1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly, nước CHDCND Lào

10 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Tác giả Khamdeng Indavong
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Diệu Oanh
Trường học Học viện hành chính quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 282,72 KB

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHAMDENG INDAVONG CHẤT LƯỢNG CƠNG CHỨC NGÀNH THANH TRA TỈNH PHONG SA LY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀ Trang

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHAMDENG INDAVONG

CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH THANH TRA TỈNH PHONG SA LY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Trang 2

Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Diệu Oanh

Phản biện 1: PGS TS Vũ Đức Đán

Phản biện 2: TS NguyỄN Quốc Văn

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,

Học viện Hành chính quốc gia

Địa điểm: Phòng họp 402c nhà A Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia

Số 77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian: vào hồi: 08 giờ 00phút ngày 21 tháng 11 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính quốc gia hoặc trên trang web của Khoa Sau đại học

Học viện Hành chính quốc gia

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Đội ngũ công chức có vị trí, vai trò quan trọng trong nền hành chính nhà nước của bất kỳ quốc gia nào Nền hành chính phát triển hay lạc hậu là phụ thuộc vào đội ngũ này Thanh tra là lực lượng đặc biệt trong đội ngũ công chức, bởi họ là những người kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ pháp luật Đội ngũ công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên, ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly chưa có đội ngũ công chức thanh tra ổn định và chuyên nghiệp Trình độ và năng lực của đội ngũ công chức thanh tra chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập về nhiều mặt Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ công chức còn phổ biến Để nâng cao hiệu quả làm việc, xây dựng nhà nước pháp quyền, thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính thì chất lượng lượng đội ngũ công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly cần phải được nâng cao hơn nữa Xuất phát từ thực trạng chất lượng đội ngũ công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly, với mong muốn đóng

góp một số giải pháp cho vấn đề này, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu luận văn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Sách của Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2001),

“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia Sách của Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh

Trang 4

Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước số 11/2009 Luận văn của Khăm Chăn Khăm Vông Chay (2006), “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt tỉnh Phong Sa Ly” Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành kiểm sát tỉnh Kham Muon, nước CHDCND Lào của Somphet Khamsomphou (2015) Luận văn của Chanxi Sengxomphu (2001), “Nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước cấp tỉnh ở Phong Sa Ly hiện nay” Luận văn của Oulaphom Lakhonesam (2015), “Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Phong Sa Ly, nước CHDCND Lào” Luận văn của Đuông Pha Chăn (2005), “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo cấp huyện của tỉnh Sa La Văn CHDCND Lào”

Như vậy có thể thấy vấn đề năng lực của cán bộ, công chức nói chung, chất lượng công chức ngành thanh tra nói riêng đã có một

số công trình nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các công trình trước, luận văn đi vào vấn đề năng lực công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng đội

ngũ công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly, nước CHDCND Lào, đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ này

- Nhiệm vụ: Hệ thống hóa lý luận về chất lượng đội ngũ công

chức ngành thanh tra Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly, nước CHDCND Lào Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly, nước CHDCND Lào

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chất lượng

công chức ngành thanh tra

Trang 5

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu ngành thanh tra

tỉnh Phong Sa Ly, nước CHDCND Lào giai đoạn 2011 đến nay

5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương

pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp

điều tra, khảo sát thực tế, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu, phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu chất lượng đội ngũ công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly Đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành thanh tra ở nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh Phong Sa Ly nói riêng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương Chương 1 Cơ sở lý luận về chất lượng công chức ngành thanh tra

Chương 2 Thực trạng chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly, CHDCND Lào

Chương 3 Quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Phong Sa Ly, CHDCND Lào

Trang 6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

NGÀNH THANH TRA 1.1 Khái quát về ngành thanh tra, công chức ngành thanh tra

1.1.1 Khái quát về ngành thanh tra

1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm ngành thanh tra

Có nhiều cách hiểu khác nhau về thanh tra Theo Luật Thanh tra (2007) của CHDCND Lào: Thanh tra là sự giám sát, thu thập thông tin, bằng chứng về việc tổ chức thực hiện chính sách, nhiệm vụ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong cơ quan hành chính Nhà nước để xem xét, đánh giá nhận xét kết quả tổ chức thực hiện công việc đó Đồng thời đề xuất phương hướng và biện pháp cho cơ quan hữu quan giải quyết kết quả của việc thanh tra theo luật định

Ngành thanh tra là hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Ngành thanh tra có đặc điểm: Có mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước; luôn mang tính quyền lực nhà nước; có tính độc lập tương đối

1.1.1.2 Vị trí, vai trò ngành thanh tra

Các cơ quan thanh tra thuộc hệ thống cơ quan hành pháp, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Ngành thanh tra có vai trò hoàn thiện cơ chế, chính sách về kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực hành pháp; đảm bảo việc thực thi chính sách một cách thống nhất, nhất quán trong hệ thống hành pháp; đảm bảo sự tuân thủ chỉ đạo điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và quản lý hành chính nhà nước; hạn chế lạm dụng quyền lực, phòng ngừa vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, công chức trong bộ máy nhà nước; đảm bảo cung cấp thông tin phản hồi liên quan đến việc thực hiện chính sách pháp luật

và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật

Trang 7

phù hợp với thực tiễn; góp phần đảm bảo phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân từ đó thúc đẩy cơ chế kiểm soát quyền lực của công dân đối với các cơ quan nhà nước

1.1.1.3 Hệ thống cơ quan thanh tra

Cấp trung ương (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ và cơ quan ngang bộ), cấp tỉnh (Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở), cấp huyện (Thanh tra huyện)

Thanh tra thẩm quyền chung (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện) và thanh tra chuyên ngành (Thanh tra bộ

và cơ quan ngang bộ, Thanh tra sở)

1.1.2 Khái quát về công chức ngành thanh tra

1.1.2.1 Khái niệm, phân loại công chức ngành thanh tra

Theo Luật Cán bộ, công chức (2015), cán bộ, công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức, viên chức hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các

cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, chịu sự giám sát của nhân dân

và chịu trách nhiệm của pháp luật

Công chức ngành thanh tra là công dân được tuyển dụng,

bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành thanh tra, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra Công chức ngành thanh tra được chia thành công chức là lãnh đạo thanh tra các cấp và công chức thừa hành

1.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn công chức ngành thanh tra

* Đối với thanh tra hành chính: thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; yêu cầu đối tượng thanh tra

Trang 8

thông tin, tài liệu đó; kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra; kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra; bbáo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo

* Đối với thanh tra chuyên ngành:

- Khi tiến hành thanh tra theo Đoàn: thực hiện nhiệm vụ theo

sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn

đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó; kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử

lý vi phạm hành chính; kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo

- Khi tiến hành thanh tra độc lập: yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn

đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó; lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về

xử lý vi phạm hành chính; báo cáo Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; chịu trách nhiệm trước Chánh

Trang 9

Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình

1.1.2.3 Vị trí, vai trò công chức ngành thanh tra

Công chức ngành thanh tra có vị trí, vai trò quan trọng của công chức nói chung Ngoài ra công chức thanh tra còn là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai có sáng suốt thì người mới sáng suốt

Chủ tịch KAYSONE PHOMVIHAN luôn quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ công chức thanh tra nói riêng Công chức ngành thanh tra là người kiểm tra việc thực hiện theo pháp luật nên càng phải gương mẫu, càng phải trung thành với Nhà nước

1.1.2.4 Tiêu chuẩn công chức ngành thanh tra

* Tiêu chuẩn chung: Có phẩm chất chính trị tốt, có phẩm chất đạo đức yêu nước và có sự chung thủy với Đảng và Nhà nước; Nắm vững chắc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và hiểu

rõ pháp luật của nhà nước; Có tiềm năng vừa có tài, chuyên gia và trách nhiệm cao trong việc thực thi công vụ, trong sạch, tính khách quan mỗi khi giải quyết vấn đề và làm gương mẫu trong việc thi hành pháp luật; Có kiến thức pháp lý, khả năng đáp ứng các yêu cầu chính xác, có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên; Đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng về việc thanh tra; Trung thực với Đảng và giữ được bí mật trong công việc của mình; Không bao giờ có sự sai sót

và đã vi phạm pháp luật trước; Có sức khỏe tốt và mạnh

* Tiêu chuẩn về nghiệp vụ các ngạch thanh tra viên:

- Thanh tra viên: Tốt nghiệp Đại học trở lên; Qua bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghiệp thanh tra; Qua đào tạo quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên; Trình độ chính trị trung cấp trở lên; Biết một ngoại ngữ trình độ A, đọc, hiểu sách chuyên môn

Trang 10

tạo quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính; Trình độ chính trị trung cấp trở lên; Biết một ngoại ngữ trình độ B, đọc dịch thông thường

- Thanh tra viên cao cấp: Tốt nghiệp đại học trở lên, có thâm niên ở ngạch thanh tra viên chính hoặc chuyên viên chính tối thiểu là

6 năm; Qua khóa đào tạo và quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; Trình độ trị cao cấp; Có một ngoại ngữ trình độ cấp C, đọc, dịch, nói thông thạo

* Phẩm chất và đức tính cơ bản của công chức thanh tra: Có

lý tưởng, ước mơ phải có động cơ vì dân, vì nước, vì Đảng, vì sự công bình xã hội; Có bản lĩnh vững vàng, không sợ khó, sợ khổ và không sa ngã; Có tài năng và nghệ thuật trong giao tiếp; Có đời sống tình cảm trong sáng; Có phẩm chất đạo đức tốt; Có tri thức rộng và trí tuệ phát triển; Có tính trung thực, thẳng thắn, nguyên tắc, khiêm tốn, dũng cảm

1.2 Khái niệm, yêu cầu và các yếu tố cấu thành chất lượng công chức ngành thanh tra

1.2.1 Khái niệm chất lượng công chức ngành thanh tra

Chất lượng được hiểu là tổng thể những đặc điểm, tính chất tạo nên giá trị của một người, một sự vật, một sự việc

Chất lượng công chức là tổng hợp những phẩm chất, các yếu

tố về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, thái độ nghề nghiệp của công chức Các phẩm chất, yếu tố đó giúp cho công chức có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc

Chất lượng công chức ngành thanh tra là tổng thể các yếu tố

về trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra, thái độ của công chức ngành thanh tra với việc thực thi công vụ

1.2.2 Yêu cầu về chất lượng công chức ngành thanh tra

Chất lượng công chức ngành thanh tra không chỉ được đo bằng các yếu tố phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, mà quan trọng là sự hài lòng của người dân đối với các hoạt động thanh tra

Ngày đăng: 09/02/2024, 18:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN