1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương

95 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Tác giả Phạm Bích Ngọc
Người hướng dẫn PGS,TS. Nguyễn Viết Thái
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,41 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (11)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Kết cấu của đề án (15)
  • Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH (15)
    • 1.1. Khái quát về làng nghề (16)
      • 1.1.1. Khái niệm làng nghề (16)
      • 1.1.2. Vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh tế xã hội (17)
      • 1.1.3. Đặc điểm của làng nghề (20)
    • 1.2. Quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh (21)
      • 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh (21)
      • 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh 13 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh (23)
      • 1.3.1. Nhân tố khách quan bên ngoài tỉnh (29)
      • 1.3.2. Nhân tố chủ quan bên trong tỉnh (32)
    • 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh (34)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các làng nghề của một số địa phương cấp tỉnh trong nước (34)
  • Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (15)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương (38)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hải Dương (38)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương (40)
      • 2.1.3. Bộ máy quản lý nhà nước đối với các làng nghề của tỉnh Hải Dương (43)
    • 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các làng nghề của tỉnh Hải Dương (43)
      • 2.2.1. Thực trạng việc thực hiện rà soát, thống kê, phân loại, lập kế hoạch quản lý phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh (43)
      • 2.2.2. Thực trạng tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về làng nghề (48)
      • 2.2.3. Thực trạng việc rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh xét công nhận làng nghề trên địa bàn (51)
      • 2.2.4. Thực trạng về công tác đào tạo, tập huấn; xúc tiến thương mại (55)
      • 2.2.5. Thực trạng công tác hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề (56)
      • 2.2.6. Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề (60)
    • 2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với các làng nghề của tỉnh Hải Dương (61)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (61)
      • 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại (62)
      • 2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế, tồn tại (64)
  • Chương 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 57 3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương (16)
    • 3.1.1. Quan điểm (67)
    • 3.1.2. Mục tiêu (70)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2030 (72)
      • 3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch làng nghề (72)
      • 3.2.2. Tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về làng nghề (73)
      • 3.2.3. Hoàn thiện quy định công nhận hoạt động làng nghề (74)
      • 3.2.4. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động làng nghề (76)
      • 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề (78)
      • 3.2.6. Một số giải pháp khác (79)
    • 3.3. Các kiến nghị (85)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ (85)
      • 3.3.2. Kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh Hải Dương (86)
  • PHỤ LỤC (92)

Nội dung

Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương TÓM TẮT ĐỀ ÁN Đề tài: Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người thực hiện: Phạm Bích Ngọc Là học viên cao học lớp CH28AQLKT.K3 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Nguyễn Viết Thái Đề án “Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương" đã hoàn thành các mục tiêu sau: Thứ nhất, đề án đã hệ thống hóa lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh. Thứ hai, đề án đã phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian 2020-2022. Trong phần này, đề án tập trung đánh giá thực trạng quy hoạch; tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về làng nghề; thực trạng cấp phép hoạt động làng nghề; thực trạng bảo vệ môi trường làng nghề và thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề, từ đó rút ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Thứ ba, trên cơ sở các hạn chế tồn tại, đề án đã đề xuất 06 giải pháp quản lý nhà nước đối với các làng nghề của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới, các giải pháp đó là, các giải pháp đó là: - Hoàn thiện quy hoạch phát triển làng nghề - Tăng cường tuyên truyền phổ biến chín sách pháp luật của nhà nước về làng nghề - Hoàn thiện quy định công nhận hoạt động làng nghề - Chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động làng nghề - Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề - Một số giải pháp khác Một số kết luận trong đề án này có thể áp dụng nhằm quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh tương đồng với tỉnh Hải Dương. Làng nghề có ý nghĩa và tác dụng nhiều mặt trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của dân cư nông thôn, trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đồng thời có ý nghĩa to lớn về bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, cụ thể: Thứ nhất, làng nghề giải quyết việc làm và giảm tình trạng thiếu việc làm, nâng cao điều kiện sống ở nông thôn Trước hết là giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động trong làng nghề. Trên thực tế, làm nông nghiệp luôn là một nghề vất vả, nhiều khó khăn gian khổ trong khi nguồn thu nhập lại thấp và bấp bênh do đặc trưng của nghề làm nông nghiệp là phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời tiết, khí hầu. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp còn có đặc trưng là mang tính thời vụ cao, vì thế có những khi người nông dân làm việc mệt nhọc từ sáng đến tối quần quật cho kịp mùa vụ, nhất là vào vụ mùa hè thu, ngoài thu hoạch ra còn có vụ gieo cấy, … nhưng lại có những khi nông nhàn, hầu như không có nhiều việc làm. Chính vì vậy, việc phát triển làng nghề sẽ góp phần giải quyết được thời gian làm nông nhàn cho đội ngũ lao động. Hai là, các làng nghề góp phần tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Phát triển làng nghề ở nông thôn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ mang tính độc canh và tự cấp tự túc sang nền SXHH với qui mô ngày càng lớn hơn. Để tồn tại và phát triển, các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước giảm bớt lao động ở những khâu công việc nặng nhọc hoặc lao động độc hại. Từ đó, các công cụ sản xuất được tăng cường, đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở các làng nghề dần dần được cải thiện… góp phần làm tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống dân cư trong làng, trong vùng. - Các nghề phi nông nghiệp ở các làng nghề, nhất là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã sử dụng các công nghệ truyền thống hoặc tiên tiến chế biến nông sản phẩm, tận dụng được các nguồn tài nguyên, các phế phẩm, phế liệu để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu. Thông qua quá trình đó làm tăng giá trị của hàng hoá, tăng giá trị hàng xuất khẩu. Từ đó, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch từ nông nghiệp là chủ yếu sang cơ cấu kinh tế mới có công nghiệp và dịch vụ cùng phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong các làng nghề. Tỷ trọng lao động nông nghiệp ngày càng giảm và tăng tương ứng là lao động phi nông nghiệp. Ngoài ra, cũng trên cơ sở giá trị sản lượng từ hoạt động phi nông nghiệp của các làng nghề tăng lên tạo điều kiện tăng tích luỹ và nguồn vốn đầu tư tại chỗ, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng, cải thiện đời sống dân cư trong làng. - Khi các làng nghề phát triển sẽ xuất hiện ngày càng đa dạng các loại hình doanh nghiệp bao gồm hệ thống các cơ sở sản xuất sản phẩm làng nghề và hệ thống dịch vụ. Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng qui mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động. Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi thường xuyên hoạt động dịch vụ trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sảnphẩm. Do đó, dịch vụ ở nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đem lại thu nhập cao cho ngườilao động. Quá trình đó sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ thuần nông sang phát triển công nghiệp và dịch vụ. Ba là, các làng nghề góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động, tiền vốn và nguyên liệu… gia tăng giá trị sản phẩm hàng hoá của nền kinh tế. Các làng nghề thường không đòi hỏi một số vốn đầu tư quá lớn, bởi nhiều làng nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ mà những người thợ trong các làng nghề tự sản xuất được. Sản xuất trong các làng nghề qui mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất khác của các hộ gia đình. Cũng từ đặc điểm của làng nghề là các nguyên liệu sẵn có kể cả việc tận dụng các loại phế liệu, phế thải… nên chúng tạo ra hiệu quả cao nhất. Các làng nghề nơi sản xuất cũng là nơi ở của họ nên lực lượng lao động được tận dụng và thu hút tối đa nhiều loại lao động trong, trên, dưới độ tuổi lao động, tận dụng lao động thời vụ nông nhàn, tranh thủ các thời gian rảnh rỗi. Các yếu tố khác của quá trình sản xuất ở các làng nghề cũng được huy động phục vụ hiệu quả nhất như việc tận dụng đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, những kỹ năng, kỹ xảo của người lao động. Bốn là, các làng nghề tạo ra đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tạo cơ sở vệ tinh cho phát triển các doanh nghiệp hiện đại. Làng nghề phát triển sẽ thu hút lực lượng lao động lớn và đồng thời cũng sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Chính thông qua các lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khi đó, tác phong công nghiệp, tính tổ chức, tính kỷ luật… của đội ngũ lao động cũng được cải thiện thích ứng với điều kiện và kỹ thuật mới. Ngày nay, với xu thế hội nhập, thị trường cạnh tranh, các hình thức liên doanh, hợp tác xã… trở nên hết sức cần thiết đối với các làng nghề. Sự liên kết này có tác dụng và hiệu quả rõ rệt nhất là các làng nghề làm gia công, sản xuất phụ với tư cách làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn. Năm là các làng nghề góp phần bảo tồn và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Làng nghề được Đảng, Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển tuy theo từng giai đoạn lịch sử đất nước Mỗi một làng nghề gắn với nền văn hóa đặc trưng đã được cộng đồng dân cư khai phá, duy trì và từng bước phát triển theo thời gian Mỗi một sản phẩm thủ công được tạo ra chính là sự sáng tạo, sự đầu tư công sức nghiêm túc, thể hiện khả năng mỹ thuật và đôi tay khéo léo của các nghệ nhân Trong giai đoạn phát triển hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để làng nghề phát triển bên vững, đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh về kinh tế, vừa bảo tồn, tôn vinh được văn hóa, bản sắc dân tộc tạo nên nét độc đáo riêng trong từng sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thì làng nghề cần có những chủ trương, chính sách hỗ trợ cả vĩ mô lẫn vi mô, những kế hoạch cụ thể dài hạnh, ngắn hạn của cơ quan quản lý nhà nước trên các mặt

Làng nghề có vai trò quan trọng trong đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nhất là việc làm thời vụ, nâng cao thu nhập cho nông dân Tuy nhiên, các làng nghề đang gặp không ít khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, trong đào tạo để giữ nghề và tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng Chính vì vậy, cần phải có sự quản lý của Nhà nước đối với các làng nghề

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có khoảng 65 làng nghề, với các loại hình sản xuất như: Đồ gỗ mỹ nghệ, giày da, thêu ren, làm hương, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tác đá mỹ nghệ, cơ khí Hầu hết các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, công nghệ lạc hậu, hoạt động sản xuất xen kẽ trong các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng; các làng nghề chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; các cơ sở, doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chiếm tỷ lệ rất thấp; nước thải chưa được thu gom xử lý hoặc chưa qua xử lý vẫn thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm khu vực xung quanh Tại các làng nghề, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của người dân trong làng nghề

Nhận thức được hiện trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó nêu trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề Song quản lý môi trường làng nghề vẫn đang còn nhiều tồn tại, bất cập chưa được giải quyết ở các mức độ và cấp độ quản lý khác nhau Các làng nghề rất đa dạng về quy mô sản xuất, loại hình sản xuất với những đặc thù riêng Cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định riêng về bảo vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề theo đặc thù của mỗi loại hình sản xuất Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Hải Dương đó là cần tăng cường quản lý nhà nước đối với các làng nghề Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, tiếp tục khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế vốn có, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn, thời gian tới, tỉnh Hải Dương cần có những giải pháp đồng bộ để hoàn thiện quản lý nhà nước về làng nghề Mặt khác, trong quá trình phát triển làng nghề của tỉnh Hải Dương vẫn mang tính tự phát, manh mún, một số cơ sở còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa tìm tòi phát triển sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, giá trị sản xuất còn thấp, nhận thức về phát triển sản phẩm chưa đầy đủ Một số chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, thiếu các biện pháp cụ thể, tạo điều kiện cho làng nghề nông thôn phát triển Mặt khác công tác quản lý nhà nước với các làng nghề còn hạn chế, chưa có sự phân công, phân cấp quản lý chưa rõ ràng, còn chồng chéo, sự phối hợp giữa các ngành chức năng với chính quyền địa phương và các đoàn thể chưa chặt chẽ,

Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương" để nghiên cứu cho đề án thạc sĩ của mình.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương

2.2 Câu hỏi nghiên cứu Đề án cần trả lời các câu hỏi sau:

1) Làng nghề là gì, quản lý nhà nước đối với làng nghề là gì?

2) Thực trạng quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay như thế nào?

3) Có những giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương?

- Một là, đề án hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh;

- Hai là, đề án phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

- Ba là, đề án đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu được chính xác và cụ thể đề là kết quả của một quá trình thu thập thông tin Để thu thập các tư liệu đó một cách chính xác, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu thì có thể sử dụng các phương pháp thu thập thông tin Tuy nhiên không có phương pháp nào có ưu điểm tuyệt đối, cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp tuỳ theo đối tượng cụ thể và điều kiện cho phép để có kết quả tốt nhất

4.1 Phương pháp tiếp cận Đề án sử dụng phương pháp tiếp cận theo hệ thống Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương được tiếp cận theo chu trình quản lý gồm: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; đánh giá công tác quản lý nhà nước về thực hiện

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Để phân tích hiện trạng của làng nghề tại tỉnh Hải Dương, các thông tin được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các số liệu thống kê, các thông tin, các báo cáo của UBND tỉnh, HĐND tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương Ngoài ra đề án tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan để kế thừa và phát huy những giá trị đã đạt được và hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại của các công trình nghiên cứu trước đó

4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

+ Phương pháp so sánh: dựa trên những dữ liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành so sánh các số liệu liên quan đến quản lý đối với các làng nghề giữa các năm từ 2020 đến 2022 để làm rõ được sự biến động của các chỉ tiêu về quản lý đối với các làng nghề của tỉnh Hải Dương Các kỹ thuật so sánh được sử dụng là so sánh theo chiều ngang bằng số tương đối, số tuyệt đối để đánh giá biến động các chỉ tiêu với gốc so sánh Các dữ liệu được xử lý bằng công cụ phần mềm Excel

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích, từ đó trình bày, mô tả các đặc trưng của công tác quản lý đối với các làng nghề trên cơ sở vận dụng lý luận về quản lý đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh

+ Phương pháp tổng hợp : Phương pháp này dựa trên sự nghiên cứu các tài liệu, các báo cáo có liên quan, Tổng hợp từ các giáo trình, các công trình nghiên cứu trước đó đã công bố, sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông internet

+ Phương pháp diễn giải: Được thể hiện trong việc tiếp cận thông tin khai thác từ các phương tiện thông tin truyền thông hiện đại như internet, truyền hình để thống kê tài liệu, dữ liệu nhằm làm rõ thực trạng quản lý nhà nước trong thực tiễn nói riêng; từ đó, phương pháp tổng hợp, đánh giá được sử dụng để đưa ra những giải pháp hoàn thiện vấn đề cần nghiên cứu cả về góc độ lý luận và thực tiễn

+ Phương pháp phân tích: được sử dụng xuyên suốt trong đề án để xây dựng cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp.

Kết cấu của đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề án được cấu trúc thành ba chương như sau:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH

Khái quát về làng nghề

Nước ta được mệnh danh là đất nước của làng nghề, nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa, văn nghệ dân gian được bồi đắp qua nhiều năm, sản sinh và lưu giữ những giá trị có hàm lượng văn hóa, lịch sử tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những làng nghề, làng nghề truyền thống vẫn tồn tại minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hóa kết tinh qua mấy nghìn năm Bằng trí tuệ và đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân người Việt đã bền bỉ gìn giữ và phát triển những làng nghề, di sản văn hóa Việt Nam đồng hành cùng lịch sử dân tộc

Quá trình phát triển của làng nghề là một quá trình lịch sử lâu dài, lúc đầu từ một vài gia đình rồi dần đến cả họ, sau đó phát triển ra cả làng và kế tiếp nhau truyền từ đời này qua đời khác, từ đó, hình thành những làng nghề thủ công truyền thống, gắn với tên làng, tên xã của nông thôn Việt Nam

Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng nghề” và vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề cũng như các tiêu chuẩn để công nhận làng nghề

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài” (Trần Quốc Vượng,

1994) Định nghĩa này hàm ý về các làng nghề truyền thống, đó là những làng nghề nổi tiếng từ hàng nghìn năm

Theo Bùi Văn Vượng, “làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành với hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội” (Bùi Văn Vượng, 2002)

Ngày 12/4/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có đưa ra cách hiểu về làng nghề: “làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” (Chính phủ,

Về cơ bản, quan niệm về làng nghề tại Nghị định 52 kế thừa quan điểm của Thông tư 116/2006/TT- BNN, thay đổi 2/3 tiêu chí làng nghề, theo đó, tiêu chí công nhận làng nghề theo Nghị định 52 gồm (1) có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; (2) hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (3) đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành Do vậy, đây sẽ là khái niệm được sử dụng trong đề án

1.1.2 Vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh tế xã hội

Làng nghề có ý nghĩa và tác dụng nhiều mặt trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của dân cư nông thôn, trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đồng thời có ý nghĩa to lớn về bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, cụ thể:

Thứ nhất, làng nghề giải quyết việc làm và giảm tình trạng thiếu việc làm, nâng cao điều kiện sống ở nông thôn

Trước hết là giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động trong làng nghề Trên thực tế, làm nông nghiệp luôn là một nghề vất vả, nhiều khó khăn gian khổ trong khi nguồn thu nhập lại thấp và bấp bênh do đặc trưng của nghề làm nông nghiệp là phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời tiết, khí hầu Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp còn có đặc trưng là mang tính thời vụ cao, vì thế có những khi người nông dân làm việc mệt nhọc từ sáng đến tối quần quật cho kịp mùa vụ, nhất là vào vụ mùa hè thu, ngoài thu hoạch ra còn có vụ gieo cấy, … nhưng lại có những khi nông nhàn, hầu như không có nhiều việc làm Chính vì vậy, việc phát triển làng nghề sẽ góp phần giải quyết được thời gian làm nông nhàn cho đội ngũ lao động

