TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ HOA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ SỬ DỤNG SURFACTANT ĐIỀU TRỊ BỆNH MÀNG TRONG Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊ
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ sơ sinh non tháng được chẩn đoán bệnh màng trong và điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên
- Tất cả trẻ sơ sinh non tháng vào viện được chẩn đoán bệnh màng trong (theo Avery và Mead - 1959) [30]
+ Lâm sàng: Biểu hiện SHH cấp xuất hiện ngay sau đẻ hoặc vài giờ sau đẻ: Thở nhanh > 60 lần/ phút, co kéo cơ hô hấp, phập phồng cánh mũi, thở rên ở thì thở ra, tím tái, nghe phổi thấy rì rào phế nang kém
+ Xquang phổi có hình ảnh tổn thương và phân độ theo tiêu chuẩn của Bomsel F (1970) [34]
- Có chỉ định bơm surfactant qua nội khí quản
- Gia đình trẻ đồng ý điều trị
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nhi - Bệnh viện A Thái Nguyên.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu sau:
Trong đó: n: Là cỡ mẫu tối thiểu α: Mức ý nghĩa thống kê (chọn α = 0,05)
Z(1- α/2) = 1,96: Hệ số giới hạn tin cậy d: Độ chính xác mong muốn (chọn d = 0,08) p = 0,914 (tỉ lệ điều trị thành công bệnh màng trong là 91,4% theo nghiên cứu của Trần Thị Thủy (2018) [20]
Thay số vào công thức ta có: 1,96 2 x 0,914 x 0,086 n = = 47
0,08 2 Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu lấy tối thiểu là 47 trẻ Thực tế, nghiên cứu đã thu thập được 51 bệnh nhi
Chọn mẫu thuận tiện: Lựa chọn lần lượt tất cả các bệnh nhi đủ tiêu chuẩn vào nhóm nghiên cứu
Các chỉ số nghiên cứu
2.5.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Thông tin của trẻ: Giới tính, tuổi thai, cân nặng khi sinh, can thiệp khi sinh
- Thông tin về mẹ: Tuổi, nghề nghiệp, tiền sử bệnh khi mang thai, tiêm dự phòng corticoid trước sinh
2 5.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng
- Lâm sàng: Tinh thần, tím, nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim, thở rên, ngừng thở…
- Cận lâm sàng: Khí máu, công thức máu, CRP, X - quang phổi
2.5.3 Đánh giá kết quả điều trị
- Tỉ lệ kết quả điều trị
- Kết quả điều trị kháng sinh
- Thời gian nằm viện trung bình
- Thay đổi lâm sàng: Chỉ số Silverman, nhịp tim, nhịp thở…
- Thay đổi cận lâm sàng: Khí máu, công thức máu, CRP, X-quang phổi
Các biến số nghiên cứu
2.6.1 Các biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi thai: Đánh giá trẻ non tháng dựa trên bảng điểm New Ballard (chi tiết xem phụ lục 2)
- Giờ tuổi vào viện điều trị: Số giờ tuổi tính từ khi đẻ đến khi được điều trị surfactant Tuổi điều trị được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm điều trị sớm: ≤ 6 giờ tuổi
+ Nhóm điều trị muộn: > 6 giờ tuổi
- Cân nặng lúc sinh (tính bằng gam)
Bảng 2.2 Bảng phân loại trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân [36], [58]
Phân loại trẻ sinh non - nhẹ cân
Theo cân nặng Theo tuổi thai
Cân nặng lúc sinh (g) Phân loại Tuổi thai (tuần) Phân loại
< 1000 Cực nhẹ cân < 28 Cực non
1000 - < 1500 Rất nhẹ cân 28 - < 32 Rất non
- Mẹ tiêm corticoid trước sinh:
+ Có tiêm, chia 2 nhóm: Sớm (tiêm trước sinh ≥ 24 giờ) và muộn (tiêm trước sinh < 24 giờ)
- Can thiệp khi đẻ: Đẻ thường, mổ lấy thai, can thiệp khác
2.6.2 Các biến số lâm sàng
- Mức độ suy hô hấp: Theo chỉ số Silverman
- Thở rên: Là những âm thanh nhỏ phát ra cùng với tiếng nói ở thì thở ra khi trẻ khó thở
- Tím tái: Quan sát màu da ở quanh môi, đầu chi kết hợp đo SpO2
- Tần số tim (lần/phút):
+ Chậm nếu dưới 100 lần/phút;
- Tần số thở (số lần/phút):
- FiO2: Nồng độ oxy trong khí hít vào được tính theo tỉ lệ %, đo bằng monitoring
- SpO2: Độ bão hòa oxy qua mao mạch, được đo ở tay phải bệnh nhân và đo bằng monitoring
- Xác định các bệnh lý mắc phải trong quá trình điều trị
+ Tràn khí màng phổi: Trẻ khó thở tăng lên, tím tái, lồng ngực mất cân đối, rì rào phế nang giảm ở bên tổn thương Chụp X-quang phổi thấy hình ảnh bên tràn khí màng phổi lồng ngực giãn to, thấy tăng sáng hơn bình thường, nhu mô phổi bị đẩy về phía rốn phổi tạo thành mỏm cụt, trung thất bị đẩy về phía đối diện, cơ hoành bị đẩy xuống thấp
+ Xuất huyết phổi: Trẻ suy hô hấp nặng lên, có hiện tượng trào bọt hồng qua mũi, miệng hoặc ống nội khí quản
+ Xuất huyết não - màng não: Trẻ có biểu hiện thiếu máu, kèm theo các dấu hiệu: Li bì, bỏ bú, co giật, thóp phồng, rối loạn trương lực cơ Chọc dịch não tủy có dịch máu để không đông Chụp cắt lớp vi tính sọ não và siêu âm qua thóp giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán mức độ xuất huyết
2.6.3 Các biến số cận lâm sàng
- X-quang phổi: Chia bệnh màng trong thành 4 độ theo phân loại của Bomsel F (1970) [34] X-quang phổi chụp tại giường bằng máy X-quang di động Mobile-Box- 100BT do bác sĩ chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện A Thái Nguyên đọc kết quả
- Khí máu động mạch: Vị trí lấy máu ở động mạch quay hoặc catheter động mạch rốn Khí máu được làm tại các thời điểm: Trước dùng thuốc, sau dùng thuốc 1 giờ, 6 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ Được thực hiện bằng máy đo khí máu Nova Biomedical tại Khoa Nhi Bệnh viện A Thái Nguyên Các chỉ số khí máu gồm PaO2, PaCO2, HCO3-, BE, pH
Giá trị bình thường của khí máu
Bảng 2.2 Chỉ số khí máu bình thường [46] pH 7,35 - 7,45
- Công thức máu: Thực hiện tại khoa Huyết học Bệnh viện A Thái Nguyên bằng máy đếm tự động Cell Dyn Ruby, Adiva 2120j, XS 550 và XS
809i của Sysmex Số lượng bạch cầu (BC): Chia thành 3 nhóm bình thường, tăng, giảm
- Định lượng CRP: Thực hiện tại khoa Sinh hóa Bệnh viện A Thái Nguyên bằng máy AU640, AU680 Beckman Coulter, Cobat 600 và Cobat
800 CRP chia thành 2 nhóm: Bình thường khi < 6mg/l và tăng khi ≥ 6mg/l
2.6.4 Đánh giá kết quả điều trị
- Dựa vào sự thay đổi của các chỉ số đánh giá các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng thời điểm trước bơm, sau bơm 1 giờ, 6 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ + Tỉ lệ trẻ bị suy hô hấp
+ Tỉ lệ trẻ tím, thở rên, ngừng thở
+ Giá trị trung bình các chỉ số nhịp thở, nhịp tim, SpO2, FiO2, khí máu + Thay đổi phân độ X-quang, công thức máu, CRP
- Kết quả điều trị: Khỏi (sống) hoặc tử vong (chết).
Các chế phẩm surfactant được sử dụng, liều dùng và cách dùng
- Tất cả các trẻ trong nhóm nghiên cứu đều được chỉ định 1 hoặc 2 liều surfactant Liều 2 được sử dụng nếu sau khi dùng liều 1 khoảng 6 - 12 giờ bệnh nhân vẫn phải thở máy hoặc CPAP với FiO2 > 50%, CPAP với PEEP 6 cmH2O hoặc mức độ tổn thương phổi không cải thiện
- Có 2 dạng surfactant đang được sử dụng là: Curosurf và Alveofact
- Thực hiện kỹ thuật bơm surfactant:
+ Đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo, đeo găng vô khuẩn
+ Cắt ống sonde đến chiều dài xác định, ngắn hơn ống NKQ 0,5 - 1cm + Lấy thuốc vào 1 xi lanh, nối xi lanh với ống sonde, bơm curosurf từ từ vào sonde để đẩy hết khí trong sonde
+ Người phụ tháo máy thở ra khỏi ống NKQ để bác sĩ đưa sonde đã có Curosurf vào trong ống NKQ, bơm thuốc nhanh trong 2 - 3 giây
+ Rút ống sonde ra, nối lại NKQ vào máy thở, chỉnh áp lực vừa đủ để đẩy hết thuốc vào phổi Không hút NKQ trong vòng 1h sau khi bơm surfactant trừ khi có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở rõ ràng
+ Kiểm tra khí máu 1 - 2 giờ sau bơm, kiểm tra xquang 2 - 6 giờ sau bơm + Điều chỉnh máy thở, duy trì PaO2 > 55 mmHg, PCO2: 35 - 45 mmHg và pH > 7,3
+ Các bước tương tự như với bơm Curosurf, tuy nhiên các loại surfactant này có có thể tích lớn nên có một số điểm khác sau
+ Pha thuốc Alveofact theo hướng dẫn riêng cho từng loại Chia thuốc vào 3 xi lanh
+ Bơm thuốc ở 3 tư thế: Bệnh nhi nằm ngửa, nghiêng phải, nghiêng trái Mỗi tư thế, bơm thuốc qua ống NKQ trong 2 - 3 giây Chờ trong 30 giây đến
2 phút hoặc chờ đến khi bệnh nhi ổn định giữa các lần bơm thuốc
+ Sau bơm surfactant trẻ được thở nCPAP Thường điều chỉnh áp lực trong khoảng 4 - 6 cmH2O, FiO2 trong khoảng 21 - 60% sao cho SpO2 > 90% + Trẻ thất bại với thở nCPAP và cần được thở máy khi có một trong các biểu hiện sau: Xuất hiện cơn ngừng thở dài > 20 giây, trên 1 cơn/giờ hay cần hỗ trợ bằng bóp bóng qua Mask SpO2 < 85% hoặc PaO2 > 65 mmHg hoặc PaO2 < 50 mmHg khi đó thở CPAP với FiO2 > 60%, và PEEP > 6 cmH2O
- Thông số máy thở được duy trì 15 phút đầu, sau đó được điều chỉnh để đảm bảo SpO2 > 90%
+ Rút NKQ khi trẻ hồng hào SpO2 > 90%
- Tiêu chuẩn thành công với bơm surfactant khi:
+ Trẻ duy trì được thở CPAP với FiO2 < 60%, PEEP ≤ 5 cmH2O và SpO2
≥ 90% sau khi bơm surfactant cho đến khi cai CPAP, không phải chuyển sang thở máy trong khi thở CPAP
+ X-quang phổi có cải thiện độ nặng của bệnh màng trong
- Tiêu chuẩn thất bại hoặc không đáp ứng với điều trị surfactant:
+ Ngừng thở dài hoặc có cơn ngừng thở > 20 giây kèm chậm nhịp tim + Tím tái, tăng rút lõm lồng ngực
+ SpO2 < 85% trên 3 lần/1giờ theo dõi liên tục
Những trường hợp không đáp ứng với surfactant có thể phải tìm các chẩn đoán khác như: Viêm phổi, thiểu sản phổi, tim bẩm sinh, rối loạn chức năng cơ tim, thiếu hụt bẩm sinh protein surfactant
Những trường hợp đáp ứng với surfactant nhưng sau đó lại xấu đi: Xem xét bơm liều tiếp theo, tìm các biến chứng khác như: Tràn khí, xuất huyết phổi để xử trí.
Công cụ và phương pháp thu thập số liệu
2.8.1 Công cụ thu thập số liệu
- Học viên theo dõi, đánh giá trực tiếp Các chỉ số nghiên cứu được ghi chép từ hồ sơ bệnh án vào bệnh án nghiên cứu được thiết kế thống nhất theo mục tiêu
- Các kết quả cận lâm sàng được thực hiện tại Bệnh viện A Thái Nguyên và được ghi chép kết quả vào bệnh án nghiên cứu
2.8.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu được thu thập thông tin qua ghi chép từ hồ sơ bệnh án gốc, phỏng vấn trực tiếp mẹ hoặc người nuôi dưỡng bệnh nhi theo mẫu bệnh án thống nhất Phỏng vấn mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ được thực hiện bởi học viên
- Khám lâm sàng và thực hiện thủ thuật được thực hiện bởi học viên và các bác sĩ điều trị
+ X-quang phổi chụp tại giường bằng máy X-quang di động MOBILE BOX - 100BT do bác sĩ chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện A Thái Nguyên đọc kết quả
+ Xét nghiệm khí máu động mạch bằng máy đo khí máu NOVA Biomedical tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện A Thái Nguyên
+ Xét nghiệm công thức máu bằng máy đếm tự động Cell Dyn Ruby, Adiva 2120j, XS 550 và XS 809i của Sysmex tại khoa Huyết học Bệnh viện
+ Xét nghiệm CRP bằng máy AU640, AU680 Beckman Coulter, Cobat
600 và Cobat 800 tại khoa Sinh hóa Bệnh viện A Thái Nguyên.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y học dựa trên phần mềm SPSS 20.0
- So sánh các chỉ số theo phương pháp thống kê y học, sử dụng test thống kê χ2 (khi bình phương) cho so sánh sự khác biệt tỷ lệ giữa các nhóm và test t-Student cho so sánh giá trị trung bình.
Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu này được Hội đồng Y đức của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thông qua.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi thai theo giới tính của trẻ
Nhận xét: Phần lớn trẻ có tuổi thai dưới 32 tuần (51,0%) Tuổi thai trung bình là 31,4 ± 2,3 tuần Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi thai và giới tính của trẻ (p < 0,05)
Bảng 3.2 Đặc điểm cân nặng theo giới tính của trẻ
Nhận xét: Nhóm trẻ đẻ non đa số có cân nặng < 2500g chiếm 98% Cân nặng trung bình của trẻ là 1527,5 ± 419,6g Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cân nặng và giới tính của trẻ (p > 0,05)
Bảng 3.3 Đặc điểm tuổi khi nhập viện, tình trạng nuôi dưỡng và can thiệp khi đẻ ở trẻ Đặc điểm n %
Giờ tuổi vào viện điều trị
Can thiệp khi đẻ Đẻ thường 22 43,1
+ Giờ tuổi vào viện điều trị của trẻ hầu hết là trước 6 giờ chiếm 72,5% + 100% trẻ được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch
+ Can thiệp khi đẻ: Có 56,9% trẻ mổ đẻ
Bảng 3.4 Tiền sử sản khoa Đặc điểm n %
Mẹ tiêm dự phòng corticoid
Mẹ mắc bệnh tiểu đường
Mẹ mắc bệnh tăng huyết áp
Nhận xét: Không có bà mẹ nào tiêm dự phòng corticoid Có 5,9% bà mẹ mắc bệnh tăng huyết áp và không có bà mẹ nào mắc tiểu đường.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5 Mức độ SHH theo chỉ số Silverman và phương thức thở của trẻ khi vào viện
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Khi nhập viện các trẻ đều trong tình trạng SHH nặng (78,4%) và cần hỗ trợ hô hấp trong đó có 8 ca thở máy (15,7%), 42 ca thở CPAP (82,3%) và 1 ca thở oxy (2%)
Biểu đồ 3.1 Mức độ SHH theo chỉ số Silverman của trẻ khi vào viện
Nhận xét: Có 78,4% bệnh nhân có biểu hiện SHH nặng khi nhập viện với chỉ số Silverman > 5 Chỉ có 21,6% bệnh nhân có biểu hiện SHH nhẹ
Bảng 3.6 Mức độ suy hô hấp theo tuổi thai của trẻ
Nhận xét: Nhóm SHH nặng ở các nhóm tuổi thai chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 60%; 22,5% và 17,5% Tuổi thai càng non thì mức độ SHH càng nặng (p < 0,05)
Bảng 3.7 Mức độ suy hô hấp theo cân nặng khi sinh
Nhận xét: Nhóm cân nặng dưới 1500g bị SHH nặng chiếm 65% cao hơn so với nhóm cân nặng 1500 - 0,05)
Bảng 3.17 Đặc điểm thay đổi về chỉ số bạch cầu và CRP ở trẻ sau điều trị
Nội dung Trước điều trị Sau điều trị p n % n %
Nhận xét: Tất cả trẻ có chỉ số bạch cầu và CRP ở mức bình thường trước điều trị Sau điều trị surfactant, có 23,5% trẻ bạch cầu tăng và 19,6% trẻ có CRP tăng (p < 0,05).
Bảng 3.18 Chỉ số khí máu, SpO2 và FiO2 sau điều trị
Trước ĐT Sau 1h Sau 24h Sau 48h Sau 72h p
FiO2 49,24±8,8 47,31±10,2 46,0±9,4 45,92±12,2 46,41±15,3 0,05) Điều này có thể lý giải là do sự phân bố thuốc của bệnh viện, bệnh nhân được sử dụng loại thuốc nào bị phụ thuộc vào từng giai đoạn đấu thầu thuốc Ở thời điểm nghiên cứu thì Alveofact được sử dụng nhiều hơn do nguồn thuốc sẵn có hơn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số khí máu PaCO2, PaO2, pH, BE, SpO2 đều tăng trong giới hạn bình thường sau khi điều trị surfactant 01 giờ và chỉ số HCO3 - và FiO2 đều giảm Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Trong kết quả nghiên cứu của Li Wang, sáu giờ sau khi chất hoạt động bề mặt được đưa ra đã có sự gia tăng đáng kể độ pH, PaO2 (p < 0,01) [57] Tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng thì các bệnh nhi có sự biến đổi khí máu theo hướng tích cực trước và sau điều trị Tình trạng toan hô hấp được cải thiện SaO2 tăng, pH trở về bình thường, PaO2 tăng và duy trì ở mức bình thường, PaCO2 giảm và cũng được duy trì ở mức bình thường Các biến đổi này xảy ra ngay tại thời điểm nghiên cứu (sau điều trị 1 giờ) Giá trị PaCO2 sau điều trị giảm so với trước điều trị Sự giảm PaCO2 ngay sau điều trị 1 giờ và sau đó được duy trì trong giới hạn bình thường Sự cải thiện tình trạng toan hô hấp là do phổi dãn nở tốt hơn, diện tích trao đổi khí tăng rõ làm cho quá trình trao đổi khí tốt lên rõ rệt Sự thay đổi này cũng tương ứng với sự thay đổi của thể tích phổi và độ tổn thương trên phim X-quang [17] Sự giảm PaCO2 ngay sau điều trị 1 giờ và sau đó được duy trì trong giới hạn bình thường Sự cải thiện tình trạng toan hô hấp là do phồi dãn nở tốt hơn, diện tích trao đổi khí tăng rõ làm cho quá trình trao đổi khí tốt lên rõ rệt Điều này cho thấy hiệu quả của surfactant làm nở phổi mang lại sự gia tăng nhanh chóng độ bão hòa oxy vốn có thể xảy ra tức thì Sự thay đổi này cũng tương ứng với sự thay đổi của thể tích phổi và độ tổn thương trên phim X-quang, do vậy cần theo dõi các chỉ số khí máu thường xuyên để đánh giá các chức năng hô hấp Sau điều trị có sự thay đổi tích cực các chỉ số Silverman, nhịp tim và nhịp thở so với trước điều trị ở nhóm can thiệp và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm điều trị (p > 0,05) Sau khi điều trị surfactant 01 giờ chỉ số Sliverman đã giảm về mức nhẹ và sau 24 giờ là 2,84 (hết suy hô hấp) Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thuỷ cho thấy ngay sau bơm surfactant 1 giờ điểm Silverman đã giảm và sau 24 giờ là 2,1 (hết suy hô hấp), tỉ lệ trẻ có nhịp thở bất thường đã giảm và sau 24 giờ tần số thở của trẻ đã gần về giới hạn bình thường, tuy nhiên nhịp tim ít thay đổi [20] Nghiên cứu của Hoàng Thị Đàn cũng cho thấy chỉ số Silverman giảm đáng kể ngay sau 1 giờ điều trị Sau 12 giờ tỷ lệ này còn rất thấp 7,9% Sau 24 giờ điều trị tỷ lệ bệnh nhân có Silverman > 5 giảm xuống còn 8,1% so với trước điều trị [5] Điều này chứng tỏ có sự cải thiện quá trình trao đổi khí tại phổi sau điều trị surfactant
Về phân độ X-quang phổi sau khi điều trị surfactant chỉ còn 13,7% trẻ có phân độ X-quang độ III và không có trẻ nào phân độ IV Có sự khác biệt giữa phân độ X-quang trước và sau điều trị (p < 0,05) Kết quả nghiên cứu tương tự nghiên cứu của Trần Thị Thuỷ đánh giá kết quả điều trị dựa vào hình ảnh tổn thương X-quang cho thấy trước điều trị tổn thương phổi gặp nhiều nhất là độ 3 (82,9%), còn lại là độ IV nhưng chỉ sau bơm Curosurf 1 giờ đã không còn trẻ tổn thương độ IV và sau 24 giờ 100% trẻ có hình ảnh X-quang độ I Kết quả cải thiện mức độ SHH trên lâm sàng sau điều trị phù hợp với sự cải thiện tổn thương phổi [20] Tại Hải Phòng, trước điều trị tổn thương phổi gặp nhiều nhất là độ 2 - 3 (79,3%), chỉ có 1,7% trường hợp bệnh màng trong độ I Mức độ tổn thương phổi giảm rõ rệt đặc biệt sau 24 giờ điều trị: Độ IV giảm từ 19% trước điều trị xuống còn 1,7%, độ III giảm từ 50% trước điều trị xuống còn 5,2% Sau thời điểm 24 giờ tổn thương phổi tiếp tục có cải thiện Kết quả cải thiện mức độ suy hô hấp trên lâm sàng sau điều trị phù hợp với sự cải thiện tổn thương phổi Tuy nhiên cũng còn trường hợp tổn thương phổi chưa cải thiện sau điều trị [17] Kết quả cải thiện mức độ SHH trên lâm sàng sau điều trị phù hợp với sự cải thiện tổn thương phổi Tuy nhiên cũng có trường hợp tổn thương phổi chưa cải thiện đáng kể sau điều trị, nguyên nhân của những trường hợp này là bệnh nhân bệnh màng trong nặng
Sau nghiên cứu chúng tôi thấy tình trạng trong 51 trẻ đẻ non có tới 78,4% trẻ có biểu hiện SHH nặng, tuy nhiên sau khi sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp tỷ lệ sống của trẻ là 70,6%, kết quả nghiên cứu cho thấy điều trị surfactant làm giảm mức suy hô hấp sau 1 giờ và sau 24 giờ là hết suy hô hấp, sau khi điều trị surfactant 01 giờ thì chỉ số khí máu PaCO2: 35,3 ± 4,14, PaO2: