Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tập trung vào việcphân tích nhu cầu tiêu thụ đối với sản phẩm của Công ty Cổ phần Giầy ThượngĐình, một trong những doanh nghiệp đã từng là “quốc dân”
TỔNG QUAN VỀ CTCP GIẦY THƯỢNG ĐÌNH
CTCP Giầy Thượng Đình
Công ty Cổ phần Giầy Thượng Đình, tiền thân là Xí nghiệp X30, được thành lập từ năm 1957 Ban đầu, công ty chuyên sản xuất mũ cứng và giày vải phục vụ nhu cầu quân đội Trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển, công ty đã trở thành một doanh nghiệp Nhà nước nổi tiếng với những sản phẩm giày dép gắn liền với tuổi thơ và cuộc sống của nhiều thế hệ người dân Việt Nam.
70 năm, gần 70 năm là quãng thời gian ngắn đối với lịch sử của đất nước, nhưng đối với lịch sử của một công ty là thời gian đủ để chứng minh Công ty đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm để tiếp tục sản xuất và phục vụ khách hàng của mình
Công ty giầy Thượng Đình lựa chọn tầm nhìn chiến lược của mình trong thời điểm hiện tại là: “Nâng cao chất lượng xứng đáng thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam” Với tầm nhìn chiến lược đã đặt ra, công ty đang quyết tâm và nỗ lực hết sức để lấy lại hình ảnh một doanh nghiệp, một thương hiệu đã từng là số một trong mảng giày dép tại Việt Nam trong quá khứ để tiếp tục phát triển hướng đến tương lại.
Với sứ mệnh "Giúp bạn tự tin giành chiến thắng", Thượng Đình luôn hướng đến sự hài lòng và chất lượng tuyệt đối khi mang đến cho người tiêu dùng Việt những sản phẩm mang giá trị thương hiệu quốc tế Những nỗ lực đó đã được ghi nhận và vinh danh bởi Đảng, Nhà nước, Chính phủ thông qua các danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương Chiến công hạng ba; Huân chương Độc lập hạng nhì, hạng ba.
Quá trình hình thành và phát triển
Kể từ khi ra đời đến nay, Công ty cổ phần Giầy Thượng Đình đã trải qua nhiều thăng trầm và thử thách, có thể được kể qua các giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1957 – 1972: Phân xưởng giầy vải đầu tiên được đưa vào sản xuất trước sự cố gắng quyết tâm của cán bộ công nhân viên xí nghiệp Năm
Năm 1960, xí nghiệp X30 đã đạt sản lượng ấn tượng với hơn 60 nghìn chiếc mũ và 20 nghìn đôi giày vải Năm tiếp theo, xí nghiệp được chuyển giao cho Cục Công nghiệp Hà Nội quản lý, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng Để mở rộng sản xuất, xí nghiệp đã sáp nhập với một số cơ sở công ty hợp danh để thành lập một hệ thống chuyên sản xuất giày vải với quy mô lớn hơn.
Hà Nội Năm 1970 trong sản lượng 2 triệu đôi giầy vải đã có 390.193 đôi giày Basket xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu cũ, với số lượng cán bộ công nhân viên lên đến gần 1000 người.
Giai đoạn 1973 – 1999: Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình được thành lập trên cơ sở sát nhập xí nghiệp Giầy vải Hà Nội và xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình cũ Năm 1989 xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình tách thành hai xí nghiệp giầy vải Thụy Khê và xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình Năm 1992, Xí nghiệp chính thức thực hiện chương trình hợp tác xuất khẩu kinh doanh giầy vải xuất khẩu với công ty Kỳ Quốc – Đài Loan, từ đây công suất đạt khoảng 5 triệu đôi/năm Năm 1996 sản phẩm Công ty đã đạt giải TOPTEN, là một mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích nhất do báo Đại đoàn kết đứng ra tổ chức. Giai đoạn 2000 – 2011: Cuối năm 2002 Công ty đã lắp mới đồng bộ và đưa vào sử dụng 2 dây chuyền sản xuất giầy thể thao với công suất hơn 2 triệu đôi giầy/năm Ngày 26/07/2005, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH NN MTV Giầy Thượng Đình, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội
Ngày 24/02/2015, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Giầy Thượng Đình Sau đó, công ty đã thực hiện thành công quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp và chính thức hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần Giầy Thượng Đình.
Từ năm 2016 đến nay, doanh nghiệp đã trải qua giai đoạn suy thoái đáng kể Nguyên nhân do khách hàng chuyển sang những thương hiệu nội địa mới với năng lực sản xuất cao hơn, mẫu mã đa dạng hơn Thêm vào đó, sự thâm nhập của các thương hiệu lớn trên thế giới cũng khiến ngành giày dép Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt.
Giầy Thượng Đình – sản phẩm chủ lực của công ty
Nhắc đến công ty Thượng Đình, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến những chiếc giày Thượng Đình quen thuộc đã nổi tiếng suốt 2 thập niên của hãng, đã gắn bó với biết bao thế hệ người Việt Những đôi giày bata với phần đế cao su dẻo và họa tiết sọc xanh lam của Thượng Đình đi rất bền, phù hợp với mọi lứa tuổi nên vào thời điểm những năm 80, gần như gia đình nào cũng có 1 - 2 đôi giày Thượng Đình để phục vụ mục đích lao động hoặc chơi thể thao Cho đến thời điểm năm 2000 - 2006, nhiều sản phẩm giày dép Thượng Đình vẫn thường xuyên đứng đầu bảng bình chọn của khách hàng Việt.
Không chỉ thành công ở thị trường trong nước, từ những năm 1985, giày Thượng Đình đã đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước châu Âu như Đức, Ý, Pháp, Bỉ… Điều này càng chứng minh chất lượng sản phẩm cùng vị thế vững chắc của thương hiệu này trong ngành giày dép lúc bấy giờ.
Ngày nay, giầy Thượng Đình được nhớ đến là một sản phẩm chất lượng với giá thành rẻ khoảng 80.000 đến 150.000 VND cho sản phẩm giầy Thượng Đình cổ điển và 250.000 đến 420.000 VND cho các sản phẩm giầy thể thao và thời trang.
Thị trường và khách hàng của CTCP Giầy Thượng Đình
Trong quá khứ, Giầy Thượng Đình tập trung xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU, Đài Loan, Liên Xô cũ và Đông Âu Tuy nhiên, hiện nay, sức hút của sản phẩm Thượng Đình đã giảm mạnh, không còn cạnh tranh được với các thương hiệu giày dép nổi tiếng thế giới Do đó, Thượng Đình chỉ còn tập trung sản xuất và bán hàng tại thị trường Việt Nam, đồng thời xuất khẩu đến một vài nước Đông Nam Á Sự tụt dốc này khiến sân chơi quen thuộc của Giầy Thượng Đình ngày trước giờ trở thành nơi doanh nghiệp phải nỗ lực để duy trì thị phần.
6 của mình, Thượng Đình đã và đang đối mặt với các đối thủ cực kì mạnh và đáng gờm như Bitis, Bitas, Ananas,… và các đối thủ ngoại quốc như Nike, Adidas, Puma,… càng khiến cho thị phần của Thượng Đình tại thị trường Việt Nam càng eo hẹp.
Có ba nhóm khách hàng chính mà công ty Thượng Đình nhắm đến tại thị trường Việt Nam:
Nhóm Học sinh, sinh viên Người lao động Người trung niên và người lớn tuổi
Thu nhập Cực kì thấp hoặc không có Trung bình thấp Khá, cao
Sở thích Mãu mã bắt mắt, sản phẩm giá rẻ
Chất lượng tốt, giá cả thấp
Chất lượng tốt, giá cả phải chăng
Mức độ khó tính Trung Bình Trung bình Khá
- Học sinh, sinh viên: Với khách hàng học sinh, thì đây là đối tượng không có khả năng tạo ra thu nhập, mọi quyết định mua sắm đều do người lớn đề ra. Còn với đối tượng là sinh viên có thu nhập thấp việc ra quyết định thường phải đắn đo rất nhiều Do đó một sản phẩm với chất lượng tốt và giá cả thấp sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
- Người lao động có thu nhập thấp thì việc chọn mua một đôi giày xa xỉ có mức giá cao là điều không hợp lí và thường nhóm đối tượng này chỉ quan tâm đến độ bền và giá cả của sản phẩm Đây cũng sẽ là nhóm khách hàng có nhiều khả năng quan tâm và chọn mua các sản phẩm của Thượng Đình nhiều nhất.