Hai là, các làng nghề góp phần tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Phát triển làng nghề ở nông thôn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ mang tính độc canh và tự cấp tự túc sang nền SXHH với qui mô ngày càng lớn hơn Để tồn tại và phát triển, các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước giảm bớt lao động ở những khâu công việc nặng nhọc hoặc lao động độc hại Từ đó, các công cụ sản xuất được tăng cường, đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở các làng nghề dần dần được cải thiện… góp phần làm tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống dân cư trong làng, trong vùng

- Các nghề phi nông nghiệp ở các làng nghề, nhất là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã sử dụng các công nghệ truyền thống hoặc tiên tiến chế biến nông sản phẩm, tận dụng được các nguồn tài nguyên, các phế phẩm, phế liệu để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu Thông qua quá trình đó làm tăng giá trị của hàng hoá, tăng giá trị hàng xuất khẩu

Từ đó, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch từ nông nghiệp là chủ yếu sang cơ cấu kinh tế mới có công nghiệp và dịch vụ cùng phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong các làng nghề Tỷ trọng lao động nông nghiệp ngày càng giảm và tăng tương ứng là lao động phi nông nghiệp Ngoài ra, cũng trên cơ sở giá trị sản lượng từ hoạt động phi nông nghiệp của các làng nghề tăng lên tạo điều kiện tăng tích luỹ và nguồn vốn đầu tư tại chỗ, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng, cải thiện đời sống dân cư trong làng

- Khi các làng nghề phát triển sẽ xuất hiện ngày càng đa dạng các loại hình doanh nghiệp bao gồm hệ thống các cơ sở sản xuất sản phẩm làng nghề và hệ thống dịch vụ Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng qui mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi thường xuyên hoạt động dịch vụ trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sảnphẩm Do đó, dịch vụ ở nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đem lại thu nhập cao cho ngườilao động Quá trình đó sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ thuần nông sang phát triển công nghiệp và dịch vụ

Ba là, các làng nghề góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động, tiền vốn và nguyên liệu… gia tăng giá trị sản phẩm hàng hoá của nền kinh tế

Quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh

Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội Nhà nước là chủ thể duy nhất quản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật Cụ thể như sau:

Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người không phải là công dân Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ quan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp luật quy định Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh

“Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật, nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Quản lý Nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền lực Nhà nước” (Đỗ Hoàng Toàn, 2009) Để quản lý trước hết cần có các thể chế, tổ chức, cán bộ của Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước có tư cách pháp nhân bằng các văn bản quy phạm pháp luật trong việc tổ chức, điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của công dân

Tóm lại, Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật Nhà nước để điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội

Như vậy, Quản lý nhà nước về làng nghề của chính quyền cấp tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh áp dụng hệ thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch tác động vào đối tượng quản lý để hướng dẫn các làng nghề của địa phương hoạt động đúng theo định hướng đã đặt ra trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế

Theo góc độ đó có thể thấy quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với làng nghề nhằm các mục tiêu cụ thể như sau:

Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển làng nghề Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng và vận hành hiệu quả các doanh nghiệp các cơ sở trong làng nghề Để đạt được mục tiêu này Chính phủ và UBND tỉnh ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi cho các dự án quy hoạch, phát triền làng nghề còn tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất nghề về thủ tục hành chính, về cơ sở hạ tầng

Hai là, sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả Đề sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả nhà nước thường phải xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề một cách hiệu quả là mục tiêu thứ hai trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này Để sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả nhà nước thường phải quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề có tính lâu dài, kết hợp được các yêu cầu khác về phát triển làng nghề với các yêu cầu khác về phát triển kinh tế - xã hội

Ba là, sử dụng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả Thường nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất lớn mà khả năng của Nhà nước và tư nhân không thể đáp ứng đầy đủ Do đó, đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu vực làng nghề, một mặt nhà nước phải có kế hoạch chương trình, dự án đầu tư vốn nhà nước hiệu quả, mặt khác nhà nước phải có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư hiệu quả vào khu vực kinh tế làng nghề

Bốn là, bảo vệ môi trường sinh thái Ưu tiên cho phát triển làng nghề, nhưng quản lý nhà nước đối với làng nghề còn có mục tiêu ngăn ngừa các hoạt động thái quá của các cơ sở sản xuất nghề làm ảnh hưởng đến môi trường Nếu không có các biện pháp buộc các cơ sở sản xuất phải đảm bảo yêu cầu xử lý chất thải và áp dụng công nghề bảo vệ môi trường thì các lợi ích ngắn hạn từ phát triển làng nghề có thể không đủ bù đắp cho những thiệt hại môi trường về lâu dài

Năm là, nâng cao hiệu quả kinh tế theo lãnh thổ Thông qua phát triển các làng nghề, nhà nước kỳ vọng vào tác động lan tỏa của nó đến các ngành và vùng khác nhau kinh thành thêm các vùng nông nghiệp cung cấp nguyên, vật liệu, phát triển dịch vụ cho làng nghề, phát triển các trung tâm thương mại Vì thế quản lý của nhà nước đối với làng nghề phải được hoạch định và thực hiện có tầm rộng đủ xã một cách hợp lý để hướng đến thay đổi bộ mặt địa phương

Sáu là, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Đây là mục tiêu quan trọng của quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh

1.2.2.1 Quy hoạch phát triển làng nghề

Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề giúp cho các cá nhân, hộ kinh doanh và các nghệ nhân thấy rõ được định hướng, mục tiêu phát triển, lĩnh vực phát triển các ngành nghề của địa phương từ đó có hướng phát triển

Quy hoạch phát triển làng nghề phải có lộ trình phù hợp với khả năng của tỉnh về nguồn lực, khả năng lấp đầy các làng nghề hiện hữu, nguồn nhân lực quản lý, lao động của địa phương, quy mô thị trường theo từng thời kỳ

Quy hoạch phát triển làng nghề phải dựa trên cơ sở nội lực của các làng nghề la chủ yếu, vai trò của nhà nước là định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện môi trường phát triển Dựa trên nền tảng là tiềm năng ngành nghề hiện có hoặc xu hướng du nhập nghề nghiệp phù hợp của từng địa phương và từng giai đoạn Cơ quan quản lý nhà nước triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề, các ngành nghề của làng Quy hoạch phát triển làng nghề phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa công nghệ truyền thống với công nghệ tiên tiến, hiện đại Việc áp dụng công nghệ hiện đại, tiếp thu yếu tố công nghệ mới, máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất là đòi hỏi khách quan, tuy nhiên vẫn cần giữ gìn và lưu truyền những bí quyết công nghệ truyền thống để tạo ra nét đặc trưng của sản phẩm, nét văn hóa dân gian trong các sản phẩm làng nghề truyền thống Nội dung quy hoạch phát triển làng nghề phải giải quyết tốt các vấn đề gắn liền giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường

Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề giúp cho các cá nhân, hộ kinh doanh và các nghệ nhân thấy rõ được định hướng, mục tiêu phát triển, lĩnh vực phát triển các ngành nghề của địa phương từ đó có hướng phát triển Tuy nhiên để công tác quy hoạch phát triển làng nghề thực sự có hiệu quả và có ý nghĩa thì phải đảm bảo quy hoạch phát triển làng nghề phải nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phải được cụ thể hóa và mang tính đồng bộ Vì vậy việc xây dựng phải được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của UBND tỉnh

1.2.2.2 Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về làng nghề

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô, nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; nằm sát Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương (từ ngày 17/5/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 580/QĐ-TTg công nhận thành phố Hải Dương mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh Hải Dương), cách thủ đô Hà Nội 57km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45km về phía tây

Hình 2.1: Vị trí và mối liên hệ của tỉnh Hải Dương trong vùng Thủ đô Hà

Nội và vùng kinh tế trọng điểm bắc Bộ

Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương có vị trí tương đối thuận lợi giữa các khu cảng biển (cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng) và các cảng hàng không quốc tế khu vực phía Bắc (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi) Hải Dương là đầu mối giao thông quan trọng,thuận lợi kết nối với các địa phương khác qua các tuyến đường bộ như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cao tốc Nội Bài – Hạ Long; vành đai 5 Thủ đô Hà Nội; QL 5A, 18, QL 37,

Hải Dương được chia làm hai phần rõ rệt như sau:

Thứ nhất là phần đồi núi thấp có diện tích khoảng140 km2 (chiếm 9% diệntích tự nhiên) thuộc hai thành phố Chí Linh (13 xã) và Kinh Môn (10 xã) Độ cao trung bình dưới 1000m

Thứ hai là vùng đồng bằng có diện tích 1521,2 km2 (chiếm 91% diện tích tự nhiên) Địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Phía đông của tỉnh có một số vùng trũng xen lẫn vùng đất cao, thường bị ảnh hưởng của thủy triều và úng ngập vào mùa mưa

Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, khí hậu Hải Dương mang những nét chung nhất của khí hậu miền Bắc Việt Nam: nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh điển hình

Tình hình đất đai của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2020 – 2022 như sau:

Bảng 2.1: Tình hình đất đai của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Ha

Trong đó Đất nông nghiệp 85.422 83.940 83.711 Đất lâm nghiệp 9.384 9.055 9.042 Đất chuyên dùng 31.543 32.578 32.711 Đất ở 15.543 16.622 17.233

Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương, 2020, 2021, 2022

Tài nguyên đất của Hải Dương có thể được chia thành 2 vùng chính như sau:

- Vùng đất đồng bằng: được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Thái Bình (chiếm phần lớn diện tích của tỉnh 89%) Nhóm đất này tương đối màu mỡ, có điều kiện để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện và vững chắc với nhiều loại sản phẩm phong phú như: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả (nhãn, vải, táo, cam, quýt,…)

- Vùng đất đồi núi: nằm gọn ở khu vực phía Đông Bắc của Tỉnh thuộc thành phố Chí Linh và huyện Kinh Môn Nhìn chung nhóm đất này ở trên địa hình phức tạp, đất dốc, nghèo dinh dưỡng, chất hữu cơ ít, thành phần cơ giới nhẹ; cây trồng sinh trưởng kém

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương

- Về tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2020 – 2022, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Hải Dương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tĩnh Hải Dương vẫn khởi sắc:

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 -

2022 Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương, 2020, 2021, 2022

Năm 2020, kinh tế tỉnh Hải Dương chỉ tăng trưởng 2,1% so với năm 2019, đây là năm có mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, thấp hơn bình quân cả nước (Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB ước tăng 2,3%); đứng thứ 10/11 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ cao hơn Bắc Ninh (1,36%) Do Hải Dương chịu tác động lớn từ dịch bệnh nên đạt thấp hơn bình quân cả nước do cơ cấu kinh tế của tỉnh phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài (khu vực FDI chiếm khoảng 34% GRDP) và xuất khẩu (độ mở nền kinh tế đạt 245%), nên chịu tác động từ thị trường thế giới lớn hơn so với nhiều địa phương khác; Hải Dương là một trong số ít các địa phương tái bùng phát dịch lần 2, buộc phải giãn cách xã hội trong tháng 8 Sang năm 2021, kinh tế của Tỉnh đã phục hồi và tăng trưởng 8,6%, cao thứ 8/63 cả nước và thứ 4/11 trong vùng đồng bằng sông Hồng (sau Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nam) Năm

2022, kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh đạt 9,0%, cao thứ 27/63 tỉnh thành trên cả nước và thứ 8/11 vùng Đồng bằng sông Hồng

- Về cơ cấu kinh tế

Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 –

Bảng 2.2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của tỉnh Hải Dương Đơn vị tính: %

1 Nông lâm nghiệp, thủy sản 9,7 9,5 8,9

Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương, 2020, 2021, 2022

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh sang ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, cụ thể tỷ trọng giá trị ngành Công nghiệp, xây dựng năm 2020 là 58,6%, sang năm 2021 là 60,2% và năm 2022 là 62% Trong khi đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm dần do đặc thù có tăng trưởng thấp, vì hạn chế về khả năng sinh trưởng cây trồng, vật nuôi và quỹ đất giảm

Theo Cục thống kê tỉnh Hải Dương, năm 2020, tổng dân số tỉnh Hải Dương là 1.916.774 người, tăng 1,05% so với năm 2019; trong đó dân số nam là 956.470 người, chiếm 49,9% và dân số nữ là 960.304 người, chiếm 50,1% Năm 2020, tỉnh Hải Dương đứng thứ 8cả nước và thứ 3 vùng ĐBSH, đóng góp 8,4% dân số toàn ĐBSH và 2,0% tổng dân số Việt Nam Trong giai đoạn 2011-2020, dân số tỉnh tăng trưởng ở mức 1,1%/năm, ngang với trung bình cả nước

Bảng 1.3: Dân số tỉnh Hải Dương theo đơn vị hành chính Đơn vị: triệu người Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2022

TỔNG SỐ 1.722.765 1.812.777 1.877.682 1.896.911 1.916.774 Phân theo đơn vị cấp huyện

Hải Dương 217.493 230.387 240.025 289.728 293.016 Chí Linh 158.146 163.843 170.720 172.270 174.079 Nam Sách 112.925 120.431 125.235 126.716 128.110 Kinh Môn 159.832 168.521 172.040 172.932 174.661 Kim Thành 123.134 131.620 135.017 136.541 137.875 Thanh Hà 154.720 160.504 163.879 142.846 144.274 Cẩm Giàng 129.182 139.700 145.326 148.201 149.757 Bình Giang 105.911 112.982 117.620 119.620 120.876 Gia Lộc 136.720 142.185 148.424 133.058 134.455

Tứ Kỳ 159.069 167.659 176.043 170.227 172.014 Ninh Giang 141.798 143.573 147.001 146.884 148.353 Thanh Miện 114.775 120.673 124.654 124.377 125.624

2.1.3 Bộ máy quản lý nhà nước đối với các làng nghề của tỉnh Hải Dương

Căn cứ theo Quyết định số 49/Bộ máy quản lý nhà nước đối với các làng nghề của tỉnh Hải Dương như sau:

Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy QLNN đối với làng nghề của tỉnh Hải Dương

Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương

Thực trạng quản lý nhà nước đối với các làng nghề của tỉnh Hải Dương

2.2.1 Thực trạng việc thực hiện rà soát, thống kê, phân loại, lập kế hoạch quản lý phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh

Sở Tài nguyên và môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ

Phòng Tài nguyên Môi trường

Phòng Kinh tế Hạ tầng

UBND huyện, thành phố, thị xã

Phòng Văn hóa Thông tin

Sở Văn hóa Thể thao và

Sở Lao động Thương binh và XH

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời, có nơi xuất hiện từ hàng trăm năm trở về trước Các làng nghề được phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn, trải rộng khắp 12 huyện, thị xã, thành phố Hiện nay toàn tỉnh có 65 làng nghề được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh công nhận, trong đó có 34 làng nghề truyền thống với nhiều làng nghề lâu năm, đã tạo được chỗ đứng trên thị trường như: gốm Chu Đậu, gỗ mỹ nghệ Đông Giao, vàng bạc Châu Khê, thêu ren Xuân Nẻo, rượu Phú Lộc, giày da Hoàng Diệu Theo các tiêu chí quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các ngành nghề được chia thành

- Nhóm ngành chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản: 11 làng nghề;

- Nhóm ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: 06 làng nghề;

- Nhóm ngành xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn: 03 làng nghề;

- Nhóm ngành sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ: 37 làng nghề;

- Nhóm ngành sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh: 01 làng nghề;

- Nhóm ngành DV phục vụ SX, đời sống dân cư nông thôn: 08 làng nghề Trải qua nhiều biến động, thăng trầm, các làng nghề vẫn đã và đang tồn tại, phát triển; bước đầu khai thác và phát huy được tiềm năng lợi thế, bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương Nhiều làng nghề đã đổi mới được cơ chế hoạt động, đầu tư đổi mới công nghệ để nhập cuộc, bắt nhịp với những yêu cầu mới của xã hội; tạo ra các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường Sự phát triển của làng nghề không chỉ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương mà còn góp phần chuyển dịch, đa dạng hóa kinh tế nông thôn; gia tăng giá trị sản xuất, xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách nhà nước; tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động nông thôn với thu nhập trung bình từ 4.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn rà soát, thống kê, phân loại và tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình phát triển ngành nghề nông thôn báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định Xây dựng danh mục dự án phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn phát triển làng nghề giai đoạn 2021 -2025 (Bao gồm: 30 dự án phát triển ngành nghề nông thôn với tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng và 03 dự án bảo tồn và phát triển làng nghề với tổng mức đầu tư 7,5 tỷ đồng) Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu rà soát và bổ sung, hoàn thiện các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và tham mưu xây dựng dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn lồng ghép với các chương trình, đề án của ngành

Việc quy hoạch làng nghề tỉnh Hải Dương nhằm hướng tới mục tiêu thực hiện việc di dời các cơ sở làng nghề có gây ô nhiễm môi trường đến các khu, cụm công nghiệp, cụm làng nghề đã được quy hoạch theo Quyết định số 820/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 về quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 Theo đó, Hải Dương đặt mục tiêu phát triển 33 CCN đến năm 2025 với tổng diện tích là 5.661ha Quy hoạch phát triển 60 nghề mới, bao gồm những làng nghề phát triển lan toả từ các làng nghề truyền thống, làng nghề du lịch, hoặc những làng nghề hình thành do hoạt động gia công cho các DN xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Có 9/63 làng nghề đã được quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển làng nghề (làng nghề mộc Ngô Đồng, huyện Nam Sách; làng nghề sản xuất hương Dưỡng Thái Bắc, làng nghề mộc xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành; làng nghề mây giang xiên, bánh đa Tào Khê và làng nghề bánh đa Đào Lâm, huyện Thanh Miện; làng nghề mộc truyền thống Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang; làng nghề sản xuất đồ mộc Trại Như, làng nghề mộc Phương Độ, làng nghề mộc Ngọc Mai, huyện Bình Giang); các làng nghề còn lại chưa bố trí quỹ đất quy hoạch phát triển làng nghề

Bảng 2.4: Mục tiêu quy hoạch làng nghề của tỉnh Hải Dương

TT Chỉ tiêu ĐVT Đến năm

1 Số lượng làng nghề Làng nghề

Trong đó làng nghề mới 24 25 28

2 Số lao động trong làng nghề Người 45.000 60.000 80.000

3 Giá trị sản xuất TTCN Tỷ đồng 4.000 8.000 15.000

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương Đây là mục tiêu được đặt ra từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII cho thấy quyết tâm rất cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương trong quá trình phát triển công nghiệp-nông nghiệp hướng tới hiện đại Để hoàn thành được nhiệm vụ này, nhất là trong khi thời gian không còn nhiều là việc cực kỳ khó khăn Rất cần có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Mặc dù công tác quy hoạch tương đối chi tiết và cụ thể, nhưng thực tế triển khai quy hoạch chưa xây dụng được như mục tiêu do thiếu quỹ đất, thiếu kinh phí và tâm lý e ngại thay đổi của người dân Để hiện thực hóa mục tiêu chính sách quy hoạch làng nghề, tỉnh Hải Dương đã tập trung vào các giải pháp cơ bản như:

- Tiếp tục hỗ trợ phát triển các khu vực, địa phương đã có thành tích trong phát triển làng nghề những năm qua như: Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Bình Giang, Thanh Miện.v.v

- Quan tâm hỗ trợ các địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển công nghiệp, nhất là phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trong tương lai để phát triển làng nghề công nghiệp hỗ trợ như: Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Chí Linh v.v

- Hỗ trợ các địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong du lịch để phát triển làng nghề mang tính mỹ thuật, kỹ nghệ cao nhằm thu hút khách du lịch, kích thích ngành công nghiệp và du lịch cùng phát triển như: Cẩm Giàng, Chí Linh, Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Miện.v.v

- Tích cực hỗ trợ các địa phương có dân số ở độ tuổi từ 30 đến 39 chiếm tỷ trọng cao, nhất là dân số nữ; phát triển các làng nghề thủ công, tận dụng thời gian nhàn rỗi để sản xuất, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân như: Thanh Miện, Bình Giang, Kinh Môn, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Gia Lộc.v.v Ưu tiên phát triển các làng nghề hỗ trợ cho SXNN, sơ chế hoặc chế biến sâu đối với hàng nông sản thực phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp như: làng nghề sấy rau quả, chế biến thực phẩm từ nông sản.v.v Ưu tiên phát triển các làng nghề sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, gắn với việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; xây dựng liên kết dọc trong sản xuất công nghiệp; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm sản xuất trong nước như: chế tạo chi tiết nhựa, bảng mạch điện tử, sản xuất phụ liệu ngành may, giầy; sản xuất sản phẩm cơ khí.v.v

Khuyến khích phát triển các ngành nghề sản xuất sản phẩm thủ công, mỹ nghệ để duy trì, gìn giữ nét văn hóa dân tộc, cung ứng sản phẩm đặc trưng cho khách du lịch; góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong nước như: gỗ mỹ nghệ, giầy dép da, thêu ren, gốm sứ.v.v

- Tích cực hỗ trợ cho các làng nghề phát triển: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật tại các làng nghề; Hỗ trợ, chuyển giao công nghệ cho các làng nghề; Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho các sản phẩm của làng nghề; Đẩy mạnh thu hút đầu tư, đa dạng hoá các mô hình và loại hình tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp; Phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, khu sản xuất tập trung; Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong phát triển làng nghề; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN

Mặc dù công tác quy hoạch làng nghề của tỉnh Hải Dương tương đối chi tiết và cụ thể, giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành trong bộ máy quản lý làng nghề của tỉnh nhưng thực tế triển khai quy hoạch chưa xây dựng được như mục tiêu quy hoạch, cụ thể số lượng làng nghề của tỉnh Hải Dương đến 31/12/2022 như sau:

Bảng 2.5: Thực tế các làng nghề của tỉnh Hải Dương so với quy hoạch

TT Chỉ tiêu ĐVT Theo quy hoạch

Tỷ lệ thực tế/quy hoạch

1 Số lượng làng nghề Làng nghề

Trong đó làng nghề mới 25 1 4,0

2 Số lao động trong làng nghề Người 60.000 17.319 28,9

3 Giá trị sản xuất TTCN Tỷ đồng 8.000 2.321,30 29,0

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương

Tính đến 31/12/2022 có 03 làng nghề ngừng hoạt động, 26 làng nghề đảm bảo tiêu chí công nhận làng nghề theo quy định, 10 làng nghề có nguy cơ mai một,

14 làng nghề hoạt động cầm chừng Trong quá trình hình thành, phát triển các ngành nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương, một số hiệp hội ngành nghề đã được thành lập như: Hiệp hội bánh đậu xanh Hải Dương, Hiệp hội sản xuất bánh gai Ninh Giang, Hiệp hội Giầy da Hải Dương

Quy mô sản xuất của đa số các cơ sở ngành nghề nông thôn đều ở mức nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, các ngành nghề truyền thông đang có xu hướng thu hẹp sản xuất Nguyên nhân của quy hoạch làng nghề tại tỉnh Hải Dương gặp khó khăn do thiếu quỹ đất để quy hoạch, thiếu kinh phí để đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật; ngân sách hạn hẹp nên khó hỗ trợ người dân Mặt khác, việc di dời cơ sở sản xuất sang một vị trí mới cần huy động nguồn vốn lớn mà lại tiềm ẩn nhiều rủi ro Ở làng nghề mộc Đông Giao (xã Lương Điền, Cẩm Giàng), tiếng cưa máy kêu inh ỏi cả ngày cùng với bụi gỗ bay là mối nguy hại lớn với sức khỏe người dân Do nhiều hộ đã đặt máy móc, xây dựng nhà xưởng kiên cố trong thôn nên xã vừa quy hoạch khu sản xuất tập trung cho người dân thuê đất làm nhà xưởng, vừa quy hoạch khu dân cư mới để người dân có nhu cầu và đủ điều kiện thì chuyển ra Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ năng lực tài chính để đầu tư nhà mới, xưởng mới

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 57 3.1 Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Quan điểm

Phát triển bền vững làng nghề là quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng lần thứ XII nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững Để hiện thực hóa mục tiêu và quan điểm này quản lý NN đối với các làng nghề có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế làng nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng thời gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Để chính sách này phát huy hiệu quả trên thực tế và hiện thực hóa được mục tiêu chính sách, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện nội dung chính sách và đảm bảo các điều kiện về nguồn lực thực hiện chính sách Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo chung của Đảng về phát triển làng nghề nói riêng, phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn nói chung, quan điểm quản lý NN đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:

Thứ nhất, chính quyền tỉnh Hải Dương cần phải nhận thức đúng đắn vị trí các làng nghề một cách thực chất quá trình góp phần phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn Kinh tế làng nghề trước đây ở tỉnh chỉ coi là kinh tế phụ, bổ trợ cho nghề nông, giải quyết lúc nông nhàn thì ngày nay kinh tế làng nghề trên địa bàn tỉnh đã giữ một vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới văn minh, hiện đại Đặc biệt, là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh đóng một vai trò rất quan trọng, bởi nó tạo ra những tiền đề hỗ trợ cho sự phát triển nền đại công nghiệp và các ngành công nghiệp Mặt khác, các làng nghề ở tỉnh Hải Dương còn là cầu nối giữa SXNN với SXCN, giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị, giữa tính truyền thống với sự hiện đại Do vậy, sự phát triển các làng nghề ở tỉnh Hải Dương là quá trình vận động, biến đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương để thích ứng với những điều kiện mới

Thứ hai, hoàn thiện quản lý NN về làng nghề theo hướng gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH và góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, việc đẩy mạnh ban hành và thực hiện quản lý phát triển làng nghề là hết sức cần thiết bởi lẽ phát triển làng nghề là một giải pháp khả thi nhằm từng bước gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn Thêm vào đó, việc phát triển làng nghề còn là cách thức để lưu giữ và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc nhằm hướng tới thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với mục tiêu cơ bản xây dựng nông thôn phát triển về kinh tế, đậm đà giá trị truyền thống văn hóa và phong phú, hòa thuận, ổn định về đời sống tinh thần

Thứ ba, hoàn thiện QLNN đối với làng nghề theo hướng quan tâm thực chất đến công tác bảo vệ môi trường làng nghề, hiện thực hóa mục tiêu phát triển làng nghề

Một trong những trụ cột quan trọng cấu thành nên phát triển làng nghề bền vững là công tác bảo vệ môi trường làng nghề Chính sách phát triển làng nghề mặc dù có nội dung khá toàn diện, bao quát cả ba nội dung kinh tế, xã hội và môi trường làng nghề song rõ ràng công tác bảo vệ môi trường làng nghề vẫn chưa được chú trọng và triển khai có hiệu quả trên thực tế Nội dung các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề còn mang tính chung chung, hình thức nên khó đi vào thực tế hoạt động tại các làng nghề Chính vì thế để đảm bảo hiện thực hóa mục tiêu phát triển làng nghề bền vững, QLNN đối với làng nghề cần quan tâm thực chất đến công tác bảo vệ môi trường đồng thời đưa ra hệ thống giải pháp khả thi nhằm hiện thực hóa mục tiêu bảo vệ môi trường làng nghề đồng thời không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề

Thứ tư, QLNN đối với làng nghề phải với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, phù hợp với điều kiện, khả năng nguồn lực tại chỗ của làng nghề và địa phương

Chính sách là những định hướng cơ bản của nhà nước về mục tiêu, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề công trong xã hội Điều này có nghĩa là chính sách mang tầm vĩ mô, tác động đến phạm vi rộng lớn, trên toàn quốc Tuy nhiên, để chính sách phát huy hiệu quả trên thực tế cần thiết phải xem xét đến tính đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương Có như vậy mới tránh tình trạng chính sách “chết yểu” khi đi vào thực tế cuộc sống Làng nghề Việt Nam hiện nay được phân bố rộng khắp trên các miền đất nước và mỗi làng nghề đều có những đặc trưng riêng tạo nên nét đặc sắc cho từng địa phương Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển, QLNN đối với làng nghề cần quan tâm đến đặc thù tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng nguồn lực tại chỗ của các làng nghề

Thứ năm, hoàn thiện QLNN đối với làng nghề theo hướng gắn với đặc trưng làng nghề, đầu tư có trọng điểm, tránh dàn trải

Bảo tồn và phát triển làng nghề là chủ trương đúng đắn của Đảng nhằm giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống và tăng thu nhập cho người làm nghề, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tuy nhiên dưới sự tác động của yếu tố thị trường, quá trình CNH-HĐH và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, sự mai một của một số ngành nghề thủ công kéo theo sự mất dấu của một số làng nghề là quá trình tự nhiên và tất yếu Do vậy, chủ trương bảo tồn và phát triển làng nghề cần phải đặt trong bối cảnh chung này Chính vì thế, QLNN đối với làng nghề cần hướng tới hoàn thiện các nội dung hỗ trợ làng nghề theo hướng tập trung, không dàn trải Điều này có nghĩa là chính sách không “đổ đồng” cho tất cả các làng nghề mà cần có sự phân loại, xếp hạng làng nghề để xác định mức độ ưu tiên đầu tư hợp lý, có trọng điểm Có như vậy mới có thể bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa, kinh tế của làng nghề trong giai đoạn mới hiện nay

Thứ sau, hoàn thiện QLNN đối với làng nghề theo hướng huy động sự tham gia của các bên có liên quan nhằm tăng giá trị của chính sách, góp phần phản ánh toàn diện lợi ích của các bên, tạo điều kiện phát huy hiệu quả QLNN đối với làng nghề trên thực tế

Thứ bảy, hoàn thiện QLNN đối với làng nghề theo hướng đảm bảo tính khả thi, cụ thể, rõ ràng của giải pháp chính sách, xem xét trong mối quan hệ với nguồn lực thực hiện việc phát triển làng nghề

Hiện nay, nguồn lực cần thiết cần cho việc triển khai thực hiện chính sách làng nghề còn hạn chế Điều này khiến cho các ý tưởng tốt đẹp ban đầu, những mục tiêu chính sách không được hiện thực hóa và như vậy cũng có nghĩa là chính sách chỉ tồn tại trên văn bản, giấy tờ Như vậy, định hướng hoàn thiện QLNN đối với làng nghề về nội dung cần quan tâm đến việc đưa ra hệ giải pháp cụ thể, rõ ràng, khả thi và phù hợp với nguồn lực thực hiện mục tiêu đề ra.

Mục tiêu

Tỉnh Hải Dương phấn đấu đến năm 2025 có trên 90 làng được công nhận danh hiệu làng nghề và có từ 130.000 – 140.000 lao động tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp Bởi thế, nâng cao chất lượng tay nghề cho lực lượng lao động càng là vấn đề bức thiết cần chú trọng, mục tiêu của Tỉnh là mỗi năm đào tạo khoảng 10.000 lao động có tay nghề

Phấn đấu tăng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn hàng năm 7-8%, các làng nghề trên địa bàn tỉnh phấn đấu hoạt động ổn định góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho lao động tại nông thôn; góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại các khu vực nông thôn, mục tiêu tạo thu nhập bình quân cho 1 lao động khoảng 4 -5 triệu đồng/tháng

Phấn đấu 50% làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương có hệ thống xử lý nước thải tập trung Rác thải của các hộ sản xuất tại làng nghề được thu gom và vận chuyển ra bãi rác tập trung theo quy định của địa phương

Hệ thống thu gom nước thải, nước mưa tại tất cả các làng nghề đều được phân lập

3.1.3 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương

- Xây dựng hoàn thiện quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, định hướng phát triển cho các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh theo trình tự tổng thể quy hoạch như quy hoạch đã được phê duyệt

- Tiếp tục hoàn thiện và kiện toàn bộ máy thực thi chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, chức năng để hoàn thành tốt công tác thực thi chính sách phát triển làng nghề Cần có một bộ phận chuyên môn riêng thực thi chính sách phát triển làng nghề Mỗi xã cần phân công một Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách chính về làng nghề tại địa phương mình Hàng năm có các lớp đào tạo để nâng cao nghiệp vụ: như tin học, quản trị, kỹ năng chuyên môn…

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển các ngành nghề truyền thống Phát triển sản phẩm mới nhằm thu hút đầu tư tư nhân trong nước và ngoài nước

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc phát triển làng nghề

- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thực thi chính sách PTLN nhằm nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động PTLN của đội ngũ cán bộ thực thi chính sách Kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện chính sáchphát triển làng nghề

- Hàng năm xây dựng các chương trình sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của làng nghề truyền thống trong một thời gian để đánh giá những mặt được và chưa được để có biện pháp khắc phục và phương hướng cho thời gian tiếp theo

- Phát triển làng nghề theo hướng tập trung gắn với quy hoạch kinh tế xã hội địa phương, xây dựng nông thôn mới, duy trì và phát triển làng nghề theo hướng chuyên sâu và bền vững, tiến tới di chuyển toàn bộ các hộ sản xuất đan xen trong khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào các khu, điểm sản xuất tập trung để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất

- Tăng cường công tác quản lý môi trường, có biện pháp hỗ trợ cụ thể về giải pháp môi trường tại các làng nghề, cơ sở sản xuất TTCN

- Xây dựng trang thông tin để quảng bá giới thiệu sản phẩm làng nghề, hỗ trợ các hộ trong việc đăng ký bảo hộ sản phẩm hàng hóa với cục sở hữu trí tuệ…

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với quá trình hoạt động và phát triển của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thông qua công cụ kinh tế là chính, hỗ trợ tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, cởi mở, bình đẳng, minh bạch, để xây dựng và hình thành hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền và hiện đại Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp nông thôn, các làng nghề trên địa bàn tỉnh, kịp thời triển khai biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

- Khuyến khích hình thành và đi vào hoạt động của các hội, hiệp hội trong các làng nghề nhằm xây dựng mô hình cầu nối giữa người sản xuất với Cơ quan quản lý Nhà nước thông qua triển khai mối quan hệ của các cơ sở với các hiệp hội, hội nghề nghiệp để tạo tiếng nói đồng thuận, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước; đảm bảo sự phát triển bền vững của các làng nghề

- Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ giúp các hộ sản xuất nắm bắt kịp thời những tiến bộ của khoa học để áp dụng vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng

- Khuyến khích các cơ sở, làng nghề tổ chức ứng dụng tiến bộ kỹ thụât, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng chất lượng hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ Nhân rộng các mô hình công nghệ sản xuất tiên tiến hiệu quả cao

- Tuyền truyền, thực hiện tốt công tác khuyến công, xúc tiến thương mại, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án… của ngành Công thương và gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ cho các làng nghề phát triển hiệu quả, bền vững.

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2030

3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch làng nghề

Công tác quy hoạch làng nghề cần tập trung vào các nội dung sau: quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ làng nghề; quy hoạch sản phẩm làng nghề theo hướng mỗi làng một sản phẩm; quy hoạch làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; quy hoạch làng nghề gắn với phát triển du lịch Để công tác quy hoạch phát triển làng nghề của tỉnh Hải Dương đạt hiệu quả, cần xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện để các cụm công nghiệp làng nghề phát triển Hiện nay, công tác quy hoạch làng nghề là một trong các nội dung được tỉnh Hải Dương thực hiện theo Quyết định số 49/2020/QĐ-UBND về công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn để xây dựng danh mục dự án phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn phát triển làng nghề giai đoạn 2021-2025 Để hiện thực hóa nhiệm vụ này, trước tiên cần phải giải quyết xây dựng đường giao thông nối liền khu sản xuất tập trung đến nơi tiêu thụ sản phẩm tạo sự giao lưu thông suốt trong việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa Thực tế, tỉnh Hải Dương đã có chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và đầu tư vào các làng nghề song hiệu quả không cao do điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông không thuận tiện, gây khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa Thêm vào đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần tập trung vào hoàn thiện hệ thống điện, cấp thoát nước và hệ thống xử lý rác thải trong các cụm công nghiệp được quy hoạch nhằm tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp, tổ hợp tác và hộ sản xuất di chuyển địa bàn sản xuất vào cụm công nghiệp, tránh tình trạng khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư như hiện nay Ngoài ra, tỉnh Hải Dương cần sớm hoàn thiện hạ tầng giao thông để thuận lợi cho việc đưa khách du lịch đến làng nghề

Một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của làng nghề là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp Vậy nên vấn đề cần được quan tâm xem xét là xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu cho các làng nghề, đặc biệt đối với các làng nghề thủ công mỹ nghệ như chiếu cói, gốm, đồ mỹ nghệ… Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hải Dương cho việc phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương, cần thiết phải quy hoạch vùng nguyên liệu tại chỗ phục vụ sản xuất

Tóm lại, quy hoạch phát triển làng nghề cần xây dựng theo hướng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển các làng nghề, cụm công nghiệp ngành nghề nông thôn Bên cạnh đó, các chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề được xây dựng, triển khai thực hiện phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội địa phương và cả nước, trong đó chú trọng bảo tồn và phát triển làng nghề, sản phẩm đặc thù của làng nghề, đồng thời gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu và bảo vệ môi trường làng nghề

3.2.2 Tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về làng nghề Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách pháp luật được coi là biện pháp có tính tiền đề và then chốt cho việc chuyển biến nhận thức của người dân về công tác phát triển làng nghề ở địa phương Các cơ quan phát thanh - truyền hình, báo chí huyện cần tăng cường tuyên truyền cả về quy mô, hình thức và nội dung, triển khai một cách kiên trì và bền bỉ trong thời gian đủ dài thị mới có hiệu quả Cụ thể:

Về quy mô: Biến các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, ấn phẩm mang tính báo chí, cổng thông tin điện tử ) thành những kênh thông tin quan trọng nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chính sách phát triển làng nghề, hình thành các trang chuyên mục hấp dẫn, sinh động về công tác này

Về hình thức: Đa dạng hơn công tác tuyên truyền về chính sách phát triển làng nghề, như: tuyên truyền trực tiếp (face to face), tuyên truyền qua kênh thông tin, như: hội thi tìm hiểu, hội nghị, hội thảo, niêm yết chính sách tại các khu vực công cộng qua hệ thống tranh pa nô, áp phích tuyên truyền cổ động và qua các mô hình thí điểm trình diễn, tổ chức hội nghị để trao đổi và biểu dương các điển hình tiên tiến làm sao cho mọi đối tượng được nghe, được xem, được thử từ đó chuyển biến tích cực hơn trong tư duy, nhận thức của người dân, đặc biệt là các đối tượng được hưởng chính sách phát triển làng nghề Tổ chức tư vấn hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng về khởi sự doanh nghiệp nghề, chuyển giao tiến bộ KHCN cho các làng nghề, biểu dương tôn vinh các doanh nghiệp trẻ tiêu biểu, làm kinh tế giỏi Biên soạn tài liệu, phát hành bản tin, in ấn tờ rơi và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của huyện như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoànthanh niên

Về nội dung: Đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình làng nghề kinh tế điển hình làm ăn có hiệu quả, những lao đông qua đào tạo nghề áp dụng kiến thức đào tạo vào xuất, kinh doanh thành công Tuyên truyền về tác dụng của phát triển làng nghề và các chính sách ưu đãi đối với làng nghề trên địa bàn

Mặt khác, với quy mô manh mún, nhỏ lẻ, hoạt động sản xuất trong làng nghề thường xen kẽ trong các khu dân cư do vậy nếu tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề diễn ra nghiêm trọng, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân sẽ bị ảnh hưởng Chính vì thế để bảo vệ chính mình, người dân làng nghề cần có ý thức bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải, xử lý chất thải để hạn chế ô nhiễm Muốn vậy, nhà nước và cấp chính quyền địa phương cần đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân thông qua nhiều hình thức đa dạng như phương tiện truyền thông, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng đồng thời kêu gọi sự chung tay của các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền

3.2.3 Hoàn thiện quy định công nhận hoạt động làng nghề

Các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các làng nghề nói riêng có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ quy định của pháp luật Để phát triển làng nghề, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất yên tâm đầu tư kinh doanh, tỉnh Hải Dương cần hoàn thiện các quy định công nhận hoạt động trong làng nghề, đó là cần phải thực hiện

Tạo ra môi trường thông thoáng đầu tư, kinh doanh bằng cách đẩy mạnh cải cách hành chính Bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, chính quyền cần hạn chế cho phép đầu tư các dự án kinh doanh có điều kiện, khuyến khích các dự án của các cơ sở sản xuất không cần phép Hoàn thiện hệ thống quy trình nghiệp vụ liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp

Thường xuyên rà soát các làng nghề, đốc thúc các làng nghề đủ điều kiện hoàn thiện sớm các thủ tục quy định công nhận làng nghề để các làng nghề được hưởng các chính sách của tỉnh về phát triển làng nghề đảm bảo cho các hộ sản xuât yên tâm với công việc của mình

Bên cạnh đó, cần tăng cường thực hiện công nhận và tôn vinh nghệ nhân Các nghệ nhân có vai trò quan trọng đối với việc giữ gìn và phát triển làng nghề Nhà nước cần có chính sách khen thưởng và ưu đãi thích đáng đối với các nghệ nhân, khuyến khích họ dạy nghề và truyền nghề cho lớp trẻ Thực tế cho thấy phần lớn nghệ nhân đều có mong muốn được truyền nghề, bí quyết sản xuất cho thế hệ trẻ kế cận nhưng vấn đề họ gặp phải là thế hệ trẻ không mặn mà với nghề và việc mở lớp đào tạo đối với một số ngành nghề đòi hỏi kinh phí, nguyên vật liệu Để khắc phục các vấn đề trên, tỉnh Hải Dương cần có biện pháp tuyên truyền, phổ biến đến thế hệ trẻ về tầm quan trọng của việc gìn giữ và bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc đồng thời đảm bảo người lao động yên tâm sống được với nghề Thêm vào đó, nhà nước cần hỗ trợ một phần kinh phí đối với việc mở các lớp đào tạo, truyền nghề của các nghệ nhân Có như vậy công tác đào tạo nghề mới thực sự mang lại hiệu quả, giúp duy trì được lực lượng lao động đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề Đối với việc công nhận nghệ nhân, hiện nay mặc dù đã có những quy định cụ thể về việc công nhận nghệ nhân song nhà nước và chính quyền địa phương cần thường xuyên tổ chức xét, công nhận và trao tặng danh hiệu cao quý cũng như phần thưởng vật chất xứng đáng cho những nghệ nhân, thợ giỏi có công làm ra những sản phẩm mang đậm nét truyền thống, tinh xảo Thêm vào đó, việc xét công nhận nghệ nhân cần đảm bảo tính minh bạch, công bằng và cần tiến hành khảo sát ý kiến người làng nghề để vừa đảm bảo công nhận, xét tặng đúng người, đúng công trạng vừa gìn giữ được nhiệt huyết của các nghệ nhân Đối với điều kiện xét công nhận các danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, cơ quan quản lý cần tham mưu UBND tỉnh về việc điều chỉnh các quy định về thành tích đào tạo nghề cũng như thành tích đạt giải trong các cuộc thi Theo đó, việc quy định công nhận cần có tiêu chí mở căn cứ vào đóng góp thực tế của người làm nghề, được sự ghi nhận của người dân làng nghề và các hiệp hội

3.2.4 Chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động làng nghề Một là, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề Ô nhiễm môi trường làng nghề đang là vấn đề bức xúc của một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Mỗi làng nghề có cách thức sản xuất và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên khác nhau, vì vậy, các giải pháp bảo vệ môi trường tại các làng nghề phải căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng làng nghề Tuy nhiên trên bình diện chung, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý ô nhiễm là cần thiết cho mọi làng nghề ở trong tỉnh Theo đó, tỉnh Hải Dương cần hỗ trợ xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Đồng thời nhà nước và chính quyền địa phương cần hỗ trợ đầu tư cho các công trình quan trọng dưới hình thức hỗ trợ vốn để cải tạo, xây dựng mới các công trình giao thông, thủy lợi nhằm đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ cho cả vùng nông thôn theo tinh thần của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Hai là, xây dựng cơ chế và bộ máy giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề

Thực tế tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh cho thấy hiện nay không có bộ phận nào chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường làng nghề Chính vì thế cần thiết phải tổ chức đào tạo cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật bảo vệ môi trường từ cấp xã đến trung ương đồng thời có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với người tốt nghiệp chuyên ngành môi trường về công tác tại địa phương có làng nghề Tổ chức đào tạo ngắn hạn cho người làm công tác quản lý ở doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong các làng nghề về kiến thức bảo vệ môi trường, kiến thức để có khả năng sử dụng thiết bị xử lý môi trường

Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường làng nghề

Việc bảo vệ môi trường là sự nghiệp không phải chỉ riêng của chính quyền tỉnh Hải Dương mà là của toàn bộ nhân dân Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường có được hoàn thành hay không phụ thuộc phần lớn vào nhận thức và ý thức môi trường của toàn xã hội Do đó, việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và truyền thông môi trường, là một công cụ quản lý môi trường gián tiếp và rất cần thiết, đặc biệt đối với các nước đang phát triển Sở Tài nguyên môi trường , UBND tỉnh Hải Dương, UBND các huyện, thành phố, thị xã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và tuyên truyền môi trường nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức (kinh tế, văn hoá, xã hội ), đơn vị vũ trang, của cả cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường như có thái độ nghiêm khắc đối với các hành vi gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường đi đôi với việc áp dụng các chế tài, xử phạt nghiêm, đúng mức mọi vi phạm; xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về môi trường để đánh giá mức độ bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, nhóm xã hội, từng cá nhân trong cộng đồng dân cư Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, tỉnh Hải Dương, cần đặc biệt đẩy mạnh và chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các chủ thể kinh tế (chủ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ sở sản xuất kinh doanh ), các cơ quan bảo vệ môi trường, những người tham gia quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp Bởi vì trí tuệ, tình cảm và hành động, ý thức và trách nhiệm ở họ có ảnh hưởng quyết định không chỉ đối với bản thân mình trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, Luật bảo vệ môi trường mà còn có tác động không nhỏ đến cộng đồng xã hội trong thực hiện bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, vấn đề dự báo trong quá trình xây dựng, lồng ghép vấn đề môi trường vào các quy hoạch phát triển là yêu cầu không thể thiếu đối với người xây dựng quy hoạch phát triển

Các kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giảm bớt thủ tục để các hộ sản xuất dễ dàng hơn khi mở rộng sản xuất hình thành doanh nghiệp, các doanh nghiệp thì thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nghề

Có chính sách tôn vinh nghệ nhân và có chính sách ưu đãi đối với nghệ nhân

Có chính sách thuế phù hợp theo hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn

Xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn vốn, tăng cường hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến thương mại, đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới ứng dụng KHCN và phát triển sản xuất, cải tạo, xử lý môi trường tại các làng nghề

Xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực phát triển liên quan đến làng nghề

Hỗ trợ các hiệp hội, làng nghề xây dựng và duy trì trang website nhằm quảng bá thương hiệu làng nghề truyền thống trên internet Hỗ trợ các làng nghề trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề truyền thống

Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ngành nghề làng nghề nông thôn của Trung ương (Hội chợ làng nghề Việt Nam)

Xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn vốn, tăng cường hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến thương mại, đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển sản xuất, cải tạo, xử lý môi trường tại các làng nghề

Xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực phát triển liên quan đến làng nghề

3.3.2 Kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh Hải Dương

- Đề nghị UBND tỉnh Hải Dương có cơ chế cụ thể khuyến khích các cơ sở, làng nghề tổ chức ứng dụng tiến bộ kỹ thụât, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng chất lượng hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ Nhân rộng các mô hình công nghệ sản xuất tiên tiến hiệu quả cao Đặc biệt là UBND tỉnh xem xét xây dựng ban hành Đề án khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái Hỗ trợ kinh phí xây dựng các trung tâm, điểm giới thiệu các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP và phát triển tuyến du lịch làng nghề gắn với du lịch tâm linh, du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hải Dương

- Chỉ đạo UBND cấp huyện thống nhất giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn, làng nghề cho Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế; Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách của nhà nước về lĩnh vực ngành nghề, làng nghề trên địa bàn

- Các làng nghề thường gắn với sản xuất nông nghiệp, sản xuất nhỏ, phân tán, mang tính cộng đồng cao, nên việc gây ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề là vấn đề nan giải, rất khó khăn Đề nghị UBND tỉnh, HĐND tỉnh tăng cường quan tâm hỗ trợ để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các làng nghề; hỗ trợ tài chính cho các hoạt động chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; nhằm duy trì, phát triển bền vững làng nghề, giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường sống của nhân dân Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

- Đề nghị hỗ trợ định hướng đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề, đảm bảo thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, tránh hiện tượng lợi dụng thương hiệu của làng nghề, gây mất lòng tin cho người tiêu dùng; Có định hướng quy hoạch các khu phát triển sản xuất tập trung, hoàn thiện các khâu dịch vụ như cung cấp điện, giao thông, hệ thống thoát nước, thu gom rác thải và xử lý môi trường Hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ

- Chỉ đạo các Sở ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ: Sở Công thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ cho các làng nghề; Sở Tài nguyên- môi trường có giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề; Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch nghiên cứu xây dựng các tuyến, sản phẩm du lịch làng nghề

Làng nghề được Đảng, Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển tuy theo từng giai đoạn lịch sử đất nước Mỗi một làng nghề gắn với nền văn hóa đặc trưng đã được cộng đồng dân cư khai phá, duy trì và từng bước phát triển theo thời gian Trong giai đoạn phát triển hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để làng nghề phát triển bền vững cần có những chủ trương, chính sách hỗ trợ cả vĩ mô lẫn vi mô, những kế hoạch cụ thể dài hạnh, ngắn hạn của cơ quan quản lý nhà nước trên các mặt

Chính quyền tỉnh Hải Dương đã có nhiều chính sách hỗ trợ và quan tâm tạo điều kiện cũng như sự nỗ lực cố gắng của chính quyền địa phương và nhân dân do đó các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, phát triển bền vững trong thời gian qua Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu thị trường Sự biến đổi đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho khu vực nông thôn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh, đời sống của người lao động được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người dân, giữ vững trật tự an ninh xã hội

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, đề án “Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương” đã đạt được những kết quả như sau:

Một là, đề án đã hệ thống hóa lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với chính quyền cấp tỉnh, có những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dương trong quản lý nhà nước đối với làng nghề sau khi nghiên cứu hai tỉnh Thanh Hóa và Nam Định

Ngày đăng: 27/04/2024, 15:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Vị trí và mối liên hệ của tỉnh Hải Dương trong vùng Thủ đô Hà  Nội và vùng kinh tế trọng điểm bắc Bộ - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Hình 2.1 Vị trí và mối liên hệ của tỉnh Hải Dương trong vùng Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm bắc Bộ (Trang 38)
Bảng 2.1: Tình hình đất đai của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2022  Đơn vị tính: Ha - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Bảng 2.1 Tình hình đất đai của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Ha (Trang 39)
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 -  2022 - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 40)
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của tỉnh Hải Dương   Đơn vị tính: % - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Bảng 2.2 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của tỉnh Hải Dương Đơn vị tính: % (Trang 41)
Bảng 1.3: Dân số tỉnh Hải Dương theo đơn vị hành chính - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Bảng 1.3 Dân số tỉnh Hải Dương theo đơn vị hành chính (Trang 42)
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy QLNN đối với làng nghề của tỉnh Hải Dương   Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Hình 2.3 Sơ đồ bộ máy QLNN đối với làng nghề của tỉnh Hải Dương Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương (Trang 43)
Bảng 2.4: Mục tiêu quy hoạch làng nghề của tỉnh Hải Dương - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Bảng 2.4 Mục tiêu quy hoạch làng nghề của tỉnh Hải Dương (Trang 45)
Bảng 2.5: Thực tế các làng nghề của tỉnh Hải Dương so với quy hoạch - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Bảng 2.5 Thực tế các làng nghề của tỉnh Hải Dương so với quy hoạch (Trang 47)
Bảng 2.7. Thực trạng tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà  nước về làng nghề của tính Hải Dương - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Bảng 2.7. Thực trạng tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về làng nghề của tính Hải Dương (Trang 50)
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu về các làng nghề được công nhận  của tỉnh Hải Dương năm 2022 - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu về các làng nghề được công nhận của tỉnh Hải Dương năm 2022 (Trang 54)
Bảng 2.10. Tình hình kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề của  tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 – 2022 - Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
Bảng 2.10. Tình hình kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w