Tóm tắt: Thực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

28 0 0
Tóm tắt: Thực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MAI HƯƠNG

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Đặng Thị Diệu Trang 2 TS Đoàn Thị Tuyến

Phản biện 1: GS.TS Từ Thị Loan Phản biện 2: PGS.TS Bùi Hoài Sơn Phản biện 3: PGS.TS Vũ Thị Phương Hậu

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội vào

hồi…… giờ…….phút, ngày……tháng… năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Tái định cư (TĐC) là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và chính phủ trên thế giới, trong đó có Việt Nam Đặc biệt trong những thập kỉ gần đây, khi các dự án phát triển được triển khai mạnh mẽ ở một số nước trong khu vực Những tác động lớn của chương trình TĐC bắt buộc đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và các tổ chức trong và ngoài nước Tại Việt Nam, các công trình thủy điện, nhà máy, bến cảng, các khu công nghiệp… được xây dựng với mục đích đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhiều dự án phục vụ cho phát triển được gắn với di dân TĐC Việc TĐC trong các dự án phát triển được hiểu là để tạo ra lợi ích và điều kiện tốt hơn cho cuộc sống của người dân, vì vậy chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình TĐC bắt buộc ở những quy mô khác nhau, và cho dù ở cấp độ nào đều có những tác động rất lớn đến mọi khía cạnh cuộc sống của cộng đồng từ thực hành văn hóa sinh kế, tôn giáo tín ngưỡng đến các quan hệ xã hội

TĐC ở Kỳ Anh được thành lập là kết quả của dự án phát triển Khu Kinh tế Vũng Áng Đây là một chiến lược phát triển về kinh tế biển của vùng biển Hà Tĩnh nói riêng và của cả nước nói chung trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước Người dân phải rời bỏ mảnh đất mà tổ tiên đã trao truyền và gắn bó qua bao nhiêu thế hệ để di dời đến sống ở khu TĐC, nhường đất cho dự án nhà máy khu công nghiệp, các cầu cảng vận tải đường biển ; điều này đã kéo theo những xáo trộn, thay đổi trong đời sống văn hóa sinh kế, không gian văn hóa sinh hoạt cộng đồng, không gian văn hóa tâm linh Theo kế hoạch, khi các hộ dân được di dời đến nơi ở mới, họ được cấp đất đai, được xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo, được quy hoạch dân cư đô thị Sau khi ổn định về đời sống, nhà ở, nguồn nước thì sẽ có chương trình phát triển sản xuất, thị trường, tạo công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đặc biệt là lao động trẻ Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình TĐC ở đây đã có nhiều bất cập nảy sinh, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, phục hồi sinh kế chưa thỏa đáng, việc đảm bảo đời sống cho người dân TĐC trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp

Trang 4

hạn chế là một thách thức rất lớn cho người dân TĐC và cho cả các cấp chính quyền ở địa phương Bên cạnh những lợi ích mang lại cho đời sống người dân như quy hoạch xây dựng dân cư theo tiêu chí đô thị, nhà cửa xây dựng cao tầng, vùng TĐC nằm trong địa bàn thị xã Kỳ Anh… thì vẫn còn

tồn tại nhiều vấn đề nảy sinh do khu TĐC chưa phù hợp với quy hoạch, tiêu

chuẩn và quy chuẩn xây dựng; thiếu nguồn nước để sinh hoạt và sản xuất; đất sản xuất vừa thiếu vừa cằn cỗi; thay đổi về sinh kế, về phương thức sản xuất trong không gian sinh tồn; sự bất hợp lý trong chính sách đất đai; xung đột lợi ích; thay đổi tập quán sản xuất Bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề về kinh tế, văn hoá xã hội phức tạp đã xuất hiện; những thay đổi trong hoạt động ngư nghiệp, nông nghiệp, quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ, phong tục, tập quán, đời sống hằng ngày

Trong bối cảnh thực tiễn được nêu trên về TĐC ở Kỳ Anh, từ góc nhìn văn hoá, có rất nhiều câu hỏi nêu ra cần được giải đáp như: Bức tranh về thực hành văn hóa của người dân TĐC ở Kỳ Anh đang diễn ra như thế nào? Người dân đã gặp những thách thức và thích nghi ra sao trong điều kiện của không gian cư trú mới với những thay đổi về sinh kế, môi trường sống và các thực hành văn hoá hằng ngày? Để trả lời những câu hỏi đó, một nghiên cứu chuyên sâu về tác động của TĐC đối với thực hành văn hoá của người dân TĐC ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh là cần thiết Việc này đồng thời góp phần làm phong phú thêm nhận thức về tác động của TĐC đối với đời sống văn hoá xã hội của người dân, một vấn đề cấp thiết và luôn mang tính thời sự trong bối cảnh phát triển và hiện đại hoá

hiện nay Từ những lí do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn: “Thực

hành văn hóa của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh” để làm đề

tài luận án tiến sĩ

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc mô tả, phân tích các thực hành văn hóa của người dân TĐC ở Kỳ Anh trên các phương diện văn hóa sinh kế, văn hóa thường ngày và văn hoá tín ngưỡng, luận án tập trung làm rõ quá trình thích ứng trong thực hành văn hóa của người dân sau TĐC, chỉ ra cách thức tái cấu trúc văn hoá trong bối cảnh mới – bối cảnh CNH-HĐH ở địa phương

Trang 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất, mô tả và phân tích thực trạng các thực hành văn hóa của

cư dân TĐC ở Kỳ Anh trong không gian sinh tồn mới, bao gồm: thực hành văn hóa sinh kế, thực hành văn hóa thường ngày và văn hóa tín ngưỡng

Thứ hai: Nhận diện và bàn luận về những thay đổi đặt ra từ thực trạng các thực hành văn hóa của cư dân TĐC ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thực hành văn hóa của cộng đồng cư dân TĐC ở Kỳ Anh hiện nay Để phục vụ cho việc tìm hiểu các thực hành văn hoá hiện nay, các thực hành văn hoá trong quá khứ của người dân Kỳ Anh trước khi họ chuyển tới khu vực TĐC cũng được quan tâm, tìm hiểu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu một số thực

hành văn hóa tiêu biểu, đây cũng là những thành tố văn hoá nổi bật và bị ảnh hưởng lớn bởi quá trình TĐC, bao gồm: Thực hành văn hóa sinh kế, thực hành văn hóa thường ngày và thực hành văn hoá tín ngưỡng

Phạm vi thời gian: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu thực hành văn

hóa của cư dân vùng TĐC ở Kỳ Anh, từ năm 2010 (thời điểm bắt đầu thực hiện di dời dự án TĐC) cho đến nay

Phạm vi không gian: Trước TĐC, xã Kì Lợi thuộc huyện Kỳ Anh,

ngày 10/4/2015 Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 903/NQ-UBTVQH về việc thành lập Thị xã Kỳ Anh và xã Kì Lợi trực thuộc Thị xã Kỳ Anh Thực hiện chính sách di dân của Chính phủ, người dân xã Kỳ Lợi chuyển cư sinh sống tại các địa bàn: phường Kỳ Trinh, xã Kỳ Nam, xã Kỳ Phương Xã Kỳ Lợi là địa bàn bị ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp bởi các dự án phát triển CNH-HĐH tại Khu Kinh tế Vũng Áng Trong luận án này, tác giả luận án tập trung nghiên cứu ở địa bàn TĐC Kỳ Lợi chuyển cư sinh sống tại phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh gồm 298 hộ dân thôn 1 Tân Phúc Thành và một phần của thôn 2 Tân Phúc Thành Vì vậy, trong luận án tác giả sử dụng cách gọi khu TĐC Kỳ Lợi hoặc TĐC ở Kỳ

Trang 6

Anh (Khu TĐC Kỳ Lợi ở phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh) trong những bối cảnh phù hợp

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Đề tài luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đó là: (1) Phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó ưu tiên cho điền dã dân tộc học với quan sát tham dự, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm; (2) phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp Các phương pháp được lựa chọn giúp luận án có được thông tin từ thực tế đầy đủ, bao quát và đáng tin cậy

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Nghiên cứu về thực hành văn hóa sau TĐC của cư dân TĐC ở Kỳ Anh là một nghiên cứu chuyên sâu, góp phần làm phong phú thêm hệ thống các nghiên cứu về TĐC ở Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng đặc biệt là xây dựng khu công nghiệp ven biển

- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp các phát hiện hữu ích về sự thay đổi và thích ứng văn hóa trong điều kiện chuyển cư, sinh sống ở một không gian sinh tồn mới, chịu ảnh hưởng của chính sách phát triển và quá trình CNH-HĐH

- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án cung cấp tư liệu sinh động và những phân tích khoa học về những thay đổi về đời sống văn hoá của người dân TĐC ở một địa phương cụ thể

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1.Ý nghĩa lý luận của luận án

Thông qua nghiên cứu về các thực hành văn hoá ở khu TĐC mà cụ thể là các thực hành văn hóa sinh kế, thực hành văn hoá thường ngày và văn hoá tín ngưỡng đề tài luận án góp phần làm phong phú thêm các nhận định về TĐC trong bối cảnh phát triển gắn với CNH, HĐH

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề TĐC Đó có thể là các nhà nghiên cứu, các cán bộ dự án (phát triển) hay các các nhà quản lý, hoạch định chính sách Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án còn cung cấp những cứ liệu cụ thể góp phần gợi mở, giúp các nhà quản lý văn hóa và các ban

Trang 7

ngành liên quan xây dựng kế hoạch chính sách, quản lý phù hợp với các chiến lược trong các dự án phát triển và việc xây dựng các khu TĐC Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của đề tài luận án cũng có thể sử dụng như một tài liệu nhằm nâng cao nhận thức người dân và chính quyền địa phương vùng TĐC ven biển về những giá trị văn hóa truyền thống, giúp phát huy xây dựng đời sống văn hoá ổn định và hài hoà ở khu TĐC trong thực tiễn

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục

luận án được triển khai với 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn

nghiên cứu

Chương 2: Thực hành văn hóa sinh kế của cư dân tái định cư ở Kỳ

Anh, Hà Tĩnh

Chương 3: Thực hành văn hóa thường ngày và văn hoá tín ngưỡng

của cư dân tái định cư ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Chương 4: Thực hành văn hoá của cư dân tái định cư ở Kỳ Anh, Hà

Tĩnh: Một số vấn đề bàn luận

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về tái định cư và văn hóa của các cộng đồng tái định cư

- Các nghiên cứu chung về tái định cư

Các nghiên cứu đã tập trung phân tích, đánh giá các chính sách TĐC trong các dự án phát triển và từ đó đưa ra những quan điểm, nguyên tắc, đề xuất khuyến nghị cụ thể để các cơ quan hữu quan thực hiện tốt hơn việc TĐC trong tương lai Có thể kể đến các nghiên cứu của World Bank

gồm:“Operations Policy Issues in the Treatment of Involuntary

Resettlement” (Tác động của chính sách trong TĐC không tự nguyện), “Resettlement and development: The Bankwide review of projects” (Tái

TĐC và phát triển: Việc xem xét các dự án của ngân hàng)… Các nghiên

cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) gồm: “Involuntary

Resettlement Policy Review”, “Involuntary Resettlement, Operational

Trang 8

về TĐC ở các dự án thuỷ điện khác của các tác giả Đặng Nguyên Anh

(2007), Tống Văn Chung (2005), Trương Thị Ngọc Lan (2004), Khúc Thị

Thanh Vân (2007)…Các công trình này đã nêu khái quát các vấn đề của TĐC, từ thực trạng công tác TĐC ở các dự án thủy điện ở Việt Nam cho đến các vấn đề nảy sinh khi thực hiện chính sách TĐC từ đó đưa ra những gợi ý chính sách để làm tốt hơn công tác TĐC Từ kết quả nghiên cứu thu được, nhóm các công trình này đã xác lập định hướng chung mang tính nguyên tắc trong hoạch định các dự án TĐC Các công trình thuộc nhóm nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn, được coi là những tài liệu cần thiết cho các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và thực hiện các dự án TĐC

