1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Quản Trị Dự Án - Đề Tài - Dự Án Kinh Doanh Văn Phòng Phẩm

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 392,17 KB

Nội dung

Trang 1

Lời mở đầu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

DỰ ÁN KINH DOANH VĂNPHÒNG PHẨM

Trang 2

Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang diễn ra khắp toàn cầu như là một tất yếu khách quan với mức độ ngày càng mạnh mẽ Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á, Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình chung này

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam - năm 2001, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ đường lối và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường … Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phương và đa phương.… Phát triển thương mại, cả nội thương ngoại thương, bảo đảm hàng hoá lưu thông thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài.”

Để đối mặt với những thử thách và thách thức đó chúng ta cần phải phát triển hơn nữa hệ thống phân phối sản phẩm, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn Phân phối sản phảm cũng là một mục tiêu sống còn của doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM

Trang 3

Sau hơn 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực bán lẻ nói riêng Tuy là một thị trường quy mô nhỏ nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh, tiềm năng lớn, chính trị ổn định, cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội 6 tháng đầu năm 2010 đạt 747,4 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2009 Đồng thời, Việt Nam liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI) Theo A.T Kearney (hãng tư vấn Mỹ), năm 2007 Việt Nam xếp thứ 4/7 nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, năm 2008 vượt lên đứng đầu.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, dịch vụ phân phối đã bộc lộ nhiều yếu kém Đó là tính tự phát cao, trật tự thị trường và văn minh thương mại kém Nạn buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng còn nhiều Phương thức kinh doanh truyền thống (hộ gia đình, chợ) chiếm tỷ trọng lớn Do chưa xây dựng tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) đã tạo sức ép đối với hộ kinh doanh nhỏ và không minh bạch đối với nhà đầu tư nước ngoài

Tại Hội thảo về “Kinh nghiệm quốc tế về quản lý dịch vụ phân phối và định hướng hoàn thiện pháp luật của Việt Nam” ngày 14 tháng 7 năm 2010 tại Hà Nội, tham luận của các chuyên gia châu Âu và Việt Nam đã cho thấy hệ thống pháp luật Việt Nam về dịch vụ phân phối đang còn có những điểm chưa hoàn thiện như: chưa có quy định thống nhất về dịch vụ phân phối, chưa làm rõ các khái niệm bán buôn, bán lẻ, tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) Đồng thời các văn bản hiện hành cũng thể hiện nhiều bất cập, nhất là trong việc quản lý hàng hóa hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Trong khâu quản lý nhà nước, Việt Nam còn hạn chế về việc lập quy hoạch, ở cả Trung ương và địa phương Rất nhiều nước trên thế giới đã có luật quy định cụ thể về quy hoạch nhưng hiện nay ở Việt Nam, cơ quan quản lý ngành và các tỉnh, thành phố mới chỉ xây dựng quy hoạch ngắn hạn và được ban hành dưới dạng đề án chứ không có văn bản quy định chung để phân cấp và định hướng quy hoạch Bên cạnh đó, nhiều vấn đề trong việc thực hiện cam kết cũng chưa được giải quyết (chẳng hạn việc nhà đầu tư mua cổ phần của doanh nghiệp phân phối Việt Nam thì có phải thực hiện lại các thủ tục xin cấp phép như doanh nghiệp thành lập mới hay không, v.v )

Bên cạnh đó, trong bối cảnh VN cam kết WTO về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối nhưng khuôn khổ pháp lý thiếu đồng bộ, chồng chéo, tính cụ thể và minh bạch còn kém… Nói cách khác, đến thời điểm này VN đang thiếu các công cụ

Trang 4

quản lý dịch vụ phân phối một cách hữu hiệu Hệ thống pháp luật VN về dịch vụ phân phối còn rất nhiều điểm chưa hoàn thiện như: chưa có quy định thống nhất về dịch vụ phân phối, chưa làm rõ các khái niệm bán buôn, bán lẻ, tiêu chí về ENT… Tại các văn bản hiện hành cũng thể hiện nhiều bất cập, nhất là trong việc quản lý hàng hóa hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Trong khâu quản lý nhà nước, chất lượng quy hoạch hệ thống phát triển thương mại thấp, chưa thể hiện sự phát triển các mô hình kinh doanh do chưa xây dựng các tiêu chí phân loại cụ thể.

GIẢI PHÁP

Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc VN cần phải có một bộ luật riêng về bán lẻ, quy định rõ các loại hình phân phối hiện đại như: bán buôn, bán lẻ, đại lý hoa hồng, nhượng quyền thương mại,bán hàng trực tiếp (bán tại nhà), bán hàng qua mạng… Đây sẽ là cơ sở để quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối tốt hơn, tạo hành lang pháp lý cho các DN cùng phát triển Bên cạnh đó, việc soạn thảo, sửa đổi các bộ luật cho phù hợp với cam kết WTO là điều cần phải được tính sớm và phải tính một cách khôn ngoan nhất để giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế Tránh tình trạng,luật cho phép nhưng cam kết lại không sẽ rất khó cho nhà đầu tư.

Giải quyết các khó khăn về hệ thống phân phối, DN hiện nay đang quan tâm đến lập “bản đồ phân phối” Đây là một bức tranh phản ánh từ tổng quan đến chi tiết thực trạng và quy mô thị trường tại từng địa phương.

Trong đó, bao gồm khảo sát thực trạng mạng lưới phân phối trên toàn địa bàn trong tỉnh, quy luật vận hành-dòng chảy hàng hóa, hệ thống hậu cần, các đầu mối (nhà phân phối lớn) và hệ thống đại lý, cửa hàng, các điểm bán lẻ tận vùng sâu vùng xa, hệ thống kho bãi, hệ thống vận chuyển hàng hóa, hoạt động phân phối hàng hóa thực tế tại địa phương “Khi có trong tay bản đồ phân phối, điều quan trọng là DN phải đầu tư, không chỉ về tiền bạc để mua số liệu, mà còn đầu tư cho nhân lực để khai thác tốt nhất bản đồ nàỳ Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một vài công ty cung cấp bản đồ phân phối nên chi phí mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại là rất cao Do đó, loại hình này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh với quy mô hoạt động rộng lớn.

Sau khi tìm hiểu về thực trạng và giải pháp Quản lý dịch cụ phân phối ở Việt Nam, nhóm chúng em đã chọn ra một dự án nghiên cứu kế hoạch thành lập một

công ty chuyên về hoạt động phân phối sản phẩm đồ dùng học sinh và văn

Trang 5

phòng phẩm, mục đính của dự án là đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm văn

phòng phẩm ngày càng tốt hơn Sau đây là phần trình bày và phân tích dự án.

A TRÌNH BÀY DỰ ÁN:

Mục Lục

Lời mở đầu 1

Tóm tắt ý tưởng kinh doanh 4

Phần 1 Tổng Quan về quá trình hình thành ý tưởng 5

I - Lịch sử và cơ sở hình thành ý tưởng kinh doanh 5

II - Nhận xét về kết quả nghiên cứu thị trường 6

Phần 2 Nội dung của kế hoạch kinh doanh 8

I - Tổng quát về công ty 9

1 Khái quát về công ty 9

2 Mục tiêu và mục đích của công ty 9

II - Thị trường mục tiêu 10

1 Khách hàng của công ty 10

2 Phân tích Thị trường mục tiêu 14

3 Đối thủ cạnh tranh 15

III - Chiến lược kinh doanh và Marketing 19

1 Xác định chiến lược kinh doanh 19

2 Chiến lược Marketing 20

2.1 Xác định chiến lược Marketing tổng thể 20

2.2 Sản phẩm cung cấp 20

2.3 Nhà cung cấp 21

2.4 Giá của sản phẩm 23

Trang 6

2.5 Hình thức khuyến mại và quảng cáo 23

2.6 Phân phối 24

2.7 Địa điểm kinh doanh 25

2.8 Nhân sự 26

IV – Tài Chính 29

1 Chi phí ban đầu 29

2 Các nguồn lực và kế hoạch sử dụng quỹ 30

3 Các báo cáo tài chính 32

4 Phân tích độ nhạy kinh tế 39

5 Các giả thuyết chính 41

Phần 3 Kết luận, nhận xét và đánh giá dự án kinh doanh 42

Tóm tắt ý tưởng kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh này được xây dựng và sử dụng phục vụ công tác tổ

chức hoạt động, lập kế hoạch, hoạch định chính sách của công ty TNHH phân

phối Toàn Phát (Công ty chuyên cung cấp sản phẩm đồ dùng học sinh và vănphòng phẩm) Kế hoạch kinh doanh còn là căn cứ để công ty có thể vay vốn ngân

hàng và các tổ chức tài chính.

Công ty TNHH phân phối Toàn Phát với tổng tài sản ban đầu là 2 tỷ đồng, trong đó vốn của chủ sở hữu là 800 triệu, vay ngân hàng 1 tỷ, vay các tổ chức tài chính 200 triệu Với số vốn trên công ty sẽ dùng để mua trang thiết bị phục vụ việc kinh doanh, hàng tồn kho, thanh toán các khoản phí thành lập và làm vốn lưu động nhằm đảm bảo thành công cho công ty sau khi thành lập.

Dự tính sau một năm đi vào hoạt động, tổng tài sản của công ty tăng lên là

2.435209 tỷ đồng và đạt lợi nhuận trước thuế là 662.251 triệu đồng Sau năm thứhai tổng tài sản là 3.007136 tỷ đồng và đạt lợi nhuận trước thuế là 999.78 triệu

Ngoài phần nội dung của bản dự án kinh doanh công ty còn đính kèm thêm bảng báo giá của nhà sản xuất, mẫu phiếu khảo sát thị trường và kết quả khảo sát thị trường.

Người lập dự án kinh doanh

Trang 7

Công ty TNHH Phân phối Toàn Phát

Phần 1

Tổng quan về quá trình hình thành ý tưởng

I - Lịch sử và cơ sở hình thành ý tưởng kinh doanh

Lý do để hình thành ý tưởng Kinh Doanh văn phòng phẩm và đồ dùng

học sinh dựa trên:

Thứ nhất, tại Việt Nam hệ thống các siêu thị vẫn còn yếu chưa thể phục vụ

hết nhu cầu của người tiêu dùng, chúng ta vẫn còn duy trì cách buôn bán truyền thống đó là buôn bán nhỏ và lẻ, các khu chợ cóc, chợ nhỏ vẫn còn tồn tại Cùng với đó là tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam, họ ngại khi đi đến các siêu thị hay các đại lý lớn chỉ để mua một vài sản phẩm nhỏ, lẻ, giá trị thấp Tâm lý ngại ra đường, ngại đi xa để mua hàng hay ngán ngẩm với cảnh phải xếp hàng để chờ đến lượt thanh toán Chúng ta không có thói quen mua đồ về tích trữ trong nhà để có thể sử dụng trong nhiều ngày Đó chính là những lý do chủ yếu để các cửa hàng bán lẻ vẫn còn tồn tại.

Thứ hai, số trẻ em đến độ tuổi đến trường rất đông và ngày càng tăng, nhu

cầu sử dụng văn phòng phẩm ngày càng cao Có rất nhiều trường được mở và dân số của thành phố Hồ Chí Minh có dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới

Trang 8

Thứ ba, Nền kinh tế của Việt nam đang trong thời kỳ phát triển, tốc độ phát

triển vãn còn khá cao Quy định về thành lập doanh nghiệp hay mở công ty mới tương đối thuận lợi dẫn đến số lượng các công ty tăng lên rất nhanh Xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp dịch vụ sẽ phát triển nhanh và dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc dân.

Theo Tổng cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2009 đạt 114 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1% so với tháng 10/2009 Tính chung cho 11 tháng là 1075,3 nghìn tỷ đồng tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2008 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2009 tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2008 Với những số liệu trên cho thấy Việt Nam là một thị trường dầy tiềm năng và có sức thu hút lớn đối với các tập đoàn bán lẻ quốc tế.

Dựa trên những đánh giá trên và nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm văn phòng phẩm cửa các cửa hàng, nhà sách, công ty, trường học Ý tưởng mở một

công ty phân phối văn phòng phẩm cho các cửa hàng và công ty trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh hình thành

II - Nhận xét về kết quả nghiên cứu thị trường

Trước khi xây dựng dự án kinh doanh về phân phối văn phòng phẩm và đồ dùng học sinh,họ thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ nghiên cứu về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đồ dùng học sinh và văn phòng phẩm tại các cửa hàng và ở các công ty Số phiếu khảo sát là 300 phiếu với tỷ lệ là 2:1 (200 phiếu khảo sát nhu cầu tiêu thụ tại các cửa hàng, nhà sách và 100 phiếu khảo sát nhu cầu sử dụng tại các công ty, trường học)

Về khách hàng là cửa hàng và nhà sách: Cửa hàng bán lẻ chiếm 42%, cửa hàng bách hóa chiếm 37%, nhà sách tư nhân chiếm 19%, loại hình kinh doanh khác chiếm 2% Về khách hàng là công ty và trường học: Công ty cổ phần chiếm 32%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 45%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 13%, công ty khác và trường học chiếm 10%.

Qua quá trình khảo sát nhóm có nhận xét về sự tiêu thụ sản phẩm đồ dùng học sinh và văn phòng phẩm như sau:

- Hầu hết các cửa hàng có bán văn phòng phẩm thì đều có bán sản phẩm là vở học sinh, bút viết và các dụng cụ học sinh khác Các cửa hàng có bán văn

Trang 9

phòng phẩm (giấy in, giấy photo, ghim bấm, bấm ghim…) chiếm 54%, những sản phẩm là văn phòng phẩm thường chỉ được bán tại các cửa hàng lớn và nhà sách.

- Những sản phẩm mà các công ty, trường học thường sử dụng là giấy in, giấy photo, ghim bấm, sổ caro (sổ ghi chép), kẹp hồ sơ… với tỷ lệ các công ty chọn sử dụng rất cao (trên 80%).

- Số lần nhập hàng của các cửa hàng thì thường không cố định, bình thường thì các cửa hàng nhập từ 2 - 3 lần/ tháng (44%), vào những tháng cao điểm như tháng 8, tháng 9, tháng 10 thì số lần nhập hàng thay đổi và thường là hơn 4 lần /tháng Mức nhập hàng cho một lần cũng không cố định và ảnh hưởng vào khả năng tiêu thụ của sản phẩm Số tiền bỏ ra cho một lần nhập thường lớn hơn 400.000 đồng (chiếm 36%) và từ 200.000 – 400.000 đồng (chiếm 34%).

- Tại các công ty thì số lần mua hàng trong một quý 3 tháng và số tiền chi ra cho một lần mua hàng thì ổn định hơn Chỉ có 3.5% công ty mua hàng từ 1-2 lần/1 Quý, 46.5% công ty mua hàng từ 3 - 4 lần/1 Quý, 1-28.5% công ty mua hàng hơn 5 lần/1 Quý Mức mua mỗi lần, dưới 100.000 đồng chiếm tới 44%, từ 100.000 – 200.000 đồng chiếm 40%, hơn 200.000 – 400.000 đồng chiếm 10%, hơn 400.000 đồng chỉ chiếm 6% Qua đó cho thấy tuy số lần mua hàng trong một quý và số tiền chi ra cho một lần mua ổn định, nhưng số lần mua lại nhiều và số tiền chi ra cho một lần mua lại thấp, dẫn đến chi phí cao Công ty cần hướng tới nhóm khách hàng mua với số lượng lớn và phải có biện pháp khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn cho một lần mua

- Những sản phẩm mà các cửa hàng bán thường là của Thiên Long, Vĩnh Tiến, Tân Thuận Tiến, Bến nghé….Khách hàng mua hàng chủ yếu của cửa hàng thường là học sinh, sinh viên Họ thường quan tâm đến giá của sản phẩm và nhãn hiệu của sản phẩm.

- Hầu hết các cửa hàng thường mua hàng qua nhà phân phối, họ lựa chọn các nhà phân phối giao hàng nhanh, mức chiết khấu cao Ngoài ra yếu tố nhân viên vui vẻ cung rất quan trọng Điều mà họ thấy không hài lòng về các nhà phân phối hiện tại là giao hàng chậm và thường không giao hàng tới những cửa hàng nhỏ với lượng mua hàng ít.

- Các cửa hàng thường được nhà cung cấp hỗ trợ dụng cụ để bán hàng, họ cũng mong muốn các nhà cung cấp hiện tại sẽ hỗ trợ kinh phí cho cửa hàng.

Trang 10

Hình thức thanh toán của của hàng thường là trả tiển ngay, trả từng phần và trả theo tháng/quý.

- Các công ty, trường học mua hàng qua nhà phân phối chiếm 67%, mua tại nhà sách, siêu thị chiếm 19%, mua trực tiếp tại nhà sản xuất và tại nơi khác chiếm 14% Đây chính là khách hàng tiềm năng và mang lại thu nhập lớn mà công ty hướng tới Lý do mà các công ty chọn mua qua nhà phân phối là vì giá phù hợp và thuận tiện.

- Sản phẩm mà các công ty thường sử dụng là giấy in và giấy photo của Double A, ngoài ra còn có các sản phẩm khác của thiên long Sổ ghi chép công ty thường lựa chọn loại vở của Vĩnh tiến.

- Đối với các công ty thì giao hàng nhanh là yêu cầu mà họ đặt lên hàng đầu, sau đó là giá cạnh tranh.Các công ty và trường học thường thanh toán tiền ngay hoặc trả theo tháng/quý.

- Bộ phận chịu trách nhiệm mua văn phòng phẩm tại các công ty, trường học thường là phòng cung ứng, kế toán hoặc thủ quỹ.

- Các yêu cầu mà khách hàng thường yêu cầu nhà cung cấp là giao hàng nhanh, hỗ trợ kinh phí bán hàng, có thể giao hàng với số lượng nhỏ, tăng cường các chương trình Marketing quảng cáo

Trang 11

- Tên công ty: Công ty TNHH Phân phối Toàn Phát

- Địa chỉ: 128, Lê Trọng Tấn, phường Tân Thạnh, Q Tân Phú, TP.HCM - ĐT: (08) 38722241 Fax: (08) 38623241

- Email: toanphat.co.@gmail.com

- Website: www.toanphat.com.vn

- Logo:

- Câu slogan của công ty: Hết mình vì sự hài lòng của khách hàng

- Loại hình kinh doanh: TMDV

- Sản phâm/ dịch vụ: Phân phối và bán sản phẩm đồ dùng học sinh và văn phòng phẩm.

- Khách hàng: Cửa hàng, nhà sách, công ty, trường học, bệnh viện,…

- Thị trường hướng tới là thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận TP.

Mục tiêu và mục đích của công ty

Mục tiêu ngắn hạn:

Công ty xác định mục tiêu ngắn hạn trong vòng từ 3 – 5 năm là khẳng định chỗ đứng của công ty tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, về phân phối và tiêu thụ sản phẩm đồ dùng học sinh và văn phòng phẩm Công ty dự kiến thị phần của mình về cung cấp sản phẩm đồ dùng học sinh và văn phòng phẩm cho các cửa hàng và công ty là: cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng từ 10 – 15 % và 10% các công ty và trường học Thị phần tăng từ 3 – 4 % sau một năm và tăng khoảng 5 % trong những năm kế tiếp

- Khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng cao, với mức cạnh tranh năm sau sẽ cao hơn năm trước.

- Đáp ứng khoảng từ 90 – 95% yêu cầu của khách hàng

- Doanh số bán dự kiến năm thứ nhất là 8156 triệu đồng, năm thứ hai là 9660.53 triệu đồng tăng khoảng 18.45% so với năm đầu.

Mục tiêu dài hạn:

Trang 12

- Công ty xác định mục tiêu dài hạn trong vòng từ 5 – 10 năm là tạo được uy tín đối với khách hàng, gây dựng đươc thương hiệu tốt Thị phần tăng khoảng từ 5 – 10% và chiếm khoảng 25% ở khu vực cửa hàng , nhà sách và 15 - 20% ở khu vực công ty, trường học Khả năng cạnh tranh khá Dự tính khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng là 98%.

- Doanh số bán dự kiến tăng khoảng 40% so với các năm đầu tiên, mở rộng địa bàn phân phối ra các tỉnh lân cận và trong toàn thành phố Hồ Chí Minh - Mở rộng quy mô công ty từ cấp 1 lên cấp 2, cấp 3 sau khoảng 10 năm hoạt

II - Thị trường mục tiêu

1 Khách hàng của công ty

Các cửa hàng:

- Về quy mô: Bao gồm các cửa hàng bán lẻ, bách hóa tổng hợp, các cửa hàng chuyên bán văn phòng phẩm và đồ dùng học sinh.

- địa điểm: nằm trên khu vực quận Tân Phú và các khu vực, quận lân cận như Tân Bình, Bình Tân, Quận 10…

- Thu nhập của cửa hàng lớn hơn 3 triệu đồng/ tháng

Nhà sách tư nhân:

- Về quy mô: Bao gồm nhà sách tư nhân, các siêu thị, các trung tâm chuyên bán các sản phẩm văn phòng.…

- Địa điểm: Trên toàn thành phố Hồ Chí Minh và ở một số khu vực lân cận - Doanh thu bán hàng đạt khoảng 15 triệu/ tháng

Công ty:

- Loại hình kinh doanh: Bao gồm các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân…các tiệm photo.

- Địa diểm: Trên toàn thành phố Hồ Chí Minh và ở một số khu vực lân cận - Quy mô công ty bao gồm các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhà nước,

công ty mới thành lập hoặc đã thành lập từ lâu.

Trường học:

Trang 13

- Quy mô: bao gồm tất cả các trường từ bậc mần non, tiểu học cho đến các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm anh văn, trung tâm giáo dục thường

Trang 16

2 Phân tích Thị trường mục tiêu

 Sức mạnh cạnh tranh hiện tại

Hiện nay người tiêu dùng Việt Nam đang rất khó định hướng trong quyết định mua hàng, vì phải đối mặt với hàng loạt sản phẩm có tính năng tương tự, đồng thời với các chương trình khuyến mãi ồ ạt và quảng cáo rầm rộ, lựa chọn của người

Ngày đăng: 26/04/2024, 05:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức nhập hàng chủ - Tiểu Luận - Quản Trị Dự Án - Đề Tài - Dự Án Kinh Doanh Văn Phòng Phẩm
Hình th ức nhập hàng chủ (Trang 13)
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh Đối thủ Tỷ - Tiểu Luận - Quản Trị Dự Án - Đề Tài - Dự Án Kinh Doanh Văn Phòng Phẩm
Bảng ph ân tích đối thủ cạnh tranh Đối thủ Tỷ (Trang 20)
Hình thức quảng cáo của công ty là gửi danh thiếp, tiêp thị qua điện thoại, gửi thư đính kèm catalog, phát tờ dơi, quảng cáo trên website… - Tiểu Luận - Quản Trị Dự Án - Đề Tài - Dự Án Kinh Doanh Văn Phòng Phẩm
Hình th ức quảng cáo của công ty là gửi danh thiếp, tiêp thị qua điện thoại, gửi thư đính kèm catalog, phát tờ dơi, quảng cáo trên website… (Trang 25)
Bảng dự trù chi phí ban đầu - Tiểu Luận - Quản Trị Dự Án - Đề Tài - Dự Án Kinh Doanh Văn Phòng Phẩm
Bảng d ự trù chi phí ban đầu (Trang 30)
w