- Người trung niên và người lớn tuổi: Thượng Đình nhắm đến nhóm khách hàng này vì đây là nhóm có khả năng cao đã có sẵn thiện cảm đối với thương hiệu trong quá khứ, họ thích những thứ mộc mạc, có ký ức về những thương hiệu đã dùng lúc còn trẻ Họ thích những đôi giày thoáng mát, thoải mái, thuận tiện được làm từ các chất vải mềm, mỏng Nhóm khách hàng này rất nhạy cảm với thay đổi thời tiết, vừa sợ lạnh, vừa sợ nóng vì thế họ rất khó chọn một đôi giày vừa ý Thực tế, họ chỉ giảm nhu cầu thẩm mỹ, còn nhu cầu đối với chất lượng sản phẩm thì lại cao Mức thu nhập của nhóm khách hàng này ở mức khá hoặc cao nên có thể đáp ứng được các sản phẩm bền và thoải mái, dễ đi nhưng chỉ có giá thành từ 200.000 đến 420.000 của công ty.
NHU CẦU VỀ SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
1.1 Xu hướng phát triển kinh tế
Giày Thượng Đình đã từng là một thương hiệu rất được ưa chuộng của người dân Việt Nam thời kì bao cấp, phổ biến tới mức gần như nhà nào cũng có một đôi Vì vậy cùng với xe đạp Thống Nhất, diêm Thống Nhất, thuốc lá Thăng Long,… đã được xếp vào hàng “huyền thoại” ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung Trong thời kỳ đó, Thượng Đình gần như là không có đối thủ nào lớn có thể đe dọa vị thế số một của mình tại thị trường Việt Nam Từ đó doanh thu của công ty tăng liên tục và mục tiêu của Thượng Đình không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam nữa, mà đã hướng con mắt đến các thị trường béo bỡ và đầy hấp dẫn như Châu Âu, Liên Xô và Đông Âu, Đài Loan,… Và trên thực tế, giày Thượng Đình cũng đã thành công phần nào khi đạt được nhiều thành tựu lớn như ký hợp đồng sản xuất với công ty Kỳ Quốc – Đài Loan với công suất tối đa 5 triệu đôi/năm, xuất khẩu nhiều lô hàng sang Pháp và Đức, được cấp chứng chỉ ISO 9002:2000 của tổ chức QUACERT và tổ chức PSD Singapore,…
Tuy nhiên, đến năm 1986, Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường, vị thế cạnh tranh của giày Thượng Đình sụt giảm dần dần và trở nên càng rõ rệt hơn cho đến mất đi vị thế có được sau mấy chục năm vất vả xây dựng Thời kỳ hoàng kim của giày Thượng Đình chỉ kéo dài đến đầu thế kỷ 21 Hiệp định mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN (AFTA), quá trình gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) là những bước ngoặt với hoạt động của thương hiệu truyền thống này Nguy cơ bị lãng quên Bước sang giai đoạn mà nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ cần bền mà còn cần đẹp, thời trang thì giày Thượng Đình chưa đáp ứng được Trong khi đó, mặt hàng giày dép của Thái Lan và một số nước lân cận xuất hiện ngày càng nhiều tại thị trường trong nước và sự du nhập của những thương hiệu lớn như Nike hay Adidas đã đánh bật Thượng Đình khỏi những thành phố lớn - nơi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi ngày càng nhanh Đến giai đoạn tiến hành cổ phần hóa, thị trường kỳ vọng vào một cuộc lột xác mang lại những đột phá trong định hướng chiến lược và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Song lên sàn vào năm 2016 nhưng chỉ sau hơn 1 năm, vốn hóa thị trường của Công ty từ 409 tỷ đồng giảm còn 93 tỷ đồng Thậm chí, GTD – Mã sàn chứng khoán của CTCP Giầy Thượng Đình còn nằm trong danh mục những cổ phiếu bị cảnh báo, bị hạn chế giao dịch bởi kiểm toán đã từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2017 của Công ty Năm 2017, đơn hàng xuất khẩu giảm 43% so với năm 2016 và sản lượng giày xuất khẩu chỉ đạt 53% kế hoạch Kể từ đó, doanh thu 5 năm liên tiếp từ năm 2017 đến 2021 của Thượng Đình giảm liên tục, lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2021 của Thượng Đình lên đến 49,4 tỷ, chiếm hơn một nửa vốn điều lệ (93 tỷ).
1.2 Tác động của môi trường
Khi Việt Nam mở cửa thị trường, giới trẻ dần hứng thú với với những cái tên mới, những mẫu giày hiện đại, trẻ trung, phong cách và những nét văn hóa đến từ phương Tây Một đôi giày bây giờ không chỉ mang ý nghĩa là thứ để đi dưới chân nữa, nó đã trở thành một loại thời trang, là một cách để thể hiện cái tôi của bản thân Do đó, khách hàng có đòi hỏi cao hơn về sự cầu kì, mẫu mã, kỹ thuật trong sản xuất Trong khi phong cách của giày Thượng Đình từ xưa đến nay là đơn giản và rất ít khi thay đổi thiết kế của mình Đây chính là điểm yếu chí mạng của công ty, cho dù đến bây giờ đã có cố gắng thay đổi nhưng cũng đã quá muộn màng.
Năm 2020 là một năm sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn Đơn hàng xuất khẩu không thuận lợi, không đạt được kế hoạch đề ra nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 Nhiều quốc gia đã thực hiện chính sách phong tỏa, giãn cách và đóng cửa thị trường nên nhiều đơn hàng xuất khẩu của công ty đã bị khách hàng hoãn, hủy; các mẫu giày dép sản xuất để chào hàng cũng bị gián đoạn Ảnh hưởng của dịch bệnh cũng khiến các hoạt động thể dục thể thao, lễ hội bị hạn chế nên lượng tiêu thụ nội địa giảm đáng kể doanh thu giảm mạnh xuống 104 tỷ đồng Chưa kể chi phí nhân công và chi phí khấu hao tăng gần gấp đôi khiến doanh nghiệp ôm lỗ lịch sử 114 tỷ đồng Tính đến cuối năm ngoái, công ty lỗ lũy kế hơn 48 tỷ đồng.
Năm 2022 tiếp tục là một năm khó khăn của công ty Thượng Đình khi ngoài việc xử lí hậu khủng hoảng đại dịch Covid-19, công ty còn phải đối mặt với tình hình chiến tranh giữa Ngan và Ukraine dẫn đến khủng hoảng trên toàn thế giới, đẩy giá năng lượng và nguyên vật liệu tăng cao Đơn hàng xuất khẩu bị giảm mạnh so với năm 2021, nguyên nhân là do lượng tồn kho của khách hàng cao và nhiều đơn hàng xuất khẩu đã có dự kiến bị dừng, hủy đặt
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO thực hiện việc cắt giảm thuế quan, nới lỏng các rào cản phi thuế quan nhằm mở cửa thị trường, tạo cho các đối thủ của giày Thượng Đình ồ ạt tràn vào thị trường trong nước với mức giả rẻ hơn so với trước kia nhiều Đồng thời chính phủ Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ làm ăn thuận lợi tại Việt Nam, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông được giảm từ 25% xuống 22% (từ 1/1/2014) và xuống 20% (từ 1/1/2016) Chính sách thuế đã tạo môi trường pháp lý bình đẳng trong sản xuất kinh doanh để cùng cạnh tranh và phát triển giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty giày dép nổi tiếng như Nike, Adidas đặt nhà máy gia công sản xuất ngay chính tại Việt Nam, sản phẩm từ đó được sản xuất ra đem đi xuất khẩu và một phần bán ra trong nước khiến áp lực cạnh tranh ngày càng tăng cho công ty Thượng Đình
Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành da giày Việt Nam nói chung và Công ty Giầy Thượng Đình nói riêng.Máy móc của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.Trang bị máy gò tự động, máy cán, máy luyện kim không có điểm nổi bật trong công nghệ Công ty đã lâu không thay đổi và đầu tư máy móc, thiết bị mới,khiến cho chất lượng Sản phẩm không được cải tiến cũng như việc nâng cao năng suất sản phẩm (kể từ năm 1992) Công ty Giày Thượng Đình không hề có thêm một sản phẩm nổi bật nào, cũng như đầu tư vào khoa học công nghệ,khiến sản phẩm không có điểm nổi bật về chất lượng.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
* Bảng doanh thu và lợi nhuận tính đến năm 2022 của CTCP Giầy Thượng Đình: đvt: VND
Năm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Nguồn: finance.vietstock.vn/GTD/tai-chinh.htm
Doanh thu của công ty Thượng Đình nhìn chung giảm qua các năm, chỉ ngoại trừ năm 2016 tăng 3,17% ; năm 2021 tăng 4,19% và năm 2022 tăng 0,04% Tuy nhiên đây chỉ là những vệt sáng trong tổng thể một bức tranh doanh thu u ám của doanh nghiệp Không đủ để bù đắp cho những lần giảm doanh thu liên tục và rất sâu qua, điều đó cho thấy giày Thượng Đình dần mất đi vị trí trong lòng người tiêu dùng, sản lượng tiêu thụ ngày một tệ hại Cá biệt có thể kể đến là năm 2017 giảm 29,23% và năm 2020 giảm đến 37,1% Điều này có thể được lí giải thông qua việc vào năm 2017 thất bại khi lên sàn chứng khoán, đơn hàng xuất khẩu của Thượng Đình giảm 43% so với năm 2016 và sản lượng giày xuất khẩu chỉ đạt 53% kế hoạch Ngoài ra thì vào năm 2020, doanh thu giảm kỷ lục là do biến động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, công ty Thượng Đình cũnng không thoát được vòng xoáy khủng hoảng đó.
Lợi nhuận ròng của công ty liên tục giảm và đạt đến ngưỡng tăng trưởng âm từ năm 2017 đến năm 2021 do việc quản trị các loại chi phí của công ty Thượng Đình là rất yếu Đặc biệt là chi phí quản lí doanh nghiệp và giá vốn hàng bán ở mức rất cao, khiến cho sau khi trừ đi tổng chi phí thì lợi nhuận của doanh nghiệp chẳng còn bao nhiêu và thậm chí còn bị âm. Điểm sáng diễn ra là vào năm 2022 khi Thượng Đình đã lãi “mỏng” được
Bài đăng trên Instagram của HIEUTHUHAI vô tình khiến đôi giày sọc đỏ được cho là của Thượng Đình cháy hàng, giúp doanh số của công ty tăng đột biến lên 117 triệu đồng Tuy nhiên, thực tế, mẫu giày mà HIEUTHUHAI đi lại thuộc về thương hiệu Asia Sports Nhờ sự nhầm lẫn này, cả Thượng Đình và Asia Sports đều hưởng lợi, trong đó Thượng Đình hưởng lợi nhiều hơn dù không phải công sức của mình.
Dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm và Nhận xét xu hướng biến thiên của bảng số liệu trên
Để dự báo doanh thu của CTCP Giầy Thượng Đình trong năm đến là năm
2023, ta sử dụng phương pháp hồi quy đơn với hàm hồi quy có dạng tuyến tính như sau:
Y = a + b*t Trong đó: Y là doanh thu cần dự báo t là một thời kỳ được gán với một con số sao cho ∑t = 0 a, b là các tham số b = ; a
Từ “Bảng doanh thu và lợi nhuận tính đến năm 2022 của CTCP Giầy Thượng Đình” ta lập được bảng sau đây:
Năm t Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (VND) tY t 2
Từ bảng số liệu, ta có: b = = = - 26.621.467.837
Kiểm tra qua Excel với công cụ Data Analysics ta được:
Vậy hàm dự báo doanh thu sẽ là: Y = 218.013.878.659 - 26.621.467.837*t Năm 2023 tương ứng với t = 6, vì vậy doanh thu năm 2023 được dự báo là:
* Đồ thị xu hướng tuyến tính doanh thu của CTCP Giầy Thượng Đình:
Kết quả dự báo doanh thu của CTCP Giầy Thượng Đình vào năm 2023 là 58.285.071.637 VND (giảm 53,59% so với năm 2022) và kết quả của đồ thị biểu diễn doanh thu là một đường thẳng hướng xuống Có thể nhận thấy rằng, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty vào năm 2023 là một bức tranh vô cùng ảm đạm, với việc doanh thu có thể giảm tới 53,59% so với năm trước đó
Xu hướng tiêu thụ các sản phẩm của công ty đang giảm một cách nhanh chóng thông qua biểu diễn của đồ thị Khách hàng không hứng thú với các sản phẩm của Thượng Đình với nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan đến từ bản thân doanh nghiệp Công ty cần phải có các chiến cụ thể và quyết liệt như marketing, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm,… trong năm 2023 để thúc đẩy doanh thu của công ty tăng trưởng nhanh hơn so với dự báo.
Phân tích chi phí sản xuất của CTCP Giầy Thượng Đình
4.1 Thực trạng tình hình biến động các loại chi phí
* Bảng thống kê các loại chi phí từ năm 2017 đến 2022 của CTCP Giầy Thượng Đình: Đvt: triệu VND
Năm Giá vốn hàng Chi phí tài Chi phí Chí phí quản lí Chi
16 bán chính bán hàng doanh nghiệp phí khác
Nguồn: finance.vietstock.vn/GTD/tai-chinh.htm
Năm 2016 là dấu mốc đánh dấu sự suy thoái của CTCP Giầy Thượng Đình khi doanh thu hàng năm giảm và lợi nhuận ròng liên tục âm Ngoại lệ là năm
2022 đã lãi “mỏng” được 117,35 triệu VND Đóng góp phần lớn trong việc sụt giảm lợi nhuân của doanh nghiệp là việc các loại chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí quản lí đang ở mức rất cao gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Thực trạng tình hình biến động các loại chi phí của Công ty Cổ phần Giày Thượng Đình (GTD) trong giai đoạn này:
Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của Thượng Đình, dao động trong khoảng 76,2% - 79%.
Từ năm 2016 đến 2022, loại chi phí này liên tục giảm trung bình 15,15% sau mỗi năm Trong 3 năm gần nhất là 2020, 2021, 2022 các con số lần lượt là 95,
87 và 83 tỷ VND; tỷ lệ giảm so với năm trước lần lượt là 34%, 9% và 4%. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng chi phí của Thượng Đình, dao động trong khoảng17,6% - 19,5% Từ năm 2016 đến 2022, loại chi phí nhìn chung là tăng, chỉ ngoại trừ năm 2018 (giảm 28% so với năm trước) và năm 2020 (giảm 27% so với năm trước) Trong 3 năm gần nhất là 2020 là 20,55 tỷ; năm 2021 là 20,71 tỷ; năm 2022 là 22,7 tỷ.
Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) từ năm 2016 đến 2022 tăng giảm không đồng đều, tuy nhiên nhìn chung là đã giảm với mức giảm trung bình là 6% mỗi năm Trong đó, 3 năm gần nhất là 2020 – 2022 thì chi phí này lần lượt là 1.443 , 1.168 và 1.443; tỷ lệ % tăng giảm so với năm trước là – 26%, -19% và 24%
Để cải thiện tình hình kinh doanh, từ năm 2016 đến 2020, Thượng Đình đã liên tục cắt giảm chi phí bán hàng, dẫn đến doanh thu sụt giảm đáng kể Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp đã tăng ngân sách bán hàng vào năm 2021 và 2022, lần lượt tăng 30% và 10%.
Các chi phí khác: Các chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của công ty Thượng Đình, dao động trong khoảng 2,2% - 3,3% Trong giai đoạn 2020-2022, các chi phí khác của Thượng Đình biến động khi từ 369 triệu năm 2020 giảm đến 83% chỉ còn 61 triệu vào năm 2021, nhưng lại tăng lên 543 triệu vào năm 2022.
4.2 Tính hiệu quả trong quá trình quản trị chi phí
Việc biến động các loại chi phí của Thượng Đình đã tác động đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty Trong giai đoạn 2020-2022, Thượng Đình liên tục báo lỗ, chủ yếu là do chi phí giá vốn hàng bán tăng cao Tuy nhiên, trong năm 2022, Thượng Đình đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế 117 triệu đồng, sau 5 năm liên tục thua lỗ Nguyên nhân chính của sự cải thiện này là do chi phí giá vốn hàng bán giảm nhẹ và chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết kiệm.
18 Đối với giá vốn của hàng bán, tuy từ năm 2016 đến năm 2022 liên tục giảm Tuy nhiên có một vấn đề giá nguyên vật liệu đầu vào trong giai đoạn này tăng cao, đặc biệt là giá da và cao su, trong khi giá vốn hàng bán của doanh nghiệp giảm Điều này cho thấy doanh nghiệp đang quản lí chặt chẽ hơn loại chi phí này, đồng thời thu hẹp sản xuất để tiết kiệm trong giai đoạn khó khăn 2020 -
2022 này Thu hẹp sản xuất để giảm chi phí là một nước đi khôn ngoan trong tình hình khó khăn của doanh nghiệp, nhưng nó lại không phải là một chiến lược có thể áp dụng lâu dài Việc giảm sản lượng sản xuất chỉ để giảm chi phí đầu vào của nguyên vật liệu là nước đi gần đến “cái chết” Phải cần một chiến lược tăng quy mô sản xuất để thúc đẩy doanh thu tăng cao, giảm chi phí giá vốn không đồng nghĩa với việc giảm sản lượng đầu vào Nên đánh giá tính hiệu quả của quản trị chi phí giá vốn của công ty Thượng Đình là không quá cao. Tương tự với giá vốn, chi phí quản lí doanh nghiệp của Thượng Đình cũng không được đánh giá quá cao khi loại chi phí này cũng có xu hướng tăng Mặc dù Thượng Đình đã cố gắng thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí như cắt giảm lương thưởng, chi phí văn phòng, chi phí hội nghị,… nhưng cũng không mấy hiệu quả, chi phí quản lí doanh nghiệp vẫn trên đà tăng lên.
Tính hiệu quả của quản trị chi phí bán hàng của công ty Thượng Đình là khá yếu Chi phí bán hàng là một loại chi phí đặc biệt, nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán ra, thị phần và tổng doanh thu mà doanh nghiệp có thể đạt được Chi phí bán hàng cao phần nào đó biểu hiện được độ nhận diện của sản phẩm trong trí nhớ của khách hàng Tuy nhiên từ năm 2016 đến 2020, Thượng Đình đã ngủ quên trên chiến thắng, khi không tập trung quảng cáo sản phẩm của mình Hậu quả đến rất nhanh và nghiêm trọng khi doanh thu của Thượng Đình đi xuống liên tục, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và lợi nhuận ròng tăng trưởng âm Nhận thức được sai lầm, công ty Thượng Đình đã đầu tư hơn vào việc bán hàng như các hoạt động marketing, xây dựng trang mạng xã hội,…Tuy nhiên việc làm này là quá muộn màng và mức đầu tư cũng rất thấp khi chỉ đầu tư thêm 262 triệu vào năm 2021 và 113 triệu vào năm 2022 Do đó chưa đạt được đúng hiệu quả và mục tiêu mà công ty mong muốn.
Các hoạt động quản trị chi phí tài chính và các chi phí khác nhìn chung là cũng không được đánh giá quá cao khi các thông số này liên tục tăng giảm không theo một quy luật nào cả Tỷ lệ chi phí sản xuất, kinh doanh chung trên doanh thu còn cao: Năm 2022, tỷ lệ chi phí sản xuất, kinh doanh chung trên doanh thu của công ty là 50,2%, cao hơn so với mức trung bình của ngành là 30% Điều này cho thấy, công ty cần tiếp tục nỗ lực để giảm chi phí sản xuất, kinh doanh chung, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí.
Trên cơ sở các đánh giá trên, có thể đánh giá rằng tính hiệu quả trong quá trình quản trị các loại chi phí của công ty cổ phần Thượng Đình ở mức yếu Hệ thống các bộ quận chịu trách nhiệm quản trị chi phí của công ty chưa hoàn thiện và làm việc chưa đạt được năng suất tối ưu Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động, Thượng Đình cần tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán Đồng thời, công ty cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh số bán hàng để bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận.