Quyền và lợi ích của người sử dụng lao động trong đình công hợp pháp theo pháp luật lao động Việt Nam

MỤC LỤC

LÝ LUẬN PHAP LUẬT VE QUYEN, LỢI ÍCH CUA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CÔNG

Theo Giáo trình học phân kinh tế chính trị Mac- Lenin (C) của Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất ban năm 2019, tại trang 189, tác giả nêu khái niệm lợi ích dưới góc độ. kinh tế là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ủng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó. Theo tác giả, lợi ích có thê là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần, phan ảnh mục đích, động cơ của các chủ thé trong nền sản xuất xã hội với các đặc trưng cơ bản là: mang tính khách quan; là kết quả trực tiếp của quan. hệ phân phối; là quan hệ xã hội và mang tính lịch sử. Biểu hiện của lợi ích, gan VỚI. các chủ thê kinh tế khác nhau là các lợi ích tương ứng: lợi ích của chủ doanh nghiệp trước hết là lợi nhuận, lợi ích của người lao động là thu nhập. Dưới góc độ kinh tế, các giá trị vật chất mà NSDLĐ thường mong muốn đạt được là lợi nhuận, tích lũy và gia tăng các tài sản cố định, tài sản lưu động,..Ngoài ra, các giá trị khác NSDLD còn mong muốn đạt được còn có thé gồm giá trị thương hiệu trên thị trường: uy tín, hình ảnh trước khách hàng: thị trường, thị phần; các quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ,..được xếp vào các giá trị phi vật chất. Các giá trị vật chất và phi vật chất này NSDLD có thé đạt được thông qua việc tổng hợp, vận hành và kết hợp nhiều yếu tố mà trong đó, quan hệ lao động là một yếu tô nền tảng vô cùng quan trọng. Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống pháp luật tại Việt Nam chưa đưa ra khái niệm pháp lý về “lợi ích của người sử dụng lao động”. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học pháp lý, từ điển và các quy định pháp luật thực tiễn, các khái niệm đã nêu trên, có thể định nghĩa: Lợi ích của NSDLĐ là những giá tri vật chất và phi vật chất mà NSDLĐ mong muốn có được, phản ảnh. mục đích, động cơ của NSDLD trong QHLD. Đặc điểm về quyên, lợi ich của người sử dụng lao động. Mặc dù quyền và lợi ích của NSDLĐ là các vấn đề có tính chất pháp lý, xã hội khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ, có sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn. Do đó, quyền và lợi ích của NSDLD có chung một số đặc điểm cơ bản sau:. Thứ nhất, quyên và lợi ích của NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi các chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, chế độ chính trị. Trên cơ sở nền tảng của chế độ chính trị, thuần phong mỹ tục, đạo đức, văn hóa của từng quốc gia, khu vực và bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội tại từng thời điểm mà Nhà nước ban hành các chính sách pháp luật về lao động nói chung và ghi nhận quyên, lợi ích của NSDLD nói riêng. Trong trường hợp quốc gia gặp các van dé cần xúc tiến năng lực sản xuất, kinh doanh nhằm củng cố kinh tế như chiến tranh, thảm họa, xung đột vũ trang,.. hoặc trong các ngành kinh tế đặc thù cần duy trì ôn định như công nghiệp quốc phòng, năng lượng,.. hoặc cần khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế thì Nhà nước sẽ ban hành các chính sách, quy định pháp luật nhằm nâng cao, mở rộng quyền của NSDLĐ nhằm dam bảo sự phát triển 6n định, liên tục và hiệu quả của nên kinh tế, phục vụ các mục tiêu, lợi ích chung. Trong trường hợp có sự thay đổi cần nâng cao và bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của NLĐ, khuyến khích tham gia lao động sản xuất, đáp ứng các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền của NLD thì có thé Nhà nước sẽ thay đổi các chính sách nham nâng cao quyền của NLĐ dẫn tới hạn chế một số quyền của NSDLĐ, làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới lợi ích của NSDLĐ. Về mặt nguyên tắc, pháp luật công nhận và bảo hộ các quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ xã hội, không phân biệt đối xử trong mọi trường hợp. Trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng, Nhà nước có xu hướng ủng hộ, duy trì và tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển một cách văn minh, tiến bộ, tự do, đảm bảo quyền con người, quyền công dân và phù hợp với sự phát triển chung của quốc gia, khu vực và thế giới. QHLD cũng là một. trong những quan hệ tiêu biểu được các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện phát triển thông qua việc dung hòa, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ. Theo đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLD là một nội dung cần thiết để QHLĐ được cân bằng, ồn định và phát triển trong tương lai. Nếu quyền và lợi ích hợp pháp của NLD không được đảm bao, đặc biệt là trong thời điểm xảy ra đình công - xung đột, mâu thuẫn với NLĐ, đặc biệt là. ở giai đoạn cao trào nhắm vào NSDLD thi sẽ phát sinh nguy cơ NSDLD rời khỏi QHLĐ, khiến QHLĐ đi vào suy thoái, mất đi ý nghĩa an sinh xã hội, tác động tiêu cực tới nền kinh tế và an ninh — chính tri của quốc gia. Do vậy, bảo đảm quyền và lợi ich cho NSDLD nói chung và trong thời điểm xảy ra đình công nói riêng là đặc biệt cần thiết nhằm bảo vệ QHLD, dam bảo sự phát triển của nền kinh tế, duy trì ồn. định an ninh — chính trị quốc gia. Mặc dù vậy, tại các thời điểm lịch sử khác nhau và mục tiêu phát triển đất nước từng thời kỳ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội sẽ được thay đổi và sẽ dẫn tới sự thay đổi của các quy định pháp luật mà trong đó pháp luật về lao động bị ảnh hưởng trực tiếp, Nhà nước có thé chấp nhận hy sinh lợi ích của một nhóm đối tượng trong xã hội để đạt được các mục tiêu cao hơn. Trong trường hợp này, NSDLĐ chỉ có quyền kiến nghị, nêu ý kiến chứ không có quyền quyết định các van đề về chính. sách và pháp luật, buộc phải tuân thủ các quy định do Nhà nước đưa ra. Thứ hai, quyên và lợi ích của NSDLĐ phải tuân thú quy định pháp luật. Moi cá nhân, tổ chức, co quan đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ các quy định pháp luật, NSDLĐ có quyền thực hiện mọi quyết định, hành vi không trái với pháp luật quốc gia nơi mình xác lập QHLD. Pháp luật thừa nhận quyên, lợi ích. hợp pháp của NSDLD thông qua hình thức ghi nhận tại các văn bản pháp lý và bảo. vệ các QHLD được xác lập đúng trình tự, đảm bảo hiệu lực về hình thức và nội. dung thông qua các biện pháp hành chính và/hoặc hình sự. Sự khác biệt về hệ thống tư pháp, quan điểm pháp luật tại các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau sẽ dẫn tới có các quy phạm pháp luật về lao động khác nhau. Trên co sở lý luận chung về pháp luật và kinh nghiệm từ một số quốc gia tiễn bộ, có thé nhận thay pháp luật ghi nhận trên cơ sở các nguyên tắc chính như sau: Mọi hành vi, quyết định do NSDLD thực hiện vi phạm quy định pháp luật đều bị vô hiệu; các quyền và lợi ich do NSDLD và NLD thỏa thuận cũng cần tuân thủ pháp luật, trường hợp vi phạm thì cũng bị xem là vô hiệu — trừ trường hợp pháp luật quốc gia có quy định khác. Sự hiện diện của cơ quan quản lý Nhà nước trong QHLĐ cũng nhằm. mục đích đảm bảo sự bình đăng, tự do ý chí giữa các bên theo đúng thủ tục, trình tự. và quy định pháp luật về lao động. Trên tinh thần thượng tôn pháp luật, việc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của NSDLD cần tuân thủ pháp luật quốc gia, địa phương nơi xác lập QHLD. Các quyền, lợi ích không được pháp luật thừa nhận hoặc hành vi, quyết định trái với quy định pháp luật, trình tự, thủ tục sẽ không có giá trị pháp. lý, không giúp đạt được mục tiêu bảo đảm lợi ích cho NSDLĐ. Thứ ba, quyên và lợi ích của NSDLD bị giới hạn bởi quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong QHLĐ. Trong QHLĐ, quyền của NSDLĐ sẽ tương ứng với nghĩa vụ, trách nhiệm của NLD và ngược lại. Quyền của một bên chỉ có thé được đảm bảo, thực hiện một cách triệt để, hiệu quả toàn diện khi bên còn lại tuân thủ, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Về lợi ích, tại từng thời điểm, bối cảnh và góc độ xem xét khác nhau thi NLD và NSDLD có thời điểm mang những lợi ích gắn liền với nhau, tạo nên một mỗi quan hệ xã hội bền chặt nhưng cũng có những thời điểm, bối cảnh khác thì lợi ích của các bên mâu thuẫn với nhau. Xem xét một cách tổng quan, nếu một bên muốn gia tăng quyền lợi thì đồng nghĩa một bên sẽ bi ảnh hưởng, thiệt hại một lợi ích tương ứng;. nếu quyền và lợi ích của các bên không cân bang một cách tương đối với bên còn lại thì QHLĐ sẽ có thé bị phá vỡ; QHLĐ cân bằng tuyệt đối sẽ rất khó dé thực hiện nhưng là mục tiêu của các bên nhằm duy trì QHLĐ minh bạch, bền vững và đem lại các tác động tích cực tới xã hội. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ có liên quan mật thiết đến QHLĐ, bị giới hạn bởi quyền và lợi ích của NLĐ, lợi ích và quyền lực của cơ quan quản lý Nhà nước trong QHLD. Tuy nhiên, chính sự giới hạn và tác động lẫn nhau giữa các bên là cơ sở cho việc duy trì và cân bằng QHLĐ. một cách văn minh, ôn định và có lợi cho các bên. Thư tu, NSDLĐ có quyên tự quyết định về việc tự bảo vệ quyên và lợi ích của. Trong QHLĐ, quyền và lợi ích của NLD và NSDLĐ có mối quan hệ bền chặt, găn liền với nhau, đồng thời cũng xung đột với nhau nhưng xung đột này không phá vỡ QHLD. Xét trên góc độ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLD là gián tiếp bảo vệ quyền và lợi ích của NLD thông qua cân bằng quyền - nghĩa vụ, duy trì lợi. ích chung giữa các bên. Xem xét dưới góc độ lý luận khoa học xã hội, lợi ích của. NSDLĐ và NLD có mối quan hệ đan xen, vừa mâu thuẫn, vừa hỗ trợ lẫn nhau. Trong khi NLD muốn tăng lương, tăng phúc lợi, giảm giờ làm thì NSDLD lại muốn tối ưu hoạt động sản xuất, cắt giảm chi phí, khai thác tối đa sức khỏe, trí tuệ va thời gian cua NLD. Ở khía cạnh khác, NSDLĐ dem lại công việc, tạo sinh kế cho NLD nuôi sống bản thân và gia đình, từng bước thay đôi cuộc sông; NSDLD cũng cần phải có nguồn lao động chất lượng, ôn định mới có nguồn lực thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, thu về lợi ích cho mình. Ngay cả trong đình công, bản thân NLĐ. vẫn coi mình là NLD chịu sự quản lý, ràng buộc pháp lý với NSDLĐ, không có ý chí triệt tiêu, chấm dứt sự tồn tại của QHLĐ. Do vậy, để đảm bảo lợi ích lâu dài của mình, NSDLĐ có quyền tự định hướng và xây dựng QHLD theo mục tiêu, mong muốn của mình trên cơ sở đánh giá các tác động, phản hồi từ NLĐ. Với địa vị là bên có quyền quản lý, giám sát, điều hành NLĐ trong QHLĐ, NSDLĐ đưa ra các quyết định, hành vi đơn phương nhằm thực hiện và tự bảo vệ. quyên, lợi ích hợp pháp của mình trước các hành vi, quyết định từ phía NLD. Không bên nào trong QHLD có quyền tác động, ảnh hưởng hoặc can thiệp trái phép vào ý chí của NSDLĐ. Trường hợp NSDLĐ quyết định từ chối toàn bộ nội dung yêu sách của NLD dé bảo vệ lợi ích hoặc chấp nhận từ bỏ một phần quyên lợi của mình trong QHLĐ nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích khác thì phải trên cơ sở tự nguyện; mọi hành vi ép buộc, lừa đối, cưỡng bức đều là vi phạm pháp luật lao động và NSDLĐ có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyên tuyên bố vô hiệu đối với các nội dung, hành vi, quyết định trái với ý muốn của mình trên cơ sở. các quy định, trình tự do pháp luật quy định. Các quyên, lợi ích của người sử dụng lao động trong đình công. a) Các quyền, lợi ích của người sử dụng lao động trước khi xảy ra đình công Thứ nhất, NSDLĐ có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo quy. định pháp luật. Pháp luật thừa nhận và bảo vệ quyền đình công của NLĐ nhưng cũng đồng thời bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của NSDLD thông qua việc trao cho. NSDLD các quyền, công cụ pháp lý và cơ chế đảm bảo thực thi. Theo đó, khi các lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, xâm phạm thì NSDLĐ có quyền tự mình thực hiện các biện pháp cần thiết trên cơ sở các quy định pháp luật mà trọng tâm là BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về quyền của NSDLĐ, pháp luật về lao động về cơ bản đã có hành lang pháp lý cơ sở, xây dựng hệ thống văn bản pháp lý quy định trực tiếp, gián tiếp làm cơ sở thi hành nhưng đối với TCLĐ tập thê lợi ích thì pháp luật còn chưa có sự điều chỉnh cụ thé. Theo đú, để làm rừ cỏc phương ỏn, cỏch thức thực tế về bảo vệ lợi ớch của NSDLĐ, can xem xét và nhìn nhận dưới góc độ kinh tế, xã hội. Các lợi ích vật chất có thé được bảo vệ trực tiếp thông qua các biện pháp như dịch chuyên tài sản từ nơi có rủi ro sang một địa điểm an toàn, ôn định hơn; Tăng cường các biện pháp an ninh nhằm bảo vệ tài san; NSDLĐ mua bảo hiểm cho hàng hóa, thiết bị, hợp đồng,..có thé bị ảnh hưởng, chịu tác động từ cuộc đình công; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro định kỳ; thu thập các chứng cứ chứng minh đình công là một sự kiện bất khả kháng nhằm hạn chế rủi ro bị khách hàng, đối tác phạt vi phạm;.. Đối với các lợi. ích phi vật chất, NSDLĐ có thé xây dựng phương án tuyên dụng, luân chuyên, điều động cán bộ, nhân viên để bù đắp nhân lực bị thiếu hụt do đình công; chuẩn bị các phương án truyền thông để giữ gìn hình ảnh, uy tín với khách hàng, đối tác; Thực hiện hoạt động truyền thông nội bộ nhằm thông tin với NLD dé xây dựng lòng tin với những NLD khác;..Thông qua các biện pháp đó, NSDLĐ có thé hạn chế được những ảnh hưởng, rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra khi có đình công. Thứ hai, NSDLĐ có quyền xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận một phần hoặc toàn bộ các nội dung yêu sách của NLĐ. Đình công là hiện tượng xã hội xảy ra khi các mâu thuẫn, xung đột giữa NLD. và NSDLĐ đã trở lên căng thắng mà các bên không thê thương lượng, hòa giải được. Thông thường, trừ các cuộc đình công hưởng ứng thì các cuộc đình công đều đi kèm với các yêu sách về quyền lợi, phúc lợi lao động hoặc các vấn đề mà NLĐ quan tâm và yêu cầu NLD hoặc các co quan Nhà nước có thâm quyên giải quyết, đáp ứng. Theo lẽ đó, khi các yêu sách của NLD được xem xét, chấp thuận thì có thé xác định. là đình công đã đạt được mục đích và NLD, tô chức đại diện NLĐ sẽ chấm dứt đình công. Do vậy, dé đảm bảo quyền, lợi ích của mình, NSDLD có thé nghiên cứu, phân. tích và đánh giá các thiệt hại do gián đoạn sản xuất, thiệt hại vé co SỞ vat chat, uy tin,. bat nguồn từ đình công gây ra với các nội dung yêu sách của NLD dé có thé cân nhắc, đưa ra phương án tự bảo vệ quyền lợi của mình. Trường hợp xác định các thiệt hại có thé sẽ xảy ra lớn hơn các ảnh hưởng, giảm sút về lợi nhuận khi chấp thuận các yêu sách của NLĐ thì NSDLĐ sẽ có thông báo hoặc ký kết, xác lập các thỏa thuận với đại diện NLĐ về việc chấp nhận một phan hoặc toàn bộ các nội dung yêu sách dé NLD không tiến hành đình công. Đối với các nội dung yêu sách không nằm trong QHLD trực tiếp giữa NLD và NSDLD thì NSDLĐ có thể bằng uy tín, năng lực và điều kiện cá nhân của mình dé hỗ trợ NLD bày tỏ quan điểm và gửi ý kiến tới các cá nhân, tổ chức có liên quan. Trường hợp xét thấy các yêu cầu, yêu sách của NLĐ là vô lý, có thể đem lại thiệt hại lớn, lâu dài và tác động tiêu cực tới QHLĐ, quyền lợi của NSDLĐ thì NSDLĐ có quyền từ chối các yêu cầu, yêu sách và xây dựng các biện pháp phù hợp khác dé giải quyết. Thứ ba, NSDLĐ có quyền đàm phán và/hoặc đề nghị tổ chức đại diện NSDLD tham gia đàm phán với NLD, tổ chức đại diện NLD nhằm giải quyết các. mâu thuẫn, tranh chấp. Trong suốt quá trình đình công, các bên liên quan vẫn có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm và thay đổi các nội dung, ý kiến của mình nhằm đạt được kết quả phù hợp và thực tế nhất. Là một bên trong QHLD, bi ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động đình công của NLD, NSDLĐ luôn luôn có quyền tham gia trao đổi, đàm phan dé nêu ý kiến, quan điểm bảo vệ quyền, lợi ích của mình hoặc đề nghị tổ chức đại diện NSDLD tham gia tư van, đại diện nêu ý kiến, đàm phán với NLD và tổ chức đại diện NLĐ về các vấn đề có liên quan. Thông qua thương lượng, đàm phán, các bờn sẽ hiểu rừ được cỏc vấn đề tỏc động, làm cơ sở đỏnh giỏ và cõn nhắc việc nhượng bộ chấp thuận từ bỏ một số yêu cầu, lợi ích nhằm đạt được mục tiêu chung. Hoạt động đàm phán sẽ giúp các bên xây dựng và hoàn thiện tốt hơn QHLĐ cũng. như sớm giải quyết được các vấn đề tranh chấp có liên quan, kết thúc đình công một. cách nhanh chóng, thiện chí và dễ dàng thực hiện các yêu sách do các bên tự. nguyện xác lập. Thứ tư, NSDLĐ có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc hoặc thực hiện các quyền phòng vệ khác nhằm bảo vệ tài sản. Khi xảy ra đình công, bên cạnh hoạt động ngừng việc tạm thời có chủ đích từ. NLD thì còn có thé xuất hiện các hoạt động khác như tập trung biểu tình, tuần hành,. và thậm chí là các hành động đập phá cơ sở vật chất, máy móc, công. trình, tắn công cán bộ nhân viên, người lao động khác,.. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, ngăn ngừa các hành vi gây thiệt hại đến lợi ích vật chất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thì NSDLĐ có thể đóng cửa tạm thời nơi làm việc. Ngoài ra, trong trường hợp số lượng NLD tham gia đình công lớn hoặc làm việc tại các vị trí quan trọng không thể thay thế mà sự vắng mặt của họ làm gián đoạn quy trình sản xuất, kinh doanh, khiến NSDLĐ không đủ điều kiện để duy trì các hoạt động tối thiêu thì NSDLĐ có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc cho tới khi các vấn đề được khắc phục. Việc đóng cửa nơi làm việc được xác định là một hành động phòng vệ mang tính tạm thời của NSDLD trước các hành động gây thiệt hại và có nguy cơ gây thiệt. hại trong tương lai đối với NSDLĐ mà các thiệt hại đó có thể không khắc phục được. Tuy nhiên, đóng cửa nơi làm việc cần tuân thủ các quy trình, quy định pháp luật do co quan Nhà nước có thâm quyền quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của. những NLD không tham gia đình công. Bản chất các cuộc đình công có thể nhận thay là hành vi tan công vào lợi ích của NSDLĐ, làm tê liệt hoạt động sản xuất kinh doanh, suy giảm lợi ích kinh tẾ, uy. tín, hình ảnh và các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần khác của NSDLD. nếu các nguồn lực lao động, cơ sở hạ tầng, tài sản được bảo vệ sẽ làm cơ sở, tiền đề cho việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi đình công kết thúc, duy trì sinh kế cho NLĐ, đặc biệt là các lao động không tham gia đình công. Thứ năm, NSDLĐ có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem. xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Tại các quốc gia thừa nhận quyền đình công của NLĐ thì đều có các quy định cụ thể nhằm xác định các điều kiện, thủ tục và quy trình tiến hành đình công nhăm đảm bảo việc đình công có tô chức, hạn chế tối đa các ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới nền kinh tế, an ninh trật tự tại địa phương nơi có đình công. Trường hợp cuộc đình công không đảm bảo điều kiện tổ chức, không thực hiện đúng, day đủ các thủ tục, quy trình do co quan Nhà nước có thâm quyền yêu cầu thì được xác định là đình công bat hợp pháp và phải chịu các hậu quả pháp ly theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, chỉ có cơ quan Nhà nước có thâm quyền, mà thông thường là Tòa án hoặc ủy ban lao động mới có quyền xem xét và tuyên bố một cuộc đình công có hợp pháp hay không và đưa ra các quyết định yêu cầu ngăn chặn, cưỡng chế, đảm bảo. thi hành bằng các chế tài nhân danh Nhà nước. Do đó, dé tự bảo vệ quyền lợi của mình, NSDLĐ có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thâm quyền tiến hành các thủ tục pháp lý nhằm xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Cơ quan Nhà nước có thầm quyền được tổ chức xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công khi có yêu cầu từ một trong các bên có quyền hoặc tự mình. xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong trường hợp pháp luật có quy định. b) Các quyên, lợi ích của người sử dụng lao động trong khi xảy ra đình công Trong quá trình diễn ra cuộc đình công, các quyền của NSDLĐ về cơ bản không có quá nhiều sự khác biệt so với giai đoạn trước khi xảy ra đình công, bao gồm quyền xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận một phan hoặc toàn bộ các nội dung yêu sách của NLĐ; quyền đàm phán và/hoặc đề nghị tổ chức đại diện NSDLD tham gia đàm phán với NLD, tô chức đại diện NLD nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp; thực hiện các quyền phòng vệ khác nhằm bảo vệ tài sản;. Đối với việc bảo vệ lợi ích của NSDLĐ trong đình công, do cần đảm bảo quyền lợi của NLD và cơ chế hoạt động của đình công nên khi NLD tiến hành đình công, NSDLĐ không được thuê lại lao động nhằm thay thế NLĐ đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động; không được đóng cửa nơi làm việc khi NLD đã tiến hành đình công hoặc thời hạn khác mà pháp luật quy định;..các giới hạn này khiến cho NSDLĐ gặp một số hạn chế, rào cản trong.

THUC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUAT VE QUYEN VÀ LỢI ICH CUA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CÔNG VÀ THUC

Ngoài các quyền trực tiếp được quy định tại Điều 203 BLLĐ năm 2019 là: Tiếp tục thỏa thuận dé giải quyết nội dung TCLD tập thé hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết TCLĐ; Chấp nhận toàn bộ hoặc một phan yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tô chức đại diện NLD dang tổ chức và lãnh đạo đình công; Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc dé bảo vệ tài. Các nghiên cứu khoa học, lý luận pháp lý và quy định pháp luật về quyền, lợi ích của NSDLD đã góp phan làm sáng tỏ và cụ thé hơn các nội dung về quyền mà NSDLD có thé vận dụng dé tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình trong đình công một cách chủ động, linh hoạt trong khuôn khổ các quy định pháp luật; giúp cho bản thân NLD và tổ chức đại diện NLD nhận thức được vị trí, vai trò cũng như quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong QHLĐ, từ đó có những cân nhắc, lựa chọn phù hợp trước khi đưa ra các yêu sách hoặc quyết định tổ chức đình công; các cơ quan Quản ly Nhà nước cũng sẽ có cơ sở pháp ly dé thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các bên xây dựng QHLĐ, tổ chức TLTT, hòa giải đối thoại và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đình công một.

ĐỊNH HƯỚNG, GIAI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NANG CAO HIỆU QUA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUYEN VA

Qua nghiên cứu Điều lệ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam — Ban hành kèm theo Quyết định số 2177/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam - Kèm theo Quyết định số: 1328/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; Điều lệ (sửa đôi, bồ sung) Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam — phê duyệt kèm theo Quyết định số 1927/QD-BNV ngày 30/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có thé nhận thấy: Mặc dù có các mục tiêu, phương hướng hoạt động, mô hình tổ chức khác nhau nhưng các tô chức đại diện NSDLĐ đều có một số chức năng, nhiệm vụ chính là: Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các thành viên;. Trên cơ sở các định hướng, nguyên tắc pháp luật và thực tiễn, luận văn kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật như sau: Thứ nhất, các co quan Nhà nước có thẩm quyền cần xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành đặc thù các quy định về đình công; Thứ hai, xây dựng quy định pháp luật lao động về trách nhiệm của tô chức đại diện NLĐ trong đình công; Thứ ba, quy định về trách nhiệm, mức độ và cơ chế đảm bảo việc bồi thường cho các lợi ích của NSDLD bị xâm phạm trong đình công: Thứ tư, cần chỉ tiết và thống nhất quy định pháp luật về trình tự, thủ tục đình công và xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công; Thứ năm, ghi nhận và mở rộng quyền thành lập, gia nhập và hoạt động của các tổ chức đại diện NSDLD theo quy định pháp luật.