1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

190 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế, Văn Hóa Huyện Lâm Thao (Tỉnh Phú Thọ) Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến Năm 1945
Tác giả Nguyễn Trường Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Cảnh Minh, PGS.TS. Phan Ngọc Huyền
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Khoa Học Lịch Sử
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945“Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Trang 1

HÀ NỘI - 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO (TỈNH PHÚ THỌ)

TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Trang 2

HÀ NỘI - 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO (TỈNH PHÚ THỌ)

TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 9.22.90.13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh

2 PGS.TS Phan Ngọc Huyền

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tư liệu

sử dụng trong Luận án hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.Những kết quả của Luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Trường Sơn

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

m, s, th, t, ph Mẫu, sào, thước, tấc, phân

(1 mẫu = 10 sào; 1 sào = 15 thước; 1 thước = 10 tấc; 1 tấc = 10phân)

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7

1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu 7

1.1.1.Những công trình liên quan gián tiếp đến nội dung luận án 7

Một số công trình nghiên cứu nước ngoài 7

1.1.2.Những công trình liên quan trực tiếp đến nội dung luận án 10

1.1.3.Một vài nhận xét và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu 12

1.2.Nguồn tư liệu nghiên cứu đề tài 13

Tiểu kết chương 1 24

CHƯƠNG 2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO (TỈNH PHÚ THỌ) TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 25

2.1.Vị trí địa lý, sự thay đổi diên cách, điều kiện tự nhiên 25

2.1.1.Vị trí địa lý 25

2.1.2.Sự thay đổi diên cách 25

2.1.3.Điều kiện tự nhiên 28

2.2.Dân cư và tổ chức hành chính, xã hội 32

2.2.1.Dân cư 32

2.2.2.Tổ chức hành chính, xã hội 33

2.3.Chính sách cai trị của thực dân Pháp và tác động với huyện Lâm Thao 39

2.3.1.Chính sách về chính trị 39

2.3.2.Chính sách về kinh tế 42

2.3.3.Chính sách về văn hóa, giáo dục, y tế 48

Tiểu kết chương 2 50

Trang 6

CHƯƠNG 3 KINH TẾ HUYỆN LÂM THAO (TỈNH PHÚ THỌ) TỪ

CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 51

3.1.Tình hình ruộng đất từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 51

3.1.1.Ruộng đất tư 51

3.1.2.Ruộng đất công 52

3.2.Nông nghiệp 57

3.2.1.Trồng trọt 57

3.2.2.Chăn nuôi 71

3.3.Thủ công nghiệp 77

3.4.Thương nghiệp 81

3.4.1.Buôn bán trong huyện 81

3.4.2.Buôn bán ngoài huyện và với nước ngoài 83

Tiểu kết chương 3 88

CHƯƠNG 4 VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO (TỈNH PHÚ THỌ) TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 90

4.1.Văn hóa vật chất 90

4.1.1.Nhà ở 90

4.1.2.Ăn uống, mặc và phương tiện đi lại 91

4.2.Văn hóa tinh thần 95

4.2.1.Tín ngưỡng, tôn giáo 95

4.2.2.Nghệ thuật kiến trúc 106

4.2.3.Nghệ thuật trình diễn dân gian 114

4.2.4.Phong tục, tập quán 118

4.2.5.Trò diễn hội làng 124

Tiểu kết chương 4 129

CHƯƠNG 5 NHẬN XÉT VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO (TỈNH PHÚ THỌ) TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 130

5.1.Đặc điểm về đời sống kinh tế 130

5.1.1.Về cơ cấu ruộng đất 130

5.1.2.Về cơ cấu ngành sản xuất 131

Trang 7

5.1.3.Về phương thức, kĩ thuật canh tác 134

5.1.4.Về sự liên kết mạng lưới chợ 135

5.1.5.Nét nổi bật về quá trình biến đổi kinh tế của địa phương 136

5.2.Đặc trưng về đời sống văn hóa 138

5.2.1.Những đặc trưng về phong tục, truyền thống 138

5.2.2.Về xu hướng bảo tồn và cách tân 140

5.2.3.Nét nổi bật trong quá trình biến đổi văn hóa của địa phương 142

Tiểu kết chương 5 145

KẾT LUẬN 146

CÔNG TRÌNH KHOA HỌ C 149

ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ LỤC 1

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Diện tích công điền các làng ở huyện Lâm Thao đầu thế kỷ XIX và cuốithế kỷ XIX đến năm 1945 53 Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng sơn của tỉnh Phú Thọ từ năm 1931 đến năm 1939 68 Bảng 3.3: Trứng tằm giống được bán trong tỉnh Phú Thọ từ năm 1930-1939 74 Bảng 3.4: Nghề thủ công tại một số làng ở huyện Lâm Thao năm 1942-1943 78 Bảng 3.5: Giá cả một số mặt hàng tại các chợ tỉnh Phú Thọ năm 1931 đến năm 1939

82 Bảng 3.6: Giá cả những mặt hàng thường bán ở các chợ trong tỉnh Hưng Hóanăm 1899 83 Bảng 4.1: Một số kiến trúc và tượng tự khí tại một số đền ở Lâm Thao năm

1942 - 1943 110 Bảng 4.2: Kiến trúc và tượng tự khí một số miếu ở Lâm Thao năm 1942 - 1943 113 Bảng 4.3: Quy định tiền cheo một số làng theo hương ước cải lương của huyệnLâm Thao 120

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế, văn hóa là những vấn đề cơ bản gắn liền với tiến trình phát triển củamột quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng là thước đo về trình độ văn minh Sự khácbiệt về kinh tế, văn hóa ở những giai đoạn khác nhau của một cộng đồng ngườitrong lịch sử thường mang dấu ấn thời đại; phản ánh những đặc điểm hết sức đadạng và phong phú

Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam trên phạm vimột quốc gia, một địa phương, một khu vực ở các thời kỳ khác nhau đã trở thànhmảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu Đã

có nhiều công trình đề cập đến vấn đề này dưới những góc độ, dạng thức, phản ánhkhác nhau trong một tập hợp công trình, một chuyên khảo, chuyên luận hay mộtluận văn, luận án

Cuối thế kỷ XIX, công cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp hoànthành và Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp cho đến năm 1945.Trong suốt thời kỳ thuộc địa thì kinh tế, văn hóa có nhiều biến đổi do xuất hiệnnhững yếu tố mới du nhập vào Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng, từngđịa phương mà sự biến đổi đó có phần đậm, nhạt khác nhau Nếu như ở các trungtâm đô thị hay trung tâm kinh tế lớn thì sự biến đổi rất rõ nét và sâu sắc; nhưng ởcác vùng nông thôn, miền núi, vùng đất cổ thì sự biến đổi có phần chậm chạp hơn,

và nhiều yếu tố truyền thống có xu hướng được bảo tồn khá nguyên vẹn

Huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ (dưới thời Pháp thuộc có tên gọi là huyệnSơn Vi, sau là phủ Lâm Thao) là một vùng đất cổ Có thể nói vùng đất này có bềdày lịch sử và mang tính chất trung tâm, phát triển nhất của tỉnh Phú Thọ từ xưa đếnnay Hiếm có một địa vực nào có cả văn hóa Tiền - Sơ sử, đều là những di chỉ khảo

cổ tiêu biểu, quan trọng mang tính chất đại diện của đất nước như: Văn hóa Sơn Vi(thuộc hậu kỳ đá cũ), Văn hóa Phùng Nguyên (thuộc sơ kỳ đồng thau), Văn hóa GòMun (thuộc hậu kỳ đồng thau)…; đây cũng là địa bàn có nhiều liên quan đến Vănhóa Đông Sơn và vùng không gian trung tâm nhà nước sơ khai đầu tiên mang tênVăn Lang thời Hùng Vương Trong suốt thời kỳ quân chủ, đây cũng là khu vực pháttriển nhất về các mặt của đất Phú Thọ xưa (gồm phần Thượng của đạo/trấn/tỉnh SơnTây, phần Hạ của đạo/trấn Hưng Hóa) so với các huyện khác của tỉnh Vì vậy, các

Trang 10

làng xã ở vùng đất Lâm Thao mang đậm nét lịch sử, văn hóa của nền văn minh sôngHồng với rất nhiều giá trị vật chất, tinh thần và những đặc trưng riêng của cư dânViệt cổ Dưới thời Pháp thuộc, đất Sơn Vi - Lâm Thao cũng chịu sự tác động củanhững biến chuyển trong lịch sử dân tộc, đặt trong bối cảnh của thời kỳ thuộc địa,

và các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

Từ những nghiên cứu về vùng đất Lâm Thao, chúng ta có thể tìm thấy nhiềunét riêng biệt, đặc trưng về kinh tế, văn hoá của một vùng đất cổ ở khu vực trung du

và miền núi phía Bắc Vậy, những nét đặc trưng đó là gì? Dưới thời Pháp thuộc, vớichính sách thuộc địa của thực dân Pháp thì kinh tế và văn hóa của vùng đất này có

sự phát triển, biến đổi ra sao?

Lý giải được những vấn đề trên không những sẽ góp phần khôi phục lại bứctranh về đời sống kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao nói chung, mà còn tạo cơ

sở để nhận diện những nét riêng biệt của một vùng đất cổ trong thời kì Pháp thuộccủa tỉnh Phú Thọ nói riêng và vùng trung du phía Bắc nói chung

Vì những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

Luận án nhằm làm rõ quá trình phát triển; sự chuyển biến của kinh tế, vănhóa của vùng đất Lâm Thao tỉnh Phú Thọ trong thời kì từ cuối thế kỷ XIX đến năm1945.Trên cơ sở đó, luận án hướng đến việc chỉ ra những nét đặc trưng về kinh tế,văn hóa của huyện Lâm Thao trong thời kì này

2.2 Nhiệm vụ

Luận án nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Khái quát được quá trình hình thành, biến đổi diên cách và những yếu tố về

tự nhiên, xã hội, chính trị tác động đến sự chuyển biến của huyện Lâm Thao trongthời kì từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

- Phục dựng, tái hiện được hoạt động kinh tế, đời sống văn hóa và phân tích

sự biến đổi về kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao trong thời kì từ cuối thế kỷXIX đến năm 1945

- Nhận xét, đánh giá được đặc điểm, nét nổi bật về kinh tế huyện Lâm Thao,nhận diện được những nét đặc trưng, nổi bật cũng như xu hướng bảo tồn, biến đổitrong đời sống văn hoá của huyện Lâm Thao trong thời kì từ cuối thế kỷ XIX đếnnăm 1945

Trang 11

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về tình hình kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao từcuối thế kỷ XIX đến năm 1945

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ cuối thế

kỷ XIX (năm 1891) khi huyện Sơn Vi cũ được tách ra (tương ứng với huyện LâmThao ngày nay) cho đến năm 1945

Về không gian:

Trên thực tế, các huyện cũ của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây (Sơn Vi, Thanh

Ba, Phù Ninh) được tách thành huyện riêng ngay từ năm 1891 khi thành lập tỉnh HưngHóa mới Đến năm 1919, chính quyền thực dân bỏ tên huyện Sơn Vi đổi tên gọi làphủ Lâm Thao Khi đó, phủ Lâm Thao chỉ còn các tổng và xã thôn, tương đương vớihuyện Sơn Vi cũ Đến khi sắc lệnh số 63/SL ngày 22 - 11 - 1945 của Chính phủ về tổchức, quyền hạn và cách làm việc của Ủy ban Hành chính các cấp thì phủ Lâm Thaođược đổi tên thành huyện Lâm Thao Do đó, ở giai đoạn từ sau năm 1891 đến năm

1945, không gian của huyện Lâm Thao tương ứng với huyện Sơn Vi

Trong khuôn khổ nguồn tư liệu cho phép, luận án chỉ tập trung đề cập đếncác tổng: Do Nghĩa, Sơn Dương, Xuân Lũng, Vĩnh Lại, Cao Xá (nay là các xã CaoMại, Sơn Vi, Cao Xá, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Hợp Hải, SơnDương, Xuân Lũng, Xuân Huy, Sơn Vi, Tiên Kiên, Thạch Sơn) và một số xã như

