1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại Quốc Tế Đề Tài Tập Đoàn Samsung.pdf

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

    

BÀI TIỂU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: TẬP ĐOÀN SAMSUNG

Nhóm thực hiện: Nhóm 08GVHD: HUỲNH TỊNH CÁT

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

Trang 2

1.GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNG 2

1.1 Tổng quan về tập đoàn Samsung 2

1.2 Samsung Electronics 3

1.2.1 Sứ mệnh: 3

1.2.2 Viễn cảnh: 3

1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy: 3

1.3 Samsung Electronics Bắc Ninh 4

1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4

1.3.2 Lĩnh vực kinh doanh điện thoại thông minh 4

2 HOẠT ĐỘNG OUTSOURCING TẠI VIỆT NAM CỦA SAMSUNG ELECTRONICS 4

2.1 Tại sao công ty thực hiện outsourcing các bộ phận, chức năng? 4

2.2 Sự thay đổi trước và sau khi tiến hành Outsourcing 6

2.2.1 Sự thay đổi về doanh thu của Samsung Electronics 6

2.2.2 Chênh lệch về các yếu tố chi phí 6

3 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM - CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS BẮC NINH CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG 7

3.1 Mô hình kim cương Michael Porter 7

3.2 Điều kiện đầu vào sẵn có: 9

3.3 Điều kiện nhu cầu 10

3.4 Các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan 11

3.5 Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh trong ngành 11

3.5.1 Chiến lược cơ cấu 11

3.5.2 3.5.2 Sự cạnh tranh trong ngành 12

3.6 Cơ hội 12

3.7 Chính phủ 12

Trang 3

KẾT LUẬN 14

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp khác đang đứng trước các cơ hội phát triển và những thách thức mới Samsung cũng không phải trường hợp ngoại lệ Trong suốt gần một thế kỷ qua, Samsung mong muốn trở thành một trong những công ty kinh doanh có đạo đức nhất trên thế giới Với tầm nhìn như vậy, suốt hàng thập kỷ qua, Samsung luôn được sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng vì những giá trị mang lại ngoài cam kết đã đề ra Với thị trường nhiều tiềm năng như Việt Nam, Samsung Electronics đã nắm bắt thời cơ phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau đem lại lợi nhuận lớn cũng như giải quyết nhiều vấn đề về việc làm đối với đất nước ta Ngày nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ kèm theo đó là cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp lớn như: Samsung, Apple, Huawei, Xiaomi, Thế nên để có thể đứng vững trên thị trường khốc liệt như hiện tại thì nhiều doanh nghiệp trong đó có Samsung Electronics đã lựa chọn chiến lược outsource để giúp Samsung củng cố ngôi đầu về thị phần toàn cầu, đồng thời giảm rủi ro về lợi nhuận khi tự sản xuất smartphone giá rẻ.

Thuê ngoài hay Outsourcing là việc doanh nghiệp tiến hành thuê nhân sự bên ngoài công ty để hiến hành sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ cho mình Hiểu theo cách khác đó là việc doanh nghiệp thuê các nguồn lực bên ngoài để đảm nhận một vài khâu trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp Outsourcing được coi là một biện pháp nhằm cắt giảm chi phí của doanh nghiệp và có tác động đến hàng loạt các công việc, từ hỗ trợ khách hàng, sản xuất đến hành chính.

Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty muốn outsourcing như Samsung Chính vì tận dụng tốt cơ hội đó, Samsung đã biến Samsung Electronics Việt Nam (SEV) được trở thành một trong những công ty có môi trường làm việc hiện đại và tốt nhất Bên cạnh đó nó còn là một trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất trên thế giới.

1 GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNG1.1 Tổng quan về tập đoàn Samsung

Tập đoàn Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul Tập đoàn có nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung, là tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc.

Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-Chul năm 1938, được khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ 3 thập kỷ sau, tập đoàn Samsung đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ Samsung tham gia

Trang 4

vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70 Sau khi Lee mất năm 1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn - tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol Từ thập kỷ 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn.

Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm: Samsung Electronics, Samsung Heavy Industries, Samsung Engineering và Samsung C&T Ngoài ra còn có một số chi nhánh khác như: Samsung Life Insurance, Samsung Everland, Samsung Techwin và Cheil Worldwide.

1.2 Samsung Electronics 1.2.1 Sứ mệnh

“Trở thành công ty kỹ thuật số digital-company tốt nhất”

 Samsung cam kết sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, nâng cao sự tiện lợi.

 Tạo điều kiện mang đến lối sống thông minh hơn cho khách hàng của mình trên toàn thế giới.

 Cải thiện cộng đồng toàn cầu thông qua sự không ngừng theo đuổi những cách tân đột phá và tạo ra giá trị.

 Samsung đi theo triết lý kinh doanh đơn giản: cống hiến tài năng và công nghệ của mình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ vượt trội đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn Để đạt được điều này, Samsung hết sức coi trọng con người và công nghệ của mình.

1.2.2 Viễn cảnh

“Mang Lại Cảm Hứng Cho Thế Giới, Tạo Dựng Tương Lai”

Điều này được phản ánh trong cam kết của Công ty Điện tử Samsung trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Công nghệ mới”, “Sản phẩm mới” và “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung – Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên Thông qua những nỗ lực này, Samsung hy vọng sẽ tiếp tục xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cũng như những kinh nghiệm sống phong phú hơn cho tất cả mọi người.

1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Về cơ bản, tổ chức bộ máy của SEV được bố trí theo chiều dọc với các thành phần từ SEV Team Group Part

Trang 5

Cơ cấu tổ chức của SEV khá phức tạp với hơn 300 phòng ban và thường xuyên thay đổi theo các quy trình sản xuất mới Tính đến 31/12/2104, SEV có 15 Teams, 78 Groups và 214 Parts.

1.3 Samsung Electronics Bắc Ninh 1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tháng 3/2008, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) được xây dựng, trụ sở tại Bắc Ninh, là thành viên của tập đoàn Điện tử Samsung - Hàn Quốc Tại Việt Nam, SEV được đánh giá là một trong những công ty có môi trường làm việc hiện đại và tốt nhất: thực hiện chính sách tiền lương, thưởng cạnh tranh xứng đáng với năng lực nhân viên, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường sự gắn bó của các thành viên.

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2009, SEV đã bước đầu gặt hái được những thành công nhất định và đang là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công nhất tại Việt Nam Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động tại Việt Nam, thừa hưởng những giá trị của Tập đoàn mẹ, SEV đạt được những mốc tăng trưởng ấn tượng khi đóng góp khoảng 6% tổng doanh thu xuất khẩu trong năm 2011 của Việt Nam Với kết quả này, SEV đã từng bước thực hiện sứ mệnh của mình là góp phần vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam, giúp thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị Việt – Hàn.

Trong tương lai, SEV đặt mục tiêu trở thành một trong những Công ty được yêu thích và uy tín nhất tại Việt Nam, trở thành thương hiệu được yêu thích nhất của người tiêu dùng.

1.3.2 Lĩnh vực kinh doanh điện thoại thông minh

Với vốn đầu tư ban đầu lên đến gần 700 triệu USD, nhà máy sản xuất của của Samsung Electronics Bắc Ninh đã đạt sản lượng 11 triệu sp/tháng Sản phẩm mũi nhọn như galaxy s2, s3, note1, note2, các loại máy tính bảng…đều được xuất khẩu đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, trong đó hơn 52% được bán ở thị trường châu âu, thị trường được xem là khắt khe và khó tính nhất hiện nay Mục tiêu là tạo ra các sản phẩm cao cấp cũng như đảm bảo chất lượng hoàn hảo cho tất cả các phần mềm của điện thoại di động đưa ra thị trường.

2 HOẠT ĐỘNG OUTSOURCING TẠI VIỆT NAM CỦA TẬP ĐOÀNSAMSUNG ELECTRONIC

2.1 Lý do công ty thực hiện outsourcing các bộ phận, chức năng

Theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, các nhà sản xuất điện thoại thông minh như Samsung Electronics ngày càng phải thuê ngoài các bộ phận và chức năng trong việc phát triển thiết bị để duy trì khả năng cạnh tranh về chi phí Bên cạnh đó

Trang 6

outsourcing khiến cho Samsung Electronics mang về nhiều lợi nhuận cũng như nhiều ích lợi quan trọng, chẳng hạn như:

Tiết kiệm chi phí lao động và khai thác được nguồn nhân lực có chuyên môn

Khác với quy trình thuê mướn truyền thống, thuê ngoài cho phép SEV tìm kiếm được lượng lớn nguồn nhân lực lực ưu tú, năng động, có thái độ cầu tiến Chi phí cho dịch vụ thuê ngoài thường thấp hơn chi phí tự xây dựng đội ngũ trong doanh nghiệp Nếu tự duy trì đội ngũ, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm thuế thu nhập cá nhân, và đóng các loại bảo hiểm cho nhân viên của mình Không những vậy với việc sử dụng hình thức thuê ngoài doanh nghiệp không cần lo lắng việc mở rộng không gian doanh nghiệp hay thuê văn phòng lớn hơn…

Bảo toàn năng lực sản xuất cho công ty do không mất thời gian tập trung vào những khâu thứ yếu

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, công ty sử dụng hình thức thuê ngoài để tập trung tốt hơn vào các khía cạnh cốt lõi của doanh nghiệp Các hoạt động thuê nhân sự bên ngoài có thể cải thiện hiệu quả và năng suất do các nhân sự này có lợi thế chuyên môn hóa và họ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ này tốt hơn chính doanh nghiệp đi thuê.

Được Chính phủ và các địa phương cấp cho nhiều ưu đãi thuế

Samsung đã nhận được nhiều ưu đãi đầu tư từ Chính phủ: hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm, miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo,… Cùng với đó, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện một số chính sách ưu đãi đầu tư cho Samsung Electronics Việt Nam để thực hiện dự án sản xuất điện thoại di động và thiết bị viễn thông tại Khu công nghiệp Yên Phong I Theo đó, công ty được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 3 năm đầu và 3 năm tiếp theo kể từ khi hết thời hạn giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Ngoài ra, SEV còn được hỗ trợ gần 150 tỷ đồng tiền thuê hạ tầng cho 75/100 héc ta đất thuộc dự án Trong đó, 40 héc ta tại Khu công nghiệp Yên Phong I được giảm 50%, 35 héc ta của các công ty vệ tinh được giảm 20% khi dự án của công ty có số thuế thực nộp vào ngân sách nhà nước.

Sự ổn định của nguồn lao động

Với dân số hơn 97 triệu người, Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu "dân số vàng" khi có 69% dân số trong tuổi lao động Đây là nguồn lực lao động dồi dào đối với SEV khi mà mỗi năm đều cần phải mở rộng quy mô sản xuất và cần thuê số lượng công nhân lên đến hàng chục nghìn người Nhìn chung môi trường đầu tư tại Việt Nam chưa có quá nhiều những tập đoàn lớn đang đầu tư, bởi vậy sau khi Samsung đầu tư tại Việt Nam cũng sẽ không gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tuyển dụng

Nền chính trị ổn định và linh hoạt

Trang 7

Đây là yếu tố hàng đầu thu hút một nhà đầu tư FDI Không chỉ như vậy, Chính phủ Việt Nam cũng chứng tỏ sự quyết đoán trong điều hành và không ngần ngại đưa ra quyết định can đảm và mạnh mẽ trong nhiều hoàn cảnh Đó là lí do khiến Samsung yên tâm hoạt động ở Việt Nam Trong thành công của Samsung có một phần không nhỏ của Việt Nam Việt Nam góp phần tăng tỷ lệ xuất siêu của Samsung, chiếm 30% sản lượng di động của thế giới.

Ngoài ra, chiến lược thuê ngoài cũng có thể dẫn đến thời gian quay vòng nhanh hơn, tăng khả năng cạnh tranh trong một ngành và cắt giảm chi phí hoạt động chung.

2.2 Sự thay đổi trước và sau khi tiến hành Outsourcing2.2.1 Thay đổi về doanh thu của Samsung Electronics

Theo báo cáo tài chính của Samsung qua từng năm, ta có bảng doanh thu Samsung Electronics và SEV sau:

Từ những số liệu trên ta có thể thấy từ năm 2009 bắt đầu đầu tư tại Việt Nam thì doanh thu của Samsung Electronics đã có sự thay đổi đáng chú ý Trước khi chưa thuê ngoài tại Việt Nam thì doanh thu của Samsung Electronics chỉ ở mức 121.294 tỷ won vào năm 2008 Sau khi bắt đầu đi vào hoạt động SEV vào cuối tháng 10/2009 doanh thu của SEV đã đóng góp không nhỏ vào tổng doanh thu của Samsung Electronics

Cụ thể vào năm 2010, SEV đạt doanh thu lên tới 1.850 tỷ won tương đương với 1.2% Vào năm 2011, doanh thu của Samsung Electronics lên đến 165.002 tỷ won và tăng gần gấp 1.5 lần so với năm 2008 Bên cạnh đó SEV cũng đạt doanh thu cao 6.810 tỷ won tương đương chiếm 4.1% trên tổng doanh thu của Samsung Electronics Doanh thu Samsung Electronics năm 2012 là 201.104 tỷ won, tăng gần 2 lần so với doanh thu vào năm 2008 (121.294 tỷ won) Ngoài ra, SEV cũng tăng doanh thu lên đến 14.599 tỷ won tương đương chiếm 7.9% tổng doanh thu của Samsung Electronics Năm 2011 cũng chính là năm có sự gia tăng đột biến so với các năm khác Điều này chứng tỏ rằng khi Samsung thuê ngoài tại Việt Nam cụ thể là SEV đã đem lại một nguồn doanh thu không hề nhỏ cho Samsung Electronics

2.2.2 Chênh lệch về các yếu tố chi phí

Trang 8

Trong suốt hơn một thập kỷ đầu tư tại Việt Nam, Samsung luôn nhấn mạnh và tái khẳng định Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn và sẽ không thay đổi chiến lược tại nước ta Sự chênh lệch đáng kể về yếu tố về chi phí cũng đã khiến cho Samsung ngày càng muốn biến Việt Nam trở thành quê hương thứ hai để phát triển Samsung trở nên ngày một lớn mạnh

a Chi phí nhân công

Theo thông tin thu thập được từ các năm 2012, trung bình mỗi tháng, Samsung sẽ chỉ phải trả cho một công nhân Việt Nam bao gồm cả tiền lương và tiền làm thêm giờ vào khoảng 353 USD, con số này chỉ bằng 1/10 lương của một công nhân ở Hàn Quốc Điều đó đã khiến cho chi phí được tối ưu một cách tốt nhất,có thể mô phỏng thông qua bảng chi phí sau:

Hàn Quốc Việt Nam

Chi phí nhân công được tối ưu tại Việt Nam

Xấp xỉ 63,54 triệu USD

Đây cũng là lời giải đáp cho việc tại sao trong năm 2012, Samsung lại tuyển đến 20.000 lao động Việt Nam vào làm trong các nhà máy, khu công nghiệp của mình, trong khi đó, con số này ở Gumi ( một nhà máy của Samsung ở Hàn Quốc ), lại chỉ khiêm tốn có 175 người Qua đó thấy được chi phí thuê nhân công được tối ưu một cách hiệu quả nhất.

b Các chi phí về thuế

Trong khi phải đóng thuế lên tới mức 22% tại Hàn Quốc thì ở Việt Nam Samsung được miễn thuế trong suốt 4 năm đầu cho thuế doanh nghiệp khi bắt đầu đầu tư Trên thực tế, Samsung là doanh nghiệp nước ngoài được Chính phủ và các địa phương cấp cho nhiều ưu đãi thuế, cũng như thuê cơ sở hạ tầng… thể thu hút đầu tư Thậm chí đã có thời điểm, tập đoàn Hàn Quốc còn kiến nghị các chính sách ưu đãi thuế vượt khung.

Trang 9

Đối với SVE Bắc Ninh thì trong năm 2019 lãi trước thuế 37.364 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 35.029 tỷ đồng đã thực hiện nộp ngân sách 2.858 tỷ đồng Như vậy, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp SEV Bắc Ninh đóng khoảng 6,25%

c Các loại chi phí khác

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để đạt được mục tiêu lợi nhuận và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định Ngoài ra còn phát sinh thêm một số khoản chi phí khác làm gia tăng chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra Khi đó, dịch vụ thuê ngoài sẽ cắt giảm được một phần ngân sách dành cho các công việc như: tuyển dụng, đầu tư trang thiết bị, mặt bằng, quản lý nhân viên…

3 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER TẠI THỊTRƯỜNG VIỆT NAM - CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS BẮCNINH CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG

3.1 Mô hình kim cương Michael Porter

Mô hình kim cương Porter (Porter Diamond) hay được gọi là Lý thuyết về lợi thế quốc gia của Porter Diamond:

 Được thiết kế để hiểu được lợi thế cạnh tranh nhờ một số yếu tố có sẵn mà các quốc gia hoặc các nhóm sở hữu, và giải thích cách các chính phủ có thể hành động như một chất xúc tác để cải thiện vị thế của một quốc gia trong môi trường kinh tế cạnh tranh toàn cầu

Trang 10

 Mô hình kim cương của Giáo sư Michael Porter phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không Mô hình đưa ra các nhân tố tác động qua lại lẫn nhau và quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia/vùng lãnh thổ đó là:

 Điều kiện đầu vào sẵn có

 Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty

 Các điều kiện về nhu cầu

 Các ngành hỗ trợ và có liên quan

 Ngoài ra, cơ hội và chính phủ là hai yếu tố quyết định ảnh hưởng đến môi trường, có tác động gián tiếp đến bốn yếu tố chính.

3.2 Điều kiện đầu vào sẵn có

Điều kiện sẵn có của một môi trường kinh doanh bao gồm: tính hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hóa của các điều kiện sẵn có cho doanh nghiệp Các điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sáng tạo và năng suất lao động, bao gồm: nguồn vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính Các yếu tố này cần được kết hợp một cách đầy đủ để tạo cơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh.

Nguồn vốn

Sau 13 năm kể từ năm 2008, khởi đầu với mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy SEV, hiện Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư đã tăng gấp 26 lần, lên tới 17,5 tỷ USD Trong đó số vốn đầu tư tại Bắc Ninh chiếm gần một nửa, đạt hơn 9,3 tỷ USD.

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w