng nói chung và chế

định về giao dịch bảo đảm nói riêng ngày càng được hoàn thiện Các biện pháp

bảo đảm và các tài sản được đưa vào giao dịch bảo đảm ngày càng đa dạngphong phú Một trong những biện pháp bảo đảm diễn ra phố biến trên thực tế

và được pháp luật của các quốc gia trên thế giới điều chỉnh là thế chấp

Mặc dù đã có quy định về thế chấp tài sản nhưng pháp luật CHDCNDLào về van dé này vẫn chưa rõ ràng và thống nhất Hơn nữa, trên thực tế việc

áp dụng quy định pháp luật của các cơ quan có thâm quyền vẫn chưa đồng bộ,

còn nhiều bất cập và vướng mắc Vì vậy, với mong muốn hoàn thiện pháp

luật về thé chấp tài sản ở Lào, tác giả đã chọn đề tài “Thế chấp tài sản — So

sảnh pháp luật cua nước CHXHCNVN với pháp luật của nước CHDCND

Lào ” làm đề tài tốt nghiệp của mình Qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ có

cơ hội so sánh pháp luật về thế chấp tài sản của Lào và Việt Nam để đánh giá

những điểm tương đồng và khác biệt cũng như đánh giá những ưu điểm và

nhược điểm của pháp luật từng quốc gia từ đó tìm ra được những bài học kinh

nghiệm góp phần hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản ở Lào hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu luận văn

Liên quan đến biện pháp thế chấp tài sản có khá nhiều công trìnhnghiên cứu khoa học, bài việt vê vân đê này Có thê liệt kê như sau:

Trang 8

nghi về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dan sự Việt Nam”, năm 1999; Tiến sĩ Lê

Thị Thu Thủy “Các biện pháp bảo đảm tién vay bằng tài sản của các tổ chức

tin dụng ”, nam 2006.

Thứ hai, bài đăng trên tạp chí chuyên ngành: Tác giả Nguyễn Văn Hoạt

“Một số van dé về thé chấp quyên sử dụng đất”, tạp chi Nhà nước và phápluật số 2/2004; tác giả Nguyễn Thuý Hiền “Các biện pháp bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ trong dự thảo Bộ luật dan sự (sửa đổi) ”, tạp chí Dân chủ và Phápluật số 5/2000; tác giả Trần Dông Tùng “Kinh nghiệm khi ngân hàng nhậnthé chấp tài sản là hàng hóa lưu kho”, tạp chí Dân chủ và Pháp luật số

chuyên đề 8/2012; tác giả - Võ Đình Toàn và Tuấn Đạo Thanh “Ludn bàn về

thé chap tài sản hình thành trong tương lai”, tạp chi Dân chủ và Pháp luật số

10/2009; tác giả Nguyễn Văn Phương “Lung tung về thé chấp một tài sản dé

bảo đảm cho nhiều khoản vay”, tạp chi Dân chủ và Pháp luật số 4/2004

Thứ ba, khóa luận tốt nghiệp và luận văn cao học của trường Đại học

Luật Hà Nội va Lào: tác giả Trần Văn Sơn “Một số vấn dé pháp lý về thé

chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp dong tín dụng ngân hàng giữa ngân hàng

thương mại và doanh nghiệp ” luận văn thạc sĩ luật học, năm 1999; tac giả Bùi

Thị Dinh “Chế định thế chấp tài sản vay vốn ở ngân hàng thương mại nhànước thực trạng pháp luật và phương hướng hoàn thiện”, khoá luận tốt

nghiệp, năm 2002; tác giả Vũ Thị Thu Hằng “Mộ số vấn dé về thé chap tài

sản tại ngân hàng thương mại”, luận văn thạc sĩ luật học, năm 2010; tác giảNông Thị Hợp “7: hé chap tai san - Mot bién phap bao dam thuc hién nghia vudan sự”, khoá luận tốt nghiệp, năm 2012; tác giả Phan Thị Thu Phương “7/ héchap tai san hình thành trong tương lai”, luận van thạc si luật học, nam 2013;Miss Anousone Phinkeo, Thế chấp tai sản bằng động sản, khoá luận tốt

Trang 9

bằng bat động sản, khoá luận tốt nghiệp, năm 2011; Mr Sulichan listhavong,

Đăng ký thế chấp tải sản, khoá luận tốt nghiệp, năm 2011; Mss sunita

somephien, Hop dong thé chấp tải sản, khoá luận tot nghiệp, năm 2013; Mrphonesit chanthavone, Cham dứt thé chấp tải sản, khoá luận tốt nghiệp, năm

2012; Mss Buavanh namvone, Quyển và nghĩa vụ của người thé chấp và nhận

thé chấp, khoá luận tốt nghiệp, năm 2011; Miss somdi pitthaya, Xử 1p tai sản

theo luật bảo đảm khoá luận tốt nghiệp, năm 2010:

Các công trình nghiên cứu như trên có nghiên cứu vấn đề về thế chấp tàisản ở Việt Nam còn các công trình nghiên cứu về thế chấp tài sản theo quy

định của pháp luật CHDCND Lào rất ít, mà đặc biệt là trên phương diện so

sánh pháp luật của hai nước Vì vậy, có thé nói rằng cho đến nay chưa có một

công trình nào chuyên nghiên cứu về biện pháp thé chấp tài sản — So sánh pháp

luật của nước CHDCND Lào với pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận, cơ sở

pháp lý và thực trạng của các quy định pháp luật về thế chấp tài sản của Lào

và Việt Nam để trên cơ sở đó đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt

cũng như đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật từng quốc gia

dé tìm ra được những bài học kinh nghiệm góp phan hoàn thiện pháp luật vềthế chấp tài sản ở Lào hiện nay

Đề đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất pháp ly của thé

chấp tài sản ở Lào và Việt Nam

Thứ hai, phần tích và bình luận các quy định của pháp luật hiện hành

vê thé chap tài sản của Lào và Việt Nam.

Trang 10

nghị nhăm hoàn thiện các quy định pháp luật về thé chấp tài sản của Lao vaViệt Nam

Là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có

hệ thống về những quy định của pháp luật về thế chấp tài sản của Lào và Việt

Nam, đặc biệt là đặt nó trong phạm vi so sánh, luận văn có nhiệm vụ làm rõ

bản chất pháp lý của biện pháp thế chấp tài sản, những khái niệm khoa học vềthế chấp tài sản Những vấn đề lý luận cơ bản nêu trên sẽ là cơ sở để luậnvăn đưa ra những nhận định, đánh giá về điểm tương đồng và khác biệt củapháp luật về thế chấp tài sản của hai nước, đánh giá những ưu, khuyết điểm

của pháp luật luật hiện hành về thé chấp tài sản của hai nước và đưa ra nhữnggiải pháp đồng bộ cũng như những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơnnữa hệ thống pháp luật về thế chấp tài sản của hai quốc gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm các quy định của pháp luật dân

sự hiện hành về biện pháp thé chap tài san cua Lao và Việt Nam, đưa ra

những điểm tương đồng va khác biệt về quy định của hai nước, thực trang ap

dụng và hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật đó

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chế định pháp luật về thế chấp tài

sản trong mối tương quan với pháp luật về các biện pháp bảo đảm khác Tuy

nhiên, luận văn đi sâu vào nghiên cứu quy định hiện hành về thế chấp tài sản

của Lào và Việt Nam Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt, đưa ra

ưu điểm và nhược điểm của pháp luật từng quốc gia để tìm ra được những

bài học kinh nghiệm góp phần hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản ở Lào

hiện nay.

Trang 11

Chủ nghĩa Mác — Lénin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.

Ngoài ra, dé giải quyết các van đề thuộc phạm vi nghiên cứu, trong khóa luậncũng có sử dụng thêm nhiều phương pháp khác như: Phương pháp phân tích

tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp lịch sử đặc biệt trong đó làphương pháp so sánh, nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong

các quy định về thế chấp tài sản giữa hai nước, đưa ra những nhận xét tạođiều kiện cho sự phát triển của pháp luật về thế chấp tài sản

6 Đóng góp của luận văn.

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ

thống pháp luật về thế chấp tài sản của Lào và Việt Nam trong tương quan sosánh Những điểm mới của luận văn:

Thứ nhất, làm 16 cơ sở lý luận về thé chấp tài sản của Lào và Việt Namtheo pháp luật hiện hành.

Thứ hai, phân tích, đánh giá khái quát và tương đối hệ thống về théchấp tài sản của Lào và Việt Nam, đưa ra những điểm tương đồng và khác

biệt, từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế,các bài học kinh nghiệm cho pháp luật thế chấp tài sản của Lào

Thứ ba, đề xuất và luận chứng các quan điểm, định hướng và hệ thốngcác giải pháp toàn diện nhằm tiếp tục đổi mới tô hoàn thiện pháp luật về thếchấp tài sản ở Lào nhằm đáp ứng yêu cầu mới về phát triển kinh tế xã hội củaLào hiện nay.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

luận văn gôm 3 chương:

Trang 12

Chương 2: So sánh quy định của pháp luật về thế chấp tài sản theopháp luật Lào và pháp luật Việt Nam

Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản của hai

nước và những kiến nghị nhăm hoàn thiện quy định của pháp luật củaCHDCND Lào về thé chap tai sản

Trang 13

VA PHAP LUAT VIET NAM

1.1 Khái quát chung về thế chấp tai sản theo pháp luật của nướcCHDCND Lào.

1.1.1 Khái niệm thế chấp tài sản trong pháp luật của nước CHDCND

Lào.

Không như Việt Nam, chế định thế chấp tài sản được quy định cụ thê

trong Bộ luật Dân sự năm 2005 Ở CHDCND Lao vấn đề về thế chấp tài sảnđược quy định trong nhiều văn bản luật, như luật Giao dịch bảo đảm, luật

Ngân hàng, luật Hợp đồng Dù được quy định trong nhiều văn bản luật,nhưng hiện nay pháp luật Lào vẫn chưa đưa ra một định nghĩa nào cụ thể vềthế nào là thế chấp tài sản

Theo Điều 12 Luật Giao dịch bảo đảm năm 1994 của Lào thì: Thế chấptài sản là một hợp đồng, theo đó một con nợ đặt tài sản của mình dưới sự sởhữu của cá nhân được giao khác của chủ nợ hoặc để đảm bảo hoàn trả cáckhoản nợ.

Còn theo Điều 5 Luật Giao dịch bảo đảm được sửa d6i năm 2005, thì

“Bảo đảm theo hợp đồng là một thỏa thuận đảm bảo hoàn trả nợ giữa bên cho

vay và bên vay bằng tài sản hoặc một thỏa thuận bảo đảm một cá nhân hay tô

chức thay mặt bên vay trả nợ khi bên vay không thé thực hiện hợp đồng”

Theo Điều 34 của Luật Hợp đồng Lào năm 2008 về các biện pháp đểđảm bảo sự thực hiện hợp đồng, thì:

“Đề bảo đảm thực hiện hợp lý và để đáp ứng nhu cầu của các chủ nợ

hoặc để bù đắp những thiệt hại có thể phát sinh sau đó đến một bên khôngthực hiện hoặc thực hiện bat hợp lý hợp đồng, luật cho phép áp dụng các biện

Trang 14

Từ quy định trên, có thể hiểu biện pháp thế chấp chấp tài sản tại

CHDCND Lào là một biện pháp bao đảm dé thực hiện nghĩa vu hop dong,

theo đó người vay tài sản đưa giấy tờ về tài sản thuộc sở hữu của mình cho

chủ nợ như một tài sản bảo dam dé thi hành một nghĩa vụ, nhưng không giao

tài sản đó cho chủ nợ.

1.1.2 Đặc điểm thé chấp tài sản trong pháp luật của nước CHDCND Lào

Qua khái niệm thế chấp trên có thể nhận thấy thế chấp theo pháp luật

Lào có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, thé chap là một hop đồng, tức là có sự thỏa thuận và thống

nhất ý chí giữa các bên là bên có quyền và bên có nghĩa vụ

Thứ hai, thé chap là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vu, vì thế

chấp có chức năng đảm bảo để thi hành một nghĩa vụ Khi bên có nghĩa vụ

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền cóquyền cưỡng chế thi hành hợp đồng thé chấp dé đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

Ti ba, thé chấp nói riêng và các biện pháp bảo đảm khác nói chung

chỉ được áp dung dé dam bảo cho nghĩa vụ trả nợ, có thé trong hợp đồng vay

hoặc các nghĩa vụ trả tiền trong các hợp đồng khác

Thứ tw, đôi tượng của thé chấp là tất cả các loại tài sản không bị giới

hạn về phạm vi và điều kiện

Thứ nam, tài sản là đối tượng của thé chấp van do bên bảo đảm giữ Cu

thể theo Điều 14 của Luật Giao dịch bảo đảm Lào Quy định: “Quyền sở hữu

vật chất đã thế chấp vẫn thuộc về bên vay nhưng vật chất đó được bên chovay hoặc một bên được chỉ định nắm giữ Các bên cho vay khác không có

quyền nắm giữ vật thế chấp đó Bên cho vay có bảo đảm hoặc bên được chỉ

định đang nắm giữ vật thế chấp đó không có quyền sử dụng chúng hoặc

Trang 15

về thiệt hại hoặc ton thất do mình gây ra Trong trường hợp vật thé chấp bị

thất lạc hoặc mất cắp, bên cho vay hoặc bên được chỉ định đang nắm giữ vật

thế chấp có quyền khiếu nại và lấy lại vật thế chấp đó”

1.2 Khái quát chung về thế chấp tài sản trong pháp luật của nước

sẽ được bảo đảm như thế nào và trong trường hợp này, thế chấp tài sản được

coi là chiếc cầu nối không thể thiếu được, lợi ích của bên có quyền sẽ đượcbảo đảm bởi tài sản thế chấp của bên có nghĩa vụ

Do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh mà việc giao tài sản bảođảm cho bên có quyền nắm giữ không những ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuấtkinh doanh của bên có nghĩa vụ mà quyên lợi của bên có quyền cũng khôngđược bảo dam một cách tốt nhất Van đề đặt ra là lựa chọn biện pháp bảo đảmnào vừa bảo đảm lợi ích của bên có quyền và vừa duy trì được sản xuất kinhdoanh, khả năng trả nợ được bảo đảm ở mức độ cao Biện pháp thế chấp là

biện pháp có thé đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên Bên thế chấp không phải

giao tài sản thé chap cho bên có quyền mà chỉ chuyển giao giấy tờ chứng

nhận quyền tài sản và giấy tờ khác là điều kiện chuyên nhượng tài sản cho

bên nhận thế chấp Mặc dù bên thế chấp vẫn là người quản lý tài sản nhưng

Trang 16

không thê định đoạt tài sản vì giấy tờ pháp ly dé giao dịch, chứng minh quyền

sở hữu tài sản đó, bên có quyền đang nắm giữ

Trong các quan hệ tín dụng, biện pháp thế chấp có ý nghĩa đặc biệtquan trọng, bởi vì ngân hàng sẽ chỉ cấp tín dụng cho khách hàng nếu họ có tài

sản thế chấp

Từ sự phân tích ở trên có thể hiểu, thế chấp tài sản là sự thoả thuận của

các bên hoặc theo qui định pháp luật Theo đó bên có nghĩa vụ dùng tài sảncủa mình hoặc của người thứ ba dé bảo đảm nghĩa vụ nhưng không chuyểngiao tài sản cho bên có quyền

Pháp luật dân sự hiện hành qui định “Thé chấp tài sản là việc bên théchấp dung tài sản thuộc sở hữu cua mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thể

chap” (Điều 342 BLDS 2005 )

Cụ thể, trong quan hệ vay tài sản, thế chấp tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả

nợ, có thê hiểu là việc bên vay đem tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm

cho khoản vay và không chuyền giao tài sản đó cho bên vay Theo pháp luậtViệt Nam, thế chấp tài sản không chỉ đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ trong hợp

đồng vay mà là đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nói chung mặc dù trên thực té

quy định nay chủ yéu được áp dụng cho hop đồng vay

1.2.2 Đặc điểm thế chấp tài sản trong pháp luật của nước CHXHCN

Việt Nam

Ngoài những đặc điểm của thế chấp giống của Lào như: thế chấp tàisản cũng là một hợp đồng, là biện pháp bảo đảm, nhằm bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ nói chung và tài sản bảo đảm phải thỏa mãn điều kiện nhất định nhưthuộc sở hữu của bên bảo đảm, không có tranh chấp, được xác định Thì thếchâp tài sản ở Việt Nam còn có những đặc điêm:

Trang 17

Thứ nhất: không có sự chuyển giao tài sản.

Đây là một đặc trưng riêng biệt của biện pháp thế chấp Trong thế chấptài sản, bên thế chấp không phải chuyển giao tai sản cho bên nhận thé chấp

mà vẫn trực tiếp nắm giữ tài sản đó, bên thế chấp chỉ phải chuyển giao các

giấy tờ pháp lý (như giấy tờ chứng nhận quyên sở hữu tai sản) Trong một sốtrường hợp nếu các bên có thoả thuận thì tài sản thế chấp có thé giao cho

người thứ ba quản lý Đây là điểm khác biệt với cầm cô Trong quan hệ cầm

có, tài sản bảo đảm phải được chuyên giao cho bên nhận cầm cô quản lý và

nam giữ

Sự không chuyển giao tài sản không hề ảnh hưởng tới quyền lợi của

bên nhận thé chấp hay nói cách khác quyền định đoạt đối với tài san thế chấpcủa bên nhận thé chấp không bi mắt hay giảm sút từ việc không trực tiếp nắm

giữ tài sản thế chấp Bên thế chấp là người trực tiếp nắm giữ tài sản thế chấp

nhưng không thé định đoạt tài sản thé chấp, do giấy tờ pháp lý liên quan đến

tài sản đang do bên nhận thế chấp giữ

Thứ hai: trong quan hệ thé chấp một tài sản có thể bảo dam cho nhiễunghĩa vu.

Điều này xuất phat từ ban chất của thé chấp, đó là không có sự chuyển

giao tài sản thế chấp Điều 324 BLDS 2005 qui định “Một tài sản có thể dùng

dé bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu tài sản đó có giá tri tại thờiđiểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảođảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác”.Như vậy, một tài sản có thé ding dé bao dam cho nhiéu nghia vu nếu như tai

thời điểm xác lập các giao dịch, tổng giá trị các nghĩa vụ không vượt quá giá

trị tài sản bảo đảm.

Tuy nhiên, trong quan hệ dân sự quyền thoả thuận của các bên luônđược coi trọng, chính vì vậy các bên có thê thoả thuận dùng một tài sản có giá

Trang 18

trị bằng hoặc nhỏ hơn tông giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm để bảo đảm cho

nghĩa vụ đó Điều 5 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 19/12/2006 về giaodịch bao dam (ND 163/2006/NĐ-CP) qui định “Truong hợp bên bảo dam

dùng một tài sản dé bao đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự thì các bên có

thé thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tong giá trị

các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật qui định khác”.

1.3 Ý nghĩa thế chấp tài sản đối với pháp luật nước CHDCND Lào vàpháp luật Việt Nam.

Đối với các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự:

Đối với bên có nghĩa vụ: Ý nghĩa lớn nhất của biện pháp thế chấp tàisản đối với bên có nghĩa vụ là họ có thể sử dụng mọi tài sản của mình vào quá

trình huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh Họ vận dụng mọi tiềm năngcủa mình: đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gan với đất dé đạt được mụcđích của mình.

Hơn nữa, bang tài sản thế chấp — thường là những tài sản có giá trịlớn — bên có nghĩa vụ đã tạo được niềm tin cho bên có quyền, do đó việc

tiếp cận và ký kết hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng tin dụng được dễ dang

hơn, hiệu quả hơn,

Đối với bên có quyền: thé chấp tài sản tỏ rõ ưu điểm của mình trongviệc tạo thế chủ động bảo vệ lợi ích của bên có quyên Việc xác lập và thựchiện giao dịch dân sự trước hết dựa vào sự tự nguyện của các bên, Nhưng

trong thực tế, không phải bat cứ ai khi tham gia quan hệ đều có thiện chí thựchiện đúng nghĩa vu của mình Mặc dù bên có quyền có thé chủ động yêu cầungười có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ nhưng về cách thức, biện

pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự và việc thực hiện hay không thực hiện lại phụ

thuộc vào hành vi của người có nghĩa vụ Do đó quyền chủ động của người cóquyên rơi vào thé bi động, phụ thuộc vào hành vi của người khác Tuy có thé

Trang 19

yêu cầu các cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi của mình song họ sẽ phải trãiqua những thủ tục tố tụng vừa mất nhiều thời gian, tiền vừa không chắc chắn

sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình nếu bên có nghĩa vụ không có tài sản

Với biện pháp thế chấp tài sản, người có quyền hoàn toàn chủ độngtrong việc bảo vệ quyên lợi của mình Bởi trong thỏa thuận về thế chấp bên có

nghĩa vụ đã dùng tài sản dé đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nên nếu họ viphạm thì bên có quyền sẽ chủ động xử lý tài sản theo phương thức đã thỏa

thuận hoặc bán đấu giá để bù đắp lợi ích cho mình

Tài sản khi thế chấp sẽ được đặt vào một tình trạng pháp lý đặc biệt màngười có nghĩa vụ phải chịu sự hạn chế về quyền năng sở hữu (khi bán, tặng,cho tài sản) đồng thời luôn phải đứng trước nguy cơ tài sản của mình bị xử

lý nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ Vì thế, nó sẽ làm tăng trách nhiệm vàtính tự giác của người thế chấp trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, bảo vệ

tốt hơn quyền lợi của bên có quyền

Đối với các bên trong quan hệ dân sự:

Thế chấp tài sản không chỉ có ý nghĩa đối với các bên trong quan hệ

nghĩa vụ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp mà còn có ý nghĩa đối với các bêntrong quan hệ dân sự nói chung Nó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp

luật của các chủ thê

Quan hệ pháp luật dân sự là mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể tham

gia vào các quan hệ đó, được thé hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của cácbên tham gia Thông thường các bên vừa có quyền vừa có nghĩa vụ với nhaumang tính chất tương ứng và đối lập, quyền lợi của bên này chỉ đạt được khibên kia thực hiện các hành vi mang tính nghĩa vụ đã được hai bên thỏa thuận

hoặc pháp luật quy định.

Trong quan hệ thế chấp, bên có nghĩa vụ có nguy cơ mất tài sản thế

chấp nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình Do đó, nó vừa là “chế tài”

đôi với bên có nghĩa vụ, vừa có tính chât răn đe, ngăn ngừa chung đôi với các

Trang 20

bên trong quan hệ dân sự vi phạm nghĩa vụ, khuyến khích các bên thực hiện

nghĩa vụ đúng cam kết, trung thực, theo tinh thần các bên cùng hợp tác lẫnnhau Vì vậy, nó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể trongviệc đảm bảo lợi ích của người khác và của chính mình.

Đối với nên kinh tế, chính trị, xã hội:

Trong nền kinh tế thi trường, một nhu cầu bức xúc, cấp thiết đặt ra cho

hoạt động lập pháp của cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao là sớm tạo ra

không gian, môi trường, hành lang pháp lý thúc đây giao lưu dân sự, đưa lạicho mỗi cam kết, thỏa thuận, sự an toàn và độ tin cậy pháp lý cao

Bang chế định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nóichung và thế chấp tài sản nói riêng, với phương pháp điều chỉnh đặc thù, Bộ

luật dân sự trực tiếp tạo cơ chế pháp lý thông thoáng, an toàn cho giao lưu dân

sự, dé mọi cá nhân, tô chức an tâm tin cậy khi thực hiện quyền và nghĩa vụ dân

sự Đây chính là cơ sở thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong nướcnhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, day mạnh mức tăng trưởng kinh tế

Về phương diện chính trị, pháp luật thế chấp xây dựng những chuẩn

mực pháp lý cho cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ nghĩa vụ dân sự nhằmtăng cường sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước Qua đó, những chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai, về thu hút vốn đầu tư nước

ngoài, về phát triển nền kinh tế nhiều thành phan được thực hiện, đảm bảo

đất nước phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong giao lưu dân sự thì môi trường, hành lang pháp lý dù có lànhmạnh van không thé tránh khỏi những tranh chấp phát sinh Pháp luật về thếchấp là cơ sở để các chủ thê tự thiết lập nên cơ chế giải quyết các bất đồngtrong giao lưu dân sự Từ đó góp phần ồn định các quan hệ dân sự, giải quyết

nhanh chóng các mâu thuẫn phát sinh, hạn chế các tranh chấp dân sự phải yêu

cầu tòa án giải quyết, khôi phục trạng thái ban đầu khi các tranh chấp đó chưaphát sinh, bình thường hóa quan hệ, tạo không khí ôn hòa trong nhân dân.

Trang 21

CHƯƠNG 2

SO SÁNH QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT VE THE CHAP TÀI SAN

THEO PHAP LUAT CUA LAO VA PHAP LUAT VIET NAM

2.1 Pháp luật của Lao quy định về chủ thé, đối tượng, phạm vi thé chaptài sản.

2.1.1 Pháp luật của Lào về chủ thé của thé chấp tài sản

Theo Điều 34 của Luật Hợp đồng Lào sửa đổi năm 2008 quy định về

Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, thì: Để bảo đảm thực hiện hợp

đồng va dé đáp ứng nhu cầu của các chủ nợ hoặc dé bù đắp những thiệt hại có

thể phát sinh sau đó khi không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúngnội dung của hợp đồng, luật cho phép áp dụng các biện pháp khác nhau,

chăng hạn như cầm cố, bảo đảm bang tài sản thế chấp, người hoặc tổ chứcpháp lý, và hình phạt.

Và Theo Điều 5 của Luật Giao dịch bảo đảm Lào năm 2005 về tài sảnbao đảm theo Hợp dong, thì: “Tài sản bảo đảm theo hợp đồng là một thỏathuận đảm bảo hoàn trả nợ giữa bên cho vay và bên vay hoặc một thỏa thuậnbảo đảm một cá nhân hay tô chức thay mặt bên vay trả nợ khi bên vay không

thé thực hiện hợp đồng ”

Vậy có thé hiểu, trong quan hệ thế chấp, chủ thé của thé chấp bao gồm:bên thế chấp và bên nhận thế chấp Nếu các bên có thỏa thuận thì có thể có

thêm người thứ ba giữ tài sản thé chấp

Bên thế chấp không chỉ là bên có nghĩa vụ mà có thê là người thứ ba

dùng tai sản thuộc sở hữu cua mình bảo dam cho việc thực hiện nghĩa vụ củangười có nghĩa vụ Đây là trường hợp thế chấp tài sản của người thứ ba

Theo Luật Hợp đồng sửa đổi năm 2008 của Lào thì chủ thể của Hợp

đồng là: Cá nhân, pháp nhân, tô chức Như vậy, thế chấp tài sản cũng là một

Trang 22

hợp đồng nên chủ thể của hợp đồng thé chấp tài sản có thé là Cá nhân, pháp

nhân, tô chức

Thế chap tài sản là quan hệ dân sự vì vậy chủ thé của quan hệ thé chap

phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định đối với người tham gia

quan hệ dân sự Cụ thể theo Điều 12 của Luật Hợp đồng Lào thì đối với cá

nhân: đủ 18 tuổi trở lên, có kha năng nhận thức và làm chủ được hành vi của

mình, có quyền tham gia các giao dịch hợp đồng Khi đáp ứng các điều kiện

trên, cá nhân có quyền lựa chọn áp dụng biện pháp thé chấp tài sản dé bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (nếu cần) Đối với pháp nhân: phải đáp ứng

các điều kiện trở thành pháp nhân, tham gia giao dịch hợp đồng thông quangười đại diện theo pháp luật Việc tham gia quan hệ thế chấp tài sản bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ dân sự phải phù hợp với pháp luật nói chung và điều lệ của

pháp nhân đó Ngoài điều kiện về năng lực chủ thê thì đối với bên thế chấp

còn phải có quyền định đoạt tài sản Tài sản thé chấp thuộc quyên sở hữu của

bên thế chấp thì đương nhiên người này có quyền định đoạt Tuy nhiên, trongnhiều trường hợp tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, cá nhân, tô chức được Nhà

nước giao không có quyền sở hữu song vẫn có quyền định đoạt, những chủ

thé này cũng được quyền thế chấp tài sản

2.1.2 Pháp luật của Lào quy định về đối tượng thế chấp tài sản

Theo quy định tại Điều 8 Luật Giao dịch bảo đảm của Lào năm 2005thì đối tượng của thé chấp bao gồm cả bat động san và động sản, tài sản hình

thành trong tương lai, quyền tài sản Trong hợp đồng thế chấp các bên phảichỉ rõ tài sản thế chấp

Đối với tài sản bảo đảm là bất động sản thì theo quy định tại Điều 20

của Luật Giao dịch bảo đảm Lào quy định: Bảo đảm bằng bắt động sản là cam

kết hoàn trả nợ hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác đối với bên cho vay đượcbảo đảm bằng bất động sản hoặc bằng quyền sử dụng bất động sản của bên

Trang 23

vay, ví dụ, một mảnh đất, một cái nhà, hoặc một nhà máy, hoặc bằng cách đặt

giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản nói trên dangđược bên cho vay hoặc một bên được chỉ định nam giữ Việc bao dam bang

quyền sử dụng bat động san phải có sự chấp thuận trước của chủ sở hữu

Một hợp đồng bảo đảm bằng bất động sản phải được lập thành văn bản

theo các hình thức sau đây:

* Với sự có mặt của công chứng viên hoặc trưởng thôn và ba người làm chứng;

° Hoặc với sự có mặt của ba người làm chứng.

Một hợp đồng bảo đảm băng bất động sản có vị trí tại Lào có thê được

ký tại một nước khác theo luật này.

Ngoại trừ luật pháp quy định khác, một hợp đồng bảo đảm băng bất

động sản có vi trí tại nước ngoài sẽ không có hiệu lực tai Lào.

Đối với tài sản bảo đảm là động sản:

Đối tượng của thế chấp có thể là động sản, quyền đòi nợ hoặc tài sản vôhình Một tài sản bảo đảm là động sản là một tài sản thế chấp là một cam kếthoàn trả nợ bằng động sản ké cả tài sản vô hình

Theo Điều 11 Luật Giao dịch bảo đảm về loại tài sản bảo đảm là độngsản, thì đối tượng thế chấp tài sản là động sản gồm những loại chính như sau:

Tứ nhất, thê chap bang vật chất (ý nói là vật chất hữu hình);

Một tài sản thế chấp bằng vật chất là một hợp đồng bảo đảm mà bênvay thế chấp tài sản với bên cho vay hoặc một bên được chỉ định để bảo đảmhoàn trả nợ, hoặc bên vay nêu rõ tài sản thế chấp bằng vật chất đó trong hợpđồng bảo đảm dé thực hiện hoàn trả nợ hoặc bao đảm thực hiện hợp đồng

nhưng vẫn giữ quyên sở hữu tài sản Một tài sản thé chap băng vật chất có các

điêu kiện sau:

Trang 24

1 Một thỏa thuận trả nợ được bảo đảm bang vat chat;

2 Vật thé chap đó phải được sở hữu bởi bên vay hoặc người nào khác

đã ủy quyền thé chấp bằng văn ban;

3 Vật thế chấp đó phải được nắm giữ bởi bên cho vay hoặc bất kỳ bênthứ ba nào khác do hai bên thỏa thuận.

Thứ hai, thé chấp bằng văn bản tài liệu, ví dụ, tài liệu chứng minhquyên sở hữu, giấy chứng nhận cô phan, trái phiếu;

Thế chấp băng giấy tờ là một hợp đồng mà bên vay giao giấy tờ sở hữuđộng sản cho bên cho vay để bảo đảm hoàn trả nợ nhưng bên vay vẫn cóquyền sở hữu và quyên sử dụng tai sản đó

Khi thế chấp giấy tờ, bên vay vẫn có quyền sở hữu và quyền sử dụngtài sản đó nhưng bên vay không có quyền bán, chuyên nhượng

Thứ ba, tài sản thé chấp là hàng hóa trong kho;

Thế chấp hàng hóa trong kho là khi bên vay giao hàng hóa trong kho

cho bên cho vay để bảo đảm hoàn trả nợ Hàng hóa trong kho có thể chuyênnhượng được Các quy định cụ thé về hàng hóa trong kho sẽ được chính phủ

ban hành.

Thur tur, tài sản thé chấp là tài sản vô hình, bao gồm cổ phan trong một

công ty, quyền sở hữu trí tuệ, tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, quyền theo

hợp đồng, các khoản phải thu, (hoặc quyền lợi theo bất kỳ) sự chấp thuận, cho

phép hoặc quyền tiến hành hoạt động kinh doanh;

Thứ năm, tài sản thé chap là tài sản hoặc các khoản thu được từ bat kỳ

dự án hay hoạt động nao trong tương lai.

Điều 19 Luật Giao dịch bảo đảm của Lào gọi trường hợp này là thế

chấp bằng tài sản vô hình Theo đó, có thé dùng dé thé chấp tài sản vô hình va

các khoản thu từ bất kỳ dự án hay hoạt động nào có thể có trong tương lai Cóthé bán, trao đôi hoặc ký quỹ với một bên khác

Trang 25

2.1.3 Pháp luật của Lào quy định về phạm vi thế chấp tài sản.

Pháp luật Lào chưa có quy định cụ thé về phạm vi thế chấp tài san.Tuy nhiên, ta có thể hiểu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, các bên có thêthỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng như có thểthỏa thuận bảo đảm một phân hay toàn bộ nghĩa vụ dân sự đó Như vậy, có

thê thấy sự thỏa thuận bảo đảm một phần hay toàn bộ nghĩa vụ dân sự bằng

thế chấp của hai bên trong một quan hệ nghĩa vụ luôn được pháp luật tôn

trọng và bảo vệ, thể hiện nguyên tắc tự do ý chí, tự do thỏa thuận trong giaolưu dân sự.

Theo quy định thì một nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc

toàn bộ nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Nếu các

bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thìnghĩa vu coi như được bảo đảm toàn bộ, kê cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường

thiệt hại.

Hợp đồng thé chấp bao hàm tat cả những vật có liên quan đến tài sản

thế chấp, tuy nhiên phụ thuộc vào ba hạn chế sau:

Thứ nhất, hợp đồng thé chấp đất đai không bao gồm nhà cửa mà ngườithế chấp xây trên đất đó sau khi ký kết hợp đồng thế chấp, trừ phi trong hợp

đồng có quy định một điều khoản đặc biệt về vẫn đề đó

Tuy nhiên, trong bất kế trường hợp nào, người nhận thế chấp có thé

đem bán những nhà cửa đó cùng với đất đai, nhưng người đó chỉ có thể thực

hiện quyên ưu tiên đối với số tiền thu được do bán dat

Thứ hai, hợp đồng thé chấp nhà cửa được xây hoặc những công trình

được làm trên hoặc dưới mặt đất của một người khác thì không bao gồm đất

đó, và ngược lại.

Thứ ba, hợp đồng thế chấp không bao gồm những hoa lợi của tài sản thế

chấp, trừ khi người nhận thế chấp đã thông báo cho người thế chấp hoặc người

được chuyên nhượng biết về ý định của mình thi hành hợp đồng thế chấp

Trang 26

2.1.4 Về hình thức, hiệu lực của thế chấp tài sản.

Theo Điều 6 Luật Giao dich bảo đảm sửa đổi năm 2005 quy định về

hình thức, nội dung và iđều kiện của ợp đồng bảo đảm, thì:

“Hình thức, nội dung và diéu kiện của một hợp đồng bảo đảm dựa trên

hình thức, nội dung và điều kiện của các hợp đồng nói chung quy định trongLuật Hợp đồng Một hợp đông bảo đảm có thể được lập cùng thời điểm với

hợp dong vay hoặc sau đó Một hop đồng bảo đảm có thé được lập cùng hop

dong vay hoặc lập thành một hợp dong riêng.”

Cụ thể, Theo Điều 10 về hình thức hợp đồng của Luật Hợp đồng thì:

Hợp đồng phải được bằng văn bản Hợp đồng có thể được thực hiện băng

miệng nếu giá trị của hợp đồng là năm ngàn kip hoặc ít hơn, trừ các hợp đồngtrong đó một tài sản được vay mượn để sử dụng Hợp đồng giữa tô chức Nhà

nước, tập thé và hợp đồng giữa tô chức, cá nhân phải được lập thành văn bản

Một hợp đồng bang văn bản phải có ngày tháng và chữ ký của các bên

ký kết hợp đồng Một hợp đồng có thê là được viết bởi tay hoặc đánh máy, và

phải làm bat kỳ một trong ba hình thức sau đây:

- Hợp đồng được thực hiện trong sự hiện diện của một công chứng nhà

nước, hay một trưởng thôn cùng với ba người làm chứng;

- Hợp đồng được thực hiện giữa các bên ký kết hợp đồng và có xác

nhận của công chứng nhà nước hoặc một trưởng thôn;

- Hợp đồng được thực hiện trong sự tự nguyện của các bên

Ngoài những quy định chung về hình thức của hợp đồng quy định trong

Luật Hợp đồng, thì theo Điều 31 của Luật Giao dịch bảo đảm Lào, quy định:

Hợp đồng bảo đảm phải được đăng ký tại văn phòng đăng ký của cơ

quan chính phủ chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính Hợp đồng bảo đảm đốivới bất động sản phải được đăng ký tại phòng quản lý đất đai nơi có bất động

sản này Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực pháp lý ké từ ngày đăng ký

Trang 27

Hợp đồng bảo dam chưa đăng ky sẽ được áp dụng giữa các bên, nhưng

không có các quyền ưu tiên trước bảo đảm đã đăng ký

Việc đăng ký các hợp đồng bảo đảm với văn phòng thuộc cơ quan

chính phủ chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính hoặc văn phòng quản lý đất

đai phải được công khai, và văn phòng này phải đảm bảo rang công chúng

được quyên tiếp cận thông tin này mà không vấp phải bat kỳ yêu cầu nào

Như vậy, pháp luật Lào quy định các hợp đồng bảo đảm ở Lào nói

chung và hợp dong thé chấp tai sản nói riêng phải được lập thành văn bản, vàngoài Hợp đồng bảo đảm đối với bất động sản phải được đăng ký tại phòngquản lý đất đai nơi có bất động sản này thì tất cả các hợp đồng bảo đảm nóichung hay hợp đồng thé chấp tài sản nói riêng đều phải được đăng ký tại văn

phòng đăng ký của cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm vé van đề tài chính thì

mới cơ hiệu lực.

Hợp đồng thế chấp có thé được lập cùng thời điểm với hợp đồng vay

hoặc sau đó Một hợp đồng bảo đảm có thê được lập cùng hợp đồng vay hoặc

lập thành một hợp đồng riêng

2.1.5 Về hiệu lực của thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản là một giao dịch dân sự, do đó thế chấp có hiệu lực khiđáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định tại Điều 5 của Luậthợp đồng 2005 Lào về chủ thể, nội dung và mục đích không trái pháp luật vàđạo đức xã hội, cơ sở cho việc thực hiện hợp đồng phải hợp pháp và hình thức

hợp đồng phải đúng theo quy định của pháp luật

Thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ

trong hợp đồng chính, vì vậy hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính Khi hợp

đồng chính vô hiệu thì hợp đồng thế chấp cũng vô hiệu

Việc thé chấp tài sản bắt buộc phải lập thành văn bản va Hợp đồng bao

đảm đối với bất động sản phải được đăng ký tại phòng quản lý đất đai nơi có

Trang 28

bat động san, còn tất cả các hợp đồng thé chap tài sản khác đều phải được

đăng ký tại văn phòng đăng ký của cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về

vẫn đề tài chính thì mới cơ hiệu lực Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực pháp lý

kế từ ngày đăng ky Đây được coi là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Nếu

các bên không tuân thủ thì hợp đồng thế chấp sẽ vô hiệu

2.1.6 Quyền và nghĩa vụ của các bên

*Quyén và nghĩa vụ của bên thé chấp tài sản

- Quyền yêu cầu người khác mắc nợ thanh toán Một người thé chấp đã

thé chấp tài sản của mình như sự bảo đảm dé một người khác thi hành nghĩa vụ

và đã thi hành nghĩa vụ thay cho người mắc nợ, dé tránh việc cưỡng chế thi hànhhợp đồng thế chấp, có quyền đòi người mắc nợ hoàn lại số tiền đã thi hành

- Có nghĩa vụ phải bảo đảm thi hành nghĩa vụ cho người mắc nợ Khi

một hoặc nhiều người thế chấp các tài sản của họ một các riêng rẽ, như sự bảo

đảm dé một người khác thi hành nghĩa vụ đó va cũng một nghĩa vụ và không

quy định rõ thứ tự thì người thế chấp đã thi hành nghĩa vụ đó hoặc người cóhợp đồng thế chấp tài sản bị cưỡng chế thi hành thì không có quyền khiếu nại

*Quyén và nghĩa vu của bên nhận thé chấp tài sản

Bên nhận thé chấp có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Có quyền ưu tiên nếu tài sản thế chấp được chuyền dịch cho chủ thể

khác Khi một tài sản đã được thế chấp và một sự chuyển dịch, hoặc một

Trang 29

quyền cụ thé nào khác được đăng ky sau khi đăng ký thé chap mà không có

sự đồng ý của người nhận thế chấp thì hợp đồng thế chấp đó được ưu tiêntrước quyền chuyên dịch hoặc quyên cụ thé nào khác nói trên; và quyền này

bị xóa bỏ trong đăng ký, một khi sự ton tại của nó là phương hại đến những

quyền của người nhận thế chấp trong việc thi hành hợp đồng thế chấp

- Có quyền yêu cầu sửa chữa tài sản thé chấp hoặc bồi thường thiệt hai.Nếu tài sản thé chấp bị ton thất, hoặc néu một trong những tài sản thế chấp bịmat, hoặc bị thiệt hại mà vì thế, sự bảo dam trở nên thiếu hữu hiệu, thì người

nhận thé chap có thé thi hành hợp đồng thế chấp ngay lập tức, trừ phi người

thế chấp không phạm lỗi và đề nghị hoặc thế chấp một tài sản khác có đủ giátrị dé đảm bảo, hoặc sửa chữa ton that trong vòng một thời gian hợp lý

Bên cho vay có bảo dam được quyền ưu tiên nhận khoản trả nợ trước

các bên cho vay không có bảo đảm hoặc các bên cho vay có bảo đảm khác đã

ký hợp đồng bảo đảm đối với cùng tài sản tại thời điểm sau đó, ngoại trừ các

quy định khác tại Điều 7 Luật giao dịch bảo đảm

Quyên sở hữu vật chat đã thé chap vẫn thuộc về bên vay nhưng vật chat

đó được bên cho vay hoặc một bên được chỉ định nắm giữ Các bên cho vay

khác không có quyền nam giữ vật thế chấp đó Bên cho vay có bảo đảm hoặc

bên được chỉ định đang nắm giữ vật thế chấp đó không có quyền sử dụng

chúng hoặc hưởng hoa lợi, ngoại trừ được bên vay ủy quyền bằng văn bản.Bên cho vay hoặc bên được chỉ định đang nắm giữ vật thế chấp đó phải chịu

trách nhiệm về thiệt hại hoặc tốn that do mình gây ra Trong trường hợp vật

thé chap bị thất lạc hoặc mat cắp, bên cho vay hoặc bên được chỉ định đang

năm giữ vat thế chấp có quyên khiếu nai va lay lại vật thế chấp đó

2.1.7 Xử lý tài sản thế chấp

Pháp luật Lào không quy định cụ thể về xử lý tài sản thế chấp mà chỉ

quy định rất chung chung trong Luật Giao dich bảo đảm, cụ thé theo quy định

Trang 30

tại Điều 14 của Luật Giao dịch bảo đảm Lao thì việc xử lý tai sản thé chấpnhư sau:

Khi bên vay đã hoàn trả đầy đủ nợ, hợp đồng thế chấp sẽ chấm dứt hiệulực Vật thế chấp phải được trả lại cho bên vay Nếu bên vay không hoàn trả

nợ trong khoảng thời gian thỏa thuận, vật thé chap sẽ thuộc sở hữu cua bêncho vay Nếu giá trị vật thế chấp cao hơn khoản nợ, bên cho vay có thể trảphần chênh lệch hoặc bán vật thế chấp đã thỏa thuận với bên vay hoặc đưa radau giá Sau khi khấu trừ khoản nợ và lãi, phần còn lại phải được trả lại chobên vay Nếu số tiền thu được từ việc bán vật thế chấp không đủ dé hoàn trả

nợ, bên vay phải bù đầy đủ số tiền còn thiếu (theo quy định tại Điều 14 của

Luật Giao dịch bảo dam Lao năm 2005).

2.2 Quy định về thế chấp tài sản theo pháp luật Việt Nam

2.2.1 Pháp luật Việt Nam quy định về chủ thể của thế chấp tài sản

Chủ thể trong quan hệ thế chấp bao gồm bên thế chấp và bên nhận thế

chấp

Bên thế chấp là bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để

bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ Bên thế chấp cũng có thể là người thứ

ba trong trường hợp thế chấp bằng tài sản của người thứ ba Trước đây, Điều

346 Bộ luật dân sự 1995 qui định bên thế chấp chỉ có thể là người có nghĩa

vụ Theo qui định Bộ Luật Dân Su 2005, bên thé chap có thé là người thứ badùng tài sản thuộc sở hữu của mình bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của

Trang 31

Pháp luật dân sự hiện hành qui định chu thé của các giao dich dân sự là

cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Vậy chủ thể của biện pháp thế

chấp tài sản có thé là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Các chủ thé

này khi tham gia vào các giao dịch dân sự nói chung và thế chấp nói riêng đều

phải thoả mãn các điều kiện của pháp luật đối với chủ thé của giao dịch Nếu

chủ thé là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự vì, chỉ khi cánhân nhận thức, làm chủ hành vi của mình họ mới có thể thực hiện được

quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ quan hệ thế chấp Trường hợp chủ

thê của quan hệ thế chấp là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thì họ phải có

người đại điện theo pháp luật và việc tham gia quan hệ thế chấp phải phù hợpvới các qui định của pháp luật cũng như điều lệ của pháp nhân đó

Tài sản thế chấp thông thường là những tài sản có giá trị lớn và do bên

thế chấp giữ Trong một số trường hợp, nếu các bên có thỏa thuận tài sản thếchấp sẽ được giao cho người thứ ba giữ

2.2.2 Pháp luật Việt Nam quy định về đối tượng của thế chấp tài sản

Không phải bat cứ tài sản nào cũng có thé đem thé chấp, một tài sản là

đối tượng của biện pháp thế chấp phải đáp ứng những yêu cầu của pháp luật

đối với tài sản bảo đảm Trước tiên tài sản đó phải thuộc sở hữu của bên thếchấp hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba nhưng được người thứ ba đồng ý.Tài sản đó không thuộc đối tượng bị kê biên, niêm phong, phong toả và đượcphép giao dịch Bên thế chấp phải mua bảo hiểm đối với tài sản nếu pháp luật

có quy định Như vậy, đối tượng của thế chấp phải là những tài sản không bịcam lưu thông và bên thé chấp có đầy đủ ba quyền năng của chủ sở hữu:quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản thế chấp đó

Trước đây, Bộ Luật Dân Sự 1995 qui định, đối tượng thế chấp chỉ cóthé là bat động sản và một số tài sản nhất định như tàu bay, tàu biển Theoquy định Bộ Luật Dân Sự 2005 đối tượng thế chấp được mở rộng, không chỉ

Trang 32

bó hẹp trong qui định tài sản thế chấp là bất động sản nữa mà bao gồm cả

động sản, quyền tài sản, vật hiện có và vật hình thành trong tương lai Tài sản

đó có thé thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc của người thứ ba trong

trường hợp thế chấp bằng tài sản của người thứ ba, với điều kiện phải có sự

đồng ý bằng văn bản của người thứ ba cho người có nghĩa vụ sử dụng tài sản

đó làm vật bảo đảm.

Đối với tài sản thế chấp là bất động sản thì bất động sản đó phải thuộc

sở hữu của bên thé chấp Điều 174 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “Bat độngsản bao gôm đất dai, nhà, công trình xây dựng gan liên với đất đai, kể cả tàisan gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn lién vớiđất dai và các tài sản do pháp luật qui định” Bên thé chấp khi thé chap

những bất động sản trên họ phải có trách nhiệm chứng minh mình là chủ sở

hữu hợp pháp của những tài sản đó, qua giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyên sở hữu

Đối tượng thế chấp là động sản Đây là qui định hoàn toàn mới của Bộ

Luật Dân Sự 2005 Qui định động sản là đối tượng của thế chấp đã tạo ra rấtnhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các chủ thé của thé chấp, đặc biệt

trong trường hợp bên thế chấp là doanh nghiệp Trước đây, Bộ Luật Dân Sự

1995 qui định những tài sản là động sản có giá trị lớn như dây chuyền sảnxuất, máy móc, thiết bị không thuộc đối tượng thế chấp, khi có nhu cầu vềvốn các bên chỉ có thé lựa chọn biện pháp cầm có, điều này sẽ gây khó khăncho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Vì, khi lựa chọnbiện pháp cầm cố, doanh nghiệp sẽ phải chuyển giao tai sản đó cho bên nhậncầm có, như vậy bên cầm cô không được tiếp tục khai thác công dụng của tàisản đó nữa, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngưng trệ Bộ Luậtdân sự 2005, qui định động san là đối tượng của biện pháp thé chấp đã khắcphục được những hạn chê trên, giúp cho bên thê châp vừa có vôn đê sản xuât

Trang 33

kinh doanh mà vẫn có thé sử dung tài sản đó Qui định nay mở rộng đối tượngcủa biện pháp thế chấp.

Các bên chủ thể có quyền thoả thuận về việc thế chấp một phần hoặctoàn bộ động sản, bất động sản Bên có nghĩa vụ cũng có thê dùng một tài sảnthế chấp bảo đảm cho nhiều khoản vay nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn tổnggia tri các khoản vay.

Đối tượng thé chấp là quyên tài sản Quyền tài sản là quyền trị giá được

băng tiền và có thể chuyên giao trong giao dịch dân sự Điều 322 Bộ Luật

Dân Sự 2005 qui định “Quyên tai sản bao gom quyên phát sinh từ quyên tácgiả, quyền sở hữu công nghiệp, quyên đòi no ”

Pháp luật dân sự Việt Namhiện hành qui định, đối tượng thế chấp có

thể là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai Qui định tài sản hìnhthành trong tương lai là đối tượng thế chấp cũng là một qui định mới Tài sảnhình thành trong tương lai có thể là hoa lợi, lợi tức, công trình đang xây dựng,

tài sản hình thành từ vốn vay và các tài sản khác mà bên bảo đảm có quyền

nhận, nhưng vào thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm

được giao kết tài sản đó chưa tồn tại hoặc đã tồn tại nhưng đang trong thời

gian hình thành Ví dụ: di sản thừa kế chưa chia, ngôi nhà đang xây dựng

Đối tượng thé chấp có thé là hàng hoá luân chuyền trong quá trình sản

xuất kinh doanh, tài sản đang cho thuê Điều 345 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui

định “tai sản dang cho thuê cũng có thé dùng dé thé chấp ” Tuy nhiên khi théchấp tài sản đang cho thuê, bên thế chấp phải có trách nhiệm thông báo về việctài san thế chấp đang được dùng dé cho thuê Điều 24 ND 163/2006/NĐ-CP

quy định “#ường hop thé chấp tài sản dang cho thuê thì bên thé chấp phải có

trách nhiệm thông bao về việc cho thuê tai sản cho bên nhận thé chấp “

Đối tượng thé chấp có thé là tài sản được bảo hiểm “Trong rường hoptài sản thé chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thếchap” (Điều 346 BLDS 2005)

Trang 34

So với qui định về đối tượng thế chấp trong Bộ Luật Dân Sự 1995, đối

tượng thế chấp theo qui định Bộ Luật Dân Sự 2005 được mở rộng hơn rấtnhiều Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho bên nhận thé chấp có thé duy trì vàphát triển hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất

2.2.3 Pháp luật Việt Nam quy định về phạm vi thế chấp tài sản

Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, các bên có thể thỏa thuận áp dụng biệnpháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng như có thể thỏa thuận bảo đảm một

phần hay toàn bộ nghĩa vụ dân sự đó (theo Điều 319 Bộ luật Dân sự 2005).Như vậy, có thê thấy sự thỏa thuận bảo đảm một phần hay toàn bộ nghĩa vụ

dân sự bằng thế chấp của hai bên trong một quan hệ nghĩa vụ luôn được pháp

luật tôn trọng và bảo vệ, thể hiện nguyên tắc tự do ý chí, tự do thỏa thuậntrong giao lưu dân sự.

Theo quy định thì một nghĩa vụ có thé được bao đảm một phan hoặc

toàn bộ nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Nếu các

bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bao đảm thì

nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kế cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường

thiệt hại.

Đồng thời, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ được bảo đảm có thể lànghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện Nghịđịnh 11/2012/NĐ-CP bổ sung Điều 8a về bao đảm thực hiện nghĩa vụ phát

sinh trong giao dịch tương lai Theo đó, trong trường hợp bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ phát sinh trong giao dịch, các bên không bắt buộc phải thỏa thuận cụ

thê về phạm vi của nghĩa vụ bao đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo dam,

trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Khi nghĩa

vụ được hình thành, các bên không phải đăng ký thay đối nội dung giao dịch

bảo đảm đã đăng ký.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ được bảo đảm bằng

thế chấp có thé là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có

Trang 35

diéu kién Va nghĩa vụ được bảo dam phải được mô tả cụ thê trong hợp đồng

thế chấp

2.2.4 Hình thức của thế chấp tài sản

Điều 343 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “Việc thé chấp tài sản phải

được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợpdong chính ”

Như vậy, hình thức văn bản là hình thức bắt buộc của thé chấp tài sản

Việc thế chấp tài sản bằng lời nói, hành vi không thể hiện bằng văn bản không

được pháp luật công nhận.

Những thoả thuận về thé chấp tai sản có thé được ghi thành một điều

khoản trong hợp đồng chính hoặc có thé được lập thành một văn bản riêng,nội dung của văn bản đó phải gắn liền với hợp đồng chính, chủ thé của hop

đồng thế chấp cũng là chủ thể trong hợp đồng chính Điều 343 BLDS 2005quy định “trong trường hợp pháp luật có qui định thì văn bản thé chấp phảiđược công chứng, chứng thực hoặc đăng kỷ”.

Việc thé chấp tài sản bắt buộc phải lập thành văn bản và nếu pháp luật

có qui định công chứng, chứng thực hợp đồng thì phải công chứng, chứng

thực Đây được coi là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Nếu các bên không

tuân thủ thì hợp đồng thé chấp sẽ vô hiệu

© Đăng ký thé chấp:

Yêu cầu đặt ra khi áp dụng biện pháp thế chấp tài sản bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ dân sự là việc thế chấp đó phải được xác lập một cách hợp

pháp, hợp lệ và việc đăng ký thế chấp không năm ngoài mục dích hướng tớibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, ngăn ngừa từ xa các hành vi vi

phạm có thể xây ra trong quá trình xác lập giao dịch thế chấp Vì vậy, quy

định về đăng ký giao dịch bảo đảm trong BLDS 2005 và các văn bản liênquan là rât cân thiệt.

Trang 36

Khoản 2 Điều 323 BLDS 2005 quy định: “Việc đăng ký giao dịch bảo

đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảođảm Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong

trường hợp pháp luật có quy định” Như vậy, ngoài những trường hợp đăng

ky thé chấp bắt buộc thì các bên có thé tự nguyện đăng ky giao dich thé chấp

Tuy nhiên, việc đăng ký giao dịch thế chấp theo quy định của pháp luật hay tựnguyên đều phải tuân theo các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch

bảo đảm cụ thể là Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng kí giao

dịch bảo đảm.

Chủ thé yêu cau đăng ký giao dich thé chấp: Có thé là bên thé chấp,

bên nhận thế chấp hoặc người được một trong các chủ thể này ủy quyên.Trong trường hợp thay đổi bên thế chấp, bên nhận thế chấp thì bên thế chấp,bên nhận thé chấp mới cũng có thé là chủ thé yêu cầu đăng ký thay đổi đó

Người yêu cau đăng ký phải kê khai chính xác, đúng sự thật, phù hopvới nội dung của giao dịch thế chấp đã ký kết và kê khai đầy đủ các mục

thuộc diện phải kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký, lập hồ sơ đăng ký đầy đủ

và không được giả mạo giấy tờ

Các trường hợp đăng kỷ giao dịch thế chấp:

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29

tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, thì các trường hợpphải đăng ký thé chấp bao gồm: Thế chấp quyên sử dụng đất; Thế chấp quyền

sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng: Thế chấp tàu bay,tàu biển; Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; Các

trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định

Ngày 23/7/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 83/2010/NĐ-CP về

đăng kí giao dịch bảo đảm, thì tại Điều 3 của Nghị định có quy định về các

trường hợp phải đăng ký thé chấp bao gồm: Thế chấp quyền sử dụng dat, thé

Trang 37

chấp rừng sản xuất là rừng trồng; cầm cé tàu bay, thé chấp tàu bay; thé chấp

tàu biển Ngoài ra, các bên có thé yêu cầu đăng ký thé chấp tự nguyện đối với

+ Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng

trong; Thế chấp tàu bay, tàu biển;

+ Thế chấp một tài sản dé bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;

+ Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định

Thời điểm đăng ký giao dịch thé chấp:

Thời điểm đăng ký giao dịch thế chấp được xác định như sau: Trườnghợp tài sản thé chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gan liền với đất thì thời

điểm đăng ký giao dịch thế chấp là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ

đăng ký hợp lệ.

Trường hop tài sản thé chấp là tàu bay, tàu bién thi thời điểm đăng ký

giao dịch thế chấp là thời điểm thông tin về giao dịch được ghi vào số đăng bạ

tàu bay, số đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam

Trường hợp tài sản thế chấp là các tài sản khác thì thời điểm đăng kýgiao dịch thế chấp là thời điểm nội dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhậpvào cơ sở dit liệu về giao dịch bảo đảm

Về trình tự, thủ tục đăng ký giao dich thế chấp: Nộp hồ so đăng ký —

tiếp nhận hồ sơ đăng ký và giải quyết hồ so đăng ký — trả kết quả đăng ký

Thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký: Người yêu cầu đăng ký có thé nộp hồ sơđăng ký thế chấp theo một trong các phương thức, đó là nộp trực tiếp tại trụ

so của cơ quan dang ký; gửi qua đường bưu điện; gửi qua fax hoặc gửi qua

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w