- Những nghiên cứu về thực hành văn hóa gắn với quá trình TĐC

Phải kể đến một số công trình tiêu biểu có liên quan đến chủ đề

này đó là các nghiên cứu của Trịnh Thị Hạnh (2017) có nghiên cứu “Biến

đổi sinh kế của người Mường vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình ở nơi tái định cư”; công trình do Phạm Quang Hoan chủ biên (2012), “Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng TĐC thủy điện Sơn La; Phạm Quang Linh

(2017) thì có công trình “Sinh kế của người Thái tái định cư thủy điện Sơn

La” Các nghiên cứu này đã cung cấp môt cái nhìn bao quát ở nhiều góc

cạnh về thực hành văn hóa của các người dân vùng TĐC, là nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh cụ thể trong đời sống văn hoá xã hội, các thực hành văn hóa khác như tôn giáo, tín ngưỡng hay lối sống, sinh hoạt thường

ngày của người dân ở những địa điểm nghiên cứu khác nhau

1.1.2 Những nghiên cứu về văn hóa của cư dân ven biển và cư dân TĐC Kỳ Anh, Hà Tĩnh

- Những nghiên cứu về văn hoá của cư dân ven biển

Những nghiên cứu về cư dân ven biển Việt Nam đã được triển khai trên nhiều bình diện, cơ bản tập trung làm rõ được các vấn đề tín ngưỡng, biến đổi văn hóa và ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đã tác động tới

văn hóa biển, có thể đề cập đến công trình Văn hóa dân gian làng ven biển

(2000) của nhóm nghiên Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian do học giả

Ngô Đức Thịnh làm chủ biên; Đặng Thị Thúy Hằng (2021) có công trình

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Lê Thị Hiếu (2018) có công trình “Biến đổi văn hóa vùng ven biển Nghệ An qua nghiên cứu trường hợp thị xã Cửa Lò; tác giả

Nguyễn Duy Thiệu còn có một loạt bài viết công bố trên các tạp chí, như:

Nhật trình đi biển của người Bồ Lô tại vùng biển Bắc Trung Bộ (2003); Người Việt (Kinh) vùng ven biển miền Trung hội nhập cùng biển cả

(2007);… Các nghiên cứu thể hiện vai trò của phát triển kinh tế và nhận

Trang 9

thức tầm quan trọng của biển đối với đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng ngư dân ven biển

- Những nghiên cứu liên quan tới TĐC ở Hà Tĩnh

Địa bàn TĐC ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nơi chịu tác động rất lớn bởi các dự án phát triển và đang có những thay đổi nhanh chóng Có thể kể đến:

Nguyễn Thị Nguyệt (2015) có bài viết “Sự biến đổi văn hóa gia đình ở

vùng tái định cư huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh"; Nguyễn Ngọc Sơn (2017)

luận văn thạc sĩ, “Tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”; và

Hoàng Thị Mai Huyền (2015) nêu “Hệ quả xã hội sau tái định cư phục vụ

xây dựng khu kinh tế Vũng Áng (nghiên cứu trường hợp xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh)…Sự thay đổi của vùng đất này đã thu hút sự chú ý

của các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau tuy nhiên các công trình là mỗi vấn đề nghiên cứu khác nhau hoặc có các bài viết/báo cáo

mang tính ứng dụng thực tiễn cao

Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy:

TĐC là một chủ đề được đặc biệt quan tâm từ trước đến nay, tuy nhiên những công trình nghiên cứu chuyên sâu về các thực hành văn hoá của người dân TĐC ở một địa bàn cụ thể vẫn luôn là những đóng góp cần thiết cho các lý luận khoa học về biến đổi văn hoá xã hội và sự thích nghi của người dân trong bối TĐC, đồng thời cung cấp cho những người quan tâm về TĐC ở Việt Nam hiểu hơn về những vấn đề nảy sinh từ các dự án TĐC, chỉ rõ những mặt hạn chế, khó khăn trong đời sống sinh kế của người dân vùng TĐC

Từ việc điểm lại những nghiên cứu về TĐC ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu về đời sống văn hoá của cư dân TĐC tại Kỳ Anh là những đóng góp cần thiết cho công tác nghiên cứu về thực hành văn hóa của cư dân vùng TĐC và là một đề tài mới, mang tính thời sự, cập nhật, góp những tiếng nói khoa học cho các định hướng chính sách cụ thể của nhà nước

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu của luận án

- Thực hành văn hóa

Trong nghiên cứu này, thực hành văn hóa được hiểu là các thực hành

được người dân TĐC ở Kỳ Anh thực hiện hoặc áp dụng trong cuộc sống hằng ngày với tư cách là một thành viên trong xã hội Các thực hành văn hoá bao gồm những thực hành gắn với hoạt động lao động sản xuất (sinh kế), thực hành văn hoá hàng ngày gắn với không gian gia đình/cộng đồng và thực hành liên quan đến các hình thức thể hiện như nghi lễ, tín ngưỡng gắn với phong

Trang 10

tục tập quán Tất cả những yếu tố trên vừa có sự sáng tạo mới, vừa trên cơ sở tiếp thu kế thừa những giá trị văn hoá cũ được con người sử dụng, lựa chọn trước cuộc sống bị pha trộn của xã hội và được vận hành trong đời sống hằng ngày một cách phù hợp, linh hoạt trước cuộc sống di dân TĐC và trong bối

cảnh sống mới của đô thị, của CNH-HĐH

- Văn hoá sinh kế, thực hành văn hoá sinh kế

Theo từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học (2006), Sinh kế hay mưu sinh là những khái niệm rất gần gũi nhau về mặt nội hàm, và ngữ nghĩa được hiểu là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống Emily A Schultz - Robert H Lavenda (2001) cho rằng khi nói đến sinh kế là hàm ý con người phải làm gì để có được của cải vật chất như lương thực, quần áo, chỗ ở nhằm duy trì cuộc sống Một cách hiểu khác, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất,…) và các hoạt động cần có để kiếm sống Sinh kế có thể gắn với thực hành văn hoá sinh kế và được hiểu là những phương thức kiếm sống của một cá nhân hay cộng đồng, nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần để duy trì sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng đó

Thực hành văn hoá sinh kế là phương thức để tồn tại bao gồm những kế hoạch, cách thức, cách triển khai liên quan tới sinh kế để con người có thể tồn tại, sinh sống được Hay có thể nói thực hành văn hoá sinh kế là sự tác động của con người vào các nhóm tài nguyên xung quanh nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân để tồn tại

Trong luận án này có thể hiểu khái niệm thực hành văn hoá sinh kế hướng tới cách thức kiếm sống của con người và là một thành tố cơ bản trong thực hành văn hóa mà người dân khu TĐC ở Kỳ Anh thực hiện để đảm bảo nhu cầu về đời sống vật chất Thực hành văn hoá sinh kế là các hoạt động tổ chức trong lao động sản xuất, sự phân bố thời gian để tìm kiếm, làm ra các sản phẩm và từ đó các sản phẩm này phục vụ trực tiếp nhu cầu cuộc sống của con người

Văn hoá thường ngày, thực hành văn hoá thường ngày

Văn hoá luôn được sản sinh ra trong bối cảnh mới, thực hành văn hoá thường ngày là những hành động được lặp đi lặp lại, nghĩa là những hành động không ngừng được tạo thêm và khi văn hoá thường ngày đã quen thuộc với người dân thì nó có thể kiến tạo nên cái gọi là “bản sắc”, nó sẽ có những biến đổi khi nhận được những yếu tố mới Chính vì vậy, nghiên cứu này coi những hình ảnh trong văn hoá thường ngày chính là đời sống của người dân TĐC sống trong bối cảnh mới, thông qua: không gian nhà cửa và điều kiện sinh hoạt, thực hành văn hoá thường ngày gắn với ứng xử quan hệ

Trang 11

trong gia đình, trong cộng đồng TĐC và một số hình thức thực hành văn hoá như ăn, mặc, ở, văn hoá giải trí…

Văn hoá tín ngưỡng, thực hành văn hoá tín ngưỡng

Văn hoá tín ngưỡng còn là hệ thống những niềm tin và cách thức thể hiện những niềm tin ấy bằng những hành động cụ thể của con người đối với một hiện tượng siêu nhiên, xã hội, thậm chí là một sự vật nào đó, hoặc cá nhân có liên quan đến cuộc sống thực tại của họ đã được thiêng hóa để cầu mong sự che chở, giúp đỡ Trong nghiên cứu này, văn hoá tín ngưỡng được hiểu là tất cả những niềm tin, thực hành và tình cảm tôn giáo, tín ngưỡng sản sinh và tồn tại trong một môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa mà con người đang sống, được định hình theo cách nghĩ và cảm nhận trên cơ sở nền văn hóa đang chi phối Ở đây, tín ngưỡng là một thành tố văn hoá trong tổng thể khối văn hoá của cộng đồng khu TĐC ở Kỳ Lợi, do vậy có thể hiểu, thực hành văn hoá tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng, tưởng niệm và tôn vinh những vị thần có công với nhân dân, các nghi lễ dân gian được lưu truyền phản ánh giá trị lịch sử, giá trị văn hoá và đạo đức của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần của cộng đồng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Các cư dân TĐC thể hiện niềm tin tín ngưỡng thông qua những lễ nghi gắn với phong tục, tập quán truyền thống; họ tin các thực hành đó có thể tác động đến đời sống, mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng

- Tái định cư

TĐC được hiểu là quá trình người dân tạo dựng cuộc sống ở nơi cư trú mới sau khi di dời khỏi nơi cư trú cũ TĐC không chỉ đơn thuần là di chuyển chỗ ở mà bao gồm một loạt các hành động nhằm ổn định cuộc sống như sự thích nghi với điều kiện sinh thái cảnh quan nơi ở mới, an ninh lương thực, xây dựng các mối quan hệ xã hội… từ đó, văn hóa bị biến đổi như là kết quả tất yếu khi TĐC TĐC Kỳ Lợi ở Kỳ Anh là hình thức TĐC tập trung Khái niệm trên được sử dụng trong đề tài được xác định không gian nghiên cứu cụ thể trong bối cảnh TĐC là một quá trình quản lý phát triển xã hội, bao gồm từ việc đền bù (bồi thường) các thiệt hại về tài sản và các ảnh hưởng đến đời sống do dự án phát triển gây ra, hỗ trợ người dân di chuyển, các biện pháp giúp người dân bị ảnh hưởng tạo lập lại nơi ở mới, khôi phục và phát triển mọi mặt đời sống của cư dân tại địa bàn nghiên cứu

1.2.2 Quan điểm tiếp cận của luận án

Vận dụng lý thuyết thay đổi xã hội, trong trường hợp người dân TĐC ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, luận án đưa ra lập luận rằng việc di dời khỏi môi trường sống lâu đời gắn với tài nguyên thiên thiên biển để chuyển tới địa

Trang 12

bàn sinh sống mới cách khá xa biển, nhường đất cho dự án Formosa Hà Tĩnh từ những năm 2010 đã tạo nên sự thay đổi môi trường sống của người dân nơi đây; điều này dẫn đến những biến đổi theo xu hướng "nhạt biển" trong các thực hành văn hoáđược định hình trong truyền thống lâu đời của người dân địa phương, làm thay đổi phương thức sinh kế, thực hành tôn giáo tín ngưỡng, thay đổi trong lối sống, chia sẻ giữa cộng đồng và các mối quan hệ xã hội, thay đổi quan hệ giới, không gian sinh hoạt, phong cách sống… và mọi mặt trong đời sống xã hội văn hoá địa phương

Dựa vào các quan điểm của lý thuyết hiện đại hoá luận án chứng minh rằng quá trình TĐC của người dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh theo dự án di dời của chính phủ là quá trình hiện đại hoá nền kinh tế với sự dịch chuyển từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế thị trường theo xu hướng hiện đại, đó là những trải nghiệm của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế biển sang nền kinh tế hàng hoá với đa dạng các ngành nghề như kinh doanh, dịch vụ, làm công ăn lương ở các khu công nghiệp Sự thay đổi môi trường sống và những tác động của các yếu tố hiện đại đã dẫn đến thay đổi thực hành văn hoá của người dân nơi đây, điều này thể hiện ở những khía cạnh khác nhau như: thay đổi thực hành sinh kế, thu hẹp không gian sống, ảnh hưởng đến thực hành lối sống, phong tục tập quán tín ngưỡng, mối quan hệ cộng đồng, áp lực về sự phụ thuộc vào nền kinh tế của mô hình hiện đại hoá Việc thay đổi nơi cư trú, tái trật tự hoá không gian, tổ chức lại cuộc sống trong hoàn cảnh mới, phương thức sinh kế mới, tạo dựng không gian sinh thái văn hóa đáp ứng nhu cầu của đời sống hiện đại tại vùng đất TĐC đã cho thấy các thực hành văn hoá của cộng đồng ở Kỳ Anh đã có sự lưu giữ, duy trì văn hoá truyền thống và đồng thời cách tân dung hòa với những yếu tố văn hóa mới, điều này thể hiện tính thích nghi linh hoạt, tiếp nhận năng động của cộng đồng chủ thể trong môi trường sống mới của đời sống hiện đại

1.3 Bối cảnh tái định cư và địa bàn nghiên cứu

1.3.1 Bối cảnh chính sách phát triển và sự ra đời của khu kinh tế Vũng Áng

1.3.2 Sự hình thành các khu tái định cư

Địa bàn nghiên cứu trước tái định cư

Xã Kỳ Lợi cách trung tâm hành chính thị xã Kỳ Anh 16km về phía đông nam Trước TĐC, xã Kỳ Lợi sống quần cư làng xã truyền thống, đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào những ngành nghề liên quan tới biển

Sự hình thành khu TĐC

Trang 13

Khu TĐC Kỳ Lợi tại Phường Kỳ Trinh được ra đời nằm trong lòng thị xã Kỳ Anh, bị ảnh hưởng của việc xây dựng khu kinh tế Vũng Áng và được xây dựng theo tiêu chí đô thị

1.3.3 Một số đặc điểm tự nhiên và đặc điểm văn hóa- xã hội

Đặc điểm tự nhiên

Thị xã Kì Anh gồm 12 đơn vị hành chính xã, phường, địa bàn này có độ dốc thoải dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, được chia thành các dạng địa hình khác nhau Cụ thể là: Vùng núi cao; vùng trung du; vùng Đồng bằng ven biển; vùng cồn cát ven biển, khí hậu có đặc tính biến động lớn, thường xuyên xẩy ra thiên tai bão lũ

Đặc điểm văn hóa- xã hội

Kỳ Anh là vùng “địa linh”, sát núi gần biển Xã hội truyền thống của người dân trước TĐC xã Kỳ Lợi được sống quần cư theo các hợp phần bao gồm làng ven biển, dòng họ và gia đình, được vận hành bởi các phong tục tập quán, tổ chức xã hội có sự gắn kết rằng buộc nhau tạo thành một cộng đồng chặt chẽ Khi chuyển lên nơi ở mới, vị trí khu TĐC Kỳ Lợi ở phường Kỳ Trinh nằm trên một quả đồi được san phẳng nằm trong quy hoạch đô thị

Tiểu kết chương 1

Các cộng đồng cư dân TĐC là đối tượng được rất nhiều ngành quan tâm đặc biệt là các ngành Khoa học xã hội, tuy nhiên chủ đề về thực hành văn hoá của cư dân TĐC vẫn còn là vấn đề cần được nhiều sự quan tâm Khi tiến hành nghiên cứu về vấn đề TĐC ở Kỳ Anh, tác giả đã sử dụng các phương pháp khác nhau và vận dụng các quan điểm nghiên cứu để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập, mảnh đất Kỳ Anh phát triển CNH, HĐH theo định hướng chung của nhà nước Việc người dân TĐC di dời khỏi môi trường sống lâu đời đã tác động mạnh mẽ đến các thực hành văn hoá trong đời sống theo những xu hướng khác nhau, biểu hiện sự năng động thích ứng với bối cảnh môi trường sống mới Luận án vận dụng một số quan điểm, cách tiếp cận của lý thuyết thay đổi xã hội, lý thuyết hiện đại hóa để cho thấy TĐC đã làm thay đổi môi trường không gian sống dẫn tới thay đổi các thực hành văn hóa Các thực hành văn hoá cư dân TĐC ở Kỳ Anh đã có sự lưu giữ văn hóa truyền thống và đồng thời cách tân dung hòa với những yếu tố văn hóa mới, điều này thể hiện sự thích nghi của cộng đồng TĐC - những chủ thể văn hóa trong môi trường sống mới theo xu hướng hiện đại hóa

Trang 14

CHƯƠNG 2

THỰC HÀNH VĂN HOÁ SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ Ở KỲ ANH, HÀ TĨNH

2.1 Các thực hành văn hóa sinh kế liên quan tới biển

Có thể thấy sinh kế biển đóng vai trò quan trọng trong các thực hành văn hoá sinh kế của người dân, hay nói cách khác những phương thức kiếm sống của cư dân TĐC ở Kỳ Anh nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần để duy trì đời sống của cá nhân hay cộng đồng cư dân nơi đây là các thực hành văn hoá sinh kế gắn với các hoạt động tổ chức trong lao động sản xuất, kế hoạch, cách thức, cách triển khai liên quan tới sinh kế phục vụ cho việc đảm bảo đời sống của người dân

Thực hành sinh kế biển gắn với người dân khu TĐC Kỳ Lợi từ bao đời nay Kinh tế biển vẫn là nền kinh tế truyền thống chủ đạo từ ngàn xưa để lại, nó có sự truyền nối theo các thế hệ trong gia đình Nhưng sau TĐC, với địa thế không thuận lợi, ở sát chân đồi, đất đai khô cằn nên các thực hành sinh kế liên quan tới biển hiện nay vẫn là một trong những hoạt động được một số hộ gia đình lựa chọn; tuy không phổ biển như trước TĐC nhưng những sinh kế liên quan đến biển vẫn được lưu giữ và tồn tại trong đời sống của một số cộng đồng dân cư Kỳ Lợi sau TĐC

2.1.1 Khai thác đánh bắt thủy hải sản 2.1.1.1 Nghề đi biển đánh cá

2.1.1.3 Nghề lặn

2.1.2 Các thực hành văn hóa sinh kế gắn với chế biến thủy hải sản 2.1.2.1 Nghề làm nước mắm, làm ruốc mắm tôm

2.1.2.2 Nghề chế biến đồ khô

2.2 Các thực hành buôn bán, dịch vụ

Hoạt động về kinh doanh và buôn bán tại khu TĐC ở Kỳ Lợi góp phần quan trọng vào bức tranh sinh kế của người dân nơi đây, hoạt động sinh kế này khá đa dạng, sôi động với nhiều loại hình mặt hàng buôn bán như hàng tạp hóa, kinh doanh sơn tường, gas, lúa gạo, rau, thịt góp phần tăng trưởng kinh tế với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau Người dân đã nhanh chóng hòa nhập và cho rằng đây là phương thức sinh kế chính của họ ở một không gian sinh tồn mới

2.3 Các thực hành sinh kế khác

- Trồng trọt và chăn nuôi

Đặc điểm cư trú khu TĐC gần và sát chân núi, địa hình bán sơn địa nên người dân đã khai hoang, biến đất hoang thành các vườn cây và chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng không ổn định Các hình thức trồng trọt chăn nuôi

Ngày đăng: 26/04/2024, 17:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan