TRINH MINH HIEN
GIAM HO - MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tổ tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS NGUYEN MINH TUẦN
HÀ NOI - 2015
Trang 2Các sô liệu và trích dân trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trungthực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bô trong bat kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Trịnh Minh Hiền
Trang 3CHUONG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE GIÁM HỘ 4
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của giám hộ ¿2 2 s+s+s+ssce2 4 PDs ao hit MEN RE (HH wx nhan sce Là sn Mt aii a HA ea ee 4 1.1.2 Đặc điểm của giám hộ ceeccecececcscececsssecscssssesesvssessecsnsessevsesveseesseseees 6 1.1.3 Ý nghĩa của giám lộ vesceccccccsesescscsssscscsvsssssevevssssvsvevssevevsvevesesseseees 8 1.2 Khái quát sự hình thành và phát triển của chế độ giám hộ trong pháp luật dân sự Việt Nam - - 2-2-1212 S 1S 1S SH SH HH HH x22 10 1.3 Chế định giám hộ trong pháp luật dân sự của một số nước trên thé giới 12 1.3.1 6) 00.7 12 1.3.2 Vương quốc CaImDwChi4 - - + + St ‡E‡ESEEEEEEEEEEEEEEEkererrreea 14 I7 n8nehm 15 CHUONG 2 QUY DINH CUA PHAP LUAT DAN SU VIET NAM
HIEN HANH VE GIAM HO cccscsscscssesssssssssssessscssssessesssssssssssesssesesseees 21 2.1 NQUOL GIANG - 212.2 Các hình thức giám hộ theo quy định của pháp luật - 242.3 Người được giám hội c2 111223322211 11 11119 11111 ng re 31 2.4 Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ 35 2.4.1 Nghĩa vụ của người giám HỘ cv vveeeeeeseeeexes 35 2.4.2 Quyên của người giá lỘ -c- - cTSkSEEEEEEEEEEEEEEErrkrkekrree 39 2.5 Giám sát việc g1ám hỘ - c1 1133333225 11113111111 rer 412.6 Dang ký việc giám hộ c2 2122232222 1 1113138111111 42 2.7 Thay đôi và cham dứt việc giám hộ - 2 2+s+E+E+Esrrxzxzeecee 44 2.7.1 Các trường hợp thay đổi giám hộ - + 252 + ++s+xsxscez 44 2.7.2 Các trường hợp chấm ditt việc giám hộ .- 5 s5 cs+s+csceẻ 47
Trang 4LUAT DAN SỰ VIET NAM 2-5- < se< ssese sEseEsEseseseserersesee 51 3.1 Một số bat cập lớn của chế định giám hộ c c2 51 3.1.1 Về thủ tục tuyên bồ một người là mắt năng lực hành vi dan sự theo Điêu 22 Bộ luật dân sự 2005 cc-ccccccctccttsrrtisrrirrrrrrrrrerrrre 51 3.1.2 Về việc cử người giảm hộ theo Điều 63 Bộ luật dân sự 2005 52 3.1.3 Vẻ việc đăng ký giám hộ - +2 cE+ESSE+E+EEEeEEErketerererrered 53 3.1.4 Về việc thay đổi giám hộ đương nhiên - +5 Scccccsrcsxsed 54 3.1.5 Về việc xin ly hôn của chồng (hoặc vọ) là người giám hộ đương nhiên của vợ (hoặc ChÌg) + +55 E‡ESEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEErkrkrrrree 55 3.1.6 Về việc có nhiều người cùng có quyên giám hộ đương nhiên 55
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định giám hộ và nâng cao hiệu
qua áp dụng chế định giám hộ trong thực tiễn - - + 2 s+s+xz£ec+£ 56 3.2.1 Kiến nghị bồ sung diéu kiện để pháp nhân làm người giám hộ 56 3.2.2 Kiến nghị bồ sung việc giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm Chu WANN VÌ - cc c6 38080 8080 1180 1111 111511535111 111 ke 56 3.2.3 Kiến nghị bỏ quy định về giám hộ đương nhiên - - + 57 3.2.4 Kiến nghị bồ sung thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp về giám NO - + s+x+E+EEE+E+E#ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrkrkerred 58 3.2.5 Kiến nghị nghiên cứu, b6 sung chế định đồng giám hộ 58 3.2.6 Một số kiến nghị bảo đảm việc thực hiện pháp luật giảm hộ và nâng cao hiệu quả áp dung chế định giám hộ trên thực tiễn - 59 48007.) 021277 61
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 cs°©s2ess 62
Trang 5Giám hộ là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, các quy định của chế định thê hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà
nước và xã hội ta đối với người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt, người mat nang luc hanh vi dan su Viéc ap dung ché dinh giám hộ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của những người yếu thế này, đồng thời, đảm bảo sự tương đồng khi họ tham gia các quan hệ dân sự với những cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Nhìn chung, những quy định về chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự đã phần nào đáp ứng đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống, góp phần không nhỏ trong việc tạo lập một định chế pháp lý thống nhất, giải quyết hiệu quả
những nhu cầu bức thiết trong nhân dân liên quan đến việc giám hộ Tuy
nhiên, việc áp dụng các quy định của chế định này vào các quan hệ xã hội còn
chưa thật sự hiệu quả, gặp nhiều khó khăn, bất cập trên thực tiễn Do đó,
trong bối cảnh Bộ luật dân sự đang được sửa đôi, bô sung, để bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân thì việc sửa đối, bố sung các quy định về
chế định giám hộ cũng cần được quan tâm nghiên cứu Vì thế, tác giả đã
mạnh dan lựa chọn đề tài “Gidm hộ - Một số vấn dé lý luận và thực tiễn” cho luận văn thạc sỹ của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định giám hộ có vai trò quan trọng trong pháp luật dân sự nói chung và trong quy định của Bộ luật dân sự nói riêng Từ khi Luật hôn nhân và gia đình 1986 lần đầu tiên quy định về chế độ “đỡ đầu” rồi lần lượt Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005 ra đời, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học pháp lý về vấn đề giám hộ như: Chế độ giám hộ đối với người chưa
thành niên — Nguyễn Đức Mai — Tạp chí Tòa án nhân dân số 10 năm 1999;
Trang 6dé về giám hộ - Tưởng Duy Lượng — Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 năm 2006; “Chế độ giám hộ trong Bộ luật dân sự - một số tồn tại từ thực tiễn áp
dụng” — Nguyễn Văn Dũng, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam — Tap chí Tòa án nhân dân số 12 tháng 6 năm 2009 Các công trình nghiên cứu khoa học
này đã nêu lên được những bat cập, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về giám hộ trong thực tiễn Tuy nhiên, tác giả cho răng, trong bối cảnh sửa đôi, bố sung toàn diện Bộ luật dân sự 2005, luận văn sẽ làm rõ hơn những van đề lý luận về chế định giám hộ và đưa ra những kiến nghị toàn diện dé giải quyết những vướng mắc, bat cập khi áp dụng chế định này trên thực tiễn 3 Mục đích nghiên cứu đề tài
Luận văn hướng tới mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về
giám hộ, nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về giám hộ, kinh
nghiệm lập pháp của các quốc gia trên thế giới, thực tiễn áp dụng các quy
định về giám hộ, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định này trong thực tiễn ở Việt Nam 4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Pham vi, đối tượng nghiên cứu của Luận van là một số vấn đề lý luận về giám hộ, các quy định của pháp luật dân sự về giám hộ và thực tiễn áp dụng các quy định này Ngoài ra, việc nghiên cứu chế độ giám hộ cũng được tiễn hành đối với các quy định giám hộ của pháp luật dân sự một số quốc gia trên thế giới để so sánh, tham khảo.
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, về cải cách tư pháp và xây dựng hệ thống pháp luật.
Trang 7phương pháp thống kê.
6 Những điểm mới của Luận văn
Đề tài là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên
quan đến chế định giám hộ Trong đề tài có những điểm mới sau: - Hoàn thiện khái niệm giám hộ;
- Phân tích đánh giá tìm ra những hạn chế, bất cập của các qui định về giám hộ;
- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về giám hộ ở Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định giám hộ và nâng cao hiệu quả áp dụng chế định giám hộ trong thực tiễn.
7 Cơ cầu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh
mục chữ viết tat; phần nội dung của Luận văn được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Một số van dé lý luận về chế định giám hộ
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định giám hộ Chương 3: Những bat cập của chế định giám hộ và một số kiến nghị hoàn thiện chế định giám hộ trong pháp luật dân sự Việt Nam
8 Ý nghĩa của Luận văn
Luận văn góp phần nghiên cứu một cách toàn diện chế định giám hộ trong pháp luật Việt Nam, đồng thời, đưa ra một số kiến nghị sửa đối, bố sung nhằm hoàn thiện chế định giám hộ, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng của chế định này trong thực tiễn.
Luận văn được xem là một tài liệu tham khảo cho sinh viên phục vụ công tác học tập nghiên cứu khoa học và cho cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Trang 81.1.1 Khai niệm giảm hộ
Khái niệm giám hộ đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời La Mã cô đại
giám hộ đã là một chế định quan trọng Trong Luật La mã đã có các quy định
về giám hộ, trong đó, người La mã quy định: Trẻ em dưới 7 tuổi (infantes) không có năng lực hành vi không được tham gia và thực hiện các giao dịch dân sự, trừ những giao dịch phục vụ cho nhu cầu cần thiết và phù hợp với lứa tuôi Luật quy định trẻ em trong độ tuôi này buộc phải đặt dưới sự giám hộ của người trưởng thành (Tutor) Đối với người từ 7 tudi đến 14 tuổi đối với nam, 12 tuổi đối với nữ thì có năng lực hành vi một phan, được tham gia thực hiện những giao dịch bảo đảm, duy trì được lợi ích của mình Khi thực hiện một giao dịch mà phát sinh một nghĩa vụ hay cham dứt một quyền phải được
sự đồng ý của gia chủ hoặc người đỡ đầu vào thời điểm thực hiện giao dịch đó Như vậy, những người ở độ tuôi trên phải đặt dưới sự giám hộ Việc giám hộ không áp dụng đối với người đã trưởng thành (người có Sui Iuris) mà chỉ áp dụng đối với Sui Iuris chưa có đủ năng lực hành vi dân sự, cần phải có người đã trưởng thành là người giám hộ Luật La mã còn quy định những người tuy trưởng thành (đủ 14 tuổi đối với nam, đủ 12 tuôi đối với nữ) mà
mắc bệnh tâm thần là những người không có năng lực hành vi, vì họ không thê nhận thức và làm chủ hành vi của mình trong các quan hệ xã hội, họ được
gọi là furiosi Và những người được xác định là furlosi đều phải đặt dưới sự
giám hộ của người trưởng thành khác (curatela) [27] Có thể thấy rằng, ngay
từ thời La mã, pháp luật về giám hộ đã được quy định một cách toàn diện đầy
đủ, qua đó, thé hiện trình độ pháp lý tương đối cao của người La mã cô dai.
Ngày nay, giám hộ trở thành một chế định quan trọng pháp luật dân sự của các nước, chế định này được quy định trong các văn bản pháp luật khác
Trang 9nhân và gia đình năm 2014 đã bỏ các quy định về đỡ đầu giữa các thành viên
trong gia đình và vận dụng những nguyên tắc chung trong Bộ luật dân sự để
giải quyết van dé nay [21].
Khái niệm giám hộ có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
Về mặt ngôn ngữ đơn thuần thì từ “giám” được hiểu là sự theo dõi kiểm tra, đôn đốc và từ “ hộ” được hiểu là bảo vệ, gìn giữ Giám hộ là một
danh từ có nghĩa là người có đủ tư cách trông nom một người thanh thiếu niên chưa trưởng thành [12].
Về mặt thuật ngữ Luật dân sự thì giám hộ (tutelelt — tutorship) là việc chăm sóc quản lý tài sản, thực hiện các quyền dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ [10].
Về phương diện Luật học thì giám hộ là chế định tổng hop của nhiều ngành luật Các quy định của giám hộ trước tiên được quy định như là một
chế định của Luật hôn nhân và gia đình Ngoài ra, chế định giám hộ điều
chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích nhằm khắc phục tình trạng không tương đồng giữa sự bình dang về năng lực pháp luật với không bình đăng về năng lực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phan, những người không có năng lực hành vi, bị mat năng lực hành vi Những quy định của chế định này xác định việc quản lý tài sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ Ngoài ra, chế định giám hộ còn có những quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ [28, tr.95,96] Với nội dung đó, khái niệm giám
hộ được pháp luật dân sự hiện hành quy định như sau:
Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật dân sự 2005 thì Giám hộ là việc cá
nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định
Trang 10chung là người được giám hộ).
Từ những phân tích như trên có thể hiểu khái niệm giám hộ như sau: Giám hộ là một quan hệ được xác lập giữa người giám hộ và người được giám hộ, trong đó người giảm hộ có quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ và có nghĩa vụ chăm sóc giáodục người được giám hộ.
1.1.2 Đặc điểm của giám hộ
- Thứ nhất, trong quan hệ giám hộ thì bên được giám hộ luôn là cá nhân
và là người yếu thé.
Người được giám hộ là người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mắt năng lực hành vi dân sự,
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bi Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; người mất năng lực hành vi dân sự.
Những người chưa thành niên thuộc diện ké trên và người mat năng lực
hành vi dân sự không thê tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của
mình cho nên cần phải có người khác thực hiện thay nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người được giám hộ.
Người giám hộ có thé là cá nhân hoặc tổ chức Trong giám hộ đương
nhiên thì người giám hộ được xác định theo quan hệ hôn nhân, huyết thống, còn trong quan hệ giám hộ cử thì người giám hộ có thé là bất cứ cá nhân, pháp nhân nào có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có thé là người giám hộ.
- Thứ hai, trong quan hệ giám hộ thì chủ thể là người giám hộ chỉ có thể là một người trừ trường hợp cha mẹ, ông bà.
Trang 11thuận được về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ thì quan
hệ đại diện không thể thực hiện được Còn giám hộ là cha mẹ, ông bà là
những người cùng có mối quan tâm đến con cháu, cùng có nghĩa vụ chăm sóc con, cháu, do vậy giữa họ không có sự mâu thuẫn về lợi ích, cho nên việc đại diện sẽ thực hiện được.
- Thứ ba, việc giám hộ làm phát sinh quan hệ đại diện của người giám
hộ với người thứ ba.
Trường hợp cần thiết phải tham gia vào giao dịch dân sự để đem lại lợi ich cho người được giám hộ, thì người giám hộ nhân danh người được giám hộ tham gia giao dịch với người thứ ba Đối với quan hệ với cơ quan nhà nước có
thẩm quyên, thì người giám hộ nhân danh người được giám hộ thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ Ngoài ra, người giám hộ đại diện
cho người được giám hộ trong các quan hệ tố tụng dân sự, hành chính
- Thứ tư, nghĩa vụ chính của người giám hộ là chăm sóc người được
giám hộ.
Đối với người được giám hộ có tài sản thì ngoài các nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ, thì nghĩa vụ chính của người giám hộ là chăm sóc người được giám hộ Chăm sóc là quan tâm đến cuộc sống vật chất
và tinh than của người giám hộ Người giám hộ phải bao đảm cho người được
giám hộ có cuộc sống vật chất và tinh thần tốt nhất có thé Đối với người được giám hộ không có tài sản thì người giám hộ phải yêu cầu những người có nghĩa vụ nuôi đưỡng cung cấp vật chất, tài chính phù hợp với khả năng của họ.
Nghĩa vụ chăm sóc của người giám hộ theo quy định trong pháp luậtdân sự tương tự như nghĩa vu “chăm nom” giao dục của người đỡ dau trong
Trang 12đình 2000 và 2014 không quy định về đỡ đầu nữa Giữa giám hộ và đỡ đầu có nhiêu điêm tương đông và khác biệt như sau:
Giám hộ là quan hệ dân sự, cho nên có thể được xác lập với bất cứ cá
nhân nào theo điều kiện luật quy định Tuy nhiên, việc đỡ đầu chỉ được áp
dụng trong Luật Hôn nhân và Gia đình Về nghĩa vụ của người đỡ đầu thì trong Luật hôn nhân và gia đình 1986 đã quy định tại Điều 46: Việc đỡ đầu
được thực hiện trong trường hợp cần bảo đảm việc chăm nom, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên mà cha mẹ đã chết, hoặc tuy cha
mẹ còn sống nhưng không có điều kiện dé làm những nhiệm vụ đó [16] Thực
chất của đỡ đầu là giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên Vì thế quyền và nghĩa vụ của người đỡ đầu tương tự như người giám hộ đương nhiên.
1.1.3 Ý nghĩa của giám hộ
Với mục đích của việc giám hộ là đảm bảo cho những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự được chăm sóc giáo dục, được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, do đó, chế định giám hộ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về mặt pháp lý và xã hội.
- Vé mặt kỹ thuật lập pháp
Giảm hộ với ý nghĩa là một chế định trong pháp luật dân sự đã thể hiện được sự tiễn bộ về kỹ thuật lập pháp của nhà nước ta So với quy định tương ứng trong Luật hôn nhân và gia đình 1986 và Bộ luật dân sự 1995 thì quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự 2005 đã thê hiện sự hoàn thiện vượt bậc về kỹ thuật lập pháp Quy định giám hộ hiện hành đã tương đối hoàn thiện về nội dung và các điêu luật, chính xác vê các thuật ngữ pháp lý và thê hiện sự
Trang 13dân sự 2005 đã tiễn gần hơn với kỹ thuật lập pháp của các nước trên thé giới - Vé mặt pháp lý
Chế định giám hộ tạo ra cơ Sở dé người được giám hộ có thể hiện thực
hóa các quyền mà pháp luật quy định cho mình.
+ Chế định giám hộ nham khắc phục tình trạng của người có năng lực
pháp luật dân sự nhưng không thể bang hành vi của mình xác lập, thực hiện được quyền nghĩa vụ của họ vì họ là những người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc bị hạn chế nang lực hành vi.
+ Chế định giám hộ đảm bảo sự bình đăng giữa các công dân trong xã hội trong việc được hưởng các quyền năng do luật định và việc thực thi các quyền đó trên thực tế.
+ Mặt khác, chế định giám hộ đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc nâng cao
trách nhiệm của người giám hộ đối với người được giám hộ Quyền và nghĩa vu được quy định cụ thé trong chế định này sẽ là khuôn khô pháp lý cần thiết cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ.
- Vé mặt xã hội
+ Chế định giám hộ góp phần phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của
dân tộc ta là truyền thong tương thân tương ái, xây dựng và củng cô tình cảm gắn bó tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng xã hội.
+ Thông qua các quy định về giám hộ còn thê hiện sự quan tâm, trách nhiệm của nhà nước đôi với những người có hoàn cảnh đặc biệt nói trên.
Trang 141.2 Khái quát sự hình thành và phát triển của chế độ giám hộ trong pháp luật dân sự Việt Nam
Giám hộ là một chế định truyền thống trong pháp luật dân sự Việt
Nam, việc giám hộ được thực hiện nhằm đảm bảo việc chăm sóc, giáo dục,
bảo vệ các quyên và lợi ich hợp pháp của người chưa thành niên, người bị mat năng lực hành vi dân sự.
Chế định giám hộ xuất hiện rất sớm trong pháp luật dân sự nước ta Trước Cách mạng tháng 8/1945 có thé tìm thấy chế định này trong Bộ dân
luật Bắc kỳ 1931 tại thiên thứ 9 [1], chương thứ nhất từ tiết thứ hai cho đến tiết thứ chín, hay trong Bộ luật dân sự Nam kỳ giản yếu 1883, Bộ dân luật Trung kỳ 1936.
Tuy nhiên, các quy định về giám hộ thời kỳ này còn mang nặng tính
phân biệt tầng lớp và giai cấp, địa vị, có sự phân biệt giữa con giá thú và con ngoài gia thú.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, cùng với việc xây dựng và củng cố chính quyên thì việc ban hành pháp luật cũng là một trong những việc quan trọng phải làm Tuy nhiên, do hoàn cảnhkhó khăn lúc đó cho nên các văn bản pháp luật cũ vẫn được sử dụng Quan hệ giám hộ lúc này vẫn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự Nam kỳ giản yếu 1883, Bộ dân luật Bắc kỳ 1931, Bộ dân luật Trung kì 1936 được áp dụng tại ba miền Bắc, Trung, Nam.
Cho đến năm 1986, khi Luật hôn nhân và gia đình 1986 ra đời, việc giám hộ được quy định tại Chương Đỡ đầu (từ Điều 46 đến Điều 51) [16] Tuy vậy, các quy định của pháp luật về chế định đỡ đầu mới chỉ dừng lại ở
những quy định chung có tính chất nguyên tắc, chưa đề cập đến các loại hình
giám hộ (đỡ đầu) ở những mức độ khác nhau cho phù hợp với tình hình thực
tẾ, không quy định cụ thê ai là người thực hiện việc đỡ đầu, thủ tục của người
Trang 15đỡ đầu, cũng như không cử được người đỡ dau thì co quan, tô chức nào đứng ra thực hiện nhiệm vụ này nên trên thực tế, việc thực hiện các quy định này gap nhiều khó khăn.
Kế thừa và phát triển các quy định về đỡ đầu trong Luật hôn nhân và gia
đình 1986, ngày 28/10/1995, Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/1996 đã quy định khá cụ thê về chế định giám hộ Bộ luật đã dành một nội dung lớn dé quy định về giám hộ (mục 5 chương II, từ Điều 67 đến Điều 83) [17], theo đó, chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự đã được quy định day đủ về việc chăm sóc va bảo hộ quyên, lợi ích hợp pháp của người được
giám hộ Bộ luật dân sự 1995 đã làm rõ khái niệm cũng như các đối tượng được
giám hộ, nghĩa vụ của người giám hộ và người được giám hộ Với chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự 1995 thì những quy định về đỡ đầu trong Luật hôn nhân và gia đình 1986 không còn phù hợp và mâu thuẫn với các quy định của Bộ luật dân sự (như quy định về độ tuổi của người giám hộ tại Điều 48 Luật hôn
nhân và gia đình 1986 và Điều 69 Bộ luật dân sự 1995).
Bộ luật dân sự 1995 ra đời đã thê hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà
nước và xã hội ta đối với người chưa thành niên, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 15 tuổi có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt và những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình So với Bộ luật dân sự 1995 thì Luật hôn nhân và gia đình 1986 quy định đối tượng được đỡ đầu (giám hộ) hẹp hơn quy định của Bộ luật dân sự 1995 Điều 46 Luật hôn nhân và gia đình 1986 chỉ quy định việc đỡ đầu (giám hộ) được thực hiện trong các trường hợp cần đảm bảo việc chăm nom, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên mà cha, mẹ đã chết hoặc tuy cha, mẹ còn sống nhưng không có điều kiện để thực hiện những trách nhiệm đó.
Trang 16Sau 10 năm thực hiện, Bộ luật dân sự 1995 đã góp phan điều chỉnh các quan hệ giám hộ một cách hiệu quả Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, các quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự 1995 cũng bộc lộ những thiếu sót
và hạn chế nhất định, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn nữa Vì vậy,
việc sửa đôi các quy định trong Bộ luật dân sự 1995 là một yêu cầu cấp thiết
dé phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội hiện tại Đáp ứng yêu cầu
đó, Bộ luật dân sự 2005 được ra đời thay thế cho Bộ luật dân sự 1995 đề điều chỉnh các quan hệ dân sự phù hợp hơn với đời sống kinh tế xã hội Chế định giám hộ cũng được sửa đổi, bổ sung dé đảm bảo phù hợp với thực tiễn Chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự 2005 được quy định tại mục 4 chương III Phan thứ nhất với 16 điều (từ Điều 58 đến Điều 73).
Như vậy, qua nhiều lần sửa đổi, bố sung cho hợp li, đến nay chế định
giám hộ trong Bộ luật dân sự 2005 đã được quy định khá đầy đủ, tao ra co Sở
pháp lý cần thiết để chăm sóc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, người mat năng lực hành vi dân sự.
1.3 Chế định giám hộ trong pháp luật dân sự của một số nước trên thế giới 1.3.1 Cộng hòa Pháp
Chế định giám hộ được quy định trong Bộ luật dân sự Pháp tại Thiên X (quy định về Người chưa thành niên, giám hộ, có năng lực hành vi đầy đủ khi chưa đến tuổi thành niên) và XI (quy định về Người thành niên và người
thành niên được pháp luật bảo hộ) trong Quyền thứ nhất về Cá nhân [3] Có
thể nói, các quy định về Giám hộ trong Bộ luật dân sự Pháp rất cụ thể và chặt chẽ về quản lý tài sản của người được giám hộ, tổ chức việc giám hộ, cơ chế
hoạt động giám hộ, thanh quyết toán tài sản của người được giám hộ
- Về người giám hộ, khác với quy định của pháp luật Việt Nam (cá nhân, co quan tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cir) thì Bộ luật dân sự Pháp quy định, người giám hộ được người cha hoặc người mẹ chét sau và cho đên
Trang 17ngày chết vẫn giữ quyền quản lý tài sản theo pháp luật hoặc quyền giám hộ lựa
chọn (kế cả người này có hay không có quan hệ thân thuộc); trường hợp người cha hoặc người mẹ chết sau không lựa chọn người giám hộ thì việc giám hộ đối với con được giao cho người tôn thuộc đời gần nhất; trường hợp không có người giám hộ theo di chúc, cũng không có người giám hộ là tôn thuộc hoặc nếu người được cử làm người giám hộ thôi đảm nhận việc giám hộ, thì hội đồng gia tộc sẽ cử một người khác làm người giám hộ cho người chưa thành niên (tham khảo Điều 397, Điều 402, Điều 404 Bộ luật dân sự Pháp) Bộ luật dân sự Pháp từ Điều 407 đến Điều 416 đưa ra các quy định về Hội đồng gia
tộc, thành viên Hội đồng và hoạt động của Hội đồng này.
- Về người được giám hộ, Bộ luật dân sự Pháp quy định những người được giám hộ bao gồm: (1) người chưa thành niên mà cả cha và mẹ đều chết hoặc bị tước quyền thực hiện quyền của cha mẹ và con ngoài giá thú nếu đứa trẻ đó không được cả cha lẫn mẹ tự nguyện công nhận con (Điều 390); (2) người
thành niên có khả năng về tinh thần bị suy giảm do bệnh tật, do tật nguyen hoặc
tuổi tác (Điều 490 và 492) Về cơ bản, quy định về những người được giám hộ theo pháp luật Pháp cũng tương đồng với pháp luật Việt Nam (chỉ khác về
trường hợp khi cha, mẹ có yêu cầu thì người con chưa thành niên cũng được giám hộ) Ngoài ra, việc giám hộ trong Bộ luật dân sự Pháp không quy định “cứng” một người chỉ có thé được một người giám hộ Theo Điều 417 Bộ luật dân sự Pháp thì căn cứ vào khả năng của các đương sự và tình trạng tài sản cần quản lý, hội đồng gia tộc có thể quyết định phân chia việc giám hộ cho một người giám hộ về nhân thân và một người giám hộ về tài sản, hoặc giao việc
quản lý một số tài sản nhất định cho một người giám hộ bổ sung.
- Bên cạnh đó, việc Bộ luật dân sự Pháp quy định cụ thé thâm quyên, trình tự, thủ tục, cơ chế thực hiện việc giám hộ (quản lý tài sản người được
giám hộ, tổ chức giám hộ, thay đổi chấm dứt người giám hộ ) đã làm chế
Trang 18định này được áp dụng hiệu quả trên thực tiễn, thực sự trở thành công cụ hữu hiệu của Nha nước nhằm bảo vệ quyền, lợi ích cho những đối tượng yếu thế trong xã hội.
1.3.2 Vương quốc Campuchia
Chế định giám hộ được quy định trong Bộ luật dân sự Campuchia tại
Mục 4 (quy định về năng lực hành vi) trong Phan thứ hai về Con người [5].
Dựa trên độ tuổi và năng lực hành vi dân sự, Bộ luật dân sự Campuchia đưa ra các cơ chế bảo vệ khá rõ ràng khi những người này tham gia các quan hệ dân sự.
- Đối với trẻ vị thành niên (đưới 18 tuổi), Điều 18 Bộ luật dân sự Campuchia quy định những hành vi của trẻ vị thành niên mà không được sự đồng ý của người có quyền cha mẹ hay người giám hộ có thể bị hủy bỏ Tuy
nhiên, những hành vi chỉ có quyền, không có nghĩa vụ và những hành vi trong
cuộc sống thường ngày thì không bị hủy bỏ Đây được coi là một quy định
hợp lý, vì những giao dịch hàng ngày phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của nhóm đối tượng này cần được xã hội thừa nhận Ngoài ra, Bộ luật dân sự
Campuchia cũng ghi nhận các quyền của trẻ vị thành niên như được phép
kinh doanh (Điều 20), sử dụng phan tai sản đã được người có quyền cha mẹ
hoặc người giám hộ trẻ vị thành niên đồng ý cho sử dụng (Điều 19) Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự cũng quy định về các điều kiện những người này được giải phóng khỏi người có quyền cha mẹ và hậu quả pháp lý khi được giải phóng (được coi như là người trưởng thành) (tham khảo Điều 20 và 21);
- Đối với người được giám hộ thông thường, Bộ luật dân sự Campuchia
quy định những người trong điều kiện bình thường, không đủ khả năng nhận thức và dự liệu kết quả mang tính pháp lý từ hành vi của chính mình do
những khiếm khuyết về mặt trí tuệ thì tòa án có thể tuyên bố việc bắt đầu
giám hộ thông thường theo đơn đề nghị của chính người đó, vợ hoặc chồng,
Trang 19người có quan hệ huyết thống trong bốn đời, người giám hộ trẻ vị thành niên, người giám sát việc giám hộ trẻ vi thành niên, người bao trợ, người giám sát việc bảo trợ, lãnh đạo ấp hoặc xã nơi người đó sinh sống, hoặc kiểm sát viên.
Tuy nhiên, không áp dụng cho trường hợp khi có đơn đề nghị mà người đó
chưa đủ 15 tuổi (Điều 24) Bên cạnh cơ chế giám hộ, Bộ luật dân sự Campuchia còn có quy định về cơ chế bảo trợ đối với đối với những người không đủ khả năng nhận thức và dự liệu được kết quả mang tính pháp lý từ hành vi của mình gây ra do những khiếm khuyết về mặt trí tuệ và những
người hạn chế năng lực hành vi (tham khảo Điều 28 va 32) Có thé thấy, Bộ
luật dân sự Campuchia đưa các các cơ chế khác nhau dé bảo vệ quyền và lợi ích của nhóm đối tượng yếu thế (không đủ năng lực hành vi) và cũng phân định cụ thê những đối tượng, với những điều kiện nào thì được áp dụng cơ chế bảo vệ đó Đây là một điểm tiến bộ lớn trong kỹ thuật lập pháp của các nhà làm luật Campuchia khi xây dựng Bộ luật dân sự.
1.3.3 Nhật Bản
Pháp luật dân sự Nhat Bản khác pháp luật dân sự Việt Nam về hệ thống
người giảm hộ, người trợ tá, bảo trợ Sự khác nhau về các chế độ này là người giám hộ có quyên đại diện cũng như quyền đồng ý Người phụ tá, trợ tá có sự khác biệt về quyền đại diện cũng như quyền đồng ý Những người bố trợ, phụ trợ thì không có đầy đủ quyền đồng ý, chỉ có quyền đồng ý trong một số nội dung mà Tòa án đã chấp nhận Các chế độ về giám hộ này được Nhật Bản áp dụng từ năm 2000, đây thực sự là một cơ chế giám hộ mới, trước đây chỉ tồn tại 2 chế độ giám hộ Hệ thống giám hộ này đưa ra được thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyên tự quyết của người giám hộ nên pháp luật Nhật Bản đã mềm dẻo hóa bằng cách đưa ra các chế độ người trợ tá, bô trợ (mức độ nhẹ nhất), với mục đích áp dụng được linh hoạt chế độ về giám hộ Ưu điểm của
cơ chế pháp luật là tính linh hoạt nhưng nhìn từ góc độ khác có thé hơi phức
Trang 20tạp Mặc dù có quy định pháp luật nhưng hệ thống bảo trợ, hỗ trợ hầu như là
chưa được áp dụng trên thực tiễn (Tham khảo Báo cáo Tọa đàm “Góp ý dự
thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) — Phần các Quy định chung về Cá nhân và Đại
diện” được Bộ Tư pháp tổ chức ngày 21 và 22/11/2013) Có thé thấy các quy
định của pháp luật dân sự Nhật Bản phân định rất rõ ràng các mức độ giám hộ đối với từng đối tượng nhưng theo quan điểm của tác giả, chế độ giám hộ trong pháp luật Việt Nam chỉ cần bồ sung thêm đối tượng người có khó khăn trong nhận thức, lam chủ hành vi sé là hoàn thiện về đối tượng được giám hộ so với pháp chế định giám hộ của Bộ luật dân sự Nhật Bản.
- Về thâm quyền giám sát giám hộ của Tòa án trong pháp luật dân sự
Nhật Bản: Trong trường hợp xử lý bất động sản của người được giám hộ thì phải có quyết định của Tòa án, bởi nó có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người được giám hộ Về điểm này có sự tương đồng với pháp luật Việt Nam Ngoài ra, Tòa còn tiến hành giám sát với người giám hộ trên một số nội dung khác như yêu cầu nộp báo cáo, mục lục tài sản của người được giảm hộ Trên cơ sở xem xét các báo cáo, mục lục trên, Tòa án có thể xác minh lại những thông tin đó hoặc đưa ra mệnh lệnh xử lý.
- Một số quy định cụ thé về giám hộ trong pháp luật dân sự Nhật Bản: + Điều kiện về người giám hộ cho người chưa thành niên theo Luật dân sự Nhật Bản
Người đại diện theo pháp luật, người hỗ trợ hoặc người trợ tá được được tòa án gia đình chỉ định, người bị phá sản, người khởi kiện hoặc đã khởi kiện người chưa thành niên, người được giám hộ, người phối ngẫu, họ hàng
trực hệ, người không biết tung tích không thé trở thành người giám hộ của người chưa thành niên (Điều 847) Pháp nhân có thé trở thành người giám hộ
của người chưa thành niên (khoản 3 Điều 840) Có thé lựa chọn nhiều người
giám hộ (khoản 1 Điều 857.2)
Trang 21+ Lựa chọn người giảm hộ cho người vi thành niên theo Luật dân sự
Nhật Bản
Người có quyền làm cha mẹ cuối cùng đối với người chưa thành niên có thể chỉ định trong đi chúc về người giám hộ người chưa thành niên (khoản 1 Điều 839) Nếu không có người làm người giám hộ người chưa thành niên thì tòa án gia đình sẽ lựa chọn người giám hộ người chưa thành niên dựa trên yêu cầu của người được giám hộ chưa thành niên hoặc gia đình của người đó hoặc người có quan hệ quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác (khoản 1 Điều 840).
+ Người giám sát việc giám hộ người chưa thành niên theo Luật dân sựNhật Bản
Người phối ngẫu, người có huyết thống trực hệ và anh em chị em
không thé là người giám sát việc giám hộ (Điều 850).
Người có quyền làm cha mẹ sau cùng đối với người chưa thành niên có thể chỉ định trong di chúc người giám sát việc giám hộ (điều 848) Tòa án gia đình khi thấy cần thiết có thể cử người giám sát việc giám hộ theo yêu cầu của người được giám hộ, gia đình của người đó, hoặc của người gam hộ hoặc theo chức quyền của mình (Điều 849).
+ Công bồ việc giám hộ người chưa thành niên theo Luật dân sự Nhật Bản Người giám hộ người chưa thành niên, người giám sát việc giám hộ người chưa thành niên được chỉ định theo di chúc của người có quyền làm cha mẹ phải thông báo cho chủ tịch xã phường thị tran trong vòng 10 ngày kê từ
ngày dam nhận công việc đó (khoản 1 Điều 81, Điều 85 Luật Hộ tịch) Ké từ khi việc xét xử của tòa án gia đình về việc cử người giám hộ người thành niên, người giám sát việc giám hộ người thành niên có hiệu lực thì thư ký tòa
án phải không chậm trễ ủy thác cho người quản lý công việc hộ tịch ghi vào
hộ tịch (khoản 1 điều 116 Luật thủ tục vụ việc gia đình) Người được ghi trong hộ tịch, người cần xác nhận nội dung ghi trong hộ tịch để thực hiện
quyền của mình hoặc thực hiện nghĩa vụ của mình có thê yêu cầu giao bản
sao hộ tịch (Điều 10, khoản 1.1 Điều 11 Luật Hộ tịch).
Trang 22+ Châm dứt việc giám hộ người chưa thành niên theo Luật dân sự Nhật Bản
Khi người chưa thành niên đã thành niên, khi đã kết hôn, khi đã chết, khi bố mẹ khôi phục quyền làm cha mẹ, khi trở thành con nuôi, thì việc giám
hộ người chưa thành niên đương nhiên cham dứt (không có qui định) Người
được giám hộ chưa thành niên phải thông báo cho chủ tịch xã phường thị trấn
trong vòng 10 ngày (điều 84 Luật Hộ tịch).
+ Giám hộ người thành niên theo Luật dân sự Nhật Bản
Người thường xuyên trong tình trạng thiếu năng lực nhận thức do
khuyết tật về tâm thần (Điều 7) Theo yêu cầu của bản thân người đó, người phối ngẫu, người thân thích, người giám hộ người chưa thành niên, người giám sát việc giám hộ người chưa thành niên, người trợ tá, người giám sát việc trợ tá, người hỗ trợ, người giám sát hỗ trợ, công tổ viên, tòa án gia đình quyết định việc bắt đầu giám hộ (Điều 7) Khi quyết định việc bắt đầu giám hộ thì tòa án sẽ cử ra người giám hộ người thành niên theo chức quyền của
mình (khoản 1 Điều 843).
Khi thấy đặc biệt cần thiết đối với người cao tuổi, người khuyết tật về
trí tuệ, người khuyết tật về tâm than, thì chủ tịch xã phường thị tran có thé yêu cầu quyết định bắt đầu giám hộ (Điều 31 Luật Phúc lợi người già, Điều 51.11.2 Luật về bảo vệ sức khỏe tâm thần và phúc lợi của người khuyết tật tâm thần, Điều 27.3 Luật Phúc lợi người khuyết tật trí tuệ)
+ Điều kiện về người giám hộ người thành niên theo Luật dân sự Nhật Bản
Giống như người giám hộ người chưa thành niên (Điều 847, khoản 4 Điều 843, khoản 1 Điều 859.2)
+ Cử người giám hộ người thành niên theo Luật dân sự Nhật Bản Tòa án gia đình cử theo chức quyền (khoản 1 Điều 843)
+ Người giám sát việc giám hộ người thành niên theo Luật dân sự Nhật Ban
Trang 23Giống như với người chưa thành niên trừ trường hợp chi định theo di
chúc của người có quyền làm cha mẹ (Điều 850, Điều 849)
+ Công bồ việc giám hộ người thành niên theo Luật dân sự Nhật Bản
Khi quyết định của tòa án gia đình về VIỆC bắt đầu giám hộ có hiệu lực thì thư ký tòa án phải không chậm trễ ủy thác cho cơ quan đăng ký theo pháp luật về đăng ký giám hộ (điểm 1 Điều 116 Luật Thủ tục vụ việc gia đình)
Người được giám hộ thành niên, người giám hộ người thành niên, người giám sát việc giám hộ người thành niên có thé yêu cầu cấp văn bản
chứng minh về nội dung đăng ký liên quan đến mình Ai cũng có quyền yêu
cầu cấp văn bản chứng minh rằng không có đăng ký về mình (khoản 2 Điều 10 Luật về đăng ký giám hộ)
+ Quyền đại diện của người giám hộ người thành niên theo Luật dân sự Nhật Bản
Người giám hộ quản lý tài sản của người được giám hộ và đại diện cho người được giám hộ về hành vi pháp lý về tài sản đó (khoản 1 Điều 859).
Việc mua ban, cho thuê, hủy bỏ việc cho thuê hoặc thế chấp hoặc các
xử ly đối với nhà cửa va đất dai dùng dé ở khác phải được sự đồng ý của tòa
án gia đình (Điều 859.3)
+ Hiệu lực của hành vi pháp lý mà người thành niên được giám hộ đã thực hiện, quyền lợi của phía bên kia theo Luật dân sự Nhật Bản
Hành vi pháp lý của người thành niên được giám hộ có thể bị hủy bỏ
(Điều 9) Trừ việc mua sắm các vật dụng thường ngày và các hành vi liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày khác (Điều 9) Người thành niên được
giám hộ, người giám hộ người thành niên có thể chấp nhận bổ sung không
hủy bỏ (Điều 122) Quyền lợi của phía bên kia cũng giống như giám hộ người chưa thành niên.
Trang 24+ Cham dứt giám hộ người thành niên theo Luật dân sự Nhật Bản
Khi nguyên nhân giám hộ không còn thì tòa án gia đình phải hủy quyết định bắt đầu giám hộ theo yêu cầu của bản thân người đó, người phối ngẫu,
người thân thích, người giám hộ, người giám sát việc giám hộ, công tô viên (Điều 10).
Khi quyết định bắt đầu giám hộ bị hủy hoặc phát sinh hiệu lực thì thư
ký toa án ủy thác cho cơ quan đăng ky đăng ký (điểm 1 Điều 116 Luật thủ tục vụ việc gia đình).
Hiện nay, chúng ta đang sửa đổi Bộ luật dân sự 2005 trong đó có chế định giám hộ, do vậy việc nghiên cứu, vận dụng những qui định tiến bộ của
pháp luật nước ngoài dé sửa đôi một số qui định về giám hộ trong Bộ luật dân sự là cân thiết.
Trang 25CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT DAN SU VIET NAM HIEN HANH VE GIAM HO
2.1 Người giám hộ
Người giám hộ có thé là cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy
định hoặc được cử làm người giám hộ dé thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ
quyên, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
+ Về diéu kiện của cá nhân làm giảm hộ
Theo quy định của Điều 60 Bộ luật dân sự 2005 thì cá nhân có đủ các
điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Người có năng lực hành vi dân sự day đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị Tòa án tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (tham khảo Điều 19).
- Có tư cách đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong
các tội có ý xâm phạm tinh mang, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản của người khác Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì người giám hộ phải có tư cách đạo đức tốt vì người cần được giám hộ là người chưa thành niên và
người mat năng lực hành vi dân sự Người chưa thành niên về mặt nhận thức
xã hội kinh nghiệm cuộc sống còn ít Người mất năng lực hành vi thì không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình Người giám hộ ngoài
việc là đại diện cho người được giám hộ trong các quan hệ với Nhà nước, trong hau hết các giao dịch dân sự còn là người chăm sóc, bảo vệ quyên lợi cho người được giám hộ Do đó, nếu đạo đức của người giám hộ không tốt sẽ ảnh hưởng dé sự hình thành nhân cách của người chưa thành niên, dé xâm phạm đến quyền lợi của người mat nang lực hành vi dân sự Tuy nhiên, Bộ luật dan sự 2005 cũng như các văn bản pháp luật hiện hành không hề giải
Trang 26thích thé nào là người có đạo đức tốt? Thuật ngữ này là một khái niệm trừu
tượng và rất khó xem xét trên thực tế Khái niệm này xét ở phạm vi nao? Có những người trong mối quan hệ xã hội này là người có đạo đức không tốt
nhưng ở mối quan hệ khác họ lại là một người có đạo đức tốt.
VD: Anh S là người giám hộ cho vợ mình là chi A (bị Tòa án tuyên bố
mắt năng lực hành vi dân sự) Anh S là thương nhân, trên thương trường anh
là một người kinh doanh có phần thủ đoạn Tuy nhiên, trong quan hệ vợ, chồng thì anh S lại là người chồng mẫu mực, chăm sóc cho con cái và vợ Do
đó, không thé kết luận răng anh S không có tư cách đạo đức tốt nên không đủ điều kiện làm giám hộ cho chị A Vì vậy, theo quan điểm cá nhân của tác giả
thì pháp luật cần có giải thích cụ thé về thuật ngữ “người có đạo đức tốt” - Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thé thé nào là có điều kiện cần
thiết? Nếu thiếu một trong các điều kiện cần thiết đó thì việc giám hộ có thể thực hiện được không? Do vậy, theo quan điểm cá nhân thì điều kiện cần thiết ở đây có thê hiểu là điều kiện về sức khỏe, về kinh tế mà thiểu những điều kiện này thì người giám hộ không thê thực hiện được vai trò giám hộ của mình.
Vi dụ: Những người không có nơi cư trú ôn định, làm những công việc không thé trực tiếp chăm sóc, giáo dục người được giám hộ thi không thé đảm nhận được việc giám hộ Cần lưu ý là khi vận dụng quy định này trên
thực tế cần xem xét từng trường hợp cụ thể để đánh giá một cá nhân có điều
kiện cần thiết bảo đảm việc giám hộ hay không, trong đó cần chú trọng tới những tiêu chuẩn về tư cách, kha năng kinh tế, thời gian cần thiết dé chăm sóc giáo dục người được giám hộ Ngoài ra, mỗi quan hệ ràng buộc tin cậy giữa
người giám hộ và người được giám hộ cũng là yếu tố cần thiết.
So với quy định tại Điều 69 của Bộ luật dân sự 1995 thì Điều 60 Bộ luật din sự 2005 đã bỏ quy định yêu cầu người giám hộ phải đủ 18 tuổi trở
Trang 27lên vì đã bao hàm trong khoản 2 là người giám hộ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Ngoài ra, Điều 60 Bộ luật dân sự 2005 bổ sung thêm điều kiện về tư cách đạo đức đối với người giám hộ Sự bổ sung và thay đổi nêu trên
làm cho Điều luật trở nên chặt chẽ hơn.
Khi so sánh các quy định về điều kiện của người giám hộ trong pháp
luật dân sự Việt Nam với pháp luật một SỐ nước, ta thay tuy có sự khác biệt
về cách diễn đạt điều luật song nhìn chung các điều kiện này đều có sự tương đồng nhất định về nội dung Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt đôi chút về một
vài điều kiện Ví dụ như: Trong Bộ luật dân sự Pháp có quy định điều kiện: Người bị kết án đại hình hoặc bị cắm thực hiện việc giám hộ theo Bộ luật
hình sự, người bị tước quyền cha mẹ đối với con, người có đạo đức không tốt, người được cử làm giám hộ hoặc người thân người đó có tranh chấp với
người được giám hộ về quan hệ nhân thân, tài sản thì không được làm người
giám hộ (Điều 443, 444 và 445) Trong Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định:
Người vị thành niên, người không có năng lực hành vi đầy đủ, người bị phá sản, người vợ (chồng), người thân thích cùng dòng máu trực hệ với họ đang
hoặc đã khởi kiện chỗng người được giám hộ thì không được làm người giám
hộ (Điều 846) Trong Bộ luật dân sự Thái Lan: Người bị tuyên mat năng lực
hành vi dân sự, người bi phá sản, người có hoặc đã có một việc kiện chống lại vị thành niên, bố mẹ hoặc anh chị em ruột của người chưa thành niên
không đủ điều kiện làm người giám hộ (Điều 1587).
Có thê thấy rằng, các quy định trong các Bộ luật trên đều có quy định về trường hợp người có hoặc đã có vụ kiện liên quan đến người được giám hộ, bố, mẹ, anh chị em ruột của người cần được giám hộ thì không được làm
người giám hộ Đây là một quy định hợp ly dé tránh việc người giám hộ vi
những mâu thuẫn riêng trên mà đối xử không tốt với người được giám hộ.
Đây cũng là một quy định có thể học hỏi khi sửa đổi Bộ luật dân sự ở nước ta.
Trang 28+ Về diéu kiện cơ quan, tổ chức làm người giám hộ
Đối với cơ quan, tổ chức làm giám hộ, hiện nay pháp luật không quy định điều kiện của cơ quan tô chức khi làm giám hộ phải bao gồm những điều
kiện cụ thể nào? Có cần thiết phải là pháp nhân hay không? Và là cơ quan, tổ
chức nào? Vì thế, theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 có thể suy đoán bat cứ co quan tô chức hop pháp nào cũng có thé là người giám hộ.
Ví dụ: Cháu H 13 tuổi sống tại quận Y thành phố HN Chau H hiện mồ côi cả cha lẫn mẹ, những người thân thích thì không có đủ điều kiện làm
người giám hộ Hội liên hiệp phụ nữ của quận muốn làm giám hộ cho cháu H Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và được Nhà nước
khuyến khích.
Bộ luật dân sự không quy định cụ thé tô chức có tư cách pháp nhân hay
không, tuy nhiên theo quy định về chủ thé của quan hệ dân sự phải là pháp
nhân, cho nên tô chức phải có tư cách pháp nhân thi mới là người giám hộ Mặt khác, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính
thì nguyên đơn bị đơn phải là cá nhân hoặc pháp nhân Đây là một vấn đề cần
phải quy định rõ trong dự thảo sửa đôi Bộ luật dân sự 2.2 Các hình thức giảm hộ theo quy định của pháp luật
Pháp luật hiện hành quy định hai hình thức giám hộ: Giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử Theo quy định tại Điều 63 Bộ luật dân sự 2005 thì
trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 Bộ luật dân sự 2005 thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị tran nơi cư trú của
người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tô chức đảm nhận việc giám hộ.
- Giảm hộ đương nhiên: Là hình thức do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chi có thé là cá nhân Người giám hộ đương nhiên đối
Trang 29với người được giám hộ là những người thân thiết, được xác định theo quan
hệ hôn nhân, huyết thống Đối với giám hộ đương nhiên, pháp luật đã quy định thứ tự ưu tiên là người có quyền giám hộ và không cần phải thông qua các trình tự, thủ tục hành chính.
+ Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên dưới 15 tuổi là giám
hộ mang tính bắt buộc đối với người thân thích của người chưa thành niên, với điều kiện họ có đủ các yêu cầu quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự 2005.
Trong trường hợp người thân thích không có điều kiện làm người giám hộ thì áp dụng chế độ giám hộ cử theo quy định tại Điều 63 Bộ luật dân sự 2005.
Theo quy định tại Điều này thì:
(1) Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thỏa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc
chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
(2) Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có
đủ điều kiện làm người giám hộ thi bác, chu, cậu, cô, di là người giám hộ.
Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên khi cháu không còn cả cha và mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không đủ điều kiện và cháu không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ Về nguyên tắc, cả ông nội, bà nội và ông ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện phải là người giám hộ cho cháu thành niên Tuy nhiên, việc xác định giám hộ đương nhiên phải cụ thể chứ không thê đồng thời cả bên nội và bên ngoại của cháu chưa thành niên được Do đó, nêu cả ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
Trang 30ngoại cùng đủ điều kiện là người giám hộ cho cháu theo trường hợp đã nêu
trên thì họ phải tự thỏa thuận với nhau để một bên là người giám hộ Nếu không thỏa thuận được thì có thể hiểu, bên nào có điều kiện tốt hơn cho sự
phát triển của cháu chưa thành niên sẽ được giám hộ cho cháu chưa thành
niên Thực tiễn cho thấy, đây là một vướng mắc của pháp luật hiện hành vì
trên thực tế, nếu có tranh chấp xảy ra thì Tòa án cũng không thụ lý giải quyết
vì luật không giao thâm quyền giải quyết tranh chấp này cho Tòa án hay co quan có thâm quyền nào khác.
So với quy định tại Điều 70 Bộ luật dân sự 1995 thì Điều 61 Bộ luật dân sự 2005 có sự khác biệt, cụ thé:
Điều 61 Bộ luật dân sự 2005 đã bỏ quy định em ruột của người chưa thành niên cũng có thé là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành
niên Có thé thay rằng khi người được giám hộ là người chưa thành niên thì
hiển nhiên em ruột của người đó cũng là người chưa thành niên, như vậy thì
chủ thê này không đủ điều kiện làm người giám hộ Vì thế, quy định tại Điều 70 Bộ luật dân sự 1995 là thiếu tính logic và không chính xác Việc bỏ quy
định này làm cho Điều luật trở nên chính xác, logic hơn.
Mặt khác, Điều 61 Bộ luật dân sự 2005 bồ sung tại khoản 2 về việc bác,
chú, cậu, cô, di của người chưa thành niên cũng có thé trở thành người giám hộ cho người chưa thành niên, nếu người đó không có anh ruột, chị ruột hoặc có anh ruột, chị ruột nhưng không có đủ điều kiện làm người giám hộ, không có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ Như vậy, phạm vinhững người giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên đã được pháp
luật quy định mở rộng hơn trước Việc quy định bác, chú, cậu, cô, dì của
người chưa thành niên cũng có thé trở thành người giám hộ của Bộ luật dân
sự 2005 xuất phát từ truyền thống gia đình của người Việt Nam Điều này cho
thay quan hệ thân thích, ho hàng làm cho mối quan hệ của người Việt trở nên
Trang 31gan bó, thương yêu và đoàn kết với nhau hơn Vì vậy, quy định này của Bộ luật dân sự 2005 là phù hợp với thực tiễn Mặt khác, theo điểm c, khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì những người này được pháp luật quy định là
một hàng thừa kế cho nên việc quy định họ có thé là người giám hộ đương nhiên cho cháu chưa thành niên ở vào hoàn cảnh đặc biệt theo luật định cũng là điều hợp lý.
+ Giám hộ đương nhiên của người mat năng lực hành vi dân sự (Điều 62 Bộ luật dân sự 2005)
Khái niệm giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
cũng được hiểu tương tự như giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 Bộ luật dân sự 2005 đối với người chưa thành niên.
Người giám hộ đương nhiên của người mat năng lực hành vi dân sự được xác định theo thứ tự sau đây:
(1) Trong trường hợp vợ mat năng lực hành vi dân sự thì chồng là người
giám hộ; nếu chồng mắt năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
Trong quan hệ gia đình thì quan hệ vợ chồng là quan hệ bình đăng.
Pháp luật quy định cho vợ chồng có các nghĩa vụ tương ứng với nhau Khi
một bên lâm vào tình trạng không thé tự bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp
pháp của mình thì người đầu tiên có trách nhiệm là người chồng hoặc người vợ của họ Chỉ khi người cần được giám hộ là người chưa có vợ (chồng), hoặc người đã có vợ (chồng) mà người vợ (chồng) bị tuyên bố mat tích, bị tuyên bố chết hoặc đã ly hôn thì việc giám hộ mới không được đặt ra đối với người kia.
(2) Trong trường hợp cha và mẹ đều mat năng lực hành vi dân sự hoặc một người mat năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện
làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả
không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện là người giám hộ.
Trang 32Luật hiện hành không quy định rõ trường hợp con làm giám hộ cho
cha, mẹ là con đẻ hay con nuôi, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc ngoài
thời kỳ hôn nhân của cha và mẹ?
(3) Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện
làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ Nếu cả cha và mẹ đều đủ
điều kiện làm người giám hộ thì cả cha và mẹ đều là người giám hộ cho con Cha mẹ phải thỏa thuận với nhau về việc đại điện cho con trong các giao dịch dân sự vì lợi ích của con hoặc đại diện khi tham gia vào tố tụng Đây cũng là
một vấn đề vướng mắc trong thực tiễn Theo quy định, cha và mẹ cùng là người giám hộ thì các giao dịch bằng văn bản đều phải có chữ ký của cha và
mẹ, trường hợp một người ký thì phải có giấy ủy quyền bằng văn bản của người kia Hoặc đối với những giao dịch không bắt buộc băng văn bản thông thường thì cha hoặc mẹ là người đại diện tham gia giao dịch, nếu có tranh chấp xảy ra mà một người không đồng ý thì giao dịch vô hiệu.
So với quy định tại Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 quy định về vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự là chặt chẽ và chính xác hơn Bộ luật đã thay thế cụm từ “người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình” băng cụm
từ “người mat năng lực hành vi dân sự” Sự thay thế này là chính xác bởi tại
Điều 22 của Bộ luật này đã có định nghĩa thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự Vì thế, việc nhắc lại cụm từ này trong quy định của giám hộ là không cần thiết Ngoài ra, việc bổ sung thêm trường hợp mét trong hai người (cha hoặc mẹ) mat năng lực hành vi dân sự còn người kia không đủ điều kiện làm người giảm hộ thì tại khoản 2 (Bộ luật dân sự 1995 chỉ quy định trường hợp cha, mẹ đều mat năng lực hành vi dân sự) đã làm cho Điều luật trờ nên chặt chẽ hơn.
Có thê thấy, bằng việc quy định người giám hộ đương nhiên, pháp luật
đã ấn định thứ tự những người có nghĩa vụ và quyền làm giám hộ cho người
Trang 33giám hộ Thứ tự này tương đối phù hợp với truyền thống dao đức va thực tế quan hệ gia đình người Việt Nam Việc phân định thứ tự những người giám hộ đương nhiên chính là sự cá thể hóa trách nhiệm của các thành viên gia đình
trong việc giám hộ Trong những trường hợp cụ thể, người có đủ điều kiện làm giám hộ phải làm giám hộ cho các thành viên trong gia đình mình mà không phụ thuộc vào việc người có điều kiện là giám hộ có muốn làm giám hộ hay không.
- Giảm hộ được cử (Diéu 63 Bộ luật dan sự 2005): Là hình thức giám
hộ theo trình tự do pháp luật quy định Nếu không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được
giám hộ có trách nhiệm đề nghị một cá nhân hoặc một tô chức làm giám hộ Như vậy, cơ quan, tô chức, cá nhân có đủ điều kiện làm người giám hộ đều có
thê trở thành người giám hộ được cử.
Việc cử người giám hộ được thực hiện theo hai trường hợp cụ thé:
+ Không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 Bộ
luật dân sự 2005;
+ Không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 62 Bộluật dân sự 2005.
Người giám hộ hoặc tổ chức làm giám hộ phải là tổ chức nơi người được giám hộ cư trú nhăm tạo thuận lợi cho việc thực hiện giám hộ.
So với Điều 72 Bộ luật dân sự 1995 thì Điều 63 Bộ luật dân sự 2005 bỏ quy định “những người thân thích của người được giám hộ cử một người trong số ho làm người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích có du điều kiện làm người giám hộ thì họ có thé cử một người khác làm người giám hộ” Việc bỏ quy định trên là chính xác, vì Điều 61, Điều 62 Bộ luật dân sự 2005 đã quy định cụ thé người giám hộ đương nhiên của người chưa thành
niên, người mat năng lực hành vi dân sự trong đó quy định rõ thứ tự những
Trang 34người thân thích của người được làm giám hộ sẽ đảm nhiệm việc làm giám hộ. Hơn nữa, quy định tại Điều 72 Bộ luật dân sự 1995 không thực tế vi những người thân thích của người được giám hộ không thé cử người làm giám hộ được và cũng không quy định về việc những ai có thê là người giám hộ.
Hơn nữa, Bộ luật dân sự 2005 đã bỏ quy định về “việc giám hộ của Cơ
quan Lao động — Thương binh va xã hội” Theo Điều 73 Bộ luật dân sự 1995 thì “Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên và cũng khôngcó người giám hộ, thì Cơ quan Lao động, Thương binh và Xã hội nơi cư trúcủa người được giám hộ nhận việc giám hộ” Quy định này mâu thuẫn với quy định về “cử người giám hộ” (Điều 72 Bộ luật dân sự 1995, Điều 64 Bộ luật dân sự 2005), vì các điều luật này quy định: Trường hợp người giám hộ không có những người thân thích thì Uy ban nhân dân xã, phường, thị tran nơi người được giảm hộ cư trú có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ Với quy định này thì không thê xảy ra trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không cử được người giám hộ Bên cạnh đó, Cơ quan Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ có từ cấp huyện trở lên, trong khi đó người được làm giám hộ lại cư trú, sinh sống ở đơn vị thôn, xã thì việc giao Cơ quan Lao động, Thương binh và Xã hội nơi cư trú của ngườiđược giám hộ nhận việc giám hộ là không hợp lý.
Về nguyên tắc, người làm giám hộ có thể cùng một lúc làm giám hộ cho nhiều người (khoản 4 Điều 58 BLDS 2005), quy định này nhằm khuyến khích các cá nhân và tô chức có thé cùng một lúc nhận làm giám hộ cho nhiều người nhằm đáp ứng tình hình thực tế hiện nay có rất nhiều trẻ em mồ côi,
lang thang cỡ nhỡ, người bị bệnh tâm thần không có nơi nương tựa.
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì thắm quyền giám hộ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú So sánh với quy định của Bộ luật dân sự Nhật Bản, Bộ luật dân sự