1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Nguyên Tắc Cấm Sử Dụng Vũ Lực Và Đe Dọa Sử Dụng Vũ Lực.pdf

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Cấm Sử Dụng Vũ Lực Và Đe Dọa Sử Dụng Vũ Lực
Người hướng dẫn GVHD: Lê Thị Xuân Phương
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Công Pháp Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Tôn chỉ mục đích hoạt động của tổ chức này là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự bền vững, và để thực hiện hóa tôn chỉ của mình thì liên hợp quốc đã ghi nhận trong hiến chương của mình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

- -BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC CẤM SỬ DỤNG VŨ LỰC VÀ ĐE DỌA

SỬ DỤNG VŨ LỰC

GVHD : Lê Thị Xuân Phương Lớp : 323 A

Trang 2

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu 3

I KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TẮC 4

1.1 Nguồn gốc, sự phát triển của nguyên tắc 4

1.2 Nội dung 5

1.3 Cơ sở pháp lý 6

II CÁC TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ CỦA NGUYÊN TẮC 8

III CÁC TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ VÀ CỦA NGUYÊN TẮC KHÔNG SỬ DỤNG VŨ LỰC VÀ ĐE DỌA SỬ DỤNG VŨ LỰC 10

3.1 Thực tiến áp dụng của nguyên tắc không sử dụng bạo lực và đe dọa sử dụng bạo lực 10

3.3 Kiến nghị khắc phục những bất cập 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

2

Trang 3

Lời Mở Đầu

Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế toàn cầu được thành lập bởi ba nguyên thủ của ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh tại hội nghị Yalta với 51quốc gia thành viên ban đầu Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay thì số thành viên của Liên Hợp Quốc đã lên tới 193 quốc gia thành viên, trong đó Việt Nam là thành viên thứ 199 của tổ chức lớn nhất thế giới này Tôn chỉ mục đích hoạt động của tổ chức này là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự bền vững, và

để thực hiện hóa tôn chỉ của mình thì liên hợp quốc đã ghi nhận trong hiến chương của mình 7 nguyên tắc cơ bản trong đó có nguyên tắc để thực hiện

tổ chỉ đảm bảo hòa bình và an ninh thế giới được ghi nhân tại K4 Đ2 với nội dung “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.” trong bài dưới đây sẻ đi tiềm hiểu và phân tích nguyên tắc “Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực” này của LHQ

Trang 4

I KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TẮC

I.1 Nguồn gốc, sự phát triển của nguyên tắc

Được ghi nhận lần đầu tại công ước The Haque năm 1899 về hòa bình và giải quyết tranh chấp quốc tế và công ước năm 1970 về hạn chế sử dụng vũ lực đối với quốc gia vi phạm cam kết quốc tế Tuy nhiên các công ước này chỉ là kêu gọi các quốc gia tự nguyện thực hiện các biện pháp trung gian, hòa giải trước khi dùng vũ lực nội dung hòa bình trong công ước này chỉ là những ý kiến những quan điểm của một số nước so với “quyền chiến tranh” thời điểm đó

Kế thừa hai công ước The Haque năm 1970 và 1988 thì trong Quy chế của Hội Quốc Liên – tiền thân của Liên Hợp Quốc cũng đã quy định các nước thành viên không được sử dụng chiến tranh khi chưa áp dụng các biện pháp hòa bình Bên cạnh quy chế của Hội Quốc Liên thì Hiệp định Paris năm 1928

về khế ước chiến tranh cũng đã xác định “ Các quốc gia thành viên lên án việc

sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế và cam kết không dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau”.

Dù cũng có những quy định cấm sử dụng vũ lực nhưng những chữ “cấm” này chỉ dừng lại trên lý thuyết, hay dừng lại ở những quan điểm của một số quốc gia chứ phương pháp hòa bình vẫn không trở thành phương pháp ngăn chặn chiến tranh xảy ra

Tuy nhiên sau khi chứng kiến những thảm họa khủng kiếp cũng như hứng chịu những đau khổ của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) mang lại thì

cả thế giới mới công nhận “chiến tranh xâm lược là một tội ác” Để ngăn chặn tội ác này tiếp diễn thì các nước trên thế giớ đã thành lập tổ chức Liên Hiệp

Quốc với mục đích “Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lần trong đời chúng ta gây cho nhân loại đau thương không

kể xiết ” và “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế” thì tại điều K2 Đ4 Hiến

chương Liên Hợp Quốc đã ghi nhận nguyên tắc “Tất cả các quốc gia thành viên

4

Trang 5

Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc” Theo như hiến chương này thì việc “cấm sử dụng bạo lực

và đe dọa sử bạo lực” đã được áp dụng và nó chính là nguyên tắc của tổ chức Liên Hợp Quốc

I.2 Nội dung

Nội dung của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực cũng như nội dung của những nguyên tắc khác đều được Liên Hợp Quốc ghi nhận tại

“Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương liên hợp quốc” năm 1970 với nội dung cụ thể:

- Cấm xâm chiếm những quốc gia khác

- Cấm những hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây ảnh hưởng, xâm lược đến đường biên giới của các quốc gia khác hay các đường biên giới quốc tế

- Cấm việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến đường biên giới

- Cấm mọi hành động trả đủa bao gồm cả việc sử dụng bạo lực

- Cấm bất kỳ hành động bạo lực nhằm loại bỏ quyền bình đẳng, quyền tự quyết của các dân tộc

- Không cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược chống nước thứ ba

- Không tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác

Trang 6

- Không tổ chức, giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập phá hoại lãnh thổ quốc gia khác

- Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược

Theo như nội dung này thì việc sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực là những hành động chính xâm phạm nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, tuy vậy Liên Hợp Quốc lại không đưa ra những định nghĩa cụ thể cho hai hành động trên mà chỉ quy định chung trong nội dung của nguyên tắc và căn cứ theo nội dung của nguyên tắc tắc thì chứng ta có thể định nghĩa các hành động như sau:

Hành động sử dụng vũ lực là việc các quốc gia sử dụng các lực lượng vũ trang để gây chiến, xâm lược một cách trực tiếp các quốc gia khác, bên cạch đó hành động vũ trang trong nội dung này còn mở rộng đến việc các quốc gia sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị hay các biện pháp phi vũ trang để đe dọa

và gây sức ép đến các quốc gia khác

Hành động đe dọa sử dụng vũ lực trong nội dung này được hiểu chỉ là những hành động mà các nước thực hiện không nhằm mục đích tấn công nhưng hậu quả của những hàng động đe dọa trên có thể dẫn đến việc tấng công

vũ lực giữa các quốc gia

Tuy nhiên đây cũng chỉ là những cách hiểu dụng trên nội dung của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực được quy định trong tuyên bố năm 1970 của Liên Hợp Quốc Cách hiểu này có thể bị thay đổi hoặc có thể hiểu khác đi tuy theo từng quốc gia vì vậy nên Liên Hợp Quốc cần có một văn bản quy định, định nghĩa cụ thể về các hành sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực từ đó thống nhất cách hiểu về những hành động này đồng thời hạn chế những sai phạm

I.3 Cơ sở pháp lý

6

Trang 7

Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dạo sử dụng vũ lực được quy định và

cụ thể hóa trong hàng loạt các văn bản quốc tế quan trọng được thông qua trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc:

- Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị

và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương liên hợp quốc năm

1970

- Tuyên bố của Đại hội đồng liên hợp quốc năm 1974 vê định nghĩa xâm lược

- Định ước của Hội nghị Henxinki năm 1975 về An ninh và hợp tác của các nước Châu Âu

- Tuyên bố năm 1987 về việc Nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế Ngoài các văn bản trên thì nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực còn được quy định trong một số văn kiện của phong tròa không liên kết, tổ chức ASEAN, …

Trang 8

II CÁC TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ CỦA NGUYÊN TẮC

Nguyên tắc này được áp dụng trong mọi trường hợp, mọi hành vi sử dụng và

đe dọa sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực đều bị coi là bất hợp pháp, tuy vậy cũng có một số trường hợp ngoại lệ mà nguyên tắc này:

Trường hợp đầu tiên được quy định tại Đ51 của Hiến chương Liên Hợp

Quốc năm 1945 theo đó thì:“Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế Những biện pháp mà các thành viên Liên hợp quốc áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng bảo

an, chiểu theo Hiến chương này, đối với việc Hội đồng bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.“

Như vậy thì khi bị tấng công vũ trang các nước thành viên của Liên Hợp Quốc đều có quyền sử dụng sử dụng vũ trang để tự vệ đồng thời các hành vi tự

vệ này phải được báo ngay cho Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc biết Và các hành động tự vệ chỉ dừng lại cho đến khi Hội đồng bảo an đưa ra những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế Theo tinh thần của Hiến chương Liên hợp quốc, quyền tự vệ chính đáng của quốc gia chỉ được tự do trong một thời gian tạm thời Một khi dã quyết định hành động thì vụ việc đó sẽ được đặt dưới quyền quyết định của cơ quan này Các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc cũng có quyền dùng bạo lực cách mạng đê giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho mình Đó là quyền tự vệ chính đáng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, phù hợp với nguyên tắc dân tộc tự quyết và không trái với nguyên tắc

sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực

8

Trang 9

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng để hành động tự vệ này hợp pháp thì các quốc gia cần đáp ứng điều kiện là nước đó bị tấng công vũ trang trước và mức

độ tự vệ phái tương úng với mức độ tấng công vì nếu như vượt quá mức độ tấn công thì hành vi đó không được xem là tự vệ hợp pháp

Trường hợp thứ hai là trường hợp đã được Đại hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp phi vũ trang như cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao nhưng Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp đó là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì Hội đồng bảo an

có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc thực hiện được quy định tại Đ42 Hiến chương

Liên Hợp Quốc“Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở điều 41

là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì Hội đồng bảo an có quyền

áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện” và hành vi sử dụng vũ lực của Hội đồng

bảo án trong trường hợp này không bị coi là vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc vi phạm sử dụng vũ lực

Trang 10

III CÁC TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ VÀ CỦA NGUYÊN TẮC KHÔNG

SỬ DỤNG VŨ LỰC VÀ ĐE DỌA SỬ DỤNG VŨ LỰC

III.1 Thực tiến áp dụng của nguyên tắc không sử dụng bạo lực và đe dọa sử dụng bạo lực

Ngày nay vẫn còn nhiều quốc gia vi phạm nguyên tắc này một cách trắng trợn nhưng bao giờ họ cũng cố tìm ra những lý do có vẻ chính đáng để biện hộ cho hành vi sai trái của mình và luôn giải thích rằng điều đó phù hợp với quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc Học thuyết Ri – Găn (của Cựu Tổng thống Mỹ) cho rằng việc ủng hộ các chiến sĩ đấu tranh cho tự do là hình thức tự

vệ và hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế Theo học thuyết này thì các quốc gia

có quyền mang quân vào nước khác để bảo vệ quyền con người ở đó Thuyết này hoàn toàn trái với luật quốc tế, không phù hợp với các quyết định của tòa án quốc tế Ngược lại việc sử dụng dùng vũ lực tất yếu dẫn đến vi phạm thô bạo quyền con người, trong đó có quyền được sống Tuy nhiên Chính phủ của các nước vi phạm thường viện dẫn những hoạt động của họ là thực hiện quyền tự vệ

và họ lại có vẻ như khẳng định ý nghĩa của nguyên tắc không sử dụng vũ lực Việc Mỹ mang quân vào Campuchia năm 1970, vào Grenada và Libia năm

1983, vào Panama năm 1989; việc các nước Nato không kích Nam Tư mùa thu năm 1999 thực chất là vi phạm nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế Những hành vi này bị cộng đồng quốc tế phản đối gay gắt vì nó vi phạm luật quốc tế, đi ngược lại xu thế chung của thời đại chúng ta

Và trong những năm sau này cụ thể là trong hai năm 2013 – 2014 Trung Quốc cũng đã có những hành động vi phạm đến nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực

và đe dọa sử dụng vũ lực đối với Việt Nam

Cụ thể vào ngày 20/3/2013 một tàu cá mang số hiệu QNg 96382 của ngư dân tỉnh Quảng Nam đã bị tàu hải quân mang số hiệu 786 của Trung Quốc truy

10

Trang 11

đuổi và bắng cháy cabin tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Hành vi của tàu Trung Quốc rõ ràng là sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế do nó liên quan đến một tàu của Nhà nước Trung Quốc và tàu cá mang quốc tịch Việt Nam tại vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc đã biến thành vùng biển "tranh chấp" Việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc là trái với nguyên tắc đã được ghi nhận tại K4 Đ2 trong Hiến chương Liên Hợp Quốc Tuy nhiên Trung Quốc lại lấp liếm lỗi sai của mình bằng khẳng định rằng “Phản ứng của cơ quan chức năng của Trung Quốc trước một tàu cá bất hợp pháp của Việt Nam là đúng đắn

và hợp lý" và sau một tuần im lặng Trung Quốc lại đưa ra câu chuyện vu cáo tàu Việt Nam xâm phạm trái phép vùng biển của Trung Quốc và tàu tuần tra Trung Quốc đã “cố gắng cảnh báo tàu cá bằng còi, la hét và vẫy cờ Chỉ sau khi không thành công, lực lượng hải quân Trung Quốc mới bắn hai quả pháo sáng màu đỏ

và cả hai quả pháo sáng này đã tắt trên không trung” Sự ngụy biện nực cười này của Trung Quốc càng khẳng định cho những hành động sai trái mà quốc gia này gây ra và những khẳng định cũng như những câu chuyện bịa đặt của Trung Quốc đang chỉ ra rằng quốc gia này chỉ đang cố chối bỏ và bóp méo sự thật mà thôi Không những lấp liếm hành động đốt cháy cabin tàu cá Việt Nam của tàu hải quan Trung Quốc Mà trong tháng 5/ 2014 quốc gia này còn cố tình huy động một lực lượng vũ trang bao gồm 80 tàu thuyền các loại, trong đó có 07 tàu quân sự, như tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh

753, 33 tàu hải cảnh, cùng nhiều tàu vận tải và ngư binh cùng hàng chục thậm chí hàng trăm tốp máy bay chỉ để bảo vệ giàn khoan dầu Hải Dương 981 mà Trung Quốc đã ngan nhiên đặt tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển Quốc tế năm 1982 Nhưng đối lại với lực lượng hùng hậu của Trung Quốc thì Việt Nam đã cử

29 tàu chấp pháp tới khư vực gần giàn khoan Hải Dương 981 để tích cực tuyên truyền, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay hành vi vi phạm pháp luật quốc tế,

Trang 12

Đồng thời vào ngày 4/5/2014 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động của phía Trung Quốc và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam Ngày 05/5/2014, Việt Nam tổ chức họp báo, trong đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị Đáp lại những hành động kêu gọi hòa bình và thiện chí của Việt Nam thì tàu Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn, khiêu khích như mở bạt che pháo để uy hiếp, sử dụng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam, sẵn sàng đâm húc gây hư hỏng cho tàu Việt Nam và làm bị thương một số kiểm ngư viên Thậm chí vào ngày 26/5/2014, tàu Trung Quốc đã bao vây và đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng cách giàn khoan 17 hải lý ở khu vực phía Nam Tây Nam, đây là là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam

Đến ngày 16/7/2014 trước sức ép của dư luận quốc tế và các hành động gây sức ép của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới thì Trung Quốc đã rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam

Không như những nước khác sẽ viện dẫn một lý do hợp lý, hợp pháp và có sức thuyết phục thì Trung Quốc lại tự mình đưa ra những lập luận những lý do không có căng cứ cho những hành động xâm phạm luật pháp quốc tế rằng là Việt Nam là nước xâm phạm chủ quyền vùng biển của Trung Quốc, rằng những hành động của Trung Quốc là rất ôn hòa và chỉ là đang tự vệ Tuy nhiên những lời đó chỉ là những lời ngụy biện, lấp liếm cho hành động sai trái và bạo lực của Trung Quốc đối với Việt Nam

III.2.Nguyên nhân dẫn đến những bất cập của thực tiễn

12

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w