Hy Cương, Hà Thạch, Thụy Vân, Thanh Đình, Chu Hóa đã cắt về Thành phố ViệtTrì và Thị xã Phú Thọ từ năm 1945 đến nay

Về nội dung: Do nguồn tư liệu thu thập được tản mát, không đồng đều giữacác nội dung và giai đoạn nên đề tài chủ yếu tập trung khảo cứu về một số lĩnh vựccủa huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 như:

Về lĩnh vực ruộng đất, riêng phần ruộng đất công chỉ đề cập đến ruộng đấtcông trong hương ước cải lương những năm 1930 – 1940 (gồm ruộng đấu thầu,ruộng thờ tự, và một số ruộng đất công khác), kết hợp với so sánh ruộng đất trongđịa bạ Gia Long năm 1805

Về tình hình kinh tế nông nghiệp được giới hạn chủ yếu trình bày về tình hìnhtrồng trọt cây lương thực, cây công nghiệp, một số cây quan trọng khác (trầu, cau, cọ)

và tình hình chăn nuôi

Trang 12

Về tình hình thủ công nghiệp chủ yếu giới thiệu về các nghề thợ sơn, dệt vải,

ép dầu

Về đời sống văn hóa vật chất chỉ tập trung trình bày về nhà ở, ăn, mặc,phương tiện đi lại Về đời sống văn hóa tinh thần chỉ đề cập đến những tín ngưỡng(phồn thực, thờ cúng tổ tiên, thờ thần và người có công với làng), tôn giáo (Phậtgiáo, Thiên chúa giáo) Nghệ thuật kiến trúc chỉ nói về một số đền, đình, chùa, lăng,miếu nổi tiếng, có giá trị nghệ thuật cao

Về phong tục, tập quán và lễ hội giới hạn trình bày một số phong tục như:hút thuốc lào, nhuộm răng đen, ăn trầu cau, tang ma, cưới hỏi cùng với những tròdiễn hội làng như: hội vật, hội đánh quân, hội phết, hội cầu giỏ, hội chạy dịch, hộichọi trâu, hội bắt lợn Nghệ thuật dân gian chỉ đề cập đến nghệ thuật sân khấu (hát

ví, hát trống quân, hát xoan, trò bách dân chi nghiệp, múa đầu rối, múa rồng rắn)

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiêncứu về những điều kiện lịch sử, nội dung, đặc điểm và những tác động của kinh tế,văn hóa ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Luận án được thực hiện trên cơ sở sử dụng tổng hợp nhiều phương phápnghiên cứu đặc trưng của chuyên ngành lịch sử như: phương pháp lịch sử, phươngpháp logic, phương pháp thống kê, phân tích, hệ thống, tổng hợp, so sánh, đối chiếucác nguồn tư liệu…Trong đó, hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phươngpháp lịch sử và phương pháp logic

Phương pháp lịch sử: là phương pháp quan trọng nhằm phục dựng, tái hiện

lại bức tranh về tình hình kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đếnnăm 1945 Sử dụng phương pháp lịch sử giúp cho việc trình bày nội dung của đề tàitheo đúng trình tự thời gian Qua phương pháp này, thực trạng kinh tế, văn hóahuyện Lâm Thao được đặt trong tổng thể của bối cảnh lịch sử, nổi bật về nội dung

và những tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, qua đó giúp choviệc tìm hiểu và đánh giá một cách khách quan và chính xác

Ví dụ trong trồng cây sơn ở Lâm Thao, bằng phương pháp lịch sử, tác giảtìm những nguồn tư liệu sưu tầm được tương đối chính xác và đầy đủ về cây sơn, từnguồn gốc, tên gọi, chất lượng sơn cũng như sự biến động trong trồng trọt và buônbán sản phẩm này

Phương pháp logic: Là phương pháp sử dụng các luận điểm khoa học nhằm

phân tích, khái quát, lý giải, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử Từ đó, rút ra kết

Trang 13

luận, chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử Do đó,trên cơ sở phục dựng lại tổng thể tình hình kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao từcuối thế kỷ XIX đến năm 1945, tác giả rút ra những đặc điểm, đặc trưng, xu hướngbiến đổi đối với đời sống kinh tế, văn hóa ở vùng đất này.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như:

Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập tài liệu, xử lý và

chắt lọc dẫn chứng và tài liệu quan trọng Qua đó, cho thấy những thực trạng, biếnđổi và nguyên nhân biến đổi trong các ngành nghề kinh tế nông nghiệp, thủ côngnghiệp và thương nghiệp qua các năm hoặc một khoảng thời gian xác định Và hiệntrạng văn hóa, di tích, di vật đã tồn tại ở huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đếnnăm 1945 Đây cũng là cơ sở để tác giả khái quát những đặc điểm về kinh tế, vănhóa của huyện Lâm Thao trong luận án

Phương pháp sưu tầm và xử lý tư liệu: Trên thực tế, tình hình kinh tế và văn

hóa huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 được ghi lại trong nhiềunguồn sử liệu khác nhau Ví dụ, cùng nội dung về phần đất trồng trọt thì theo “Bảntiểu dẫn về tỉnh Phú Thọ” của ông Guariaud thanh tra giáo dục Pháp - Việt tại tỉnhPhú Thọ viết năm 1932 và cuốn “Phú Thọ tỉnh địa chí” của Phạm Xuân Độ (viếtnăm 1939) đều nói về chất đất và cây trồng để thích ứng với đất đó thuộc khu vựcthuộc huyện Lâm Thao Ngoài ra còn rất nhiều thông tin trùng nhau giữa hai tài liệutrên Điều đó đòi hỏi người viết phải so sánh, kiểm tra sự trùng khớp hoặc khácnhau trong các nguồn tư liệu để chọn ra một dẫn chứng cho luận án

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp quan trọng giúp cho tác

giả từ sự kiện cụ thể có thể rút ra những luận điểm khái quát và đánh giá một vấn đề

Từ đó có thể đánh giá ý nghĩa, sự biến đổi và tác động đến tình hình kinh tế, văn hóacủa huyện Lâm Thao từ cuối thế kỳ XIX đến năm 1945

Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Các làng trong huyện Lâm Thao cũng

như các làng Việt khác bao gồm nhiều thành tố luôn vận động và biến đổi, do đómuốn nghiên cứu làng phải đặt nó trong mối liên kết chung, coi nó như một môhình vận động và biến chuyển trong thời gian Vì vậy để làm sáng tỏ các vấn đề vềtừng yếu tố hợp thành các mối quan hệ chặt chẽ của làng, luận án đã sử dụngphương pháp hệ thống, tức là nghiên cứu từng yếu tố hợp thành các mối liên kết, từ

đó hệ thống lại để nhận định được các mối quan hệ khăng khít, tương tác giữa cácyếu tố bên trong, rút ra được cơ chế vận hành cũng như các đặc điểm của từng làng

Trang 14

Phương pháp điền dã, phỏng vấn: Đây là phương pháp quan trọng nhằm bổ

sung những tư liệu còn thiếu hoặc không được ghi chép ở các tài liệu khác Tác giả

đã tiến hành chụp ảnh, ghi âm, quay hình, ghi chép những di tích, lễ hội thực tiễncòn hiện hữu đến nay tại vùng đất Lâm Thao và phỏng vấn những cụ già đã từngsống trước năm 1945 ở huyện Lâm Thao Đây là nguồn tư liệu “hồi cố”, phản ánhchân thực đời sống kinh tế, văn hóa của vùng đất này như thế nào thời điểm đó

5 Đóng góp của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu hệ thống, chi tiết về diên cách và đơn vị hànhchính, điều kiện tự nhiên, dân cư và tổ chức xã hội của các làng xã trên địa bàn tươngđương với huyện Lâm Thao ngày nay Các tài liệu này giúp tìm hiểu, nghiên cứu vềlịch sử địa phương huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về kinh tế, vănhoá theo tiến trình lịch sử của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 Trên

cơ sở đó, luận án làm nổi bật những đặc điểm quá trình phát triển về kinh tế, văn hóacủa vùng đất Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụcho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử - văn hóa địa phương, góp phần giáo dụctruyền thống ở các trường phổ thông và một số cơ quan, bảo tàng, văn hóa du lịch ởLâm Thao - Phú Thọ cũng như chính nhân dân địa phương nơi tác giả sinh sống

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung của luận án được chia làm 5 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và nguồn tài liệu nghiên cứu đề tài Chương 2 Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945.

Chương 3 Kinh tế huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945.

Chương 4: Văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945.

Chương 5 Nhận xét về kinh tế và văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945.

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những công trình liên quan gián tiếp đến nội dung luận án

Một số công trình nghiên cứu nước ngoài

Huyện Lâm Thao được hình thành từ các làng xã trong vùng Do vậy, khinghiên cứu về vùng đất huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 chính làkhảo cứu những ghi chép cụ thể gắn với làng xã, địa phương chí ở các vùng Mộttrong những hướng tiếp cận nguồn tài liệu là từ một số tác phẩm nghiên cứu ngườinước ngoài về làng xã người Việt, qua đó có những điểm tương đồng trong nghiêncứu để tác giả trích dẫn Một số tác phẩm như:

Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, có một số tác phẩm như: La Commune Annamite au Tonkin (Làng xã An Nam ở Bắc kỳ, 1894) của P Ory đã nói

đến một số vấn đề về nông nghiệp, phong tục, tập quán trong các làng xã ở Bắc Kỳ.Qua tác phẩm có thể thấy được một số điểm để khai thác tư liệu về mặt kinh tế vàvăn hóa đối với các làng xã của huyện Lâm Thao vốn dân cư thuần người Việt nằm

ở đỉnh của tam giác đồng bằng Sông Hồng cuối thế kỷ XIX

Cuốn L’Economie Agricole de l’Indochine (Kinh tế nông nghiệp Đông Dương, Hà Nội, 1932) của Y.Henry đã đề cập đến tình hình nông nghiệp ở Đông

Dương, sở hữu ruộng đất, phương thức sử dụng ruộng đất ở một số làng cụ thể Quatác phẩm này bức tranh thực trạng kinh tế nông nghiệp và ruộng đất ở Đông Dươngđược miêu tả khá cụ thể, trong đó có vùng Bắc Kỳ, từ đó ta có thể thấy những đặcđiểm chung để khai thác tư liệu về kinh tế vùng đất Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) choluận án

Cuốn P.Gourou trong cuốn Les paysans du Delta Tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, Paris, 1936) đã nghiên cứu về địa lý nhân văn ở vùng đồng bằng

châu thổ sông Hồng, làng, đời sống của người nông dân, nhà cửa trong làng ở Bắc kỳ,tác phẩm này có một số ít trích dẫn nhỏ nhắc đến một vài địa danh của tỉnh Phú Thọ.Tác giả có thể khai thác được một số mặt về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế và đờisống văn hóa vật chất qua những phân tích, miêu tả và bản đồ trong tác phẩm này

Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, với các tác phẩm của Samuel L

Popkin The Rational Peasant The Political Economy of Rural Society in Vietnam

Trang 16

(Người nông dân duy lý Kinh tế chính trị xã hội nông thôn Việt Nam) (1979), đãphân tích cách ứng xử kinh tế của người nông dân trong đời sống kinh tế nôngnghiệp và trong sinh hoạt làng xã, từ đó có chiều hướng phân tích những yếu tố liênquan đến kinh tế, văn hóa làng xã của người Việt Nam nói chung và ở vùng Bắc kỳnói riêng.

Tác giả James C Cott The Moral Economy of Peasant: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia (Kinh tế đạo đức của nông dân: Sự phản kháng và sinh

tồn ở Đông Nam Á) (1976), tác phẩm nói đến người nông dân và tinh thần phản khángcủa họ nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế trong các xóm làng, đặc biệt là những cuộc nổidậy trong những năm 1930, khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,tác động đến chính sách của Pháp đối với Đông Dương

Những công trình nghiên cứu trên cho thấy, việc nghiên cứu về làng xã ViệtNam đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các học giả nước ngoài Những tácphẩm đã nói lên được nhiều mặt của làng xã, các vùng đất của Việt Nam đã để lạinhiều tư liệu quý và lý luận cho các nhà nghiên cứu về sau kế thừa và phát triển

Những nghiên cứu của các tác giả trong nước

Trước Cách mạng tháng Tám, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan

đến kinh tế, văn hóa làng nói chung, tiêu biểu như: Việt Nam phong tục (1915)

của Phan Kế Bính Tác phẩm đã tổng hợp khá cụ thể về những phong tục tronggia tộc, hương đảng, xã hội người Việt Đây là nguồn tư liệu quý giúp tác giả táihiện những văn hóa phong tục của người Việt được nhiều mặt ở đầu thế kỷ XXtrong luận án của mình

Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu làng xã Việt Nam theo quan điểm Macxit là

cuốn Vấn đề dân cày (1937) của Qua Ninh và Vân Đình (tức Phạm Văn Đồng và

Võ Nguyên Giáp) Nghiên cứu về thực trạng nông thôn Việt Nam dưới ách áp bứccủa thực dân và phong kiến, qua đó đề cập đến vấn đề ruộng đất và dân cày

Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, các vấn đề về kinh tế, xã hội nông thôn,

làng xã Việt Nam được chú ý Một số tác phẩm mở đầu của thời kỳ này như: Xã thôn Việt Nam (1959) của Nguyễn Hồng Phong; Làng xóm Việt Nam (1968) của Toan Ánh Đặc biệt là hai tập sách Nông thôn Việt Nam trong lịch sử do Viện Sử

học biên soạn (Tập I: 1977, Tập II: 1978)

Các công trình này đã tìm hiểu làng xã dưới nhiều khía cạnh như: kinh tếlàng xã, đặc biệt là chế độ sở hữu ruộng đất, công thương nghiệp làng xã, vai trò

Trang 17

làng xã trong chiến tranh giữ nước và giải phóng, thiết chế chính trị, xã hội, văn hóa

tư tưởng làng xã,

Cuốn Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của tác giả Trần Từ

(1984) đã trình bày về cách thức tổ chức của làng Việt cổ truyền, đặc biệt tìm hiểu

kĩ về các loại hình tổ chức như tập hợp người theo địa vực, huyết thống, lớp tuổi,tập hợp người trong bộ máy chính quyền, hay các tổ chức tự nguyện như phườnghội v.v

Thời kỳ từ năm 1986 đến nay, có một số tác phẩm như Tìm hiểu làng Việt

(1990) do Diệp Đình Hoa chủ biên nói về các mặt liên kết cơ cấu về kinh tế, vănhóa, xã hội của các làng, trong đó nêu ra dẫn chứng một số làng cụ thể; tác phẩm

Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế - xã hội (1992) của tác giả Phan Đại Doãn,

cuốn sách đã tập trung phân tích những vấn đề chính từ truyền thống đến hiện đại,

từ kết cấu kinh tế đến kết cấu văn hóa, xã hội của làng xã Việt Nam Các kết quảnghiên cứu của công trình trên là tài liệu tham khảo không thể thiếu trong quá trìnhtìm hiểu về làng xã Việt Nam

Các tác phẩm nói về một số khía cạnh khác nhau của làng Việt như: Làng văn hoá cổ truyền Việt Nam (2001) của Vũ Ngọc Khánh chủ biên, tác phẩm nói đến

những khía cạnh về nguồn gốc, những nét đặc trưng về văn hóa, phong tục, tínngưỡng, tôn giáo, nghề truyền thống và con người ở làng tại các nơi khác nhau ở

Việt Nam Đặc biệt là tác phẩm của Phan Đại Doãn Làng Việt Nam đa nguyên và chặt (xuất bản 2006), tác phẩm đã phân tích nhiều yếu tố của làng người Việt cũng

như sự liên kết chặt chẽ các yếu tố với nhau ở mỗi làng Đây cũng là nguồn tư liệu

để thấy được nhiều góc độ chung của làng xã Việt Nam ở từng trường hợp cụ thể,đặc biệt là những vấn đề về kinh tế và văn hóa

Một số công trình nghiên cứu viết về hương ước cải lương tiêu biểu như:

“Bộ máy quản lý làng xã Việt Nam thời cận đại qua các bản “cải lương hương chính của chính quyền thực dân Pháp” in trong tác phẩm “Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại”, tập 1 của Dương Kinh Quốc (1990), Công trình đã tìm hiểu

bộ máy quản lý cấp làng xã thông qua các hương ước cải lương từng vùng miền, với

ý đồ của Pháp muốn nắm giữ bộ phận địa chủ tay sai ở các làng xã Cuốn“Hương ước và quản lý làng xã” tác giả Bùi Xuân Đính (1998), tác giả đã đi sâu tìm hiểu

quy trình soạn thảo và một số nội dung cơ bản của hương ước với những tác độngtích cực và hạn chế đối với vận hành và phát triển của làng xã trước tác động từ

Trang 18

Nhà nước hoặc cai trị của kẻ xâm lược Những công trình trên giúp tác giả có tưliệu so sánh khi sử dụng hương ước cải lương các làng của huyện Lâm Thao trongluận án của mình để thấy sự giống, khác nhau với địa phương khác.

Những công trình chúng tôi dẫn ra trên đây chỉ là một phần nhỏ trong số cácnghiên cứu về làng Việt Sự phong phú của các tác phẩm cho thấy sức hấp dẫn củamảng đề tài này Đây chính là nền tảng quan trọng giúp tác giả có những hiểu biếtchung về làng xã khi tiến hành thực hiện luận án

1.1.2 Những công trình liên quan trực tiếp đến nội dung luận án

Các công trình nghiên cứu viết về tỉnh Hưng Hóa và Phú Thọ

Cuối thế kỷ XIX là cuốn “Notice sur la province de Hung Hoa” (Địa chí tỉnh

Hưng Hóa), sách của Nxb Đông Dương năm 1899 (Người dịch Nguyễn Xuân Lân).Bài viết nói về địa thế, địa giới, núi non, sông nước, khí hậu, kinh tế, lịch sử chinhphục, cơ cấu xã hội, tổ chức chính trị và cai trị của Pháp cuối thế kỷ XIX Năm

1891, huyện Lâm Thao thuộc tỉnh Hưng Hóa, dù không nói trực tiếp nhiều, nhưng

đã nhắc đến những khu vực thuộc vùng đất huyện Lâm Thao Đây là nguồn tư liệu

để lại nhiều thông tin về điều kiện tự nhiên, xã hội, cũng như về kinh tế và văn hóaquan trọng có liên quan đến vùng đất liền kề song song với thủ phủ Hưng Hóa từcuối thế kỷ XIX

Một số tác phẩm của Ngô Vi Liễn như: “Nomenclature des communes du Tonkin: Classées par cantons, phủ, huyện, ou châu” (Danh pháp các đô thị Bắc Kỳ:

Phân loại theo tổng, phủ, huyện, hoặc châu) xuất bản năm 1928 Năm 1999, sách

được dịch và xuất bản thành cuốn: “Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ: Tuyển tập các công trình địa chí Việt Nam/Ngô Vi Liễn” Tác phẩm trình bày về việc đặt

tên các làng xứ Bắc Kỳ xếp theo tổng, phủ, huyện, châu và tỉnh, có giới thiệu vềđiều kiện tự nhiên, dân số, đặc điểm chính trị, hành chính, giao thông Từ đó tác giả

có thể khai thác được rất nhiều thông tin về tỉnh Phú Thọ bổ sung vào luận án

Cuốn “Phú Thọ tỉnh địa chí” (xuất bản tháng 4 năm 1939) của Phạm Xuân

Độ, viết về các địa danh của tỉnh Phú Thọ gần như ngày nay Tác phẩm ghi chép cụthể về điều kiện tự nhiên như sông ngòi, ao hồ, đất đai ; về xã hội như dân cư, phân

bố dân cư, dân tộc, người nước ngoài, văn hóa, di tích lịch sử, phong tục tập quán ;

về giao thông, đê điều, đặc biệt là các lợi thế để phát triển kinh tế công, nông, thươngnghiệp từng vùng trong tỉnh Phú Thọ Khu vực huyện Lâm Thao cũng được ghi chépqua tên một số địa danh, tự nhiên và xã hội cũng như kinh tế và văn hóa

Trang 19

Tác giả Vũ Kim Biên với các tác phẩm như Văn hiến làng xã vùng đất Tổ Hùng Vương (Trung tâm Unesco Thông tin - Tư liệu Lịch sử và Văn hóa tháng 4/1999); Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng đất Tổ; Lịch sử tỉnh Vĩnh Phú (1981) Các tác phẩm đã nói lên nhiều mặt về văn hóa các làng ở Phú Thọ, cũng

như quá trình hình thành phát triển tỉnh Phú Thọ, trong đó có nhiều sự kiện, nhânvật ở vùng đất Lâm Thao

Địa chí vĩnh Phú - Văn hóa dân gian vùng đất Tổ của tác giả Ngô Quang

Nam và Xuân Thiêm (1986) Tác phẩm là tổng hợp lại những văn hóa cổ còn lại củaPhú Thọ Qua đó chúng ta cũng thấy được nhiều tư liệu về kinh nghiệm sản xuất vàvăn hóa của con người vùng đất Tổ trong đó có huyện Lâm Thao…

Nhìn chung, các tác phẩm và tư liệu đã nêu trên ít nhiều đã nhắc đến trực tiếphoặc gián tiếp về huyện Lâm Thao ở một vài khía cạnh nhưng chưa chuyên sâu và

cụ thể Qua đó, tác giả có thể chắt lọc những thông tin quý giá để khôi phục bứctranh về huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, đặc biệt là các điềukiện tự nhiên, xã hội, kinh tế và văn hóa để hoàn thiện luận án của mình

Các công trình trực tiếp viết về vùng đất Lâm Thao

Huyện Lâm Thao vốn là một vùng đất của tỉnh Sơn Tây suốt từ thế kỷ XV đếncuối XIX sau đó thuộc về tỉnh Hưng Hóa (1891) và tỉnh Phú Thọ (1903) Hiện nay,chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế và văn hoá của cả huyệnthời cận - hiện đại mà đa số chỉ là những bài nghiên cứu viết nhỏ lẻ về văn hóa, lễ hội,

di chỉ khảo cổ, di tích cổ, tín ngưỡng

Cuốn “Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên” của Hoàng Xuân Chinh và

Nguyễn Ngọc Bích, xuất bản năm 1978, nói về quá trình phát hiện, nghiên cứu, điềukiện tự nhiên từ tác phẩm này, tác giả sử dụng một số trích dẫn truyền thống vănhóa, đặc biệt là thành phần đất đai của một làng có địa hình chuyển tiếp cuối cùng

từ đồi gò đến vùng đồng bằng của huyện Lâm Thao

Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Lâm Thao do UBND huyện Lâm Thao biên

soạn năm 2002 có nhắc đến sự thay đổi diên cách, trình bày một số chính sáchbóc lột của thực dân Pháp và những phong trào cách mạng diễn ra trong huyệnđến năm 1945 Trên cơ sở đó, bổ sung những tác động các chính sách kinh tế,văn hóa của Pháp dẫn đến sự phản kháng của người dân nơi đây

Luận văn Thạc sĩ “Làng Phùng Nguyên (Kinh Kệ - Lâm Thao - Phú Thọ) từ thế kỷ XIX đến năm 2010” của Nguyễn Trường Sơn được bảo vệ tại Trường Đại

Trang 20

học Sư phạm Hà Nội năm 2012 đã cung cấp những thông tin về lịch sử, văn hóa,kinh tế, xã hội của làng Phùng Nguyên từ thế kỷ XIX đến năm 2010 Tuy nhiên,trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ nên nhiều vấn đề về làng Phùng Nguyên chưađược nghiên cứu kỹ lưỡng Một số vấn đề về các làng xã thuộc Lâm Thao chưađược đề cập được tính liên tục của thời gian, chưa làm rõ sự chuyển biến kinh tế,văn hóa, xã hội từ thế kỷ XIX đến năm 2010, nhất là thời gian từ thế kỷ XIX đếnnăm 1945

1.1.3 Một vài nhận xét và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu

Những vấn đề đã được nghiên cứu

Làng xã người Việt truyền thống đã và đang là đề tài thu hút nhiều nhà khoahọc quan tâm nghiên cứu Việc nghiên cứu làng xã người Việt truyền thống đã đượcthực hiện ở nhiều hướng khác nhau: làng Việt ở từng khu vực: đồng bằng Bắc Bộ,Trung Bộ, Nam Bộ; làng nông nghiệp, làng nghề, làng buôn; quá trình hình thành,phát triển của làng, kinh tế, văn hóa của làng; di sản làng xã với những mặt mạnh,điểm yếu trong lịch sử dựng và giữ nước v.v…Các nghiên cứu cụ thể về các làngcũng đã được thực hiện, làm phong phú bức tranh về diện mạo làng xã Việt Nam(Dục Tú, Đa Ngưu, Hiền Lương, ) Một khối lượng lớn các công trình về làng xãtruyền thống của người Việt đã được công bố trong đó có mô tả về kinh tế, văn hóacủa làng, nhưng chỉ dừng lại ở mô tả Tuy nhiên, các nghiên cứu về làng trên đã tạothuận lợi cho tác giả kế thừa cách thức sử dụng phương pháp nghiên cứu về cáclàng trong quá trình nghiên cứu đề tài

Làng xã trong huyện Lâm Thao được viết qua những bản thống kê, nhữngnghiên cứu nhỏ lẻ chủ yếu về khảo cổ học, di tích đình, đền, chùa, lễ hội Những tưliệu tác giả tìm được chưa được tổng hợp nghiên cứu thành công trình chuyên khảotại địa phương Do vậy, từ những tư liệu chính thống, tư liệu địa phương, các bảnđịa bạ, thần tích, thần sắc, tục lệ, hương ước được lưu trữ tại các thư viện, việnnghiên cứu, văn thư lưu trữ về các làng thuộc các tổng của huyện Lâm Thao, đây

là cơ sở về nguồn tư liệu hiện vật và thư tịch cung cấp nội dung để tác giả hoànthành luận án

Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Đối với trường hợp huyện Lâm Thao giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm

1945, qua tiếp xúc tài liệu, tác giả nhận thấy:

Huyện Lâm Thao bao gồm những làng cổ ven sông, xen lẫn những đồi gòthấp, với đỉnh là 3 ngọn núi ở Hy Cương, thoải dần là đồi gò rồi đến đồng bằng phía

Trang 21

Nam huyện Đây là khu vực cội nguồn của dân tộc Việt với 3 di chỉ đại diện cho 3nền văn hóa Việt Nam đó là Văn hóa Sơn Vi (xã Sơn Vi), Văn hóa Phùng Nguyên(xã Kinh Kệ) và Văn hóa Gò Mun (xã Tứ Xã), đặc biệt là Khu di tích lịch sử ĐềnHùng (xã Hy Cương) Vì vậy, đây là một địa điểm thu hút các nhà nghiên cứu, đặcbiệt là khảo cổ học quan tâm tìm hiểu Trải qua hàng ngàn năm khai phá, xây dựng,đấu tranh bảo vệ làng xóm, người dân vùng đất Lâm Thao luôn ý thức được tráchnhiệm bảo vệ thiết chế xóm làng, văn hóa, phong tục của địa phương.

Trong các công trình nghiên cứu về Lâm Thao, các tác giả đã tập trung nghiêncứu về di chỉ khảo cổ học, những lễ hội độc đáo, hoặc những công trình nghiên cứuchung ở tỉnh Hưng Hóa, Phú Thọ Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào viết cụ thể

về cơ cấu, chuyển biến kinh tế, văn hóa các làng ở huyện Lâm Thao suốt từ thời dựngnước đến nay, đặc biệt là giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Ngay cả luận văn Thạc sĩ của chính tác giả về Làng Phùng Nguyên (Kinh Kệ Lâm Thao - Phú Thọ) từ thế kỷ XIX đến năm 2010 là công trình đã bước đầu khảo cứu

-một cách có hệ thống về làng Phùng Nguyên và tổng Sơn Dương (7 xã) Tuy nhiênluận văn chưa khảo cứu xuyên suốt tình hình kinh tế, văn hóa từ cuối thế kỷ XIX đếnnăm 1945, mà chỉ chắp vá những tư liệu gốc tìm được về địa bạ, thần tích, thần sắc,hương ước và những tư liệu về khảo cổ học, người cao tuổi, cũng như chỉ so sánh mộtphần địa bạ Gia Long năm 1805 của tổng Sơn Dương và nêu một số sự kiện liên quanđến lịch sử của một phần huyện Lâm Thao Để tìm hiểu một cách toàn diện quá trìnhhình thành, phát triển, chuyển biến của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm

1945 rất cần sự nghiên cứu có hệ thống, kỹ lưỡng và xuyên suốt

Như vậy, đối với trường hợp huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm

1945, các nghiên cứu mới dừng lại ở một vài vấn đề mô tả về kinh tế, văn hóa tạimột số xã của huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ giai đoạn này Qua luận án này, tácgiả hy vọng với những tư liệu được tham khảo từ các nguồn khác nhau, sẽ tiếp tục

bổ sung việc nghiên cứu về làng xã nhưng không chỉ về mô tả mà còn đi sâu đánhgiá các đặc điểm cũng như giá trị bảo tồn kinh tế, văn hóa ở huyện Lâm Thao trongluận án

1.2 Nguồn tư liệu nghiên cứu đề tài

Nguồn tư liệu thư tịch, địa phương chí

Một số tác phẩm do các sử gia (những người ghi chép, nghiên cứu, biênsoạn sử) thời quân chủ Việt Nam từ thế kỷ XIX trở về trước biên soạn, tiêubiểu như:

Trang 22

Cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê.

Bộ quốc sử này viết theo thể biên niên ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời KinhDương Vương đến cuối thế kỷ XVII thời Hậu Lê, kèm theo những bình chú vànhận xét tương đối khách quan về sự kiện và nhân vật lịch sử Trong đó cócương vực, thành trì, một số sự kiện và nhân vật lịch sử thuộc vùng đất LâmThao

Cuốn “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” của Quốc sử quán triều

Nguyễn Bộ sách được viết theo thể cương mục, theo thứ tự năm, tháng, ngày ghichép các sự kiện lịch sử, tiểu sử các nhân vật và niên đại trên cơ sở khảo chứng cácsách sử của Việt Nam và Trung Quốc, cùng với việc đưa ra các chú thích tên người,tên đất, chế độ thi cử, tổ chức hành chính Đây cũng là bộ quốc sử rất quan trọngkhông thể thiếu để nghiên cứu lịch sử, một số địa danh và nhân vật thuộc khu vựcLâm Thao cũng được nhắc đến ở thời Hùng Vương

Cuốn “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn Viết về

các tỉnh khá cụ thể như diên cách, vị trí, dân cư, phong tục, thổ sản thời vua TựĐức, từ những thông tin viết về cương giới, sự thay đổi diên cách, tác giả có thể sosánh một số thông tin nội dung luận án với thời gian thế kỷ XIX

Cuốn “Lịch triều hiến chương loại chí” (chương Dư địa chí) của Phan Huy

Chú, viết thời vua Gia Long, tác phẩm gồm 49 quyển chia làm 10 phần, trong đóchương dư địa chí rất quan trọng để xác định diên cách, lịch sử các vùng đất từ thờiHồng Bàng đến thời Lê trung hưng Trong đó mục phủ Lâm Thao được nhắc đếnvới dân cư, thành trì, khoa mục, đánh thuế tuần đều thuộc khu vực huyện Sơn Vi(tương ứng huyện Lâm Thao sau này)

Ngoài ra, còn rất nhiều ghi chép dạng địa chí thời Nguyễn tiêu biểu như:

cuốn “Đồng Khánh địa dư chí”, ghi chép về địa lí các tỉnh trong cả nước thời Đồng

Khánh (1886-1888) Trong đó, huyện Sơn Vi thuộc phủ Lâm Thao được ghi chépcác tổng và tên các làng xã, binh ngạch, nhân đinh, ruộng đất, thuế khóa, phong tục,

sản vật, khí hậu, danh thắng, đường xá Cuốn Hưng Hóa kí lược do Phạm Thận

Duật, Tự Quan Thành biên soạn và viết tựa năm Tự Đức Bính Thìn (1856) Ghichép về lịch sử, địa lí tỉnh Hưng Hóa và chữ viết, tiếng nói của người địa

phương, Cuốn Phú Thọ tỉnh địa dư do Giáo thụ họ Trần biên soạn, chép năm

Thành Thái thứ 5 (1893), ghi chú về địa lí các huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Tam Nông,Cẩm Khê, Thanh Thủy thuộc tỉnh Phú Thọ

Trang 23

Các bộ sử, địa chí ở trên ghi chép rất sơ lược một số thông tin liên quan đếnhuyện Lâm Thao từ thế kỷ XIX trở về trước nhưng đây là những tài liệu vô cùngquý giá trong việc nghiên cứu xác định diên cách, lịch sử, dẫn chứng so sánh vùngđất Lâm Thao ở thời kì sau với thời điểm trước để thấy được sự bảo tồn hoặc biếnđổi về diên cách, kinh tế, văn hóa trong luận án.

Nguồn địa chí, xã chí thời Pháp thuộc có nhiều tư liệu viết liên quan trực

tiếp đến huyện Lâm Thao, tiêu biểu như cuốn “Notice sur la province de Hung Hoa” (Địa chí tỉnh Hưng Hóa), của Nxb Đông Dương năm 1899 (Người dịch

Nguyễn Xuân Lân) Tác phẩm đã trình bày về điều kiện tự nhiên, xã hội cũngnhư phong tục, lâm thổ sản, kinh tế trong đó có nhiều trích dẫn liên quan đếnvùng đất Lâm Thao Nguồn tư liệu này giúp tác giả bổ sung về kinh tế nhưtrồng trọt, chợ, giá cả cũng như văn hóa phong tục, tôn giáo từ cuối thế kỷXIX trong luận án

Cuốn “Lâm Thao phủ xã chí” tại Viện Hán nôm, mã số AJ.11/3, là một bản

ghi chép dài 180 trang năm 1942 viết bằng chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, chữ Hán Tácphẩm kê khai theo 11 đề mục của 9 xã thuộc tổng Do Nghĩa ở phủ Lâm Thao gồm:

Do Nghĩa, Lâm Nghĩa, Cao Mại, Sơn Thị, Vu Tử, Lạng Hồ, Bồng Lạng, Lạng Thị,Sơn Vi Bản điều tra cho thấy cụ thể về: bia, thần sắc, thần tích, văn chỉ, tục lệ,đình, chùa, miếu, nhà thờ họ, tượng và tự khí, hội làng, cổ tích, quan lộ và côngnghệ, thổ sản ở mỗi làng thôn

Cuốn “Lâm Thao phủ xã chí” tại Viện Hán nôm, mã số AJ.11/2, cũng là một

bản ghi chép dài 118 trang năm 1943 viết bằng chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, chữ Hán.Tác phẩm kê khai theo 11 đề mục của 14 xã thuộc 2 tổng ở phủ Lâm Thao gồm:Tổng Phú Thọ có 6 xã: Phú Thọ, Hà Thạch, Ngọc Tháp, Yên Ninh Hạ, Yên NinhThượng và Trù Mật Tổng Xuân Lũng có 8 xã: Xuân Lũng, Sơn Tường, CẩmThanh, Vân Cương, Hy Sơn, Tiên Sơn, Hy Cương và Tập Lục Bản điều tra cácmục tương tự như cuốn kê khai ở tổng Do Nghĩa ở trên

Hai cuốn “Lâm Thao phủ xã chí” này là tư liệu trực tiếp và chưa ai khai thác

có nhiều thông tin về kinh tế, đặc biệt là những công trình kiến trúc đền, chùa, đình,miếu và thờ tự khí được kê khai, vẽ sơ đồ rất cụ thể của nhiều làng ở các tổng củahuyện lâm Thao, đã giúp tác giả phục dựng bức tranh kinh tế và văn hóa của huyệnLâm Thao trước năm 1945

Trang 24

Nguồn tư liệu lưu trữ (báo cáo kinh tế, chuyên khảo) thời Pháp thuộc

Các bản “Báo cáo kinh tế tỉnh Phú Thọ” năm 1931, 1932, 1935, 1936, 1937,

1938 và 1939 bằng tiếng Pháp, có nói đến các mục kinh tế nông nghiệp, côngnghiệp, thủ công nghiệpvà thương mại của tỉnh Phú Thọ, có số liệu cụ thể trong đó

có huyện Lâm Thao Các bản báo cáo kinh tế của công sứ tỉnh Phú Thọ bằng tiếngPháp được lưu giữ và dịch tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 gồm:

Rapport économique de la province de Phu Tho pour l’année 1931 (Fonds

de la Résidence supérieure au Tonkin), báo cáo kinh tế của tỉnh Phú Thọ năm 1931lập ngày 12 - 02 - 1932, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mã số RST - 74387 Bản báocáo tập trung nêu lên tình hình cũng như kết quả đạt được về kinh tế công nghiệp,thương nghiệp và nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ năm 1931 và có nhiều thông tinkinh tế năm 1929 và 1930 Trong đó đặc biệt thống kê số liệu các ngành kinh tếtrong đó có có huyện Lâm Thao

Rapport économique de la province de Phu Tho pour l’année 1935 (Fonds

de la Résidence supérieure au Tonkin), báo cáo kinh tế của tỉnh Phú Thọ năm 1935lập ngày 14 - 1 - 1936, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mã số RST - 74389 Bản báocáo viết tương đối cụ thể về từng ngành kinh tế cũng như số liệu cụ thể năm 1935,

có một ít thông tin năm 1934, nêu bật nguyên nhân tăng giảm mạnh một số nghềtrong tỉnh Phú Thọ cũng như huyện Lâm Thao

Rapport économique de la province de Phu Tho de Juillet 1935 à Juin 1936

(Fonds de la Résidence supérieure au Tonkin), báo cáo kinh tế của tỉnh Phú Thọ từtháng 7 năm 1935 đến tháng 6 năm 1936, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mã số RST

- 74390, tập trung mô tả, khảo cứu một số ngành kinh tế về trồng trọt và chăn nuôicủa tỉnh Phú Thọ trong đó có huyện Lâm Thao Những diễn biến và nguyên nhântăng trưởng lên xuống các ngành đó xuyên suốt giữa năm 1935 đến giữa năm 1936

và dự đoán sự phát triển cuối năm 1936

Rapport économique de la province de Phu Tho pour l’année 1937 (Fonds

de la Résidence supérieure au Tonkin), báo cáo kinh tế của tỉnh Phú Thọ năm 1937lập ngày 15 - 01 - 1938, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mã số RST - 74392 Nêu sốliệu các ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ và huyện Lâm Thao năm 1937, thực trạng

và nguyên nhân tăng giảm cũng như xu hướng trong năm 1938

Rapport économique de la province de Phu Tho pour l’année 1938 (Fonds

de la Résidence supérieure au Tonkin), báo cáo kinh tế của tỉnh Phú Thọ năm 1938

Trang 25

lập ngày 12 - 01 - 1939, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mã số RST - 74393 Nêu tìnhhình kinh tế tỉnh Phú Thọ năm 1938, những số liệu và nguyên nhân cũng như sosánh với năm trước.

Rapport économique de la province de Phu Tho pour l’année 1939 (Fonds

de la Résidence supérieure au Tonkin), báo cáo kinh tế của tỉnh Phú Thọ năm 1939lập ngày 12 - 01 - 1940, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mã số RST - 74394 Cónhiều thông tin kinh tế huyện Lâm Thao cũng như tỉnh Phú Thọ về các ngành kinh

tế năm 1939, dự báo tình hình năm 1940 tương đối cụ thể

Monographie de la province de Phu Tho rédigée par Guariaud, inspecteur

de l’Enseignement primaire franco-indigène à Phu Tho (Fonds de la Résidence

supérieure au Tonkin), bản chuyên khảo về tỉnh Phú Thọ của Guariaud, thanh traGiáo dục tiểu học Pháp - Việt ở Phú Thọ, biên soạn ngày 1 - 7 - 1932, phông PhủThống sứ Bắc Kỳ, mã RST - 54769 Đề cập cụ thể về điều kiện tự nhiên, xã hội,những nguồn tài nguyên, một số ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp,rừng, đồn điền, chăn nuôi, khai mỏ và kỹ nghệ của tỉnh Phú Thọ Trong đó, cónhiều chỗ viết hoặc trích dẫn về huyện Lâm Thao

Nhìn chung, những báo cáo kinh tế, chuyên khảo này đã nhắc đến tình hìnhnông nghiệp, công nghiệp - thủ công nghiệp và thương mại, có số liệu ở mỗi huyệnhoặc một số địa điểm của tỉnh Phú Thọ, trong đó có huyện Lâm Thao Đây là nguồn

tư liệu tác giả sưu tầm được nhằm phục dựng lại bức tranh kinh tế của huyện LâmThao xuyên suốt từ năm 1929 đến năm 1940 và những chính sách kinh tế của Phápđối với riêng tỉnh Phú Thọ Qua đó, tác giả phân tích sự phát triển kinh tế của huyệnLâm Thao và so sánh với các huyện khác trong tỉnh, những nguyên nhân kinh tế, lợithế kinh tế của huyện Lâm Thao trước năm 1945

* Nguồn tư liệu địa bạ, tục lệ, hương ước

- Các địa bạ lập năm Gia Long thứ 4 (tháng 3 năm 1805) thuộc huyện LâmThao đang lưu trữ tại Viện Hán Nôm gồm:

“富壽省洮府山圍縣山陽總各社地簿” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn

Vi huyện Sơn Dương tổng các xã địa bạ) [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộcAG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộctổng Sơn Dương gồm các xã: Sơn Dương, Hữu Bổ, Kinh Kệ, Phùng Nguyên, DụngHiền, Thụy Sơn và Sơn Lưu

“富壽省洮府山圍縣春隴總各社地簿” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn Vihuyện Xuân Lũng tổng các xã địa bạ) [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộcAG.A11/27] nói về địa bạ 7 xã tổng Xuân

Trang 26

Lũng gồm: Xuân Lũng, Tiên Cương, Tập Lục, Hy Sơn, Vân Cương, Sơn Tường,Cẩm Thanh.

“富壽省洮府山圍縣由義總各社地簿” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn Vihuyện Do Nghĩa tổng các xã địa bạ) [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộcAG.A11/21], địa bạ 7 xã của tổng Do Nghĩagồm: Do Nghĩa, Lâm Nghĩa, Cao Mại, Vu Tử, Lạng Hồ, Lạng Thị, Bồng Lạng

“富壽省洮府山圍縣周化總各社地簿” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn Vihuyện Chu Hóa tổng các xã địa bạ) [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộcAG.A11/20], địa bạ gồm 6 xã: Chu Hóa, ThạchSơn, Thanh Mai, Mai Đình, Hậu Lộc, Vi Cương

“富壽省洮府山圍縣永賴總各社地簿” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn Vihuyện Vĩnh Lại tổng các xã địa bạ), [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộcAG.A11/26], địa bạ viết về 7 xã: Vĩnh Lại,Thạch Cáp, Vân Cáp, Bản Nguyên, Trân Vĩ, Hùng Lãm, Văn Điểm

Các bản địa bạ Gia Long cho biết số ruộng công, tư, điền thổ, xâmcanh Các chủ sở hữu ở các làng từ năm 1805 Địa bạ phản ánh nhiều mặt kinh tế,

xã hội của các làng trong huyện Lâm Thao đầu thế kỷ XIX, đây là nguồn tư liệu quýgiúp tác giả so sánh sự biến đổi về tình hình ruộng đất trong luận án

- Các Tục lệ làng do phái viên của Viện Viễn đông Bác cổ đến phủ đường Lâm

Thao gặp mặt kỳ lý của các xã, rồi tập hợp lại vào các đợt năm 1918 và 1919 gồm:

“富壽省洮府山圍縣山陽總各社俗例” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn

Vi huyện Sơn Dương tổng các xã tục lệ) [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộcAF.A12/26], tục lệ 7 xã: Sơn Dương, Hữu

Bổ, Kinh Kệ, Phùng Nguyên, Dụng Hiền, Thụy Sơn, Sơn Lưu

“富壽省洮府山圍縣由義總各社俗例” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn Vihuyện Do Nghĩa tổng các xã tục lệ) [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộcAF.A12/24], viết về tục lệ 9 làng tổng DoNghĩa gồm: Do Nghĩa, Lâm Nghĩa, Cao Mại, Sơn Thị, Vu Tử, Lạng Hồ, Lạng Thị,Bồng Lạng, Sơn Vi

“富壽省洮府山圍縣永賴總各社俗例” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn Vihuyện Vĩnh Lại tổng các xã tục lệ) [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộcAF.A12/28], tục lệ 11 xã gồm: Vĩnh Lại, ThạchCáp, Trình Xá, Bản Nguyên, Đồng Thịnh, Vân Cáp, Trân Vĩ, Hùng Lãm, QuỳnhLâm, Văn Điểm, Thành Chu

“富壽省洮府山圍縣春隴總各社俗例” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn

Vi huyện Xuân Lũng tổng các xã tục lệ) [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộcAF.A12/29], tục lệ 8 xã tổng Xuân Lũnggồm: Xuân Lũng, Tiên Cương, Hy Cương, Tập Lục, Hy Sơn, Vân Cương, SơnTường, Cẩm Thanh

Trang 27

Các bản tục lệ này nói về lệ cầu thần, gả chồng, việc hiếu, bầu ngôi thứ tronglàng thời đó Có nhiều thông tin bổ sung về đời sống văn hóa, phong tục trong luận

án của tác giả

- Các bản Hương ước tỉnh Phú Thọ trong đó có nhiều làng của huyện Lâm

Thao Đây là các bản hương ước được lưu trữ tại thư viện tỉnh Phú Thọ và kho địachí Bảo tàng tỉnh Phú Thọ, Viện Thông tin Khoa học xã hội Các bản hương ướcnày đều là hương ước cải lương nửa đầu thế kỷ XX, thường được viết từ năm 1929đến 1932 và được viết lại sao in năm 1942 có bổ sung hoặc thay đổi điều lệ ở một

số làng Hương ước tác giả tập hợp được gồm của tổng Do Nghĩa (gồm 4 làng: PhốLâm Thao, Lạng Hồ, Vu Tử, Bồng Lạng), tổng Vĩnh Lại (8 làng: Vĩnh Lại, QuỳnhLâm, Trình Xá, Đồng Thịnh, Hùng Lãm, Thạch Cáp, Văn Điểm, Vân Cáp), tổng SơnDương (7 làng: Hữu Bổ, Thụy Sơn, Dụng Hiền, Sơn Dương, Kinh Kệ, PhùngNguyên, Sơn Lưu), tổng Chu Hóa (4 làng: Hậu Lộc, Thanh Mai, Khang Phụ, MaiĐình), tổng Xuân Lũng (5 làng: Xuân Lũng, Sơn Tường, Cẩm Thanh, Tiên Cương,

Hy Sơn), tổng Cao Xá (huyện Hạc Trì) gồm các làng: Tề Lễ, Phù Phong, Vĩnh Mộ,Dục Mỹ Những hương ước cải lương này có nhiều thông tin về tổ chức Hội đồngtộc biểu; việc thu chi, sưu thuế, canh phòng, giáo dục, việc đường xá cầu cống đêđiều vấn đề về phong tục tập quán (điền thổ, hôn lễ, tang ma, khao vọng, tế tự,ngôi thứ)

Từ việc khai thác nguồn hương ước cải lương này giúp chúng ta có cái nhìntổng quan và chi tiết những mặt kinh tế, tổ chức quản lý, văn hóa ở các làng xã củatỉnh Phú Thọ cũng như huyện Lâm Thao Trong đó có rất nhiều tư liệu và riêng biệtnhư ruộng đất công, một số quy chế làng và những phong tục tập quán khác nhaugiữa các làng Từ đó, có thể so sánh nhiều mặt đặc biệt về kinh tế và văn hóa giữacác làng trong huyện và với các huyện khác ở tỉnh Phú Thọ Thấy được những mặttích cực trong việc bảo lưu những giá trị truyền thống làng xã trước mức độ canthiệp của chính quyền thực dân Pháp và tay sai ở các làng của huyện Lâm Thao

Nguồn tư liệu thần tích, thần sắc, bia ký, minh văn

- Các bản Thần tích, Thần sắc được Viện Viễn đông Bác cổ tập hợp lại năm

1938, lưu trữ tại Viện Hán Nôm gồm:

“富壽省臨洮府山圍縣山陽總各社神蹟” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn

Vi huyện Sơn Dương tổng các xã thần tích) có lưu trữ thần tích 3 làng là SơnDương, Dụng Hiền, Thụy Sơn Cùng nói về tích thánh Tản Viên và hai tướng của

Trang 28

“富壽省臨洮府山圍縣由義總各社神蹟” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn

Vi huyện Do Nghĩa tổng các xã thần tích) Thần tích gồm các làng Do Nghĩa, SơnThị, Vu Tử, Lạng Hồ và Sơn Vi đều nói về tích một số nhân vật ở các làng đềuthuộc thời Hùng Vương

“富壽省臨洮府山圍縣春隴總各社神蹟” (Phú Thọ tỉnh, Lâm Thao phủ,Sơn Vi huyện, Xuân Lũng tổng các xã thần tích), là thần tích ở làng Tiên Cương,

Hy Cương, viết sự tích các đời Hùng Hương; làng Sơn Tường là sự tích NguyễnPhục - tiến sĩ thời Hồng Đức; làng Cẩm Thanh có sự tích Lân Hổ Đô Thống ĐạiVương (thời Trần)

“富壽省臨洮府山圍縣周化總各社神蹟” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủSơn Vi huyện Chu Hóa tổng các xã thần tích), thần tích ở 3 làng gồm: làng ThanhMai và Mai Đình viết về tích Quý Minh Đại Vương, tướng của thánh Tản Viên,làng Vi Cương tích viết về 18 đời Hùng Vương

Dương tổng các xã thần sắc), gồm có thần sắc ở làng Sơn Dương, Dụng Hiền, ThụySơn đều phong cho Đô thống Quản Kiêm Đại Vương (thành hoàng 3 làng ) và QuýMinh Đại Vương tướng của thánh Tản Viên

“富壽省臨洮府山圍縣由義總各社神敕” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủSơn Vi huyện Do Nghĩa tổng các xã thần sắc), thần sắc ở các làng Do Nghĩa phongcho Đại Hải Long Vương; ở làng Bồng Lạng phong cho Báo Triệu Xung Đổ ĐạiVương

“富壽省臨洮府山圍縣春隴總各社神敕” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn

Vi huyện Xuân Lũng tổng các xã thần sắc), gồm thần sắc ở làng Xuân Lũng phongcho Đương Cảm Thành hoàng Đại Vương; làng Tiên Cương và Hy Sơn phong ĐộtNgột Cao Sơn Thánh Vương

“富壽省臨洮府山圍縣周化總各社神敕” (Phú Thọ tỉnh Lâm Thao phủ Sơn

Vi huyện Chu Hóa tổng các xã thần sắc), thần sắc ở làng Thanh Mai phong cho ĐứcHiển Triều Đô Đại Minh Quý Đại Vương; làng Vi Cương phong cho Độ Ngột CaoSơn Thánh Vương

“富壽省臨洮府永賴總各社神敕” (Phú Thọ tỉnh, Lâm Thao phủ, Vĩnh Lạitổng các xã thần sắc), gồm sắc phong thần ở các làng Vĩnh Lại phong cho ThánhĐức Thần Đạo Báo Thiên Linh Ứng Đại Vương; làng Trình Xá phong cho làm VuaÔng Thần Thông Đại Vương; ở các làng Thạch Cáp, Vân Cáp, Trân Vĩ đều phongcho làm Đô Thống Quản Kiêm Đại Vương

Trang 29

Các bản thần tích, thần sắc là tập hợp thông tin về tín ngưỡng thờ thần, thànhhoàng, thờ vua Hùng và những danh tướng, công chúa thời Hùng Vương, những vịdanh nhân, khoa bảng sau đó tại các làng xã vùng đất Tổ Lâm Thao Những tư liệunày giúp khôi phục lại bức tranh về tín ngưỡng đang được thờ cúng tại các làng củahuyện Lâm Thao.

- Về tư liệu bia ký, minh văn:

Bia chùa Thiên Quang - Đền Hùng, xã Hy Cương: Nhất bản xã tín thí bia bị

mờ chỉ còn rõ một số chữ khắc tên ruộng cung tiến niên đại Gia Thái (1573), Triềuvua Lê Thế Tông niên hiệu Duy Đường

Bia đền Thượng - Đền Hùng, xã Hy Cương lập năm Duy Tân thứ 8 (1914),niên hiệu của vua Nguyễn Duy Tân Bia ghi họ tên các quan viên trong hội đồngtrùng tu

Bia chùa Thiên Quang - Đền Hùng, xã Hy Cương ghi việc sửa đường lên núiHùng Sơn lập năm Khải Định thứ 2 (1917), niên hiệu vua Nguyễn Hoằng Tông

Bia chùa Vĩnh Ninh, thị trấn Lâm Thao: Cao Mại bi lập năm Bảo Đại thứ 3

(1927), niên hiệu vua Nguyễn Bảo Đại

Bia đền Thượng - Đền Hùng nội dung khảo về đền Hùng Vương, ghi việc tôntạo các ngôi đền Bia khắc ngày 10/3 năm Canh Thìn niên đại Bảo Đại thứ 15 (1940)

Chuông chùa Kim Cương, xã Vĩnh Lại: Dương Trù hồng chung Kim Cương

tự ký (đúc chuông lớn ghi công đức chùa Kim Cương) tạo năm Vĩnh Thịnh thứ 3

(1707), niên hiệu của vua Lê Dụ Tông

Chuông chùa An Phúc (xã Sơn Dương): An Phúc tự chung, niên đại nămMinh Mạng thập thất niên (1836), khắc bài minh văn chữ Hán ca ngợi địa thế, cảnhđẹp của chùa và ghi tên những dòng họ, những người có tâm đức xây dựng, tu tạochùa

Chuông chùa Thiên Quang - Đền Hùng, xã Hy Cương, không có niên đại chỉkhắc ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây đạo, Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương

xã, Cổ Tích thôn Cư Phụng”

Khánh chùa Kim Cương, xã Vĩnh Lại: Kim Cương tự, Khánh lục ký (khánh

ghi chép công đức chùa Kim Cương) tạo năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800), niên hiệucủa vua Nguyễn Quang Toản Hai mặt khắc tên những quan viên, hương lão nhiềulàng xã của huyện Lâm Thao công đức

Khánh chùa Phổ Quang, xã Vĩnh Lại: Phổ Quang tự khánh tạo năm Minh

Trang 30

Khánh chùa Phúc Ân, xã Sơn Vi: Phúc Ân tự khánh tạo năm Minh Mệnh thứ

13 (1839), niên hiệu của vua Nguyễn Thánh Tổ

Mộc bản Đền Nguyễn Đình Tương, xã Sơn Vi lập năm Tự Đức thứ 20 (1867),niên hiệu của vua Lê Dụ Tông Ghi lại công trạng và sự nghiệp của tiến sĩ NguyễnĐình Tương (đỗ năm 1700) người đỗ đạt lớn đầu tiên ở làng

Mộc bản chùa Kim Cương, xã Vĩnh Lại lập năm Quý Mùi (1883) Khắc tênnhững người hưng công trùng tu chùa

Những bia kí, minh văn này có nhiều thông tin về tu sửa, xây dựng, ngườicông đức những thông tin về đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân LâmThao trước năm 1945

* Nguồn tư liệu điền dã

Với lợi thế là người của địa phương huyện Lâm Thao, nên tác giả có thể tận dụng thời gian để điền dã một số làng có chọn lọc như:

- Làng Phùng Nguyên: khảo sát khu di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, đình,chùa, lễ hội rước Vua Ông - Vua Bà của làng hiện nay còn tồn tại

- Làng Kinh Kệ: khảo sát khu vực chùa Kinh Kệ, lễ hội làng

- Làng Hữu Bổ: khảo sát đình và lễ hội làng

- Khảo sát đền thờ trạng nguyên Vũ Duệ ở xã Vĩnh Lại

- Khảo sát khu di tích lịch sử Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng, chùa Hy Cương

- Khảo sát miếu Trò và lễ hội Trò Trám ở xã Tứ Xã

- Khảo sát lễ hội rước Chúa gái ở thị trấn Hùng Sơn

- Khảo sát đình, chùa xã Sơn Vi

- Khảo sát chùa xã Xuân Lũng

- Khảo sát nhà thờ xã Xuân Huy và xã Tiên Kiên

Những công trình kiến trúc và những phong tục tập quán, kinh tế còn tồn tạiđến hiện nay Đây là những tư liệu giúp chúng ta thấy rõ những hiện trạng và biếnđổi về mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao trước năm 1945.Cũng là nguồn tư liệu tham khảo để phục dựng lại những truyền thống về kinh tế,văn hóa, kiến trúc tại một số làng của huyện Lâm Thao hiện nay

* Nguồn tư liệu phỏng vấn, hồi cố

Do nhiều nguồn tài liệu còn thiếu, nên tác giả sử dụng thêm nguồn tài liệuphỏng vấn trực tiếp một số người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên còn minh mẫn gồm:

Trang 31

Cụ Nguyễn Thị Viêm: Sinh năm 1917, ở làng Phùng Nguyên, phỏng vấn ghichép được về ăn, mặc, ở, lễ hội, phong tục, họp chợ, trồng trọt và chăn nuôi, cuộcsống hàng ngày của địa chủ và nông dân, một số thông tin về kết chạ của người dân

và có tư liệu ghi hình, ghi âm cụ hát trống quân

Cụ Nguyễn Thị Tình: Sinh năm 1927, ở làng Phùng Nguyên, phỏng vấn ghichép được về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, lễ hội, cuộc sống, chợ búa của người dân

Cụ Nguyễn Thị Nhung: Sinh năm 1927, người làng Phùng Nguyên, ghi hìnhphởng vấn những thông tin về ăn, mặc, ở, đi lại, phong tục, lễ hội, buôn bán và cuộcsống thường ngày người dân thường

Cụ Nguyễn Văn Trù: Sinh năm 1930, ở làng Phùng Nguyên, ghi hình phỏngvấn những thông tin về ăn, mặc, ở, đi lại, phong tục, lễ hội, sinh hoạt cuộc sốngthường ngày người dân

Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng bởi vì những lão niên đã sống trực tiếptrong thời kỳ trước năm 1945 Từ đây tác giả ghi chép, ghi âm, ghi hình phỏng vấnlấy tư liệu về mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa của người dân Lâm Thao thời gian

đó Các tư liệu này giúp bổ sung những thiếu sót tài liệu còn thiếu trong luận án củatác giả

Trên thực tế, một số tư liệu lưu trữ sưu tầm được có nhiều thông tin hữu ích

đã được ghi chép về tình hình kinh tế của huyện ở tỉnh Phú Thọ như các Báo cáokinh tế từ năm 1931 đến năm 1939, nhưng một số phông lưu trữ về huyện LâmThao ở thời kì Pháp thuộc lại phản ánh rất ít, tản mát, thậm chí không có thông tin.Hai cuốn Lâm Thao phủ xã chí cũng chỉ nêu tóm tắt sơ lược về kinh tế và văn hóahai tổng Xuân Lũng và Do Nghĩa đầu những năm 1940 Do vậy, tác giả phải kếthợp nhiều nguồn tư liệu với nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có tư liệu hồi

cố, phỏng vấn nhân chứng để bù đắp sự thiếu thốn về nguồn tư liệu

Trang 32

Tiểu kết chương 1

Từ các công trình nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp của các tác giả nước ngoài

và trong nước giúp tác giả định hình cách thức nghiên cứu về các làng và huyện, đồngthời bổ sung những nguồn tài liệu chung nhất liên quan trong luận án, cũng như xácđịnh diên cách và một số thông tin về Lâm Thao Có một số công trình viết về vùngđất Lâm Thao, tuy nhiên chỉ nghiên cứu một vài khía cạnh về truyền thống đấu tranh,lịch sử ở một thời điểm hoặc một vài làng ở huyện Lâm Thao

Nguồn tư liệu nghiên cứu đề tài rất phong phú gồm chính sử, địa chí, địaphương chí có những tóm tắt sơ lược các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa liên quanđến vùng đất Lâm Thao đang nghiên cứu Ngoài ra, nguồn tài liệu lưu trữ báo cáokinh tế, tiểu dẫn của Pháp có nhiều số liệu, thông tin cụ thể về các ngành kinh tếnông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp của huyện Lâm Thao đặc biệt làgiai đoạn 1929 đến đầu những năm 40 của thế kỷ XX

Các nguồn tư liệu về địa bạ, tục lệ, hương ước, thần tích, thần sắc, bia ký,minh văn ở các làng của huyện Lâm Thao, có rất nhiều nguồn để khai thác như vấn

đề ruộng đất, về kinh tế, đặc biệt là văn hóa, trên cơ sở đó phục dựng lại bức tranhđời sống nhân dân ở các làng nói riêng và của huyện Lâm Thao nói chung

Tuy nhiên, do nguồn tài liệu còn tản mát và chưa xuyên suốt và đầy đủ nêntác giả còn sử dụng thêm nguồn tư liệu điền dã tại địa phương và phỏng vấn một sốngười cao tuổi đã từng sống trước năm 1945 tại địa bàn Lâm Thao, nhằm hoànchỉnh nhất cho luận án kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ từ cuối thế

kỷ XIX đến năm 1945

Trang 33

CHƯƠNG 2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO (TỈNH PHÚ THỌ) TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX

Theo bản đồ trong cuốn “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn năm

1930, phần mục tỉnh Phú Thọ thì Lâm Thao phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và tỉnh

lỵ Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Hạc Trì và tỉnh Sơn Tây (cách qua sông Thao),phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông cách nhau bởi sông Thao [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc122]

Với vị trí địa lý rất thuận lợi, Lâm Thao nằm giữa và tiếp giáp các trung tâmkinh tế, chính trị của tỉnh Phú Thọ như tỉnh lỵ Phú Thọ ở phía Bắc, Việt Trì phíaĐông, Hưng Hóa và địa phận tỉnh Sơn Tây thuộc phía Nam, đã tạo điều kiện choLâm Thao trở thành một đầu mối giao thông và nơi trung chuyển hàng hóa của batrung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Phú Thọ Do đó, hệ thống chợ làng hoặc chợtrung chuyển đều xuất hiện tương đối nhiều tại Lâm Thao trước năm 1945

2.1.2 Sự thay đổi diên cách

Lâm Thao là vùng đất cổ, những dấu tích khảo cổ thời hậu kỳ đồ đá cũ thuộcVăn hóa Sơn Vi (xã Sơn Vi) có niên đại cách đây 11 đến 18 nghìn năm với rấtnhiều hiện vật đá được phát hiện Từ 1965 đến nay đã tìm thấy hàng trăm di chỉ ởtỉnh Phú Thọ thuộc nền văn hóa này

Sang thời đại đồ đồng, sắt, Lâm Thao là một trong những địa danh với nhiều dichỉ tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn, gắn liền với quá trình dựng nước Văn Lang Đầutiên là Văn hóa Phùng Nguyên (xã Phùng Nguyên hiện nay) thuộc sơ kỳ đồng thau(khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II trước Công nguyên) và Gò Mun (xã Tứ Xã) thuộchậu kỳ đồng thau (khoảng cuối thiên niên kỷ II đến đầu thiên niên kỷ I trước Công

Trang 34

nguyên) Khu vực Lâm Thao hiện có nhiều di chỉ khảo cổ từ thời Phùng Nguyên đếnĐông Sơn.

Thời Hùng Vương, Lâm Thao và Việt Trì là trung tâm kinh đô Phong Châucủa nước Văn Lang Sang thời An Dương Vương, Lâm Thao nằm trong vùng MêLinh, vẫn là vùng đất trọng yếu của nước Âu Lạc

Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” địa lý hành chính của huyện Sơn Vi(tên huyện Lâm Thao cũ) viết:

“Huyện Sơn Vi: Đời Hán là đất quận Giao Chỉ; từ đời Đinh, đời Lý mới đặt tên huyện hiện nay; thời thuộc Minh do châu Thao Giang lãnh và lệ vào phủ Tam Giang; đời Lê Quang Thuận (1460 - 1469) đổi lệ vào phủ Thao Giang kiêm lý Bản triều vẫn theo như thế Đời Hán là đất quận Giao chỉ; từ đời Đinh, đời Lý mới đặt huyện hiện nay; thời thuộc Minh do châu Thao Giang lãnh và lệ vào phủ Tam Giang; đời Lê Quang Thuận đổi lệ vào phủ Thao Giang kiêm lý; bản triều vẫn theo như thế, trước lãnh 9 tổng 62 xã thôn; năm Minh Mệnh thứ 21 trích lấy xã Phù Phong thuộc tổng Minh Nông huyện Phù Ninh sáp vào tổng Cao Xá; năm Tự Đức thứ 5 lại trích lấy 5 xã thuộc tổng Khải Xuân huyện Phù Ninh cho lệ vào huyện này, năm thứ 7 lại trích lấy xã Trung Hà thuộc tổng Vĩnh Lại cho sáp nhập vào huyện Bất Bạt, nay lãnh 10 tổng 67 xã thôn phường” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc9].

Phủ Lâm Thao thời Lê sơ thuộc đạo thừa tuyên Sơn Tây, gồm 5 huyện: Sơn

Vi, Thanh Ba, Hoa Khê (nay là Cẩm Khê), Hạ Hoa (nay là Hạ Hòa) và Tam Nông

Đến nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 13 (1832), triều đình chuyển huyệnTam Nông sang tỉnh Hưng Hóa Năm Tự Đức thứ 6 (1853), huyện Phù Ninh thuộcĐoan Hùng chuyển về phủ Lâm Thao, có 5 huyện: Sơn Vi, Phù Ninh, Thanh Ba, HạHòa và Cẩm Khê

Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sáchchia để trị, lập ra các tỉnh mới địa bàn nhỏ hơn trước để dễ dàng đàn áp các cuộckhởi nghĩa Ngày 8 - 9 - 1891, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương ra nghị định thànhlập tỉnh Hưng Hóa mới gồm các huyện Tam Nông, Thanh Thủy của tỉnh Hưng Hóa

cũ và tách huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh thuộc phủ Lâm Thao của tỉnh SơnTây cũ thành huyện riêng Ngày 9 - 9 - 1891, thực dân Pháp điều chuyển huyện HạHòa, Cẩm Khê về tiểu khu Yên Bái Như vậy, tỉnh Hưng Hóa mới thành lập gồm 5huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Ba, Phù Ninh, Sơn Vi

Ngày 5 - 5 - 1903, chính quyền thực dân cho đổi tên tỉnh Hưng Hóa thành

Trang 35

tỉnh Phú Thọ Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm 10 huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh

Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì, Hùng Quan, Ngọc Quan, Sơn Vi và haichâu là Yên Lập và Thanh Sơn

Năm 1919, thực dân Pháp bỏ tên huyện Sơn Vi đổi tên gọi là phủ Lâm Thao[AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc82, tr.18], lúc này phủ Lâm Thao chỉ còn các tổng và xã thôn, tương đương vớihuyện Sơn Vi cũ, nhưng có vị trí quan trọng hơn vì nằm giữa tỉnh lỵ Phú Thọ, thịtrấn Việt Trì và thị trấn Hưng Hóa

Theo các tài liệu trên thì huyện Lâm Thao ngày nay thuộc huyện Sơn Vi trongthời kỳ quân chủ Từ 1891 đến 1919, Lâm Thao tương ứng với huyện Sơn Vi Từ

1919, chính quyền thực dân đổi tên huyện Sơn Vi thành phủ Lâm Thao Do đó, huyệnLâm Thao (tức huyện Sơn Vi cũ) ra đời từ thời Đinh từ thế kỷ X, thời kỳ đầu giànhđược độc lập tự chủ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, cách ngày nay hơn một nghìn năm

Năm 1927, phủ Lâm Thao có thêm một số làng, phố mới là: phố Lâm Thao,làng Sơn Vi thuộc tổng Do Nghĩa và làng Thành Chu thuộc tổng Vĩnh Lại Năm 1939phủ Lâm Thao có diện tích 17.530 ha [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc4-tr.51]

Phủ Lâm Thao đến đầu năm 1945 có 7 tổng, 55 làng, 1 phố, tương ứng vớiđịa vực các tổng và làng thuộc huyện Sơn Vi trước năm 1919 gồm:

- Tổng Chu Hóa có 7 làng: Chu Hóa, Hậu Lộc, Khang Phụ, Mai Đình, ThanhMai, Thạch Sơn và Vi Cương

- Tổng Do Nghĩa có 10 làng: Do Nghĩa, Lạng Hồ, Lạng Thị, Lâm Nghĩa,Sơn Thị, Vu Tử, Bồng Lạng, Cao Mại, Lâm Thao và Sơn Vi

- Tổng Khải Xuân có 5 làng: Khải Xuân, Tiên Phú, Hà Lộc, Nậu Phú vàCanh Phú

- Tổng Phú Thọ có 7 làng 1 phố: Phú Thọ, Cao Du, Hà Thạch, Ngọc Tháp,Trù Mật, Yên Ninh Hạ, Yên Ninh Thượng và phố Tân Hưng

- Tổng Sơn Dương có 7 làng: Sơn Dương, Dụng Hiền, Thụy Sơn, Sơn Lưu,Hữu Bổ, Kinh Kệ và Phùng Nguyên

- Tổng Xuân Lũng có 8 làng: Xuân Lũng, Vân Cương, Tiên Cương, SơnTường, Lập Tục, Hy Sơn, Hy Cương và Cẩm Thanh

- Tổng Vĩnh Lại có 11 làng: Vĩnh Lại, Văn Điểm, Trình Xá, Bản Nguyên,Thành Chu, Quỳnh Lâm, Đồng Thịnh, Hùng Lãm, Thạch Cáp, Vân Cáp và Chân Vĩ

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, về mặt hành chính Nhà nước Việt Namthống nhất gọi các phủ, châu, huyện trước đó thành huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành

Trang 36

hợp nhất các làng nhỏ thành xã Ngày 22 - 11 - 1945 Chính phủ ban hành sắc lệnh

số 63/SL quy định về tổ chức, quyền hạn và cách làm việc của Ủy ban Hành chínhcác cấp xã, huyện, tỉnh, kỳ; lúc này phủ Lâm Thao chính thức đổi tên thành huyệnLâm Thao

Như vậy, huyện Lâm Thao từ tiền sử đã là nơi xuất hiện những di chỉ cư trúhoặc công xưởng chế tác đồ đá và đồ đồng Đây là địa phương góp phần tạo dựngtiền đề quá trình hình thành văn hóa Đông Sơn và nhà nước Văn Lang đầu tiên củacác vua Hùng mà huyện Lâm Thao thuộc vùng trung tâm kinh đô Phong Châu Trảiqua chiều dài lịch sử dân tộc, dù có biến đổi tên gọi, sáp nhập địa danh, nhưng conngười vẫn định cư, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa vốn có ở trong các làng

xã, hòa mình chung với dân tộc Việt Nam

2.1.3 Điều kiện tự nhiên

Địa hình, đất đai

Lâm Thao là thuộc khu vực đỉnh của tam giác sông Hồng, địa hình là đồi gòthoải dần theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam từ Đền Hùng đến sông Thao nên vừa

có tính chất trung du và vừa có tính chất đồng bằng

- Hướng Tây Bắc: về địa hình chủ yếu là những đồi gò thấp:

“Về tả ngạn sông Thao, núi đã ít lại thấp Trên đỉnh và sườn núi, cây cối cũng lưa thưa Phần nhiều toàn là những đồi tương tự nhau cao từ 40 đến 60 mét, thỉnh thoảng mới nhô lên một ngọn núi cao tới 150m hay 300m, tức là những núi Túy Quan, Con Voi, Cổ Tích Các đồi thường có rừng thưa bao phủ; chỉ trừ khoảng Phù Lỗ thuộc huyện Phù Ninh, và về phía xuôi từ Tiên Kiên xuống Việt Trì là có nhiều đồi trơ trọi; ở khoảng cuối này, đất trộn lẫn đá ong nên xấu” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc4-tr.12].

Đây là những gò đồi thấp như bát úp trập trùng xen giữa là những ruộng dộclầy thụt Khu vực Đền Hùng nằm trong vùng địa chất biến chất, nâng lên và uốnlượn với 3 kiểu: địa mạo đồi gò (đá mẹ chủ yếu là đá Gnai), địa mạo đồi gò phù sa

cổ và bậc thềm thung lũng tích lũy

Với chất đất như vậy người dân ở đây thường trồng cây công nghiệp, cây

thực phẩm không cần nhiều nước: “Từ ga Phủ Đức, nơi đường bộ giao cắt với đường sắt là tới phủ Lâm Thao; đất đai ở đây vẫn là đất đồi nhưng cằn cỗi hơn, chỉ trồng được hai loại cây là cây sơn và cây sắn, còn cây lúa được trồng tại những vùng đất trũng (dộc)” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc163] Hoặc: “Từ Cao Mại đến Việt Trì, các ruộng không được tốt Phía trên từ Cao Mại (Lâm Thao) đến Nỗ Lực (Hạc Trì), đồng ruộng

Trang 37

thường thiếu nước, lại bị đê ngăn cản nên không không có phù sa bồi nên chỉ giồng mía re và sắn” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc4-tr.28].

Như vậy, địa hình phía tây bắc của huyện Lâm Thao là những vùng đồi gòthấp, với đỉnh là núi Nghĩa Lĩnh thoải thấp dần đến Cao Mại Đất đai khu vực nàyrất xấu, cằn cỗi nên rất thích hợp với một số loại cây trồng như sơn, sắn, mía Ởgiữa các khe đồi gò là “dộc” trũng thấp để trồng lúa

Vùng đệm chuyển tiếp cuối cùng của huyện Lâm Thao về địa hình từ đồi gòđến đồng bằng chính là khu vực di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, có cấu tạo đấtnhư sau:

“Từ trên xuống dưới, các lớp đất được cấu tạo bởi 4 lớp:

Lớp 1: Lớp đất phù sa pha cát màu nâu nhạt trên mặt: dày từ 0m10 đến 0m20 là lớp đất trồng trọt.

Lớp 2: Là lớp đất phù sa màu trắng mịn, có lẫn ít sỏi con do hiện tượng kết vôn yếu Lớp này phân bố không đều, mỏng và đứt quãng, dày khoảng 0m05 đến 0m10, trên mặt rất bằng phẳng.

Lớp 3: Là lớp đất pha cát, có gỉ sỏi lẫn than tro màu xám đen, độ dày mỏng khác nhau Lớp đất này dày từ 0m10 đến 0m30.

Lớp 4: Là lớp đất cái hay sinh thổ Đây là lớp đất sét mịn màu vàng nhạt, có xen lẫn một ít đất sét trắng Dưới nữa là tầng đá gốc phong hóa” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc96-tr.22,23].

Qua khảo sát thực tế tại một khu vực cụ thể là làng Phùng Nguyên, ở đây gòđất thấp cao hơn mặt ruộng chỉ khoảng 1 mét rưỡi đến 2 mét, giữa những gò đất này

là những dộc thấp lầy thụt nối thẳng ra vùng đồng bằng ven sông Thao Chất đất gòthấp xấu Tuy nhiên, do được khai phá từ lâu nên mặt gò tương đối bằng phẳng có thểtrồng lúa và hoa màu [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc173]

Hướng Đông Nam: là vùng đồng bằng rộng lớn ven sông Thao rộng nhất và

là vựa lúa tỉnh Phú Thọ Theo cuốn Địa chí tỉnh Hưng Hóa năm 1899 viết:“Ở các cánh đồng bằng phẳng, lớp đất sét và đất màu thường không dày quá 60 đến 80 phân Dưới lớp đất ấy là cát hay đá cuội, hoặc đá ong” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc158] Do đó, đất

giữ nước tốt và tương đối màu mỡ, không bị lầy thụt như đất dộc, dễ canh tác lúa và

hoa màu.Theo Bản tiểu dẫn về tỉnh Phú Thọ của Guariaud viết năm 1932, vùng đồng

bằng và bãi bồi ven sông của huyện Lâm Thao là: “Nơi lưu vực sông Hồng lớn hơn nhiều, bên cạnh cây lúa, người ta tập trung trồng ngô tại huyện Tam Nông và phủ

Trang 38

ngô

Trang 39

còn được trồng xen với cây đậu tương” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc163] Theo cuốn “Phú Thọ tỉnh địa chí” viết năm 1939 thì: “Vực sông Thao, ở đây ruộng lúa phần nhiều cấy một vụ Ngoài lúa ra nhân dân lại trồng khoai, lạc, các thứ rau Ở đất bãi thường có ngô, đậu tương, mía, dâu Song ở bãi cát thì chỉ giống ngô và mía thôi Ở Tam Nông và Lâm Thao, các chỗ có đất phù sa, phần nhiều giồng đậu tương lẫn với ngô” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc4-tr.27].

Khu vực Đông Nam của huyện là đất đồng bằng phù sa ven sông Thao, nênthích hợp với các cây lương thực, thực phẩm và các cây công nghiệp ngắn ngàynhư: cây dâu tằm, cây họ đậu, lạc Đất bãi ngoài sông thường trồng đậu tương, mía,ngô và được trồng xen canh luân vụ

Như vậy, địa hình ở huyện Lâm Thao thoải dần theo hướng Đông Bắc - TâyNam và đất được chia thành 4 loại: (I) Ruộng đồng bằng, đất tốt, trồng lúa là chủđạo, ngoài ra trồng khoai, và các loại rau màu; (II) Ruộng “dộc” ở khe giữa các đồi,

gò, đất trũng, đất bùn lầy thụt chỉ trồng được lúa một vụ; (III) Đất gò đồi từ xã CaoMại lên phía đền Hùng chất đất xấu và thiếu nước nên trồng mía và sắn; (IV) Đấtphù sa bãi ngoài sông Thao trồng ngô và mía, lạc

Khí hậu, sông ngòi:

Lượng mưa phân bố không đều theo các tháng trong năm, mưa tập trung vào

mùa hè, ít mưa vào mùa đông: “Mùa hè có gió miền bể nên hay mưa Mưa nhiều nhất vào tháng 7 (325mm), tháng 8 (350mm) và tháng 9 (275mm) Tháng ít mưa hơn cả là tháng giêng (25mm) và tháng 12 (27mm)” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc4-tr.17] Và khí hậu và lượng

mưa theo mùa giống miền đồng bằng, không có rừng thiêng nước độc như vùng

Thanh Sơn, Yên Lập, Phù Ninh và châu Đoan Hùng Do vậy: “Khí hậu ở tỉnh Phú Thọ cũng từa tựa như khí hậu các tỉnh khác ở đồng bằng” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc122].

Trang 40

Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho con người ở Lâm Thaosinh sống ổn định, canh tác theo mùa vụ hàng năm, cây cối sinh trưởng và phát triểntốt, phong phú các loại cây trồng, đặc biệt là trồng trọt cây lương thực và cây côngnghiệp ở vùng đất này.

Sông ngòi

Sông Thao: chảy uốn quanh huyện như lưỡi rìu Sông Thao cùng với sông

Đà và sông Lô hợp lại tại Việt Trì:

“Từ tỉnh lỵ Phú Thọ, lưu vực đã rộng; hai ven bờ, phù sa lại bồi thành bãi, nên dòng sông chảy quanh co Về mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, và nhất là tháng 7 và tháng 8, Thao giang, Lô giang và Đà giang nước lên to, nhiều lần đến 8m Nước sông Thao có rất nhiều phù sa Thường thường đất phù sa đọng lại thành bãi nổi, có khi diện tích lên tới 10 hecta Vì có bãi nổi và lòng sông không sâu lắm, nên tàu thủy lúc nước cạn, chỉ lên đến Việt Trì Về mùa nước mới lên tới Phú Thọ

và Yên Bái” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc4-tr.15]

Như vậy, vào mùa mưa, giao thông đường thủy từ Việt Trì đi qua địa phậnLâm Thao lên Phú Thọ và Yên Bái, tàu thủy mới đi được; vào mùa khô, giao thôngvận chuyển chủ yếu là thuyền nhỏ Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cả về giaothông và vận chuyển hàng hóa cho huyện Lâm Thao Sông Thao còn bồi đắp phù satạo thành những bãi bồi và bãi nổi lớn, thuận lợi cho canh tác trên đất bồi phù sa,nên có làng ở Lâm Thao trước năm 1945 như làng Sơn Lưu chỉ có đất bồi sôngcanh tác

Ngoài ra, Lâm Thao còn có đầm, ao hồ lớn, phục vụ tưới tiêu, đánh bắt thủy

sản cho địa phương sở tại: “Tả ngạn sông Thao, có đầm Chính Công (ở Hạ Hòa) và đầm Do Nghĩa bên trên Việt Trì” [AG.A11/25], viết về địa bạ 7 xã thuộc4-tr.16,17], đầm Do Nghĩa thuộc xã Sơn Vi, đây

là một đầm nước rộng lớn nhất huyện Lâm Thao, ngoài ra, những ao hồ tự nhiêntương đối rộng như ao Ấu (làng Phùng Nguyên), ao Gáp (Tứ Xã) là những aotrũng giữa các gò đất, thấp hơn “dộc” trữ nước

Nhìn chung, sông Thao tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và vận chuyểnhàng hóa giữa huyện Lâm Thao với các tỉnh Tây Bắc và xuôi xuống Đồng bằng sôngHồng Sông Thao còn tạo ra vùng đồng bằng, những bãi bồi, bãi nổi phù sa lớn chosản xuất, canh tác ở Lâm Thao Có nhiều ao, đầm lớn tại một số làng, tạo điều kiệntưới, tiêu nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cho nhândân Do đó, Lâm Thao đã là nơi cư trú của con người từ lâu, cũng là một trong nhữngnơi có dân cư tập trung đông đúc và kinh tế phát triển hơn nhiều huyện khác của tỉnh

Ngày đăng: 18/03/2024, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w