Khủng hoảng kinh tế là vấn đề nan giải mà các doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt, điều đó làm cho doanh nghiệp ở bất kỳ ngành nghề nào cũng nỗ lực hết mình để thu hút, lôi kéo khách hàng
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Tổng quan về công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :
Vào những năm 1980 – 1981, tình hình khan hiếm thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra khá trầm trọng Để góp phần giải quyết khó khăn trên, đồng chí Bí Thư Thành Ủy (lúc đó là đồng chí
Công ty Xuất Nhập khẩu Trực dụng Y tế PHARIMEX được thành lập vào ngày 30/06/1981 theo Quyết định số 126/QĐ-UB của UBND TP Hồ Chí Minh Đây là công ty công tư hợp doanh đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và cả nước, huy động vốn từ Nhà nước và quần chúng, hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần Đến năm 1983, do sự sắp xếp lại ngành ngoại thương, PHARIMEX chuyển sang hoạt động dưới hình thức xí nghiệp công tư hợp doanh.
Theo Quyết định 151/QĐ-UB ngày 24/09/1983, Dược phẩm Dược liệu thành lập Năm 1997, chuyển thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (theo Quyết định 4261/QĐ-UB ngày 13/08/1997) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 064075 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cấp ngày 09/12/1997 ghi nhận vốn điều lệ ban đầu là 13.068.456.012 đồng Nhà nước nắm giữ 61% vốn (hiện là 43,44%), còn lại là của cán bộ, công nhân và cổ đông.
Năm 2005, Công ty tăng vốn điều lệ lên 45.669.000.000 đồng từ lợi nhuận để lại
Năm 2008 Công ty tăng vốn điều lệ lên 64.816.340.000 đồng với hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu (từ quỹ đầu tư phát triển) và phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ chủ chốt
Năm 2013, công ty nâng vốn điều lệ lên 93.325.730.000 đồng thông qua phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ đầu tư phát triển Cổ phần của Nhà nước chiếm 43,44%, trong khi cán bộ công nhân viên và cổ đông bên ngoài sở hữu 56,56% cổ phần Ngoài trụ sở chính tại 367 Nguyễn Trãi, công ty còn vận hành một nhà máy rộng 15.000 m2 đạt tiêu chuẩn GMP (WHO)-GLP-GSP tại địa chỉ 1/67 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Trải qua thời gian dài hoạt động với sự đóng góp của cán bộ nhân viên và lãnh đạo qua nhiều thời kỳ, Công ty đã từng bước phát triển đi lên Nhờ đạt được những thành tích xuất sắc trong sản xuất,kinh doanh, Công ty đã vinh hạnh được Nhà nước trao tặng các danh hiệu cao quý như Huân Chương Lao Động hạng 3 ngày 12/05/1995, Huân Chương Lao Động hạng 2 ngày 15/01/2003 Ngoài ra, Công ty liên tục đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng cao do người tiêu dùng bình chọn từ năm 2003 đến 2008
1.1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi:
Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng, niềm tin và sự lựa chọn hàng đầu Việt Nam về thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khoẻ phục vụ sức khoẻ cộng đồng.
Sứ mệnh: Chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của cộng đồng.
Các giá trị cốt lõi của chúng tôi tập trung vào việc không ngừng nâng cao chất lượng và cải tiến trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm và phân phối dịch vụ Chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất và phân phối của mình.
Triết lý kinh doanh: Mong muốn cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, hữu ích cho sức khoẻ cộng đồng, được tin tưởng nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ.Tâm niệm rằng chất lượng của sản phẩm và sức khoẻ của người bệnh luôn được đặt lên hàng đầu.Luôn xem khách hàng là trung tâm và cam kết thoả mãn mọi nhu cầu hợp lý của khách hàng Sự hài lòng của khách hàng là người bạn đồng hành của Công Ty Dược PHARMEDIC.
Bản sắc văn hóa: Xây dựng một môi trường làm việc minh bạch, công tâm, dựa trên hiệu quả công việc, đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và tuân thủ của một đội ngũ thống nhất để kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của PHARMEDIC
Slogan: “Sức khỏe & Niềm tin”.
In và ép bao bì bằng nhựa, nhôm, giấy
Ngành công nghiệp dược phẩm và y tế bao gồm cả sản xuất dược phẩm, dược liệu và các sản phẩm khác có liên quan Hoạt động gia công và chế biến cũng được thực hiện đối với một số nguyên liệu, chủ yếu là các loại dược liệu truyền thống, phục vụ nhu cầu sản xuất các mặt hàng mang tính truyền thống.
Kinh doanh dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, vật tư, y tế và các sản phẩm khác thuộc ngành y tế
Sản xuất vật tư, y tế
Sản xuất hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), chế phẩm diệt côn trùng - diệt vi khuẩn sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế là các hoạt động được thực hiện tại những địa điểm sản xuất chuyên biệt, không tiến hành tại trụ sở chính của công ty để đảm bảo an toàn và tránh gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Mua bán hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), chế phẩm diệt côn trùng - diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (không sản xuất tại trụ sở)
Liên doanh, liên kết với tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước
Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, vật tư y tế, mỹ phẩm
Sản xuất thực phẩm chức năng
Bán lẻ thực phẩm chức năng
Dịch vụ bảo quản và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
Tình hình kinh doanh của công ty mấy năm vừa qua 7
Năm 1995, nhờ đạt được những thành tích xuất sắc trong sản xuất - kinh doanh, Công Ty đã vinh dự được Nhà Nước trao tặng danh hiệu cao quý Huân chương Lao động hạng III ngày 12/05/1995
Năm 2003, nhận Huân chương Lao động hạng II ngày15/01/2003
Năm 2013, nhận Huân chương Lao động hạng I ngày 30/8/2013
Các thành tích, sự kiện nổi bật:
Năm 2007, nhận giải thưởng Thương mại Dịch vụ do Bộ Công thương trao tặng.
Ngày 09/10/2009, công ty chính thức niêm yết thực hiện giao dịch chứng khoán đầu tiên theo Quyết định số 606/QĐ-SGDHN ngày 23 tháng 9 năm 2009 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Năm 2016, Top 50 thương hiệu phát triển bền vững, Top
10 doanh nghiệp tiến bộ nhất về minh bạch của HNX Năm 2017, danh hiệu: “Doanh nghiệp sáng tạo, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường” và “Thương hiệu xuất sắc 3 miền và doanh nhân xuất sắc 3 miền” Top 30 doanh nghiệp thực hiện quản trị công ty tốt nhất HNX 2016-2017
Năm 2020, Top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín năm
Sản phẩm Aussie Golden Care - Sheep Placenta 50000mg Capsule荣获2020年越南报告公司评选的制药行业“2020年黄金健康产品”奖项。该产品还荣获越南功能性食品协会颁发的金奖。
Năm 2021, Top 20 Thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam Sản phẩm GYNOFAR đạt Top 20 Hàng việt uy tín chất lượng tốt vì quyền lợi người tiêu dùng
Năm 2022, Top 10 Thương hiệu phát triển Châu Á do Viện nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ (RISME) phối hợp cùng Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc tế (ISSME) tổ chức
Năm 2003-2022, Công ty liên tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn.
1.2.2 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2020- 2022:
Doanh thu Chí phí Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế 0
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic giai đoạn 2020-2022
Năm 2021, tổng doanh thu và các khoản thu nhập thực hiện đạt được 414,407,156,530 tỷ giảm 9,47% so với năm 2020
- Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 81,28 tỷ, giảm 13,25% so với năm 2020
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu của năm 2021 đạt19,11%, tăng 0,83% so với năm 2020 và bằng 100% so với kế hoạch Nhờ sự hỗ trợ từ hoạt động tài chính và cắt giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý và thu nhập từ hoạt động tài chính
- Nguyên nhân chính làm doanh thu và lợi nhuận giảm so với năm
Năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 tại TP HCM và các tỉnh, Công ty phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2,5 tháng vì thiếu điều kiện tổ chức sản xuất 3 tại chỗ Nguồn cung hạn chế khiến giá nguyên vật liệu, bao bì đầu vào tăng cao, dẫn đến lợi nhuận của Công ty bị sụt giảm.
Tổng doanh thu thực hiện năm 2022 tăng 14,71% tương ứng tăng 62,55 tỷ so với thực hiện năm 2021.
Lợi nhuận trước thuế thực hiện năm 2022 tăng 28,54% tương ứng tăng 23,19 tỷ so với thực hiện năm 2021
Lý do: - Năm 2021 dịch Covid bùng phát trên phạm vi cả nước
- Cả nước phải áp dụng giãn cách theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng
- Công ty phải tạm ngưng hoạt động từ 15/7/2021 đến 30/9/2021 (2,5 tháng) Vì 3 lý do trên nên công ty không sản xuất được và không có hàng để bán, sau khi hết giản cách
Năm 2022 tình hình dịch bệnh tạm ổn, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường Công ty đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Bên cạnh đó Công ty cũng đẩy mạnh việc tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá vốn và tăng lợi nhuận Do đó năm 2022 doanh thu và lợi nhuận tăng khá cao so với năm 2020 và năm 2021
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu của năm 2022 đạt 21,41%
Năm 2022 Doanh thu thấp nhưng lợi nhuận tăng là do:
- Chi phí giá vốn hàng bán giảm
- Áp dụng sáng kiến cải tiến giảm giờ công (chủ yếu là mặt hàngNatri mắt).
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Môi trường vĩ mô
Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO Khi gia nhập WTO, các công ty đa quốc gia và công ty nước ngoài sẽ từng bước tiếp cận quyền thương mại và đến nay doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài đã được trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm Dù không được phép phân phối trực tiếp sản phẩm (các doanh nghiệp nước ngoài và chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhập khẩu trực tiếp sẽ phải bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng phân phối) nhưng với năng lực mạnh về tài chính, công nghệ phân phối, thông tin, kinh nghiệm thương trường, các mối quan hệ liên kết kinh doanh, các công ty này sẽ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty phân phối dược phẩm nội địa có số vốn ít, công nghệ phân phối còn lạc hậu và hoạt động riêng lẻ, không có mối quan hệ với các công ty phân phối dược phẩm và đặc biệt là các nhà sản xuất dược phẩm quốc tế Điều này gây không ít trở ngại cho các doanh nghiệp dược trong nước.
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các lĩnh vực Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh mẽ, khiến lạm phát tăng cao Điều này dẫn đến sự thận trọng hơn của người dân trong đầu tư và tiêu dùng, gây khó khăn cho các ngành công nghiệp Trong bối cảnh đó, dược phẩm vẫn là ngành ít chịu ảnh hưởng nhất do đây là mặt hàng thiết yếu của cuộc sống.
Thuốc là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống, giúp đảm bảo sức khỏe con người Vì vậy, Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của ngành dược Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược, bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như: Chính sách của nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc…Điều này mang lại cơ hội lẫn thách thức cho các nhà sản xuất dược trong nước.
Theo quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, đến năm 2015 đặt mục tiêu đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng thuốc trong nước và 80% vào năm 2020 Song song với quy hoạch này, Thủ tướng Chính phủ cũng dành ưu đãi đặc biệt cho việc phát triển sản xuất nguyên liệu kháng sinh trong nước: được vay khoảng 70% vốn đầu tư cố định của dự án với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư để sản xuất nguyên liệu kháng sinh; được cấp kinh phí chuyển giao công nghệ… Chủ trương này của Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược trong nước có điều kiện phát triển, trong đó có công ty Pharmedic Hiện nay, một số dự án ưu đãi đã và đang trong giai đoạn triển khai.Tuy nhiên, những hỗ trợ của Chính phủ vẫn chưa thật sự tạo được xu hướng đầu tư mới trong lĩnh vực dược Sau đây là một số thách thức cho các doanh nghiệp dược: Chẳng hạn, theo quyết định số 27/2007/QĐ - BYT do Bộ Y Tế ban hành thì từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP - WHO) và doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng nhập khẩu trực tiếp” Ngoài ra còn có các quy định như GLP “Thực Hành Tốt Kiểm Nghiệm Thuốc”, GDP “Thực Hành Tốt
Về Phân Phối Thuốc”, GPP “ Thực Hành Tốt Về Quản Lý Nhà Thuốc”.
Quy định về các tiêu chuẩn như GMP, GSP đã gây không ít khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp trong ngành, vì hiện tại trong cả nước mới chỉ có 75/180 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP Áp lực thiếu vốn để nâng cao chất lượng nhà máy, cải tiến hệ thống kho lưu trữ thuốc để đạt được các tiêu chuẩn do bộ đề ra, là bài toán khó cho các doanh nghiệp dược, sẽ có không ít doanh nghiệp sản xuất tân dược buộc phải ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi loại hình kinh doanh, từ sản xuất trực tiếp sang làm đại lý phân phối cho các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn.
Công ty PHARMEDIC hiện đã đáp ứng được các tiêu chuẩn: GMP, GLP, GSP, GMP-WHO, GDP và GPP Việc thực hiện tốt các tiêu chuẩn trên giúp công ty có được các sản phẩm an toàn và đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân Điều này không những tạo nên uy tín của công ty trong lòng khách hàng mà còn nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh của công ty Tuy nhiên, công ty cũng phải nỗ lực không ngừng, tăng cường đầu tư, phát triển hơn nữa để có thể sánh ngang tầm với các doanh nghiệp dược lớn khác.Bên cạnh đó, khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết giảm thuế suất đối với 47 dòng thuế (chủ yếu là kháng sinh và Vitamin) Mức thuế trung bình 2,5% sau 5 năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO Thuế đối với mỹ phẩm giảm từ 44% -17,9% Giảm thuế nhập khẩu là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước trong việc cạnh tranh với thuốc nhập khẩu từ nước ngoài Các nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu được giảm đến 0% Một mặt, nó tạo điều kiện giảm chi phí giá vốn cho các doanh nghiệp dược (do các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài đến 90%), nhưng mặt khác nó gây ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu của Việt Nam Trước tình thế đó, đứng vững trên thương trường là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp dược trong nước vì vừa phải đương đầu với các công ty trong nước, vừa phải ứng phó với một lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài Đối với công ty Pharmedic thì sản xuất dược phẩm là chính yếu, trội hơn việc gia công nguyên phụ liệu nên điều này có ảnh hưởng nhưng không nhiều.
Giá thuốc niêm yết của các doanh nghiệp dược bị quản lý chặt chẽ bởi Bộ Y Tế Các doanh nghiệp dược không được phép tăng giá thuốc quá mức quy định, mỗi lần tăng giá, các doanh nghiệp phải đăng ký và giải trình lý do Nếu thấy không hợp lý và chưa thực sự cần thiết, Bộ Y Tế sẽ bác bỏ yêu cầu Việc kiểm soát giá này khiến suất sinh lợi của các doanh nghiệp dược bị thu hẹp, trong đó có công ty Pharmedic.
Một điều đáng quan tâm nữa là quy định về quảng cáo, khuyến mãi vẫn còn hạn chế cho các sản phẩm dược, chẳng hạn: thuốc liên quan đến hệ thần kinh bị cấm quảng cáo, các loại thuốc đặc trị cần phải kê đơn cũng không được trực tiếp quảng cáo đến người tiêu dùng mà phải được giới thiệu thông qua các bác sỹ và nhân viên y tế, chỉ có các sản phẩm thuốc không phải kê toa (thuốc OTC) mới có thể quảng cáo trên ycác phương tiện thông tin đại chúng Cũng theo luật của Việt Nam, hoạt động khuyến mãi bị giới hạn đối với tất cả các công ty dược phẩm ngay cả đối với các công ty dược phẩm của Việt Nam Các sản phẩm khuyến mãi đều phải được Cục quản lý dược phẩm thông qua và phải được Việt hoá Điều này cũng dễ hiểu do đặc thù của thuốc, thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt mà khách hàng trực tiếp của nó là những người có chuyên môn về lĩnh vực dược như bác sĩ, dược sĩ, các bệnh viện, chứ không phải người dân.Tuy có hạn chế về quảng cáo và khuyến mãi, nhưng một số hoạt động vẫn được chấp nhận như: quảng cáo giới thiệu các sản phẩm thuốc tới các bác sỹ và nhân viên y tế thông qua hội thảo, hội nghị, đại diện các công ty dược phẩm; các sản phẩm thuốc không phải kê toa (OTC) vẫn có thể quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng; sản phẩm có thể khuyến mãi nhưng phải đúng đối tượng, hình thức và phải được Cục quản lý dược thông qua Công ty PHARMEDIC áp dụng các phương thức được Nhà nước cho phép như tham gia hội thảo, tặng hàng mẫu, quảng cáo trên tạp chí chuyên ngành cùng một số hình thức khác và công ty cũng đạt được một vài hiệu quả đáng kể trong việc quảng bá thương hiệu công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được quy định chủ yếu bởi Luật Dược, được thông qua bởi Quốc hội và có hiệu lực từ 1/10/2005 Ngoài ra, các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán cũng góp phần đáng kể trong việc tạo nên một khung pháp lý chặt chẽ, đồng bộ cho lĩnh vực dược Luật này đảm bảo một môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Luật và các văn bản dưới Luật của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập thương mại toàn cầu với sự gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam vừa đứng trước cơ hội giao thương quốc tế vừa gặp nhiều thách thức về khác biệt pháp luật và định chế tài chính Để hội nhập thành công, doanh nghiệp cần nắm vững luật pháp và các thông lệ quốc tế, từ đó bảo vệ mình khỏi những rủi ro phát sinh do hiểu biết pháp luật hạn chế.
Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp dược Việt Nam được tiếp cận với những máy móc, thiết bị bào chế thuốc, đóng gói hiện đại, kỹ thuật cao Tuy nhiên, vì mới tiếp cận và áp dụng nên số lượng máy móc chưa nhiều, quy mô còn nhỏ so với các nước phát triển trên thế giới Sự kịp thời cải tiến kĩ thuật công nghệ giúp Công ty Pharmedic nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến chất lượng mẫu mã, bao bì, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân và tăng cường khả năng cạnh tranh Hiện nay công ty PHARMEDIC đã xây dựng được một Nhà máy sản xuất đạt được nhiều tiêu chuẩn như ISO 9001:2008, GMP - WHO, với trang thiết bị hiện đại, dây chuyền công nghệ tự động như: hệ thống pha chế thuốc, dây chuyền vô chai thuốc, máy dán nhãn tự động, máy ép vỉ,
Nhà máy của Pharmedic được thiết kế cho các dây chuyền sản xuất thuốc viên, thuốc bột, thuốc mỡ kem, thuốc nước uống, thuốc nước dùng ngoài và thuốc nhỏ mắt Đây là các dây chuyền sản xuất thuốc hiện đại và khép kín, với các máy móc thiết bị trang bị mới 100%, phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài (80%), chủ yếu là nhập khẩu từ Châu Âu, Trung Quốc và Đài Loan
Công ty đang sử dụng quy trình sản xuất với công nghệ hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn GMP (WHO)-GLP-GSP, ISO 9001:2008 Năm 2001, công ty đầu tư xây dựng một nhà máy hoàn toàn mới, đạt các tiêu chuẩn: Thực hành tốt về Sản xuất thuốc (GMP) - Kiểm nghiệm thuốc (GLP) - Tồn trữ thuốc (GSP ) và ISO 9001:2000 Năm 2002, nhà máy tiếp tục được nâng cấp, mở rộng. Đến năm 2004, nhà máy được Bộ Y Tế duyệt xét cấp giấy chứng nhận đạt các tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Năm 2010, nhà máy được xét duyệt chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Nước ta với quy mô dân số lớn, tổng số dân của nước ta vào lúc
0 giờ ngày1/4/2009 là 85.789.573 người, trung bình là 86,02 triệu người, đến năm 2011 là 87,84triệu người, đà tăng dân số vẫn còn cao (bình quân mỗi năm tăng khoảng 1 triệungười) và duy trì trong vòng nhiều năm nữa Thêm vào đó, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm nhiều hơn nên nhu cầu về thuốc cũng cao hơn để đảm bảo sức khỏe. Việc gia tăng dân số cùng với tăng trưởng thu nhập sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dược phẩm Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh như một nhu cầu thiết yếu thì các loại thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe như Vitamin hay các loại thuốc tăng cường sức khỏe khác sẽ được sử dụng nhiều hơn Nhu cầu về thuốc gia tăng là tín hiệu đáng mừng, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển, giúp nâng cao doanh số bán, tăng lợi nhuận
Môi trường vi mô
Pharmedic không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp dược trong nước mà còn từ các công ty nước ngoài Các công ty dược trong nước chủ yếu sản xuất thuốc thông thường, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt Pharmedic phải cạnh tranh với các đối thủ chính như DHG, IMP, DMC, những công ty có sản phẩm và thị trường mục tiêu tương tự.
