1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam

103 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Phượng
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 25,51 MB

Cấu trúc

  • 2.1.2. Các loại tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại (44)
  • 2.1.3. Các quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng 0101500012127 (46)
  • 2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam (59)
    • 2.2.1. Những kết qua dat QUOC ...ceccecceccessessessessessessessessessessesssssesseeseeseeseess 51 2.2.2. Những tổn tại và nguyên nhân...........................---- eesesseeseesessesseeseeseees 55 (0)
  • CHUONG 3: PHUONG HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN (0)
    • 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền và lợi ich của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam (74)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam (80)
      • 3.2.1. Về chủ thể tham gia quan hệ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng 3.2.2. Về các loại tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại (80)
      • 3.2.3. Về các quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thương TmạiI..........................- -- G- + + x1 211991 911 1 91111 hi ng nh ng nh ng 75 3.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam (83)

Nội dung

Những quy định về pháp luậttrong lĩnh vực huy động vốn bang hình thức nhận TGTK này còn tổn tại nhiềumâu thuẫn, chồng chéo, điều này anh hưởng đến tâm lý của các chủ thé cótiền nhàn rỗi,

Các loại tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại

Việc phân loại tiền gửi tiết kiệm có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đối với cả người gửi tiền tiết kiệm và các ngân hàng thương mại Hiện nay có bốn phương thức để phân loại tiền gửi tiết kiệm là: Phân loại theo kỳ hạn, phân loại theo loại tiền, phân loại theo phương thức trả lãi và phân theo phương thức nộp gốc.

Thứ nhất, phân loại theo kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm được chia thành 02 loại: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có thê rút ra bất cứ lúc nào nhưng không được sử dụng làm các công cụ thanh toán Loại tiền này có lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán, tuy nhiên mức lãi suất không cao nên mục dich chủ yêu của khách hàng gửi tiền là đảm bảo an toàn vốn.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền có sự thỏa thuận về thời hạn gửi tiền và rút tiền và khách hàng chỉ được rút khi đáo hạn, nếu rút trước hạn thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút Loại tiền gửi này thường được hưởng lãi suất có định và phụ thuộc vào kỳ hạn, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn được chia thành ngắn, trung và dài hạn Theo đó:

Tiền gửi tiết kiệm ngăn hạn: Là tiền gửi có thời hạn ngắn tối đa là 1

36 năm (12 tháng) Vì thời gian huy động ngắn nên độ rủi ro trong hình thức huy động này cao hơn so với các hình thức huy động dài hạn Vì vậy, lãi suất huy động ngắn hạn bao giờ cũng thấp hơn lãi suất huy động trung và dai han.

Tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn là hình thức khách hàng gửi tiền tiết kiệm với thời hạn từ 1 đến 5 năm.

Thứ hai, phân theo loại tiền, tiền gửi tiết kiệm được chia thành tiền gửi tiết kiệm nội tệ và tiền gửi tiết kiệm ngoại tỆ.

Tiền gửi tiết kiệm nội tệ: Là khoản tiền gửi bằng VNĐ Đây là khoản tiền gửi quan trọng của các ngân hàng, nó phụ thuộc vào thu nhập của người dân trong nước và thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tông lượng tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn.

Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ: Là người dân có thé gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng bằng ngoại tệ mạnh như USD, EURO, những khoản ngoại tệ này cũng rất quan trọng cho hoạt động ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, Do tính ổn định của ngoại tệ so với nội tệ va tâm lý của người dân nên số tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại té có xu hướng tăng lên.

Thứ ba, phân loại theo phương thức trả lãi, tiền gửi tiết kiệm được chia thành 2 loại: Tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau, tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước và tiền gửi tiết kiệm trả lãi định kỳ.

Tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau: Là hình thức tiết kiệm trả lãi khi đáo hạn.

Và thời điểm đáo hạn, nếu khách hàng không rút gốc và lãi thì số tiền lãi được nhập vào gốc và coi là gốc của kỳ tiếp theo.

Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước: Là hình thức tiết kiệm trả lãi ngay khi khách hàng gửi tiền Khi đến hạn khách hàng sẽ được lĩnh phần gốc đúng như số tiền gửi trên số tiết kiệm hoặc thẻ Nếu khách hàng yêu cầu rút gốc trước hạn thì sẽ giải quyết theo quy định của ngân hàng.

Tiền gửi tiết kiệm trả định kỳ: Là hình thức tiết kiệm trả lãi cho từng kỳ

37 hạn mà khách hàng và ngân hàng đã thỏa thuận Đến kỳ tính lãi khách hàng có thé rút phan lãi của kỳ trong các ngày làm việc của ngân hàng Nếu khách hàng không đến lấy lãi theo kỳ hạn đã đăng ký thì ngân hàng chỉ thực hiện sao kê tính lãi hết kỳ lãi cuối cùng thì số lãi còn chưa lĩnh được nhập vào gốc.

Bốn là, phân theo phương thức nộp gốc bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm gửi một lần và tiền gửi tiết kiệm gửi nhiêu lần.

Tiền gửi tiết kiệm gửi một lần: Là hình thức tiết kiệm khách hàng chỉ gửi vào đó một lần và từ thời điểm đó đến khi đáo hạn Với hình thức này, khách hàng được hưởng mức lãi suất cao hơn các loại gửi tiết kiệm khác và ngân hàng không tốn nhiều chi phí quản lý do số dư tài khoản của khách hàng không biến động.

Tiền gửi tiết kiệm gửi nhiều lần: Là hình thức tiết kiệm mà định kỳ khách hàng đã đăng ký với ngân hàng hoặc khi nào khách hàng có khoản thu nhập dư thì khách hàng sẽ gửi vào tài khoản tiết kiệm đó Số tiền gửi từng lần có thé là có định hoặc thay đổi theo khả năng của khách hàng Lãi suất của loại tiền này thấp hơn loại gửi tiết kiệm thông thường.

Việc phân loại tiền gửi tiết kiệm giúp các quy định của hệ thống ngân hàng được cụ thể và rõ ràng hơn.

Các quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng 0101500012127

2.1.3.1 Quyên được ký kết hợp động tiền gửi tiết kiệm

Hợp đồng là giao dich phát sinh trên cơ sở thỏa thuận của các bên, trong đó hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng vay tài sản đều là các hợp đồng và xét một cách độc lập thì chúng có bản chất pháp lý khác nhau [33].

Về pháp lý, sự khác nhau giữa hợp đồng gửi giữ tài sản với hợp đồng vay tài sản chính là sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ của các chủ thê được xác lập từ hợp đồng, theo đó:

Việc gửi giữ tài sản chỉ là sự chuyên giao quyên sở hữu của bên gửi,

38 bên giữ không có quyền sử dụng, định đoạt tài sản nhận giữ và sự chuyển giao trên hướng đến nội dung bên giữ có trách nhiệm nhận tài sản dé bảo quản và có nghĩa vụ trả lại chính tài sản ấy, được thu tiền công, tức phí giữ hộ tài sản, trừ khi có thỏa thuận không thu phí.

Khi tiếp nhận tiền gửi tiết kiệm, NHTM và khách hàng đã mặc nhiên thỏa thuận nội dung: NHTM được toàn quyền sử dụng tiền gửi tiết kiệm để đầu tư cho các mục đích kinh doanh hợp pháp của mình với điều kiện có hoàn trả theo phương thức đã thỏa thuận (vốn, lãi, dịch vụ), số du trên tài khoản tiền gửi là khoản phải trả của ngân hàng đối với khách hàng.

Mặc dù quan hệ tiền gửi tiết kiệm giữa ngân hàng và khách hàng là quan hệ cho vay giữa hai bên nhưng một trong những yếu tố cơ bản của hợp đồng là lãi suất lại chịu sự quan lý, quyết định của Nhà nước mà cụ thé là thông qua NHNN Điều này nhằm 6n định nền kinh tế, tránh những hoạt động lợi dụng của các NHTM trong việc áp dụng lãi suất ưu đãi dé thu hút khách nhưng gây hệ quả cho nền kinh tế sau đó.

2.1.3.2 Quyên được nhận khoản tiền gốc và lãi khi gửi tiễn tiết kiệm

NHTW của các nước trên thế giới trong đó bao gồm cả NHNN Việt Nam có mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là ôn định giá trị đồng tiền của quốc gia — thông qua việc kiểm soát lạm phát Đề thực hiện mục tiêu đó, lãi suất là một trong những công cụ hiệu quả nhằm điều chỉnh chính sách tiền tệ của các NHTW Lãi suất trên thị trường tiền tệ là giá cả của việc sử dụng tiền vốn trong một thời gian nhất định mà người cho vay đòi hỏi người vay phải trả khi sử dụng khoản tiền của mình, giá cả của các công cụ vay nợ ngắn hạn chịu sự tác động của các nhân tố chủ yếu trong quan hệ cung — cầu vốn, mức độ rủi ro thanh toán, rủi ro thị trường lạm phát, tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế, mức biến động của tỷ giá và lãi suất thị trường quốc tế, chi phí quản lý kinh doanh của các tô chức tín dụng, bao gồm cả chính sách thuế của Nhà nước đôi với tiên gửi dân cư va hoạt động tín dụng,

Lãi suất huy động của các NHTM là một bộ phận của lãi suất, lãi suất huy động được hiểu là một cách đơn giản là giá cả, lợi tức ngân hàng trả cho việc được sử dụng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng trong một thời hạn nhất định Công cụ chính để các ngân hàng tạo lợi thế cạnh tranh trong nghiệp vụ huy động của mình là lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi tiết kiệm).

Chính bởi tầm quan trọng của lãi suất nói chung và lãi suất huy động nói riêng đối với sự phát trién của ngành ngân hàng và toàn nền kinh tế, hiện nay NHNN Việt Nam vẫn đang áp dụng chính sách quản lý tiền lãi suất Tiền lãi suất huy động lần đầu tiên được áp đặt vào cuối tháng 2/2008 nhưng chỉ ba tháng sau đã bị gỡ bỏ cũng phát sinh nhiều bất cập Đến tháng 2/2010, một lần nữa trần lãi suất huy động được áp dụng trở lại Tuy nhiên, cũng như trước đó, thị trường vẫn “làm ngơ” với quy định này và lãi suất huy động thực tế đã bỏ xa mức trần 14% Tháng 9/2011 đến nay, NHNN đã đặt trần lãi suất huy động băng cách đưa vào những hình phạt nghiêm khắc đối với những ngân hàng vi phạm Việc áp trần lãi suất huy động là nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng và giảm lãi suất cho vay trên thị trường. Theo đó, lãi suất các NHTM 4p dụng dé huy động tiền gửi tiết kiệm không được vượt quá ngưỡng trần do NHNN quy định Hiện nay, mức trần lãi suất huy động NHNN đang áp dụng cho các NHTM được phân loại theo từng kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm theo quy định về mức lãi suất đối với tiền gửi tiết kiệm gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD theo Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014 ban hành kèm theo Quyết định 1812/QD-NHNN ngày 24/10/2022, cụ thé như sau:

- Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với TGTK không kỳ hạn và có kỳ han dưới | thang là 1,0%/năm.

- Mức lãi suất tối da áp dụng đối với TGTK có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với TGTK có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,5%/nam [10].

Như vậy, hiện nay NHNN chỉ quy định mức trần lãi suất huy động với TGTK không ky hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng và có kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng Trong bối cảnh thị trường vốn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, hệ thống ngân hang van là kênh chủ lực cung ứng vốn cho nên kinh tế, việc sử dụng có chọn lọc với những liều lượng và thời điểm phù hợp các biện pháp hành chính van là giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của thị trường tiền tệ Hơn nữa khi chất lượng các tô chức tín dụng chưa đồng đều, việc áp dụng trên lãi suất huy động dưới 6 tháng nhằm giữ ôn định và phát triển tiền tệ, đồng thời giữ được tâm lý kỳ vọng về lạm phát.

Việc mở tài khoản tiết kiệm ở NHTM lam phát sinh tư cách chủ tài khoản cho khách hàng Quan hệ tiền gửi tiết kiệm được thực hiện trên nguyên tắc thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng Bản chất của quan hệ này là quan hệ vay tài sản Vậy nên hợp đồng tiền gửi phát sinh hậu quả pháp lý làm chuyền dịch quyền sở hữu tài sản là số tiền từ bên cho vay (khách hàng) sang bên vay (ngân hàng) Bên cho vay sẽ có quyền chủ nợ đối với bên vay, lúc này ngân hàng có quyên sử dụng số tiền trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm hợp pháp, hợp lệ Khách hàng có quyền yêu cầu ngân hàng phải hoàn trả cho mình số tiền vay và khoản lãi như đã thỏa thuận Vậy nên khách hàng đem gửi tiền tiết kiệm dé thu khoản lãi trên số tiền gửi tiết kiệm đó theo các kỳ hạn cu thé và hưởng các dịch vụ của ngân hàng và chấp nhận chuyên nhượng toàn bộ quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với số tiền đó cho ngân hàng Với tư cách chủ nợ, khách hàng không có quyên can dự vào việc sử dụng đồng tiền đã gửi vào ngân hàng, nhưng có thể dùng quyền chủ nợ đề tham gia một số giao dịch dân sự khác theo loại hình tiền gửi của hợp đồng tiền gửi tiết kiệm, được đòi nợ hoặc nhận tiện ích theo thỏa thuận với ngân hàng [1].

Sự an toàn còn được thê hiện ở tính hoàn trả cả sốc và lãi cho người GTTK khi hợp đồng hết thời hạn Đây cũng là nghĩa vụ của NHTM khi thực hiện hợp đồng GTTK theo quy định của pháp luật.

2.1.3.3 Quyên được cung cấp thông tin và quyển được giữ bí mật những thông tin của khách hàng.

Quyên được cung cấp thông tin: Điều 10 Luật các TCTD năm 2010 quy định các NHTM phải có trách nhiệm công bố công khai việc tham gia các tổ chức bảo toàn, BHTG tại trụ sở chính và các chi nhánh Thông báo công khai lãi suất tiền gửi tiết kiệm, phí dịch vụ, các quyền và nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm dịch vụ đang cung ứng Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức NHTM phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch NHTM không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tai điểm e khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Bản chất của việc NHTM nhận tiền gửi của người gửi tiền tiết kiệm là hợp đồng vay tài sản Như vậy, mọi điều khoản của hợp đồng phải được công khai Quyền lợi của người gửi tiền tiết kiệm chịu sự chi phối của NHTM Vì thé, dé thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng và quyền lợi của người gửi tiền tiết kiệm được đảm bảo, các NHTM phải công khai các loại dịch vụ và ưu đãi đối với người gửi tiền trong từng loại dịch vụ đó.

Dé đảm bảo quyền lợi và thỏa mãn nhu cầu của người gửi tiền tiết kiệm, các NHTM đưa ra các loại hình gửi tiết kiệm phong phú như: không kỳ hạn, có ky hạn (kỳ han | tháng, kỳ hạn 3 tháng, ky hạn 6 tháng, ) Thông thường, kỳ hạn càng kéo dài thì mức lãi suất càng cao Tùy vào mục đích và nhu cầu, người gửi tiền tiết kiệm tự lựa chọn dịch vụ cho phù hợp.

Thực tiễn thực thi pháp luật về quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam

PHUONG HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN

Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền và lợi ich của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Thứ nhất, các quy định của pháp luật phải phù hợp với chính sách, đường lỗi của Đảng và Nhà nước về quyên và lợi ích của người gửi tiễn tiết kiệm tại các NHTM.

Hiện nay, quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại các TCTD được thực hiện chủ yếu thông qua Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 về tiền gửi tiết kiệm và các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm Quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm cũng gắn liền với quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo quyết định số 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/06/2022 về việc Phê duyệt dé án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD Theo đó, cơ cấu lại hệ thống các TCTD là yêu cầu khách quan, kế thừa kết quả của giai đoạn trước, khắc phục các tồn tại, hạn chế và chủ động ứng phó với những thách thức trong giai đoạn mới, được thực hiện toàn diện, thận trọng, từng bước, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công khai, minh bạch, tận dụng tối đa các nguồn lực tự xử lý của TCTD; giữ vững sự ồn định, an toàn, không dé hệ thống các TCTD rơi vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến đồ vỡ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền nói chung và người gửi tiền tiết kiệm nói riêng Coi hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thé chế là giải pháp trọng tâm nhăm tao cơ sở pháp lý vững chắc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn để cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý các TCTD yếu kém Các quy định của Thông tư số 48/2018/TT-NHNN đã

66 mang lại nhiều chuyên biến tích cực, thé hiện sự thống nhất về quan điểm, sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn trong tái cơ cấu hệ thống TCTD góp phan thúc day phát triển kinh tế Đề việc thực hiện cơ cấu lại hệ thống các NHTM được thực hiện hiệu quả hơn, quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm được đề cao hơn trong thời gian tới theo nội dung mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” thì các quy định pháp luật phải phù hợp với chính sách, đường lối của Dang, Nhà nước về tái co cấu hệ thống ngân hang Đồng thời, van đề quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm cần được xem xét khi Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia.

Thứ hai, học hỏi thông lệ quốc tế các quy định về quyên và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại các TCTD và áp dụng thực tiễn tại Việt Nam.

Trong bối cảnh hoạt động cho vay theo pháp luật Việt Nam hiện nay, các nhà làm luật đã nghiên cứu, luật hóa quy trình cho vay khá chặt chẽ, buộc các TCTD phải tuân thủ nghiêm túc các biện pháp dự phòng rủi ro tín dung

(chăng hạn như: bán nợ xấu, nợ quá hạn, bảo hiểm tiền gửi, chủ động xử lý nợ ) tiệm cận với thông lệ và pháp luật quốc tế Về vấn đề cầm có, thế chấp số tiết kiệm: nhận cầm có số tiết kiệm ở khía cạnh tích cực, giúp các khoản vay an toàn, trong trường hợp ngân hàng có cơ chế kiểm soát nội bộ tốt, hoạt động nhận tiền gửi minh bạch, tuân thủ nguyên tắc tiền gửi được chuyển vào tài khoản của ngân hàng, các quy định về giao dịch bảo đảm hoàn thiện phù hợp với đặc thù định chế kinh doanh tiên tệ.

Hiện nay, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại Việt Nam đang phải tuân thủ trần lãi suất tiền gửi của NHNN Theo NHNN, hiện số lượng các TCTD Việt Nam tương đối nhiều, nhưng chất lượng chưa đồng đều, việc áp dụng trần lãi suất huy động dưới 6 tháng sẽ có tác dụng giữ 6n định tiền tệ và tâm lý kỳ vọng về lạm phát Tuy nhiên hiện lạm phát được duy trì ở mức thấp, kinh tế vĩ

67 mô 6n định Hệ thống ngân hang đã được cải thiện đáng ké khi mà hau hết các ngân hàng đều đã áp dụng chuẩn an toàn vốn theo Basel II (các quy định ngân hàng quốc tế của Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng), thậm chí một số ngân hàng còn đang triển khai Basel III Khi bỏ trần lãi suất, NHNN van còn nhiều công cụ mang tính thị trường hon dé kiểm soát thanh khoản cũng như hoạt động huy động vốn và cho vay của các nhà băng như: Tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ dự trữ thanh khoản, ty lệ cho vay trên nguồn vốn huy động Đặc biệt, NHNN còn có công cụ thị trường mở dé điều tiết cũng như hỗ trợ thanh khoản cho các nhà băng Mặc dù việc bỏ trần lãi suất trong bối cảnh hiện tại có thé khiến lãi suất huy động tăng, mức tăng sẽ là không lớn do lạm phát vẫn dang được kiểm soát và thanh khoản của hệ thống vẫn đồi dao.

Một trong những quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm được đặc biệt quan tâm đó là TCTD nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc phải tham gia BHTG Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược phát triển BHTG) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2022 Trên cơ sở kế thừa, phát huy thành tựu đã đạt được, kết hợp quan điểm chi đạo đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước, Chiến lược phát triển BHTG đã đưa ra tầm nhìn, quan điểm định hướng, mục tiêu cụ thể và những giải pháp căn bản nhằm kiên trì thực hiện tốt mục tiêu đã được thông qua trong Luật BHTG: “Bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phan tích cực duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hang” Chiến lược phát trién BHTG phù hợp với xu thé toàn cầu và yêu cầu thực tiễn tại Việt Nam.

Chiến lược phát triển BHTG tập trung vào 3 mục tiêu chính: Thi? nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần tích cực duy trì sự 6n định của hệ thống tài chính quốc gia; thi hai, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động BHTG theo hướng phù hợp với thông lệ

68 quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam; thứ ba, tăng cường năng lực tài chính của tổ chức BHTG dé khang định cam kết của Nha nước va nâng cao niềm tin của người gửi tiền đối với chính sách BHTG, đảm bảo nguồn lực triển khai hiệu quả hoạt động BHTG Các mục tiêu cụ thể cũng được xây dựng một cách toàn diện, bao quát trên tất cả các khía cạnh, có sự tiếp nối thành qua của giai đoạn trước:

Thứ nhất, về hạn mức trả tiền bảo hiểm, phấn đấu tỉ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số người gửi tiền được bảo hiểm đạt 92% - 95%, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế Với hạn mức 125 triệu đồng theo Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg ngày 20/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm áp dụng từ ngày 12/12/2021, tỉ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ/tổng số người gửi tiền được bảo hiểm hiện nay là 91,16% (theo số liệu tại thời điểm 31/12/2021) Hạn mức này được đánh giá phù hợp với năng lực tài chính hiện nay của BHTGVN, phù hợp với các điều kiện kinh tế vĩ mô, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Để đảm bảo mục tiêu chính sách công của tổ chức BHTG, IADI đã khuyến nghị các tô chức thành viên cần đặt mục tiêu bảo hiểm lên đến 95% số người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ Đây là mức mà nhiều tổ chức BHTG đã đạt được và là mục tiêu hướng tới của BHTGVN Tuy nhiên, để định hướng gia tăng tỉ lệ người gửi tiền được bảo hiểm trên tổng số người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ đạt 92 - 95%, đòi hỏi tổ chức BHTGVN cần tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, tăng cường vai trò của tổ chức BHTG trong việc hỗ trợ hiệu quả quá trình tái cơ cấu hệ thống các tô chức tín dụng: đồng thời, quản lí, đầu tư nguồn vốn một cách an toàn, hiệu quả, đảm bảo thanh khoản tốt để luôn sẵn sảng bảo vệ người gửi tiền.

Thứ hai, về thời gian chi trả thực tế, phan đấu rút ngắn thời gian chi trả thực tế ké từ khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đến năm 2025 là 30

69 ngày làm việc và đến năm 2030 là 15 ngày làm việc, nhằm giúp người gửi tiền được tiếp cận sớm với tiền gửi của mình khi tổ chức tham gia BHTG được xử lí Nguyên tắc 15, Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển BHTG hiệu quả của [ADI cũng nhận định: “Hệ thống BHTG cần thực hiện việc chi trả kịp thời cho người gửi tiền dé góp phần 6n định tài chính” Nhìn ra thế giới, theo kết quả khảo sát thường niên của IADI năm 2021, có 62% trên tổng số 110 tô chức BHTG tham gia khảo sát đã thực hiện chi trả trong vòng 07 ngày, trong đó tỉ lệ cao nhất (chiếm 78%) thuộc về tổ chức BHTG tại châu Âu và tỉ lệ thấp nhất thuộc về các tô chức BHTG tại khu vực châu Á (44%) Có thê thấy, con số trên là khá cao, phan anh xu hướng rút ngắn thời gian chi trả BHTG là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần 6n định hệ thống tài chính quốc gia.

BHTGVN đề xuất phan đấu rút ngắn thời gian chi trả thực tế ké từ khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm xuống 30 ngày làm việc vào năm 2025 và

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam

3.2.1 Về chủ thể tham gia quan hệ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại

Trước hết, cần mở rộng chủ thé được tham gia quan hệ tiền gửi tiết kiệm Hiện nay, Điều 3 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về các chủ thê được gửi tiền tiết kiệm tại NHTM Theo đó chỉ công dân Việt Nam mới được gửi tiền tiết kiệm, nếu là người nước ngoài thì không thể gửi tiền tiết kiệm tại Việt Nam, chỉ có thé thực hiện tiền gửi có kỳ han và tuân theo các quy định về tiền gửi có kỳ hạn tại Thông tư số 49/2018/TT-NHNN.

Nhằm huy động tối đa nguồn vốn cho NHTM và toàn bộ nền kinh tế, pháp luật cần chấp thuận dé moi cá nhân, tổ chức Việt Nam hay nước ngoài có thê tham gia gửi tiền dưới mọi hình thức huy động theo quy định của pháp luật Theo đó, pháp luật cần quy định theo hướng quy định các giao dịch tiền gửi nào bị cam thực hiện dé dam bảo một số lý do như an ninh, kinh tẾ và xã hội, nhằm loại bỏ các giao dịch xuất phát từ các loại tiền gửi bất hợp pháp hay các hiện tượng “rửa tiền” chứ không nên quy định cụ thé từng loại chủ thé thì được thực hiện giao dịch tiền gửi nào, hay quy định đối với từng giao dịch tiền gui cụ thể thì loại chủ thể nào được thực hiện.

Thứ hai, cần thống nhất quy định về chủ thể được phép GTTK bằng ngoại tệ Pháp lệnh ngoại hối 2005 và N ghi định số 70/2014/NĐ-CP có các quy định về chủ thể được tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, tuy nhiên Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định chỉ công dân Việt Nam mới được gửi tiền

72 tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân cư trú là người nước ngoài bằng ngoại tệ phục vụ hoạt động kinh doanh và hỗ trợ NHTM thực hiện chính sách ngoại hồi trong trường hợp cần thiết.

Thứ ba, cần sửa đổi quy định về tiền gửi tiết kiệm được quy định tại Nghị định số 70/2014/NĐ-CP theo hướng bổ sung thêm các đối tượng được gửi tiền tiết kiệm là các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tô chức từ thiện, các tổ chức không có hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận Bởi lẽ, xét trên khía cạnh kinh tế, việc cho phép các đối tượng này được gửi tiền tiết kiệm không làm giảm hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn giúp các công ty trên gia tăng nguôn lực tài chính Các nước trên thé giới cũng có xu hướng chung đó, tiêu biểu là Hoa Kỳ Pháp luật Hoa Kỳ cho phép các tô chức xã hội — nghề nghiệp, các nghiệp đoàn được gửi tiết kiệm dé gia tăng nguồn thu cho các tô chức nay.

3.2.2 Về các loại tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại.

Trước hết, dé tránh hiện tượng “làm thay” của NHNN đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời để tránh tình trạng lệ thuộc vào các quy định cứng nhắc của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của các NHTM năng động và linh hoạt thì pháp luật cần có những quy định mang tính nguyên tắc, nền tảng cho việc phân biệt giữa các hình thức giao dịch tiền gửi với nhau chứ không nên quy định quá chỉ tiết, cụ thể các công việc mang tính chất nghiệp vụ của các ngân hàng như thủ tục nhận tiền gửi và chỉ trả tiền gửi, van đề lãi suất tiền gửi

Thứ hai, hình thức nhận tiền gửi bao gồm 3 hình thức: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, TGTK và các hình thức gửi tiền khác do NHNN quy định được quy định tại Quy chế về TGTK ban hành kèm theo Thông tư số 48/2018 ngày 31/12/2018; quy định tại Khoản 13, Điều 4 và Điều 98 Luật các TCTD năm 2010 và một số văn bản khác Tuy đã có những quy định như vậy, song pháp luật hiện hành không có bất cứ một quy định nào nhằm phân

73 biệt rõ ràng giữa các hình thức nhận tiền gửi này, do đó khách hàng không thê có sự hình dung rõ ràng về sự khác nhau của các hình thức tiền này từ đó gây ra khó khăn trong việc lựa chọn hình thức gửi tiền phù hợp với mình Những quy định chậm thay đổi, tản man và không cụ thé đã làm cho người có tiền nhàn rỗi lúng túng trước quyết định gửi tiền, các quy định hiện rõ không có đủ cho thấy sự khác nhau bản chất của các loại tiền gửi, không cho thấy được lợi ích của các loại tiền gửi.

Thứ ba, cần quy định các loại tiền gửi thanh toán mới trên cơ sở làm rõ bản chất của các loại tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm Pháp luật thực định cần bé sung các quy định áp dụng cho các loại tiền gửi thanh toán như tài khoản tiền gửi ATS, tài khoản tiền gửi NOW, các chứng chỉ tiền gửi được gắn với các chủ thể của thị trường chứng khoán, tiền gửi thông qua môi giới, Các hình thức tiền gửi không kỳ hạn như NOW (Negotiated Order of Withdrawal) NOW là một tài khoản tiết kiệm, tài khoản NOW có một tính chất đặt biệt khác tài khoản tiết kiệm thông thường là: cho phép người gửi được rút tiền hay chuyên tiền vào bất cứ lúc nào mà không bị phạt lãi suất và tài khoản ATS (Automaic transfer from savings account) — tài khoản tự động chuyên khoản từ tài khoản tiết kiệm rất thông dụng trên thế giới nhưng chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam, nhưng trong tương lai sẽ trở thành công cụ dé các NHTM cạnh tranh Cùng với các quy định bổ sung, các quy định điều chỉnh các hình thức nhận tiền gửi mới, cần bổ sung các quy định pháp luật đưa ra các khái niệm về tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn Pháp luật nên đưa ra khái niệm này để xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các NHTM đối với khách hàng trong từng loại quan hệ tiền gửi, về việc chuyên hóa giữa hai loại tiền gửi, lãi suất áp dụng trong trường hợp này Quy định này sẽ giúp cho người gửi tiền có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp các NHTM đưa ra những lựa chọn bat hợp lý cho người gửi tiền Bởi lẽ, sau khi gửi tiền, người gửi tiền luôn yếu thế hơn các NHTM.

Thứ tư, hiện nay, mặc dù pháp luật cũng đã có các quy định liên quan đến việc chuyền đổi sử dụng số dư từ không ky hạn sang có kỳ hạn và ngược lại (đối với tiền gửi thanh toán) tại khoản 2, Điều 3 Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm đó từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm băng đồng Việt Nam của người cư trú (đối với tiền gửi tiết kiệm) tại khoản 2, Điều 11 Quy chế tiền gửi tiết kiệm nhưng quy định này vẫn còn hết sức sơ sài, không rõ ràng và đặc biệt thiếu các quy định về khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các loại tiền gửi, chuyền từ tiền gửi tiết kiệm sang tiền gửi thanh toán hay ngược lại Tính năng động của hoạt động huy động vốn của NHTM sẽ bị giảm đi và hạn chế quyền của khách hàng nếu thiếu những quy định như vậy Hiện nay nêu muốn chuyền từ TGTK sang tiền gửi thanh toán hoặc ngược lại thì khách hàng phải đến ngân hàng thực hiện các thủ tục rút tiền gửi đó và lại làm thủ tục gửi số tiền đó với loại tiền gửi mà mình muốn Như vậy, những quy định này gây mat thời gian và phiền hà cho khách hang, làm giảm di tính năng động cua hoạt động của NHTM, không phù hợp với xu thế của nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay.

3.2.3 Về các quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thương mai

3.2.3.1 Về quyền được ký kết hợp đông tiền gửi tiết kiệm

Việc có một hợp đồng TGTK hoàn chỉnh giúp người GTTK nam được cụ thể quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình, khi đó người gửi tiền tiết kiệm sẽ có cơ sở pháp lý chứng minh vi phạm của NHTM nếu có Tiền gửi tiết kiệm tại NHTM cần thể hiện nội dung là sự thỏa thuận của hai bên giữa người GTTK và người nhận TGTK và được lập thành văn bản Hiện nay đối với hình thức TGTK có kỳ hạn, chủ yếu các ngân hàng đều tiến hành ký các hợp đồng TGTK với khách hàng tại quy định Điều 6 Thông tư số 49/2018/TT- NHNN thì thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn giữa TCTD và khách hàng phải được

75 lập thành văn bản Tuy nhiên với loại hình tiền gửi tiết kiệm hiện nay được điều chỉnh theo Thông tư số 48/2018/TT-NHNN thì người gửi tiền chỉ nhận được thẻ tiết kiệm hoặc số tiết kiệm, có những nội dung rất cơ bản (Điều 7 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN) Do đó, pháp luật hiện nay có thé hoàn thiện theo hướng sửa đối, b6 sung Điều 7 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN cụ thê là đối với loại hình tiền gửi tiết kiệm, bên cạnh thẻ tiết kiệm vẫn yêu cầu Ngân hàng phải ký với khách hàng một hợp đồng tiền gửi có đầy đủ nội dung thay vì chỉ có khách hàng điền thông tin theo các mẫu sẵn có của ngân hàng.

3.2.3.2 Về quyên được nhận khoản tiễn gốc và lãi khi gửi tiễn tiết kiệm

Sự an toàn của tiền gửi tiết kiệm được thê hiện ở tính hoàn trả cả gốc và lãi cho người GTTK khi hợp đồng hết thời hạn Đây cũng là nghĩa vụ của NHTM khi thực hiện hợp đồng GTTK theo quy định của pháp luật.

Các quy định về tiền gửi tiết kiệm, lãi suất tiền gửi tiết kiệm được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 48/2018/TT-NHNN Theo đó người gửi tiền tiết kiệm được TCTD hoàn trả theo nguyên tắc: hoàn trả đầy đủ tiền sốc, lãi theo thỏa thuận với TCTD từng thời kỳ và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong trường hợp các TCTD hoạt động bình thường, tiền gửi tiết kiệm sẽ được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo quy định khi kết thúc kỳ hạn, tuy nhiên trường hợp xấu nhất xảy ra là khi ngân hàng phá sản, người gửi tiền tiết kiệm có thê sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù.

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Bảng thống kê lãi suất trung bình 12 tháng của năm 2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Bảng 2.1. Bảng thống kê lãi suất trung bình 12 tháng của năm 2022 (Trang 60)
Bảng 2.2. Bảng thống kê lãi suất của một số ngân hàng đối với các kỳ hạn tiền gửi những tháng đầu năm 2023 (%) - Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền và lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Bảng 2.2. Bảng thống kê lãi suất của một số ngân hàng đối với các kỳ hạn tiền gửi những tháng đầu năm 2023 (%) (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w