1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Gạo Sang Thị Trường Đông Nam Á

97 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường Đông Nam Á
Người hướng dẫn Ts. Phan Thu Trang
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,38 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (11)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (12)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (14)
  • 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (14)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 7. Kết cấu của đề án (15)
  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU (17)
    • 1.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu (17)
      • 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu (17)
      • 1.1.2. Vai trò của xuất khẩu (19)
      • 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu (21)
    • 1.2. Cơ sở lý luận đẩy mạnh xuất khẩu (23)
      • 1.2.1. Khái niệm về đẩy mạnh xuất khẩu (23)
      • 1.2.2. Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu (24)
    • 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đẩy mạnh xuất khẩu (26)
      • 1.3.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm (26)
      • 1.3.2. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (27)
      • 1.3.3. Tỷ trọng các hình thức xuất khẩu (28)
      • 1.3.4. Tỷ trọng gia tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu (29)
      • 1.3.5. Tốc độ tăng số lượng sản phẩm (29)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu (31)
      • 1.4.1. Nhân tố bên ngoài (31)
      • 1.4.2. Nhân tố bên trong (32)
    • 1.5. Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu của một số nước trên thế giới (35)
      • 1.5.1. Kinh nghiệm của Thái Lan (35)
      • 1.5.2. Kinh nghiệm của Campuchia (36)
      • 1.5.3. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam (37)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT (39)
    • 2.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam (39)
    • 2.2. Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á giai đoạn 2020 – 2022 (39)
      • 2.2.1. Các biện pháp Việt Nam sử dụng để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Nam Á giai đoạn 2020 – 2022 (39)
      • 2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam (54)
    • 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á (61)
      • 2.3.1. Các nhân tố bên ngoài (61)
      • 2.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong (66)
    • 2.4. Đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á (68)
      • 2.4.1 Thành công (68)
      • 2.4.2. Hạn chế (70)
      • 2.4.3 Nguyên nhân (71)
    • 3.1 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Đông (74)
      • 3.1.1. Định hướng (74)
      • 3.1.2 Mục tiêu (75)
    • 3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á .65 1. Nhóm biện pháp tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu (75)
      • 3.2.2. Nhóm biện pháp đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu (78)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp khác (85)
  • Biểu 2.1. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu (%) (45)
  • Biểu 2.2. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2020 – 2022 (55)
  • Biểu 2.3. Sản lượng xuất khẩu qua hai hình thức xuất khẩu (58)

Nội dung

Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Gạo Sang Thị Trường Đông Nam Á CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 1.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu Xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ với nhau trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Trong đó, xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ,… cho quốc gia khác; nhập khẩu là hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ từ các quốc gia khác trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và phát triển ngày một đa dạng. Cho đến nay có rất nhiều hình thức của xuất khẩu như xuất khẩu trực tiếp, buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác… Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia. Do sự phổ biến sâu rộng của hoạt động xuất khẩu hiện nay nên có thể tìm thấy rất nhiều định nghĩa học thuật về “hoạt động xuất khẩu”: Trong cuốn sách “International Business – The challenges of globalization” của John J. Wild (2003, tr.352) có đề cập “Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá hoặc dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác.” Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về hoạt động Marketing quốc tế của Rakesh M. Joshi (2005, tr.503) lại hiểu hoạt động xuất khẩu theo nghĩa “là vận chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia. Người bán hàng hóa, dịch vụ được gọi là nhà xuất khẩu và có trụ sở tại nước xuất khẩu, trong khi người mua có trụ sở ở nước ngoài được gọi là nhà nhập khẩu. Trong thương mại quốc tế, xuất khẩu đề cập đến việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất trong nước sang thị trường nước khác.” Trong khi đó, Luật thương mại Việt Nam năm 2019 định nghĩa về hoạt động xuất khẩu hàng hóa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” Ở một công trình nghiên cứu khác gần đây thì xuất khẩu được định nghĩa là “hoạt động bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia.” (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010) Theo quan điểm của tác giả, xuất phát từ bản chất của xuất khẩu, đây là hoạt động đưa hàng hoá hoặc dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dưới góc độ kinh doanh, hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác; còn dưới góc độ phi kinh doanh (với quà tặng, quà biếu hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ qua biên giới quốc gia. Mục đích cơ bản của hoạt động xuất khẩu trong kinh doanh là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Ngày nay, xuất khẩu không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán, mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia về phân công lao động quốc tế. Vì vậy, các quốc gia hiện nay đều coi xuất khẩu như một tiền đề, một nhân tố phát triển kinh tế trong nước, trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế. Do những điều kiện khác nhau, mỗi quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể dung hoà được nguy cơ và lợi thế, tạo ra được sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, bán những gì mình thừa và mua những gì mình thiếu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết chỉ diễn ra giữa những quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác mà các quốc gia thua thiệt hơn về tất cả các điều kiện như: nhân lực, tài chính, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ… thông qua hoạt động trao đổi thương mại quốc tế cũng sẽ thu được những lợi ích, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nội địa. 1.1.2. Vai trò của xuất khẩu a. Đối với nền kinh tế Việt Nam Hoạt động ngoại thương là hoạt động nhằm khai thác những lợi thế và khắc phục những bất lợi trong cơ cấu nền kinh tế. Hoạt động ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu trong đó xuất khẩu là nhân tố có tác động đến lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế của quốc gia. Một số tác động chính đối với nền kinh tế Việt Nam được cụ thể hoá như sau: Thứ nhất, xuất khẩu giúp làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới. Nếu xuất khẩu là đem các hàng hoá và dịch vụ dư thừa hoặc là có lợi thế hơn để bán cho các nước khác thì nhập khẩu là mua hàng hoá và dịch vụ từ các quốc gia khác để khắc phục những yếu kém trong khoa học, công nghệ, quản lý,… hay là đáp ứng nhu cầu mà nền kinh tế trong nước không đáp ứng đựơc.Chính vì vậy, xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt đông hỗ trợ cho nhau để cùng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thứ hai, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. Xuất khẩu đem lại nguồn thu cho quốc gia và cho doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào các lĩnh vực khác đặc biệt là nhập khẩu, vì ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam nhu cầu nhập khẩu máy móc và thiết bị lớn nên nhu cầu về vốn lớn. Mà xuất khẩu mang lại nguồn vốn sở hữu cho quốc gia nên hạn chế sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài để có thể nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế. Thứ ba, xuất khẩu còn tác động làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và phát triển sản xuất. Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ đi từ hướng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mà công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn theo định hướng về phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu trong 5 năm 2017 – 2022 trong đó “Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%’’. Việc chuyển dịch cơ cấu này cũng được nước ta xác định rõ: “Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước”. Với đường lối đó sẽ tạo lợi thế cho hoạt động xuất khẩu nước ta chú trọng tới tận dụng và khai thác lợi thế so sánh sẵn có như nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ, nền nông nghiệp phong phú đa dạng về chủng loại và cơ cấu, tình hình chính trị kinh tế ổn định nhằm phát triển sản xuất-kinh doanh theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày àng cao, gắn với công nghiệp gieo trồng và thị trường. Đồng thời, nó cũng đòi hỏi sự đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, trình độ quản lý nhằm nâng cao năng năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. Do đó, đây được coi là một trong những yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển. Thứ tư, xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ. Nguồn ngoại tệ thu về lớn hơn (hay cán cân thanh toán thặng dư) là điều kiện để duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho xuất khẩu nhưng lại không tổn hao đến nhập khẩu vì vậy sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế. Thứ năm, xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm. Hoạt động xuất khẩu càng được đẩy mạnh và không ngừng phát triển về quy mô thì sẽ càng thu hút được nhiều lao động, như vậy xuất khẩu đã tạo việc làm cho người lao động giúp người lao động có thu nhập chính đáng và nâng cao đời sống. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng: “Chú trọng đúng mức việc phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và ứng dụng công nghệ dùng nhiều lao động để giải quyết việc làm”. Thứ sáu, xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Xuất khẩu là hoạt động ra đời sớm nhất trong các hoạt động kinh tế, khi có hoạt động xuất khẩu thì các nước sẽ có quan hệ với nhau trên cơ sở các bên đều có lợi. Do vậy các quốc gia sẽ xây dựng các quan hệ kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động này. Hai hoạt động này có mối quan hệ qua lại với nhau và dựa vào nhau để phát triển. Do đó, các quốc gia sẽ chú trọng phát triển đồng thời để đảm bảo sự cân xứng tạo điều kiện để phát triển nhanh nhất. Nói chung, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của các quốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. b. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới Trong đó, gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua Khối lượng gạo xuất khẩu năm

2021 đạt 6,2 triệu tấn với giá trị đạt 3,2 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân là 526 USD/tấn Xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm khoảng 12,5 % thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ và Thái Lan Mặt hàng gạo của Việt Nam đã xuất khẩu sang 28 thị trường các nước (năm 2021), trong đó châu Á vẫn là khu vực thị trường trọng điểm, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo; tiếp theo là ASEAN 19%; châu Âu 2% Thị trường gạo xuất khẩu những năm qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid nên có nhiều biến động, cùng với diễn biến thời tiết không thuận lợi nhưng giá gạo xuất khẩu tăng do những năm gần đây xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao và giảm dần tỷ trọng các loại gạo chất lượng trung bình và thấp

Việc triển khai Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 03/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã giúp cho việc xuất khẩu gạo dần dần được hình thành một cách hệ thống Thể chế chính sách xuất khẩu gạo đã từng bước theo hướng tự do hóa, dần phù hợp với quy định của quốc tế, loại bỏ các rào cản gây bất lợi cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo

Thị trường ASEAN có dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam Do đó, các chuyên gia đánh giá dư địa để tăng trưởng xuất khẩu của nhiều loại hàng hóa Việt Nam sang khu vực ASEAN còn rất lớn, trong đó có mặt hàng gạo Những năm qua, gạo là mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN

Bên cạnh những cơ hội thì hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn mặn, dịch bệnh, yêu cầu khắt khe của thị trường về các tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường rất cao vì gạo là mặt hàng nhạy cảm, hiện nhiều nước

2 có xu hướng tự cung tự cấp lúa gạo, hạn chế nhập khẩu Một số nước áp dụng công nghệ, khoa học vào sản xuất gạo để nâng cao năng suất Điều này khiến thị trường lúa gạo bị cạnh tranh rất gay gắt, không chỉ trên thị trường thế giới mà hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà (nhất là các thành phố lớn) với gạo của Thái Lan Chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp, tỷ lệ gạo trên 15% tấm còn chiếm tới 36% Không có hợp đồng tiêu thụ ổn định, giá cả bấp bênh Sản xuất lúa còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, manh mún, giá thành còn cao và giá trị gia tăng thấp, cơ giới hóa còn chậm, tổn thất sau thu hoạch lớn (hiện nay tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của nước ta là 13-16%, Thái Lan khoảng 7-10%) Số lượng doanh nghiệp tham gia vào các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ít về số lượng, quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, do đó các hợp đồng liên kết hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản, gieo trồng nông sản thiếu, làm tăng tổn thất và giảm chất lượng trong quá trình bảo quản Công nghiệp gieo trồng sâu các sản phẩm từ gạo chưa phát triển đồng đều, nhất là các sản phẩm phụ chưa được gieo trồng để nâng cao giá trị gia tăng Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo, đặc biệt là tiến tới thị trường Đông Nam Á giàu tiềm năng, chúng ta cần phải phân tích thực trạng xuất khẩu nhóm ngành chủ lực này sang thị trường Đông Nam Á trong những năm gần đây, từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp thiết thực Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường Đông Nam Á ” làm đề án thạc sĩ của mình.

Tình hình nghiên cứu

Hiện nay vấn đề đẩy mạnh thị trường xuất khẩu gạo luôn được Nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm bởi thế mạnh cũng như tiềm năng của thị trường Đông Nam Á Chính vì vậy có rất nhiều cuốn sách cùng công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến những tư liệu chính sau đây:

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh “Phát triển bền vững mặt hàng gạo Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Đông Nam Á” (Vũ Thị

Sợi, Trường Đại học Ngoại Thương, 2011) nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu bền vững gạo Việt Nam theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Đông Nam Á từ

3 đó đưa ra những biện pháp quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu gạo sang Đông Nam Á

Luận văn thạc sĩ “Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Đông

Nam Á” (Nguyễn Thị Thanh Mai, Trường Đại học Ngoại Thương, 2020) đưa ra những biện pháp thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Đông Nam Á dựa trên thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường này Luận văn tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt

Nam sang thị trường Đông Nam Á”( Đinh Thị Thu Oanh, Trường Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh, 2012) phân tích thực trạng và đặc điểm của thị trường gỗ Đông Nam Á nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và đề xuất những biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Đông Nam Á

Tạp chí tài chính “Việt Nam cần hợp tác với các nước xuất khẩu gạo trong

ASEAN” (Theo ncseif.gov.vn, 2021) Thị trường gạo thế giới trong 2017-2020 năm qua xảy ra nhiều biến động chưa từng có Nhóm các quốc gia xuất khẩu gạo thuộc ASEAN, đứng đầu là Thái Lan và Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với gạo rẻ của Ấn Độ và Pakistan Theo các nhà phân tích, tình hình này có thể khiến ASEAN phải khẩn trương tập hợp thành một khối, trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do Trong tương lai, quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất trong ASEAN vẫn là Philippines và Indonesia Như vậy cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ là thị trường gạo lớn và đồng thời là nhóm các quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới

Vì thế, đã đến lúc Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu gạo chủ đạo trong khu vực phải hợp tác thành một khối, nhằm cạnh tranh và giành lại lợi thế trên thị trường gạo quốc tế

Nghiên cứu khoa học “Những thành tựu và giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam” (Trịnh Xuân Trường, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, 2023) Trước tình hình giá gạo thế giới ngày càng tăng cao, trong khi ngành lúa gạo lại là mặt hàng xuất khẩu chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, Việt Nam cần phải có các giải pháp phù hợp để tăng cường xuất khẩu lúa gạo, nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Bài viết phân tích những thành tựu và giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo đối với Việt Nam với 4 nội dung chính: (i) Những thành tựu về xuất khẩu gạo; (ii) Phân tích thị trường tiêu thụ gạo Việt Nam trên thế giới; (iii) Giá gạo xuất khẩu và lợi thế so sánh của giá gạo Việt

Nam so với các nước trên thế giới; (iv) Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Các tài liệu kể trên đều đã nghiên cứu riêng biệt về đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trong nhóm hàng nông, lâm, gạo sang Đông Nam Á, tập trung đặc biệt vào một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như gạo, đồ gỗ, đề cập nhiều đến các mặt hàng khác cùng nhóm mà chúng ta chưa có thế mạnh ở thị trường này như cà phê, chè, gạo, cao su nhưng đều là những năm trước đại dịch Covid19, trong những năm gần đây sau đại dịch đã có nhiều chính sách thay đổi, vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Nam Á.

Mục tiêu nghiên cứu

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Đông Nam Á

Trên cơ sở đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường Đông Nam Á, đề án đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Đông Nam Á.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề án tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Đánh giá thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á trong giai đoạn 2020 - 2022

- Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

Với chủ thể nghiên cứu là Bộ công thương quản lý hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Đề án chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng ở hầu hết các chương để phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố, yếu tố có liên quan, tác động, ảnh hưởng tới nhau để từ đó đưa ra những cái nhìn khoa học về vấn đề nghiên cứu Cụ thể đề án sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp xử lý phân tích, tổng hợp, liệt kê: trên cơ sở thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ những báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu trên website Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, trên một số cuốn sách, tạp chí nghiên cứu khoa học và một số website khác để hệ thống hóa dữ liệu nhằm minh họa rõ hơn về bức tranh xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2020-2022

- Phương pháp so sánh: đối chiếu, so sánh số liệu xuất khẩu gạo qua các năm từ đó tìm hiều được những hạn chế, thành tựu xuất khẩu đạt được trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động trong những năm gần đây

- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm: từ kinh nghiệm thực tế của một số mặt hàng xuất khẩu về việc khẳng định thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế đặc biệt là Đông Nam Á, rút ra bài học về hoạt động đẩy mạnh và các biện pháp về từ phía Việt Nam để tăng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Đông Nam Á.

Kết cấu của đề án

Ngoài phần danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, danh mục sơ đồ, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề án gồm ba chương chính sau:

Chương 1: Lý luận chung và thực tiễn về đẩy mạnh xuất khẩu

Chương 2: Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Đông Nam Á

Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á

LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

Những vấn đề chung về xuất khẩu

Xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ với nhau trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán Trong đó, xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ,… cho quốc gia khác; nhập khẩu là hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ từ các quốc gia khác trên thế giới

Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và phát triển ngày một đa dạng Cho đến nay có rất nhiều hình thức của xuất khẩu như xuất khẩu trực tiếp, buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác… Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia

Do sự phổ biến sâu rộng của hoạt động xuất khẩu hiện nay nên có thể tìm thấy rất nhiều định nghĩa học thuật về “hoạt động xuất khẩu”:

Trong cuốn sách “International Business – The challenges of globalization” của John J Wild (2003, tr.352) có đề cập “Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá hoặc dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác.”

Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về hoạt động Marketing quốc tế của Rakesh

M Joshi (2005, tr.503) lại hiểu hoạt động xuất khẩu theo nghĩa “là vận chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia Người bán hàng hóa, dịch vụ được gọi là nhà xuất khẩu và có trụ sở tại nước xuất khẩu, trong khi người mua có trụ sở ở nước ngoài được gọi là nhà nhập khẩu Trong thương mại quốc tế, xuất khẩu đề cập đến việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất trong nước sang thị trường nước khác.”

Trong khi đó, Luật thương mại Việt Nam năm 2019 định nghĩa về hoạt động xuất khẩu hàng hóa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” Ở một công trình nghiên cứu khác gần đây thì xuất khẩu được định nghĩa là

“hoạt động bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia.” (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010)

Theo quan điểm của tác giả, xuất phát từ bản chất của xuất khẩu, đây là hoạt động đưa hàng hoá hoặc dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác Dưới góc độ kinh doanh, hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác; còn dưới góc độ phi kinh doanh (với quà tặng, quà biếu hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ qua biên giới quốc gia

Mục đích cơ bản của hoạt động xuất khẩu trong kinh doanh là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này

Ngày nay, xuất khẩu không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán, mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia về phân công lao động quốc tế Vì vậy, các quốc gia hiện nay đều coi xuất khẩu như một tiền đề, một nhân tố phát triển kinh tế trong nước, trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế Do những điều kiện khác nhau, mỗi quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác Để có thể dung hoà được nguy cơ và lợi thế, tạo ra được sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, bán những gì mình thừa và mua những gì mình thiếu

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết chỉ diễn ra giữa những quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác mà các quốc gia thua thiệt hơn về tất cả các điều kiện như: nhân lực, tài chính, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ… thông qua hoạt động trao đổi thương mại quốc tế cũng sẽ thu được những lợi ích, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nội địa

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu a Đối với nền kinh tế Việt Nam

Hoạt động ngoại thương là hoạt động nhằm khai thác những lợi thế và khắc phục những bất lợi trong cơ cấu nền kinh tế Hoạt động ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu trong đó xuất khẩu là nhân tố có tác động đến lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế của quốc gia Một số tác động chính đối với nền kinh tế Việt Nam được cụ thể hoá như sau:

Thứ nhất, xuất khẩu giúp làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới Nếu xuất khẩu là đem các hàng hoá và dịch vụ dư thừa hoặc là có lợi thế hơn để bán cho các nước khác thì nhập khẩu là mua hàng hoá và dịch vụ từ các quốc gia khác để khắc phục những yếu kém trong khoa học, công nghệ, quản lý,… hay là đáp ứng nhu cầu mà nền kinh tế trong nước không đáp ứng đựơc.Chính vì vậy, xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt đông hỗ trợ cho nhau để cùng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

Thứ hai, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn cho nhập khẩu Xuất khẩu đem lại nguồn thu cho quốc gia và cho doanh nghiệp Đây là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào các lĩnh vực khác đặc biệt là nhập khẩu, vì ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam nhu cầu nhập khẩu máy móc và thiết bị lớn nên nhu cầu về vốn lớn Mà xuất khẩu mang lại nguồn vốn sở hữu cho quốc gia nên hạn chế sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài để có thể nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế

Thứ ba, xuất khẩu còn tác động làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và phát triển sản xuất Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ đi từ hướng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mà công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn theo định hướng về phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu trong 5 năm 2017 –

2022 trong đó “Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%’’ Việc chuyển dịch cơ cấu này cũng được nước ta xác định rõ: “Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước” Với đường lối đó sẽ tạo lợi thế cho hoạt động

Cơ sở lý luận đẩy mạnh xuất khẩu

1.2.1 Khái niệm về đẩy mạnh xuất khẩu

14 Đẩy mạnh xuất khẩu có thể được hiểu là tổng thể các giải pháp cả từ phía Nhà nước cũng như từ phía các doanh nghiệp nhằm làm cho hoạt động xuất khẩu gia tăng cả về số lượng và chất lượng bền vững, góp phần mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu

Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu hàng là việc thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu, từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu và góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội

1.2.2 Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu

1.2.2.1 Nhóm biện pháp tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu a Tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng là mối quan tâm lớn của khách hàng, là một trong những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế đối với doanh nghiệp xuất khẩu Để nâng cao chất lượng sản phẩm liên quan đến ngay từ khâu đầu vào của sản phẩm Ngay từ khâu đầu tiên, cần kiểm tra giám sát chặt chẽ để có chất lượng nguyên vật liệu sản xuất hoặc các sản phẩm thu mua đảm bảo chất lượng Hàng hóa xuất khẩu với yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, nếu chất lượng hàng không được đảm bảo yêu cầu, dễ dẫn đến tình trạng hàng không thể xuất khẩu Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo

Gắn thị trường xuất khẩu với sản xuất trong nước theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm gạo xuất khẩu; tăng cường đưa sản phẩm gạo và các mặt hàng gieo trồng từ gạo vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; xuất khẩu gạo và các mặt hàng gieo trồng từ gạo có chất lượng cao và giá trị cao, nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu bền vững, khẳng định uy tín và thương hiệu gạo

Chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu

Gắn thị trường xuất khẩu với sản xuất trong nước theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm xuất khẩu; tăng cường đưa sản phẩm và các mặt

15 hàng chế biến vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; xuất khẩu và các mặt hàng chế biến có chất lượng cao và giá trị cao, nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu bền vững, khẳng định uy tín và thương hiệu Việt Nam

Giải pháp tăng doanh thu xuất khẩu

Doanh thu xuất khẩu do nhiều nhân tố tác động tuy nhiên sản lượng, giá bán là hai nhân tố tác động trực tiếp Trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng đối với Việt Nam Do đó, tăng sản lượng xuất khẩu, và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu Đồng thời, việc tăng sản lượng phải đảm bảo được chất lượng hàng hóa Đẩy mạnh năng lực cung ứng hàng hóa xuất khẩu Đó chính là việc gia tăng năng lực sản xuất hàng gạo xuất khẩu cũng nâng cao sức cạnh tranh của ngành trên thị trường: Về quy mô ngành, về cơ cấu ngành, ăng lực của ngành… Tóm lại, việc đẩy mạnh năng lực cung ứng hàng gạo xuất khẩu sẽ gia được sản lượng và nâng cao được sức cạnh tranh của ngành trên thị trường quốc tế, từ đó giúp ngành có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu

1.2.2.2 Nhóm biện pháp đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu

- Mở rộng thị trường xuất khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu là hoạt động giúp hàng gạo ngày càng giúp người tiêu dùng biết đến và mua sản phẩm của ngành Điều này được biểu hiện số lượng thị trường xuất khẩu ngày càng tăng lên, thị phần xuất khẩu trên từ trường cũng tăng lên và tính bất ổn trên từng thị trường thấp Để thực hiện điều này cần tiến hành các nội dung sau:

+ Công tác xúc tiến thương mại: Phối hợp với các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan hình thành một hệ thống xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm và tìm kiếm thăm dò thị trường mới từ đó hình thành các điểm thương mại Các đại diện thương mại bên cạnh nghiên cứu tiếp cận thị trường giúp các DN trong nước tìm hiểu, tiếp cận các đối tác, nâng cao hiệu quả việc gia quảng cáo tại các hội chợ, triễn lãm, mặt khác còn cung cấp kịp thời thông tin về biến động của thị trường và các đối tác trong quá trình kinh doanh

+ Công tác marketing của doanh nghiệp, năng lực và khả năng hiểu biết của doanh nghiệp: Công tác marketing đặc biệt quan trọng đối với ngành Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng gạo xuất khẩu, công tác marketing cần phải được tăng cường, mở rộng mạng lưới kết phân phối để thâm nhập sâu vào mạng lưới phân phối trên thị trường lớn ở nước ngoài Doanh nghiệp nâng cao năng lực và khả năng hiểu biết của mình về nhu cầu đặc điểm của từng thị trường quốc tế để có hướng đi và chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp, để có khả năng xâm nhập và tiếp cận thị trường mới cũng như đáp ứng được nhu cầu trên thị trường hiện tại

Nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu

Hàng xuất khẩu phải cạnh tranh với các đối tác cùng xuất khẩu, đặc biệt là nhóm mặt hàng cùng loại, bên cạnh đó còn phải cạnh tranh với chính hàng hóa, sản phẩm được sản xuất ngay tại nội địa nước này

Hơn nữa, mức sống người dân không ngừng tăng, yêu cầu về chất lượng hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng nông sản thực phẩm nói riêng cũng không ngừng được nâng cao Do đó, tốc độ đào thải khỏi thị trường là tương đối cao nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu ngày một nâng cao của thị trường Đa dạng hóa các phương thức và hình thức xuất khẩu

Hợp tác song phương, đa phương thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia, tổ chức trên thế giới nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nước ta với các đối tác quốc tế giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu quốc tế.

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đẩy mạnh xuất khẩu

1.3.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm

+ Khái niệm: kim ngạch xuất khẩu biểu hiện giá trị xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định (kể cả giá trị nguyên vật liệu do khách hàng đem đến)

Công thức tính : QTrong đó : p : giá xuất khẩu một đơn vị sản phẩm gạo i q : Lượng hàng gạo i được xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu được phân chia theo hai hình thức: kim ngạch xuất khẩu theo hợp đồng và kim ngạch xuất khẩu theo giá FOB

+ Ý nghĩa: đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh quy mô xuất khẩu của một doanh nghiệp nói riêng và của một đất nước nói chung, từ đó tính toán được cán cân xuất - nhập khẩu ở một thời điểm nhất định Chỉ tiêu này giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các kế hoạch phát triển trong tương lai

+ Nguồn thông tin số liệu: cách thu thập cũng giống với chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm của địa phương sang thị trường quốc tế Chỉ tiêu này thể hiện rằng cầu đã được chấp nhận nếu tổng kim ngạch năm sau tăng so với năm trước sẽ chứng tỏ rằng xuất khẩu may đã tăng so với năm trước về mặt số lượng và có thể cả về mặt chất lượng là chỉ tiêu cơ bản là cơ sở để tính các chỉ tiêu tiếp theo

1.3.2 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

Trong đó: gt: Tốc độ tăng trưởng năm t

Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (giảm) tương đối kim ngạch xuất khẩu cu năm sau so với năm trước Nó cho biết, nếu tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước là dương và lũy kế tốc độ tăng trưởng tăng dần sẽ chứng tỏ xuất khẩu hướng phát triển đều và đây là dấu hiệu tốt cho xuất khẩu; và ngược lại làm không tốt cho xuất khẩu

- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân cả giai đoạn

Chỉ tiêu này cho biết, trong giai đoạn nghiên cứu, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân bao nhiêu phần trăm Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Trong đó: g: Tốc độ tăng trưởng bình quân n: số năm nghiên cứu

- Tỷ trọng giá trị xuất khẩu gạo tổng so với GTSX toàn ngành

Trong đó: ttt: Tỷ trọng năm t

GTSXt: GTSX gạo năm năm t

Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng GTSX toàn ngành thì tiêu dùng nước ngoài chiếm bao nhiêu phần trăm Điều này phản ánh được xu hướng phát triển của ngành là xem thị trường nước ngoài hay thị trường nội địa là chính Nếu chỉ tiêu này chứng tỏ sản phẩm của ngành chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu

1.3.3 Tỷ trọng các hình thức xuất khẩu

+ Cách tính: ht XKtt/ gt x 100 %

XK Trong đó: ht: Tỷ trọng hình thức xuất khẩu năm t

XKtt/gt: KNXK gạo trực tiếp/gián tiếp năm t

XK: tổng KNXK gạo năm t

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của hình thức xuất khẩu trong năm Nó cho biết, hình thức xuất khẩu nào được chú trọng và có hiệu quả tốt hơn

1.3.4 Tỷ trọng gia tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu

Chỉ tiêu này cho biết số lượng và vai trò của từng thị trường nước ngoài thuộc sản phẩm của ngành Thị trường xuất khẩu càng lớn thì càng thuận lợi xuất khẩu, cũng như lựa chọn thị trường xuất khẩu Lúc đó, chúng ta sẽ chu hơn về mọi mặt, nhất là không bị ép giá và tránh được sự cạnh tranh quyết liệt

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng cũng như tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu của ngành Càng nhiều mặt hàng có thể mạnh tham gia xuất khẩu thì càng tốt trung vào những mặt hàng có thế mạnh về xuất khẩu

1.3.5 Tốc độ tăng số lượng sản phẩm

Tăng trưởng số lượng sản phẩm xuất khẩu cho biết tốc độ phát triển của sản phẩm đó tại thị trường nước nhập khẩu Chỉ tiêu này được đo lường bằng công thức sau:

Trong đó: T là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của sản phẩm

N là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm năm sau

NO là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm năm gốc

Chỉ tiêu này cho biết sản phẩm nào có mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh về giá trị trong một giai đoạn sẽ cho thấy sản phẩm đó có khả năng xuất khẩu cao sang thị trường nhập khẩu

- Sự thay đổi về chất lượng hàng nông sản xuất khẩu

Phát triển xuất khẩu hàng nông sản không thể tách rời việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường Chất lượng hàng nông sản không ngừng được nâng cao sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao giá trị và giá trị sử dụng cho sản phẩm, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra nhiều yếu tố vô hình như thương hiệu, uy tín Điều này thực sự rất quan trọng trong việc nâng tầm giá trị doanh nghiệp, tạo lập tên tuổi và thương hiệu thu hút khách hàng

- Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu

Mục đích của sự chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu là điều chỉnh sự phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả hơn Thực tế hiện nay, xu hướng phổ biến của các nước là thay thế xuất khẩu các mặt hàng nông sản gia công đơn giản, giá trị gia tăng thấp bằng những sản phẩm tinh xảo hơn, đòi hỏi nhiều chất xám và sáng tạo với giá trị gia tăng cao Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được biểu hiện qua sự thay đổi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu Công thức tính:

Trong đó: R(A) - Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A M(A) - Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A

M - Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng

- Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu

Phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang một thị trường cụ thể trên tổng kim ngạch xuất khẩu Mục đích nhằm khai thác hiệu quả hơn các thị trường tiêu thụ, tránh sự phát triển không đồng đều gây ra tình trạng mất cân bằng trong xuất khẩu Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường hàng nông sản sang thị trường EU không chỉ dừng lại ở việc nâng cao thị phần của thị trường EU so với toàn thế

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu

Môi trường vĩ mô là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp Môi trường này bao gồm các yếu tố: kinh tế, chính trị - pháp luật, xã hội, tự nhiên, kỹ thuật công nghệ

Môi trường kinh tế: chỉ ra bản chất, mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế Phân tích môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng; các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế, biến động giá cả hàng hóa trên thế giới… đều ảnh hưởng đến đầu ra của doanh nghiệp Trong đó tỷ giá hối đoái là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa xuất khẩu và tình hình xuất nhập khẩu giữa các nước nên được xem là yếu tố rất quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Môi trường chính trị và luật pháp bao gồm các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp, các xu hướng chính trị ngoại giao, và những diễn biến chính trị trong nước và trên thế giới Mọi quyết định của doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố của môi trường chính trị, các yếu tố này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp bằng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ hay tạo ra hàng rào cản trở hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp bằng những chính sách tăng thuế xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu

Môi trường xã hội: bao gồm các yếu tố như quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, trình độ học vấn, văn hóa, thị hiếu tiêu dùng… Những thay đổi trong môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, và những thông tin thuộc môi trường này sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng để các nhà xuất khẩu hoạch định chiến lược sản phẩm, giá cả, tiếp thị, phân phối, quảng cáo… phù hợp với nền văn hóa xã hội của từng thị trường

Môi trường công nghệ: những yếu tố thuộc môi trường công nghệ như sự ra đời những công nghệ mới, phát minh và ứng dụng mới, chuyển giao công nghệ… chứa đựng nhiều cơ hội cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

22 Đối thủ cạnh tranh: là những đối thủ kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp, chia sẻ thị phần với doanh nghiệp và có thể vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn Tính cạnh tranh trong ngành tăng hay giảm phụ thuộc vào quy mô thị trường, sự tăng trưởng của ngành và mức độ đầu tư của đối thủ cạnh tranh Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp là nhận diện, thu thập và đánh giá thông tin về họ, dự đoán phản ứng của họ rồi lựa chọn chiến lược đối phó

Môi trường bên trong doanh nghiệp là tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của nó, bao gồm các hoạt động chức năng: Cơ chế chính sách, Hoạt động truyền thông, Điều kiện tự nhiên; Vị trí địa lý và hệ thống cảng khẩu… Phân tích hoạt động các bộ phận chức năng giúp nhà quản trị giám sát những diễn biến của nội bộ trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài nhằm nhận diện, xác định chính xác những điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp

Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi… đảm bảo các yếu tố đầu vào cần thiết và quyết định đến lợi thế cạnh tranh quốc gia đối với mặt hàng xuất khẩu Ngoài ra, yếu tố vị trí địa lý còn liên quan đến khoảng cách giao thương giữa các nước nên sẽ tác động tới chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí xuất khẩu, chi phí nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại… từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu

Nhóm yếu tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu của quốc gia Mỗi nước trong mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển đều có những chính sách thương mại khác nhau như khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu Trong trường hợp khuyến khích xuất khẩu, nhà nước có thể đưa ra những chính sách hỗ trợ về tài chính, về đầu tư, về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu Ngược lại, trong trường hợp hạn chế xuất khẩu, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp như hạn ngạch xuất khẩu, tăng thuế xuất khẩu, đưa ra hàng rào phi thuế quan…

Ngoài ra, chính phủ nước xuất khẩu muốn áp dụng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thì có thể xem xét và giảm giá đồng nội tệ của nước mình Vì vậy, một chính sách điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt sao cho có lợi cho hoạt động xuất khẩu là

23 rất quan trọng đối với quốc gia xuất khẩu Tuy nhiên, các chính sách này phải phù hợp với các qui định của WTO

Hoạt động truyền thông: marketing đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Năng lực marketing của doanh nghiệp thể hiện qua nhiều yếu tố như: khả năng nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và khả năng hoạch định chiến lược hữu hiệu về giá cả, sản phẩm, phân phối, chiêu thị phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới Điều kiện tự nhiên

Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng khu vực Trong các yếu tố tự nhiên, đất, nước và khí hậu đóng vai trò hàng đầu trong ngành sản xuất nông nghiệp Đất đai là cơ sở đầu tiên để tiến hành sản xuất, còn khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng tới việc xác định cơ cấu cây trồng, xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Thời tiết, khí hậu và địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho việc sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản sản phẩm…

Như vậy, yếu tố tự nhiên quyết định sản lượng và chất lượng sản phẩm làm ra, quyết định đến lợi thế của quốc gia đối với mặt hàng xuất khẩu Do đó, nó cũng tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng của quốc gia Ngoài ra, tình trạng biến đổi khí hậu như sự gia tăng mật độ của các cơn bão, lũ lụt, hạn hán, mực nước biển dâng, nhiệt độ tăng cao, các dịch bệnh… tác động ngày càng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như tình trạng cung cấp lúa gạo trong nước và ra thế giới

Vị trí địa lý và hệ thống cảng khẩu

Các yếu tố về hệ thống cảng khẩu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu Hệ thống này đảm bảo cho việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông Như vậy, chúng sẽ giúp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất - xuất khẩu, đáp ứng kịp thời cho việc giao hàng xuất khẩu với chí phí thấp nhất

Hoạt động tài chính: tài chính đóng vai trò đặc biệt trong quản lý doanh nghiệp và năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều yếu tố như:quy mô và cấu trúc vốn, khả năng thanh toán, khả năng quản lý nợ và tài sản,

Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu của một số nước trên thế giới

1.5.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Việt Nam Tuy Thái Lan là nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới, hơn Việt Nam cả về số lượng và giá trị mà trong suốt những năm 1990 và cho đến nay vẫn chưa có nước nào thay thế được vị trí này Thái Lan cũng là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam Xuất khẩu gạo hàng năm của Thái Lan chiếm khoảng 30% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu

Thái Lan có một cơ quan đại diện chính phủ chuyên chăm lo an ninh lương thực, đảm bảo đầu ra cho nông dân, điều hòa giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Đối với lượng gạo xuất khẩu được ấn định hàng năm, cơ quan đại diện này sẽ đứng ra tổ chức cho doanh nghiệp đấu thầu Doanh nghiệp muốn đấu thầu xuất khẩu gạo có hiệu quả thì cần phải chuẩn bị sẵn khách hàng trước khi tham gia đấu thầu.

Về kho dự trữ gạo: Thái Lan có hệ thống sản xuất, gieo trồng, dự trữ lúa gạo được trang bị khá đồng bộ và thường nằm gần cảng nên việc xuất khẩu rất thuận lợi và nhanh chóng Đặc biệt, hệ thống kho (silo) tiên tiến của họ chứa được 10 triệu tấn gạo, có thể dự trữ khá lâu mà không làm giảm chất lượng gạo Vì vậy, hoạt động điều hành thu mua, xuất khẩu gạo của Thái Lan rất chủ động Chính nhờ vào hệ thống kho trữ lúa gạo lớn mà Thái Lan luôn có sẵn gạo để bán với giá có lợi nhất, đặc biệt là có thể đáp ứng nhu cầu mua gạo với khối lượng lớn của các nước ASEAN vào mọi thời điểm

Về sản phẩm, thị trường xuất khẩu: Chất lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan được đánh giá cao hơn gạo Việt Nam và một số nước xuất khẩu khác, trong đó gạo có chất lượng cao luôn chiếm tỷ trọng lớn và được trả giá cao trên thị trường Thái Lan đang thực hiện chính sách xuất khẩu hướng vào chất lượng, đặc biệt là gạo cao cấp để có giá bán cao Một số loại gạo cao cấp của Thái Lan như gạo thơm, gạo đồ được số đông người có thu nhập cao ở ASEAN ưa chuộng

Thái Lan có hệ thống thị trường truyền thống ổn định và ngày càng được mở rộng Gạo Thái Lan đã có mặt ở khắp 5 châu lục, trong đó lượng gạo xuất khẩu sang ASEAN chiếm khoảng 30% Thái Lan xuất khẩu gạo khá đa dạng với khoảng 15 cấp từ gạo có phẩm cấp thường đến cấp cao và phù hợp với từng thị trường ở khu vực ASEAN

Về quảng bá thương hiệu: Chính phủ Thái Lan có nguồn kinh phí dành riêng để xây dựng và quảng cáo thương hiệu gạo xuất khẩu của mình Nhắc đến gạo Thái Lan là nhiều người nghĩ ngay đến thương hiệu gạo thơm Jasmine, một thương hiệu vốn đã dần quen thuộc đối với tầng lớp tiêu dùng khá giả ở ASEAN Ngoài ra, các doanh nghiệp Thái Lan cũng rất chú trọng đến việc thiết kế mẫu mã, bao bì có hình dạng sao cho hấp dẫn người mua, giúp nhận biết được địa phương làm ra sản phẩm

Về hoạt động ngoại giao, xúc tiến thương mại: Chính phủ Thái Lan tích cực đàm phán trực tiếp các hiệp định gạo với chính phủ các nước nhập khẩu gạo nhằm phát triển thị trường Bên cạnh đó, hàng năm Thái Lan tổ chức triển lãm về gạo tại các thị trường trọng điểm và các khu vực tiềm năng, trong đó có Philippines và một số quốc gia ở ASEAN nhằm quảng cáo thương hiệu của mình không những ở nước triển lãm, mà còn ở cả khu vực ASEAN Gần đây, chính phủ Thái Lan cũng đã kết hợp với giới doanh thương trong nước triển khai chương trình xúc tiến thương mại lưu động chuyên về gạo tại một số nước như: Philippines, Singapore - cửa ngõ để đi vào nhiều nước ở ASEAN, trong đó có ASEAN

Thương hiệu gạo Phka Romdoul của Campuchia hiện đã có mặt tại gần 60 quốc gia trên thế giới Năm 2009, Viện nghiên cứu nông nghiệp Campuchia đã chọn ra được giống lúa mùa sớm Phka Romdoul - một giống lúa cho chất lượng gạo đặc biệt thơm ngon

Từ đây, Campuchia tiến hành tiếp cận thị trường thế giới bằng cách mang gạo của mình dự thi đấu xảo quốc tế Ba năm liền (từ năm 2012-2014), gạo Phka Romdoul của Campuchia đều đoạt giải gạo ngon nhất thế giới Với kết quả này, Campuchia khuyến khích nông dân sản xuất lúa theo hướng canh tác hữu cơ Để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong việc sản xuất kinh doanh lúa gạo, tháng 5/2014, Campuchia đã thành lập Hiệp hội Lúa gạo để có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Nhà nước và tư nhân

Hiện Campuchia có trên 70 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, xuất khẩu đến gần 60 quốc gia trên thế giới Campuchia thường xuyên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia quảng bá sản phẩm gạo ra thế giới Gạo thơm Campuchia hiện được nhiều nước phát triển trên thế giới đặt mua, đặc biệt là châu Âu và Trung

Quốc Sự bứt phá ngoạn mục của gạo Campuchia còn đe dọa cả cường quốc xuất khẩu gạo là Thái Lan

Xét về thị trường xuất khẩu, gạo Việt xuất khẩu sang 150 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng đa phần ở phân khúc thấp, gạo giá rẻ Trong khi, Campuchia mới chỉ xuất khẩu ra vài chục nước trên thế giới, song gạo của nước này lại chủ yếu đánh chiếm ở những thị trường khó tính

Ví như, Campuchia hiện nay đã lọt top 5 nước xuất khẩu gạo hữu cơ vào thị trường ASEAN, chỉ sau các nước ASEAN, Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan

Một chuyên gia trong ngành gạo của Campuchia tiết lộ, họ đặt ưu tiên sản xuất gạo hữu cơ và gạo sạch được sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững Những giống lúa này sẽ làm cho gạo Campuchia cạnh tranh hơn so với gạo của Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ

Không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường cao cấp như ASEAN và các nước ASEAN, báo cáo của Cục Gieo trồng và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) dẫn số liệu từ CRF cho thấy, xuất khẩu gạo của nước này sang Trung Quốc đã tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm nay, với 157,8 ngàn tấn, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái Năm nay, CFR kỳ vọng có thể xuất được 300.000 tấn trong hạn ngạch và hướng đến mục tiêu 400.000 tấn vào năm 2020

1.5.3 Bài học kinh nghiệm của Việt Nam

Qua việc nghiên cứu hai đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang ASEAN như sau:

Cần xây dựng hệ thống kho với sức chứa lớn nhằm chủ động trong việc xuất khẩu Nhu cầu gạo của thị trường ASEAN mặc dù rất lớn nhưng lại biến động theo từng thời điểm Vì vậy, kho dự trữ này sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường này vào bất cứ lúc nào

THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam

Với dân số 556,2 triệu người, mức tiêu thụ gạo tăng gấp đôi 50 năm qua, Đông Nam Á hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng của gạo Việt Nam FAO ước tính sản lượng lúa của châu Á năm 2013 đạt 675,8 triệu tấn (450,7 triệu tấn gạo), tăng 1% so với năm 2010 Sản lượng lúa của châu lục này dự báo sẽ tăng thêm 3,7 triệu tấn lên 679,5 triệu tấn năm 2014 (451,3 triệu tấn gạo)

Với dân số 556,2 triệu người, mức tiêu thụ gạo tăng gấp đôi 50 năm qua, Đông Nam Á hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng của gạo Việt Nam

Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc cả về sản lượng và giá trị, tiếp tục đứng vững ở vị trí số hai Hiện tại, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu khắp các châu lục, nhiều nhất vẫn là thị trường Châu Á và ASEAN Nhìn chung, Việt Nam đã nỗ lực đa dạng hóa chủng loại gạo xuất khẩu Tuy nhiên xét về chất lượng gạo xuất khẩu, cho dù được phân chia theo phẩm cấp từ gạo chất lượng thấp đến chất lượng cao thì giá bán gạo Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với gạo Thái Lan cùng chủng loại Trên thực tế, dù có là gạo cấp cao hay cấp thấp, thì thật ra gạo Việt Nam cũng chỉ bằng gạo trắng loại thường của Thái Do đó, Việt Nam cần phải nghiên cứu xây dựng chính sách kinh doanh lúa gạo hướng vào xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, số lượng và giá trị xuất khẩu.

Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á giai đoạn 2020 – 2022

2.2.1 Các biện pháp Việt Nam sử dụng để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Nam Á giai đoạn 2020 – 2022

2.2.1.1 Nhóm biện pháp tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Để đẩy mạnh sản lượng và kim nghạch xuất khẩu của mình, Việt Nam đã áp dụng một số biện pháp sau:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố then chốt để có thể thâm nhập vào thị trường xuất khẩu, thu hút khách hàng, khẳng định thương hiệu của Việt Nam Vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là việc được quan tâm hàng đầu

Bảng 2.1: Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 - 2022 Đơn vị tính: Tấn

Chủng loại Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng

5% tấm 5.225.687 36,80% 3.477.587 39,80% 3.805.263 35,70% 10% tấm 127.802 0,90% 139.802 1,60% 159.885 1,50% 15% tấm 2.982.050 21,00% 1.546.565 17,70% 2.057.187 19,30% 25% tấm 4.345.272 30,60% 2.271.790 26,00% 3.378.903 31,70% 100% tấm 553.809 3,90% 541.735 6,20% 383.724 3,60% Gạo thơm 312.405 2,20% 349.506 4,00% 426.360 4,00% Loại khác 653.211 4,60% 410.670 4,70% 447.678 4,20%

Nguồn: Tổng cục Hải quan, VFA

Trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2020-2022, loại gạo cao cấp 15% chỉ đứng ở vị trí thứ ba (chiếm từ 17%- 21%) sau hai loại gạo 5% và 25% tấm Năm 2020 gạo 5% đã vượt lên dẫn đầu chiếm gần 37% và đứng vững vị trí này cho đến năm 2022 Thứ đến là loại gạo cấp thấp 25% tấm cũng đạt tỷ trọng khá cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu (chiếm trên dưới 30%) Tiếp đến là loại gạo trung bình 15% tấm đạt tỷ trọng lớn nhất vào năm 2020 (chiếm 21%), nhưng lại giảm xuống vào những năm sau và ở mức tỷ trọng 17,7% năm 2021 và 19,3% vào năm 2022 Ngoài ra còn có gạo 100% tấm (chiếm khoảng 4-6%), gạo thơm (chiếm từ 2,2-4%) và các loại gạo khác (chiếm dưới 5% từ năm 2020 -2022)

Giá gạo Việt Nam trong năm 2022 đã diễn biến rất khác biệt so với mọi năm, giá ở mức cao vào thời điểm đầu năm 2022, giảm sâu vào giữa năm và tăng bật trở lại vào những tháng cuối năm Năm 2022, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt 481 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại Thái Lan là 43 USD/tấn; còn gạo 25% tấm của Việt Nam đạt 450 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại Thái Lan là 28 USD/tấn

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nên sản lượng và chất lượng lúa đều được nâng cao Mặc dù diện tích sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long hiện đã giảm xuống còn 3,8-3,9 triệu ha nhưng giá trị lại tăng Nguyên nhân là do các giống lúa chất lượng cao, đặc sản được trồng ngày càng nhiều, nâng tỷ lệ gạo chất lượng cao đạt gần 50%

Năm 2023, theo kế hoạch, đồng bằng sông Cửu Long vẫn duy trì diện tích khoảng 3,9 triệu ha, sản lượng 24 triệu tấn lúa Ðồng thời, tiếp tục áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật với ưu tiên hàng đầu là giảm khối lượng giống gieo sạ Hiện nay đã giảm từ 150 kg/ha xuống còn 120 kg/ha, thậm chí nhiều nơi giảm thấp hơn, còn dưới 100 kg/ha Về cơ cấu giống, ưu tiên các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, giống lúa thơm phù hợp với yêu cầu của thị trường Ðây cũng là điều kiện quan trọng để tăng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng gạo, việc áp dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng cũng cần được quan tâm Thực tế, thời gian qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã phối hợp với một số địa phương triển khai mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” Ðây là mô hình cải tiến quy trình sản xuất nhằm tiết giảm lượng giống sử dụng (giảm 30%), lượng phân và thuốc sử dụng giảm 20% thông qua việc đồng bộ cơ giới hóa Khi triển khai, nông dân sẽ được đào tạo toàn bộ quy trình giúp giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên đồng ruộng nhưng vẫn bảo đảm năng suất, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản đầu ra cho nên rất thuận lợi trong khâu tiêu thụ và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân

Liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng gạo, Việt Nam đã đầu tư chuyên sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ và các sản phẩm sinh học, xây dựng quy trình cho từng nhóm cây trồng Trong thời gian qua, có sự phối hợp với cơ quan quản lý ngành nông nghiệp một số địa phương triển khai vùng sản xuất lúa an toàn không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Kết quả tại các tỉnh khác nhau và các vụ canh tác khác nhau thì chi phí đầu tư của nông dân bình quân giảm từ 10-15% và bình quân lợi nhuận tăng từ 8-10%

Những hướng đi này cũng là xu hướng chung, phù hợp với mục tiêu đặt ra trong Ðề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030, cụ thể đến năm 2030, tỷ lệ diện tích gieo trồng sử dụng hạt giống xác nhận hơn 90%; sử dụng

32 giống chất lượng cao 80%, giảm lượng giống gieo sạ (bình quân còn 80 kg/ha) hơn 80%; ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến và quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP và tương đương, canh tác lúa thông minh với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ, ) khoảng 70%; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số khoảng 20% Giảm lượng phân bón hóa học, lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học dùng trong sản xuất lúa 40%

Chất lượng sản phẩm gạo được quyết định ở ba khâu: gieo trồng, sản xuất- gieo trồng, đóng gói - vận chuyển Do đó, để đạt được chất lượng cao, quy trình thực hiện ba khâu này đòi hỏi phải tuân theo các quy định một cách nghiêm ngặt

Thứ nhất, trong hoạt động gieo trồng gạo, Việt Nam thực hiện đúng theo Thông tư 71/2019/TT-BNNPTNT Ngoài ra, Việt Nam tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, gạo chất lượng Người quản lý vùng nguyên liệu phải lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên lúa giống, xem xét nếu thấy lô hàng nào không đạt tiêu chuẩn, thì phải dừng lại ngay việc gieo trồng Nếu không chất lượng gạo đặc sản sẽ bị ảnh hưởng Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đề phòng, cảnh giác đối với các thời điểm xảy ra dịch bệnh lúa mầm, thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch, chú trọng xử lý nguồn nước đầu vào và xử lý nước thải, tránh tình trạng bị lây lan trên diện rộng, làm hao tổn nhiều chi phí

Thứ hai, trong quá trình sản xuất - gieo trồng, Việt Nam lên kế hoạch vệ sinh nhà máy gieo trồng, máy móc trang thiết bị và kho bãi thường xuyên Mặt khác, người chịu trách nhiệm quản lý nhà máy kiểm tra thường xuyên quy trình làm việc của các nhân viên có tuân thủ đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất hay không, để có thể kịp thời nhắc nhở, kiểm điểm, sửa chữa các sai sót Không những thế, trong quá trình sản phẩm bảo quản trong kho, quản lý thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, chất lượng sản phẩm có bị biến đổi hay không, để có thể khắc phục kịp thời

Thứ ba, hoạt động đóng gói - vận chuyển cũng rất quan trọng Việt Nam đầu tư hơn về mặt bao bì đóng gói, phải thiết kế, lựa chọn các mẫu bao bì sao cho tiện lợi, thu hút khách hàng, nhưng giúp giữ chất lượng sản phẩm được tươi mới Đặc biệt, Việt Nam cung cấp các thông tin chi tiết để bảo quản sản phẩm cho các nhà vận tải trong quá trình vận chuyển Ngoài ra, tìm hiểu kỹ khí hậu của thị trường xuất khẩu

33 tại thời điểm đó như thế nào để có cách bảo quản phù hợp, tránh bị tác động từ sự thay đổi khí hậu, khiến sản phẩm dễ bị hư hỏng, mất giá trị

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á

2.3.1 Các nhân tố bên ngoài a Yếu tố kinh tế

Tình hình kinh tế thế giới chưa có nhiều thay đổi tích cực trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP còn thấp 3,1% với sức mua hạn chế và nợ công nhiều Tình hình kinh tế nước ta cũng chịu tác động của kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng GDP vẫn còn chậm và thấp ở mức 5,42%, các giao dịch quốc tế chưa cải thiện nhiều làm tác động đến hầu các lĩnh vực kinh doanh

Chỉ số lạm phát của nước ta được duy trì vừa phải 6,04% trong năm 2022 nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro bùng phát trở lại, điều này được thể hiện qua số liệu mang tính ngắn hạn và thiếu ổn định của các chỉ số trong quá khứ: 20% (năm 2020), 6,32% (năm 2009); 11,22% (năm 2010); 18,2% (năm 2020) và 6,81% (năm 2021)

Lãi suất cho vay nội tệ được cải thiện trong năm 2022, đạt mức 9 - 13%/năm nhưng vẫn còn cao trong bối cảnh kinh doanh chưa mấy khả quan của các doanh nghiệp Riêng với Việt Nam, nguồn vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh đều là vốn vay ngân hàng nên lãi suất cao đã tạo nên áp lức chi phí lãi vay lớn

Giá gạo thế giới biến động liên tục là do thị trường gạo thế giới đang chuyển sang cung cấp thừa, nhất là áp lực giải quyết tồn kho với giá cạnh tranh từ Thái Lan, tạo nên cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu Giá gạo Thái Lan sẽ định hình giá từ các nguồn cung cấp khác và ảnh hưởng trực tiếp đến giá gạo của Việt Nam b Yếu tố chính trị, chính phủ và pháp luật

Môi trường chính trị nước ta khá ổn định, là lợi thế quan trọng để tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư và tăng cường quan hệ thương mại quốc tế với các nước

Hệ thống pháp luật liên quan đến xuất khẩu gạo đang được Chính phủ từng bước hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xuất khẩu gạo phát triển Chẳng hạn như Nghị định 109/2010/NĐ-CP quy định xuất khẩu gạo sẽ là ngành

52 kinh doanh có điều kiện và cạnh tranh lành mạnh, hay Quyết định số 98/2018/QĐ- TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; ngoài ra, còn rất nhiều quyết định và nghị định của Chính phủ để hỗ trợ phát triển ngành xuất khẩu gạo trong tương lai

Ngành xuất khẩu gạo nước ta luôn được Chính phủ quan tâm và hỗ trợ Cụ thể, Chính phủ rất quan tâm đến xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường thông qua củng cố các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Indonesia… mở rộng thị trường tiềm năng mới như Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, ASEAN…, xúc tiến đàm phán mới hay gia hạn các bản ghi nhớ thương mại gạo hết hiệu lực và tăng cường quảng bá để nâng cao hình ảnh gạo nước ta trên thế giới

Mặt bằng giá gạo nước ta được điều tiết bởi giá sàn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam trên cơ sở cân đối giá trong nước và quốc tế Điều này vừa tạo thuận lợi là ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu gạo phá giá lẫn nhau nhưng cũng vừa gây khó khăn về tính tự chủ trong kinh doanh cho doanh nghiệp

Sự thay đổi chính sách nhập khẩu của các thị trường tập trung, chẳng hạn như chính sách đẩy mạnh sản xuất trong nước để tăng cường tự túc lương thực, giảm nhập khẩu của các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, Malaysia, Đông Timor… khiến cho số lượng hợp đồng tập trung bị giảm sút c Yếu tố xã hội

Dân số ở hai khu vực tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới là Châu Á và ASEAN tiếp tục tăng với tốc độ tăng lần lượt là 0,9% và 2,5% mỗi năm, đòi hỏi các nước trong khu vực phải gia tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu Nhưng do diện tích trồng lúa có hạn và phần lớn các quốc gia đều đã khai thác hết khả năng sản xuất lúa gạo trong nước nên buộc phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu, điều này mang lại cơ hội kinh doanh cho các nhà xuất khẩu gạo

Thị hiếu tiêu dùng đối với mặt hàng gạo là rất đa dạng Trong đó, thị trường Châu Á và ASEAN tiêu dùng nhiều gạo trắng hạt dài với phẩm cấp trung bình và thấp, Châu Âu (Bắc Âu - gạo trắng hạt dài và Nam Âu - gạo trắng hạt tròn, phẩm cấp cao), Châu các nước ASEAN (gạo trắng hạt dài, phẩm cấp cao, mùi thơm tự nhiên), Trung Đông (gạo trắng hạt dài phẩm cấp cao, gạo thơm, gạo đồ) (Võ Thanh Thu, 2021); mang lại cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn về phân khúc thị trường theo sản phẩm

Khi mức sống ngày càng cao, người tiêu dùng càng quan tâm đến chất lượng, giá trị dinh dưỡng, xuất xứ và thương hiệu sản phẩm Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều nước xuất khẩu đã chú trọng nâng cao chất lượng gạo để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và nâng cao giá trị sản phẩm, trong khi gạo nước ta có chất lượng chỉ ở mức trung bình và cũng chưa xây dựng được thương hiệu nên khó bán được giá cao

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta còn hạn chế về kiến thức thương mại quốc tế, thông tin thị trường nên bị động trong tìm kiếm khách hàng và thường là các nhà nhập khẩu chủ động tìm đến Ngoài ra, ngày càng nhiều thị trường cao cấp như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, Singapore… đang chuyển sang nhập khẩu theo phương thức đấu thầu trực tuyến nhưng doanh nghiệp nước ta vẫn chưa quen với hình thức này nên chuẩn bị chưa tốt, thường bị thua khi tham gia dự thầu d Yếu tố tự nhiên

Khoảng cách địa lý giữa nước ta với các thị trường tiềm năng ở khu vực ASEAN, Trung Đông là khá xa nên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo còn gặp bất lợi về khâu thanh toán, chi phí vận chuyển, chi phí nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại… tại các thị trường này

Đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á

- Biện pháp tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Việt Nam đã đầu tư chuyên sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ và các sản phẩm sinh học, xây dựng quy trình cho từng nhóm cây trồng Trong thời gian qua, có sự phối hợp với cơ quan quản lý ngành nông nghiệp một số địa phương triển khai vùng sản xuất lúa an toàn không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, gạo chất lượng

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đề phòng, cảnh giác đối với các thời điểm xảy ra dịch bệnh lúa mầm, thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch, chú trọng xử lý nguồn nước đầu vào và xử lý nước thải, tránh tình trạng bị lây lan trên diện rộng, làm hao tổn nhiều chi phí Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo

Việt Nam định hướng phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo hướng đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế và hợp tác quốc tế về đầu tư sản xuất, gieo trồng, xuất khẩu gạo; khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng,

Chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu

Việt Nam định hướng giảm dần những hợp đồng XK với khối lượng lớn nhưng giá trị thấp Đồng thời, tăng dần những hợp đồng thương mại với lượng nhỏ nhưng giá trị cao

Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững

Việt Nam chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường trọng điểm, truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị cao và các sản phẩm gieo trồng từ thóc, gạo, các thị trường có quan hệ đối tác bền vững về thương mại và đầu tư, các thị trường FTA

Giải pháp tăng doanh thu xuất khẩu Áp dụng các biện pháp nhằm tăng doanh thu thông qua tăng sản lượng, kết hợp với việc tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng thị trường, duy trì những thị trường chủ lực hiện tại Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài tại thị trường nghiên cứu Kết hợp với cơ quan liên quan đề ra và lựa chọn chính sách bán hàng hợp lý về giá và hình thức xúc tiến thương mại

- Đẩy mạnh năng lực cung ứng hàng hóa xuất khẩu

Thông qua các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức Chính sách phát triển nguồn nguyên phụ liệu gắn liền với ngành gieo trồng thực phẩm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng gạo

Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã có nhiều biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh sự đổi mới khoa học công nghệ trong ngành gạo Tiếp cận, nhận biết công nghệ mới để từ đó có những chiến lược, định hướng phát triển phù hợp

- Đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Công thương Việt Nam cũng đã góp phần hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt thời cơ những thay đổi của thị trường và có định hướng phát triển phù hợp

Nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu

Chất lượng các sản phẩm gạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đang ngày càng được cải thiện để đáp ứng nhu cầu gạo ngày càng cao của người dân các nước ASEAN, đặc biệt là nhu cầu đối với hàng gạo cao cấp, có chất lượng cao

- Đa dạng hóa các phương thức và hình thức xuất khẩu

Hình thức xuất khẩu gạo sang các nước ASEAN chủ yếu đang được Việt Nam áp dụng là hình thức xuất khẩu trực tiếp đã và đang tạo ra cho Việt Nam một vị thế vững chắc trên thị trường thế giới đồng thời nâng cao uy tín của Việt Nam

Việt Nam vẫn chưa xúc tiến thật hiệu quả việc tăng cường ngoại giao với các nước ASEAN nhằm xây dựng khung pháp lý vững chắc cho hoạt động thương mại Thêm vào đó, hệ thống các đại sứ quán và thương vụ của Việt Nam ở ASEAN còn quá mỏng và chưa thực sự đủ sức để hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại Do vậy, hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng còn bị hạn chế, chưa phát triển đúng với tiềm năng

Thông tin về thị trường các nước ASEAN vẫn còn thiếu và chưa cập nhật thường xuyên Nhiều nước ASEAN chỉ được biết đến như một thị trường kinh doanh nhiều rủi ro Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa tích cực và kiên nhẫn tìm hiểu thị trường hoặc chưa phối hợp hiệu quả với các cơ quan thương vụ, các tổ chức xúc tiến thương mại để nắm bắt thông tin về nhu cầu, về chính sách, luật lệ và tập quán kinh doanh của thị trường

Với việc sử dụng hình thức xuất khẩu cũng như thanh toán qua trung gian, doanh nghiệp phải hoàn toàn lệ thuộc vào bên thứ ba này, do đó giá gạo đến tay người tiêu thụ cao, hiệu quả xuất khẩu giảm

Gạo Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN chủ yếu tập trung vào loại 5%, 25% và 100% tấm Các loại gạo có chất lượng cao hơn như gạo thơm, gao dẻo, gạo đồ… chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ Vì vậy, sức cạnh tranh mặt hàng gạo Việt Nam còn kém so với các đối thủ trong khu vực

Định hướng và mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Đông

Thực hiện chủ trương của Chính Phủ về việc tăng cường hợp tác kinh doanh thương mại với ASEAN, thời gian qua, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động giai đoạn 2025 - 2030 tập trung vào lĩnh vực mở rộng trao đổi thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang khu vực này Chương trình này tiếp tục được xem là nền tảng cho phương hướng hành động của Việt Nam trong giai đoạn tới Một điểm nhấn mới trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa là Bộ Công Thương đã phê duyệt đề án “Phát huy khả năng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN“ vào ngày 01/10/2030 Mục đích triển khai đề án này là để hỗ trợ và tận dụng hệ thống các doanh nghiệp đầu mối có năng lực để phát triển thị phần tại ASEAN nói chung, ASEAN nói riêng giai đoạn 2025-20305

Dựa vào phần trình bày trên, tác giả xác định một số nội dung chủ yếu có thể được xem là phương hướng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN như sau:

Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế chính sách nói chung của nhà nước nhằm kết hợp hài hòa giữa đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm tới việc thâm nhập vào thị trường ASEAN Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, trong đó có mặt hàng gạo chủ lực của Việt Nam vào các thị trường còn tiềm năng trong khu vực, tăng cường các biện pháp trao đổi thương mại hai chiều để giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh

Xác định các thị trường trọng điểm để tạo bước đột phá xuất khẩu, tận dụng những ưu đãi về thuế và phi thuế mà các nước trong khu vực dành cho nhau để tạo cầu nối mở rộng trao đổi thương mại với các quốc gia khác, phấn đấu đạt mức tăng trưởng xuất khẩu 20% mỗi năm

Nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu đưa hàng Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào thị trường với số lượng lớn và trị giá lớn, lựa chọn khả năng lập các trung tâm thương mại và kho ngoại quan tại một số nước ASEAN để tạo thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu và trao đổi thương mại Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thị trường cho các doanh nghiệp, trong đó tập trung giới thiệu về tiềm năng thị trường theo các chủ đề như nhu cầu nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu, cảnh báo rủi ro kinh doanh

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như vận động và tổ chức các đoàn mua hàng của ASEAN vào Việt Nam tham dự hội chợ triển lãm, tiến hành hội thảo giao thương, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, tham gia hội chợ, hội thảo quốc tế tại khu vực để giao dịch trực tiếp với người mua

Mở rộng hợp tác với ASEAN trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, ngân hàng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp ở thị trường này

- Khai thác tiềm năng còn rất lớn của thị trường gạo ASEAN, một thị trường vốn dễ tính và còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam

- Nhằm giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam mở rộng và phát triển thị trường mới, hạn chế sự lệ thuộc quá mức vào các thị trường truyền thống

- Giúp cho doanh nghiệp khắc phục được khó khăn, tránh được rủi ro khi xuất khẩu gạo sang ASEAN

- Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và giữ vững vị trí là một trong hai nhà xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

G ẠO TẤM G ẠO N ẾP C ÁC LOẠI

Hiện nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu với nông dân gieo cấy những giống lúa thơm, lúa hữu cơ hay lúa có chất lượng cao Tại ĐBSCL, diện tích lúa chất lượng cao đã chiếm hơn 52% Trong đó, diện tích lúa thơm và lúa đặc sản chiếm hơn 22% trong vụ lúa hè thu năm 2022

Việt Nam định hướng giảm dần những hợp đồng XK với khối lượng lớn nhưng giá trị thấp Đồng thời, tăng dần những hợp đồng thương mại với lượng nhỏ nhưng giá trị cao Mục đích là để ngành sản xuất lúa gạo giảm dần sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia và phát triển mạnh sang thị trường khó tính có giá trị cao như: Philippines, Singapore

Thống kê vào năm 2022 cho thấy những hợp đồng XK thương mại đã lên đến hơn 5 triệu tấn gạo, chiếm hơn 88% (tăng gần 3% so với năm 2021) Theo Bộ Công Thương, mục tiêu đến năm 2030, 40% lượng gạo xuất khẩu sang ASEAN Trong đó, gạo trắng chỉ chiếm 25%, các loại gạo thơm và đặc sản chiếm đến 40%, gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao chiếm trên 10% Để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Đông Nam Á hơn nữa trong những năm tới, Việt Nam đã có những định hướng Chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu như:

+ Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 15%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 20%; gạo thơm, gạo dẻo, gạo đặc sản chiếm khoảng 40%; gạo nếp chiếm khoảng 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm gieo trồng từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 5% Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 20%

+ Trong giai đoạn 2026 - 2030, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 10%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 15%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản chiếm khoảng 45%; gạo nếp chiếm khoảng 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm gieo trồng từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 10% Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 40%

- Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược nhằm phát triển đa dạng hóa các thị trường

37 xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng, các thị ASEAN; gia tăng thị phần gạo Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường các nước phát triển tại ASEAN Gắn thị trường xuất khẩu với sản xuất trong nước theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm gạo xuất khẩu; tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam và các mặt hàng chế biến từ gạo vào kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; xuất khẩu gạo và các mặt hàng chế biến từ gạo có chất lượng và giá trị cao, nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu bền vững, khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam

Mục tiêu cụ thể là tăng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, giảm khối lượng xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD, giảm khối lượng nên nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2023 - 2025 giảm khoảng 2,4% và giai đoạn 2026 - 2030 giảm khoảng 3,6% Tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối của các thị trường lên khoảng 60%; nâng cao hiệu quả xuất khẩu qua kênh trung gian, nhất là đối với các thị trường không thuận lợi trong vận chuyển và thanh toán; phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice vào năm 2030; cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới Định hướng chung của Chiến lược là chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường trọng điểm, truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị cao và các sản phẩm gieo trồng từ thóc, gạo, các thị trường có quan hệ đối tác bền vững về thương mại và đầu tư, các thị trường FTA

Tận dụng lợi thế cạnh tranh để củng cố vị thế và khai thác hiệu quả các thị trường gần, thị trường truyền thống, trọng điểm có nhu cầu nhập khẩu gạo phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại; phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng, tăng tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị gia tăng cao; tăng xuất khẩu vào các thị trường FTA có dành ưu đãi cho mặt hàng gạo; từng bước giảm tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả thấp,

38 không ổn định; tận dụng tốt các ngách thị trường phù hợp tại tất cả các khu vực thị trường

Giữ tỷ trọng gạo trắng, hạt dài phẩm cấp cao ở mức hợp lý (khoảng từ 15 - 20%), giảm tỷ trọng gạo phẩm cấp trung bình và thấp; tăng tỷ trọng gạo thơm, gạo đồ, gạo Japonica, gạo hữu cơ; đa dạng hóa các sản phẩm gieo trồng từ lúa gạo, gạo có vi chất dinh dưỡng, bột gạo, mỹ phẩm từ gạo

- Giải pháp tăng doanh thu xuất khẩu

Doanh thu xuất khẩu do nhiều nhân tố tác động tuy nhiên sản lượng, giá bán là hai nhân tố tác động trực tiếp Trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng đối với Việt Nam Do đó, tăng sản lượng xuất khẩu, và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu Đồng thời, việc tăng sản lượng phải đảm bảo được chất lượng hàng hóa

Bảng 2.3 Doanh thu xuất khẩu gạo sang các nước Đông Nam Á ĐVT: USD

Association of South-East ASEAN

39 Để gia tăng doanh thu thì ngoài tăng giá thì cũng cần chú trọng việc tăng sản lượng, Việt Nam đã áp dụng các giải pháp sau:

Trong quá trình gieo trồng luôn cân đối với nhu cầu tiêu thụ ở từng thời điểm

Nguồn nguyên liệu phải được đảm bảo, cụ thể là các mặt hàng truyền thống để đáp ứng nhu cầu mới hiện nay Vì hàng gạo thường ký hợp đồng với thời gian thực hiện ngắn nên cần có kế hoạch dự trữ hợp lý để có thể phục vụ kịp thời các hợp đồng xuất khẩu, để không bị động bởi nguồn nguyên liệu

Kết hợp với việc tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng thị trường, duy trì những thị trường chủ lực hiện tại Vì thị trường ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng xuất khẩu, thị trường tăng trưởng ổn định với những khách hàng thân thiết sẽ đảm bảo được sản lượng tăng trưởng ổn định Bên cạnh đó, Việt Nam cần xem xét chính sách chiết khấu hàng bán, chiết khấu thanh toán hợp lý cho khách hàng, nhằm tạo mối quan hệ lâu bền nhưng phải đảm bảo được lợi nhuận

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài tại thị trường nghiên cứu Nghiên cứu và nhận dạng các đối thủ cạnh tranh, chiến lược của đối thủ: chiến lược giá, chào hàng, khuyến mãi, quảng cáo,… từ đó đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ để có chiến lược hoạt động hiệu quả hơn

Kết hợp với cơ quan liên quan đề ra và lựa chọn chính sách bán hàng hợp lý về giá và hình thức xúc tiến thương mại

Nắm bắt kịp thời để tham gia các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế trong nước lẫn nước ngoài Thông qua đó tìm kiếm thêm khách hàng mới để giới thiệu và ký kết hợp đồng

Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về thương hiệu cho sản phẩm của Việt Nam trên thị trường cả nội địa lẫn nước ngoài như: hoạt động quảng cáo, giới thiệu và chào hàng thu hút trên các phương tiện truyền thông b Đẩy mạnh năng lực cung ứng hàng hóa xuất khẩu

Thời gian qua, Việt Nam đã sử dụng một số chính sách gạo xuất khẩu như: + Chính sách về đầu tư phát triển:

Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2020 – 2022

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2022 cả nước xuất khẩu sang Asisa 10.659.001 tấn gạo, đạt 2.594.242 USD, giá trung bình 243 USD/tấn, tăng 21,99% về lượng nhưng lại giảm tận 13,54% trị giá, giá giảm giá 29% so với năm 2021 Năm 2021 so với năm 2020 đã giảm 38,47% về lượng, tăng 37,68% kim ngạch và đã tăng 23,76% về giá

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN thường chiếm trên 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước Giai đoạn 2020-2021, xuất khẩu gạo đạt sự tăng trưởng cả về trị giá nhưng lại giảm về số lượng (ngược lại là sựu giảm sút về giá trị và tăng về số lượng vào năm 2022) Năm 2021, thế giới đã xảy ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về lương thực, giá gạo thế giới tăng vọt Vì vậy, giá trị xuất khẩu của gạo Việt Nam nhờ đó mà tăng kỷ lục lên mức 23,76% năm 2020, mặc dù số lượng chỉ giảm 38,47% Năm 2021 cũng

Số lượng (tấn) Trị giá (USD)

46 là năm đầu tiên xuất khẩu gạo của cả nước đạt mốc kỷ lục mới với hơn 3 triệu USD, tăng 37,68% so với năm trước tại thị trường ASEAN

Thời gian tới, dự báo giá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi nhu cầu lương thực trên thế giới vẫn có xu hướng tăng Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu để giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng sang các thị trường mới, nhất là trong điều kiện yêu cầu về chất lượng gạo của các quốc gia nhập khẩu ngày càng cao

2.2.2.2 Tỷ trọng gia tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu

Cho đến nay, gạo Việt Nam đã có mặt trên khắp các châu lục Hai khu vực nhập khẩu gạo đứng đầu là Châu Á (nhập khẩu hơn 50% lượng gạo của Việt Nam) và ASEAN (nhập khẩu gần một phần ba) Năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng ở Châu Á và giảm ở ASEAN cả về sản lượng và tỷ trọng Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu gạo sang khu vực Châu Á tăng từ 53,5% năm 2021 lên khoảng 59,4% năm 2022, còn xuất khẩu đi ASEAN giảm khoảng 5,6% xuống còn 24% Xuất khẩu gạo vào bốn thị trường còn lại không biến động nhiều so với năm 2021 và chiếm khoảng 16,6%

Bảng 2.5: Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thị trường năm 2020-2022 ĐVT: %

Năm Philippines Indonesia Singapore Lào Brunei Malaysia

Theo số liệu năm 2022 về 6 nước nhập khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam tại ASEAN, Philippines vẫn là thị trường đứng vị trí số một, chiếm 59,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021) Indonesia vượt lên đứng nhì chiếm 24% (giảm 5,6% so với cùng kỳ 2021), thứ ba là Singapore chiếm 7,6% (tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước) Thứ đến là Lào, Malaysia và Brunei chiếm thị phần lần lượt là 5,1%, 3,1% và 0,8% Trong 6 thị trường lớn này,

03 thị trường đứng đầu gồm Philippines, Singapore, Indonesia nhập khẩu 80,6%

47 tổng lượng gạo Việt Nam và 03 thị trường còn lại nhập khẩu 19,4% lượng gạo Việt Nam

2.2.2.3 Tỷ trọng các hình thức xuất khẩu

Việt Nam hiện đang áp dụng hai hình thức chủ yếu để xuất khẩu gạo sang ASEAN, đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp

Hình thức xuất khẩu trực tiếp thường được doanh nghiệp Việt Nam áp dụng tại quốc gia có thương vụ, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam hoặc có hệ thống ngân hàng tương đối tốt Nhưng với lực lượng thương vụ còn quá mỏng, tiềm lực tài chính của cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng ở các nước ASEAN còn hạn chế, thông tin thị trường khó tìm kiếm… nên việc áp dụng hình thức này còn rất nhiều hạn chế và rất khó đẩy mạnh giao hàng với khối lượng lớn vào thời điểm hiện tại

Cho đến nay, chỉ có một lượng nhỏ gạo Việt Nam đóng trong container là trực tiếp xuất khẩu cho người mua ASEAN như: Lao, Philippines Vì vậy, nếu hình thức này được áp dụng rộng rãi với khối lượng lớn thì sẽ làm lợi rất nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu và đồng thời cho cả người sản xuất lúa gạo của Việt Nam

Bảng 2.6 Sản lượng xuất khẩu qua hai hình thức xuất khẩu ĐVT: Tấn

Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Tổng 14.200.236 100% 8.737.655 100% 10.659.001 100%

Xuất khẩu trực tiếp 11.814.596 83,20% 7.881.365 90,20% 9.411.898 88,30% Xuất khẩu gián tiếp 2.385.640 16,80% 856.290 9,80% 1.247.103 11,70%

Sản lượng xuất khẩu qua hai hình thức xuất khẩu

Nguồn: Trademap Với hình thức xuất khẩu gián tiếp, thì mặt hàng gạo Việt Nam không trực tiếp đến tay người mua ở các nước ASEAN mà phải đi đường vòng qua kênh trung gian gồm các Việt Nam, tập đoàn đa quốc gia ở Châu Á, các nước ASEAN… Mặc khác, hình thức gián tiếp này không phải chỉ qua một kênh trung gian này mà đôi khi còn phải chuyển tiếp đến các thị trường lớn hoặc cửa ngõ (như Philippines) rồi mới đến được các nước mua gạo với số lượng nhỏ Do sự hạn chế này, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường ASEAN còn bị động, người tiêu dùng ở đây buộc phải chấp nhận mua gạo với giá đội lên cao

Thực trạng trên đây cho thấy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào ASEAN dưới hình thức xuất khẩu gián tiếp qua kênh trung gian chiếm đa số và chủ yếu là giao gạo bằng tàu xá có khối lượng lớn Họ là các Việt Nam đa quốc gia có khả năng tài chính mạnh, có kinh nghiệm làm ăn, có mạng lưới phân phối đến bản địa tốt, hiểu rõ văn hóa và thông thạo trong giao dịch, đàm phán bằng ngôn ngữ bản xứ, nắm rõ pháp lý trong hợp đồng gạo và quy trình vận chuyển, giá cả, cước phí… Với sự lựa chọn xuất khẩu gián tiếp, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm thiểu được mức độ rủi ro khi xuất khẩu đến các thị trường này, khá an toàn trong thanh toán nhưng lợi nhuận lại thấp và không chủ động trong hoạt động xuất khẩu

2.2.2.4 Tỷ trọng gia tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu

Các số liệu ở bảng 2.7 cho thấy, tỷ trọng hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN trong tổng lượng hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN cũng rất khiêm tốn

Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu gián tiếp

Bảng 2.7: Xuất khẩu hàng gạo Việt Nam, Thái Lan và các nước ASEAN sang thị trường các nước ASEAN giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: USD

Tổng sản lượng xuất khẩu vào các nước

Việt Nam Thái Lan Ấn Độ Khác

Tỷ trọng trong XK gạo của các nước ASEAN

Tỷ trọng trong XK gạo của các nước ASEAN

Tỷ trọng trong XK gạo của các nước ASEAN

XK gạo của các nước ASEAN

Nguồn: Báo cáo tình hình thị trường xuất khẩu

Năm 2020, kim ngạch hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN chiếm 38,18%, Thái Lan chiếm 33,9%, Ấn Độ chiếm 21,51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của sang các nước ASEAN Năm 2022, kim ngạch hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN đạt 2.59 triệu USD Trong đó, Thái Lan chiếm 34,29%, Ấn Độ chiếm 23,88% tăng 1,37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của các nước ASEAN so với năm 2020

2.2.2.5 Tốc độ tăng số lượng sản phẩm

Cơ cấu mặt hàng gạo Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN trong những năm 2020- 2022, chủ yếu là mặt hàng gạo thơm và gạo đặc sản các loại Theo thống kê của Hiệp hội Gieo trồng và Xuất khẩu gạo Việt Nam thỡ gạo thơm và gạo đặc sản các loại là hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào thị trường các nước ASEAN, đứng thứ ba là các sản phẩm gạo nếp và gạo tấm

Bảng 2.8: Số lượng mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN (2020 - 2022) Đơn vị: sản phẩm

Nguồn: Hiệp hội gieo trồng và XKNS (năm 2020-2022)

Gạo đặc sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của gạo Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN.KNXK các sản phẩm gạo đặc sản ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước ASEAN Năm 2020: là 9 sản phẩm, năm 2021 là 11 sản phẩm Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN được 15 sản phẩm về gạo đặc sản các loại với KNXK KNXK năm 2021 của các sản phẩm gạo đặc sản giảm nhẹ, KNXK gạo đặc sản chiếm đến 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam

51 sang thị trường các nước ASEAN Khi bị ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá gạo đặc sản của CFA, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo đặc sản giảm mạnh kéo theo sự sụt giảm về doanh thu xuất khẩu

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á

2.3.1 Các nhân tố bên ngoài a Yếu tố kinh tế

Tình hình kinh tế thế giới chưa có nhiều thay đổi tích cực trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP còn thấp 3,1% với sức mua hạn chế và nợ công nhiều Tình hình kinh tế nước ta cũng chịu tác động của kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng GDP vẫn còn chậm và thấp ở mức 5,42%, các giao dịch quốc tế chưa cải thiện nhiều làm tác động đến hầu các lĩnh vực kinh doanh

Chỉ số lạm phát của nước ta được duy trì vừa phải 6,04% trong năm 2022 nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro bùng phát trở lại, điều này được thể hiện qua số liệu mang tính ngắn hạn và thiếu ổn định của các chỉ số trong quá khứ: 20% (năm 2020), 6,32% (năm 2009); 11,22% (năm 2010); 18,2% (năm 2020) và 6,81% (năm 2021)

Lãi suất cho vay nội tệ được cải thiện trong năm 2022, đạt mức 9 - 13%/năm nhưng vẫn còn cao trong bối cảnh kinh doanh chưa mấy khả quan của các doanh nghiệp Riêng với Việt Nam, nguồn vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh đều là vốn vay ngân hàng nên lãi suất cao đã tạo nên áp lức chi phí lãi vay lớn

Giá gạo thế giới biến động liên tục là do thị trường gạo thế giới đang chuyển sang cung cấp thừa, nhất là áp lực giải quyết tồn kho với giá cạnh tranh từ Thái Lan, tạo nên cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu Giá gạo Thái Lan sẽ định hình giá từ các nguồn cung cấp khác và ảnh hưởng trực tiếp đến giá gạo của Việt Nam b Yếu tố chính trị, chính phủ và pháp luật

Môi trường chính trị nước ta khá ổn định, là lợi thế quan trọng để tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư và tăng cường quan hệ thương mại quốc tế với các nước

Hệ thống pháp luật liên quan đến xuất khẩu gạo đang được Chính phủ từng bước hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xuất khẩu gạo phát triển Chẳng hạn như Nghị định 109/2010/NĐ-CP quy định xuất khẩu gạo sẽ là ngành

52 kinh doanh có điều kiện và cạnh tranh lành mạnh, hay Quyết định số 98/2018/QĐ- TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; ngoài ra, còn rất nhiều quyết định và nghị định của Chính phủ để hỗ trợ phát triển ngành xuất khẩu gạo trong tương lai

Ngành xuất khẩu gạo nước ta luôn được Chính phủ quan tâm và hỗ trợ Cụ thể, Chính phủ rất quan tâm đến xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường thông qua củng cố các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Indonesia… mở rộng thị trường tiềm năng mới như Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, ASEAN…, xúc tiến đàm phán mới hay gia hạn các bản ghi nhớ thương mại gạo hết hiệu lực và tăng cường quảng bá để nâng cao hình ảnh gạo nước ta trên thế giới

Ngày đăng: 27/04/2024, 15:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 - 2022 - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Gạo Sang Thị Trường Đông Nam Á
Bảng 2.1 Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 - 2022 (Trang 40)
Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu tại ASEAN - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Gạo Sang Thị Trường Đông Nam Á
Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu tại ASEAN (Trang 43)
Bảng 2.3. Doanh thu xuất khẩu gạo sang các nước Đông Nam Á - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Gạo Sang Thị Trường Đông Nam Á
Bảng 2.3. Doanh thu xuất khẩu gạo sang các nước Đông Nam Á (Trang 48)
Bảng 2.4: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2020 – 2022  Năm  2020  2021  2022  2022/2021  2021/2020 - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Gạo Sang Thị Trường Đông Nam Á
Bảng 2.4 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2020 – 2022 Năm 2020 2021 2022 2022/2021 2021/2020 (Trang 55)
Bảng 2.5: Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thị trường năm 2020-2022 - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Gạo Sang Thị Trường Đông Nam Á
Bảng 2.5 Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thị trường năm 2020-2022 (Trang 56)
Bảng 2.7: Xuất khẩu hàng gạo Việt Nam, Thái Lan và các nước ASEAN sang thị trường các nước ASEAN giai đoạn 2020-2022 - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Gạo Sang Thị Trường Đông Nam Á
Bảng 2.7 Xuất khẩu hàng gạo Việt Nam, Thái Lan và các nước ASEAN sang thị trường các nước ASEAN giai đoạn 2020-2022 (Trang 59)
Bảng 2.8: Số lượng mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các  nước ASEAN (2020 - 2022) - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Gạo Sang Thị Trường Đông Nam Á
Bảng 2.8 Số lượng mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN (2020 - 2022) (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN