1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

88 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 2

HÀ NỌI - 2023

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LE THI HONG NGAT

PH,P LUET VO NGUAN HxNH THUNH VỤ SCU T

QUÙủ BIO HIÓM X- HéI & VIOT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã so: 8380101.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LE THỊ HOAI THU

Trang 4

HÀ NỌI - 2023

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Hồng Ngát

Trang 6

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NGUON HÌNH THÀNH, ĐẦU TƯ QUY BAO HIẾM XA HOI VA SỰ DIEU

CHINH CUA PHAP LUẬTT 2-2 s++E+E££E++EE+EEzExsrxerxeres 7

1.1 Nguồn hình thành và dau tư quỹ Bao hiểm xã hội 7

1.1.1 Khái niệm, vai trò nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội 7

1.1.2 Khái niệm, vai trò đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội - 10

1.2 Pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội 14

1.2.1 Khái niệm pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bao hiểm xã hội - ¿2-2-5522 2E EEEE1EE1E7171211211211211211 11211 U 14 1.2.2 Nguyên tắc pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bao hiểm xã hội -¿- 2-2-5522 2E 2E12E1EE1E717171121121121121111 21 E110 14 1.2.3 Nội dung pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm C§ƯUUNỚớợỚỹ—- - 18

1.3 Pháp luật của một số nước trên thế giới về nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội - Những gợi mở cho Việt Nam 19

1.3.1 Hoa Kỳ Ă.S5c 2L 2 2 E2 E212 11211121211 kerree 19

1.3.2 Trung Qu6c.oeececccccscsessessessesssessessessessessecsessscsuessessessessessecsecssessesseeseeaes 21 KET LUẬN CHƯNG ¿St St EEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkeEkrkererkrri 24

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHAP LUẬT VE NGUON HÌNH THÀNH VÀ ĐẦU TƯ QUY BẢO HIẾM XA HOI-THUC

TIEN THI HANH Ở VIỆT NAM -¿©cs+cxc+cscrreersee 25

Trang 7

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về nguồn hình

thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội 2-5-5 5z5e2 25 2.1.1 Về nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội -5- 5552 25 2.1.2 Về đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội 2-2-5 + SsE2+E£Ee£EeExzrszes 33 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư

quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam 2 2 5 scx+cxcse2 42 2.2.1 Những kết quả đạt được - 22s 2s‡EkeEEeEEE 22211221 erkerkee 42 2.2.2 Một số tồn tại, hạn chế + + sk+ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkererkee 47 2.2.3 Nguyên nhân của các ton tại, hạn chẾ 2-2 2 s+zs+zxzzxzse+ 52 430009/909:1019)ic 1 53

CHUONG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ, NHẰM HOÀN THIEN PHÁP LUAT VA NÂNG CAO HIỆU QUÁ PHAP LUAT VE NGUÒN

HÌNH THÀNH VA DAU TƯ QUY BẢO HIẾM XA HỘI Ở

VIỆT NAM 2.55 Ss 21 2122112112211 112 1211.11.1111 rree 54

3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp

luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội 54 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nguồn hình thành

quỹ Bảo hiểm xã hội - 2 2 5S+SE+EE‡EEEE 2 2212212121 EErke 57 3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đầu tư quỹ Bao

hiểm xã hội - 2 2S St E212 127121121121 111111 1.1111 ye 61 3.4 Mot số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội ở

Mi cm) 67

KET LUẬN CHUONG 3 scssssssssessssesssseesseccssecessccsseesnecesnecsseesseceaneesseeesteess 72KẾT LUAN -2 2252 SE 212212 EEEEE211211211211211211 1111.1111111 211 E11 xe 73 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO .2 -2c2222+zez2EESeceei 74

Trang 8

DANH MỤC TU VIET TAT

BHTN : Bao hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHXHBB : Bảo hiểm xã hội bắt buộc BHYT : Bảo hiểmy tế

NLĐ : Người lao động

NSDLĐ : Người sử dụng lao động

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Số hiệu Tên bảng Trang Bang 2.1 | Mức dong BHXHBB của NSDLĐ từ 01/07/2021 đến

30/06/2022 cho NLD thông thường 27

Bảng2.2 | Mức đóng BHXHBB của NSDLĐ từ 01/07/2021 đến

30/06/2022 cho cán bộ, công chức, viên chức, ngườithuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động

được hưởng lương từ ngân sách nhà nước 27

Bảng2.3_ | Mức đóng BHXHBB của NSDLĐ từ 01/07/2021 đến

30/06/2022 cho NLD nước ngoai 27Bang 2.4 |Muc đóng BHXHBB của NLD thông thường từ

01/07/2021 đến 30/06/2022 30

Bang 2.5 |Mức đóng BHXHBB của Cán bộ, công chức, viên

chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người

lao động được hưởng lương từ ngân sách nhà nước từ

01/07/2021 đến 30/06/2022 30

Bang 2.6 | Mức đóng BHXHBB của NLD nước ngoài 30

Trang 10

MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa, trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, con người đã biết san sẻ, giúp đỡ, cưu mang lẫn nhau BHXH là hình thức phát triển của sự

tương trợ này Nhận thức được vai trò của BHXH, Đảng và Nhà nước ta đã

rất chú trọng trong việc thiết lập hành lang pháp lý điều chỉnh về BHXH nói

chung, quỹ BHXH nói riêng

Hơn nữa, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, có thé thay Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác, tham

gia rất nhiều hiệp định quốc tế từ đó đặt ra những cơ hội và thách thức đối với nên kinh tế của quốc gia đồng thời tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội Nền kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân của NLD có sự

cải thiện rõ rệt về mức độ, chất lượng Do đó, xuất hiện những nhu cầu bảo dam, thay thế hoặc bù đắp thu nhập, đảm bảo cuộc sông cho NLD khi về già. Để xây dựng nền an sinh xã hội bền vững thì quỹ BHXH cần có khả năng tặng trưởng nhanh, bởi số lượng người tham gia BHXH càng nhiều thì rủi ro

được chia sẽ càng lớn Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), với các chính sách như hiện nay, quỹ BHXH của Việt Nam sẽ mat cân đối thu-chi, đến năm 2034, có khả năng vỡ quỹ Vì vậy, việc đảm bảo quỹ BHXH là nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Trong những năm vừa qua, BHXH Việt Nam đã đạt được khá nhiều

thành tựu trong việc thực hiện các chính sách BHXH Luật BHXH năm 2014

đã đi vào cuộc sông, đáp ing nguyện vọng của NLD, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập quốc tế Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn tồn tại hạn chế, bất cập như tính tuân thủ BHXH còn chưa cao, tình trạng chậm đóng, trén dong

BHXH diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, chính sách chưa thực sự hap dẫn người dân tham gia, diện bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH còn thấp

Trang 11

so với tiềm năng, Thêm vào đó, những vi phạm liên quan đến việc quản lý, đầu tư quỹ xảy ra như đầu tư kém hiệu quả, không thu hồi được vốn, ảnh hưởng lớn đến các chế độ chi trả bảo hiểm, tác động đến an toàn tài chính

quỹ Minh chứng rõ nhất cho việc đầu tư kém hiệu quả là vụ việc BHXH Việt Nam cho Công ty cho thuê tài chính I và II vay, gây thất thoát số tiền gần

1500 tỷ đồng.

Dé khắc phục những hạn chế nói trên, dé mở rộng nguồn hình thành quỹ BHXH và đầu tư quỹ thật hiệu quả, cần nghiên cứu rõ hơn về các quy định của pháp luật về quỹ BHXH tại Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất giúp cơ quan BHXH có những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quỹ BHXH hơn, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu

luận văn của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đối với trong nước, pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội là đề tài cấp thiết và phố biến nhưng số lượng các nghiên cứu vẫn còn hạn chế va chỉ đề cập tới một số vấn đề hoặc giới hạn phạm vi ở một địa phương nhất định Trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến BHXH đã có nhiều bài viết và công trình khoa học nhằm đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống BHXH và quỹ BHXH ở nước ta Có thể ké đến một số công trình như sau:

Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ: “Pháp luật về nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” của tắc giả Khuất Huyền Trang, đã khái quát những vấn đề lý luận về nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, phân tích đánh giá, từ đó so sánh với các quy định về nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm của một số quốc gia trên thế giới dé thay duoc su tuong đồng và khác biệt nhằm học hỏi và hoàn thiện. phân tích đánh giá thực tiễn tình hình áp dụng pháp luật về nguồn hình thành

Trang 12

và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội và chỉ ra những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật; và đề xuất định hướng giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội ở

Việt Nam hiện nay.

Trong luận văn “Pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội và thực tiễn áp dụng tại tinh Lạng Son” của tác giả Phùng Thế Anh tại Đại học Luật Hà Nội, tác giả đã viết về quỹ bảo hiểm xã hội và sự điều chỉnh của pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội.

Luận văn “Pháp luật về hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” tại Đại học Luật Hà Nội, tác giả Trần Thị Hăng đã nghiên cứu cơ sở lý

luận và pháp luật về hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội Ngoài ra, một số bài viết đăng trên tap chí tiêu biểu như bài viết “Nâng cao hiệu quả dau tư Quỹ Bảo hiểm xã hội ” của tác giả Vũ Thu Hiền đăng trên tạp chí Pháp luật và phát triển (2019).

Dưới góc độ giảng dạy tại các trường đại học, pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH đã được rất nhiều sách, giáo trình về nội dung pháp luật lao động, pháp luật an sinh xã hội đề cập đến Tuy nhiên, tiêu biểu và nồi bật hơn cả là “Giáo trình pháp luật An sinh xã hội” và “Quyên An sinh xã hội và đảm bảo thực tiễn trong pháp luật Việt Nam” của PGS TS Lê Thi

Hoài Thu tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Những công trình nghiên cứu này tập trung khai thác những vấn đề về lý luận, làm rõ những khái niệm cơ bản và đặc trưng của nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH, những giải pháp hoàn thiện pháp luật về nguồn hình thànhvà đầu tư quỹ BHXH dưới góc độ luật học, kinh tế và quản tri Tuy nhiên, trong số các công trình nêu trên, chưa có công trình nào đề cập chi tiết các quy định pháp luật về hình thành và đầu tư quỹ BHXH và thực tiễn áp dụng các quy định này tại Việt Nam Do đó, Luận văn đã kế thừa những nội dung

Trang 13

cơ bản từ các công trình nghiên cứu trên để tập trung nghiên cứu nội dung về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH ở Việt Nam trên cơ sở Luật BHXH hiện hành, đánh giá thực trạng trong việc hình thành và đầu tư quỹ BHXH tại Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế

còn tồn đọng.

3 Mục tiêu nghiên cứu

a Mục tiêu tong quát

Đề tài nghiên cứu va góp phan làm rõ một số van dé lý luận về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH, đồng thời đánh giá nội dung các quy định

pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành các quy định trên Từ cơ sở nghiên

cứu đó, dé tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH trên thực tế.

b Mục tiêu cụ thể

+ Phân tích, làm rõ những van đề lý luận về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH: khái niệm, nguồn hình thành quỹ BHXH, nguyên tắc đầu tư quỹ, thực trạng pháp luật về nguồn hình thành và đầu tu BHXH và thực tiễn thực

hiện ở Việt Nam hiện nay.

« Phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và tình hình thực

hiện pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH.

‹« Làm rõ những yêu cầu hoàn thiện pháp luật và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH ở Việt

Nam hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật vềnguôn hình thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội trong hệ thống các quy định về Bảo hiểm xã hội nói chung, quy định pháp luật về quỹ BHXH và thực tiễn thực hiện pháp luật về hình thành và đầu tư quỹ BHXH ở Việt Nam Cụ thê là:

Trang 14

e Quan điểm của Đảng và các chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ BHXH ở nước ta;

e Hệ thống các quy định pháp luật về quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc ở

Việt Nam;

e Các báo cáo đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về quỹ BHXH, từ đó đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ

BHXH ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu gồm:

e Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH trên địa bàn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

e Về mặt thời gian: Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu vào thời điểm từ năm 2014 là thời điểm Luật BHXH 2014 được ban hành đến nay.

Tuy nhiên, luận văn đưa ra ví dụ va phân tích đặc biệt vào khoảng thời gian

đại dich Covid-19 xảy ra va bùng phát từ năm 2020 đến nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH

nói riêng.

Luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học trong

quá trình nghiên cứu như sau:

- Phương pháp so sánh và tổng hợp: thông qua việc so sánh một số quy định pháp luật, một SỐ quan điểm về cơ sở lý luận của nhiều tác giả khác nhau, tac giả luận văn tổng hợp va đưa ra một số quan điểm của mình về cơ sở lý luận về pháp luật về nguồn hình thành va đầu tư quỹ BHXH dé làm tiền

đê cho phân sau của luận văn

Trang 15

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: thông qua tổng hợp những quy định pháp luật rồi phân tích dé làm rõ và nổi bật những ưu điểm, những điểm còn thiếu sót, hạn chế của hệ thống pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư

quỹ BHXH tại Việt Nam hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH ở Việt Nam là một trong những đề tài được không ít các tác giả lựa chọn nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa, phát huy các kết quả đã đạt được, luận văn đóng góp những điểm

mới như sau:

Thứ nhất, luận văn khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn hình thành và đầu tư quy BHXH cũng như pháp luật về quy BHXH ở Việt Nam.

Thứ hai, luận văn phân tích, làm rõ quy định và thực trạng về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH, thực tiễn hình thành và đầu tư BHXH tại

Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, luận văn chỉ ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hình thành và đầu tư quỹ BHXH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

7 Kết cầu luận văn

Nội dung luận văn gồm 3 nội dung chính:

Chương 1: Một số van đề lý luận về nguồn hình thành, đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội và sự điều chỉnh của pháp luật

Chương 2: Thực trạng pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội- Thực tiễn thi hành ở Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị, nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.

Trang 16

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NGUON HÌNH THÀNH, ĐẦU TƯ QUY BẢO HIẾM XÃ HỘI VÀ SỰ DIEU CHINH CUA PHÁP LUẬT

1.1 Nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội

1.1.1 Khái niệm, vai trò nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội Khái niệm nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội

Dé có thé đưa ra được định nghĩa, khái niệm cho nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hôi, trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu BHXH là gì? Mục đích

của BHXH?

Theo tìm hiểu của tác giả, Hệ thống BHXH đầu tiên trên thế giới ra đời từ năm 1838 tại Đức Đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã xây dựng và ngày cảng hoàn thiện hệ thống BHXH như một phần quan trong trong chính sách an sinh xã hội quốc gia.

BHXH là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau Đại từ điển Tiếng Việt cũng có sự tiếp cận BHXH theo cách như sau: BHXH là: “sự bảo đảm những quyên lợi vật chất cho công nhân viên chức khi không làm việc vì 6m dau, sinh đẻ, già yếu, bị tai

nạn lao động ” [Š0, tr 39].

Theo từ điển Luật học:

BHXH là chế định pháp luật lao động, gồm các quy phạm pháp luật

quy định về chế độ trợ cấp, ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ

trợ cấp tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, góp phần 6n định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác [48, tr.40].

BHXH được tô chức Lao động quốc tế (ILO) đã đề cập là:

Trang 17

Sự bảo vệ của cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp [31].

BHXH đã có nền móng dưới thời phong kiến Pháp thuộc tại Việt Nam Trên cơ sở Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1959 đã thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH và được cụ thé hóa trong Nghị

định 218/CP năm 1961 và Nghị định 161/CP năm 1964 của Chính phủ.

Hiện nay, Hiến pháp công nhận BHXH đã trở thành một chính sách lớn va được pháp luật điều chỉnh Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH 2014, BHXH là: “sự bảo đảm thay thé hoặc bù đắp một phan thu nhập của NLD khi ho bị giảm hoặc mat thu nhập do 6m dau, thai sản, tai nạn lao dong,

bệnh nghé nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [36, Điều 3, Khoản 1].

Như vậy, BHXH về thực chất là một phương pháp phân phối lại thu nhập bằng cách sử dụng kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm góp phần cân bằng thu nhập từ hoạt động nghề nghiệp có trợ cấp từ BHXH.

Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của BHXH, quỹ BHXH được hình thành và phát triển gắn liền với các chế độ BHXH nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tế của cả NLD và NSDLĐ NLD nhận thức rõ về các rủi ro dẫn đến việc suy giảm hoặc mất đi thu nhập, do đó, có nhu cầu thiết lập một nguồn quỹ nhăm bu đắp khoản thu nhập bi mat đi Về phía NSDLD, bản thân họ cũng chịu ảnh hưởng từ các rủi ro trên và chịu một phần trách nhiệm đối với NLĐ Do đó, cả hai bên trong quan hệ lao động đều có nhu

cầu thành lập một quỹ chung nhằm hỗ trợ cho NLĐ khi gặp các rủi ro trong quá trình làm việc Các nguồn quỹ ban đầu chỉ mang tính chất tự phát với phạm vi nhỏ hẹp đã phát triển thành cơ chế hỗ trợ hữu ích và rộng khắp.

Trang 18

Mối quan hệ tương trợ này nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước để ngày càng phát triển về quy mô trong phạm vi quốc gia, hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung và được quản lý thông nhất.

Quỹ BHXH có các cách định nghĩa khác nhau Theo nghĩa rộng thì quỹ

bảo hiểm xã hội được hiểu là:

Tập hợp những phương tiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu phát sinh về bảo hiểm xã hội trên cơ sở đóng góp của những người tham gia bảo hiểm xã hội;

Theo nghĩa hep thì quỹ bảo hiểm xã hội được hiểu là:

Tập hợp những đóng góp bằng tiền của người tham gia bảo hiểm xã hội, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung dé chi trả cho người được bảo hiểm xã hội và gia đình họ khi bi giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc mat việc làm [43, tr.120].

Nguồn hình thành quỹ BHXH là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, đo đó có nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung khái

niệm này.

Theo định nghĩa từ từ điển tiếng Việt Việt Nam thì: Nguồn là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra sự vật, sự việc hoặc có thể là nơi cung cấp

Nguồn hình thành quỹ là nơi bắt nguồn tập trung thu thập, lưu trữ các khoản thu từ các bên tham gia dé chi cho những những mục đính nhất định, thống nhất.

Như vậy, có thé hiểu: nguồn hình thành quỹ BHXH là từ các bên tham gia BHXH và quỹ được sử dụng đề chỉ trả cho người được BHXH và gia đình họ khi họ bị suy giảm hoặc mất sức lao động, mất việc làm hoặc chết.

Tóm lại, có thể thấy quỹ BHXH là một quỹ an sinh xã hội, không vì

mục đích lợi nhuận Quỹ BHXH hình thành trên cơ sở đóng góp của NLD,

NSDLD và phat triển hoàn thiện đưới su bảo trợ của Nha nước nhằm đáp ứng

Trang 19

nhu cầu thiết thực của các bên trong quan hệ lao động cũng như mục tiêu ổn định an sinh xã hội của mỗi quốc gia Cụ thé hơn, quỹ BHXH ra đời nhằm mục đích đảm bảo đời sống và quyền lợi của NLĐ khi họ gặp phải những biến có, rủi ro, hoặc khi hết tuổi lao động mà họ không thể lao động được.

Vai trò của nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội

An sinh xã hội luôn là một ưu tiên hàng đầu không chỉ với Việt Nam mà đối với mọi quốc gia trên thế giới Dé dam bảo mục tiêu an sinh xã hội thì việc đảm bảo nguồn hình thành quỹ BHXH là yếu tổ quan trọng Vai trò của nguồn hình thành quỹ BHXH như sau:

- Đảm bảo quỹ BHXH, dam bảo việc chi trả các chế độ an sinh xã hội. Qua đó đảm bao cho NLD giảm thiểu những rủi ro, giữ được những quyên lợi cơ bản nhất đề yên tâm lao động, góp phan phát triển kinh tế - xã hội.

- Xóa đói và giảm nghèo, phân phối thu nhập, giảm sự khác biệt, thu hẹp chênh lệch về điều kiện sống theo các nhóm dân cư.

1.1.2 Khái niệm, vai trò đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội Về khái niệm

Nghĩa chung nhất, hoạt động đầu tư là quá trình bỏ von dé tạo ra một tài sản đem lại lợi nhuận và có những đặc điểm chung sau:

Yếu tố tiên quyết của hoạt động đầu tư đó là nguồn lực, bao gồm nguồn lực vật chất va con người Trong đó, yếu té vật chất là nền tảng của hoạt động đầu tư bởi lẽ nếu không có nguồn vốn bằng tiền hay tai sản thì không thé tiến hành các hoạt động dau tư; yếu tố con người là yếu tố quyết định tới quá trình

cũng như kết quả của hoạt động đầu tư.

Khi tiến hành hoạt động đầu tư, nhà đầu tư luôn đặt trước cho mình một kỳ vọng nào đó được gọi là mục tiêu Sau đó nhà đầu tư sẽ sử dụng nguồn lực vật chất và con người của mình dé tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện được những mục tiêu ban đầu đã đề ra.

Dé đánh giá hiệu quả của hoạt động dau tư, can xét nhiêu vào các yêu

10

Trang 20

tố khác nhau Tùy thuộc vào sự chi phối của các tác động bên ngoài mà hoạt động dau tư có thé thu được những hiệu quả tốt hoặc xấu Không phải lúc nào khi tiến hành các hoạt động đầu tư nhà đầu tư cũng thu được lợi ích lớn hơn so với ban đầu mà có thé chịu những rủi ro do không sử dụng và quản lý tốt các nguồn lực cũng như dự báo và xử lý tốt những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư.

Hoạt động đầu tư không mang tính ngắn hạn Dé thu được kết quả như đã dé ra ban đầu, nhà đầu tư thường phải tiến hành nhiều khâu, nhiều bước

khác nhau hoạt động này diễn ra dài hạn.

Ngoài các đặc điểm chung của hoạt động đầu tư như trên, hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội còn mang một số đặc trưng riêng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, von đầu tư là khoản tiền tạm thời: Đây không phải vốn kinh doanh mà là nguồn tài chính của quỹ BHXH nhằm thực hiện trách nhiệm của BHXH đối với người lao động Do đó, trong thời gian chưa sử dụng chỉ trả các chế độ BHXH cho người lao động thì khoản tiền này gọi là “tạm thời”, “nhàn rỗi” Do nguồn vốn đầu tư là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi nên hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH không phải chịu sức ép về lãi suất nhưng phải dam bảo bảo toàn được nguồn vốn bỏ ra, thu hồi vốn.

Thứ hai, hình thức đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội thường kém đa dạng hơn so với các hoạt động đầu tư khác: Điều này xuất phát từ bản chất nguồn vốn của hoạt động đầu tư là khoản tiền nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm xã hội Do nguồn vốn của quỹ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo các quyền lợi an sinh xã hội cho người lao động nên quỹ luôn phải có một khoản tiền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ này Đề đảm bảo an toàn cho quỹ, phục vụ việc chi trả các chế độ, chính sách của BHXH nên việc đầu tư từ quỹ BHXH thường được thực

hiện vào một số lĩnh vực nhất định, có độ rủi ro thấp Vì vậy, hình thức đầu tư

từ quỹ BHXH thường kém đa dạng hơn so với các hoạt động đầu tư khác.

11

Trang 21

Thứ ba, bảo tòa quỹ và tăng trưởng quỹ là mục đích của hoạt động đầu tư Khác với các hoạt động đầu tư thông thường, mục đích cuối cùng hướng tới là lợi nhuận Mục đích chủ yếu của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội không phải nhăm tìm kiếm lợi nhuận, mà nhằm bảo toàn và tăng trưởng

quỹ Nói cách khác, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu xa hơn mà hoạt

động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội hướng đến đó chính là mục tiêu xã hội.

Từ những phân tích trên, có thé hiểu đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội là: “sử dụng nguôn tài chính từ quỹ BHXH đề thực hiện các hoạt động dau tư, nhằm

mục đích bảo toàn và tăng trưởng quỹ ”

Vai trò đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH có vai trò hết sức quan trọng đối với sự ồn định kinh tế, xã hội của mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng Lý do là quỹ này được

sử dung chủ yếu dé chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động,

giúp người lao động bớt khó khăn bởi có sự san sẻ, tương trợ giữa nhữngngười lao động với nhau.

Quỹ BHXH tại một thời điểm nhất định có số tiền kết dư lớn vì số người tham gia đóng phí và hưởng tại một thời điểm thường có chênh lệch khá lớn Nguy cơ không bảo toàn quỹ rất cao khi chỉ giữ nguyên số tiền này mà không thực hiện các hoạt động đầu tư Bởi trong nền kinh tế thị trường lạm phát luôn là yếu tổ tác động rat lớn đến các quỹ tài chính nói chung va quỹ BHXH nói riêng đó là lạm phát Lam phát trong nén kinh tế dẫn đến nguy cơ mất giá của đồng tiền nếu chỉ cất giữ trong két mà không thực hiện các hoạt động đầu tư Đặc biệt, đối với nguồn tài chính thuộc quỹ BHXH có đặc trưng là khoảng thời gian kể từ khi đóng vào đến khi được hưởng là tương đối

dài Vì vậy, hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH góp phần bảo toàn và tạo ra sự

tăng trưởng của quỹ.

Quỹ bảo hiểm xã hội còn tiềm an nhiều rủi ro như tính toán chưa khoa học số tiền đóng góp của người hưởng: lạm phát do khủng hoảng kinh kế,

12

Trang 22

chính trị, xã hội, Những đặc điểm này đòi hỏi quỹ BHXH phải tập trung hết sức đến hoạt động đầu tư tăng trưởng dé tránh tình trạng bội chi Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH có vai trò hết sức quan trọng đối với quỹ BHXH, với Nhà nước và đối với toàn xã hội, cụ thể:

Đối với quỹ bảo hiểm xã hội: Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội đóng góp lợi ích cho chính quỹ bảo hiểm xã hội Khi hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội tao ra được nguồn tài chính bé sung cho quỹ, sẽ giúp quỹ bao hiểm xã hội tăng trưởng, đồng thời đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên

cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Điều này tạo dựng tâm lý an tâm cho người tham gia, từ đó quy mô số người tham gia bảo hiểm xã hội

ngảy càng tăng cũng tạo nên sự tăng trưởng cho quỹ.

Đối với Nhà nước: Nguồn von lớn có được từ hoạt động dau tư từ quỹ bảo hiểm xã hội sẽ là nguồn hỗ trợ quan trọng trong việc đầu tư phát triển một số dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, giúp thúc day tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng tiễn lên và hiệu quả Bên cạnh đó, dé cân đối thu-chi, Nhà nước phải hỗ trợ một phần ngân sách Nhà nước Do đó, nếu quỹ bảo hiểm xã hội đầu tư hiệu quả, đem lại nguồn tài chính 6n định, đảm bảo

được khả năng chi trả sẽ giúp Ngân sách Nhà nước giảm được gánh nặng phải

bù đắp cho quỹ bảo hiểm xã hội.

Đối với xã hội: Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH góp phần thúc đây sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời, tạo thêm nhiều việc làm, mức sông được

cải thiện, mức sống được đảm bảo và gia tăng thu nhập cho người lao động Ở những nước phát triển, hệ thống BHXH tự chủ về tài chính, Nhà nước luôn hậu thuẫn dé BHXH dám đầu tư vào lĩnh như cho vay xây dựng các công trình

phúc lợi công cộng, các công trình giáo dục hay chăm sóc sức khỏe hoặc lập

ngân hàng riêng trong hệ thống BHXH dé dau tư vào các doanh nghiệp.

13

Trang 23

Nhu vậy, có thé thay hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần cân đối thu chỉ quỹ BHXH, giúp bảo toàn và tăng trưởng quỹ, từ đó sẽ góp phần ôn định nền kinh tế - xã hội.

1.2 Pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội 1.2.1 Khái niệm pháp luật về nguồn hình thành và dau tư quỹ Bảo hiểm xã hội

Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước và mang tính bắt buộc thực hiện với mọi chủ thể trong xã hội Nội dung của pháp luật thê hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

Pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH cũng giống như pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác Vì vậy, pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động thu BHXH và đầu tư quỹ BHXH, bao gồm các quy định về: NSDLĐ và NLĐ đóng góp; hỗ trợ của nhà nước cho quỹ BHXH; các nguồn thu hợp pháp khác của BHXH; đầu tư và các nguyên tắc dau tư quỹ BHXH; hình thức dau tư; phương án đầu tư; sử dụng nguồn tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư và xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư.

Các quy phạm pháp luật này là quy tắc xử sự chung, áp dụng với quy mô cả nước, đối với các chủ thể trong xã hội Giống như các quy phạm khác nó mang tính bắt buộc chung, các chủ thé sẽ không có quyên thực hiện hay không thực hiện pháp luật Nội dung pháp luật luôn thé hiện ý chí, bản chat

của giai cấp thống trị.

1.2.2 Nguyên tắc pháp luật về nguồn hình thành và dau tư quỹ Bao hiểm xã hội

Nguyên tắc pháp luật về nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội

Nguôn hình thành quỹ BHXH chủ yếu từ phần đóng góp của NLD và NSLĐ NLĐ là đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXHBB, do vậy, họ có

14

Trang 24

nghĩa vụ tham gia đóng quỹ BHXH như một khoản tiền dự trữ nhằm bảo vệ thu nhập của mình khi gặp rủi ro NSDLĐ là chủ thể sử dụng sức lao động nên cũng cần có trách nhiệm đối với NLĐ, đặc biệt là trong các trường hợp NLD gặp rủi ro Quy định này được áp dụng phô biến tại nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới do thé hiện được ban chất của quỹ BHXH và trách nhiệm nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động Ngoài ra, dé đảm bảo tính bền

vững của quỹ BHXH, Nhà nước cũng có trách nhiệm hỗ trợ cho quỹ BHXH

dé đảm bảo cân đối thu chi.

Ngoài nguồn thu chủ yếu trên, quỹ BHXH cũng được gia tăng từ các hoạt động đầu tư dưới các hình thức khác nhau Đây cũng là một nguồn thu quan trọng nhằm mục đích bảo toàn và tăng quy mô của quỹ BHXH, góp phần cải thiện các khoản trợ cấp, đồng thời đảm bảo cho các hoạt động của

BHXHBB được tăng cường trong tương lai Bên cạnh đó, quỹ BHXH còn có

nguồn thu hợp pháp khác như các khoản nộp phạt của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về BHXH, thu từ các nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế và trong nước, giá trị tài sản của quỹ được định giá theo quy định của pháp luật (nếu có) Ngoài ra, trong một số trường hợp, quỹ BHXH còn có thể nhận được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước Trong các nguồn hình thành trên, nguồn chủ yếu nhất là từ sự đóng góp của NSDLĐ và NLĐ [39, tr.117] Theo các báo cáo, nguồn thu nay không ngừng tăng lên qua mỗi năm mặc dù còn nhiều tồn tại phổ biến trong công tác thu BHXH như tình trạng nợ đọng, chậm đóng

BHXH đòi hỏi các giải pháp tích cực và toàn diện trong thời gian tới.

Nguyên tắc pháp luật về dau tư quỹ Bảo hiểm xã hội

Nguyên tắc pháp luật về đầu tư từ quỹ BHXH là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH.

Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động bảo hiểm là thu tiền trước, chỉ tiền

15

Trang 25

sau dẫn tới một bộ phận tiền vốn trong quỹ BHXH ở trạng thái tạm thời nhàn rỗi Thêm vào đó, tính chất trong hoạt động phân phối của bảo hiểm là vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn, đồng thời tính bồi hoàn của bảo hiểm là hoàn toàn bất ngờ Vì thé, đầu tư tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ là tất yếu đối với việc quản lý tài chính của quỹ, hướng tới đảm bảo cân đối trong đài hạn cũng như tăng

cường năng lực tài chính của quỹ BHXH Tuy nhiên, cũng vì chính những đặc

điểm riêng có của bảo hiểm nên việc đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội phải thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc nhất định, bao gồm:

Một là, đầu tư từ quỹ BHXH phải đảm bảo an toàn Mục tiêu của quỹ

BHXH là đảm bảo an toàn thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã

hội cho dân cư, do đó quỹ BHXH phải luôn duy trì năng lực tài chính để sẵn sàng chi trả, hỗ trợ cho người lao động xử lý rủi ro và các tôn thất do rủi ro gây ra nếu có Những rủi ro có thé xảy ra bất cứ lúc nào, với đặc điểm đó, quỹ BHXH luôn phải tồn tích một lượng tiền cần thiết để đáp ứng Nếu đầu tư không an toàn sẽ dẫn đến nguy cơ thâm hụt quỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến

quyên lợi của người lao động, đây người lao động vào hoàn cảnh khó khăn, tạo thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Điều này sẽ gây ra những bất ôn về kinh tế, xã hội của quốc gia, làm giảm sút lòng tin của người dân đối với Nhà nước Vì vậy, đảm bảo an toàn là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH.

Pháp luật thường quy định quỹ BHXH ít được đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao, mạo hiểm lớn; để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư Đồng thời, để tránh được những rủi ro khi đầu tư, pháp luật quy định cụ thể về hạn mức đầu tư, chỉ định lĩnh vực đầu tư, bảo hộ trong quá trình đầu tư

Hai là, dau tư từ quỹ BHXH phải mang lại hiệu quả Dù mục tiêu hoạt động của quỹ BHXH là phi lợi nhuận, nhưng để đảm bảo cho quỹ BHXH có

độ an toàn cao, đảm bảo chi trả cho những người thụ hưởng cả ở hiện tại và

16

Trang 26

trong tương lai, quỹ BHXH vừa phải bảo toàn được giá trị vừa phải có sự tăng

trưởng Đề thực hiện được mục tiêu tăng trưởng quỹ, doi hỏi hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH phải có hiệu quả, đầu tư có lợi nhuận.

Nguyên tắc này không hề mâu thuẫn với nguyên tắc đầu tiên về tính an toàn trong hoạt động đầu tư Vì đầu tư an toàn không có nghĩa là không mang lại lợi nhuận; đầu tư có hiệu quả cũng không có nghĩa là đầu tư không an toàn Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH phải đảm bảo hài hòa giữa hai nguyên tắc này thì mới đạt được mục đích là bảo toàn và tăng trưởng quỹ.

Đề thực hiện được nguyên tắc này, pháp luật quy định danh mục đầu

tư, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu, trên cơ sở đó, các cơ quan có thấm quyền

quyết định các hình thức đầu tư cụ thể.

Ba là, dau tư từ quy BHXH phải dam bảo thuận tiện khi thu hoi vốn Hoạt động chỉ trả trợ cấp BHXH thường xuyên diễn tra trong hoạt động xã hội Mặt khác, những rủi ro dẫn tới việc chi trả từ quỹ BHXH có tính chat bat ngờ Do vậy, quỹ BHXH phải luôn duy trì, tương đối ôn định để đảm bảo khả năng cho các đối tượng khi cần thiết.

Đầu tư quỹ vào lĩnh vực nào cũng phải phải đảm bảo khả năng chuyển đổi các tài san đầu tư thành tiền mặt dé thực hiện nghĩa vụ chi tra cho người lao động Khi đầu tư, quỹ BHXH phải thực hiện một trong những tiêu chuẩn lựa chọn tài sản đầu tư có khả năng chuyên đổi từ tài sản đầu tư sang tài sản thanh toán nhanh và không phải chịu những phí tổn lớn.

Bon là, hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH nhằm phục vụ những lợi ích công cộng: Hoạt động đầu tư quỹ BHXH nhằm tăng trưởng quỹ, đạt hiệu quả về mặt xã hội, đảm bảo được các lợi ích xã hội Việc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội cần chú trọng tới các dự án phục vụ công cộng và các mục tiêu xã hội thực

sự, mặc dù hiệu quả kinh tế đầu tư có thé thấp, gắn với chính sách xã hội Các

dự án đầu tư phục vụ lợi ích trực tiếp của những người tham gia BHXH và

17

Trang 27

những lợi ích công cộng, phục vụ gián tiếp NLD, như tạo việc làm, các tiện ich,

các dịch vụ cho dân cư Vì vậy, hai mục tiêu là lợi nhuận và lợi ích công cộng

luôn phải tuân thủ khi lựa chọn các dự án đầu tư, nhà đầu tư BHXH.

1.2.3 Nội dung pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội

Nội dung pháp luật về nguồn hình thành va đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội do đó cũng đặc biệt nhấn mạnh và xoay quanh năm yếu tô này Điều nay là hợp lý bởi lẽ Quỹ BHXH là một quỹ quan trọng, là quỹ tập trung lớn nhất ngoài ngân sách Nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chế độ

an sinh xã hội của đất nước Vì vậy việc đảm bảo nguồn thu én định, hợp lý, đảm bảo quy chế cân băng thu — chi và có dự phòng rủi ro là yêu cầu lớn nhất.

Thứ nhất, Quỹ BHXH do người lao động đóng góp

Quỹ BHXH do NLD đóng góp được quy định ở hau hết các nước trên thé giới Đây là trách nhiệm của NLD Và đây cũng là nguồn tài chính quan trọng dé hình thành quỹ BHXH, là khoản “tiết kiệm bắt buộc” của tất cả mọi người lao động khi “phòng thân” khi họ hay người thân họ đối mặt với rủi ro mất khả năng lao động, mất việc làm tạm thời hoặc chết Điều này là sự rang buộc giữa nghĩa vụ và quyền lợi của họ.

Thứ hai, Quy BHXH do người sử dung lao động đóng gop

Đa phần các quốc gia trên thế giới đều có quy định này Để tránh những thiệt hại lớn khi có những sự cố xảy ra hay rủi ro khác xảy ra thì việc đóng góp một phần quỹ BHXH của người lao là quan trọng: hơn nữa nó giảm bớt đi sự căng thăng trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người

lao động vốn chứa đựng nhiều những bất đồng, tranh chấp.

Thứ ba, Quỹ BHXH hình thành từ nguôn lãi từ hoạt động dau tư tăng

trưởng quỹ BHXH

Quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi là một nguồn vốn rất quan trọng đề tham

18

Trang 28

gia đầu tư Trước hết, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước; mặt khác để tránh sự trượt giá Hơn nữa, tăng trưởng quỹ góp phần làm cho nguôn lực của quỹ lớn hon bảo đảm nhu cầu chi cho mọi người hưởng các

chế độ bảo hiểm.

Thứ tư, Quy BHXH được hình thành do sự hỗ trợ của Nhà nước

Nhà nước là chủ thể có tư cách là chủ sử dụng lao động lớn nhất, có sức mạnh quyền lực, đảm bảo đời sống nhân dân Vì thế, khi quỹ bị thâm hụt không đủ khả năng dé chi trả cho các chế độ xã hội, Nhà nước sẽ đứng ra bảo hộ và đóng góp vào quỹ BHXH Nguồn thu này vô cùng cần thiết và quan trọng đảm bảo cho an sinh xã hội, các hoạt động xã hội diễn ra ồn định.

Trong mối quan hệ giữa người chủ và người thợ làm, Nhà nước sẽ phải tham gia bắt buộc để dung hòa các mâu thuẫn hai bên qua một hệ thống pháp luật, chính sách quy định chung Điều nay góp phần đảm bảo cuộc sống cho

người lao động và người thân của họ Tuy nhiên, việc hỗ trợ không phải là

thường xuyên mà chỉ trong những trường hợp cần thiết khi tình hình tài chính

của quỹ BHXH gặp khó khăn.

Thứ năm, các nguồn thu hợp pháp khác.

Các nguồn tài chính khác hình thành quỹ BHXH bao gồm: tai trợ, viện trợ, tiền thu nợ Đây đều là các nguồn thu hợp pháp, tương lai sẽ chiếm ưu thế trong quỹ BHXH do quỹ BHXH được hình thành từ kết quả của cả hai

quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân.

1.3 Pháp luật của một số nước trên thế giới về nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội - Những gợi mở cho Việt Nam

1.3.1 Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, quỹ Bảo hiểm xã hội đến từ hai nguồn chủ yếu là: Nguồn ngân sách nhà nước và nguồn đóng góp của người dân Ngoài ra, các quỹ BHXH cũng được sử dụng dé đầu tư, lãi của hoạt động đầu tư cũng được đưa

19

Trang 29

vào quỹ dé sử dụng cho các chương trình an sinh xã hội Một số quỹ BHXH tại Hoa Kỳ sử dụng hoàn toàn nguồn tiền từ ngân sách nhà nước bao gồm các chương trình cho người thu nhập thấp và chương trình hỗ trợ người bản địa Điều này là phù hợp vì người dân có thu nhập thấp hoặc người sống ở những vùng khó khăn (như người bản địa) không đủ khả năng để tự mình tiếp cận

các dịch vụ xã hội, do đó Nhà nước phải có nghĩa vụ đài thọ hoàn toàn cho

họ Đây cũng là đặc điểm của mô hình an sinh xã hội mà Hoa Kỳ theo đuổi.

Những quỹ BHXH có sự tham gia đóng góp của người dân, kết hợp với ngân sách nhà nước đều là những chương trình lớn của an sinh xã hội Hoa

Kỳ, bao gồm chương trình bảo hiểm hưu trí, tử tuất và người tàn tật, chương trình BHTN, chương trình BHYT, trong đó phần lớn đến từ sự đóng góp của NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ), chỉ một phần nhỏ đến từ nhà nước thông qua nguôn tiền lãi trái phiếu của quỹ, các nguồn tài trợ, nguồn thu

chung của bang, phi bảo hiểm, Nhìn chung, NLD và NSDLD được quy định phải đóng các khoản tiền hàng tháng vào các quỹ để thực hiện các

chương trình trên theo một tỷ lệ nhất định, tương tự cách đóng góp vào quỹ của Việt Nam Như BHXH yêu cầu mức đồng của NLD và NSDLĐ như nhau 6,2% Bảo hiểm thất nghiệp chỉ yêu cầu đóng với NSDLĐ với múc trung bình 0,6% Như vây, có thê thấy tỷ lệ đóng đang có sự khác biệt Nếu như ở Việt Nam, NLĐ và NSDLĐ đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT và

BHTN với những tỷ lệ khác nhau (trong đó thường NLD phải đóng với ty lệ

thấp hơn NSDLĐ), thì ở Hoa Kỳ, NLD và NSDLD đóng tiền vào các quỹ với mức như nhau, cá biệt, quỹ BHTN chỉ có NSDLĐ đóng Luật về bảo hiểm

của Mỹ có nêu, trường hợp người lao động tự do hoặc là chủ doanh nghiệp

thì cũng phải tự kê khai và nộp tất cả các loại bảo hiểm trên với mức tong là 15.3% (trừ BH Thất nghiệp), tức là sẽ “đắt” hơn so với người lao động bình

thường Như vậy, Hoa Kỳ chia ra mức đóng của doanh nghiệp và mức đóng

20

Trang 30

của người tự kinh doanh, trong đó mức đóng của người tự kinh doanh thường

cao gấp đôi mức đóng của doanh nghiệp Mức đóng BH bắt buộc ở Việt Nam hiện nay so với các nước khác là rất cao và là gánh nặng cho các doanh nghiệp, trong bối cảnh chính phủ đang siết chặt việc lách BH và xu hướng là ép doanh nghiệp nộp bảo hiểm trên tổng thu nhập của người lao động thì tương lai là rất khó khăn cho doanh nghiệp nói chung [53].

1.3.2 Trung Quốc

Trung Quốc có diện tích hơn 9,6 triệu km2 với dân số trên 1,4 tỷ người, đa sắc tộc, đa văn hóa, chênh lệch giàu nghèo giữa các vung, miền rất lớn Đặc điểm này khiến Trung Quốc khó có thé xây dựng và thực hiện thành công hệ thống BHXH thống nhất Vì vậy, nước này khuyến khích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các khu tự tri tùy thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương thực hiện các hệ thống BHXH khác nhau.

BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các khu tự tri tự dự trù quỹ, cân đối quỹ dé đảm bảo khả năng chi trả trên địa bàn của minh Quỹ

BHXH Trung Quốc được quản lý trên nguyên tắc tách bạch thu - chi dựa trên thu nhập nguồn vào và nguồn chi đầu ra Quỹ BHXH của Trung Quốc đảm bảo mọi cá nhân được trợ cấp và hỗ trợ tài chính khi tudi già, thất nghiệp, 6m đau, tai nạn lao động và sinh đẻ ở mức cơ bản Nguồn kinh phí để chỉ trả các chế độ trên dựa trên đóng góp của NLD và NSDLD là chủ yếu Quỹ BHXH gồm 2 phần: Phần thứ nhất được đưa vào tài khoản cá nhân; Phần thứ hai là phần đóng góp còn lại của người sử dụng lao động được đưa vào quỹ chung Ở nước Trung Quốc, thì người sử dụng lao động phải đóng Quỹ Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp và Quỹ Bảo hiểm thai sản Đây là phương pháp quản lý mang tính mở, dễ thích nghi với điều kiện cụ thể từng khu vực, đặc biệt nhờ số tiền đóng góp được chuyền vào từng tài khoản cá nhân, nên người lao động dễ dàng nắm bắt thông tin về số tiền đóng góp của mình [54].

Theo pháp luật BHXH tại Trung Quốc [40, tr.15-16], quỹ BHXH được

21

Trang 31

quản lý trực tiếp bởi Hội đồng Quốc gia quản lý quỹ BHXH Cơ quan này có trách nhiệm phát triển nguồn vốn đầu tư quỹ, đưa ra các chiến lược đầu tư, kế hoạch thực hiện chiến lược Trong phạm vi cho phép của các cấp có thâm

quyền, hội đồng này có thể lựa chọn tự mình đầu tư hoặc giao cho bên thứ ba

quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư cũng như sẽ thực hiện các báo cáo

tình trạng tài chính quy,

Tỷ lệ đầu tư quỹ BHXH ở Trung Quốc được quy định: tỷ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tối đa không quá 10%, tỷ lệ tiền gửi ngân hàng và trái phiếu chính phủ không ít hơn 50%, tỷ lệ mua cô phiếu, chúng chỉ quỹ không vượt quá 40% Mức độ rủi ro cho phép không vượt quá 10% đối với đầu tư ngắn hạn và đối với khoản đầu tư trung và dai hạn, thi mức lợi nhuận tối thiêu thực tế hằng năm không thấp hơn 3,5% [20].

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

về nguồn hình thành quỹ BHXH: Thứ nhất, Việt Nam cần tạo lập được nguồn quỹ 6n định, tăng trưởng quỹ bên vững thì cần hướng tới việc mở rộng

độ bao phủ BHXH tới toàn dân, xác định rõ trách nhiệm đóng góp của NLD,

NSDLD và nhà nước với quỹ BHXH; đề cao trách nhiệm đóng góp của từng cá nhân gồm cả hai nhóm đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện Thứ hai, trong vấn đề quản lý quỹ BHXH, cần kiểm soát kỹ các khoản thu, chi phí chi trả cho chế độ bảo hiểm cũng như ngăn chặn sớm tinh

trạng lạm dụng, trục lợi, vi phạm các quy định trồn đóng quỹ BHXH từ doanh

nghiệp, cá nhân.

Về đầu tư quỹ BHXH: Thứ nhất, cần đa dạng hóa các hình thức đầu tư từ quỹ BHXH, phân bé nguồn vốn dé đầu tư một cách rõ ràng hơn dé mang

lại hiệu quả, bảo đảm tính an toàn và tặng trưởng quỹ BHXH Thứ hai, việc

quản lý, giảm sát các mục đầu tư cần kỹ càng hơn, chuyên nghiệp hơn trong việc xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư từ quỹ, bởi Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách riêng biệt để hình quản lý, giám sát các dự án đầu tư này.

22

Trang 32

Việc giám sát chủ yêu thuộc về cơ quan BHXH thực hiện Điều nay dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp, tạo thé đọc quyền của cơ quan BHXH, không có sự cạnh tranh trong đầu tư, khi vừa là người đề ra, tô chức, vừa là người giám sát thực hiện Vì vậy Việt Nam cần tạo lập một mô hình sử dụng công ty quản lý

quỹ chuyên nghiệp trong đầu tư quỹ BHXH.

23

Trang 33

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu ra những nội dung mang tinh chất lý luận về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH với các nội dung như khái niệm, bản chất, nguyên tắc, vai trò của BHXH; khái niệm, phân loại, nguồn hình thành và nguyên tắc nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH; pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH Qua đó chúng ta có cái nhìn khái quát về nguồn

hình thành và đầu tư Quỹ BHXH ở Việt Nam hiện nay.

Quỹ BHXH là một bộ phận then chốt và đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động BHXH Việc đảm bảo nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quỹ được déi dào, đáp ứng

được chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam

Đây là cơ sở lý thuyết của đề tài phục vụ cho việc phân tích thực trạng pháp luật về nguồn hình thành va đầu tư quỹ BHXH và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam hiện nay Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ BHXH ở Việt Nam hiện nay.

24

Trang 34

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG PHAP LUẬT VE NGUON HÌNH THÀNH VA DAU TƯ QUY BAO HIEM XA HOI-THUC TIEN THI HANH O VIET NAM

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về nguồn hình thành và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội

2.1.1 Về nguon hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội

Có 5 chế độ trong Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam, đó là chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất Nhà Nước đã quản lý quỹ BHXH thành 3 quỹ thành phan gồm quỹ ốm đau va thai sản, quỹ tai nạn lao động - bệnh nghé nghiệp va

quỹ hưu trí - tử tuất Tại Điều 82 Luật BHXH 2014 quy định các nguồn hình thành quỹ BHXH gồm: Người sử dụng lao động đóng; Người lao động đóng;

Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; Hỗ trợ của Nhà nước và Các nguồn

thu hợp pháp khác.

2.1.1.1 Người sử dụng lao động đóng góp quỹ Bảo hiểm xã hội

NSDLD là chủ thé hưởng lợi trực tiếp từ quá trình lao động của NLD Sức lao động của NLD kết tinh trong mỗi sản phẩm, dịch vụ được tao ra và mang đến

lợi nhuận cho NSDLĐ Vì vậy, trong việc bảo vệ sức lao động đó, NSDLĐ có

một phần trách nhiệm Người sử dụng lao động tham gia BHXHBB gồm:

Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vi vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội — nghề nghiệp, tô chức xã hội khác, cơ quan, tô chức nước ngoai, tô chức chính tri xã hội — nghề nghiệp, tô chức quốc tế hoạt động trên lãnh thé Việt Nam, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tô chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động [36, Điều 2].

Quy định này cho thấy chế độ BHXHBB được áp dụng cho tất cả các

25

Trang 35

chủ thể tham gia vào quan hệ lao động với tư cách là NSDLĐ, không có sự phân biệt giữa cá nhân và tô chức, giữa khu vực kinh tế tư nhân hay nhà nước

và giữa các tô chức Việt Nam và nước ngoài Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho moi NLD, bất ké giao kết hợp đồng lao động với NSDLD nào, cũng có quyền được NSDLĐ đóng BHXHBB Các quy định này đặt ra nghĩa vụ đóng góp của đông đảo số lượng NSDLD, là cơ sở hình thành nguồn quỹ BHXH ồn định nhăm đáp ứng các mục tiêu an sinh xã hội ngắn và dai hạn.

Nghĩa vụ tham gia BHXHBB của NSDLĐ cũng được quy định chỉ tiết cụ thể NSDLĐ có trách nhiệm đóng BHXHBB khi sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXHBB từ quỹ tiền lương đóng BHXH bằng 17,5% tiền

lương của NLD [4, Điều 5].

Bên cạnh các quy định về mức đóng BHXHBB áp dụng chung cho mọi đối tượng NSDLĐ, pháp luật BHXH còn dé cập đến một số trường hợp NSDLD trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đóng với mức 0.3% trên mức lương cơ sở (thấp hơn so với quy định nói trên) Các quy định trên nhằm khuyến khích NSDLD tuân thủ day đủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro cho NLD khi làm việc Dé được hưởng ưu đãi, doanh nghiệp cần đáp ứng các quy định theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP

Mức đóng góp của NSDLĐ trong một số trường hợp đặc biệt cũng được pháp luật BHXH đề cập đến nhằm khuyến khích mọi đối tượng tham gia và được hưởng lợi từ hệ thống BHXHBB.

Đối với NLD là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, NSDLĐ phải đóng: 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất; vào quỹ ốm đau và thai sản là 3% và 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp [13].

Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP về chính sách

hỗ trợ NLD và NSDLD bị ảnh hưởng bởi Covid-19 từ quỹ BHTN và Nghị

26

Trang 36

quyết 68/NQ-CP quy định về các chính sách hỗ trợ NLD và NSDLĐ gặp khó khăn do dai dich COVID19 Theo đó, việc đóng bảo hiểm vào quỹ TNLD -BNN, quỹ hưu trí - tử tuất, quỹ BHTN sẽ được giảm hoặc tạm dừng đóng trong khoảng thời gian từ 01/07/2021 đến 30/06/2022 Cụ thé như sau:

Bảng 2.1: Mức đóng BHXHBB cua NSDLD từ 01/07/2021 đến 30/06/2022

cho NLD thông thường

20% hoặc 6%

Bảng 2.2: Mức đóng BHXHBB của NSDLD từ 01/07/2021 đến 30/06/2022

cho cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân,người lao động được hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Can bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người

lao động được hưởng lương từ ngân sách nhà nước

cho NLD nước ngoài

Lao động nước ngoài

27

Trang 37

Nhu vậy, có thé thay các quy định về đối tượng tham gia BHXHBB đã bao gồm gần như toàn bộ NLĐ có quan hệ lao động theo pháp luật hiện hành.

Các mức đóng BHXHBB được xác định một cách linh hoạt, vừa góp phần tạo cơ chế bảo đảm các quyền an sinh xã hội cho NLD, vừa tạo động lực khuyến khích NSDLĐ tuân thủ quy định pháp luật để thụ hưởng các chế độ ưu đãi Ngoài ra, trong các giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn, các quy định pháp luật cũng đã góp phần giảm bớt chi phí cho NSDLĐ Trong thời điểm xã hội có nhiều biến động (dịch Covid) thì Nhà nước cũng đã có những thay đổi, điều chỉnh hợp lý thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn này

2.1.1.2 Người lao động đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội

Việc đóng quỹ BHXH chính là sự “tiết kiệm bắt buộc” của mọi NLD ở hầu hết các quốc gia trên thế giới khi họ còn có khả năng lao động, có thu nhập đề phòng ngừa cho chính mình khi gặp các rủi ro không may Có thể nói rằng, NLD đóng góp một phần vào quỹ BHXH là dé đảm bảo cho chính mình trong trường hợp gặp phải rủi ro ngoài ý muốn và đảm bảo cho cuộc sống của mình khi về già, bên cạnh đó còn có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi

của họ một cách chặt chẽ.

Đối tượng tham gia BHXHBB

Đối tượng tham gia BHXHBB được quy định rất cụ thé tại khoản 1,

khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2014 Theo đó NLD tham gia vào quan hệ lao động, được hưởng tiền lương trên lãnh thô Việt Nam, hoặc NLĐ Việt Nam đi lao động tại nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt nam đều phải tham gia BHXHBB Theo đó, Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng

tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng

lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ

28

Trang 38

đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03

tháng; Si quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; si quan, hạ sĩquan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;

người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị tran [36, Điều 2].

Mức đóng và phương thức đóng BHXHBB được quy định tại Điều 85 Luật BHXH năm 2014 và tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 595/QDBHXH Luạt quy định có nhiều mức đóng khác nhau như mức đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với những lao động hay mức đóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLD trước khi đi làm

VIỆC ở nước ngoài.

Một điều đáng lưu ý, trường hợp NLĐ di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 187 BLLĐ; khoản 1 Điều 3 của Nghị định sỐ

11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 thì không thuộc đối tượng tham gia BHXHBB.

Tương tự như đối với NSDLĐ, đối với trường hợp NLD là công dân

nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng phải đóng BHXHBB tương đương

8% mức tiền lương.

Trong thời gian đại dịch Covid, Nhà nước cũng đã có những điều chỉnh kip thời, giảm mức đóng cho NLD, hỗ trợ NLD vượt qua thời điểm khó khăn của đại dịch Cụ thé quy định tại Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/09/2011 giảm mức đóng BHXHBB từ ngày 01/07/2021 đến 30/06/2022 như sau:

29

Trang 39

Bang 2.4: Mức đóng BHXHBB cua NLD thông thường

từ 01/07/2021 đến 30/06/2022

8% hoac tam dimg] - | 1.5%

Bang 2.5: Mức dong BHXHBB cua Can bộ, công chức, viên chức, ngườithuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động được hưởng lương từ

ngân sách nhà nước từ 01/07/2021 đến 30/06/2022

Can bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân,người lao động được hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Trang 40

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định tại khoản 4, điều 2 Luật BHXH hiện hành thì bao gồm: người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, điều này Căn cứ khoản 1

Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH, những người sau đây sẽ được tham gia

BHXH tự nguyện như sau: Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân

Việt Nam từ đủ 15 tuôi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm: Người lao động làm

việc theo HDLD có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người laođộng làm việc theo HDLD có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở

đi; Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;

Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, to dân phó,

khu, khu phố; Người lao động giúp việc gia đình; Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương; Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tô

chức hoạt động lao động dé có thu nhập cho bản thân và gia đình.

Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 02 chế độ: Hưu trí và tử tuất Với các chế độ này, người tham gia có thê đảm bảo cuộc sống cho mình khi không thể tiếp tục làm việc Có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi do không được hưởng chế độ 6m đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

2.1.1.3 Tiên sinh lời từ hoạt động dau tư quỹ Bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là một nguồn quỹ tài chính lớn và thường có kết dư lớn, do vậy, nhằm mục đích gia tăng quỹ một cách an toàn, quy định pháp luật cho phép sử dụng số dư tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHXH dé dau tư Dau tư là

31

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Mức đóng BHXHBB cua NSDLD từ 01/07/2021 đến 30/06/2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về nguồn hình thành và đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
Bảng 2.1 Mức đóng BHXHBB cua NSDLD từ 01/07/2021 đến 30/06/2022 (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w