Đề án hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2030

MỤC LỤC

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Câu hỏi nghiên cứu. Đề án cần trả lời các câu hỏi sau:. 1) Làng nghề là gì, quản lý nhà nước đối với làng nghề là gì?. 2) Thực trạng quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay như thế nào?. 3) Có những giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương?. - Ba là, đề án đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp so sánh: dựa trên những dữ liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành so sánh các số liệu liên quan đến quản lý đối với các làng nghề giữa các năm từ 2020 đến 2022 để làm rừ được sự biến động của cỏc chỉ tiờu về quản lý đối với các làng nghề của tỉnh Hải Dương. + Phương pháp diễn giải: Được thể hiện trong việc tiếp cận thông tin khai thác từ các phương tiện thông tin truyền thông hiện đại như internet, truyền hình để thống kờ tài liệu, dữ liệu nhằm làm rừ thực trạng quản lý nhà nước trong thực tiễn nói riêng; từ đó, phương pháp tổng hợp, đánh giá được sử dụng để đưa ra những giải pháp hoàn thiện vấn đề cần nghiên cứu cả về góc độ lý luận và thực tiễn.

Kết cấu của đề án

+ Phương pháp phân tích: được sử dụng xuyên suốt trong đề án để xây dựng cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Khái quát về làng nghề 1. Khái niệm làng nghề

Theo Bùi Văn Vượng, “làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành với hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội” (Bùi Văn Vượng, 2002). Về cơ bản, quan niệm về làng nghề tại Nghị định 52 kế thừa quan điểm của Thông tư 116/2006/TT- BNN, thay đổi 2/3 tiêu chí làng nghề, theo đó, tiêu chí công nhận làng nghề theo Nghị định 52 gồm (1) có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; (2) hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (3) đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh 1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền

Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và loại hình doanh nghiệp tư nhân” (Trương Minh Hằng, 2011). Quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh. quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp luật quy định. Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh. “Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật, nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Để quản lý trước hết cần có các thể chế, tổ chức, cán bộ của Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước có tư cách pháp nhân bằng các văn bản quy phạm pháp luật trong việc tổ chức, điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của công dân. Tóm lại, Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật Nhà nước để điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Như vậy, Quản lý nhà nước về làng nghề của chính quyền cấp tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh áp dụng hệ thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch tác động vào đối tượng quản lý để hướng dẫn các làng nghề của địa phương hoạt động đúng theo định hướng đã đặt ra trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế. Theo góc độ đó có thể thấy quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với làng nghề nhằm các mục tiêu cụ thể như sau:. Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển làng nghề. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng và vận hành hiệu quả các doanh nghiệp các cơ sở trong làng nghề. Để đạt được mục tiêu này Chính phủ và UBND tỉnh ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi cho các dự án quy hoạch, phát triền làng nghề còn tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất nghề về thủ tục hành chính, về cơ sở hạ tầng. Hai là, sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả. Đề sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả nhà nước thường phải xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề. một cách hiệu quả là mục tiêu thứ hai trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Để sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả nhà nước thường phải quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề có tính lâu dài, kết hợp được các yêu cầu khác về phát triển làng nghề với các yêu cầu khác về phát triển kinh tế - xã hội. Ba là, sử dụng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả. Thường nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất lớn mà khả năng của Nhà nước và tư nhân không thể đáp ứng đầy đủ. Do đó, đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu vực làng nghề, một mặt nhà nước phải có kế hoạch chương trình, dự án đầu tư vốn nhà nước hiệu quả, mặt khác nhà nước phải có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư hiệu quả vào khu vực kinh tế làng nghề. Bốn là, bảo vệ môi trường sinh thái. Ưu tiên cho phát triển làng nghề, nhưng quản lý nhà nước đối với làng nghề còn có mục tiêu ngăn ngừa các hoạt động thái quá của các cơ sở sản xuất nghề làm ảnh hưởng đến môi trường. Nếu không có các biện pháp buộc các cơ sở sản xuất phải đảm bảo yêu cầu xử lý chất thải và áp dụng công nghề bảo vệ môi trường thì các lợi ích ngắn hạn từ phát triển làng nghề có thể không đủ bù đắp cho những thiệt hại môi trường về lâu dài. Năm là, nâng cao hiệu quả kinh tế theo lãnh thổ. Thông qua phát triển các làng nghề, nhà nước kỳ vọng vào tác động lan tỏa của nó đến các ngành và vùng khác nhau kinh thành thêm các vùng nông nghiệp cung cấp nguyên, vật liệu, phát triển dịch vụ cho làng nghề, phát triển các trung tâm thương mại. Vì thế quản lý của nhà nước đối với làng nghề phải được hoạch định và thực hiện có tầm rộng đủ xã một cách hợp lý để hướng đến thay đổi bộ mặt địa phương. Sáu là, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đây là mục tiêu quan trọng của quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề. Nội dung quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh. Quy hoạch phát triển làng nghề. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề giúp cho các cá nhân, hộ kinh doanh và cỏc nghệ nhõn thấy rừ được định hướng, mục tiờu phỏt triển, lĩnh vực phát triển các ngành nghề của địa phương từ đó có hướng phát triển. Quy hoạch phát triển làng nghề phải có lộ trình phù hợp với khả năng của tỉnh về nguồn lực, khả năng lấp đầy các làng nghề hiện hữu, nguồn nhân lực quản. lý, lao động của địa phương, quy mô thị trường.. theo từng thời kỳ. Quy hoạch phát triển làng nghề phải dựa trên cơ sở nội lực của các làng nghề la chủ yếu, vai trò của nhà nước là định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện môi trường phát triển. Dựa trên nền tảng là tiềm năng ngành nghề hiện có hoặc xu hướng du nhập nghề nghiệp phù hợp của từng địa phương và từng giai đoạn. Cơ quan quản lý nhà nước triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề, các ngành nghề của làng. Quy hoạch phát triển làng nghề phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa công nghệ truyền thống với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc áp dụng công nghệ hiện đại, tiếp thu yếu tố công nghệ mới, máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất là đòi hỏi khách quan, tuy nhiên vẫn cần giữ gìn và lưu truyền những bí quyết công nghệ truyền thống để tạo ra nét đặc trưng của sản phẩm, nét văn hóa dân gian trong các sản phẩm làng nghề truyền thống. Nội dung quy hoạch phát triển làng nghề phải giải quyết tốt các vấn đề gắn liền giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề giúp cho các cá nhân, hộ kinh doanh và cỏc nghệ nhõn thấy rừ được định hướng, mục tiờu phỏt triển, lĩnh vực phát triển các ngành nghề của địa phương từ đó có hướng phát triển. Tuy nhiên để công tác quy hoạch phát triển làng nghề thực sự có hiệu quả và có ý nghĩa thì phải đảm bảo quy hoạch phát triển làng nghề phải nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phải được cụ thể hóa và mang tính đồng bộ. Vì vậy việc xây dựng phải được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của UBND tỉnh. Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về làng nghề Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về làng nghề là quá trình chính quyền cấp tỉnh phổ biến chính sách đến các đối tượng có liên quan đến PTLN như hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình hoạt động theo quy định của pháp luật; lao động nông thôn, các giáo viên dạy nghề, các cơ sở đào tạo nghề biết về chính sách và chấp nhận chính sách, từ đó ủng hộ và tham gia thực hiện chính sách PTLN một cách tự nguyện. Công tác truyền thông có thể được thực hiện thông qua việc vận hành hệ thống truyền thông đại chúng hoặc thông qua việc vận tập huấn trực tiếp. Các nội dung cần tuyên truyền là:. - Tuyên truyền về mục tiêu của chính sách, đối tượng của chính sách, các. giải pháp và nguồn lực thực hiện chính sách PTLN. - Tuyên truyền về chính sách hỗ trợ đối với làng nghề như hỗ trợ kinh phí trực tiếp quy định tại quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; hình thức, định mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định. - Tuyên truyền về hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề. Nội dung hỗ trợ đầu tư, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng nghề: Đường giao thông, điện, nước sạch; hệ thống tiêu, thoát nước; xây dựng trung tâm, điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm làng nghề. - Tuyên truyền về các tiêu chí để lao động nông thôn, giáo viên, các cơ sở dạy nghề được hỗ trợ từ chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mức hỗ trợ, kinh phí hỗ trợ, quá trình cần thực hiện để được hỗ trợ;. - Tuyên truyền về Luật bảo vệ môi trường khi thực hiện PTLN…. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa vi phạm pháp luật xẩy ra, làm cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề tự giác, duy trì bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ mội trường và lợi ích tập thể của mình. Khi lợi ích của các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tham gia tích cực vào việc tuân thủ các chính sách pháp luật của nhà nước về làng nghề cũng như xây dựng, giữ gìn và phát triển môi trường sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Khi ý thức pháp chế trong nhân dân được nâng cao thì người dân sẽ tham gia tích cực vào việc xây dựng chính sách cho làng nghề. Khi các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trong làng nghề thấy rừ chớnh sỏch do mỡnh làm ra để bảo vệ lợi ớch của mình thì việc tuân thủ kỷ luật xã hội trong làng nghề và pháp luật của Nhà nước sẽ mất dần sự gò bó và trở thành một thói quen, một tập quán, một nhu cầu của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Quy định công nhận làng nghề. Để hoạt động của các làng nghề đi vào ổn định, chấp hành các chính sách quản lý của nhà nước, nhà nước ban hành các tiêu chí để công nhận cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề cụ thể như sau:. Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí sau:. a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát. triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận. b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc. c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. + Làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau:. a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này. b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận. c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. + Các xã phải xây dựng, trình Ủy ban nhân dân các huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, kế hoạch di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh

Như vậy có thể thấy trình độ phát triển khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của làng nghề, vì thế trong xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách phát triển làng nghề, nhà nước quản lý, có cơ chế phù hợp nhằm từng bước cơ khí hóa, hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất làng nghề, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, có như thế, làng nghề mới phát triển và ngược lại nếu địa phương không vận dụng khoa học công nghệ vào phát triển làng nghề thì hiệu quả quản lý nhà nước về làng nghề sẽ không cao. Đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các làng nghề có điều kiện phát triển mạnh, hiệu quả quản lý nhà nước về làng nghề cao và ngược lại nếu điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ sẽ là yếu tố làm giảm hiệu quả của quản lý nhà nước về phát triển làng nghề.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các làng nghề của chính quyền cấp tỉnh

Làng nghề nông thôn của Nam Định được chia làm 05 nhóm làng nghề chính (1) Nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản; (2) Nhóm làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, thủy tinh, dệt may, cơ khí, tái chế; (3) Nhóm làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; (4) Nhóm làng nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; (5) Nhóm làng nghề xây dựng và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn, được phân bổ ở tất cả các huyện và thành phố. Ba là, tăng cường nâng cao chất lượng, vai trò của công tác phát triển nông thôn, xúc tiến thương mại để thực hiện việc khuyến khích, hỗ trợ các các cơ sở sản xuất, các làng nghề tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, làng nghề tham gia các hội chợ nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm làng nghề, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương 1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hải Dương

Hiện nay toàn tỉnh có 65 làng nghề được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh công nhận, trong đó có 34 làng nghề truyền thống với nhiều làng nghề lâu năm, đã tạo được chỗ đứng trên thị trường như: gốm Chu Đậu, gỗ mỹ nghệ Đông Giao, vàng bạc Châu Khê, thêu ren Xuân Nẻo, rượu Phú Lộc, giày da Hoàng Diệu.. Theo các tiêu chí quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các ngành nghề được chia thành 06 nhóm như sau:. - Nhóm ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: 06 làng nghề;. - Nhóm ngành xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn: 03 làng nghề;. - Nhóm ngành sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh: 01 làng nghề;. - Nhóm ngành DV phục vụ SX, đời sống dân cư nông thôn: 08 làng nghề. Trải qua nhiều biến động, thăng trầm, các làng nghề vẫn đã và đang tồn tại, phát triển; bước đầu khai thác và phát huy được tiềm năng lợi thế, bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương. Nhiều làng nghề đã đổi mới được cơ chế hoạt động, đầu tư đổi mới công nghệ để nhập cuộc, bắt nhịp với những yêu cầu mới của xã hội;. tạo ra các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự phát triển của làng nghề không chỉ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương mà còn góp phần chuyển dịch, đa dạng hóa kinh tế nông thôn; gia tăng giá trị sản xuất, xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách nhà nước; tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động nông thôn với thu nhập trung bình từ 4.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn rà soát, thống kê, phân loại và tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình phát triển ngành nghề nông thôn báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. phát triển làng nghề với tổng mức đầu tư 7,5 tỷ đồng). - Tích cực hỗ trợ cho các làng nghề phát triển: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật tại các làng nghề; Hỗ trợ, chuyển giao công nghệ cho các làng nghề; Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho các sản phẩm của làng nghề; Đẩy mạnh thu hút đầu tư, đa dạng hoá các mô hình và loại hình tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp; Phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, khu sản xuất tập trung; Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong phát triển làng nghề; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN.

Bảng 2.1: Tình hình đất đai của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2022  Đơn vị tính: Ha
Bảng 2.1: Tình hình đất đai của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Ha

Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với các làng nghề của tỉnh Hải Dương

Môi trường ở các làng nghề ô nhiễm hầu hết là do các nguyên nhân chủ yếu sau: do trình độ, ý thức người dân thấp, chưa nhận thức đầy đủ về nguy cơ ô nhiễm môi trường; do điều kiện vệ sinh và cơ sở kết cấu hạ tầng kém, hệ thống thoát nước chưa xây dựng đồng bộ; do thiếu vốn nên các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề không đủ điều kiện đầu tư mua các thiết bị xử lý chất thải; hầu hết các làng nghề đều sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu dẫn đến sử dụng nhiều nguyên liệu và tạo ra nhiều chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường. Công tác xử lý ô nhiễm về nước thải, tiếng ồn… tại một số làng nghề còn nhiều hạn chế, hầu hết các làng nghề hoạt động đều phát sinh chất thải rắn, đối với nước thải chỉ chủ yếu tập trung tại nhóm các làng nghề chế biến nông sản, thực phầm (bún, bánh đa, nấu rượu) và nhóm làng nghề cơ khí, vàng bạc, gốm sứ; đối với khí thải tập trung xuất hiện tại các làng nghề gỗ, thực phầm (bún, bánh đa, nấu rượu) và nhóm làng nghề cơ khí, vàng bạc.

Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Thêm vào đó, việc phát triển làng nghề còn là cách thức để lưu giữ và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc nhằm hướng tới thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với mục tiêu cơ bản xây dựng nông thôn phát triển về kinh tế, đậm đà giá trị truyền thống văn hóa và phong phú, hòa thuận, ổn định về đời sống tinh thần. - Phát triển làng nghề theo hướng tập trung gắn với quy hoạch kinh tế xã hội địa phương, xây dựng nông thôn mới, duy trì và phát triển làng nghề theo hướng chuyên sâu và bền vững, tiến tới di chuyển toàn bộ các hộ sản xuất đan xen trong khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào các khu, điểm sản xuất tập trung để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất.

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2030

Sở Tài nguyên môi trường , UBND tỉnh Hải Dương, UBND các huyện, thành phố, thị xã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và tuyên truyền môi trường nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức (kinh tế, văn hoá, xã hội..), đơn vị vũ trang, của cả cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường như có thái độ nghiêm khắc đối với các hành vi gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường đi đôi với việc áp dụng các chế tài, xử phạt nghiêm, đúng mức mọi vi phạm;. Nâng cao chất lượng giám sát của cộng đồng dân cư đối với các vấn đề bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động như khen thưởng, tuyên dương những điển hình tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền, công bố rộng rãi thông tin về chất lượng môi trường, các hoạt động về bảo vệ môi trường của Tỉnh, theo định kỳ hàng tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết và giám sát, thiết lập các đường dây nóng để người dân kịp thời phản ánh các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường tới các cơ quan chuyên môn để có giải pháp ứng phó kịp thời.

Các kiến nghị

Đặc biệt là UBND tỉnh xem xét xây dựng ban hành Đề án khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái. - Đề nghị hỗ trợ định hướng đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề, đảm bảo thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, tránh hiện tượng lợi dụng thương hiệu của làng nghề, gây mất lòng tin cho người tiêu dùng; Có định hướng quy hoạch các khu phát triển sản xuất tập trung, hoàn thiện các khâu dịch vụ như cung cấp điện, giao thông, hệ thống thoát nước, thu gom rác thải và xử lý môi trường.