ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI TRUONG DAI HOC LUAT
NGUOI TIEN HANH TO TUNG TRONG VIEN KIEM SAT THEO
LUAT TO TUNG HÌNH SỰ VIET NAM (TREN CƠ SO THỰC TIEN
TẠI VIỆN KIEM SAT NHÂN DAN TINH NAM ĐỊNH)
LUẬN VĂN THAC SĨ LUAT HOC
Hà Nội — 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI TRUONG DAI HOC LUAT
THIEU THI LAN ANH
Chuyên ngành : Luật hình sự và tô tụng hình sự Ma số : 8380101.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS.Nguyễn Ngọc Chí
Hà nội — 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học luật, Đại học
quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xIn chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Thiều Thị Lan Anh
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NGƯỜI TIEN
HANH TO TUNG TRONG VIEN KIEM SÁT NHÂN DÂN 15
1.1 Khái niệm người tiễn hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân CF Ả 15
1.2 Vị trí, vai trò hoạt động của người tiễn hành tô tụng hình sự trong Viện kiêm Sat nhấn (ỦẪH << << cv , 16 1.3 Các nguyên tắc trong hoạt động tố tung của người tiến hành tô tụng trong Viện kiêm sát nhan dân -. - 5-5-5 <++<<>>+ 20 1.3.1 Các nguyên tắc chung trong hoạt động tô tụng của người tiến NGNN 16 HE c G00 THỌ TH tt 06 20 1.3.2 Các nguyên tắc hoạt động đặc thù của ngành kiểm sát nhân dân 33 CHƯƠNG 2:PHÁP LUAT TO TUNG HÌNH SỰ VE NGƯỜI TIEN HANHTO TUNG TRONG VIEN KIEM SÁT 36
2.1 Cac quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người tiên hành to tụng trong Viện kiêm sát 36
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1988 36
2.1.2 Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2003 38
2.1.3 Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2015 - - 39
2.1.4 Giai đoạn từ năm 2015 đến nay Error! Bookmark not defined.
2.2 Người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát (Viện công tố)
một sô nước trên thê ØÏớiÏ - 5 SE Eeeererersrersreerree 60
2.2.1 Người tiễn hành to tụng trong Viện Công to, Cộng hòa Pháp 60 2.2.2 Người tiễn hành to tụng trong Viện công tô ở Vương Quốc Anh
1.4.3 Người tiễn hành tổ tung trong Viện kiểm sát ở Trung Quốc 64
CHUONG 3:THỰC TIEN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUAHOAT ĐỘNG CUA NGƯỜI TIEN HANH TO TUNG
Trang 5TRONG VIEN KIEM SÁT NHÂN DAN TỈNH NAM ĐỊNH 66
3.1 Thực tiễn hoạt động của người tiến hành tố tụng trong Viện
kiêm sát nhân dân tỉnh Nam Định 5-55 c+<<<cesees 66
3.1.1 Thwe trang va kết quả hoạt động của người tiễn hành tổ tụng
trên dia bàn Viện kiêm sát nhân dân tinh Nam Định 66 3.1.2 Những hạn chế, vi phạm và nguyên nhân về hoạt động của
người tiên hành tô tụng trong Viện kiêm sat nhân dân tinh NamTÌHHN, s0 0 họ cọ TH cọ li 0 79
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của người tiến
hành tô tung trong Viện kiêm Sat 55 < 5 =<sse< ssssse sses 873.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật - -« 873.2.2 Giải pháp KNGAC << Ăn ng 92
9000900075 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động cải cach tư pháp (CCTP) ở nước ta trong thời gian vừa
qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều lĩnh vực có bước đột
phá lớn Chất lượng hoạt động của các Cơ quan tư pháp ngày càng được nâng lên cao hơn đề đáp ứng đầy đủ yêu cầu bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyên lợi hợp pháp, chính đáng của công dân [6] Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng yêu cầu cần tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam
chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, cần nghiên cứu ban hành chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có chiến lược CCTP Cụ thể: “Tiếp tục đổi
mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín
của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án và các cơ quan, tô chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại tranh chấp, khiếu kiện theo luật
định; phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật”[2] Do đó, vấn đề tiếp tục nghiên cứu về hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, Viện kiểm sát nhân dân nói riêng là vấn đề cần thiết hiện nay.
Xác định vai trò, vị trí quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân
(VKSND) trong hệ thống tư pháp Việt Nam hiện nay, Đảng ta đã ban hành rất nhiều các nghị quyết, văn kiện qua các kỳ đại hội để tăng cường hơn nữa vai trò của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) trong tiến trình CCTP
[3], [10], [11] Theo quy định của Hiến pháp, chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư phap(THQCT và KSHĐTP) do duy nhất
một cơ quan đảm nhận là cơ quan VKS [47] Hoạt động thực hiện chức
Trang 8năng của VKSND nhằm bảo đảm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, bảo đảm lợi ích của nhân dân, đảm bảo quyên con người, đảm bảo xây dựng một nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa Hoạt động thực hành quyền công tố (THQCT), kiểm sát hoạt động tư pháp
(KSHĐTP) của VKSND được tiến hành qua các cán bộ, công chức thuộc biên chế ngành Kiểm sát, với chủ thé thực hiện chính là Viện trưởng VKS,
Phó Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Thực tiễn cho thấy,
trong những năm qua VKSND đã thực hiện tốt chức năng THỌCT,
KSHĐTP trong TTHS góp phần tích cực vào đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
Tuy nhiên, hoạt động của VKSND còn tồn tại một số hạn chế, ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng THQCT, KSHDTP của VKS như: KSV
chưa tích cực bám sát quá trình điều tra, nên còn xảy ra nhiều trường hợp phải đình chỉ điều tra, trả hồ sơ điều tra bổ sung: quá trình THQCT và (kiểm sat xét xủ) KSXX ở một số vụ án còn có vi phạm thủ tục tố tụng; việc nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị các tài liệu, nội dung đề cương xét hỏi tại phiên
tòa của KSV chưa được chú trọng; còn nhiều KSV khi tranh luận với luật sư và bị cáo trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa chưa có sức thuyết phục, thậm chí còn né tránh, ngại tranh luận; một số KSV không năm vững các quy định của pháp luật, dẫn đến tranh luận nhưng không có căn cứ, nên
không phản bác được quan điểm phản biện của Luật sư, bị cáo, không được
Hội đồng xét xử (HDXX) chấp nhận Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
những tồn tại nêu trên, trong đó có nguyên nhân từ nhận thức, trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng trong VKSND; từ các quy định của pháp luật
có liên quan đến địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động của VKSND, về người tiến hành tố tụng trong VKSND.
Trang 9Dé nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát trong hoạt động tư pháp đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận và thực tiễn của người tiến hành tố tụng trong VKSND đối với các vụ án hình
sự, qua đó đưa ra đưa ra kiến nghị, giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt
động của những người này trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự là
van đề mang tinh cấp thiết Vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tai “Người tiễn hành to tụng trong Viện kiểm sát theo Luật to tung hinh sw Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam
Dinh)” làm Luan văn thạc sĩ.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, việc nghiên cứu về người tiến hành tố tụng
trong VKSND đã được sự quan tâm của nhiều học giả Ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học có một sô công trình nghiên cứu, điển hình như: Luận văn “Tăng thâm quyền cho Kiểm sát viên trong quá trình tố tụng hình sự - Một yêu cau tất yếu của tiến tình cải cách tư pháp ở Việt Nam” của tác giả Tran
Mạnh Đông, Hà Nội, 2009; Luận văn “Người tiến hành tố tụng trong Viện Kiểm sát nhân đân đối với vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa, Hà Nội, 2011; Luận văn “Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sat viên trong tố tụng hình sự” của tác giả Hoàng Hải Yến, Hà Nội, 2013; Luận văn “Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố
Hà Nội)” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh, hà Nội, 2015; Luận văn “Tranh
tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn tỉnh Thái
Nguyên”, của tác giả VI Thị Hà, Hà Nội, 2016; Luận văn “Vai trò của
Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn
địa bàn tỉnh Thái Bình)” của tác giả Nghiêm Thị Thanh Thư, Hà Nội, 2016.
Trang 10Ở cấp độ tiến sĩ cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này như: Luận án tiễn sĩ “Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Đoàn Tạ Cửu Long, Tp Hồ Chí Minh, 2015; Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố
theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam” của tác giả Lê Tuấn Phong, Hà
Nội, 2017; Luận án tiến sĩ “Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thâm án hình sự ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Hương, Hà Nội, 2018; Trần Mạnh Đông, “Tăng thâm quyền cho Kiểm sát viên trong quá trình tố tụng hình sự - Một yêu
cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam”, Hà Nội, 2019; Luận án tiến sĩ “Chế định thực hành quyền công tố” của tác giả Vũ Đức
Hạnh, Hà Nội, 2020
Bên cạnh đó, sách chuyên khảo, giáo trình, bình luận bộ luật tố tụng
hình sự có các công trình tiêu biểu như: GS TSKH Lê Cam - PGS TS.
Nguyễn Ngọc Chí, Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007; TS
Lê Hữu Thể (Chủ biên) “Bàn về chức năng giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát ở nước ta”, Đề tài khoa học cấp Bộ, 2010; Đặng Văn Thực (Chủ nhiệm) “Hoạt động của Kiểm sát viên trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các vụ án xâm phạm trật tự an toàn
giao thông”, Đề tài khoa học cấp Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2019; PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí — Lê Lan Chi (Đồng chủ biên), Giáo trình Luật
Tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nôi, 2019
Ngoài ra, còn một số bài báo của các nhà nghiên cứu có đề cập đến người tiến hành tố tụng như: GS TSKH Lê Cảm “Các mô hình lý luận về
tổ chức hệ thống Viện công tố trong chiến lược cải cách tư pháp”, Tạp chí
Trang 11kiểm sát, 2007; Đỗ Thị Ngọc Tuyết “Các yếu tố tác động đến dao đức nghề nghiệp Kiểm sát viên”, Tạp chí Kiểm sát, số 01, 2008; Trần Danh Thuỷ "Suy nghĩ về trách nhiệm của Kiểm sát viên", Tạp chí Kiểm sát, số 14, 2007; Hồ Đức Anh “Giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự”, Tap chí Kiểm sát, số 11, 2020; Phan Trung Hoài “Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa nhìn từ góc độ Luật sư”, Tạp chí Kiểm sát, số 8, 2020; Nguyễn Thị Mai Nga, “Công tố viên hình sự
theo hướng dẫn chuẩn quốc tế, liên hệ với kiểm sát viên hình sự Việt Nam”,
Tạp chí kiểm sát, số 17, 2020; Đinh Văn Quế “Luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thấm”, Tạp chí Kiểm sát, số 15, 2021
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nảo liên hệ trực tiếp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn người tiến hành tố tụng trong viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Nam Định Vì vậy, công trình nghiên cứu này là cần thiết.
3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: luận văn nhằm mục đích hệ thống và phân
tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người tiến hành tố tụng trongVKSND và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ cua
người tiễn hành tố tụng tai VKSND tỉnh Nam Dinh Từ đó, luận văn đưa ra những các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của người tiến hành tố tụng trong VKSND tỉnh Nam Định nói riêng cũng như người tiễn hành tố tụng trong VKSND nói chung.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Một là, phân tích và sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về người
tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát.
+ Hai là, phân tích thực trạng quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam về người tiễn hành tố tụng trong VKSND.
Trang 12+Ba là, đánh giá thực tiễn hoạt động của người tiến hành t6 tụng trong VKSND những năm gần đây từ trên địa bàn tỉnh Nam Định, đặc biệt
là những hạn chế, bat cập và nguyên nhân của những hạn ché, bat cập đó.
+ Bốn là, xuất phát từ thực trạng pháp luật, thực tiễn hoạt động của người tiến hành tố tụng VKDND trên địa ban tỉnh Nam Định, đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của người tiến hành tố tụng trong VKSND trên địa bàn tỉnh Nam định nói riêng và người tiến hành tố tụng
trong VKSND cả nước trong thời gian tới.
4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn hoạt động của người tiến hành tố tụng VKSND (trên cơ sở thực tiễn tại VKSND tỉnh Nam Định).
- Pham vi nghiên cứu:
+ Về nội dung:Luận văn nghiên cứu những quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về người tiễn hành tố tụng trong VKS đến giai đoạn xét xử sơ thâm, trọng tâm là BLTTHS năm 2015 sửa đôi bố sung năm
2021; một số quy định pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia khác trên thế giới; số liệu các vụ việc, vụ án THQCT và KSHĐTP do VKSND tỉnh Nam Định giải quyết từ năm 2018 đến năm 2022.
+ Về thời gian, địa bàn nghiên cứu: Từ năm 2018 đến năm 2022, trên
địa bàn tỉnh Nam Định.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác —
Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Dang và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Trang 13Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sử dụng là: Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng đề làm rõ vấn đề lý luận về người tiến hành tố
tụng trong VKS tại Chương 1 và quy định pháp luật hiện hành tại Chương
2 Phương pháp khảo sát thu thập thông tin số liệu được luận văn sử dụng trong Chương 3 nhằm làm rõ thực tiễn hoạt động của người tiễn hành tố tụng trong VKSND trên địa bàn tỉnh Nam Định; phương pháp tổng hợp
được luận văn sử dụng trong việc đưa ra thực trạng, số liệu tại Chương 3
dựa trên báo cáo công tác hàng năm của VKSND tỉnh Nam Định và qua
kinh nghiệm thực tiễn của người nghiên cứu.
6 Những đóng góp mới của đề tài
- Về lý luận: Luận văn góp phần làm sâu sắc hơn lý luận và thực tiễn người tiến hành tô tụng trong Viện kiểm sát Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của người tiến hành tố tụng trong VKSND từ thực tiễn
tỉnh Nam Dinh.
- Về thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hy vọng các cơ quan có thâm quyền tiến hành tổ tụng có thé làm tai liệu
tham khảo, trao đổi trong hoàn thiện và nâng cao vai trò người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát; bên cạnh đó, luận văn có thé bố sung làm tư liệu
giảng day, nghiên cứu tại các trường dai hoc, cao dang, các trường bồi
dưỡng nghiệp vụ tư pháp.
7 BO cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của Luận văn được cau trúc thành 3 chương, cụ thể là:
Chương 1 Một số van dé lý luận về người tiễn hành tô tung trong
Viện kiểm sát nhân dân
Chương 2 Pháp luật tố tụng hình sự về người tiến hành tố tụng trong
Viện kiêm sát
Trang 14Chương 3 Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
người tiến hành tố tung trong Viện kiểm sát
Trang 15CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NGƯỜI TIEN HANH TO TUNG
TRONG VIEN KIEM SAT NHAN DAN
1.1 Khái niệm người tiến hành tố tung trong Viện kiểm sát nhân
Quá trình giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau Căn cứ vào quy định của BLTTHS, có thé chia quá trình tô tụng hình
sự thành các giai đoạn sau: Khởi tô, điều tra, truy tô, xét xử và thi hành án hình sự Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ riêng, và các điều kiện tố tụng khác nhau Hoạt động tố tụng ở mỗi giai đoạn lại do một cơ quan nhất định thực hiện chính Các cơ quan này được gọi là cơ quan có thâm quyên tiến hành
tố tụng (gồm có cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ
tiễn hành một số hoạt động điều tra) Khi tiến hành những hoạt động cụ thé
trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, cơ quan có thầm quyên tiến hành tố tụng phải thông qua những con người cụ thể, những người đó gọi là người có thâm quyền tiễn hành tố tụng (gồm người
tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra) Tương ứng với từng cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng thì có người có thâm quyền tiến hành tố tụng tương ứng.
Người tiến hành tố tụng hình sự (NTHTTHS) là một trong các chủ
thé của tố tụng hình sự (TTHS) thuộc người có thâm quyền tiến hành tố tụng, có vai trò quan trọng, mang tính quyết định trong quá trình chứng
minh, giải quyết vụ án hình sự [21] Những người THTTHS thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau theo chức năng của các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng, tuy nhiên, hoạt động của họ có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau và đều có trách nhiệm giải quyết đúng đắn vụ án
hình sự nhăm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, quyên và lợi
Trang 16ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Trên cơ sở phân loại theo các cơ quan THTT thi có người THTT trong Cơ quan điều tra (CQDT), người THTT trong cơ quan Viện kiểm sát và người THTT trong cơ quan Toà án.
Theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật Tổ tụng hình sự (BLTTHS)
năm 2015 thì ngoài người THTT trong CQĐT, Tòa án thi trong Viện kiêm
sát cũng có các chủ thé là người THTT bao gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Khi tiến hành những
hoạt động cụ thể trong việc thực hiện chức năng THQCT và KSHĐITP, Viện kiểm sát phải thông qua những con người cụ thé trong cơ quan minh.
Do đó, có thé hiểu rằng, những người đại diện cho Viện kiểm sát THQCT
và KSHĐTP là người tiễn hành tố tụng trong Viện kiểm sát [21].Người tiến hành TTHS trong VKSND là những người thuộc biên chế của VKSND
được bổ nhiệm khi có đủ các điều kiện do luật định Điều kiện bổ nhiệm
người THTT trong VKSND ở mỗi nước là khác nhau, tùy theo quy định
của pháp luật TTHS nước đó Tuy nhiên, phần lớn các nước đều quy định các điều kiện về: Pham chất chính trị, học van, thâm niêm công tác về lĩnh
vực pháp luật, năng lực chuyên môn [20].
Từ phân tích trên, theo tác giả, có thé đưa ra khái niệm người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát như sau: Người tiến hành to tunghinh sự
trong Viện kiểm sát là người được cơ quan có thẩm quyên bồ nhiệm theo
quy định của pháp luật dé thực hành quyển công tô và kiểm sát hoạt động tự pháp theo trình tự, thu tục do luật tổ tụng hình sự quy định.
1.2 Vị trí, vai trò hoạt động của người tiến hành tố tụng hình sự
trong Viện kiểm sát nhân dân
Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ
chức theo nguyên tắc: “*Quyên lực nhà nước là thong nhất có sự phân công,
phôi hợp, kiêm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
Trang 17quyên lập pháp, hành pháp, tr pháp” [27] Dé đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước thì việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp đều có vị trí, vai trò rất quan trọng, trong đó, quyền tư pháp được hiểu là chức năng duy trì và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thé, bảo vệ tinh mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện quyền tư pháp được gọi là cơ quan tư pháp hay còn gọi là cơ quan bảo vệ pháp luật Ở nước ta, theo nhận thức chung thì quyền tư pháp được giao cho các cơ quan, như Cơ quan điều
tra; Viện kiểm sát; Toà án; Thi hành án thực hiện và hoạt động tố tụng hình sự là một trong những loại hình hoạt động chủ yếu của quyền tư pháp.
Thực hiện quyền tư pháp là hoạt động của các cơ quan, các cá nhân có thâm quyền áp dụng pháp luật dé phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các
vụ án hình sự [16] Do đó, để các bản án, quyết định được công băng, đúng
pháp luật, không làm oan, sai cho cá nhân hoặc pháp nhân thương mại thi
trong từng hoạt động, từng giai đoạn của quá trình tố tụng, các cá nhân (các chức danh tư pháp) có thâm quyền phải khách quan, vô tư, độc lập và tuân
thủ nghiêm ngặt pháp luật; chỉ được làm những gì pháp luật cho phép và
phải làm theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luật quy định.
Trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì ĐTV, KSV, Tham phán là nhân vật trung tâm, họ là người được đại điện cho các cơ quan THTT (Cơ quan điều tra, Viện kiêm sát, Toa án) làm nhiệm vụ khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử Thông qua hoạt động trên, họ có nhiệm vụ xác
định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết dung dan vụ án hình sự.
Mỗi cơ quan tiến hành tố tụng được nhà nước quy định những chức
năng, nhiệm vụ nhất định Trên cơ sở đó, các cơ quan tiến hành tố tụng xây
dựng cơ cấu, tô chức, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm cụ thê đê thực hiện chức năng VỊ trí, vai trò của người tiên hành
Trang 18TTHS trong Viện kiểm sát, về nguyên tắc, phải thống nhất, không thé tách rời vị trí, vai trò của Viện kiểm sát [16] Như vay, vị trí, vai trò của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được quy định bởi vị trí, vai trò, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là: ''Viện kiểm sát
nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tu pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyên con người, quyén công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích cua Nhà nước,
quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phan bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thong nhất.” [31].
Từ quy định trên, theo tác giả, vị tri, vai trò của người tiễn hành tố tụng hình sự trong Viện kiểm sát được xác định như sau:
Một là, người THTTHS trong Viện kiểm sát là những người được
Nhà nước, cụ thé là Viện kiểm sát giao trách nhiệm THQCT và KSHDTP Người tiến hành TTHS trong VKSND là người nhân danh Viện kiểm sát thực hiện các hoạt động TTHS theo quy định của pháp luật Người tiến
hành TTHS trong Viện kiểm sát là người có vai trò quan trọng, giữ vị trí trung tâm trong hoạt động thực hành quyền công tố và KSHĐTP Pham
chất đạo đức, ý thức thượng tôn pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của người THTT trong VKSND là những tiêu chí để người dân, dư luận xã hội đánh giá về bộ máy VKSND, tính nghiêm minh
của pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Người THTTHS
trong Viện kiểm sát khi tiễn hành các hoạt động tố tụng chỉ được làm những gì pháp luật cho phép và phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục, thời
gian do pháp luật quy định; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định của mình [21] Người THTTHS trong VKSND có vị trí mang tính độc lập cả về nhiệm vụ lẫn quyền hạn trong khi thực hiện
các hoạt động tố tụng được giao Khi họ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
Trang 19theo quy định của pháp luật, không ai, không cơ quan nào được can thiệp,
tác động để có thé buộc họ làm trái pháp luật, trừ khi chính bản thân người này cố tình vi phạm pháp luật.
Trong hệ thống những chức danh của bộ máy Nhà nước, chức danh
tư pháp là chức danh đặc thù, do Nhà nước quy định và bổ nhiệm dé làm
nhiệm vụ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử như chức danh KSV, Kiểm tra viên chỉ có trong hệ thống Viện kiểm sát để THỌCT và KSHĐTP [25] Vì vậy, khi nói đến người THTT trong VKSND là nói đến người trong
VKSND thực hiện nhiệm vụ THQCT và KSHDTP theo quy định của phápluật TTHS.
Trong quá trình giải quyết vụ án, Nhà nước trao cho người THTT trong Viện kiểm sát những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thé trong BLTTHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2021 (từ Điều 41 đến Điều 43).
Hai là, người THTT hình sự trong VKSND chính là những người
tạo nên uy tín, vị thế của VKSND
Nếu như hoạt động của các cơ quan THTT là trung tâm của việc đấu
tranh phòng, chống tội phạm, thì có thê nói, hoạt động của người THTTHS
là hạt nhân của các cơ quan đó Hoạt động của người THTTHS tạo nên sứcmạnh, uy tin của cơ quan THTT Hiệu quả hoạt động của người THTTHStrong VKSND cũng chính là hiệu quả hoạt động của VKSND [21].
VKSND có thể có rất nhiều cán bộ, nhân viên, nhưng chỉ có Viện trưởng,
Phó Viện trưởng, KSV, Kiểm tra viên là người có thẩm quyền tố tụng dé thực hiện hoạt động TTHS, những người còn lại chỉ thực hiện những công
việc nhăm mục đích bồ trợ, phục vụ cho các hoạt động tố tụng đó Chính vì
vậy, người THTT hình sự trong VKSND có vai trò đặc biệt quan trọng, vì
hoạt động của những người này mang tính chất quyết định kết quả thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiêm sát Viện kiêm sát mạnh hay yêu,
Trang 20hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả, phụ thuộc hoàn toàn vào
hoạt động của người THTT, vì hầu hết các hoạt động của họ đều trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Do đó, hoạt động của người THTT có hiệu qua sẽ tạo nên dư luận xã hội tốt,
tạo dựng được uy tín của cơ quan THTT, cao hơn nữa là sự tin tưởng vào
tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật [20] Ngược lại, nếu hiệu quả
hoạt động của người THTT trong VKSND kém, không bảo vệ được quyền,
lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân sẽ gây nên dư luận bất bình của xã hội và mất lòng tin của nhân dân đối với ngành kiểm sát nói riêng và đối với cơ quan tiễn hành tô tụng nói chung,
Ba là, hoạt động của người THTT trong VKSND góp phan quyết định trong việc bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN
Việc áp dụng chính xác các quy định của pháp luật về THQCT va KSHDTP là yêu cầu quan trọng nhất đối với người THTT nói chung và
người THTTHS trong Viện kiểm sát nói riêng Vì khi thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn tố tụng đúng pháp luật thì việc phát hiện, xác định tội phạm và
người phạm tội được chính xác, xử lý nghiêm minh, không dé lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, t6 chức, cá nhân Đồng thời, hoạt động này có hiệu quả sẽ củng cố hiệu lực của pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao uy tín của bộ
máy Nhà nước mà đại diện là các cơ quan bảo vệ pháp luật.
1.3 Các nguyên tắc trong hoạt động tổ tụng của người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân
1.3.1 Các nguyên tắc chung trong hoạt động to tung của người
tiễn hành tổ tụng
Nguyên tắc củaluật TTHS là những phương châm, định hướng chỉ phối toàn bộ hoặc một số giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Trang 21dé thực hiện nhiệm vụ của Luật Tố tụng hình sự tương ứng với từng loại chủ thê tiến hành, tham gia hoặc phối hợp ở từng hoạt động tố tụng khác nhau Do đó, người tiến hành tố tụng trong VKSND khi THQCT và KSHDTP cần phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, trong đó cần chú trọng quán triệt các nguyên tắc sau:
- Nguyên tac bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong to tụng hình sự
Điều § Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và
hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ”[27] Trên cơ sở đó,
trong lĩnh vực tố tụng hình sự, để bảo đảm cho cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm kiên quyết, triệt dé, kịp thời, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, tránh việc hạn chế các quyền con người, quyền công dân trái pháp luật, Điều 7 BLTTHSnăm 2015 đã đã đề ra
nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự: “Moi hoạt động to tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định cua Bộ luật này Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy to, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy
định ”{29].
Nội dung của nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự đòi hỏi các cơ quan và người có thâm quyền tiến hành tổ tụng, người tham gia tố tụng phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của BLTTHS, mọi quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiễn hành tố tụng đều
phải dựa trên các quy định của Luật Hình sự và Luật Tó tụng hình sự Bởi Vậy, VIỆC giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
các vụ án hình sự trong tình hình hiện nay cần phải triệt để tuân thủ các
trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự, việc tuân thủ các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự là cơ sở quan trọng đảm bảo cho hoạt động của cơ quan có thâm quyền tiễn hành tố tụng đạt hiệu quả cao, thực hiện
Trang 22được nhiệm vụ mà BLTTHS đã đề ra: “bdo đảm phát hiện chính xác và xử
lý công minh, kịp thoi mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội
phạm, không dé lọt tội phạm, không làm oan người vô tội ”{[29] và không tạo ra kẽ hở dé các thế lực thù địch có thé loi dụng xuyên tạc Việc đảm
bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quá trình khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử các vụ án không đồng nghĩa với việc áp dụng các quy định
của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự một cách máy móc, rập khuôn, cứng nhắc mà nó đòi hỏi các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng phải
biết nắm vững đường lối, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ và vận dụng linh hoạt, sáng tạo (sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật) các quy định của pháp luật dé có hình thức xử lý thích hợp.
- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyên con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cả nhân
Quyên con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân là van đề mang tính quốc tế Điều 8 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm
1948 của Liên hợp quốc quy định: “Moi người déu có quyên được các toà
án quốc gia có thẩm quyên bênh vực theo pháp luật trước những hành vi vi
phạm các quyền cơ bản do hiến pháp hay luật pháp quy định ” Nhà nước ta ngay từ khi thành lập đã khăng định bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Vì vậy, việc tôn trọng bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân là nhiệm vụ
của pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng.
Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyên con nguoi, quyên công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp ludt.Quyén con người, quyên công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp can thiết vì lý do quốc phòng,
Trang 23an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng dong.” [21].
Trong lĩnh vực TTHS, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được quy định tại Điều 8 BLTTHS năm
2015: “Khi tiến hành tổ tụng, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyén hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyển tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyển con người, quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết cua những biện pháp đã áp
dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc xét thấy không còn can thiết” [35].
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở việc xác định trách nhiệm của các cơ quan, người có thâm quyên tiến hành tố tụng trong việc tôn
trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cụ thé:
+ Phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tham gia tố tụng.
+ Chỉ được phép áp dụng những biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự
trong những trường hợp cần thiết và tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan, người có thâm quyên tiến hành t6 tụng được pháp luật cho phép áp dụng những biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự Nhưng những biện pháp cưỡng chế này có ảnh
hưởng trực tiếp đến các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân đã được ghi nhận trong Hiến pháp.
Do vậy, dé tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của con người, đòi hỏi các cơ quan, người có thâm quyền tiến
hành tổ tụng phải xem xét và chỉ áp dụng trong những trường hợp cần thiết, khi áp dụng phải bảo đảm có căn cứ pháp lý, đúng thầm quyền, trình tự thủ
tục luật định.
Trang 24+ Cơ quan và người có thâm quyên tiến hành tổ tụng trong đó có VKSND phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.
Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân theo tinh thần cải cách tư
pháp của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay Đồng thời, nguyên tắc này góp phần quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
trong tố tụng hình sự Tuy nhiên, dé thực hiện tốt nguyên tắc này trong thực tế, đòi hỏi có đội ngũ cán bộ có thâm quyên tô tụng hình sự “vừa hồng vừa chuyên”, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững quy định của pháp luật, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp Bên cạnh đó, hệ thống các quy định của
pháp luật có liên quan bảo đảm cụ thể, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ich hợp pháp của cá nhân.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bình dang trước pháp luật
Nguyên tắc bình đăng của công dân trước pháp luật là nguyên tắc
Hiến định được quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013: “Moi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”[27] Dé bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam luôn dé cao quyền bình dang của mọi cá nhân trước pháp luật Vì vậy, Điều 9 BLTTHS năm 2015 quy định
về nguyên tắc bảo đảm quyền bình dang trước pháp luật: “76 tung hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình dang trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa
vị xã hội Bat cứ người nào phạm tội déu bị xử lý theo pháp luật Mọi pháp
nhân déu bình dang trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phan kinh tế ” [35].
Trang 25Nguyên tắc này xác định vị trí của các cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự đều bình dang như nhau, không có sự phân biệt, đối xử Thé hiện ở những điểm sau:
+ Bat cứ người, pháp nhân nào phạm tội, dù họ là ai cũng bị xử lý theo Luật Hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự theo các điều khoản mà
Bộ luật Hình sự đã quy định; pháp luật không có quy định riêng cho từng
cá nhân, pháp nhân cụ thể, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng,
tôn giáo, thành phan và địa vị xã hội, thành phan kinh tế.
+ Khi tham gia tố tụng mọi người, pháp nhân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được các cơ quan có thâm quyền tạo điều kiện thuận lợi dé bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của minh.
Đề nguyên tắc này được thực hiện tốt trong các giai đoạn của tố tụng hình sự thì các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm những khả năng thực tế dé mọi người khi tham gia tố tụng có thé sử
dụng các quyền và thực hiện những nghĩa vụ pháp lý của mình một cách công bang nhất Các cơ quan này không được tự mình hoặc cho phép những người khác có hành vi trực tiếp hay gián tiếp hạn chế những quyền
tố tụng được pháp luật thừa nhận hoặc ngược lại ưu tiên, ưu đãi ngoài giới hạn pháp luật cho phép vì lý đo giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội hoặc thành phần kinh tế.
- Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài san của cả nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân.
Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài
san của cá nhân; danh dự và uy tin của pháp nhân là một trong những giá tri
đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và là đối tượng được ưu tiên bảo hộ của pháp luật, trong đó có pháp luật tố tụng hình sự Hiến pháp nhăm 2013 quy định: “Moi người có quyên sống Tính mạng con người được pháp luật
bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mang trái luật” (Điều 19); “Moi người
Trang 26có quyên bat khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ vẻ sức khoẻ, danh du và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thé, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” (Khoản 1 Điều 20); “Mọi người có quyên
sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phan vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác” (Khoản 1 Điều 32); “Công dân Việt Nam không thể bị trục
xuất, giao nộp cho nhà nước khác ” (Khoản 2 Điều 17) [27].
Trên cơ sở những quyền cơ bản, mang tính hiến định đó, trong lĩnh
vực tố tụng nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân được quy định
tại Điều 11 BLTTHS năm 2015 Nội dung cụ thé của nguyên tắc này thé hiện ở những điểm sau:
+ Mọi người có quyền được pháp luật mà đại điện là các cơ quan và
người tiến hành tố tụng bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, tài sản.
+ Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mang, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xử lý theo
pháp luật.
+ Công dân Việt Nam không thé bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
Trong quá tố tụng hình sự, nguyên tắc này đòi hỏi những người có thâm quyền tiến hành tố tụng không được có hành vi trái pháp luật như: đánh đập, lăng mạ, làm nhục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc bức
cung, dùng nhục hình đối với họ Bên cạnh đó, các cơ quan, người có thâm
quyền cũng cần có các biện pháp bảo vệ cần thiết theo quy định của pháp
luật đối với bị hại, người làm chứng, người tham gia tố tụng khác cũng như
Trang 27những người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản.
- Nguyên tắc suy đoán vô tội
Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học tổ tụng hình sự hiện đại Ngày nay,
nguyên tắc suy đoán vô tội được nhiều nước coi là nguyên tắc cơ bản trong
Luật Tố tụng hình sự.
Nguyên tắc suy đoán vô tội đã được công nhận trong Tuyên ngôn
nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về quyền chính trị, dan sự năm 1966 của Liên hợp quốc Nguyên tắc này được Việt Nam cam kết thực hiện thông qua sự kiện Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính tri ngày 24/9/1982.
Ở Việt Nam, nguyên tắc này được coi là nguyên tắc Hiến định,
Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội được
coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật ”[27] Trong tố tụng
hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng mình theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật Khi không đủ và không thé làm sáng tỏ căn cứ dé buộc lội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người
có thẩm quyên tiến hành tô tụng phải kết luận người bị buộc tội không có
tội ”[35].
Với quy định này, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội thé hiện ở một số điểm sau:
+ Một người chỉ bi coi là có tội khi được chứng minh theo trình tự,
thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật Nguyên tắc này khang định, quyền phán quyết cuối cùng về sự
Trang 28có tội hay không có tội đối với một người là thuộc thẩm quyền của toà án Điều đó có nghĩa khi chưa được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định, chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật thì người bi buộc tội
được coi là chưa có tội.
Vì vậy, trong quá trình tố tụng dé chứng minh sự thật khách quan
của vụ án, các cơ quan có thâm quyền tiến hành tổ tụng không được coi người bị buộc tội như người có tội mà đòi hỏi phải có nhận thức đúng về
người bị buộc tội (họ chỉ là người bị nghi thực hiện tội phạm, tức là nghi có
căn cứ) chứ chưa phải là người có tội theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Thực tế chứng minh, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự không ít cơ quan, người có thẩm quyên tiến hành tố tụng đã nhìn nhận
người bị buộc tội là người có tội và thực hiện các hành vi trái pháp luật như
ép cung, mớm cung, bức cung, dùng nhục hình để đạt được mục đích
chứng minh của mình Đây là biểu hiện của nguyên tắc “suy đoán có tội”
và là một trong những nguyên nhân dẫn đến oan, sai trong tô tụng hình sự.
+ Moi nghi ngờ trong quá trình tố tụng của các cơ quan có thẩm
quyên tiến hành tố tụng khi đã áp dụng day đủ mọi biện pháp hợp pháp do
pháp luật quy định để chứng minh lỗi của người bị buộc tội nhưng không
đủ căn cứ thì phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bi buộc tdi.
Việc ghi nhận một cách trực tiếp nguyên tắc này thể hiện một cách rõ rang quan điểm tôn trọng quyền con người, quyền công dân trong tô tụng
hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đề thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng phải có nhận thức đúng đăn, đầy đủ tỉnh thần nội dung pháp lý của nguyên tắc này Hơn nữa, đòi hỏi
người có thâm quyên tiến hành tố tụng phải thường xuyên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chat đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cau công tác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Trang 29- Xác định sự thật của vụ án
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Luật Tố tụng hình sự là:
“Phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử ly công minh, kip thời mọi hành
vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tôi ”[35] Do đó, BLTTHS Việt Nam đã ghi nhận nội dung của nguyên tắc xác định sự
thật của vụ án với những nội dung sau:
+ Xác định chủ thể có nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự thuộc về
các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng Các cơ quan này phải có
nhiệm vụ phát hiện và thu thập các chứng cứ của vụ án bao gồm cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội; chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội dé xác định
sự thật khách quan của vụ án hình sự.
+ Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là
mình vô tội Nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, người bị buộc tội có
quyền đưa ra chứng cứ dé chứng minh là mình không có tội hoặc người bi buộc tội có quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình
hoặc không buộc phải nhận mình có tội.
Dé thực hiện tốt nguyên tắc nay trong thực tiễn, đòi hỏi các chủ thé có thâm quyền tiến hành tố tụng phải nhận thức rõ trách nhiệm chứng minh vụ án hình sự luôn luôn thuộc về mình mà chỉ coi đó là quyền của người bị
buộc tội Người bị buộc tội có quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu dé thanh minh lời buộc tội của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với họ, còn
trách nhiệm chứng minh không thuộc về họ Nếu người bị buộc tội không
đưa ra được những chứng cứ và những yêu cầu trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì cũng không được coi đó là chứng cứ dé buộc tội họ.
Đồng thời, đòi hỏi không được thiên vị hay có định kiến trước là có tội hay không có tội mà phải thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của vụ án một
cách khách quan, toàn diện và đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Trang 30- Nguyên tắc trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiễn hành to tụng
Trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự luôn luôn có sự tham gia của chủ thể là các cơ quan, người có thâm quyên tiến hành tổ tụng Dé nâng
cao trách nhiệm của các chủ thé này trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự, Điều 17 BLTTHS năm 2015 đã quy định trách nhiệm của cơ quan, người có thâm quyền tiễn hành tố tụng, với nội dung cụ thể sau:
+ Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật va phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình [35].
+ Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật [35].
Với nội dung trên, thấy rằng các cơ quan, người có thâm quyền tiễn
hành tổ tụng phải nghiêm chỉnh chấp hành triệt dé những quy định của pháp luật Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm về những hành vi và quyết định của mình Pháp luật cho phép họ được thực hiện những quyền năng pháp lí tố tụng như: Bắt người, khám xét, tạm giữ, tạm giam hay ra các quyết định tố tụng khác trong khi tiến hành tô tụng hình sự với điều kiện khi có căn cứ và hợp pháp theo quy định của pháp
luật Trong trường hợp họ không tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc
có ý làm trái vì một mục dich, động cơ nào đó thì tùy theo tính chất mức độ
vi phạm mà phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, có thể bị xử lí kỷ luật, xử lí hành chính và nặng hơn có thê xử lí về hình sự.
- Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Dau tranh phòng, chống tội phạm không chi là nhiệm vu của các Cơ
quan có thâm quyên tiên hành tô tụng mà còn là nhiệm vụ của các cơ quan,
Trang 31tổ chức va mọi công dân Đối với các co quan có thâm quyền tiến hành tố tụng thì trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được xác định là một nguyên tắc quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm được quy định cụ thê tại Điều 18 BLTTHS năm 2015 với những nội dung sau:
+ Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan có thâm quyền tiến hành tô tụng phải nhanh chóng, kịp thời xem xét giải quyết tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, cơ
quan có thâm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp
dụng các biện pháp do BLTTHSquy định dé xác định tội phạm và xử lý
người phạm tội, pháp nhân phạm tội|35 |].
+ Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định [35] Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, sau khi khởi tố vụ án hình sự làm cơ sở pháp lý để các cơ
quan có thâm quyền mở ra cuộc điều tra công khai, áp dụng các biện pháp do Luật Tố tụng hình sự quy định dé xác định tội phạm, chủ thể thực hiện
tội phạm Do vậy, việc khởi tố vụ án hình sự phải dựa vào căn cứ do luật
định, đó là phải xác định được dấu hiệu của tội phạm Ngoài ra, việc khởi
tố vụ án phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do BLTTHS quy định.
Việc thực hiện nguyên tắc này một mặt đòi hỏi nâng cao trách nhiệm
của các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng trong việc khắc phục tình
trạng bỏ lọt tội phạm, đồng thời phải bảo đảm tuân thủ chặt chẽ quy định
của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự.
- Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tổ tụng hình sự
Theo quy định của pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam, trách nhiệm
chứng minh tội phạm thuộc về các co quan có thâm quyên tiễn hành tố tụng Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của minh, các chủ thé này phải xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ Tuy
Trang 32nhiên, thực tiễn cho thấy, có nhiều trường hợp quá trình giải quyết vụ án
hình sự của các cơ quan này đã gây ra tình trạng oan, sai làm ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích chính đáng của những người tham gia tố tụng Vì vậy, cùng với việc quy định trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, pháp luật cũng có những quy định về bảo đảm quyền
được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966 ghi nhận: “Khi một người qua một quyết định chung thẩm bị kết án về một tội
hình sự sau đó bản án bị huy bỏ hoặc nếu người đó lại được tuyên vô tội thì người đó theo luật có quyền được bồi thường ” Ở nước ta, bảo dam quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng được xác định là một nguyên tắc quy định tại Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp năm
2013 và được cụ thê hóa tại Điều 31 BLTTHS năm 2015 Nội dung của nguyên tắc này cụ thể như sau:
+ Người bị giữ trong trường hợp khan cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tỉnh thần và phục hồi danh
dự[35] Người bị oan do người có thẩm quyên trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra được bồi thường thiệt hại là người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, người bi bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người bị khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội Những hoạt động và quyết định tố tụng của các cơ quan có thâm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã mang lại những hậu quả bắt lợi đối với họ, các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy
định bị vi phạm nên họ có quyền được bồi thường thiệt hại và khôi phục
danh dự.
Trang 33+ Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyên lợi cho người bị giữ trong trường hop khan cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng gây ra [29] Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hai cụ thé được giải quyết theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
+ Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thầm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại.
Nguyên tắc này là cơ sở pháp lí quan trọng dam bảo quyền được bồi thường của những người bị thiệt hại, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của những người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự; đồng thời nâng cao trách nhiệm của những co quan và người có thẩm quyền trong hoạt
động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
1.3.2 Các nguyên tắc hoạt động đặc thà của ngành kiểm sát nhân dân Ngoài tuân thủ các nguyên tắc trong luật TTHS, thì người tiến
hành tổ tungtrongVKSND còn phải tuân thủ những nguyên tắc đặc thù
của ngành đó là:
Nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dan chủ và nhằm bảo đảm tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Theo nguyên tắc này, VKSND do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng
VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên Viện trưởng VKSND các địa phương, Viện trưởng VKSquân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thong nhất của Viện trưởng VKSND tối cao [31] Viện trưởng, Phó viện trưởng, KSVVKSND cấp cao, VKSND các địa phương, Phó viện
trưởng VKSquân sự quân khu và khu vực, Điều tra viên của VKSND đều do Viện trưởng VKSND tố cao bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức [31].
Trang 34Như vậy, tất cả các VKSND tạo thành một hệ thống thống nhất từ trên xuống dưới và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Mọi hoạt động của VKSND, dù ở cấp nảo, đều đặt dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện trưởng VKSND phải chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ hoạt động của VKS do mình lãnh đạo trước Viện trưởng VKS nhân dân tối cao Viện trưởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của toàn ngành kiêm sát trước Quốc hội, ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước [31].
Việc thực hiện nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành bảo đảm cho các cấp kiểm sát thực hiện nhiệm vụ một cách thống nhất, đồ,
hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là tại VKSND tối cao, VKS nhân dân cấp
cao và VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự trung ương, VKS quân sự quân khu và tương đương có Ủy ban kiểm sát Ủy ban kiểm sát làm việc trên nguyên tac tập thé, thảo luận và quyết định theo đa số những van đề quan trọng nhudự án luật, dự án pháp lệnh,phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác [31] Khi Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên ủy
ban kiểm sát thì vẫn thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo lên cấp trên (lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu là Viện trưởng VKSND tối cao; lên Viện trưởng VKSND tối cao nếu là Viện trưởng VKSND cấp tỉnh) Như vậy, quy định này vừa bảo đảm phát huy tính dân
chủ vừa phát huy trí tuệ của tập thể, vừa đề cao trách nhiệm của người đứng đầu là Viện trưởng.
Nguyên tắc không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan nhà nước nào ở
địa phương
Theo mô hình VKS hiện hành, VKSND không lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan nhà nước nào ở địa phương Nguyên tắc này có mối quan hệ
mật thiết với nguyên tắc tập trung, thống nhất trong ngành Nguyên tắc này
Trang 35nhằm tạo điều kiện để ngành kiểm sát nhân dân thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vu là bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cach thống nhất, nghiêm chỉnh.
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức của VKSND năm 2014,
toàn bộ hoạt động của VKSND được đặt dưới sự giám sát toàn diện,
thường xuyên và chặt chẽ của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và
Chủ tịch nước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không
họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và
Chủ tịch nước [31].
Nội dung nguyên tắc VKSND không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan nhà nước nao ở địa phương thể hiện ở chỗ: Các Viện kiểm sát nhân dân thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách độc lập, không chịu sự chi
phối bởi các cơ quan nhà nước ở địa phương, mà chỉ chịu sự lãnh đạo của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Khi thực hiện chức năng,
nhiệm vu, VKSND phải tuân thủ Hiến pháp, các đạo luật, pháp lệnh và các
văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao Điều đó cũng có nghĩa là các cơ quan nhà nước ở địa phương không
có quyền can thiệp vào hoạt động của VKSND.
Về mặt tổ chức, Viện trưởng VKSND tối cao quyết định bộ máy và
biên chế của VKSND các cấp; bố nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Viện
trưởng, Phó Viện trưởng, KSV các VKSND địa phương.
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chứcVKSND năm 2014 thì Viện trưởng VKSND địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả lời chất van của các dai biêu Hội đồng nhân dân về tình hình chấp hành pháp luật ở địa phương và hoạt động của VKSND ở địa phương.
Trang 36Đồng thời, Viện trưởng có quyền kiến nghị với Hội đồng nhân dân về các
biện pháp phòng, chông tội phạm và vi phạm pháp luật tại địa phương.
Như vây, có thể thấy người tiến hành tố tụng hình sự trong Viện kiểm sát nhân dân là người được bồ nhiệm theo quy định đề thực hiện chức năng của Viện kiểm sát Người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đóng vai tro quan trọng trong hoạt động của ngành kiểm sát; hoạt động
trên các nguyên tac của Bộ luật tố tụng hình sự và những nguyên tắc đặc
thù của ngành kiêm sát.
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT TO TUNG HINH SỰ VE NGƯỜI TIEN HANH TO TUNG TRONG VIEN KIEM SAT
2.1 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về
người tiến hành tổ tụng trong Viện kiểm sát đến trước năm 2015
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1988
Cách mạng thang 8 năm 1945 thành công với sự ra đời của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 02/09/1945 Ngay sau đó, Chính phủ lâm
thời đã ban hành các sắc lệnh (13/SL ngày 24/01/1946, Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/04/1946, Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/07/1946 ) dé thiết lập hệ thống cơ quan tư pháp trong đó có cơ quan công tố Theo những sắc lệnh
trên thì cơ quan công tố năm trong cơ cấu tổ chức của Tòa án, do Bộ tư pháp quản lý Đến năm 1958, hòa bình đã lập lại ở miền Bắc, Tại phiên họp ngày 29/04/1958, Quốc hội thông qua Đề án của Hội đồng Chính phủ trong đó có nội dung thành lập Viện công tổ độc lập, tách khỏi tổ chức của Tòa
án và sự quản lý của Bộ Tư pháp, trực thuộc Hội đồng Chính phủ Trên cơ
sở Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định
số 256/TTg ngày 01/07/1959 quy định 29 cụ thé chức năng, nhiệm vụ, tổ
Trang 37chức của Viện công tố Viện công tổ bao gồm Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Công tô ủy viên (theo Điều 4 Nghị định 256) Theo các văn ban này có thé nhận thấy vai trò Công tố ủy viên trực thuộc Viện công tô lần đầu tiên được ghi nhận trong lĩnh vực hình sự và TTHS.
Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức VKSND năm 1960 được ban
hành đánh dấu sự ra đời của hệ thống VKS thay thế cho mô hình Viện công tố tồn tại trước đó, đồng thời xác định VKSND là một trong bốn hệ thống
cơ quan nhà nước và được tô chức như sau:VKSND tối cao, các VKSND
địa phương và các VKS quân sự trung ương Các VKSND địa phương gồm có: Các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương; các VKSND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương VKSND hoạt động theo nguyên tắc tập trung thông nhất lãnh đạo trong ngành, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan,
tô chức, cá nhân nào của nhà nước ở địa phương và thực hiện chế độ thủ
trưởng [28].
Luật TCVKSND năm 1960 đã quy định khái quát chức năng thực
hành quyền công và kiểm sát lĩnh vực tư pháp trong giai đoạn điều tra, xét xử, việc tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát Người tiến hành tố tụng VKSND các cấp giai đoạn này gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các KSV (Riêng VKSND tối cao còn có một số KSV dự khuyết), tuy nhiên các văn bản TTHS chưa quy định cu thé nhiệm vu, quyén han trách nhiệm của người THTT trong VKSND Thâm quyền tố tụng của
VKS được giao cho Viện trưởng VKSND và Viện trưởng có thể ủy quyền cho KSV thực hiện quyền của mình mà không có quy định giới hạn việc ủy
quyền (giai đoạn này KSV khi được Viện trưởng ủy quyền có thé ký cáo trạng truy tô).
Đến Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức VKSND năm 1981 đã bổ
sung, quy định cụ thé về chức năng THQCT của VKS, đồng thời quy định
Trang 38cụ thể hơn, chỉ tiết rõ ràng hơn các quyền của VKSND được thực hiện trong công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, kiểm sát chấp hành án và kiểm sát việc giam giữ, cải tạo và bỏ thấm quyền miễn tố của Viện kiểm
sát Người tiến hành tô tụng trong VKSND vẫn giữ nguyên như Hiến pháp
năm 1959 và Luật tổ chức VKSND năm 1960.
2.1.2 Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2003
BLTTHS năm 1988 là BLTTHS đầu tiên của Nhà nước ta được xây
dựng trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của bộ luật TTHS Liên Xô, đồng
thời, quán triệt va thé chế hóa đường lối, chính sách đổi mới của Dang và Nhà nước ta BLTTHS năm 1988 đã góp phần quan trọng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi cích của xã hội, quyền và lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.Bộ luật TTHS năm 1988 (Điều
27) quy định VKS là cơ quan tiến hành tố tụng và KSV là người tiến hành tố tụng.
Bộ luật TTHS năm 1988 đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình THQCT và KSHĐTP của VKS gắn với từng giai đoạn tô tụng chứ
không quy định chức danh nào có thâm quyền đó (trừ thẩm quyền áp dụng
các biện pháp ngăn chặn) BLTTHS không quy định Viện trưởng, Phó Viện
trưởng, KSV có thâm quyền cụ thé gi và BLTTHS năm 2015 quy định
KSV mới được quy định là người tiễn hành tổ tụng Việc phân định thâm
quyền hành chính tư pháp và thâm quyền tư pháp giữa Viện trưởng, Phó Viện trưởng và KSV.
Qua nghiên cứu, phân tích các quy định BLTTH năm 1988 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS có thê thay rằng BLTTHS năm 1988
đã kế thừa hợp lý các quy định trước đây, phù hợp với mô hình tố tụng
nước ta lúc bấy giờ, nhất là những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử bởi vì những quy định
đó đã tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng một nền
Trang 39công tổ trong sạch, phù hợp với quan điểm gắn công tố với điều tra theo
chủ trương, định hướng cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay.
2.1.3 Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2015
Trên cơ sở kế thừa BLTTHS năm 1988, đồng thời sửa đổi, bố sung những tồn tại, hạn chế, vướng mắc về người tiễn hành tố tụng trong VKS
của BLTTHS năm 1988 dé phù hợp với thực tiễn áp dụng, BLTTHS năm 2003 đã quy định cụ thé người tiến hành tố tụng trong VKSND gồm có: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, đồng thời quy định nhiệm vụ,
quyên han, tráchViện trưởng, Phó Viện trưởng tại Điều 36 BLTTHS theo hướng phân định rõ thâm quyền hành chính tư pháp tại Khoản 1 Điều 36 và thâm quyền tố tụng tư pháp tại Khoản 2 Điều 36 BLTTHS năm 2015 của Viện trưởng VKS BLTTHS năm 2003 cũng quy định bổ sung trường hop khi Viện trưởng VKS vắng mặt thì có thê ủy quyền hành chính tư pháp quy
định tại Khoản 1 Điều 36 cho một Phó Viện trưởng thực hiện nhiệm vụ,
Phó Viện trưởng phải chiu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ
được giao Đồng thời Viện trưởng VKS có quyền phân công cho các Phó Viện trưởng VKS thực hiện thẩm quyền tổ tụng tư pháp (Thực hành quyền
công tô và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự) quy định tại Khoản 2 Điều 36 Viện trưởng, Phó Viện trưởng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình
Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2003 đãquy định bổ sung nhiệm vu, quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên theo hướng là người trực tiếp
tiến hành một số hoạt động tố tụng theo chức năng của VKS, là người thi
hành các lệnh, quyết định tố tụng của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS Theo Điều 37 BLTTHS năm 2003, KSV có nhiệm vụ, quyền hạn sau: kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ
án của CQDT; đê ra các yêu câu điêu tra; triệu tập và lây lời khai của
Trang 40người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam; tham gia phiên tòa, đọc cáo trạng, quyết định của VKS liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra những chứng cứ và thực hiện
việc luận tội, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với
những người tham giam tố tụng tại phiên tòa; kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa và kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án; thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thâm quyền của VKS theo sự phân công của Viện trưởng [35] Đồng thời, KSV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng về những hành vi và quyết định của mình [35] Ngoài ra, BLTTHS năm 2003 còn gián tiếp quy định nhiệm vụ và quyền
hạn của KSV khi THQCT và kiểm sát điều tra vụ án hình sự tại Điều 112,
Điều 113.
2.1.4 Giai đoạn từ năm 2015 đến nay
Qua quá trình tổng kết thực tiễn hon 10 năm thi hành đã khang định vai trò quan trọng của BLTTHS năm 2003 trong công cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, tạo môi trường ồn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tẾ, xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN [44] Mặc dù vậy, thực tiễn thi hành
BLTTHS năm 2003 cũng bộc lộ những vướng mắc, bất cập, chủ yếu như:
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng có
những nội dung chưa phù hợp nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt
động; điều tra viên, kiêm sát viên, thâm phán là những người trực tiếp giải
quyết vụ án nhưng chỉ được giao những thâm quyền rất hạn chế nên đã ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ giải quyết vụ án;Còn thiếu một số quyền
quan trọng bảo đảm cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,