Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nghèo và quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HỒ THANH SƠN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH,
TỈNH QUẢNG NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2018
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn KH:TS NINH THỊ THU THỦY
Phản biện 1: TS Nguyễn Hiệp
Phản biện 2: TS Nguyễn Thị Bích Hạnh
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Núi Thành là huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm 1983 trên cơ sở tách huyện Tam Kỳ, thành thị xã Tam
Kỳ và huyện Núi Thành Phía bắc giáp thành phố Tam Kỳ, phía nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Nam Trà My, phía đông giáp Biển Đông.Địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông suối, sườn dốc cao, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn; đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào rừng để làm nương rẫy Cây trồng nông nghiệp chủ lực là lúa nước và lúa rẫy, chăn nuôi gia súc: Trâu, Bò, Dê là chủ yếu Các xã ven biển ngành nghề chủ yếu là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Mặc dù trong thời gian qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giải pháp giảm nghèo trên phạm vi cả nước nói chung
và một số địa phương nói riêng Đối với huyện Nùi Thành, tỉnh Quảng Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu và cũng chưa có giải pháp nào mang lại hiệu quả cao Do đó cần có những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của huyện Vì vậy, đề tài "Quản lý nhà nước về công tác giảm
nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam" được lựa
chọn nghiên cứu để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại, tận dụng thế mạnh, tiềm năng của địa phương để khai thác hợp lý các nguồn lực sẵn có góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nghèo và quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Trang 43 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước trong các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành Giảm nghèo được nghiên cứu trên giác độ hộ nghèo và giảm
nghèo được nghiên cứu trên khía cạnh đa chiều
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam + Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước
về giảm nghèo trong giai đoạn 2012-2017 và các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong khoảng thời gian 5 năm đến
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
+ Bao gồm các văn kiện, Nghị quyết, Quyết định, báo cáo tổng kết giai đoạn của địa phương, thông tin do cán bộ địa phương cung cấp để phân tích, đánh giá tổng hợp phục vụ đề tài nghiên cứu + Báo cáo, chuyên đề và tài liệu, các thông tin về công tác giảm nghèo của địa phương
Trang 5+ Các thông tin do cán bộ địa phương cung cấp
+ Các kết quả nghiên cứu, các kinh nghiệm giảm nghèo của các địa phương
- Thông tin sơ cấp: Thiết kế mẫu phiếu thu thập dữ liệu các hộ nghèo được chọn mẫu
4.2 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng trong hầu hết
nội dung của luận văn từ phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu,
cơ sở lý luận, nhất là phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo nhằm đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện, phân tích thực trạng nhằm đề xuất giải pháp quản lý phù hợp
- Phương pháp phân tích hệ thống: Sử dụng nhiều tiêu thức đánh giá khác nhau, từ các số liệu, tài liệu đã thu thập được thông qua các
dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân
và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
- Phương pháp so sánh: Sử dụng các số liệu thu thập được,
luận văn so sánh công tác giảm nghèo qua các năm và quản lý nhà nước về giảm nghèo theo thời gian và không gian
- Phương pháp điều tra, khảo sát:
+ Đối tượng và phạm vi điều tra: Chọn mẫu ngẫu nhiên là một
số hộ trong tổng số hộ nghèo tại 05 xã, thị trấn và 17 công chức làm công tác giảm nghèo thuộc 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Núi Thành được thực hiện như thế nào? Có những thành công và hạn chế gì?
- Cần có những giải pháp gì để thực hiện hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Núi Thành trong thời gian tới?
Trang 66 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý nhà
nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành, đây là
đề tài mà các nghiên cứu trước chưa đi sâu vào phân tích làm rõ
- Nghiên cứu này giúp người dân hiểu rõ hơn về thực trạng đói
nghèo Giúp cho những hộ thuộc diện đói nghèo tự trang bị cho mình những tri thức hiểu biết cần thiết, biết khai thác tiềm năng sẵn có ở địa phương, các nguồn nội lực của gia đình và bản thân họ Phát huy tối đa và vận dụng các cơ chế chính sách của chính quyền các cấp đã ban hành để tự vươn lên xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả nhất
- Giúp các lãnh đạo địa phương có cái nhìn rõ hơn về thực trạng nghèo đói; từ đó có những cơ chế chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững của người dân
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi thành, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Núi Thành, là tài liệu tham khảo góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
7 Sơ lược tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu
8 Tổng quan nghiên cứu
Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng
và thường xuyên Vì vậy đã có nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu về vấn đề này Tại Việt Nam, vấn đề quản lý Nhà nước về giảm nghèo cũng được Đảng, Nhà nước Việt Nam, các giới nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu Có nhiều công trình
và bài viết về vấn đề quản lý Nhà nước về giảm nghèo ở Việt Nam theo nhiều khía cạnh khác nhau, cả trong và ngoài nước Tuy nhiên vẫn chưa có một đề tài khoa học hay công trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về Quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho đến thời điểm hiện nay
Trang 79 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1 KHÁI QUÁT VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
1.1.1 Khái niệm giảm nghèo
a Khái niệm nghèo
“Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”
b Khái niệm giảm nghèo
Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà nước
và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu
Trang 8nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực và quốc gia
1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo
Quản lý nhà nước về giảm nghèo là hoạt động có ý thức do Nhà nước thực hiện thông qua các công cụ (cơ chế, chính sách, pháp luật,
hệ thống tổ chức, nguồn lực…) và các biện pháp hành chính khác (thanh tra, kiểm tra, giám sát…) tác động vào người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội trong từng giai đoạn nhất định
1.1.3 Vai trò của QLNN về giảm nghèo
a Vai trò định hướng
b Vai trò phối hợp
c Vai trò điều tiết
d Vai trò hỗ trợ
e Vai trò kiểm tra, giám sát
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
1.2.1 Xây dựng, chương trình, kế hoạch giảm nghèo
- Chương trình giảm nghèo là: một hệ thống các giải pháp xác định rõ vai trò của Nhà nước, của các tổ chức trong xã hội, trong việc phân phối hợp lý các hành động của mình để nâng cao mức sống cho người nghèo, tạo cho hộ những cơ hội phát triển trong đời sống cộng đồng bằng chính lao động của bản thân
- Kế hoạch giảm nghèo là: một công cụ quản lý của nhà nước theo mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng giảm nghèo phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở một địa phương, đồng thời đưa ra những giải pháp, hoạt động cần thực hiện
để đạt được những mục tiêu đó một cách có hiệu quả nhất
1.2.2 Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo
a Nội dung triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo
Trang 9- Trên cơ sở chính sách giảm nghèo được phê duyệt thì cơ quan nhà nước cấp huyện có trách nhiệm tuyên truyền, công bố và phổ biến các chính sách pháp luật đến các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và tham gia giám sát việc thực hiện
b Quy trình thực hiện chính sách
+ Ban hành các văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện
+ Phổ biến tuyên truyền về chính sách về giảm nghèo
+ Tổ chức bộ máy và phân công phối hợp thực hiện
+ Huy động bố trí nguồn lực thực hiện chính sách
+ Kiêm tra, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện chính sách
c Tiêu chí đánh giá
+ Số buổi tập huấn
+ Số hộ nghèo được tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn
+ Số hộ dân biết áp dụng làm ăn phát triển kinh tế sau khi được tập huấn, hướng dẫn
1.2.3 Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo
Tổ chức bộ máy quản lý về công tác giảm nghèo phải gắn với mục tiêu và phương hướng hoạt động của hệ thống Có gắn với mục tiêu và phương hướng thì bộ máy quản lý hoạt động mới có hiệu quả Nguyên tắc tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo gồm:
- Chuyên môn hoá và cân đối
- Linh hoạt và thích nghi với môi trường
- Bảo đảm tính hiệu quả
1.2.4 Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xữ lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo
a Nội dung giám sát, thanh tra, kiểm tra
Mục đích giám sát, thanh tra, kiểm tra là đánh giá kết quả phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp kịp thời chấn chỉnh việc quản lý và thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương
Trang 10và kiến có kiến nghị, đề xuất với tỉnh, trung ương về các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương
Đối tượng giám sát, kiểm tra bao gồm thành viên Ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Ủy ban nhân dân các
xã, thị trấn, các hộ gia đình thụ hưởng các chính sách tại địa phương
b Quy trình giám sát, thanh tra, kiểm tra
Việc tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm các mục tiêu đề ra với tiến độ, thời gian và nguồn lực đã dự kiến Trên cơ
sở đánh giá tổng quan tình hình thực hiện và kết quả đạt được, tìm ra những bất hợp lý trong hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển ngành, phát triển từng lĩnh vực để có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách một cách hợp lý nhất
c Quy trình xử lý vi phạm
Thanh tra, kiểm tra cũng như hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước là một trong những công cụ không thể thiếu đối với quản lý hành chính nhà nước Các quy định về XLVPHC mà chặt chẽ, đầy đủ sẽ giúp cho việc xử lý các vi phạm được phát hiện qua thanh tra chính xác, hợp lý, phù hợp với mức độ
vi phạm và đáp ứng được yêu cầu về tính giáo dục, răn đe đối tượng
vi phạm, thoả mãn mục đích của việc thanh tra, kiểm tra
Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong công tác giảm nghèo nhằm mục đích phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật
để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cán bộ, tổ chức, cá nhân, người nghèo thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cán bộ, tổ chức, cá nhân và người nghèo
Trang 11d Tiêu chí đánh giá
- Số lần thanh tra, kiểm tra hằng năm
- Số đối tượng được thanh tra, kiểm tra hàng năm
- Số vụ vi phạm trong thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo
-Số vụ vi phạm bị xử lý
-Số tiền thu hồi do sai phạm trong quá trình thực hiện chương trình, các chế độ chính sách giảm nghèo
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
1.3.2 Điều kiện xã hội
1.3.3 Điều kiện kinh tế
1.3.4 Cơ chế chính sách của nhà nước về giảm nghèo
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH,
TỈNH QUẢNG NAM 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
a Vị trí địa lý
b Địa hình, khí hậu
Trang 122.1.2 Đặc điểm xã hội
2.1.3 Đặc điểm kinh tế
Trong giai đoạn 2017, bình quân chung của 05 năm
2012-2017 tăng trưởng kinh tế huyện Núi Thành đạt mức 24,11% /năm
2.1.4 Tình hình nghèo và công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành
- Đến năm 2017, số hộ nghèo toàn huyện 1.622 hộ, chiếm tỷ lệ 3,82% Trong đó hộ thuộc chính sách giảm nghèo là 714 hộ; giảm 2.696 hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo so với năm 2012
- Hộ cận nghèo có1.568 Hộ, chiếm tỷ lệ 3,69%; giảm 3.005 hộ
so với năm 2012
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, GIAI ĐOẠN 2012 - 2017
2.2.1 Thực trạng xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành
Căn cứ theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện thì UBND huyện Núi Thành đã xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch về giảm nghèo trên địa bàn huyện như:
- Ủy ban nhân dân huyện Núi Thành đã ban hành: Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn huyện Núi Thành
- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 – 2021
2.2.2 Thực trạng triển khai các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện được thực hiện đồng bộ; công tác triển khai rà soát hộ nghèo, ra quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo, cấp chế độ, chính sách liên quan đến hộ nghèo,
Trang 13đào tạo nghề cho lao động, hỗ trợ các chính sách phát triển kinh tế,
đã và đang tạo nền tảng căn bản cho hoạt động giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành
a Thực trạng triển khai các chính sách, quy định quản lý nhà nước đối với công tác giảm nghèo
- Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo:
- Đào tạo nghề:
Hiện nay, trên địa bàn huyện Núi Thành có 65.936 người trong
độ tuổi lao động, chiếm 62,5% dân số toàn huyện Trong những năm qua, tập trung thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/ QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Núi Thành đã tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương và tỉnh để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm thể hiện qua bảng 2.3
Bảng 2.3 Đào tạo nghề và giải quyết việc làm
(Nguồn: Phòng LĐ–TB & XH huyện Núi Thành)