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG):
Với 38 năm kinh nghiệm, hiện nay DHG là doanh nghiệp dược hàng đầu của Việt Nam với thị phần (khoảng 12 -13%) và năng lực sản xuất cao nhất ngành.
Quy mô sản xuất hiện đại và tương đối lớn, hệ thống nhà xưởng đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, GLP, GSP.
Mạng lưới phân phối trải rộng và dày đặc với 8 công ty con,
31 đại lý/chi nhánh, 2 hiệu thuốc và 61 quầy thuốc lẻ tại các bệnh viện trên cả nước.
Sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu sang thị trường các nước: Moldova, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Nigeria, Philipine… và mới đây một số sản phẩm của công ty có mặt tại Singapore.
Công suất hiện tại đã đạt ngưỡng khai thác tối đa trong khi nhà máy mới chưa hoàn thành, hạn chế khả năng tăng trưởng của DHG Tương tự như nhiều doanh nghiệp dược khác, sản phẩm của DHG chủ yếu là thuốc generic, thuộc nhóm thuốc thông thường, có giá trị thấp.
Vẫn chưa đào tạo kịp thời đội ngũ nhân lực có tay nghề (đặc biệt là dược sĩ có trình độ Anh ngữ tốt) để tiếp cận công nghệ tiên tiến từ nước ngoài phục vụ cho quá trình phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm (IMP):
Sản phẩm có giá trị cao, hiện nay, IMP đã sản xuất trên 140 loại sản phẩm, trong đó trên 50 loại là sản xuất nhượng quyền cho các tập đoàn, công ty lớn ở nuớc ngoài như: Sandoz(Biochemie), Robinson Pharma, DP Pharma, OPV, Mega, UnionPharma,
Là đơn vị sản xuất dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam thực hiện đầu tư và đưa vào hoạt động hai nhà máy Bêta Lactam và Non- bêta Lactam.
Công ty có thị phần khoảng 5% Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang các nước lân cận như Campuchia, Canada, Myanma, Moldova, và công ty đang triển khai xuất khẩu sang một số nước khác như Nga, Nhật, Đức,
Về mạng lưới phân phối, IMP còn yếu so với DHG mặc dù IMP có
8 cửa hàng trung tâm trong tỉnh và 5 chi nhánh ngoài tỉnh, ngoài ra còn thực hiện mô hình liên kết với các công ty Dược trong cả nước làm đại lý phân phối sản phẩm.
Thiếu nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu phát triển.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC): Thế mạnh:
Là một trong 3 công ty dẫn đầu ngành với thị phần khoảng 5%, là nhà sản xuất hàng đầu Việt nam về các loại thuốc đặc trị như tim mạch và nội tiết.
Là đơn vị xuất khẩu mạnh trong ngành dược Việt Nam Tính đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên 36 nước: Philippine, Myanmar, Nhật, Lào, Campuchia, Hồng Kông, Châu Phi, với tổng cộng 68 mặt hàng có số đăng ký ở nước ngoài.
Tập đoàn Dược Minh Châu sở hữu hệ thống cơ sở vật chất quy mô lớn, bao gồm 4 nhà máy, trong đó 3 nhà máy sản xuất thuốc và 1 nhà máy Chiết xuất Nguyên dược liệu Công ty cũng đang triển khai xây dựng thêm Nhà máy sản xuất Cồn thực dược phẩm và Nhà máy sản xuất bao bì sạch DMC còn đầu tư vào hệ thống kho vùng đạt tiêu chuẩn GSP gồm 4 kho ở Đồng Tháp, TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, phục vụ mục tiêu kinh doanh và phân phối dược phẩm.
Mặc dù hệ thống trải rộng nhưng không đều, chủ yếu ở miền Bắc và miền Nam Mọi hoạt động của công ty chủ yếu phát triển chủ yếu tại khu vực phía Nam.
Nguyên liệu của công ty chủ yếu cũng phải nhập khẩu nên biến động tỷ giá ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
Với các doanh nghiệp trên, quy mô sản xuất lớn và hệ thống phân phối rộng khắp là những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Xét về quy mô sản xuất và hệ thống phân phối, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang và Imexpharm là các doanh nghiệp mạnh nhất Các công ty này đều có những sản phẩm chất lượng, những điểm mạnh đáng kể, những chiến lược truyền thông quảng bá ấn tượng Bên cạnh đó, công ty Domesco cũng không ngừng đầu tư các nhà máy sản xuất nguyên liệu, bao bì sạch để đảm bảo chất lượng, giảm chi phí cho công ty, xây dựng các hệ thống kho đạt chuẩn tại các khu vực trọng điểm Trước những lợi thế nhất định cùng những dự án đầu tư lớn mạnh của đối thủ, công tyPHARMEDIC cần phải nỗ lực không ngừng, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ, xây dựng nhà máy mới, tăng số lượng hệ thống kho trạm, chi nhánh, đại lý, hiệu thuốc của công ty trên khắp các tỉnh thành trên cả nước để giảm chi phí công tác xa,nâng cao lợi thế cạnh tranh tạo chỗ đứng vững mạnh trong thị trường dược phẩm
Ngoài ra, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất hiện ngày một nhiều các doanh nghiệp dược nước ngoài, chẳng hạn như: Sanofi - Aventis, GSK, Plizer, Bên cạnh sự chuyên nghiệp trong phân phối, sự lớn mạnh về tài chính cùng công nghệ bào chế thuốc hiện đại, các công ty dược nước ngoài có lợi thế đặc biệt trong phân khúc thuốc đặc trị vì phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất được các loại thuốc thông thường Tuy nhiên, trong phân khúc thuốc phổ thông, công ty Pharmedic vẫn có khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài nhờ giá thành thấp, hệ thống phân phối có sẵn. Nhưng điều đáng lo ngại là: hiện nay các doanh nghiệp dược nước ngoài không thể sản xuất và tự phân phối tại thị trường trong nước, nhưng khi hết thời gian bảo hộ thì ngành dược sẽ có một môi trường cạnh tranh gay gắt Khi đó các doanh nghiệp dược trong nước nói chung cũng như công ty PHARMEDIC nói riêng phải chịu sức ép lớn, do phải đương đầu với các công ty nước ngoài.
Hiện nay, một doanh nghiệp mới muốn tham gia sản xuất hay phân phối thuốc thì cần phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn của Chính phủ và các Tổ chức Y tế Thế giới Mặc dù rào cản cao nhưng qua mỗi năm số lượng các doanh nghiệp dược vẫn không ngừng tăng lên (tính đến nay đã có 180 doanh nghiệp) Với hơn 30 năm hoạt động, công ty Pharmedic có kinh nghiệm cao trong công tác sản xuất và phân phối thuốc cùng một lượng lớn khách hàng trung thành nên phần nào có thể an tâm về sức ép từ các đối tượng này Tuy nhiên, công ty cũng phải theo dõi và tìm hiểu về đối tượng này, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn lực tài chính mạnh mẽ có ý định đầu tư vào Việt Nam.