TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
0O0
BÀI TẬP NHÓM MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ IMF
Nhóm sinh viên : Nhóm 2
Lớp tín chỉ: : TMQT1151(223)_01
GVHD: : TS Nguyễn Thị Liên Hương
Hà Nội - tháng 04/2024
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM 2
Trang 31.4 Cơ cấu của tổ chức của IMF 7
1.5 Chức năng cơ bản của IMF 8
1.5.1 Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên 8
1.5.2 Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán 8
1.5.3 Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên 8
II Hoạt động của IMF 9
2.1 Các hoạt động chính của IMF 9
2.1.1 Kiểm soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên 9
2.3 IMF đối với kinh tế toàn cầu trong đại dịch Covid-19 15
III Việt Nam trong IMF 16
3.2.4 Giai đoạn 2004-nay 18
3.3 Tác động của việc gia nhập IMF đến Việt Nam 19
3.3.1 Tác động tích cực 19
3.3.2 Tác động tiêu cực 21
3.4 Giải pháp của Việt Nam trong việc tăng cường mối quan hệ Việt Nam - IMF 21
Trang 4IV Đánh giá hoạt động của IMF 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới ngày nay đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và liên kết các quốc gia với nhau Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, thương mại quốc tế cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức, đòi hỏi sự hợp tác và hỗ trợ giữa các quốc gia.
Trong bối cảnh sự phát triển toàn cầu ngày càng đa dạng và phức tạp, vai trò của
quỹ tiền tệ quốc tế IMF trở nên vô cùng quan trọng và không thể phủ nhận Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) là tổ chức quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu, với hơn 190 quốc gia thành viên Được thành lập năm 1945, IMF
Trang 5không chỉ đóng vai trò là một tổ chức tài chính quốc tế mà còn là một cơ quan đóng vai trò quyết định trong việc duy trì ổn định tài chính và kinh tế trên toàn cầu Đề tài này nhằm nghiên cứu sâu hơn về vai trò, chức năng cũng như tác động của IMF đối với Việt Nam, từ đó đề xuất các phương hướng cải thiện và tối ưu hóa hoạt động của tổ chức này Bằng cách tìm hiểu sâu hơn về IMF, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách mà tổ chức này ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính toàn cầu và vai trò của nó trong việc giải quyết các thách thức kinh tế và tài chính mà thế giới đang đối mặt Là một trong những cơ quan quốc tế quan trọng nhất, IMF đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì và thúc đẩy sự phát triển bền vững trên khắp thế giới.
Với mong muốn giúp người học hiểu rõ hơn về Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, dựa vào những kiến thức thuộc bộ môn thương mại quốc tế cũng như sự nghiên cứu, tìm hiều của các thành viên trên các tạp chí, website nhóm 2 đã có bài nghiên cứu và tổng hợp về đề tài IMF
Tuy rằng đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng vẫn khó tránh khỏi một số sai sót nên nhóm chúng em rất mong nhận được những gợi ý đóng góp của cô và các bạn để nhóm có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh để bản báo cáo hoàn chỉnh hơn
I Tổng quan về IMF 1.1 IMF là gì?
IMF là từ viết tắt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - International Monetary Fund: Đây là một tổ chức quốc tế phi chính phủ, một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu thông qua việc theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán của các quốc gia, đồng thời, cũng sẽ giúp đỡ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật khi nhận được yêu cầu từ các hội viên của tổ chức.
Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington DC, thủ đô của Hoa Kỳ
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của IMF
Trang 6Trong bối cảnh những mậu dịch thương mại và tài chính thế giới phát triển mạnh mẽ thì việc không thể thiếu là có một hệ thống tiền tệ quốc tế đảm bảo được sự cân đối giữa giá trị của các đồng tiền quốc gia Một đồng tiền quốc gia mà không thể trao đổi với một đồng tiền của quốc gia khác nó chỉ có giá trị nội địa và nó sẽ không thể tham gia vào những cuộc trao đổi kinh tế trên thế giới
IMF được thành lập sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc Để tránh lặp lại những chính sách kinh tế sai lầm đã dẫn đến cuộc đại suy thoái năm 1930 các quốc gia đã hợp lại để tìm cách xây dựng khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế Năm 1944, Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị Bretton Woods ở New Hampshire (Hoa Kỳ) Tại đây, 44 quốc gia đã cùng nhau xây dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế chung
Ngày 27/12/1945, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF được thành lập Tổ chức này có trách nhiệm kiểm soát việc chấp hành hiệp định về tiền tệ của các hội viên và góp phần thúc đẩy mậu dịch kinh tế quốc tế Bắt đầu từ ngày 01/03/1947, tổ chức IMF chính thức đi vào hoạt động và đến ngày 15/11/1947, Liên hợp quốc tán thành biểu quyết về việc công nhận IMF là cơ quan chuyên môn của khối Ngày 08/05/1947, khoản vay vốn đầu tiên được tổ chức IMF thông qua
1.3 Mục đích của IMF
Mục đích thành lập IMF là nhằm kêu gọi, khuyến cáo sự hợp tác quốc tế về tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ nhằm tránh sự phá giá tiền tệ do cạnh tranh giữa các quốc gia, thiết lập hệ thống thanh toán đa phương, cung ứng cho các quốc gia hội viên ngoại tệ cần thiết để quân bình hoặc giảm bớt thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế Khi gia nhập IMF, mỗi nước phải đóng một khoản tiền nhất định được coi là phí hội viên Tuy nhiên, khoản đóng này chỉ được thực hiện khi quỹ có nhu cầu.
IMF được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế, nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng việc làm, giảm bớt đói nghèo Thông qua các hoạt động tư vấn và cộng tác IMF thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động mậu dịch quốc tế, từ đó, tỷ lệ việc làm và thu nhập thực tế của các nước hội viên tăng trưởng hơn IMF cũng giúp ổn định ngoại hối, đảm bảo việc giao dịch ngoại hối giữa các thành viên có quy luật, trật tự, tránh phá giá tiền tệ, cạnh tranh không lành mạnh Ngoài ra, tổ chức này cũng góp phần gỡ bỏ các rào cản về ngoại hối để tăng cường các hoạt động mậu dịch quốc tế và hỗ trợ thành lập một hệ thống thanh toán chung giữa các nước hội viên, tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho cung cấp nguồn lực dự trữ của quỹ để đảm bảo an toàn.
1.4 Cơ cấu của tổ chức của IMF
Trang 7Cơ cấu tổ chức của IMF bao gồm những bộ phận chính như sau:
Hội đồng thống đốc: là cơ quan quyết định tối cao Hội đồng thống đốc bao gồm các thống đốc (Thống đốc được chỉ định bởi quốc gia thành viên và thông thường là Bộ trưởng Tài chính hoặc Thống đốc Ngân hàng Trung ương) và một thống đốc dự khuyết do từng nước hội viên IMF bổ nhiệm Hội đồng thống đốc có một số quyền hạn cụ thể như kết nạp hội viên mới, quyết định cổ phần và phân bổ đồng SDR cũng như các quyền hạn khác không phân cấp cho Ban giám đốc điều hành hoặc Tổng giám đốc
Các ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc được tham vấn bởi hai Ủy ban Bộ trưởng: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế( IMFC- International Monetary and Financial Committee) và Ủy ban Phát triển (Development Committee) Ủy ban phát triển là sự phối hợp của IMF và ngân hàng phát triển thế giới để cố vấn cho Hội đồng quản trị về những nhu cầu của các nước đặc biệt là các nước nghèo
Ban Giám đốc điều hành: Ban Giám đốc điều hành gồm 1 tổng giám đốc điều hành và 24 Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm quản lý các công việc hàng ngày của IMF Ban Giám đốc Điều hành bàn luận và giải quyết tất cả các vấn đề từ việc xem xét tình trạng kinh tế của các nước thành viên được chuẩn bị bởi nhân viên của IMF cho đến các vấn đề về chính sách kinh tế có liên quan đến nền kinh tế toàn cầu.
Các cán bộ Quỹ: Có khoảng 2600 cán bộ từ hơn 100 nước, được tổ chức thành:
+ 5 Vụ khu vực (Vụ Châu Phi, Vụ Châu Âu, Vụ Trung đông và Trung Á, Vụ Châu Á Thái Bình Dương và Vụ Tây Bán cầu).
+ 9 Vụ chức năng và nghiệp vụ đặc biệt (Vụ Tài chính, Vụ Các vấn đề ngân sách, Học viện IMF, Vụ Thị trường vốn quốc tế, Vụ Pháp luật, Vụ các Hệ thống Tài chính Tiền tệ, Vụ Kiểm điểm và Xây dựng Chính sách, Vụ Nghiên cứu, Vụ Thống kê).
+ 3 Vụ về thông tin liên lạc (Vụ Đối ngoại, Văn phòng thông tin liên lạc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Văn phòng Quỹ tại Liên Hợp Quốc) + 3 Bộ phận giúp việc (Vụ thư ký Vụ Nguồn nhân lực, và Vụ Dịch vụ Tổng hợp và Công nghệ).
Ngoài ra, IMF có hơn 60 Văn phòng đại diện tại nhiều nước thể giới có trách nhiệm bảo cáo cho các Vụ khu vực tương ứng.
1.5 Chức năng cơ bản của IMF
1.5.1 Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên
Theo Hiệp định của IMF: “Tất cả các thành viên công nhận là chỉ cho phép diễn ra trên lãnh thổ của nước mình những hoạt động hối đoái giữa các đồng tiền
Trang 8của mình với đồng tiền của những nước thành viên nào tôn trọng một sự cách biệt không quá 1% chế độ đồng giá."
Hệ thống tiền tệ mà IMF quản lý từ năm 1978 đến nay được gọi là hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý Theo cơ chế này, IMF có vai trò lớn tác động đến chính sách quản lý tỷ giá của các nước thông qua các điều kiện tín dụng Mặc dù quản lý hệ thống tiền tệ bằng nhiều cách gián tiếp nhưng IMF đã thực hiện chức năng này một cách có hiệu quả.
1.5.2 Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cânthanh toán
Để thực hiện mục tiêu trọng tâm là duy trì sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế, IMF đã cung cấp cho các nước thành viên các khoản tín dụng khi họ gặp khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán Khi một nước rơi vào tình trạng này buộc họ phải giảm dự trữ ngoại hối hoặc đi vay để tài trợ cho các hoạt động này Hậu quả là các nước đó phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng về tỷ giá hối đoái Đây chính là lúc IMF thực hiện chức năng của mình Nếu gặp khó khăn về cán cân thanh toán, nước đó có thể lập tức rút lại 25% phần vốn góp của mình bằng vàng hoặc ngoại tệ có thể chuyển đổi.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn, IMF đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng vốn Năm 1962, IMF đã ký kết tổng nghị định thư về vay mượn GAB được gia hạn nhiều lần và đến nay vẫn đang hoạt động ổn định
1.5.3 Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế củacác nước thành viên
Theo Hiệp định thành lập thì mục tiêu và hoạt động trọng tâm của IMF là "thực hiện sự giám sát chặt chẽ tỷ giá hối đoái của các nước thành viên" Đồng thời IMF có quyền áp dụng các nguyên tắc cụ thể để hướng dẫn các thành viên trên cơ sở tôn trọng chính sách của họ Để thực hiện chức năng này, IMF tiến hành kiểm tra các vấn đề tiền tệ quốc tế và phân tích các khía cạnh của chính sách đó có thể tạo ra tác động đến hệ thống tỷ giá hối đoái.
Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của việc giám sát kịp thời và hiệu quả đã tăng lên do nhiều chuyển biến cơ bản trong nền kinh tế: tăng trưởng nhanh chóng của thị trường vốn tư nhân, hội nhập khu vực và thế giới, gia tăng, chỉnh đốn tài khoản vãng lai và cải cách kinh tế theo hướng thị trường nhiều nước
II Hoạt động của IMF
2.1 Các hoạt động chính của IMF
2.1.1 Kiểm soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên
Để bảo đảm một hệ thống tiền tệ quốc tế quân bình và tạo điều kiện cho những trao đổi thương mại thế giới phát triển, hiện nay Quỹ có một hoạt động nghiên cứu quan trọng về tình trạng kinh tế tổng quát, chính sách tiền tệ của mỗi nước hội viên để có thể nhìn trước những khó khăn một nước để có thể phải đối đầu và do đó cần sự giúp đỡ của Quỹ Trong những tài liệu làm việc của Quỹ, một
Trang 9phần quan trọng liên quan đến những dữ kiện kinh tế và tài chính của mỗi nước hội viên, bởi vì giá trị của đồng tiền quốc gia tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế này.
Theo quy chế (Article IV), IMF tham khảo mỗi nước mỗi năm một lần hoặc nhiều lần nếu Quỹ nhận định là nước có nhiều nguy hiểm sẽ rơi vào tình trạng khó khăn kinh tế Hằng năm, một nhóm chuyên viên của Quỹ được cử tới thủ đô mỗi nước quãng hai tuần để thu thập tại chỗ những dữ kiện kinh tế có ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền như những thống kê về xuất nhập khẩu, lương bồng, giá cả, việc làm, chỉ số phân lãi, số lượng tiền quốc gia đang lưu hành, đầu tư, thuế vụ, ngân sách quốc gia và đối thoại với những vị đại diện chính phủ về sự hữu hiệu của những chính sách kinh tế đang được áp dụng, những dự trù thay đổi để có một chính sách trao đổi ngoại tệ một cách tự do không bị kiểm soát hay giới hạn Nhóm chuyên viên trở về trụ sở Washington và lập một bản tường trình chi tiết để ban điều hành có thể góp ý kiến cho nước hội viên phải sửa đổi hay canh tân trong những lĩnh vực có nhiều thiếu sót Những tài liệu này là yếu tố cơ bản để IMF quyết định giúp đỡ hay không khi cần thiết
2.1.2 Giúp đỡ tài chính
IMF chỉ cho vay tiền những nước nào gặp khó khăn về vấn đề thanh toán trong cán cân chi tiêu ngoại địa, nghĩa là số tiền ngoại tệ có từ xuất khẩu không đủ để thanh toán những hàng hoá nhập khẩu Nguồn ngoại tệ của một nước có là do từ những xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, từ những chỉ tiêu tại chỗ của những du khách ngoại quốc, từ những đầu tư của các hãng xưởng ngoại quốc, từ những giúp đỡ tài chánh của các nước giàu cho những nước nghèo.
Những nước gặp khó khăn có thể rút ra ở IMF 25% phần mình đã đóng góp trả bằng vàng hay tiền những nước lớn Nếu không đủ, Quỹ có thể cho vay một số tiền tương đương với 75% phần đóng góp, chia ra làm ba lần, mỗi năm có thể rút một lần Nếu lần rút 25% là tiền nước đã đóng góp thì 75% sau là tiền Quỹ cho mượn Khi Quỹ đồng ý giúp 75%, điều này có nghĩa là Quỹ sẽ chỉ định một hay nhiều nước hội viên khác có nền kinh tế vững chắc đổi tiền nước họ lấy tiền nước đang cần trợ giúp
2.1.3 Hỗ trợ kỹ thuật
IMF hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ sự phát triển của các nguồn nhân lực sản xuất của các nước thành viên bằng cách giúp họ quản lý để có hiệu quả chính sách kinh tế và các vấn đề tài chính.
Trong thập niên 60, nhiều nước châu Phi và châu Á độc lập đã nhờ IMF giúp đỡ để thiết lập hạ tầng tài chính quốc gia như ngân hàng trung ương, bộ kinh tế tài chính Sự giúp đỡ kỹ thuật này càng ngày càng được mở rộng không những về số nước được giúp đỡ, mà còn trong chương trình huấn luyện kỹ thuật như phương thiết lập chính sách tiền tệ, ngân sách quốc gia, kiểm soát hệ thống ngân hàng, kế toán
Trang 10quốc gia, thống kê Trong thập niên 90, nhiều nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường đã được Quỹ giúp đỡ trong lĩnh vực này.
2.2 Nguồn tài chính của IMF
Tổ chức IMF có tính chất tổ hợp tương trợ tài chính, mỗi hội viên đóng góp một số tiền được hội quy định Nguồn tài chính này được dùng để giúp các nước hội viên trong trường hợp cần thiết Nhưng Quỹ cũng có những phương cách phụ thuộc khác để có thể đáp ứng những nhu cầu của các nước hội viên.
2.2.1 Phần đóng góp (Quotas-quotes-parts P)
Phần đóng góp của mỗi nước là nguồn tài chính của Quỹ ngay từ khi được thành lập IMF không vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế Phần đóng góp không những đóng vai trò của nguồn tài chính, nó còn là tiêu chuẩn để xác định số tiền mà nước hội viên có thể vay mượn, để phân chia SDR và số phiếu bầu của mỗi nước
Phần đóng góp được xác định theo tiêu chuẩn: tổng sản lượng quốc gia, dự trữ vàng và USD, kim ngạch xuất - nhập khẩu Nước càng giàu đóng góp càng nhiều Nguồn tài chính Quỹ tăng nhiều vì 2 lý do:
Thứ nhất, thành viên gia nhập ngày càng nhiều, từ 44 nước lúc ban đầu cho đến bây giờ là 190 quốc gia, Việt Nam là hội viên từ năm 1956.
Thứ hai, phần đóng góp có thể tăng lên hay giảm xuống mỗi 5 năm theo quyết định của những Thống đốc với ít nhất 85% phiếu thuần Những phần đóng góp quan trọng nhất hiện nay là Mỹ (17,68%), Nhật Bản (6,56%), Trung Quốc (6,49%), Đức, (5,67%), Pháp (4,29%) Phần đóng góp càng nhiều thì ảnh hưởng trong IMF càng mạnh về đường hướng và quyết định quan trọng Rất nhiều nước nhỏ có phần đóng góp rất ít, khoảng 50 nước có phần đóng góp dưới 65 triệu USD, phần đóng góp của Mỹ cao hơn 2 lần so với phần đóng góp của các nước Châu Mỹ Latinh
Cách thức xác định tiền của mỗi hội viên rất đặc biệt Theo quy chế Quỹ, mỗi nước thanh toán 25% phần đóng góp bằng vàng và 75% bằng tiền nước mình Số vàng được dự trữ trong 4 ngân hàng TW lớn nhất, số tiền mỗi nước được giữ dưới hình thức 1 chương mục của Quỹ tại ngân hàng TW mỗi nước Trong thực tế, các nước thanh toán bằng vàng ít hơn là 25% như quy định.
2.2.2 Quyền SDR (special drawing right)
Nguồn dự trữ trong các ngân hàng TW để bảo đảm cho ngoại thương là vàng và các tiền lớn như Dollar Mỹ, Yên Nhật, Bảng Anh, EURO (thay thế các đồng tiền lớn của Cộng Đồng Tiền Tệ châu Âu như Mark Đức, Franc Pháp) Từ năm 1969, IMF quyết định phân chia cho các nước hội viên một loại quyền lợi đặc biệt gọi là SDR Quyền này được coi như 1 loại tiền dự trữ ghi trên sổ kế toán của ngân hàng TW mỗi nước Lúc đầu, ban lãnh đạo IMF đặt rất nhiều hy vọng vào SDR và dự trù nó sẽ trở thành đồng tiền quốc tế thay thế cho USD Nhưng không được, bởi vì các nước lớn nghĩ nhiều đến quyền lợi riêng của họ hơn là quyền lợi chung và
Trang 11cũng vì dự tính trên lý thuyết thì hay nhưng khó thực hiện trong thực tế Lúc ban đầu, SDR được phân chia cho các nước hội viên theo phần đóng góp đã trình bày ở trên, do đó các nước nhỏ ít đóng góp không được nhiều SDR Trong những lần phân chia sau này, Quỹ có khuynh hướng tăng phần dành cho những nước này Giá trị của SDR ban đầu được tính giá tương đương 1/35 ounce vàng, do đó 1 SDR = 1 USD Sau năm 1971, USD không còn được đổi ra vàng, giá trị của SDR được xác định dựa trên giá trị 16 đồng tiền của 16 nước có hoạt động xuất khẩu cao nhất và thay đổi theo giá thị trường của những đồng tiền này Từ năm 1980, để đơn giản hoá cách tính, giá trị dựa trên 5 đồng tiền lớn và mức quan trọng của mỗi đồng tiền: USD (45%), EUR (29%), Yên Nhật (15%), Bảng Anh (11%), Franc Pháp (11%)
Sứ mệnh:
SDR ra đời là sự kiện đánh dấu sự thay đổi của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định sang tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn
Giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng USD và vàng SDR ra đời đã bổ sung vào IMF, làm hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt hơn, thị trường hối đoái ổn định hơn
Sau CTTG thứ II, Anh, Mỹ và các nước đồng minh đã cùng nhau xây dựng nên hệ thống tỷ giá hối đoái cố định: Hệ thống Bretton Woods (1944-1973) Trong đó, các quốc gia thành viên phải cố định tiền tệ của họ với đồng USD theo tỷ giá hối đoái chính thức, NHTW phải đảm bảo có thể chuyển đổi USD thành vàng với giá 35 USD/1 ounce vàng
Năm 1969, SDR được IMF đề ra theo đề nghị của 10 nước trong CLB Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức Khi được khai sinh, SDR ra tài sản dự trữ có tính chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên, góp phần giúp duy trì tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ.
Ban đầu, SDR được tính theo vàng: 1 SDR = 0,888671 gam vàng = 1 USD Năm 1974, SDR không được xác định bằng vàng nữa mà căn cứ vào giá trị đồng tiền của một số nước chủ yếu, gồm 16 nước mà mỗi loại chiếm tỷ trọng từ 1% trở lên trong thương mại quốc tế: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nhật, Canada, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Oxtraylia, Áo, Nam Phi Đến năm 1980 giảm xuống còn 5 nước: Mỹ (USD), Anh (Bảng Anh), Nhật (Yên), Pháp (Franc), Đức (Mark).
Từ năm 1999 đến nay, khi đồng tiền chung châu Âu (EURO) ra đời và có sự thay đổi về tiềm lực tài chính của các nước phát triển, IMF đã đưa EURO vào rỏ tiền tệ và bỏ Franc, Mark ra khỏi rỏ tiền tệ.
Sau khi hệ thống tỷ giá hối đoái cố định bị sụp đổ và áp dụng tỷ giá thả nổi, tỷ giá của các đồng tiền thường xuyên biến động Vì vậy, IMF công bố hàng ngày tỷ giá hối đoái của từng đồng tiền quốc gia với SDR.
Trang 12Ngày nay, SDR ít được sử dụng như tài sản dự trữ mà chức năng chính của nó là sử dụng như 1 tài khoản tại IMF của các nước thành viên và một số tổ chức quốc tế khác, sử dụng như 1 đơn vị tính toán Quốc gia nắm giữ SDR có thể đổi ra các đồng tiền khác theo 2 cách:
Thông qua thỏa thuận trao đổi tiền với các nước thành viên khác
Thông qua 1 thành viên được chỉ định, có địa vị đối ngoại cao để dễ trao đổi với 1 thành viên khác có vị thế yếu hơn
Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của IMF liên quan đến quyền bỏ phiếu của từng thành viên đối với các quyết định tài trợ, cho vay… của IMF Ngày nay, giá trị SDR được xác định dựa trên 1 nhóm các đồng tiền mạnh theo tỷ lệ bình quân gia quyền theo USD.
IMF tiến hành phân bổ SDR cho các nước thành viên, đồng thời được chính phủ các nước thành viên hỗ trợ Giá quy đổi USD theo SDR được niêm yết hàng ngày trên website của IMF Giá này được xác định dựa vào số lượng giao dịch của 4 đồng tiền trên quy đổi ra USD dựa theo tỷ giá hối đoái niêm yết vào buổi trưa mỗi ngày trên thị trường tiền tệ London Nếu thị trường London đóng cửa thì dùng tỷ giá trên thị trường New York, cuối cùng là thị trường Frankfurt.
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR):
Đó là loại tiền đặc biệt mà IMF tạo ra để bổ sung vào tài sản dự trữ mà hầu hết các nước thành viên dùng để đảm bảo nhu cầu thanh toán ngoại tệ và giao dịch với nước ngoài Việc này để giải quyết nguy cơ khan hiếm những công cụ thanh toán quốc tế.
Hội nghị thường niên IMF ngày 3/10/1969 đã biểu quyết chấp thuận dự án cấu tạo 9.5 tỷ SDR Lần phân phối đầu tiên là 3.5 tỷ SDR thi hành ngày 1/1/1970, hai lần phân phối sau đó mỗi lần 3 tỷ vào đầu năm 1971 và 1972 Đến năm 1979 có thêm 3 đợt phân phối nữa vào đầu năm 1979, 11980, 1981 Tính chung, từ 1970 đến 1986, Quỹ đã tạo ra và phân phối tổng cộng 21.4 tỷ SDR, trị giá gần 29 tỷ USD, chiếm khoảng 2% tổng dự trữ thế giới.
2.2.3 Bán vàng
Báo cáo của IMF dự kiến thúc đẩy nhu cầu vàng.
Một báo cáo của IMF cho rằng các nền kinh tế mới nổi châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia vẫn đang dẫn đầu phục hồi kinh tế toàn cầu, điều này sẽ hỗ trợ thị trường vàng trong những tuần tới Báo cáo IMF sẽ thúc đẩy nhu cầu vàng ở Trung Quốc và Ấn Độ - những thị trường có nhu cầu mua vàng mạnh trong thời gian gần đây Mùa lễ hội ở Ấn Độ cũng sẽ cung cấp hỗ trợ cho vàng Theo IMF, các hoạt động của các nền kinh tế mới nổi rất sôi động nhờ nhu cầu trong nước khá mạnh của sự phục hồi thương mại toàn cầu Các nền kinh tế lớn ở châu Á vẫn đang dẫn đầu, sau đó là Brazil ở khu vực Mỹ Latinh.
Trang 13Nói về vấn đề lạm phát, báo cáo của IMF cho rằng lạm phát vẫn đang chịu nguy cơ nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp cao khiến áp lực lạm phát chưa đáng lo ngại lắm Với mức lạm phát cơ bản chỉ dưới 1%, giảm phát sẽ là vấn đề được chú ý nhiều hơn Tuy nhiên IMF cũng cảnh báo về nguy cơ nợ quốc gia và sự yếu kém trên thị trường tài chính có thể làm chệch hướng phục hồi kinh tế toàn cầu Trước nỗi lo về sức khoẻ của các ngân hàng châu Âu và tài chính công ở châu Âu, Nhật và Mỹ, sự hồi phục kinh tế sẽ bắt đầu chậm lại Điều này có thể tăng áp lực mua trú ẩn lên vàng Trong khi Ấn Độ và Trung Quốc mua vàng vì kinh tế phát triển thì Mỹ, châu Âu và Nhật có thể mua vàng vì lựa chọn nơi trú ẩn, Cả 2 tình huống này đều tốt cho vàng Tính tới ngày 30/4/2000, số lượng vàng dự trữ của IMF cỡ vào khoảng 103 triệu ounces (3217 tấn) và được định theo giá thị trường vào khoảng 30 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong thời gian 1976 đến 1980, Quỹ đã thoả thuận với các nước hội viên để giảm bớt số vàng dự trữ Quỹ đã bán khoảng 50 triệu ounces vàng Một nửa trả lại cho các nước hội viên theo giá 1 ounce = 35 SDR, nửa còn lại để bán theo giá thị trường và là nguồn tài chính giúp đỡ các nước hội viên nghèo Hội đồng điều hành IMF đã phê chuẩn việc bán ra 403 tấn vàng, trị giá khoảng 13 tỷ USD để tăng năng lực cho vay tới các nước nghèo.
Bán vàng một cách có trách nhiệm và minh bạch
IMF cho rằng quyết định bán vàng là một yếu tố then chốt trong mô hình thu nhập mới giúp IMF bớt lệ thuộc vào lợi tức từ cho vay để trang trải các khoản chi phí giám sát chính sách kinh tế và tài chính của các quốc gia thành viên Số vàng được bán ra lần này chiếm ⅛ kho vàng 3217 tấn mà IMF đang cất giữ tại thủ đô Washington (Mỹ) IMF là cơ quan có nhiều vàng đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Đức Là cổ đông lớn nhất của IMF, mỹ đã bật đèn xanh cho việc bán vàng này của IMF Quyết định quan trọng này được thông qua với hơn 855 số phiếu thuận.
Theo kế hoạch, IMF sẽ chào bán vàng trực tiếp cho các ngân hàng trung ương Một khách hàng tiềm năng nổi bật là ngân hàng TW Trung Quốc, hiện nắm giữ khoảng 2000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ và có nhu cầu đa dạng hoá nguồn dự trữ này Trung Quốc cũng đang thường xuyên tìm mua vàng và dự trữ của nước này đã tăng 75% trong thời gian từ 2003 đến năm 2008.
Trường hợp nhhu cầu mua vàng của ngân hàng TW không đủ 403 tấn, IMF sẽ xem xét việc bán vàng ra thị trường theo cách mà các ngân hàng TW vẫn đang làm, “sẽ thông tin trên thị trường trước khi bắt đầu cuộc bán vàng và báo cáo thường xuyên cho công chung về tiền đồ việc bán vàng” IMF cho biết.
Nước nghèo được vay tiền dễ hơn, nhiều hơn
Khoản tiền thu được từ bán vàng lần này dự kiến sẽ tăng năng lực cho vay tới các nước nghèo nhất thế giới như ở châu Phi IMF cũng đã quyết định xoá các