1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân tích nội dung và ngoại lệ của nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn Họ và tên Mã sinh viên Lớp Mã học phần 2022 MỤC LỤC I Mở đầu 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục

17 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 59,44 KB

Nội dung

KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ BỘ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ TIỂU LUẬN HỌC KỲ II Dành cho các lớp vừa học vừa làm ĐỀ TÀI Phân tích nội dung và ngoại lệ của nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn

KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ BỘ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ - TIỂU LUẬN HỌC KỲ II Dành cho các lớp vừa học vừa làm ĐỀ TÀI Phân tích nội dung và ngoại lệ của nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn Họ và tên: Mã sinh viên: Lớp: Mã học phần: 2022 MỤC LỤC I Mở đầu 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 3 Phương pháp nghiên cứu 1 II Cơ sở, nội dung và tầm quan trọng của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế .2 1 Cơ sở của nguyên tắc .2 1.1 Cơ sở thực tiễn 2 1.2 Cơ sở pháp lý .2 2 Nội dung của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế 3 2.1 Cấm xâm lược vũ trang 3 2.2 Cấm xâm lược gián tiếp, xâm lược về kinh tế và xâm lược về tư tưởng 3 2.3 Cấm đe dọa sử dụng vũ lực 4 3 Các trường hợp ngoại lệ 5 3.1 Hai ngoại lệ điển hình 5 3.2 Ngoại lệ khác 6 III Liên hệ thực tiễn việc thực hiện nguyên tắc 9 IV Kết luận .12 Danh mục Tài liệu tham khảo .13 I MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài II Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốcgia và chủ thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể khác trong các lĩnh vực Trong các nguyên tắc chung của luật quốc tế, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực có vai trò quan trọng bậc nhất và được quy định cụ thể hóa trong hàng loạt các văn bản quốc tế quan trọng được thông qua trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc Ngoài các văn bản trên thì nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực còn được quy định trong một số văn kiện quốc tế, tổ chức ASEAN, … Đây là cơ sở để quốc gia bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi xảy ra các tranh chấp quốc tế bởi hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế đã và đang trở thành xu hướng chung của nhân loại Do đó, em lựa chọn đề tài: Phân tích nội dung và ngoại lệ của nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn làm đề tài tiểu luận 2 Mục đích nghiên cứu III Bài tiểu luận nghiên cứu nhằm hiểu nội dung cơ bản của nguyên tắc không sử dựng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng như những ngoại lệ của nguyên tắc, từ đó đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn 3 Phương pháp nghiên cứu IV Tiểu luận sử dụng phương pháp so sánh, các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá vấn đề, phân tích quy phạm và một số phương pháp khác V 1 VI CƠ SỞ, NỘI DUNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUYÊN TẮC CẤM DÙNG VŨ LỰC HOẶC ĐE DỌA DÙNG VŨ LỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 1 Cơ sở của nguyên tắc 1.1 Cơ sở thực tiễn VII Luật quốc tế thời kỳ cổ đại coi chiến tranh là một phương tiện hữu hiệu để giải quyết mọi xung đột và tranh chấp quốc tế Khi các quốc gia sử dụng các biện pháp hòa bình mà không giải quyết được các tranh chấp quốc tế thì chiến tranh sẽ nổ ra như một biện pháp cuối cùng VIII Hiệp định Paris năm 1928 về khế ước chiến tranh đã xác định “Các quốc gia thành viên lên án việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế và cam kết không dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau” Sau chiến tranh thế giới lần II, năm 1945, Liên Hợp quốc ra đời với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền an ninh và hòa bình quốc tế, ngăn chặn các cuộc chiến tranh xâm lược IX Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực đã được hình thành qua cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II và được các quốc gia tham gia thành lập tổ chức Liên hợp quốc khẳng định mạnh mẽ trong Hiến chương của tổ chức này 2 1.2 Cơ sở pháp lý X Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được quy định cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc tại Chương I, Điều 2, Khoản 4: “Tất cả các nước thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của LHQ” XI Như vậy Hiến chương LHQ đã khẳng định nguyên tắc “cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế” Hiến chương đã đạt được những bước tiến quan trọng hơn Hiệp ước Paris năm 1928 ở chỗ nếu như Hiệp ước Paris 1928 chỉ cấm dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách thì tại Hiến chương quy định rõ ràng và dứt khoát: cấm các quốc gia dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực vào những mục đích trái với mục đích hòa bình và hợp tác hữu nghị của Liên hợp quốc Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các văn kiện của LHQ sau này đã góp phần bổ sung, làm sáng tỏ hơn những tư tưởng tiến bộ của nguyên tắc nói trên thông qua một số văn kiện như Tuyên ngôn 1970 của LHQ, Nghị quyết LHQ 1974, Công ước Luật biển 1982 2 Nội dung của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế XII Nội dung của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được ghi nhận cụ thể trong Tuyên bố 1970 của Đại hội đồng LHQ: “Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực để vi phạm biên giới quốc gia của các nước khác hoặc dùng nó làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề có liên quan đến biên giới các nước” 3 2.1 Cấm xâm lược vũ trang XIII Đây là nội dung chính của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực là cấm chiến tranh xâm lược hay xâm lược vũ trang nói chung, bởi đây là hành động nguy hiểm nhất trực tiếp đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế 2.2 Cấm xâm lược gián tiếp, xâm lược về kinh tế và xâm lược về tư tưởng XIV Xâm lược gián tiếp: là phương pháp hoạt động phá hoại phổ biến của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế chống lại các quốc gia khác Xâm lược gián tiếp khác với xâm lược vũ trang ở chỗ quốc gia xâm lược hoạt động giấu mặt thông qua người khác, được thể hiện qua những hành động: (1) Xúi giục, giúp đỡ các quốc gia khác đi xâm lược để thực hiện mưu đồ chính trị của mình; (2) Khuyến khích các hành động phá hoại như khủng bố, tàn sát chống nước khác; (3) Kích động gây nội chiến ở nước khác; (4) Hoạt động lật đổ chính quyền ở các nước khác một cách có lợi cho mình XV Xâm lược kinh tế: là phương pháp hoạt động phá hoại phổ biến của các nước đế quốc và bọn phản động quốc tế nhằm gây sức ép đối với các nước yếu thế hơn, bắt các nước này phải phụ thuộc vào chúng về kinh tế và chính trị XVI Những hình thức xâm lược kinh tế có thể là: (1) Áp đặt những điều ước kinh tế thương mại không bình dẳng, mang tính nô dịch; (2) Trao đổi kinh tế không ngang giá; (3) Cản trở quốc gia khác thực hiện quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên của mình; (4) Phong tỏa kinh tê và nhiều hình thức cản trở hoạt động kinh tế của quốc gia khác XVII Xâm lược về tư tưởng: là phương pháp hoạt động phổ biến của bọn chủ nghĩa đế quốc và phản động nhằm gây hoang mang, lo sợ, thù hằn trong quần chúng nhân dân 4 XVIII.Những hình thức cấm xâm lược tư tưởng phổ biến hiện nay là: (1) Tuyên truyền chiến tranh; (2) Kích động tư tưởng thù hằng dân tộc; (3) Tuyên truyền, ca tụng vũ khí giết người hàng loạt XIX Thông thường, trước khi tiến hành chiến tranh xâm lược, kẻ xâm lược mở ra những chiến dịch lớn nhằm tuyên truyền cho chiến tranh, kích động lòng thù hằn dân tộc 2.3 Cấm đe dọa sử dụng vũ lực XX Luật quốc tế hiện dại xem việc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại quốc gia khác là một tội ác quốc tế, là một loại vi phạm pháp luật quốc tế riêng biệt XXI Những hành động đe dọa sử dụng vũ lực phổ biến trong thực tiễn quan hệ quốc tế hiện nay là:  Tập trung quân đội (lục quân, hải quân, không quân) ở biên giới giáp với quốc gia khác  Tập trận ở biên giới giáp với quốc gia khác  Gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác XXII Những hành động này đều trái với tinh thần và nội dung của Hiến chương Liên hợp quốc Các quốc gia gây ra những hành động như vậy phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật quốc tế 3 Các trường hợp ngoại lệ 3.1 Hai ngoại lệ điển hình XXIII.Hiện nay, Hiến chương Liên hợp quốc chỉ quy định hai trường hợp sử dụng hợp pháp lực lượng vũ trang vào mục đích tự vệ (Điều 51) và theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khi có sự đe dọa hòa bình, xâm phạm hòa bình hoặc bị xâm lược (các điều từ 39 đến 42) 3.1.1 Quyền tự vệ chính đáng XXIV Điều 51 Hiến chương quy định: “Không một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể 5 chính đáng trong trường hợp thành viên của Liên hợp quốc bị xâm lược, cho đến khi Hội Đồng Bảo An tiến hành các biện pháp nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới Các biện pháp mà các quốc gia đã tiến hành phải được thông báo ngay lập tức cho Hội Đồng Bảo An và các biện pháp này không hề ảnh hưởng đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội Đồng Bảo An, theo quy định của Hiến chương này, hành động nhanh chóng theo cách thức mà cơ quan này cho là cần thiết để duy trì và lập lại hòa bình an ninh thế giới” Như vậy, Hiến chương thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của các quốc gia hay nói cách khác là có quyền dùng vũ lực quân sự để đánh trả sự tấn công vũ trang của các nước khác, Nghị quyết 3314 về định nghĩa xâm lược quy định: xâm lược là việc một nước sử dụng lực lượng vũ trang tấn công, vi phạm đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của một nước khác hoặc dưới bất kì hình thức nào khác Nghị quyết trao quyền cho Hội Đồng Bảo An kết luận có hay không hành vi xâm lược trong các tình huống cụ thể XXV Tuy nhiên quyền tự vệ này của quốc gia được quy định hết sức nghiêm ngặt, các quốc gia có quyền sử dụng lực lượng vũ trang để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp, kể cả việc sử dụng biện pháp quân sự nhưng phải tuân thủ nguyên tắc tương xứng, Hiến chương cấm một quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang chống lại quốc gia khác khi quốc gia này chỉ sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc chính trị XXVI.Trong trường hợp các quốc gia bị xâm lược vũ trang, Điều 51 Hiến chương quy định: "không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhận hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên LHQ bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội Đồng Bảo An chưa áp dụng được các biện pháp cần thiết để duy trì hòabình và an ninh quốc tế…” Như vậy, khi bị xâm lược vũ trang, các quốc gia, các dân tộc có quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể cho đến khi Hội Đồng Bảo An áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải báo ngay cho Hội Đồng Bảo An 6 XXVII Các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc cũng có quyền dùng bạo lực cách mạng đê giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho mình Đó là quyền tự vệ chính đáng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, phù hợp với nguyên tắc dân tộc tự quyết Việc các dân tộc bị áp bức dùng lực lượng vũ trang để đạp tan ách gông cùm, giành lại tự do hạnh phúc là hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế hiện nay và không trái với nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế 3.1.2 Sử dụng vũ lực theo quyết định của Hội Đồng Bảo An XXVIII Việc sử dụng vũ lực theo ủy quyền của Hội Đồng Bảo An được quy định cụ thể tại Điều 39 và các Điều từ 42 đến 47 XXIX.Theo quy định tại Điều 39 của Hiến chương, trong trường hợp xác định thấy có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hay có hành vi xâm lược, Hội Đồng Bảo An có quyền đưa ra các khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần thiết bao gồm cả biện pháp sử dụng vũ lực để đảm bảo duy trì hòa bình và an ninh quốc tế XXX Tại Điều 42 Hiến chương quy định, tùy từng trường hợp nếu biện pháp phi quân sự được khuyến nghị không đủ để giải quyết tranh chấp thì Hội Đồng Bảo An có thể tiến hành các biện pháp cần thiết, như sử dụng lực lượng không quân, hải quân hoặc lục quân để duy trì hoặc lập lại hòa bình và an ninh quốc tế Những biện pháp này bao gồm cả biểu dương lực lượng, bao vây phong tỏa và tiến hanh chiến dịch bằng không quân, hải quân hoặc lục quân 3.2 Ngoại lệ khác 3.2.1 Can thiệp nhân đạo XXXI.Can thiệp nhân đạo có thể hiểu là việc một quốc gia sử dụng vũ lực để can thiệp vào một quốc gia khác nhằm mục đích loại trừ một thảm họa nhân đạo ở quốc gia bị can thiệp Cách thức áp dụng và những điều kiện cụ thể để viện dẫn can thiệp nhân đạo gần đây được nêu trong quan điểm pháp lý của Chính phủ Anh về khả năng sử dụng vũ 7 lực chống lại Syria khi có cáo buộc nước này sử dụng vũ khí hóa học năm 20131 Theo đó, can thiệp nhân đạo có thể được tiến hành và tiến hành hợp pháp theo luật pháp quốc tế, nếu thỏa mãn 03 điều kiện:  Có bằng chứng thuyết phục, được toàn thể cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi về sự tồn tại của thảm họa nhân đạo cần thiết phải được loại trừ ngay;  Hoàn cảnh của vụ việc rõ ràng và khách quan là không có bất kỳ biện pháp thay thế nào ngoài sử dụng vũ lực – sử dụng vũ lực là biện pháp cuối cùng khả thi;  Việc sử dụng vũ lực ở mức cần thiết tối thiểu và tương xứng để loại trừ thảm họa nhân đạo đó2 XXXII Nếu nhìn qua mục đích và điều kiện tiến hành can thiệp nhân đạo, có thể cho rằng can thiệp nhân đạo là chúng đáng và luật pháp quốc tế nên ghi nhận ngoại lệ này vì sự tốt đẹp chung của nhân loại và nhân phẩm của con người Tuy nhiên những quy định này chỉ thực sự tốt khi inter alia – không thể bị lạm dụng Quy định trên tồn tại khả năng bị lạm dụng do thiếu cơ chế khách quan đánh giá các điều kiện nêu trên Câu hỏi đặt ra là ai là chủ thể đánh giá về sự tồn tại của thảm họa nhân đạo, vũ lực là biện pháp cuối cùng hay mức độ sử dụng vũ lực, “toàn thể cộng đồng quốc tế” là ai và có thể hiểu là tất cả, đa số 2/3 hay đa số thông thường các quốc gia? Một ví dụ là Anh đã dựa vào Nghị quyết 1199 của Hội đồng Bảo an và các báo cáo của Cơ quan Tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) để cho rằng toàn thể cộng đồng quốc tế đã công nhận có thảm họa tại Kosovo 1 Văn phòng Thủ tướng Anh, Policy Paper: Chemical weapon use by Syrian regime: UK government legal position, ngày 29/8/2013, xem tại https://www.gov.uk/government/publications/chemicalweapon-use-by-syrian-regime-uk-government-legal-position/chemical-weapon-use-by-syrian-regime-ukgovernment-legal-position-html-version 2 Ba điều kiện này cũng được Anh viện dẫn trong vụ NATO đánh bom Kosovo năm 1999, xem Christopher Greenwood, Humanitarian Intervention: The Case of Kosovo, in trong 2002 Finnish Yearbook of International Law, Helsinki, Finland: Kluwer Law, 2002, tr 177 8 XXXIII Có thể nhận định rằng cho đến khi các vấn đề thể chế được giải quyết, can thiệp nhân đạo sẽ không được chấp nhận rộng rãi như một quy định tập quán quốc tế – một ngoại lệ mới của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực 3.2.2 Sự đồng ý của quốc gia sở tại XXXIV Gần đây trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) các quốc gia đã viện dẫn một căn cứ khá mới để sử dụng vũ lực: sự đồng ý của quốc gia sở tại Để sử dụng vũ lực chống IS ở Iraq, Anh đã dựa vào lời mời của Chính phủ Iraq3 Tương tự như thế, Nga hiện diện quân sự ở Syria4 Cả hai nước này không viện dẫn đến quyền tự vệ tập thể để tự vệ giúp Iraq và Syria mà viện dẫn “sự đồng ý của quốc gia sở tại” Do đó có vẻ đây hai nước này cho rằng đây là căn cứ tách biệt khỏi căn cứ quyền tự vệ khi bị tấn công vũ trang Nếu đúng như thế thì có vẻ căn cứ này rất có cơ sở theo nguyên tắc chủ quyền – quốc gia có chủ quyền và quốc gia có thể cho phép quốc gia khác sử dụng vũ lực bên trong quốc gia của mình Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ràng rằng liệu hai nước có thực sự cho rằng hành động của họ là “sử dụng vũ lực” với ý nghĩa của nguyên tắc và Điều 2(4) hay không Anh hạn chế sử dụng từ “sử dụng vũ lực” mà dùng những từ thay thế như “hành động quân sự”, “sử dụng vũ lực quân sự” Trong khi đó Nga việc dẫn đến hỗ trợ quân sự chống lại chủ nghĩa khủng bố tại Syria Căn cứ khá mới này có vẻ được ủng hộ trong phán quyết Vụ Công-gô v Uganda, Tòa ICJ đã công nhận rằng một quốc gia có thể triển khai quân độ và thực hiện các hoạt động quân sự ở lãnh thổ nước khác, nếu 3 Văn phòng Thủ tướng Anh, Policy Paper: Summary of the government legal position on military action in Iraq against ISIL, ngày 25/9/2014, xem tại https://www.gov.uk/government/publications/militaryaction-in-iraq-against-isil-government-legal-position/summary-of-the-government-legal-position-on-militaryaction-in-iraq-against-isil 4 Văn phòng Tổng thống Nga, Meeting with President of Syria Bashar Assad, ngày 21/10/2015, xem tại http://en.kremlin.ru/events/president/news/50533; Reuters, Syria’s Assad wrote to Putin over military support: statement, ngày 30/9/2015, xem tại http://www.reuters.com/article/us-mideast-crisis-syria-putinidUSKCN0RU17Y20150930 9 có sự đồng ý của quốc gia sở tại 5 Quốc gia sở tại có thể rút lại sự đồng ý của mình bất kỳ thời điểm nào và dưới bất kỳ hình thức nào6 XXXV LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC XXXVI Trên thực tế có thể thấy, pháp luật quốc tế đã quy định rất nhiều về nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế Tại Điểm 2, Khoản 2, Điều 2 Hiến Chương ASEAN cũng chỉ rõ: “Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;” XXXVII Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc và chế tài đối với các hành vi vi phạm chưa thực sự chặt chẽ, thiếu sức răn đe, tình trạng các quốc gia lớn, các đế quốc thực hiện chiêu trò “cá lớn nuốt cá bé”, gây chiến một cách trực tiếp, gián tiếp bất chấp các cam kết quốc tế mà họ đã ký kết vẫn đang diễn ra, và có hay không việc pháp luật quốc tế vẫn còn quá nhiều kẽ hở, bất cập về vấn đề này? XXXVIII Thứ nhất, Chế độ xã hội và ý thức hệ khác nhau: XXXIX Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia lớn không chỉ giành quyền chọn cho mình một chế độ xã hội và ý thức hệ độc lập mà còn có thể đưa ra sự lựa chọn cho nước khác Ví dụ, hai siêu cường Mỹ và Liên Xô thường chọn cách làm này Đây là sản phẩm của chính trị cường quyền Ngày nay, cộng đồng quốc tế đã cơ bản đạt được nhận thức chung đối với việc cấm các hành vi, vi phạm trắng trợn nguyên tắc “can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác” Do vậy, biện pháp dùng vũ lực để truyền bá chế độ xã hội và ý thức hệ đã không còn là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” 5 Vụ Hoạt động quân sự trên lãnh thổ Công-gô (Congo v Uganda) [2005] (Phán quyết) ICJ [42] – [54] 6 Trần H.D.Minh, Nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực, xem tại https://iuscogensvie.org/2017/03/28/12/ 10 XL Thứ hai, sự can thiệp về nhân quyền của chủ nghĩa nhân đạo Như đã phân tích ở trên, trong một số trường hợp, sự can thiệp về nhân quyền của chủ nghĩa nhân đạo có thể giải quyết được khủng hoảng về nhân quyền và cứu được rất nhiều người dân vô tội, tuy nhiên “nhân đạo” rất dễ bị lạm dụng và là con bài để một số quốc gia đe dọa quốc gia khác XLI Thứ ba, sự can thiệp quân sự trắng trợn vi phạm nguyên tắc XLII Nhắc tới hành vi vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, ta nhớ lại sự việc ngày 20/1/1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm các đảo của Việt Nam khiến 64 sĩ quan hy sinh, Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa Gần 50 năm qua đi, với những nỗ lực không ngừng thu thập các tài liệu, chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền với quốc gia với quần đảo Hoàng Sa và những tội ác của Trung Quốc, tuy nhiên, vụ việc vẫn chưa được giải quyết Hậu quả của việc sử dụng vũ lực đó là sự hy sinh của công dân Việt Nam và sự mất đi của chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn còn đó Việt Nam cũng đã nghiên cứu các phương thức khởi kiện ra các cơ chế tòa án quốc tế như tòa ICJ (Tòa án công lý quốc tế), Tòa trọng tài thường trực PCA nhưng khả năng thắng kiện dường như bằng “không” Phải chăng là do với vị thế là một trong 5 thành viên thường trực của Liên Hợp quốc - một siêu cường kinh tế, chính trị của thế giới, Trung Quốc đã làm lung lay cán cân công lý? XLIII Nhắc tới hành vi vi phạm nguyên tắc trên, chúng ta cũng phải kể thêm các sự kiện như: Mỹ nhúng tay vào tranh chấp Israel và Palestine; Trung Quốc chiếm Tây Tạng (1959); Mỹ tham chiến ở Iraq và rất nhiều những cuộc chiến tranh khác ở Trung Đông có sự tham gia của các nước đế quốc, XLIV Điểm chung của các cuộc chiến tranh này phần lớn là để tranh giành lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, mở rộng thị trường, với mục tiêu 11 cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận, quyền lợi Với những ham muốn thống trị, chứng tỏ vị thế trên trường quốc tế, nhiều quốc gia lớn đã không ngại dùng vũ lực với các nước nhỏ, yếu XLV Một số khuyến nghị được đưa ra là: XLVI Thứ nhất, hạn chế quyền lực của các nước có vai trò chủ đạo trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (5 quốc gia thường trực: Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga) bởi đa phần các thành viên chủ đạo trong Hội đồng này đều là các cường quốc, điều này vô tình lại tăng tính quyền lực cho các nước lớn đồng thời không phát huy hết vai trò của Hội đồng bảo an trong việc giám sát thực hiện nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực” XLVII Thứ hai, vì bản thân mình và vì những người khác, mỗi thành viên trong cộng đồng quốc tế đều phải tự giác tuân thủ nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực” XLVIII Thứ ba, cần giám sát chấp hành thông qua cơ chế của Liên Hợp Quốc Các nước cùng nhau vận dụng những ảnh hưởng và sức mạnh tập thể để yêu cầu các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế chấp hành nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực” XLIX 12 L LI KẾT LUẬN Nhân loại đã trải qua hai trận chiến tranh tàn khốc và cũng đã chứng kiến được những hậu quả đau thương mà chiến tranh mang lại cho tới bây giờ vẫn chưa thể phục hồi, bù đắp Vậy nên việc xây dựng nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng bạo lực thể hiện mục đích cao cả khi thành lập của Liên Hợp Quốc là “Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lần trong đời chúng ta gây cho nhân loại đau thương không kể xiết” và “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế” là điều cấp bách hơn cả Tổ chức Liên Hợp Quốc cần những biện pháp mạnh mẽ hơn để áp dụng nguyên tắc này vào thực tế, một cơ quan mới về chống chiến tranh, xử lý các hành vi vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế cần được thành lập dưới sự bảo hộ của Đại hội đồng để ngăn chặn những cuộc chiến tranh phi nghĩa và bảo vệ thế giới LII 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PSG.TS Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Công pháp Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2 PGS.TS Nguyễn Vũ Hoàng, Giáo trình Công pháp Quốc tế, NXB Chính trị quốc gia sự thật 3 Trần H.D.Minh, Nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực, xem tại https://iuscogens-vie.org/2017/03/28/12/ 4 Trúc Quỳnh, Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa và sử dụng vũ lực, Báo Tiền phong ngày 06/07/2014, xem tại https://tienphong.vn/trung-quoc-da-vi-pham-nguyen-tac-cam-de-doa-vasu-dung-vu-luc-post703078.tpo 5 Về nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, xem tại https://khotrithucso.com/doc/p/ve-nguyen-tac-cam-dungvu-luc-hoac-de-doa-dung-vu-luc-trong-234262 6 Văn phòng Thủ tướng Anh, Policy Paper: Summary of the government legal position on military action in Iraq against ISIL, ngày 25/9/2014, xem tại https://www.gov.uk/government/publications/military-action-iniraq-against-isil-government-legal-position/summary-of-the-governmentlegal-position-on-military-action-in-iraq-against-isil 7 Văn phòng Thủ tướng Anh, Policy Paper: Chemical weapon use by Syrian regime: UK government legal position, ngày 29/8/2013, xem tại https://www.gov.uk/government/publications/chemical-weapon-use-bysyrian-regime-uk-government-legal-position/chemical-weapon-use-bysyrian-regime-uk-government-legal-position-html-version 8 Văn phòng Tổng thống Nga, Meeting with President of Syria Bashar Assad, ngày 21/10/2015, xem tại http://en.kremlin.ru/events/president/news/50533; Reuters, Syria’s Assad wrote to Putin over military support: statement, ngày 30/9/2015, xem tại http://www.reuters.com/article/us-mideast-crisis-syria-putinidUSKCN0RU17Y20150930 14 9 Christopher Greenwood, Humanitarian Intervention: The Case of Kosovo, in trong 2002 Finnish Yearbook of International Law, Helsinki, Finland: Kluwer Law, 2002, tr 177 15 ... nhân lo? ?i Do đó, em lựa chọn đề t? ?i: Phân tích n? ?i dung ngo? ?i lệ nguyên tắc cấm dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực quan hệ quốc tế đánh giá việc thực nguyên tắc thực tiễn làm đề t? ?i tiểu luận Mục đích... Luật biển 19 82 N? ?i dung nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực đe dọa sử dụng vũ lực quan hệ quốc tế XII N? ?i dung nguyên tắc cấm dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực quan hệ quốc tế ghi nhận cụ thể Tuyên bố 19 70... 3 .2 Ngo? ?i lệ khác III Liên hệ thực tiễn việc thực nguyên tắc IV Kết luận . 12 Danh mục T? ?i liệu tham khảo .13 I MỞ ĐẦU Lý chọn đề t? ?i II Luật quốc tế hệ thống nguyên

Ngày đăng: 24/07/2022, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w