1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế, Văn Hóa Huyện Lâm Thao (Tỉnh Phú Thọ) Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến Năm 1945
Tác giả Nguyễn Trường Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh, PGS.TS Phan Ngọc Huyền
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 58,23 KB

Nội dung

“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO (TỈNH PHÚ

THỌ)

TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 9.22.90.13

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Trang 2

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh

2 PGS.TS Phan Ngọc Huyền

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Minh Đức

Phản biện 2: PGS.TS Hà Thị Thu Thủy

Phản biện 3: TS Trần Xuân Trí

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ tại

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế, văn hóa là những vấn đề cơ bản gắn liền với tiến trình phát triển của mộtquốc gia, dân tộc, đồng thời cũng là thước đo về trình độ văn minh Sự khác biệt về kinh tế,văn hóa ở những giai đoạn khác nhau của một cộng đồng người trong lịch sử thường mangdấu ấn thời đại; phản ánh những đặc điểm hết sức đa dạng và phong phú

Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam trên phạm vi mộtquốc gia, một địa phương, một khu vực ở các thời kỳ khác nhau đã trở thành mảng đề tàiđược nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu Đã có nhiều công trình

đề cập đến vấn đề này dưới những góc độ, dạng thức, phản ánh khác nhau trong một tập hợpcông trình, một chuyên khảo, chuyên luận hay một luận văn, luận án

Cuối thế kỷ XIX, công cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp hoàn thành vàViệt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp cho đến năm 1945 Trong suốt thời kỳthuộc địa thì kinh tế, văn hóa có nhiều biến đổi do xuất hiện những yếu tố mới du nhập vào.Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng địa phương mà sự biến đổi đó có phầnđậm, nhạt khác nhau Nếu như ở các trung tâm đô thị hay trung tâm kinh tế lớn thì sự biếnđổi rất rõ nét và sâu sắc; nhưng ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng đất cổ thì sự biến đổi

có phần chậm chạp hơn, và nhiều yếu tố truyền thống có xu hướng được bảo tồn khánguyên vẹn

Huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ (dưới thời Pháp thuộc có tên gọi là huyện Sơn Vi, sau

là phủ Lâm Thao) là một vùng đất cổ Có thể nói vùng đất này có bề dày lịch sử và mangtính chất trung tâm, phát triển nhất của tỉnh Phú Thọ từ xưa đến nay Hiếm có một địa vựcnào có cả văn hóa Tiền - Sơ sử, đều là những di chỉ khảo cổ tiêu biểu, quan trọng mang tínhchất đại diện của đất nước như: Văn hóa Sơn Vi (thuộc hậu kỳ đá cũ), Văn hóa PhùngNguyên (thuộc sơ kỳ đồng thau), Văn hóa Gò Mun (thuộc hậu kỳ đồng thau)…; đây cũng làđịa bàn có nhiều liên quan đến Văn hóa Đông Sơn và vùng không gian trung tâm nhà nước

sơ khai đầu tiên mang tên Văn Lang thời Hùng Vương Trong suốt thời kỳ quân chủ, đâycũng là khu vực phát triển nhất về các mặt của đất Phú Thọ xưa (gồm phần Thượng của đạo/trấn/tỉnh Sơn Tây, phần Hạ của đạo/trấn Hưng Hóa) so với các huyện khác của tỉnh Vì vậy,các làng xã ở vùng đất Lâm Thao mang đậm nét lịch sử, văn hóa của nền văn minh sôngHồng với rất nhiều giá trị vật chất, tinh thần và những đặc trưng riêng của cư dân Việt cổ.Dưới thời Pháp thuộc, đất Sơn Vi - Lâm Thao cũng chịu sự tác động của những biến chuyển

Trang 5

trong lịch sử dân tộc, đặt trong bối cảnh của thời kỳ thuộc địa, và các cuộc khai thác thuộcđịa của thực dân Pháp.

Từ những nghiên cứu về vùng đất Lâm Thao, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nétriêng biệt, đặc trưng về kinh tế, văn hoá của một vùng đất cổ ở khu vực trung du và miềnnúi phía Bắc Vậy, những nét đặc trưng đó là gì? Dưới thời Pháp thuộc, với chính sáchthuộc địa của thực dân Pháp thì kinh tế và văn hóa của vùng đất này có sự phát triển, biếnđổi ra sao?

Lý giải được những vấn đề trên không những sẽ góp phần khôi phục lại bức tranh vềđời sống kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao nói chung, mà còn tạo cơ sở để nhận diệnnhững nét riêng biệt của một vùng đất cổ trong thời kì Pháp thuộc của tỉnh Phú Thọ nóiriêng và vùng trung du phía Bắc nói chung

Vì những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát quá trình hình thành, biến đổi diên cách và những yếu tố về tự nhiên,

xã hội tác động đến sự phát triển của huyện Lâm Thao trong thời kì từcuối thế kỷ XIXđến năm 1945

- Phục dựng, tái hiện được hoạt động kinh tế, đời sống văn hóa và phân tích sựchuyển biến kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao trong thời kì từ cuối thế kỷ XIX đếnnăm 1945

- Nhận xét, đánh giá được đặc điểm, nét nổi bật về kinh tế huyện Lâm Thao và nhữngnét đặc trưng, nổi bật cũng như xu hướng bảo tồn, biến đổi trong đời sống văn hoá củahuyện Lâm Thao trong thời kì từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về tình hình kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷXIX đến năm 1945

Trang 6

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX(năm 1891) khi huyện Sơn Vi cũ được tách ra (tương ứng với huyện Lâm Thao ngày nay)cho đến năm 1945

Về không gian:

Trên thực tế, các huyện cũ của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây (Sơn Vi, Thanh Ba, PhùNinh) được tách thành huyện riêng ngay từ năm 1891 khi thành lập tỉnh Hưng Hóa mới.Đến năm 1919, chính quyền thực dân bỏ tên huyện Sơn Vi đổi tên gọi là phủ Lâm Thao.Khi đó, phủ Lâm Thao chỉ còn các tổng và xã thôn, tương đương với huyện Sơn Vi cũ Đếnkhi sắc lệnh số 63/SL ngày 22 - 11 - 1945 của Chính phủ về tổ chức, quyền hạn và cách làmviệc của Ủy ban Hành chính các cấp thì phủ Lâm Thao được đổi tên thành huyện LâmThao Do đó, ở giai đoạn từ sau năm 1891 đến năm 1945, không gian của huyện Lâm Thaotương ứng với huyện Sơn Vi

Trong khuôn khổ nguồn tư liệu cho phép, luận án chỉ tập trung đề cập đến các tổng:

Do Nghĩa, Sơn Dương, Xuân Lũng, Vĩnh Lại, Cao Xá (nay là các xã Cao Mại, Sơn Vi, Cao

Xá, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Hợp Hải, Sơn Dương, Xuân Lũng, Xuân Huy,Sơn Vi, Tiên Kiên, Thạch Sơn) và một số xã như Hy Cương, Hà Thạch, Thụy Vân, ThanhĐình, Chu Hóa đã cắt về Thành phố Việt Trì và Thị xã Phú Thọ từ năm 1945 đến nay

Về nội dung: Do nguồn tư liệu thu thập được tản mát, không đồng đều giữa các nộidung và giai đoạn nên đề tài chủ yếu tập trung khảo cứu về một số lĩnh vực của huyện LâmThao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 như:

Về lĩnh vực ruộng đất, riêng phần ruộng đất công chỉ đề cập đến ruộng đất công tronghương ước cải lương những năm 1930 – 1940 (gồm ruộng đấu thầu, ruộng thờ tự, và một sốruộng đất công khác), kết hợp với so sánh ruộng đất trong địa bạ Gia Long năm 1805

Về tình hình kinh tế nông nghiệp được giới hạn chủ yếu trình bày về tình hình trồng trọt câylương thực, cây công nghiệp, một số cây quan trọng khác (trầu, cau, cọ) và tình hình chăn nuôi

Về tình hình thủ công nghiệp chủ yếu giới thiệu về các nghề thợ sơn, dệt vải, ép dầu

Về đời sống văn hóa vật chất chỉ tập trung trình bày về nhà ở, ăn, mặc, phương tiện đilại Về đời sống văn hóa tinh thần chỉ đề cập đến những tín ngưỡng (phồn thực, thờ cúng tổtiên, thờ thần và người có công với làng), tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo) Nghệ thuậtkiến trúc chỉ nói về một số đền, đình, chùa, lăng, miếu nổi tiếng, có giá trị nghệ thuật cao

Về phong tục, tập quán và lễ hội giới hạn trình bày một số phong tục như: hút thuốc lào,nhuộm răng đen, ăn trầu cau, tang ma, cưới hỏi cùng với những trò diễn hội làng như: hộivật, hội đánh quân, hội phết, hội cầu giỏ, hội chạy dịch, hội chọi trâu, hội bắt lợn Nghệ

Trang 7

thuật dân gian chỉ đề cập đến nghệ thuật sân khấu (hát ví, hát trống quân, hát xoan, trò báchdân chi nghiệp, múa đầu rối, múa rồng rắn).

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu vềnhững điều kiện lịch sử, nội dung, đặc điểm và những tác động của kinh tế, văn hóa ởhuyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Luận án được thực hiện trên cơ sở sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứuđặc trưng của chuyên ngành lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic,phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu…Trong

đó, hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháplogic

Phương pháp lịch sử:

Đây là phương pháp quan trọng nhằm phục dựng, tái hiện lại bức tranh về tình hìnhkinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 Sử dụng phươngpháp lịch sử giúp cho việc trình bày nội dung của đề tài theo đúng trình tự thời gian Quaphương pháp này, thực trạng kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao được đặt trong tổng thểcủa bối cảnh lịch sử, nổi bật về nội dung và những tác động đến đời sống kinh tế, vănhóa, xã hội của huyện, qua đó giúp cho việc tìm hiểu và đánh giá một cách khách quan

và chính xác

Phương pháp logic:

Là phương pháp sử dụng các luận điểm khoa học nhằm xem xét, nghiên cứu, kháiquát, lý giải các sự kiện lịch sử Từ đó, đánh giá, rút ra kết luận, chỉ ra bản chất, khuynhhướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử Do đó, trên cơ sở phục dựng lại tổng thểtình hình kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, tácgiả rút ra những đặc điểm, những tác động tích cực và tiêu cực, những biến đổi đối vớiđời sống kinh tế, văn hóa thời Pháp thuộc ở vùng đất này

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như:

Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập tài liệu, xử lý và chắt lọc

dẫn chứng và tài liệu quan trọng Qua đó, cho thấy những thực trạng, biến đổi và nguyênnhân biến đổi trong các ngành nghề kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thươngnghiệp qua các năm hoặc một khoảng thời gian xác định

Trang 8

Phương pháp sưu tầm và xử lý tư liệu: Trên thực tế, tình hình kinh tế và văn hóa

huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 được ghi lại trong nhiều nguồn sửliệu khác nhau Ví dụ, cùng nội dung về phần đất trồng trọt thì theo “Bản tiểu dẫn về tỉnhPhú Thọ” của ông Guariaud thanh tra giáo dục Pháp – Việt tại tỉnh Phú Thọ viết năm

1932 và cuốn “Phú Thọ tỉnh địa chí” của Phạm Xuân Độ (viết năm 1939) đều nói vềchất đất và cây trồng để thích ứng với đất đó thuộc khu vực thuộc huyện Lâm Thao.Ngoài ra còn rất nhiều thông tin trùng nhau giữa hai tài liệu trên Điều đó đòi hỏi ngườiviết phải so sánh, kiểm tra sự trùng khớp hoặc khác nhau trong các nguồn tư liệu để chọn

ra một dẫn chứng cho luận án

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp quan trọng giúp cho tác giả từ sự

kiện cụ thể có thể rút ra những luận điểm khái quát và đánh giá một vấn đề Từ đó có thểđánh giá ý nghĩa, sự biến đổi và tác động đến tình hình kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao

từ cuối thế kỳ XIX đến năm 1945

Phương pháp hệ thống: Các làng trong huyện Lâm Thao cũng như các làng Việt

khác bao gồm nhiều thành tố luôn vận động và biến đổi, do đó muốn nghiên cứu làngphải đặt nó trong mối liên kết chung, coi nó như một mô hình vận động và biến chuyểntrong thời gian Vì vậy để làm sáng tỏ các vấn đề về từng yếu tố hợp thành các mối quan

hệ chặt chẽ của làng, luận án đã sử dụng phương pháp hệ thống, tức là nghiên cứu từngyếu tố hợp thành các mối liên kết, từ đó hệ thống lại để nhận định được các mối quan hệkhăng khít, tương tác giữa các yếu tố bên trong, rút ra được cơ chế vận hành cũng nhưcác đặc điểm của từng làng

Phương pháp điền dã, phỏng vấn: Đây là phương pháp rất quan trọng nhằm bổ sung

những tư liệu còn thiếu hoặc không được ghi chép ở các tài liệu khác Qua cách chụpảnh, ghi âm, quay hình, ghi chép những di tích, lễ hội thực tiễn còn hiện hữu đến naytại vùng đất Lâm Thao Phỏng vấn những cụ già đã từng sống trước năm 1945 ở huyệnLâm Thao, đây là nguồn tư liệu “hồi cố”, miêu tả chân thực đời sống kinh tế, văn hóacủa vùng đất này như thế nào thời điểm đó

5 Đóng góp của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu hệ thống, chi tiết về diên cách và đơn vị hànhchính, điều kiện tự nhiên, dân cư và tổ chức xã hội của các làng xã trên địa bàn tương đươngvới huyện Lâm Thao ngày nay Các tài liệu này giúp tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử địaphương huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Trang 9

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về kinh tế, văn hoá theotiến trình lịch sử của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 Trên cơ sở đó, luận ánlàm nổi bật những đặc điểm quá trình phát triển về kinh tế, văn hóa của vùng đất Lâm Thao từcuối thế kỷ XIX đến năm 1945.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ chocông tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử - văn hóa địa phương, góp phần giáo dục truyềnthống ở các trường phổ thông và một số cơ quan, bảo tàng, văn hóa du lịch ở Lâm Thao -Phú Thọ cũng như chính nhân dân địa phương nơi tác giả sinh sống

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận ánchia làm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và nguồn tài liệu nghiên cứu đề tài.Chương 2 Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh PhúThọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Chương 3: Kinh tế huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ từ cuối thế kỷ XIX đếnnăm 1945

Chương 4: Văn hóa huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ từ cuối thế kỷ XIX đếnnăm 1945

Chương 5 Nhận xét về kinh tế và văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuốithế kỷ XIX đến năm 1945

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những công trình liên quan gián tiếp đến luận án.

* Những công trình nghiên cứu nước ngoài.

Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, có một số tác phẩm như: La Commune Annamite au Tonkin (Làng xã An Nam ở Bắc kỳ, 1894) của P.Ory; Cuốn L’Economie Agricole de l’Indochine (Kinh tế nông nghiệp Đông Dương, Hà Nội, 1932) của Y.Henry; Đặc biệt, P.Gourou trong cuốn Les paysans du Delta Tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, Paris, 1936) Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, với các tác phẩm như: Samuel L Popkin: The Rational Peasant.The Political Economy of Rural Society in Vietnam

* Những nghiên cứu của các tác giả trong nước.

Việt Nam phong tục (1915) của Phan Kế Bính Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu làng xã Việt Nam theo quan điểm Macxit là cuốn Vấn đề dân cày (1937) của Qua Ninh

và Vân Đình (tức Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp) Từ sau Cách mạng tháng Tám

1945, các vấn đề về kinh tế, xã hội nông thôn, làng xã Việt Nam được chú ý Một số tác

phẩm mở đầu của thời kỳ này như: Xã thôn Việt Nam (1959) của Nguyễn Hồng Phong, Làng xóm Việt Nam (1968) của Toan Ánh Đặc biệt là hai tập sách Nông thôn Việt Nam trong lịch sử do Viện Sử học biên soạn [Tập I: 1977, Tập II: 1978] Thời kỳ từ

1986 đến nay có nhiều tác phẩm như: Tìm hiểu làng Việt (1990) do Diệp Đình Hoa chủ

biên nói về các mặt liên kết cơ cấu về kinh tế, văn hóa, xã hội của các làng, trong đó

nêu ra dẫn chứng một số làng cụ thể; hay Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế - xã hội

(1992) của tác giả Phan Đại Doãn, các tác phẩm chuyên sâu về các khía cạnh khác nhau

của làng Việt như: Làng văn hoá cổ truyền Việt Nam (2001) của Vũ Ngọc Khánh chủ biên Đặc biệt tác phẩm của Phan Đại Doãn Làng Việt Nam đa nguyên và chặt (xuất bản

