1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền và lợi ích của người sử dụng lao động trong đình công theo pháp luật lao động ở Việt Nam hiện nay

106 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền và lợi ích của người sử dụng lao động trong đình công theo pháp luật lao động ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Đỗ Đức Toàn
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Thúy Nga
Trường học Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 27,55 MB

Nội dung

lý, NSDLĐ cũng được pháp luật và Nhà nước ghi nhận và bảo vệ các quyền và lợiích hợp pháp trên tỉnh thần “mọi đối tượng đều bình đăng trước pháp luật” nhưng các quy định pháp luật về lao

Trang 1

DO ĐỨC TOÀN

QUYEN VÀ LỢI ÍCH CUA NGƯỜI SỬ DUNG LAO DONG

TRONG ĐÌNH CONG THEO PHAP LUAT LAO ĐỘNG Ở

VIET NAM HIEN NAY

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

DO ĐỨC TOÀN

QUYÈN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

TRONG ĐÌNH CONG THEO PHAP LUẬT LAO ĐỘNG Ở

VIET NAM HIEN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THỊ THÚY NGA

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Cac

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn dam bao tinh chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vu tài chính theo quy định cua Trường Dai học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

DO ĐỨC TOÀN

Trang 4

CHUONG 1 LY LUAN PHAP LUAT VE QUYEN, LOI {CH CUA

NGƯỜI SU DUNG LAO DONG TRONG DINH CÔNG 10

1.1 Khái niệm đình công va quyền, lợi ích của người sử dung lao động trong

s00 0:01 a3 10 1.1.1 Khai niém dinh COng 117 10

1.1.2 Khái niệm quyền, lợi ích của người sử dung lao động trong đình công 201.2 Khái niệm và nội dung pháp luật về quyền, lợi ích của người sử dụng lao

động trong đình cÔng - - - + c2 3321133911 3311 11111 11 1011 1 1n ng ng ngư 33

1.2.1 Khái niệm pháp luật về quyền, lợi ích của người sử dụng lao động trong

s00 N08 ': 33

1.2.2 Nội dung pháp luật về quyền, lợi ích của người sử dụng lao động trong

800104: - aA 35

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về quyên, lợi ích của người sử dụng

lao động trong đình CÔng - c 1313321133113 111 111181118 111 1 1g ng ngư 44

.430009/909:10/9) 1001155 48

CHUONG 2 THUC TRẠNG QUY ĐỊNH PHAP LUẬT VE QUYEN VÀ

LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CONG VÀ THUC TIEN THUC HIỆN TẠI VIET NAM HIEN NAY 49

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về quyền và lợi ích của NSDLD trong đình

công ở Việt Nam hiỆn nayy - G5 319991119101 1993019010119 ng ngư49

2.1.1 Thực trạng quy định về quyền, lợi ích của NSDLD trước khi đình céng 49

2.1.2 Thực trạng quy định về quyền, lợi ích của NSDLĐ trong quá trình đình

ii

Trang 5

2.1.3 Thực trạng quy định về quyên, lợi ích của NSDLD sau khi đình công 2.2 Thực tiễn thực hiện quy định về quyền và lợi ích của người sử dụng lao

động trong đình công tại Việt Nam hiện nay - 5c csssessrrs

2.2.1 Thành tựu và nguyên nhân + +11 ng ng

2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2-2 2 £+S£+E£+E#EE£EEEEEEEEEEEEEEEEErEerkerkrrkrree.41⁄0009/2909:10/9)Ic6 1001

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VÀ NANG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUYEN

VÀ LỢI ICH CUA NGƯỜI SU DUNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền và lợi ích của người sử dụng

lao động trong đình cÔng 5 + 1 31121113 111911191111 11111 1n ng

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động về quyền và lợi ích của người sử

dụng lao động trong đình cÔng - - 5 + s1 vn HH ng ng,

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền và lợi ích của

người sử dụng lao động trong đình công 5c + + ssexeerseerssrreres

KET LUẬN CHƯƠNG 3 2:-222+E tt tt HeeKET LUẬN - ¿52-5521 2E2112212717112112712112121121121111211 21111111 xerrre

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-©5222£22££+2E£+£E£zExzxerez

iii

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Trang 7

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quan hệ lao động là một mối quan hệ xã hội đặc thu, phát sinh trong việc thuê

mướn, quản lý, sử dung sức lao động có trả lương giữa NSDLD với NLD, có sự

tham gia, ảnh hưởng bởi các tổ chức đại diện của các bên và cơ quan Nhà nước có

thâm quyên Trong đó, các bên trong QHLD có múi liên hệ chặt chẽ về quyền và lợi

ích nhưng cũng tiềm ấn nhiều nguy cơ phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn mà trong đó,NLD thường được xác định là bên yếu thế hơn Do đó, pháp luật Việt Nam và nhiềuquốc gia trên thé giới đều ghi nhận các quyền, các công cụ pháp lý dé NLD có thé

tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có đình công

Đình công là một hiện tượng xã hội xuất hiện và tồn tại khách quan trong nềnkinh tế, gắn liền với QHLĐ Khi gặp phải những tranh chấp, bất công, xung đột về

quyền và/hoặc lợi ích với NSDLD hoặc cơ quan quản lý nhà nước, NLD có quyền

được sử dụng đình công như một biện pháp để tự bảo về quyền và lợi ích hợp phápcủa mình Tuy nhiên, bên cạnh những mục đích, kết quả tốt đẹp được hướng đến,đình công cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới quyền lợi của NLD, NSDLD và cảtình hình kinh tế, xã hội tại địa phương nơi xảy ra đình công

Hiện nay, các công ước quốc tế về lao động và các nghiên cứu pháp lý đều xác

định sự cần thiết phải có các quy định thực tiễn nhằm cân bằng quyền và lợi ích hợp

pháp của các bên trong QHLĐ, đặc biệt là quy định về quyền lợi của NSDLĐ khi

xảy ra đình công Nguyên nhân là do, khi xảy ra đình công, doanh nghiệp và/hoặc

địa điểm sản xuất, kinh doanh tại nơi có đình công sẽ bị suy giảm hoặc tê liệt nănglực sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến các lợi ích vật chất và phi vật chất củaNSDLD mà có thé rất khó hoặc không thé khắc phục được

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, phần lớn các cuộc

đình công tại Việt Nam đều không được diễn ra đúng trình tự, quy định pháp luậtkhiến NSDLD bị thiệt hại nặng nề về quyên, lợi ích trong khi việc bồi thường, khắcphục hậu quả còn nhiều khó khăn, chậm trễ Mặt khác, dưới góc độ khoa học pháp

Trang 8

lý, NSDLĐ cũng được pháp luật và Nhà nước ghi nhận và bảo vệ các quyền và lợi

ích hợp pháp trên tỉnh thần “mọi đối tượng đều bình đăng trước pháp luật” nhưng

các quy định pháp luật về lao động còn nhiều hạn chế dẫn tới không có cách hiểu,

áp dụng pháp luật thống nhất; Các quy định của pháp luật lao động về đình côngcòn chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định tố tung dẫn tới khó khăn cho cơ quanquản lý Nhà nước, cơ quan tô tụng khi giải quyết; Nội dung pháp luật chưa cập

nhật, chưa đáp ứng được sự thay đổi, phát triển của đời sống kinh tế - xã hội vàchưa có cơ chế đảm bảo thực thi hiệu quả, toàn diện Các khó khăn, hạn chế về pháp

luật cũng như năng lực của cho quan chức năng đã dẫn tới những bat cập trong hoạtđộng quản lý Nhà nước về lao động, không phát huy được vai trò bảo vệ quyền và

lợi ich hợp pháp của NSDLD.

Chính vì vậy, để đảm bảo bình đăng trong QHLĐ, hạn chế các thiệt hại phátsinh cho NSDLĐ khi có đình công, học viên đã lựa chọn đề tài: “Quyền và lợi ích

của người sử dụng lao động trong đình công theo pháp luật lao động ở Việt Nam

hiện nay” dé làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Đình công nói chung và quyên, lợi ích của các bên mà trọng tâm là NLĐ vàNSDLĐ khi xảy ra đình công nói riêng không phải là đề tài quá mới tại Việt Namcũng như trên thế giới Căn cứ trên thực trạng, quy định pháp luật thực tiễn tại ViệtNam, những vấn đề ảnh hưởng của đình công đã thu hút nhiều sự quan tâm của cácnhà nghiên cứu pháp lý, các luật gia tại Việt Nam trong nhiều năm qua Một sốcông trình nghiên cứu pháp lý về quyền, lợi ích của NSDLĐ tại Việt Nam nóichung và quyền, lợi ích của NSDLĐ trong đình công nói riêng đã nêu ra các vấn đềpháp lý, lý luận cơ bản và kiến nghị thực tế phù hợp với quy định pháp luật, mụctiêu chính trị - xã hội của Việt Nam tại từng thời điểm, gắn liền với pháp luật về laođộng Trong đó, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu gồm:

- Cao Xuân Dũng (2016), “Dinh công bat hợp pháp theo quy định pháp luật

Việt Nam”, luận văn thạc sĩ luật học.

Luận văn đã so sánh quy định pháp luật Việt Nam về đình công với một số

Trang 9

quốc gia trong khu vực dé nêu lên được khái niệm cơ bản và phân tích các dau hiệu

cơ bản của đình công và đình công bat hợp pháp Trên co sở các quy định pháp luật

thực tiễn, tác giả đánh giá sự bất cập và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp

luật và nâng cao chất lượng thực thi Luận văn đã nêu được đúng bản chất của đình

công, kiến nghị sửa đối khái niệm đình công cho phù hợp với thực tế; Kiến nghị bỏđiều kiện về vai trò lãnh đạo bắt buộc của tổ chức đại diện người lao động khi xem

xét tính hợp pháp của cuộc đình công; Kiến nghị ghi nhận quyền thuê lại lao độngcủa NSDLĐ khi có đình công với các điều kiện chặt chẽ; Thúc đây và đôi mới

thương lượng tập thé; Tăng cường hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm hành chínhtrong đình công Tuy nhiên, các nội dung kiến nghị của tác giả còn mang tính kháiquát, chưa có kiến nghị, đề xuất các nội dung cụ thé cũng như phân tích cơ sở pháp

lý, đánh giá tác động và hiệu quả của các nội dung đã đề xuất dẫn tới kết quả nghiêncứu chỉ mang tính định hướng, thiếu tính ứng dụng

- Nguyễn Thùy Trang (2016), “Pháp luật về đình công, giải quyết đình công

và thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sĩ luật học

Tác giả đã nêu lên được cơ sở lý luận, lược sử hình thành và phát triển củađình công tại Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhamđưa ra các kiến nghị, khuyến nghị cụ thể Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu hẹpnên các nội dung nghiên cứu chưa mang tính khái quát, chưa thê đánh giá chính xác

được tình hình phát trién chung của đất nước, các nội dung kiến nghị chi mang tính

biện pháp ngắn hạn, chưa thực sự giải quyết triệt dé các vấn dé bat cập mà luận văn

đã nêu lên.

- Nguyễn Hồng Nhung (2017), “Những hạn chế đối với quyên đình công

trong pháp luật Việt Nam — tiêu chuẩn quốc tế và những vấn dé đặt ra”, luận văn

thạc sĩ luật học.

Tác giả đã có sự phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về lao động, so

sánh với các quy định quốc tế để đưa ra các kiến nghị phù hợp mà trong đó kiếnnghị về việc xây dựng, ghi nhận quyền yêu cầu NLĐ phải làm một số công việc tốithiểu khi có đình công và thừa nhận tổ chức đại điện NSDLD trong đình công là

Trang 10

những điểm sáng Bên cạnh đó, tác giả cũng đồng quan điểm với nhiều nội dung

nghiên cứu khác trong việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước, thực thi thương

lượng tập thê thực chất và tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm lao động nhằm hạn

chế đình công Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chưa thể hiện các nộidung phân tích tác động tới NSDLĐ, NLD trong đình công một cách chi tiết, toàndiện dé củng cố thêm cho các kiến nghị của mình

- Nguyễn Thế Anh (2018), “Thực hiện quy định pháp luật về đình công

trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và kiến nghị hoàn thiện bộ luật lao động

năm 2012”, luận văn thạc sĩ luật hoc.

Tác giả đã nêu bật và phân tích các khái niệm, đặc điểm của đình công và sosánh với các quốc gia khác trên thế giới, nghiên cứu của ILO nhằm đưa ra các nhậnđịnh về hiệu quả thực tiễn quy định pháp luật tại Việt Nam, trong đó có hướng disâu vào xử lý vi phạm hành chính trong đình công — một hướng tiếp cận mới so với

các công trình nghiên cứu cùng thời điểm Từ đó tác giả phân loại và đưa ra các

kiến nghị hoàn thiện theo các nhóm đối tượng cụ thé là cơ quan quan lý Nhà nước,NSDLĐ, NLD và tổ chức công đoàn Tuy nhiên, luận văn còn hạn chế khi chưa ghinhận vai trò của các tổ chức đại diện NLĐ khác ngoài công đoàn và vai trò của tô

chức đại diện NSDLD trong đình công.

- Nguyễn Duy Dũng (2020), “Dinh công ở các doanh nghiệp FDI ở Việt

Nam — Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số

Từ các nghiên cứu thực tiễn, tác giả đưa ra nguyên nhân ảnh hưởng tới đình công là

chính sách pháp luật và sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước các cấp; sự xungđột về lợi ích giữa NLD va NSDLĐ; NSDLĐ nước ngoài thiếu sự thiếu hiểu biết về

con người và văn hóa Việt Nam; sự hiéu biệt và nhận thức pháp luật của người lao

Trang 11

động còn hạn chế, Với các số liệu cụ thể và phân tích từ kinh nghiệm thực tiễn,

tác giả đã cho thấy góc nhìn cụ thé trong QHLĐ ở một khía cạnh là nhà dau tư,

doanh nghiệp nước ngoài với NLĐ Việt Nam nhằm cho thấy các điểm giống và

khác nhau với QHLD trong nước Tuy nhiên các biện pháp của tác giả đưa ra mang

tính chính sách định hướng chung, ít nội dung di sâu vào việc cho thấy rõ lợi ích

của bảo vệ NSDLD trong đình công đối với NSDLĐ, NLD và xã hội

- Phạm Phúc Hoàn - Trần Văn Lợi (2023), “Quy định vé đình công theo Bộ

luật Lao động năm 2019”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam ngày 07/6/2023.

Các tác giả đã khái quát các quy định pháp luật có liên quan tới đình công theo

quy định tại BLLĐ năm 2019, đưa ra các ý kiến đánh giá về các quy định pháp luật

mới, các tác động tới QHLĐ trong đình công và đưa ra các ý kiến hoàn thiện phápluật Tuy nhiên, với tinh thần phổ biến kiến thức và đánh giá chung, các nội dung

phân tích của các tác giả đều mang tính nêu dẫn, ít số liệu dẫn chứng; các nội dung

kiến nghị mang tính định hướng xây dựng pháp luật, chưa có cơ sở áp dụng giảiquyết ngay trên thực tế

Ngoài các công trình tiêu biểu nêu trên, còn có rất nhiều các công trình nghiêncứu về lao động khác cũng đã nêu lên các vấn đề lý luận cốt lõi, tinh thần của các

cơ quan lập pháp trong việc bảo vệ quyền của NSDLD trước, trong và sau khi xảy

ra đình công và những van dé bat cập còn tồn tại dé đưa ra những kiến nghị, khuyếnnghị mang tính định hướng cải cách, hoàn thiện pháp luật Tuy nhiên, một số nộidung nghiên cứu đã không còn phù hợp với BLLD năm 2019 — có hiệu lực ké từngày 01 tháng 01 năm 2021 và sự thay đổi về bối cảnh kinh tế, chính trị tại ViệtNam hiện nay, sau khi xảy ra suy thoái kinh tế, dịch bệnh trên toàn cầu, các điểmnóng xung đột vũ trang ảnh hưởng mạnh mẽ tới kinh tế, năng lượng và sự phát triển

đa dạng do ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Mặt khác, các nội dung về quyên, lợi ích của NSDLĐ trước, trong và sau khi

xảy ra đình công chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, chưa có phân tích, đánh

giá mang tính dự báo nên không làm rõ được tầm quan trọng và ảnh hưởng tới QHLĐtrong bối cảnh kinh tế, chính trị tại Việt Nam hiện nay Trên cơ sở phân tích thực tiễnquy định pháp luật, đối chiếu với các yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội hiện tại và kết

Trang 12

quả của các công trình đã đúc rút, tác giả có thé đưa ra các nhận định, đánh giá mới

và bố sung kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam, các phương ánpháp lý nâng cao hiệu quả quyền va lợi ích của NSDLĐ khi có đình công

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu và đúc kết những vấn đề lý luận về quyền và lợi ích củaNSDLĐ trong đình công và đối chiếu với thực trạng pháp luật, tiễn thực hiện pháp

luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLD trong đình công tại Việt Nam trong giai

đoạn sau khi BLLD năm 2019 có hiệu lực dé nêu lên những kết quả đã đạt được vànhững thiếu sót, hạn chế cần khắc phục Trên cơ sở các vấn đề lý luận đã được hệthống, các kinh nghiệm được đúc rút và kiến nghị cải cách, nâng cao hiệu quả ápdụng pháp luật, luận văn sẽ trở thành một tài liệu khoa học để tham khảo cho hoạt

động nghiên cứu, xây dựng pháp luật tại Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã dé ra, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên

cứu sau:

- _ Nghiên cứu những van đề lý luận về đình công và pháp luật về đình côngtại Việt Nam hiện nay; Nghiên cứu, so sánh và tham khảo các quy định của tổ chứcquốc tế và các quốc gia khác về đình công nhằm củng cố lý luận về đình công,quyên, lợi ích của NSDLD trong đình công;

- _ Nghiên cứu và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm tìm ra những nộidung hạn chế, bat cập dé từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhăm bảo vệ quyền

va lợi ích của NSDLD trong đình công;

- Dé xuất một số định hướng, các giải pháp, kiến nghị thực tiễn, có tính dựbáo nhằm hoàn thiện quy định pháp luật lao động và nâng cao hiệu quả thực thi về

bảo vệ quyên và lợi ích của NSDLD trong đình công

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứuLuận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, quy định pháp luật laođộng hiện hành và thực tiễn thi hành pháp luật lao động tại Việt Nam về quyền và

lợi ích của NSDLD trong đình công.

Trang 13

Ngoài pháp luật Việt Nam, luận văn còn nghiên cứu, so sánh với các quan

điểm của Tổ chức Lao động Thế giới và một số quốc gia nhằm xây dựng, hoàn

thiện cơ sở lý luận và làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu liên quan đến thực tiễn

xây dựng, thực hiện pháp luật trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi BLLĐ

năm 2019 có hiệu lực thi hành.

Luận văn không tập trung nghiên cứu, phân tích sâu các vấn đề liên quan đến

trình tự, thủ tục và thâm quyền giải quyết đình công, xem xét tính hợp pháp của

cuộc đình công.

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận

Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử, sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn

trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàđường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện

hệ thống pháp luật dé phân tích, làm sáng tỏ những van đề nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng

những phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với từng nội dung, luận điểmđược thé hiện nhằm dat được các kết quả nghiên cứu theo đúng mục tiêu đã đề

ra Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương

pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phươngpháp hệ thống hóa

- Phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn đề phân tích tài liệu sơ

cấp và thứ cấp nhằm làm rõ, chứng minh cho các luận điểm mà tác giả đưa ra Tàiliệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật của Nhà nước và Văn kiện, Nghị quyếtcủa Đảng có liên quan, các vụ việc, các số liệu thống kê chính thức của cơ quan có

thâm quyên công bố công khai Tài liệu thứ cấp bao gồm các công trình khoa học,công bồ của các tô chức phi chính phủ, các nghiên cứu khoa học pháp lý độc lập đã

công bô; các đê tải, tạp chí, kêt luận đã được các tác giả khác thực hiện;

Trang 14

- Phương pháp tổng hợp được sử dung dé tổng hợp tri thức có từ hoạt động

phân tích tài liệu về các nội dung nghiên cứu chính của luận văn;

- Phương pháp luật học so sánh được dùng dé nghiên cứu kinh nghiệm nước

ngoài do các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia nước ngoài vàcác quốc gia khác có nền kinh tế, pháp lý tương đồng với Việt Nam nham rút ra bàihọc phù hợp, tiến bộ dé lựa chọn kế thừa những biện pháp, kiến nghị hợp lý vớiđiều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội và chính trị nhằm đưa ra các khuyến nghị áp

dụng đối với Việt Nam;

- Phương pháp hệ thống hóa được tác giả sử dụng xuyên suốt toàn bộ trongcác chương của luận văn nhằm trình bày các vấn đề, luận điểm, nội dung nghiên

cứu theo một trình tự, bố cục hợp lý chặt chẽ, có tính khoa học và gan két những

vân đề nghiên cứu

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài

6.1 Vé tinh mới của đề tài nghiên cứu

Luận văn đã cập nhật các quy định mới, các nội dung thay đôi của pháp luật

lao động trên cơ sở nội dung của BLLD năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021

nhằm bồ sung vào hệ thống lý luận, cơ sở pháp lý về lao động nói chung và quyên,

lợi ích của NSDLĐ trong đình công nói riêng.

Luận văn phân tích và so sánh các quan điểm pháp luật của Việt Nam với

ILO và các quốc gia khác trên thé giới nhằm củng cố các van dé lý luận; cập nhật

các quy định, thay đổi về quan điểm, tư tưởng mới về pháp luật lao động nhữngnăm gan day - trong bối cảnh xã hội đã có nhiều thay đổi sau tác động của đại dịchCovid 19, cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm bổ sung những thiếu sót của

các nghiên cứu trước, làm cơ sở kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

6.2 Ý nghĩa về mặt lý luậnNghiên cứu này sẽ góp phần tông hợp, phân tích các nội dung lý luận, những

vấn đề pháp lý cơ bản về đình công, sự cần thiết trong việc xây dựng, đảm bảoquyền, lợi ích hợp pháp của NSDLD trong đình công Không chi có ý nghĩa hệthống, làm rõ và củng có thêm lý luận pháp luật về đình công, kết quả nghiên cứu

Trang 15

của luận văn còn góp phan hoàn thiện các quyền của NSDLD trong đình công một

cách khách quan, toàn diện và đầy đủ hơn nhưng không làm mất đi tính công băng

trong QHLD.

6.3 Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Luận văn phân tích thực trạng thi hành, áp dụng pháp luật về đình công trongthời gian qua cũng như đánh giá hiệu quả thực thi của các quy định pháp luật vềquyền và lợi ích của NSDLD trong đình công Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một sốkhuyến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật, khắc phục các vấn

đề, nội dung bắt cập trên thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

đình công nói chung và bảo vệ quyền của NSDLĐ trong đình công nói riêng

7 Kết cầu của luận vanNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

nghiên cứu của luận văn được chia làm ba phần chính, bao gồm:

Chương 1: Lý luận pháp luật về quyền, lợi ích của người sử dụng lao động

trong đình công

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về quyền và lợi ích của người sử

dụng lao động trong đình công và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và

lợi ích của người sử dụng lao động trong đình công

Trang 16

CHUONG 1 LÝ LUẬN PHAP LUẬT VE QUYEN, LỢI ÍCH CUA NGƯỜI

SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CÔNG

1.1 Khái niệm đình công và quyền, lợi ích của người sử dụng lao động trong

đình công

Quan hệ lao động là một trong những quan hệ phổ biến trong xã hội, có ảnh

hưởng, tác động tới tình hình kinh tế, xã hội và an sinh của quốc gia Trong QHLĐ,khởi nguồn từ mục tiêu lợi ích, có mối liên kết chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau nhưng

quan hệ giữa NSDLD va NLD luôn tồn tại các nguy cơ phát sinh tranh chấp, mâuthuẫn về quyền và lợi ích Mặc dù có nhiều phương pháp dé giải quyết các mâuthuẫn, tranh chấp giữa NSDLD va NLD như thương lượng, hòa giải, tố tụng

nhưng đình công được coi là phương án có hiệu quả và sức ảnh hưởng lớn nhất,được NLĐ áp dụng để bảo vệ quyền lợi khi không thể thương lượng, đàm phánnhằm buộc NSDLĐ phải đưa ra các nhượng bộ cần thiết Các cuộc đình công đã

gây ra rất nhiều ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới quyền và lợi ich NSDLĐ mà rấtkhó khăn dé có thé hạn chế và khắc phục hậu quả, đặc biệt là trong các cuộc đìnhcông bất hợp pháp Tuy đình công là quyền của NLĐ được pháp luật thừa nhận vàbao đảm thực thi nhưng với mỗi cách hiểu, vận dụng pháp luật về đình công ở các

mức độ khác nhau sẽ dẫn tới các hậu quả pháp lý, ảnh hưởng khác nhau Vì vậy,

cần đưa ra khái niệm va phân tích cụ thé về đình công dé có thé củng cố lý luận

nhằm đưa ra các kiến nghị phù hợp với thực tiễn

1.1.1 Khái niệm đình công

1.1.1.1 Khái niệm về đình công

Quan hệ lao động là mối quan hệ xã hội giữa NLD va NSDLD hình thành tại

các tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế Trong kinh tế thị trường nói

chung và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam nói riêng, lợi

ích là một trong các yêu tô chính chi phối nội dung và tính chất của QHLD QHLDgan liền với quyên và lợi ích nên mang tính 6n định tương đối nên việc dung hòa,cân bằng lợi ích giữa NLD và NSDLĐ là vô cùng khó khăn do vừa có sự tương

10

Trang 17

đồng, hỗ trợ lẫn nhau nhưng cũng có sự mâu thuẫn, triệt tiêu lẫn nhau Theo đó,

NSDLD kinh doanh hiệu quả, thu được lợi nhuận thì không chỉ NSDLĐ tăng thêm

lợi ich mà NLD cũng được hưởng lợi khi có được công việc, được trả thù lao déduy trì sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, về góc độ mâu thuẫn,

khi NSDLD chi trả phúc lợi, lương thưởng và đãi ngộ cao cho NLD cao thì lợi ích

NSDLD thu về sẽ thấp hơn và ngược lại Chính sự mâu thuẫn, mat cân bang trong

QHLĐ sẽ tiềm ấn các xung đột, tranh chấp về quyền và lợi ích giữa NLD vàNSDLĐ mà các xung đột, tranh chấp khi lên đến đỉnh điểm thì con đường đình

công là phương án tối ưu nhất mà NLD có thé lựa chọn Như vậy, đình công có théđược xem xét là một phương tiện được NLĐ sử dụng dé đấu tranh bảo vệ quyền lợitrước NSDLĐ khi các mâu thuẫn, tranh chấp đã không thé được giải quyết thôngqua các thủ tục thông thường Không đơn thuần chỉ là một hình thức giải quyết

tranh chấp, với các tác động, ảnh hưởng đa chiều của mình, đình công cần đượcxem xét kết hợp dưới các góc độ về pháp lý, xã hội và kinh tế mà trong đó mỗi yếu

tố đều có vị trí quan trọng ngang nhau

Xét dưới góc độ xã hội học, đình công không chỉ đơn thuần là một hiện tượng

xã hội tác động độc lập đến QHLD mà còn có tác động đến nén kinh tế, tới an ninhtrật tự địa phương nên cần sự giám sát, quản lý chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước

có thâm quyền nhằm tránh các hành vi lợi dụng đình công nhăm đạt được các mục

tiêu về chính trị Về mặt tích cực, đình công là công cụ dé tap thé NLD có thé bao

vé quan diém ý kiến của mình nhăm đạt được các mục tiêu có giá trị tích cực trongQHLĐ; Giúp NSDLĐ nắm bắt được mong muốn, nguyện vọng cũng như mức độquan trọng của các yêu cầu từ NLD dé có thé đưa ra các chính sách phù hợp Đạt

được mục tiêu này, NLĐ có cơ sở để tiếp tục gắn bó, cống hiến, tạo ra các giá trị

thặng dư giúp NSDLĐ giữ ồn định được sản xuất kinh doanh, thu được các lợi ích

lâu dai và duy trì, phát triển QHLĐ một cách ôn định, tiến bộ, công bằng Về mặt

tiêu cực, đình công làm gián đoạn chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứngkhiến cho kinh tế bị đình trệ, bản thân NLĐ và NSDLĐ đều bị thiệt hại về vật chất

do nguồn thu nhập bị ảnh hưởng; gây thiệt hại về uy tín, hình ảnh và các giá trị phi

11

Trang 18

vật chất khác của NLD và NSDLĐ; tác động tới an ninh trật tự địa phương, thậm

chí tạo điều kiện cho các đối tượng quá khích, chống đối Đảng và Nhà nước có môi

trường được thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Mặc dù có những ảnh hưởng tiêu

cực nhưng không thé phủ nhận tính cần thiết và sự tồn tại khách quan của đìnhcông Như vậy, xét về bản chất, đình công là một hiện tượng xã hội tồn tại kháchquan trong nền kinh tế mà không hoàn toàn phụ thuộc vào pháp luật, chính trị mà

được hình thành và phát triển bởi các động lực, nhu cầu về quyền và lợi ích

Xét dưới góc độ là một hiện tượng kinh tế, đình công là công cụ đấu tranh của

NLD nhằm bày tỏ quan điểm, sự ủng hộ cũng như tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp

va lợi ích giữa các bên, từ đó xây dựng QHLD lâu dài, én định, văn minh Bên cạnh

đó, tại các quốc gia phát triển, quyền đình công còn được sử dụng một cách rộng rãi

và tự do hơn nhằm biểu đạt ý chí, nguyện vọng của NLD trong các van đề kinh tế,

văn hóa, xã hội, chính tri, ma không bị giới hạn trong QHLD Tuy nhiên, việc mở

rộng quyền đình công cũng đi kèm với các nguy cơ tiềm ân với các rủi ro, thiệt hại

về kinh tế không thể khắc phục mà NSDLĐ không có cơ sở dự báo, đánh giá hay

triên khai các biện pháp tự bảo vệ.

12

Trang 19

Xem xét dưới góc độ pháp lý, đình công là một quyền tự do, dân chủ của NLD

và cần được thừa nhận, tạo điều kiện áp dụng phù hop

Theo kinh nghiệm quốc tế, ILO nhận định rằng đình công là một quyền cơ bảncủa NLD, là một biện pháp thiết yêu mà bản than NLD và tổ chức đại diện của họ

có thể sử dụng nhằm bày tỏ ý kiến, quan điểm và xúc tiến các hoạt động tự bảo vệ

lợi ích kinh tế - xã hội của mình một cách hợp pháp Đình công sẽ không chỉ nhằm

đạt được các phúc lợi tốt hơn về điều kiện làm việc, các yếu tổ nghề nghiệp ma cònnhằm tim ra tiếng nói chung cho các vấn dé xã hội — kinh tế - chính trị mà NLD

quan tâm Đề thực hiện được điều này, quyền được đình công phải được Nhà nướcthừa nhận và có cơ chế đảm bảo thực thi Theo ILO, thông qua đình công, NLDkhông chỉ được nói lên tiếng nói và xúc tiến mạnh mẽ việc bảo vệ các lợi ích kinh

tế, xã hội, yêu sách về nghề nghiệp mà còn có thể trực tiếp đóng góp vào các chínhsách kinh tế, xã hội, chính trị liên quan tới NLD Dé thực hiện được triệt dé quyềnđình công, ILO khuyến khích và thúc day quyén tự do ngôn luận, tự do lập hội, xúctiến TLTT, mà trong đó, tiêu biểu là Công ước số 98 năm 1949 về áp dụng nhữngnguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thé; Công ước số 154 năm 1981

về xúc tiên TLTT, Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966

mà nổi bật và trực tiếp nhất là quy định: “Quyền đình công với điều kiện là quyềnnày phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước” - Điều 8 Công ước

quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá

Theo tài liệu của ILO, đình công được hiểu là: Một nhóm NLĐ của một cơ sởhoặc một số cơ sở có thé tạm thời ngừng làm việc hoặc rời khỏi vi trí công việc để

bày tỏ quan ngại hoặc đưa ra các yêu sách ảnh hưởng đến tiền lương, giờ làm việcvà/hoặc điều kiện làm việc Đặc trưng của các cuộc đình công bao gồm các mức độ

khác nhau về hình thức và tổ chức, liên quan đến sự tham gia hoặc khởi xướng

của/bởi các quan chức công đoàn hoặc thành viên nhóm làm việc Chúng cũng khác

nhau về thời gian và ý nghĩa, từ các cuộc biểu tình ngắn cho mục đích thương lượngđến các cuộc đấu tranh công nghiệp, chính trị có quy mô lớn và kéo dài về thời

gian Những người tham gia đình công vẫn coi mình là người lao động của doanh

13

Trang 20

nghiệp, có quyền trở lại làm việc sau khi tranh chấp đã được giải quyết Một cuộc

đình công được gọi là “Wildcat Strike” — đình công tự phát, khi không có nỗ lực

nào trước đó được thực hiện dé giải quyết tranh chấp theo phương thức khác và các

thủ tục thông thường không được tuân thủ [36, tr.8] Nhu vậy, có thé thay khái niệmđình công tại Điều 198 của BLLĐ năm 2019 của Việt Nam sau khi được sửa đổi, bổsung đã tiệm cận với quan điểm về đình công của Tổ chức Lao động Quốc tế Tuynhiên, do đặc thù về quan điểm chính trị và pháp luật về quyền lập hội, quyền biểutình tại Việt Nam chưa có hành lang pháp lý, quy phạm pháp luật cụ thể nên kháiniệm về đình công tại Việt Nam chỉ tập trung vao QHLD, chưa thừa nhận quyềnđình công về mục đích chính trị và các mục đích khác Xem xét dưới góc độ pháp lý

và tình hình chính trị - xã hội — kinh tế tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại thì việcBLLD chi tập trung van đề đình công về tranh chấp quyền, lợi ich trong QHLĐ là

hop lý, tránh việc lợi dụng các quyên tự do, dân chủ dé thực hiện các hành vi chốngphá khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện các mục đích chính trị và gây rỗi trật tự

công cộng, xâm phạm an ninh quốc gia đưới vỏ bọc đình công

Về kinh nghiệm quốc tế, do sự khác biệt về chế độ chính trị, văn hóa, kinh tế

-xã hội cũng như hệ thống pháp luật thực định nên mỗi quốc gia có những quy địnhkhác nhau về lao động nói chung và pháp luật về đình công nói riêng Mặc dù cùngxem xét đình công là một hiện tượng khách quan trong kinh tế - xã hội, là con

đường tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, có những ảnh hưởng tích cực

và ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế của doanh nghiệp, tô chức, đơn vị sử dụng lao

động, an ninh trật tự tại địa phương nhưng mỗi quốc gia lại có quy định khác nhau

về đình công Có quốc gia thừa nhận và ghi nhận đình công là một quyền cơ bản

của NLD, mở rộng các giới hạn cho các hoạt động TLTT và đình công phát trién,

khuyến khích NLD tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; có quốc gia thừanhận quyền đình công và đã ghi nhận các quyền, thủ tục cũng như xây dựng hànhlang pháp lý cho việc thực hiện quyền đình công nhưng cũng xây dựng các rào cản

kỹ thuật, rào cản pháp lý nhằm hạn chế đình công; có quốc gia không thừa nhận vàkhông ghi nhận quyền đình công hợp pháp với các lý do khác nhau

14

Trang 21

Tại Nhật Bản, quyền cơ bản trong lao động của NLĐ được ghi nhận tại Điều

28 trong Hiến pháp là: quyền tổ chức tập thé, quyền TLTT và quyền hành động tậpthé Trên tinh thần đó, luật công đoàn của Nhật Bản ghi nhận quyền đình công củaNLD thông qua các tổ chức đại diện NLD hợp pháp ma NLD tham gia dé đưa rayêu cầu bảo vệ quyền lợi cho cá nhân và/hoặc tập thể NLD nam trong tổ chức daidiện hợp pháp đó Tuy nhiên, trên thực tế, các cuộc đình công tại Nhật Bản không

thường xuyên và phổ biến bởi các tổ chức, cơ quan quản lý thực hiện việc bảo vệquyền lợi cho NLĐ tương đối hiệu quả, các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp phần lớn

đều được giải quyết trước khi dẫn tới đình công

Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn hóa — kinh tế phát triểnhàng đầu thế giới nên rất được chú trọng vào việc xây dựng, duy trì QHLĐ nhằmphát triển kinh tế, ôn định an ninh chính trị Tập trung vào chính sách tiền lương

công bằng gắn với năng suất và hiệu quả công việc; xây dựng hành lang pháp lý

nhằm đảm bảo quyền TLTT; xây dựng QHLĐ tiến bộ, bình đăng: tăng cường vaitrò và trách nhiệm của tô chức đại diện NLĐ, là các biện pháp mà chính quyềnTrung Quốc thực hiện trong những năm gần đây nhằm hạn chế phát sinh các vấn đềTCLĐ Xét về góc độ pháp luật, Trung Quốc không thừa nhận và ban hành các quyđịnh về việc áp dụng và thực hiện quyền đình công, không có các hướng dẫn cụ thểkhiến cho NLD không có cơ sở thực hiện quyền đình công hợp pháp

Pháp luật về công đoàn và quan hệ lao động của Hàn Quốc đưa ra khái niệm

về hành động phản đối là các hành động hoặc không hành động nhăm chống lại, cảntrở hoạt động bình thường của một doanh nghiệp, chăng hạn như đình công, phá

hoại, bế xưởng và các hoạt động khác thông qua đó các bên tham gia QHLĐ có ý

định thực hiện yêu sách của họ Theo đó, đình công là một phần, một hình thức của

các hoạt động nhăm gây tác động tiêu cực lên NSDLĐ nhằm đạt được các yêu sách

Pháp luật một số quốc gia Đông Nam A như Thái Lan, Singapore, Philipines,

đều có quy định pháp lý điều chỉnh nội dung về quyền đình công của NLD và cácrào cản kỹ thuật, trình tự thủ tục dé hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của đình công

tới kinh tê, an ninh xã hội, cơ hội thu hút đâu tư nước ngoài và các chỉ sô đánh giá

15

Trang 22

quốc tế Theo đó, các quốc gia này đưa ra các chế tài xử phạt bằng tiền hoặc truy

cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xúi giục, khuyến khích, tài trợ, tổ

chức, các cuộc đình công trái với quy định pháp luật Về khái niệm đình công,

được ghi nhận tại trong pháp luật Thái Lan, đình công được hiểu là những người laođộng ngừng thực hiện công việc hàng loạt với tính chất tạm thời do có tranh chấp vềlao động; tại Philipines, đình công có nghĩa là bất kỳ sự ngừng việc tạm thời nào dohành động phối hợp của các nhân viên do tranh chấp lao động hoặc yếu tố công

việc Theo đó, đình công không chỉ bao gồm sự ngưng việc có chủ đích mà gồm cả

lãn công, nghỉ việc hàng loạt, bãi công, ý đồ phá hoại, tiêu hủy hoặc phá hoại thiết

bị, cơ sở sản xuất và các hoạt động tương tự

Về khái niệm “đình công” tại Việt Nam, Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là văn kiện pháp lý đầu tiênghi nhận về quyền “bãi công” của NLD - một hình thức nền móng của đình công,

nhưng chỉ có yếu tố lịch sử mà không thể áp dụng thực tiễn vì lý do chiến tranh,

Nhà nước cần cơ chế đặc thù dé điều hành đất nước Từ điển Tiếng Việt định nghĩa:

“Đình công: Dau tranh có tổ chức băng cách cùng nhau nghỉ việc trong xí nghiệp,

công sở” [33, tr.324] — khái niệm này còn mang tính khái quát, chưa nêu lên được

ban chat của đình công dưới góc độ pháp lý BLLD số 10/2012/QH13 đưa ra địnhnghĩa: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thé

lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”

Khái niệm này đã được sửa đổi, bố sung tại BLLĐ số 45/2019/QH14 như sau:

“Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tô chức của người laođộng nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và

do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thé là một bên

tranh chấp lao động tập thê tổ chức và lãnh đạo”

Từ những nội dung nghiên cứu và phân tích nêu trên, có thê đưa ra khái niệm:

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tô chức của tập thé NLD tại

một hoặc nhiều đơn vị kinh tế nhằm dat được yêu cầu, yêu sách trong quá trình giải

quyết TCLĐ về quyền và lợi ích hoặc các nội dung khác ma NLD quan tâm

16

Trang 23

1.1.1.2 Đặc điểm của đình công

Xem xét dưới các góc độ và phân tích từ khái niệm, đình công mang các đặc

điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, đình công biểu hiện thông qua hành vi tạm ngừng công việc, rời bỏ

vị trí làm việc của nhiều NLĐ

Hành vi tạm ngừng công việc, rời bỏ vị trí làm việc của một nhóm những

NLD trong cùng một đơn vi hoặc nhiều đơn vị, có tính liên kết với nhau được xem

là dấu hiệu cơ bản, giữ vai trò trung tâm nhất của hiện tượng đình công Theo đó,

mỗi cuộc đình công sẽ xuất hiện hành vi tự ý ngừng thực hiện công việc, rời bỏ vịtrí làm việc của nhiều NLĐ cùng lúc mà không cần sự chấp thuận của NSDLĐ.Hành vi này chỉ mang tính tạm thời, không làm phá vỡ QHLĐ, cũng không dẫn đếnhành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của cá nhân NLĐ, thỏa ước laođộng tập thé đã được xác lập giữa tập the NLD với NSDLD Khi rời bỏ công việctạm thời, ý chí của NLĐ vẫn mong muốn tiếp tục duy trì QHLĐ đã xác lập và sẽtiếp tục tham gia lao động sản xuất sau khi đình công kết thúc Tuy nhiên, trong thờigian đình công, QHLĐ và các thỏa thuận tại hợp đồng lao động đã giao kết sẽ bịtạm ngừng, NLD sẽ dừng công việc một cách triệt dé, không duy trì công việc tạmthời như lan công — hành vi cố ý làm việc cầm chừng, rời rac, không đảm bảo năngsuất của tập thé lao động nhằm gây áp lực dé đạt được yêu sách

Chủ thể của hoạt động đình công luôn là NLĐ bởi đây là đối tượng trực tiếp

thực hiện công việc sản xuất kinh doanh trong QHLĐ, được Nhà nước công nhậnquyền đình công dé tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tổ chức đại diệnNLD là tổ chức được thừa nhận bởi pháp luật, được NLD trao quyền đại diện quyếtđịnh, nói lên tiếng nói của NLD trong khi các đối tượng khác không có quyền đìnhcông thay NLD mà phải thông qua các hình thức khác dé lên tiếng ủng hộ, bảo vệ

quyền lợi cho NLD

Thứ hai, đình công mang tính tập thể và có tính tô chức chặt chẽ nhăm đạtđược mục tiêu chung của nhiều NLD

Đình công không phải là hành động tự phát của một cá nhân NLĐ mà là hoạt

17

Trang 24

động có tổ chức chặt chẽ theo quy định pháp luật nhăm duy trì, bảo vệ quyền và lợi

ích của NLĐ Trường hợp một cá nhân lao động có mâu thuẫn, tranh chấp và tự

thực hiện các hành vi rời bỏ vi trí làm việc, ngừng thực hiện công việc thi đây là

tranh chấp cá nhân, NLD có thé bị xử lý ki luật lao động hoặc bị NSDLĐ đơnphương cham dứt QHLĐ Tuy nhiên, khi tập thé NLD tổ chức đình công, pháp luậtbảo vệ NLĐ đình công thông qua việc cắm NSDLĐ chấm dứt hợp đồng, xử lý kỉ

luật, trả thù, trù dap người tham gia, người lãnh đạo đình công Sức mạnh tập thé vatiếng nói của nhiều NLĐ sẽ có ảnh hưởng, tác động lớn hơn tới NSDLĐ khi có

chung một mục tiêu, một phương thức tại cùng một thời điểm Ngược lại, nếu mỗi

cá nhân có mục tiêu riêng, một hành động độc lập tại các thời điểm khác nhau thì đókhông phải là hoạt động đình công, tính hiệu qua và sức ảnh hưởng thấp, NLD sẽrất khó khăn đề đạt được mục tiêu đề ra

Như vậy, vai trò và tính tập thé của NLD trong hoạt động đình công là rất

quan trọng Tổ chức đại diện NLĐ sẽ có chức năng ghi nhận, phân tích và lựa chọn

những ý kiến, tiếng nói chung dé xác định một hoặc một số mục tiêu; kêu goi su

hưởng ứng và xây dựng tinh than tập thé; tổ chức và hướng dẫn, đồng hành cùngNLD thực hiện hoạt động đình công trên cơ sở các quy định pháp luật Nếu không

có sự đoàn kết, đồng lòng của tập thể NLĐ thì đình công sẽ không thể thực hiện

được; Không có mục tiêu chung, định hướng rõ ràng, tổ chức chặt chẽ và đúng pháp

luật thì đình công sẽ không được thừa nhận, không có hiệu quả thực tế và quyền lợi

NLD sẽ không được đảm bảo.

Thứ ba, NLD phải tự nguyện và tự mình tham gia đình công.

Trong suốt quá trình chuẩn bị và đình công, mỗi NLD phải biết, hiểu rõ về các

quyền và nghĩa vụ của mình trong cuộc đình công, tự nguyện tham gia và biểu lộ ý

chí trực tiếp thông qua việc lấy phiếu ý kiến, lấy chữ ký hoặc hình thức khác đảm

bảo ghi nhận trung thực, khách quan ý chí của NLĐ Ý chí của NLĐ là vô cùng

quan trọng trong đình công: tùy thuộc vào quan điểm, ý kiến và nhận thức của cá

nhân, NLD phải tự minh đưa ra lựa chọn tham gia hoặc không tham gia đình công, cách thức tham gia, hưởng ứng và các vân đê có liên quan Các tô chức, cá nhân, cơ

18

Trang 25

quan Nhà nước có thẩm quyền có thé đưa ra các ý kiến, khuyến nghị, giải thích

pháp luật, nhưng không được quyền ép buộc, cưỡng bức, lừa dối hoặc hình thứckhác khiến NLD không tự quyết định được hoặc không được ghi nhận ý kiến khi có

đình công Mặt khác, khi quyết định tham gia, NLD phải tự mình thực hiện các hoạt

động trong đình công như đưa ra ý kiến, biểu quyết, tạm dừng công việc, rời bỏ vịtrí công việc, mà không được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện thay

Việc tô chức đại diện NLD đưa ra ý kiến, quan điểm và quyết định một số vấn đề

trong đình công là hình thức đại diện dân chủ, nói lên quyết định của tập thê do tập

thé trao quyền và chịu trách nhiệm trước tập thể, không được quyết định hoặc áp đặt

ý chí cá nhân trong các van đề tại cuộc đình công Trường hợp người đại diện của tổchức đại diện NLD truyền đạt sai nội dung ý kiến, thực hiện sai phương án đã thốngnhất thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tập thé NLD; các nội

dung, quyết định không đúng và/hoặc vượt quá phạm vi đại diện thì không có giá tri

pháp lý và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của những lao động có liên quan

trong cuộc đình công.

Thứ tư, mục đích của đình công là gây sức ép tới NSDLD, cơ quản quản lý

Nhà nước nhằm đạt được các yêu sách về quyền và lợi ích hợp pháp của NLD

Đình công phải luôn luôn có mục đích và mục đích này phải được tập théNLD xây dựng, đưa ra ý kiến một cách dân chủ, hợp pháp và mang tính tập thé

Thông qua tô chức đại diện NLD, nội dung, mục đích đình công sẽ được truyền đạt

tới NSDLĐ trong suốt quá trình trước, trong và sau khi đình công diễn ra, tùy thuộctheo phương án đã được thống nhất Các yêu sách về quyền, lợi ich được nêu raphải hợp pháp theo quy định tại quốc gia, địa phương nơi có đình công thì mục tiêu

đó mới mang lại hiệu quả và có cơ sở để ghi nhận Trường hợp mục tiêu đình công

là vi phạm pháp luật nhưng vẫn được NLĐ và NSDLĐ thông qua thì một trong các

bên hoặc cả hai bên hoặc cơ quan quản lý Nhà nước có quyền yêu cầu tòa án tuyên

bố vô hiệu đối với thỏa thuận này Mục tiêu đình công có thé là yêu sách về quyềnhoặc về lợi ích hoặc là tong hợp — vừa có yêu sách về quyền, vừa có yêu sách về lợiích; phạm vi đình công có thé từ yêu sách cho một cá nhân NLD, một nhóm lao

19

Trang 26

động, một ngành nghé lao động, cho đến yêu sách cho lao động trên toàn quốc và cóthê lên đến yêu sách đòi thông qua/không thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung, ban

hành quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động.

Đình công không nhằm mục đích gây thiệt hại, tác động tạo ra sức ép về kinh

tế, chính trị buộc NSDLĐ và/hoặc cơ quan quản lý nhà nước phải tham gia đàmphán, nhượng bộ và chấp nhận các yêu sách nằm ngoài QHLĐ Các kết quả thỏa

thuận từ đình công chỉ có khả năng thực thi trên cơ sở các yêu sách do tập thé NLD

đưa ra trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và đạo đức xã hội.

1.1.2 Khái niệm quyền, lợi ích của người sử dụng lao động trong đình công

QHLD là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội phức tạp phát sinh trong quá

trình thuê mướn, sử dụng và trả phí liên quan tới một loại hàng hóa đặc biệt là “sức

lao động” giữa NLD và NSDLD với sự ảnh hưởng của các tô chức đại diện của các

bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyên Về mặt lý thuyết, QHLD được xây dựng vàtồn tại trên nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đăng, hợp tác, tôn trọng quyền và

lợi ích hợp pháp của nhau Trong đó, việc xác định và thực thi các biện pháp bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLD đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa thiếtthực tới xã hội không kém hơn so với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

NLD Tuy nhiên, trong khoa học pháp ly cũng như tại các nghiên cứu độc lập,

chuyên sâu của các tổ chức quốc tế về lao động, khái niệm về quyén/loi ích của

NSDLĐ chưa được đưa ra một cách chính thống và cụ thé mặc dù thường xuyên

được ghi nhận là một phần không thé thiếu khi nghiên cứu về NSDLD, đặc biệt làtrong các van dé có tranh chấp Do đó, việc đưa ra khái niệm về quyền và lợi íchcủa NSDLD trong đình công là quan trọng và cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu

khoa học pháp lý và thực tiễn.

1.1.2.1 Khái niệm về quyên của người sử dụng lao động trong đình công

Đối với khái niệm “quyền”, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Quyền là điều mà

pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi [33,

tr.815] Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: Quyền là những việc mà mộtngười được làm mà không bị ai ngăn can, hạn chế [32 tr 395] Có nghiên cứu cho

20

Trang 27

rằng, quyền của NSDLD là kha năng của NSDLD được xử sự theo một cách thức

nhất định được xã hội chấp nhận và trong giới hạn pháp luật cho phép, những quyền

này được pháp luật đảm bảo thực hiện khi tham gia vào QHLĐ qua đó giúp cho

NSDLD có được những điều có lợi [13, tr.§]

Theo từ điển Oxford, trong bối cảnh về pháp luật lao động, “quyền: right”được hiểu là khả năng xử sự theo một cách cụ thể trên cơ sở đạo đức hoặc pháp

luật [38, tr 386].

Đối với khái niệm “Người sử dụng lao động”, BLLĐ số 10/2012/QH13 củaViệt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013 đến ngày 31/12/2020 đưa ra địnhnghĩa: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộgia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đông lao động; nếu là

cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự day đủ.” Trên tinh thần sửa đổi phápluật về lao động, khái niệm này một lần nữa được cập nhật, sửa đổi tại BLLĐ số45/2019/QH14, cụ thể như sau: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan,

tô chức, hop tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động

làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân

thì phải có năng lực hành vi dân sự day đủ” Theo đó, khái niệm về NSDLD không

có thay đôi, chỉ có sự khác biệt về hình thức xác lập mối QHLĐ, từ “hợp đồng lao

động” được sửa đổi cho đúng với bản chất pháp lý là “thỏa thuận” Nội dung nàytương đồng với định nghĩa về NSDLĐ do Tổ chức Lao động Quốc tế đưa ra Theo

đó, NSDLĐ là cá nhân, tổ chức sử dung NLD theo hợp đồng lao động bang văn banhoặc bất thành văn (tùy theo luật/quy tắc pháp lý theo phong tục, tập quán tại địaphương) xác lập quyền, nghĩa vụ của hai bên Chính phủ, cơ quan công quyền vàdoanh nghiệp tư nhân cũng như cá nhân có thể là NSDLĐ [36, tr.3] Tuy nhiên, khi

xem xét dưới góc độ về chủ thé, có thé nhận định các khái niệm này còn chưa mangtính bao quát, dự báo và chưa phù hợp với thực tế Theo đó, ngoài các chủ thể là

doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thì trong tương laicũng có thé sẽ xuất hiện một chủ thé khác, cũng có nhu cầu sử dụng lao động, nếuxem xét dưới góc độ liệt kê thì định nghĩa này còn thiếu sót Mặt khác, căn cứ nội

21

Trang 28

dung định nghĩa tại Điều 19, Điều 20, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 của Bộ luật dân

sự Việt Nam số 91/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thì khái niệm

“người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” đã loại trừ nhóm: Người có khó khăn

trong nhận thức, làm chủ hành vi và hạn chế năng lực hành vi dân sự Theo đó, đối

với trường hợp NSDLD là cá nhân, định nghĩa đưa ra phải đáp ứng điều kiện “cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ” là chưa phù hợp, trường hợp một cá nhân là người

bị hạn chế một phần năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ

hành vi nhưng vẫn có khả năng tham gia QHLĐ thì quy định này vô tình tạo ra rào

cản pháp lý ngăn chặn công dân thực hiện quyền của mình Do đó, khái niệm về

“Người sử dụng lao động” có thể định nghĩa tổng thể như sau: Người sử dụng laođộng là doanh nghiệp, cơ quan, tô chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân hoặc chủthé khác có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình; được ràng buộc

bởi một quan hệ xã hội bình đăng trên cơ sở thỏa thuận pháp lý có hiệu lực với các

bên; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực tham gia quan hệ lao động theo quy định pháp luật.

Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thong pháp luật tai Việt Nam chưa đưa ra kháiniệm pháp lý về “quyền” và “nghĩa vụ” nói chung cũng như khái niệm về “quyềncủa người sử dụng lao động” nói riêng Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả nghiên cứucủa các công trình khoa học pháp lý, từ điển và các quy định pháp luật thực tiễn, có

thé định nghĩa: Quyền của NSDLĐ là kha năng mà NSDLD được phép thực hiện

hoặc không thực hiện trong giới hạn đạo đức, pháp lý được Nhà nước quy định,

được pháp luật bảo đảm thực hiện nhằm xác lập bảo đảm và duy trì các nguồn lợi

của NSDLD trong QHLD.

1.1.2.2 Khái niệm về lợi ích của người sử dụng lao động trong đình công

Đối với khái niệm “lợi ích”, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Lợi ích là điều có

ích, có lợi cho một đối tượng nào đó trong mối quan hệ với đối tượng ấy (nói khái

quát) [33, tr.587] Theo từ điển Oxford, trong bối cảnh về pháp luật lao động, “lợiích: benefit/interest” được hiểu là sự lợi thé, tac động có ích hoặc sự hữu ích [38, tr

36, 232].

22

Trang 29

Theo Giáo trình học phân kinh tế chính trị Mac- Lenin (C) của Bộ Giáo dục vàĐào tạo xuất ban năm 2019, tại trang 189, tác giả nêu khái niệm lợi ích dưới góc độ

kinh tế là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải

được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ủng với trình độ phát triển nhấtđịnh của nền sản xuất xã hội đó Theo tác giả, lợi ích có thê là lợi ích vật chất hoặclợi ích tinh thần, phan ảnh mục đích, động cơ của các chủ thé trong nền sản xuất xãhội với các đặc trưng cơ bản là: mang tính khách quan; là kết quả trực tiếp của quan

hệ phân phối; là quan hệ xã hội và mang tính lịch sử Biểu hiện của lợi ích, gan VỚI

các chủ thê kinh tế khác nhau là các lợi ích tương ứng: lợi ích của chủ doanh nghiệptrước hết là lợi nhuận, lợi ích của người lao động là thu nhập

Dưới góc độ kinh tế, các giá trị vật chất mà NSDLĐ thường mong muốn đạt

được là lợi nhuận, tích lũy và gia tăng các tài sản cố định, tài sản lưu động, Ngoài

ra, các giá trị khác NSDLD còn mong muốn đạt được còn có thé gồm giá trị thươnghiệu trên thị trường: uy tín, hình ảnh trước khách hàng: thị trường, thị phần; các

quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, được xếp vào các giá trị phi vật

chất Các giá trị vật chất và phi vật chất này NSDLD có thé đạt được thông qua việctổng hợp, vận hành và kết hợp nhiều yếu tố mà trong đó, quan hệ lao động là một

yếu tô nền tảng vô cùng quan trọng

Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống pháp luật tại Việt Nam chưa đưa ra kháiniệm pháp lý về “lợi ích của người sử dụng lao động” Tuy nhiên, căn cứ vào kếtquả nghiên cứu của các công trình khoa học pháp lý, từ điển và các quy định phápluật thực tiễn, các khái niệm đã nêu trên, có thể định nghĩa: Lợi ích của NSDLĐ là

những giá tri vật chất và phi vật chất mà NSDLĐ mong muốn có được, phản ảnh

mục đích, động cơ của NSDLD trong QHLD.

1.1.2.3 Đặc điểm về quyên, lợi ich của người sử dụng lao động

Mặc dù quyền và lợi ích của NSDLĐ là các vấn đề có tính chất pháp lý, xã hội

khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ, có sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫnnhau Do đó, quyền và lợi ích của NSDLD có chung một số đặc điểm cơ bản sau:

23

Trang 30

Thứ nhất, quyên và lợi ích của NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi các chính sách, mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, chế độ chính trị

Trên cơ sở nền tảng của chế độ chính trị, thuần phong mỹ tục, đạo đức, văn

hóa của từng quốc gia, khu vực và bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội tại từng thờiđiểm mà Nhà nước ban hành các chính sách pháp luật về lao động nói chung và ghinhận quyên, lợi ích của NSDLD nói riêng Trong trường hợp quốc gia gặp các van

dé cần xúc tiến năng lực sản xuất, kinh doanh nhằm củng cố kinh tế như chiến

tranh, thảm họa, xung đột vũ trang, hoặc trong các ngành kinh tế đặc thù cần duytrì ôn định như công nghiệp quốc phòng, năng lượng, hoặc cần khuyến khích đầu

tư, phát triển kinh tế thì Nhà nước sẽ ban hành các chính sách, quy định pháp luậtnhằm nâng cao, mở rộng quyền của NSDLĐ nhằm dam bảo sự phát triển 6n định,liên tục và hiệu quả của nên kinh tế, phục vụ các mục tiêu, lợi ích chung Trong

trường hợp có sự thay đổi cần nâng cao và bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của NLĐ,

khuyến khích tham gia lao động sản xuất, đáp ứng các điều ước quốc tế về quyềncon người, quyền của NLD thì có thé Nhà nước sẽ thay đổi các chính sách nhamnâng cao quyền của NLĐ dẫn tới hạn chế một số quyền của NSDLĐ, làm ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới lợi ích của NSDLĐ

Về mặt nguyên tắc, pháp luật công nhận và bảo hộ các quyên, lợi ích hợp pháp

của các chủ thể trong quan hệ xã hội, không phân biệt đối xử trong mọi trường hợp

Trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng, Nhà nước có

xu hướng ủng hộ, duy trì và tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển mộtcách văn minh, tiến bộ, tự do, đảm bảo quyền con người, quyền công dân và phùhợp với sự phát triển chung của quốc gia, khu vực và thế giới QHLD cũng là một

trong những quan hệ tiêu biểu được các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm, ủng

hộ và tạo điều kiện phát triển thông qua việc dung hòa, bảo đảm quyền và lợi ích

hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ Theo đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

NSDLD là một nội dung cần thiết để QHLĐ được cân bằng, ồn định và phát triểntrong tương lai Nếu quyền và lợi ích hợp pháp của NLD không được đảm bao, đặcbiệt là trong thời điểm xảy ra đình công - xung đột, mâu thuẫn với NLĐ, đặc biệt là

24

Trang 31

ở giai đoạn cao trào nhắm vào NSDLD thi sẽ phát sinh nguy cơ NSDLD rời khỏi

QHLĐ, khiến QHLĐ đi vào suy thoái, mất đi ý nghĩa an sinh xã hội, tác động tiêucực tới nền kinh tế và an ninh — chính tri của quốc gia Do vậy, bảo đảm quyền vàlợi ich cho NSDLD nói chung và trong thời điểm xảy ra đình công nói riêng là đặcbiệt cần thiết nhằm bảo vệ QHLD, dam bảo sự phát triển của nền kinh tế, duy trì ồnđịnh an ninh — chính trị quốc gia

Mặc dù vậy, tại các thời điểm lịch sử khác nhau và mục tiêu phát triển đất

nước từng thời kỳ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội sẽ được thay đổi và sẽ dẫntới sự thay đổi của các quy định pháp luật mà trong đó pháp luật về lao động bị ảnhhưởng trực tiếp, Nhà nước có thé chấp nhận hy sinh lợi ích của một nhóm đối tượngtrong xã hội để đạt được các mục tiêu cao hơn Trong trường hợp này, NSDLĐ chỉ

có quyền kiến nghị, nêu ý kiến chứ không có quyền quyết định các van đề về chính

sách và pháp luật, buộc phải tuân thủ các quy định do Nhà nước đưa ra.

Thứ hai, quyên và lợi ích của NSDLĐ phải tuân thú quy định pháp luật

Moi cá nhân, tổ chức, co quan đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ cácquy định pháp luật, NSDLĐ có quyền thực hiện mọi quyết định, hành vi không tráivới pháp luật quốc gia nơi mình xác lập QHLD Pháp luật thừa nhận quyên, lợi ích

hợp pháp của NSDLD thông qua hình thức ghi nhận tại các văn bản pháp lý và bảo

vệ các QHLD được xác lập đúng trình tự, đảm bảo hiệu lực về hình thức và nội

dung thông qua các biện pháp hành chính và/hoặc hình sự.

Sự khác biệt về hệ thống tư pháp, quan điểm pháp luật tại các quốc gia, vùnglãnh thổ khác nhau sẽ dẫn tới có các quy phạm pháp luật về lao động khác nhau.Trên co sở lý luận chung về pháp luật và kinh nghiệm từ một số quốc gia tiễn bộ, cóthé nhận thay pháp luật ghi nhận trên cơ sở các nguyên tắc chính như sau: Mọi hành

vi, quyết định do NSDLD thực hiện vi phạm quy định pháp luật đều bị vô hiệu; các

quyền và lợi ich do NSDLD và NLD thỏa thuận cũng cần tuân thủ pháp luật, trường

hợp vi phạm thì cũng bị xem là vô hiệu — trừ trường hợp pháp luật quốc gia có quyđịnh khác Sự hiện diện của cơ quan quản lý Nhà nước trong QHLĐ cũng nhằm

mục đích đảm bảo sự bình đăng, tự do ý chí giữa các bên theo đúng thủ tục, trình tự

25

Trang 32

và quy định pháp luật về lao động Trên tinh thần thượng tôn pháp luật, việc bảo vệ

quyên và lợi ích hợp pháp của NSDLD cần tuân thủ pháp luật quốc gia, địa phươngnơi xác lập QHLD Các quyền, lợi ích không được pháp luật thừa nhận hoặc hành

vi, quyết định trái với quy định pháp luật, trình tự, thủ tục sẽ không có giá trị pháp

lý, không giúp đạt được mục tiêu bảo đảm lợi ích cho NSDLĐ.

Thứ ba, quyên và lợi ích của NSDLD bị giới hạn bởi quyền và lợi ích của các

chủ thể khác trong QHLĐ

Trong QHLĐ, quyền của NSDLĐ sẽ tương ứng với nghĩa vụ, trách nhiệm củaNLD và ngược lại Quyền của một bên chỉ có thé được đảm bảo, thực hiện một cáchtriệt để, hiệu quả toàn diện khi bên còn lại tuân thủ, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình

Về lợi ích, tại từng thời điểm, bối cảnh và góc độ xem xét khác nhau thi NLD vàNSDLD có thời điểm mang những lợi ích gắn liền với nhau, tạo nên một mỗi quan

hệ xã hội bền chặt nhưng cũng có những thời điểm, bối cảnh khác thì lợi ích của các

bên mâu thuẫn với nhau Xem xét một cách tổng quan, nếu một bên muốn gia tăng

quyền lợi thì đồng nghĩa một bên sẽ bi ảnh hưởng, thiệt hại một lợi ích tương ứng;nếu quyền và lợi ích của các bên không cân bang một cách tương đối với bên cònlại thì QHLĐ sẽ có thé bị phá vỡ; QHLĐ cân bằng tuyệt đối sẽ rất khó dé thực hiệnnhưng là mục tiêu của các bên nhằm duy trì QHLĐ minh bạch, bền vững và đem lạicác tác động tích cực tới xã hội Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ

có liên quan mật thiết đến QHLĐ, bị giới hạn bởi quyền và lợi ích của NLĐ, lợi ích

và quyền lực của cơ quan quản lý Nhà nước trong QHLD Tuy nhiên, chính sự giớihạn và tác động lẫn nhau giữa các bên là cơ sở cho việc duy trì và cân bằng QHLĐmột cách văn minh, ôn định và có lợi cho các bên

Thư tu, NSDLĐ có quyên tự quyết định về việc tự bảo vệ quyên và lợi ích củamình

Trong QHLĐ, quyền và lợi ích của NLD và NSDLĐ có mối quan hệ bền chặt,găn liền với nhau, đồng thời cũng xung đột với nhau nhưng xung đột này không phá

vỡ QHLD Xét trên góc độ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLD là gián tiếp

bảo vệ quyền và lợi ích của NLD thông qua cân bằng quyền - nghĩa vụ, duy trì lợi

26

Trang 33

ích chung giữa các bên Xem xét dưới góc độ lý luận khoa học xã hội, lợi ích của

NSDLĐ và NLD có mối quan hệ đan xen, vừa mâu thuẫn, vừa hỗ trợ lẫn nhau.Trong khi NLD muốn tăng lương, tăng phúc lợi, giảm giờ làm thì NSDLD lại muốntối ưu hoạt động sản xuất, cắt giảm chi phí, khai thác tối đa sức khỏe, trí tuệ va thờigian cua NLD Ở khía cạnh khác, NSDLĐ dem lại công việc, tạo sinh kế cho NLDnuôi sống bản thân và gia đình, từng bước thay đôi cuộc sông; NSDLD cũng cần phải

có nguồn lao động chất lượng, ôn định mới có nguồn lực thực hiện hoạt động sảnxuất kinh doanh, thu về lợi ích cho mình Ngay cả trong đình công, bản thân NLĐ

vẫn coi mình là NLD chịu sự quản lý, ràng buộc pháp lý với NSDLĐ, không có ý chí

triệt tiêu, chấm dứt sự tồn tại của QHLĐ Do vậy, để đảm bảo lợi ích lâu dài củamình, NSDLĐ có quyền tự định hướng và xây dựng QHLD theo mục tiêu, mongmuốn của mình trên cơ sở đánh giá các tác động, phản hồi từ NLĐ

Với địa vị là bên có quyền quản lý, giám sát, điều hành NLĐ trong QHLĐ,NSDLĐ đưa ra các quyết định, hành vi đơn phương nhằm thực hiện và tự bảo vệ

quyên, lợi ích hợp pháp của mình trước các hành vi, quyết định từ phía NLD.Không bên nào trong QHLD có quyền tác động, ảnh hưởng hoặc can thiệp trái phépvào ý chí của NSDLĐ Trường hợp NSDLĐ quyết định từ chối toàn bộ nội dungyêu sách của NLD dé bảo vệ lợi ích hoặc chấp nhận từ bỏ một phần quyên lợi củamình trong QHLĐ nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích khác thì phải trên cơ sở

tự nguyện; mọi hành vi ép buộc, lừa đối, cưỡng bức đều là vi phạm pháp luật lao

động và NSDLĐ có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyên tuyên bố vôhiệu đối với các nội dung, hành vi, quyết định trái với ý muốn của mình trên cơ sở

các quy định, trình tự do pháp luật quy định.

1.1.2.4 Các quyên, lợi ích của người sử dụng lao động trong đình công

a) Các quyền, lợi ích của người sử dụng lao động trước khi xảy ra đình công

Thứ nhất, NSDLĐ có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo quy

định pháp luật

Pháp luật thừa nhận và bảo vệ quyền đình công của NLĐ nhưng cũng đồngthời bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của NSDLD thông qua việc trao cho

27

Trang 34

NSDLD các quyền, công cụ pháp lý và cơ chế đảm bảo thực thi Theo đó, khi các

lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, xâm phạm thì NSDLĐ có quyền tự mình

thực hiện các biện pháp cần thiết trên cơ sở các quy định pháp luật mà trọng tâm là

BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành Về quyền của NSDLĐ, pháp luật về laođộng về cơ bản đã có hành lang pháp lý cơ sở, xây dựng hệ thống văn bản pháp lýquy định trực tiếp, gián tiếp làm cơ sở thi hành nhưng đối với TCLĐ tập thê lợi ích

thì pháp luật còn chưa có sự điều chỉnh cụ thé

Theo đó, để làm rõ các phương án, cách thức thực tế về bảo vệ lợi ích của

NSDLĐ, can xem xét và nhìn nhận dưới góc độ kinh tế, xã hội Các lợi ích vật chất

có thé được bảo vệ trực tiếp thông qua các biện pháp như dịch chuyên tài sản từ nơi

có rủi ro sang một địa điểm an toàn, ôn định hơn; Tăng cường các biện pháp an ninhnhằm bảo vệ tài san; NSDLĐ mua bảo hiểm cho hàng hóa, thiết bị, hợp đồng, cóthé bị ảnh hưởng, chịu tác động từ cuộc đình công; thực hiện trích lập dự phòng rủi

ro định kỳ; thu thập các chứng cứ chứng minh đình công là một sự kiện bất khả

kháng nhằm hạn chế rủi ro bị khách hàng, đối tác phạt vi phạm; Đối với các lợiích phi vật chất, NSDLĐ có thé xây dựng phương án tuyên dụng, luân chuyên, điềuđộng cán bộ, nhân viên để bù đắp nhân lực bị thiếu hụt do đình công; chuẩn bị cácphương án truyền thông để giữ gìn hình ảnh, uy tín với khách hàng, đối tác; Thựchiện hoạt động truyền thông nội bộ nhằm thông tin với NLD dé xây dựng lòng tinvới những NLD khác; Thông qua các biện pháp đó, NSDLĐ có thé hạn chế đượcnhững ảnh hưởng, rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra khi có đình công

Thứ hai, NSDLĐ có quyền xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận một

phần hoặc toàn bộ các nội dung yêu sách của NLĐ

Đình công là hiện tượng xã hội xảy ra khi các mâu thuẫn, xung đột giữa NLD

và NSDLĐ đã trở lên căng thắng mà các bên không thê thương lượng, hòa giải được

Thông thường, trừ các cuộc đình công hưởng ứng thì các cuộc đình công đều đi kèm

với các yêu sách về quyền lợi, phúc lợi lao động hoặc các vấn đề mà NLĐ quan tâm

và yêu cầu NLD hoặc các co quan Nhà nước có thâm quyên giải quyết, đáp ứng

Theo lẽ đó, khi các yêu sách của NLD được xem xét, chấp thuận thì có thé xác định

28

Trang 35

là đình công đã đạt được mục đích và NLD, tô chức đại diện NLĐ sẽ chấm dứt đình

công Do vậy, dé đảm bảo quyền, lợi ích của mình, NSDLD có thé nghiên cứu, phân

tích và đánh giá các thiệt hại do gián đoạn sản xuất, thiệt hại vé co SỞ vat chat, uy tin,

thương hiệu, bat nguồn từ đình công gây ra với các nội dung yêu sách của NLD dé

có thé cân nhắc, đưa ra phương án tự bảo vệ quyền lợi của mình

Trường hợp xác định các thiệt hại có thé sẽ xảy ra lớn hơn các ảnh hưởng,

giảm sút về lợi nhuận khi chấp thuận các yêu sách của NLĐ thì NSDLĐ sẽ có thôngbáo hoặc ký kết, xác lập các thỏa thuận với đại diện NLĐ về việc chấp nhận một

phan hoặc toàn bộ các nội dung yêu sách dé NLD không tiến hành đình công Đốivới các nội dung yêu sách không nằm trong QHLD trực tiếp giữa NLD và NSDLDthì NSDLĐ có thể bằng uy tín, năng lực và điều kiện cá nhân của mình dé hỗ trợNLD bày tỏ quan điểm và gửi ý kiến tới các cá nhân, tổ chức có liên quan Trường

hợp xét thấy các yêu cầu, yêu sách của NLĐ là vô lý, có thể đem lại thiệt hại lớn,lâu dài và tác động tiêu cực tới QHLĐ, quyền lợi của NSDLĐ thì NSDLĐ có quyền

từ chối các yêu cầu, yêu sách và xây dựng các biện pháp phù hợp khác dé giải quyết

đình công.

Thứ ba, NSDLĐ có quyền đàm phán và/hoặc đề nghị tổ chức đại diệnNSDLD tham gia đàm phán với NLD, tổ chức đại diện NLD nhằm giải quyết cácmâu thuẫn, tranh chấp

Trong suốt quá trình đình công, các bên liên quan vẫn có quyền bày tỏ ýkiến, quan điểm và thay đổi các nội dung, ý kiến của mình nhằm đạt được kết quảphù hợp và thực tế nhất Là một bên trong QHLD, bi ảnh hưởng trực tiếp từ hoạtđộng đình công của NLD, NSDLĐ luôn luôn có quyền tham gia trao đổi, đàm phan

dé nêu ý kiến, quan điểm bảo vệ quyền, lợi ích của mình hoặc đề nghị tổ chức đại

diện NSDLD tham gia tư van, đại diện nêu ý kiến, đàm phán với NLD và tổ chức

đại diện NLĐ về các vấn đề có liên quan Thông qua thương lượng, đàm phán, các

bên sẽ hiểu rõ được các vấn đề tác động, làm cơ sở đánh giá và cân nhắc việcnhượng bộ chấp thuận từ bỏ một số yêu cầu, lợi ích nhằm đạt được mục tiêu chung

Hoạt động đàm phán sẽ giúp các bên xây dựng và hoàn thiện tốt hơn QHLĐ cũng

29

Trang 36

như sớm giải quyết được các vấn đề tranh chấp có liên quan, kết thúc đình công một

cách nhanh chóng, thiện chí và dễ dàng thực hiện các yêu sách do các bên tự

nguyện xác lập.

Thứ tư, NSDLĐ có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc hoặc thực hiện các

quyền phòng vệ khác nhằm bảo vệ tài sản

Khi xảy ra đình công, bên cạnh hoạt động ngừng việc tạm thời có chủ đích từ

NLD thì còn có thé xuất hiện các hoạt động khác như tập trung biểu tình, tuần hành,

hội họp, và thậm chí là các hành động đập phá cơ sở vật chất, máy móc, công

trình, tắn công cán bộ nhân viên, người lao động khác, Do đó, để đảm bảo quyềnlợi của mình, ngăn ngừa các hành vi gây thiệt hại đến lợi ích vật chất một cách trựctiếp hoặc gián tiếp thì NSDLĐ có thể đóng cửa tạm thời nơi làm việc Ngoài ra,

trong trường hợp số lượng NLD tham gia đình công lớn hoặc làm việc tại các vị trí

quan trọng không thể thay thế mà sự vắng mặt của họ làm gián đoạn quy trình sảnxuất, kinh doanh, khiến NSDLĐ không đủ điều kiện để duy trì các hoạt động tốithiêu thì NSDLĐ có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc cho tới khi các vấn đềđược khắc phục

Việc đóng cửa nơi làm việc được xác định là một hành động phòng vệ mang tính tạm thời của NSDLD trước các hành động gây thiệt hại và có nguy cơ gây thiệt

hại trong tương lai đối với NSDLĐ mà các thiệt hại đó có thể không khắc phục

được Tuy nhiên, đóng cửa nơi làm việc cần tuân thủ các quy trình, quy định pháp

luật do co quan Nhà nước có thâm quyền quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của

những NLD không tham gia đình công.

Bản chất các cuộc đình công có thể nhận thay là hành vi tan công vào lợi íchcủa NSDLĐ, làm tê liệt hoạt động sản xuất kinh doanh, suy giảm lợi ích kinh tẾ, uy

tín, hình ảnh và các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần khác của NSDLD Tuy nhiên,

nếu các nguồn lực lao động, cơ sở hạ tầng, tài sản được bảo vệ sẽ làm cơ sở, tiền đềcho việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi đình công kết thúc, duy trìsinh kế cho NLĐ, đặc biệt là các lao động không tham gia đình công

Thứ năm, NSDLĐ có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem

xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

30

Trang 37

Tại các quốc gia thừa nhận quyền đình công của NLĐ thì đều có các quy

định cụ thể nhằm xác định các điều kiện, thủ tục và quy trình tiến hành đình côngnhăm đảm bảo việc đình công có tô chức, hạn chế tối đa các ảnh hưởng, tác độngtiêu cực tới nền kinh tế, an ninh trật tự tại địa phương nơi có đình công Trường hợpcuộc đình công không đảm bảo điều kiện tổ chức, không thực hiện đúng, day đủ cácthủ tục, quy trình do co quan Nhà nước có thâm quyền yêu cầu thì được xác định làđình công bat hợp pháp và phải chịu các hậu quả pháp ly theo quy định pháp luật

Tuy nhiên, chỉ có cơ quan Nhà nước có thâm quyền, mà thông thường là Tòa án

hoặc ủy ban lao động mới có quyền xem xét và tuyên bố một cuộc đình công có hợppháp hay không và đưa ra các quyết định yêu cầu ngăn chặn, cưỡng chế, đảm bảothi hành bằng các chế tài nhân danh Nhà nước

Do đó, dé tự bảo vệ quyền lợi của mình, NSDLĐ có quyền yêu cầu cơ quan

Nhà nước có thâm quyền tiến hành các thủ tục pháp lý nhằm xem xét tính hợp pháp

của cuộc đình công Cơ quan Nhà nước có thầm quyền được tổ chức xem xét tính hợppháp của cuộc đình công khi có yêu cầu từ một trong các bên có quyền hoặc tự mình

xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong trường hợp pháp luật có quy định.

b) Các quyên, lợi ích của người sử dụng lao động trong khi xảy ra đình côngTrong quá trình diễn ra cuộc đình công, các quyền của NSDLĐ về cơ bảnkhông có quá nhiều sự khác biệt so với giai đoạn trước khi xảy ra đình công, baogồm quyền xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận một phan hoặc toàn bộ cácnội dung yêu sách của NLĐ; quyền đàm phán và/hoặc đề nghị tổ chức đại diệnNSDLD tham gia đàm phán với NLD, tô chức đại diện NLD nhằm giải quyết cácmâu thuẫn, tranh chấp; thực hiện các quyền phòng vệ khác nhằm bảo vệ tài sản;quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thâm quyền xem xét tính hợp pháp của cuộc

đình công và các biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp khác như đã nêu trên Tuy nhiên, khác với giai đoạn trước, tại giai đoạn đình công thì các ảnh hưởng, thiệt hại

đã xảy ra trên thực tế và có sự thay đổi, biến động về tính chất đòi hỏi NSDLD cần

có sự linh động trong việc sử dụng quyền, công cụ, phương án pháp lý dé bảo đảmtối đa các lợi ích của mình, hạn chế ảnh hưởng của cuộc đình công gây ra, đồng thờiđáp ứng một số yêu cầu cụ thé của pháp luật về lao động, cu thé:

31

Trang 38

Đối với việc bảo vệ lợi ích của NSDLĐ trong đình công, do cần đảm bảoquyền lợi của NLD và cơ chế hoạt động của đình công nên khi NLD tiến hành đìnhcông, NSDLĐ không được thuê lại lao động nhằm thay thế NLĐ đang trong thờigian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động; không được đóngcửa nơi làm việc khi NLD đã tiến hành đình công hoặc thời hạn khác mà pháp luậtquy định; các giới hạn này khiến cho NSDLĐ gặp một số hạn chế, rào cản trong

việc tự bảo vệ lợi ích của mình.

Tuy nhiên, dé đảm bảo tính công bằng và lợi ích cho NSDLD, pháp luật cũngcho phép NSDLD được cắt giảm hợp lý các chi phí nhằm hạn chế tác động tiêu cựccủa cuộc đình công mà không bị coi là vi phạm, trong đó có tiền lương, phụ cấp, trợcấp của NLĐ, chỉ phí bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật có liên quan Ngoài

ra, nghiêm cắm các bên có liên quan thực hiện các hành vi kích động, lôi kéo, ép

buộc NLD đình công; cản trở NLD không tham gia đình công đi làm việc; Dùng

bạo lực; hủy hoại máy, thiết bi, tài sản của NSDLĐ, Ngoài ra, NSDLD cũng vẫn

có quyền thực hiện các phương án, biện pháp để bảo vệ lợi ích như đã nêu trong

giai đoạn trước khi xảy ra đình công.

Đối với quyền xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận một phần hoặc toàn

bộ các nội dung yêu sách của NLD, trường hợp xác định các thiệt hại đã, đang và có

thể sẽ xảy ra lớn hơn các ảnh hưởng, giảm sút về lợi nhuận khi chấp thuận các yêu

sách của NLD thì NSDLD sẽ có thông báo hoặc ký kết, xác lập các thỏa thuận vớiđại diện NLĐ về việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ các nội dung yêu sách dé

NLD sớm kết thúc đình công, quay trở lại lao động sản xuất Trường hợp xét thay

các yêu cầu, yêu sách của NLĐ là vô lý, có thể đem lại thiệt hại lớn, lâu dài và tác

động tiêu cực tới QHLĐ, quyền lợi của NSDLĐ thì NSDLĐ có quyền từ chối cácyêu cầu, yêu sách và áp dụng các biện pháp phù hợp khác để giải quyết đình công

Đối với quyền đàm phán và/hoặc đề nghị tổ chức đại diện NSDLĐ tham gia

đàm phán với NLD, tô chức đại diện NLD nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tranh

chấp; quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp củacuộc đình công thì NSDLĐ có quyền thực hiện như quy định pháp luật Trong suốtquá trình đó, NSDLĐ có quyền được cân nhắc mức độ, nội dung trao đổi, yêu cầutrên cơ sở tôn trọng, bình đắng và phù hợp với các quy định có liên quan

32

Trang 39

Ngoài các nội dung có sự tương đồng nêu trên, tại giai đoạn đình công,

NSDLD có quyền xử lý kỉ luật lao động đối với những NLD vi phạm kỉ luật khi có

đình công.

Dinh công được xác định là một quyền của NLD nên NLD sẽ không phải gánhchịu các hậu quả pháp lý khi thực hiện quyền của mình nhưng phải đảm bảo đúngcác yêu cầu, điều kiện mà pháp luật quy định Dé đảm bảo thực thi được quyền của

NLD, NSDLD cũng có nghĩa vụ tôn trọng va không được thực hiện các hành vi

ngăn cam, can trở NLD thực hiện các quyền của minh, trong đó có đình công Tuy

nhiên, trong đình công, bản chất QHLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ vẫn đang được duytrì, đảm bảo thực hiện bằng các hợp đồng lao động và các quy định pháp lý có liên

quan Theo đó, khi có đình công, quyền quản lý, giám sát, điều hành và xử lý kỉ luật

của NSDLD đối với NLD chỉ bị hạn chế chứ không bi cham dứt Mặt khác, NLD

chỉ không bị xem xét trách nhiệm, được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi

thực hiện quyên đình công của mình chứ không được miễn trừ toàn bộ các nghĩa vụ,đồng thời vẫn phải chịu trách nhiệm trước NSDLĐ khi thực hiện các hành vi khác

không liên quan tới đình công.

Đối với NLD tham gia đình công, NSDLD chỉ có quyền xem xét trách nhiệm,thực hiện thủ tục xử lý kỉ luật lao động khi đã có phán quyết, quyết định của cơquan Nha nước có thâm quyền về việc cuộc đình công là bất hợp pháp và NLDkhông tuân thủ yêu cầu quay trở lại làm việc và các yêu cầu khác có liên quan.Nguyên nhân là do việc đình công bất hợp pháp sẽ không thuộc trường hợp NLĐđược miễn trừ các trách nhiệm, nghĩa vụ và phải tuân thủ quyền quản lý, điều hành,giám sát của NSDLĐ nên NSDLĐ có quyền xử lý kỉ luật theo nội quy, quy chế, hợpđồng lao động và các quy định pháp luật có liên quan

1.2 Khái niệm và nội dung pháp luật về quyền, lợi ích của người sử dụng lao

động trong đình công

12.1 Khái niệm pháp luật về quyền, lợi ích của người sử dung lao động trong

đình công

Nghiên cứu cho thấy hệ thống pháp luật của phần lớn các quốc gia trên thé giới

đã có những nhận thức rõ rệt về quyền đình công của NLD và ghi nhận cụ thé tại các

33

Trang 40

văn bản pháp luật như Nhật Bản, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Singapore, Philippines,

Cùng với đó, pháp luật về quyền, lợi ích của NSDLD trong đình công cũng được

quan tâm, xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng được sự phát triển của xã hội cũng

như cân bằng với quyền, lợi ích của NLĐ trong QHLĐ, đảm bảo mục tiêu xây dựngQHLD văn minh, bền vững và tiễn bộ Thông qua việc ban hành các luật, đạo luật,

các án lệ về lao động, các quốc gia này thừa nhận và bảo vệ quyền, lợi ích của

NSDLD trong QHLD nói chung và trong đình công nói riêng, đảm bảo sự phát triểncủa QHLĐ cũng như đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại từng quốcgia Bên cạnh đó, với sự hoạt động của các tô chức quốc tế về lao động, các van đề

về quyền, lợi ích của NSDLĐ trong đình công cũng đã nhận được nhiều sự quantâm hơn, làm tiền đề cho sự xây dựng, phát triển và gia nhập các công ước quốc tế

về NSDLD trong tương lai

Đối với Việt Nam, quy định pháp lý về quyền, lợi ích và trách nhiệm của

NSDLD được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Hiến

pháp; Bộ luật Lao động; Luật an toàn, vệ sinh lao động; Luật việc làm; Luật

doanh nghiệp; Luật Bảo hiểm xã hội, và hệ thống các văn bản dưới luật khác

có liên quan mà trong đó BLLĐ nắm vai trò chủ đạo khi ghi nhận trực tiếp các

quy định về quyền, lợi ích của NSDLD với mục tiêu bảo đảm day đủ, toàn diện

và kịp thời các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NSDLĐ trong lao động nóichung và trong đình công nói riêng Mặc dù pháp luật về đình công chủ yếu được

ghi nhận tại BLLĐ nhưng để xác định, ghi nhận và bảo vệ quyền, lợi ích của

NSDLD trong đình công thì vẫn cần phải có sự dẫn chiếu quy định tại các văn

bản pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, có thê nhận định: Pháp luật về quyền, lợi ích của NSDLD trong đìnhcông là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhậnnhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đình công với mục tiêu ghinhận và đảm bảo các quyền, lợi ích của NSDLĐ được phát huy, bảo đảm thực thimột cách đầy đủ, toàn diện và kịp thời

34

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w