2006), tác phẩm đã phân tích nhiều yếu tố của làng người Việt cũng như sự liên kết chặtchẽ các yếu tố với nhau ở mỗi làng Một số công trình nghiên cứu viết về hương ước cải

lương tiêu biểu như: “Bộ máy quản lý làng xã Việt Nam thời cận đại qua các bản “cải lương hương chính của chính quyền thực dân Pháp” in trong tác phẩm “Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại”, tập 1 của Dương Kinh Quốc (1990) Cuốn“Hương

Trang 11

ước và quản lý làng xã” tác giả Bùi Xuân Đính…

1.1.2 Những công trình liên quan trực tiếp đến nội dung luận án.

* Các công trình nghiên cứu viết về tỉnh Hưng Hóa, Phú Thọ

Cuối thế kỷ XIX là cuốn “Notice sur la province de Hung Hoa” (Địa chí tỉnh Hưng Hóa), Một số tác phẩm của Ngô Vi Liễn như: “Nomenclature des communes du Tonkin: Classées par cantons, phủ, huyện, ou châu”(Danh pháp các đô thị Bắc kỳ: Phân

loại theo tổng, phủ, huyện, hoặc châu) xuất bản năm 1928 Năm 1999 được dịch và xuất

bản thành cuốn: “Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ: Tuyển tập các công trình địa chí Việt Nam/Ngô Vi Liễn; Cuốn “Phú Thọ tỉnh địa chí”(xuất bản tháng 4 năm 1939) của Phạm Xuân Độ, Tác giả Vũ Kim Biên với các tác phẩm như Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương (Trung tâm Unesco thông tin – tư liệu lịch sử và văn hóa tháng 4/1999); Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng đất Tổ; Lịch sử tỉnh Vĩnh Phú (1981) Địa chí văn hóa dân gian đất Tổ của tác giả Ngô Quang Nam và Xuân Thiêm (1986)…

* Các công trình trực tiếp viết về vùng đất Lâm Thao

Cuốn “Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên” của Hoàng Xuân Chinh và Nguyễn Ngọc Bích, xuất bản năm 1978; Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Lâm Thao do UBND huyện Lâm Thao biên soạn năm 2002; Luận văn Thạc sĩ “Làng Phùng Nguyên (Kinh

Kệ - Lâm Thao – Phú Thọ) từ thế kỷ XIX đến năm 2010” của Nguyễn Trường Sơn được

bảo vệ tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2012…

1.1.3 Một vài nhận xét và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu

Những vấn đề đã được nghiên cứu: Làng xã người Việt truyền thống đã và đang

là đề tài thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Việc nghiên cứu làng xãngười Việt truyền thống đã được thực hiện ở nhiều hướng khác nhau: làng Việt ở từngkhu vực: đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ; làng nông nghiệp, làng nghề, làngbuôn; quá trình hình thành, phát triển của làng, kinh tế, văn hóa của làng; di sản làng xãvới những mặt mạnh, điểm yếu trong lịch sử dựng và giữ nước v.v…Các nghiên cứu cụthể về các làng cũng đã được thực hiện, làm phong phú bức tranh về diện mạo làng xãViệt Nam (Dục Tú, Đa Ngưu, Hiền Lương, ) Một khối lượng lớn các công trình vềlàng xã truyền thống của người Việt đã được công bố Đây là thuận lợi cho tác giả trongquá trình nghiên cứu đề tài

Làng xã trong huyện Lâm Thao được viết qua những bản thống kê, những nghiêncứu nhỏ lẻ chủ yếu về khảo cổ học, di tích đình, đền, chùa, lễ hội Những tư liệu tác giả

Trang 12

tìm được chưa được tổng hợp nghiên cứu thành công trình chuyên khảo tại huyện Dovậy từ những tư liệu chính thống, tư liệu địa phương, các bản địa bạ, thần tích, thần sắc,tục lệ, hương ước được lưu trữ tại các thư viện, viện nghiên cứu, văn thư lưu trữ vềcác làng thuộc các tổng của huyện Lâm Thao là cơ sở để tác giả hoàn thành luận án

Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Đối với trường hợp huyện Lâm Thao giai

đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, qua tiếp xúc tài liệu, tác giả nhận thấy:

Huyện Lâm Thao bao gồm những làng cổ ven sông, xen lẫn những đồi gò thấp, vớiđỉnh là 3 ngọn núi ở Hy Cương, thoải dần là đồi gò rồi đến đồng bằng phía Nam huyện.Đây là khu vực cội nguồn của dân tộc Việt với 3 di chỉ đại diện cho 3 nền văn hóa ViệtNam đó là Văn hóa Sơn Vi (xã Sơn Vi), Văn hóa Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ) và Vănhóa Gò Mun (xã Tứ Xã), đặc biệt là Khu di tích lịch sử Đền Hùng (xã Hy Cương) Vìvậy đây là một địa điểm thu hút các nhà nghiên cứu, đặc biệt là khảo cổ học quan tâmtìm hiểu Trải qua hàng ngàn năm khai phá, xây dựng, đấu tranh bảo vệ làng xóm, ngườidân vùng đất Lâm Thao luôn ý thức được trách nhiệm bảo vệ thiết chế xóm làng, vănhóa, phong tục của địa phương

Trong các công trình nghiên cứu về Lâm Thao, các tác giả đã tập trung nghiên cứu

về di chỉ khảo cổ học, những lễ hội độc đáo, hoặc những công trình nghiên cứu chung ởtỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào viết cụ thể về cơ cấu,chuyển biến kinh tế, văn hóa các làng ở huyện Lâm Thao suốt từ thời dựng nước đếnnay, đặc biệt là giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 Tuy nhiên, những tư liệunghiên cứu của các tác giả đi trước đã để lại nhiều nguồn tài liệu phong phú, có giá trịcao trong khi giải quyết nhiều vấn đề của luận án

Ngay cả luận văn Thạc sĩ của chính tác giả là công trình đã bước đầu khảo cứu mộtcách có hệ thống về làng Phùng Nguyên và tổng Sơn Dương (7 xã) Tuy nhiên luận văncòn một số hạn chế, đó là chưa xuyên suốt tình hình kinh tế, văn hóa từ cuối thế kỷ XIXđến năm 1945, mà chỉ chắp vá những tư liệu gốc tìm được về địa bạ, thần tích, thần sắc,hương ước và những tư liệu về khảo cổ học, người cao tuổi, cũng như chỉ so sánh mộtphần địa bạ Gia Long 1805 của tổng Sơn Dương và nêu một số sự kiện liên quan đếnlịch sử của một phần huyện Lâm Thao Để tìm hiểu một cách toàn diện quá trình hìnhthành, phát triển, chuyển biến của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 rấtcần sự nghiên cứu có hệ thống, kỹ lưỡng và xuyên suốt

Như vậy, đối với trường hợp huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, các

Trang 13

nghiên cứu mới dừng lại ở một vài vấn đề mô tả về kinh tế, văn hóa tại một số xã của huyệnLâm Thao tỉnh Phú Thọ giai đoạn này Qua luận án này, tác giả hy vọng với những tư liệuđược tham khảo từ các nguồn khác nhau, sẽ tiếp tục bổ sung việc nghiên cứu về làng xãnhưng không chỉ về mô tả mà còn đi sâu đánh giá các đặc điểm cũng như giá trị bảo tồnkinh tế, văn hóa ở huyện Lâm Thao trong luận án.

1.2 Nguồn tư liệu nghiên cứu đề tài

Nguồn tư liệu chính sử và địa chí, địa phương chí Nguồn tư liệu lưu trữ báo cáokinh tế, tiểu dẫn tỉnh Phú Thọ thời Pháp thuộc; Nguồn tư liệu địa bạ, tục lệ, hương ước.Nguồn tư liệu thần tích, thần sắc, bia ký, minh văn Nguồn tư liệu điền dã.Nguồn tưliệu phỏng vấn trực tiếp người cao tuổi

Tiểu kết chương 1

Các công trình nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp của các tác giả trong và ngoàinước giúp tác giả định hình cách thức nghiên cứu và bổ sung một số thông tin về huyệnLâm Thao

Nguồn tư liệu nghiên cứu đề tài rất phong phú gồm chính sử, địa chí, địa phương chí, nguồn tài liệu lưu trữ báo cáo kinh tế, tiểu dẫn của Pháp, tư liệu về địa bạ, tục lệ, hương

ước, thần tích, thần sắc, bia ký, minh văn ở các làng của huyện Lâm Thao để lại nhiều

thông tin, số liệu đặc biệt về kinh tế

Tuy nhiên, do nguồn tài liệu còn tản mát và chưa xuyên suốt và đầy đủ nên tác giảcòn sử dụng thêm nguồn tư liệu điền dã tại địa phương và phỏng vấn một số người cao tuổi

đã từng sống trước năm 1945 tại địa bàn Lâm Thao

CHƯƠNG 2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN

LÂM THAO (TỈNH PHÚ THỌ) TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX

ĐẾN NĂM 1945.

2.1 Vị trí địa lý, sự thay đổi diên cách, điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Theo bản đồ trong cuốn “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn năm

1930, phần mục tỉnh Phú Thọ thì Lâm Thao phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và tỉnh lỵPhú Thọ, phía Đông giáp huyện Hạc Trì và tỉnh Sơn Tây (cách qua sông Thao), phía Tây

và phía Nam giáp huyện Tam Nông cách nhau bởi sông Thao

Sự thay đổi diên cách: Lâm Thao là vùng đất cổ, với những di chỉ khảo cổ học: Sơn

Vy, Phùng Nguyên, Gò Mun Thời Hùng Vương thuộc kinh đô Văn Lang Từ năm 179

Trang 14

trước công nguyên đến thế kỷ X thuộc huyện Gia Ninh và Thừa Hóa Thời Lý, Trần, hậu

Lê đến năm 1891 thuộc huyện Sơn Vy trấn Sơn Tây và tỉnh Sơn Tây Năm 1891 thuộchuyện Sơn Vi phủ Lâm Thao tỉnh Hưng Hóa Năm 1903 thuộc tỉnh Phú Thọ Năm 1919

bỏ tên huyện Sơn Vi đổi tên là phủ Lâm Thao Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thànhhuyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ

Điều kiện tự nhiên

Địa hình, đất đai: Lâm Thao là thuộc khu vực đỉnh của tam giác sông Hồng, địa

hình là đồi gò thoải dần theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam từ Đền Hùng đến sôngThao nên vừa có tính chất trung du và vừa có tính chất đồng bằng Hướng Tây Bắc: vềđịa hình chủ yếu là những đồi gò thấp

Khí hậu, Sông ngòi: Khí hậu Lâm Thao là nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm có mùa

đông lạnh như các tỉnh đồng bằng.Khí hậu và lượng mưa theo mùa giống miền đồngbằng, không có rừng thiêng nước độc như vùng Thanh Sơn, Yên Lập, Phù Ninh và châuĐoan Hùng Sông Thao: chảy uốn quanh huyện như lưỡi rìu Sông Thao cùng với sông

Đà và sông Lô hợp lại tại Việt Trì, chảy xuống xuôi gọi là sông Hồng

2.2 Dân cư và tổ chức hành chính, xã hội

Dân cư: Ở Lâm Thao chỉ có người Việt sinh sống.Dân số và mật độ dân số ở Lâm Thao

cao hơn nhiều mật độ dân số của tỉnh Phú Thọ (150 đến 500 người/ km2 so với 80 người/km2 trung bình của Tỉnh; và gấp 5 đến 17 lần của các huyện miền núi, trung du trong tỉnhPhú Thọ)

Tổ chức hành chính, xã hội: Bộ máy tự quản các làng ở Lâm Thao tương đối chặtchẽ và hoàn chỉnh từ trên xuống Bộ máy tự quản này được gọi là Hội đồng kỳ mục gồmTiên chỉ, Thứ chỉ, các hữu quan, các cựu chánh tổng, xã trưởng, các hương lão ông tuổi từ

60 trở lên Các chức dịch trong làng gồm: Lý trưởng, phó Lý, tuần phiên, khán thủ.Tổ chức

xã hội gồm xóm ngõ, tổ chức giáp, tổ chức dòng họ

2.3 Chính sách cai trị của Pháp và tác động đến huyện Lâm Thao

Chính sách chính trị: sử dụng chính sách chia để trị: Ngày 8-9-1891 Pháp chothành lập tỉnh Hưng Hóa mới (tiền thân của tỉnh Phú Thọ), huyện Sơn Vy (tên gọi trướccủa huyện Lâm Thao) sáp nhập vào tỉnh Hưng Hóa Bộ máy cấp tỉnh bên cạnh quan lạingười Pháp còn có quan lại người Việt Đứng đầu các hạt dưới tỉnh là các Tri phủ và Trihuyện Ở làng xã Pháp thực hiện các cuộc cải lương hương chính Để đàn áp chính trịnhân dân, thực dân Pháp đặt hệ thống tòa án ở các tỉnh có sự phân biệt giữa người Pháp và

Ngày đăng: 18/03/2024, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w