MỤC LỤC
Nguyên nhân chính của suy hô hấp ở trẻ đẻ non là do thiếu hụt chất hoạt động bề mặt surfactant ở phổi do phế bào type II tiết ra vì cơ thể trẻ không tổng hợp được đầy đủ hoặc do bệnh lý gây bất hoạt làm surfactant không phát huy được tác dụng. Trong trường hợp thai ngạt, các tế bào phế nang bị thiếu oxy, dinh dưỡng tế bào kém nên không sản xuất được hoặc sản xuất rất ít surfactant là chất phủ trên bề mặt trong của các phế nang do đó không tạo được sức căng bề mặt làm các phế nang bị xẹp, sau một thời gian phổi phải hoat động gắng sức sẽ gây SHH.
Tình trạng SHH còn làm tăng shunt ở phổi, dẫn đến sự tồn tại hoặc mở lại của ống động mạch gây tăng áp lực động mạch phổi, tăng nguy cơ chảy máu phổi đặc biệt ở trẻ đẻ non có tuổi thai dưới 30 tuần [41], [60]. Tuy nhiên, khi đo khí máu bằng Astrup thấy PaO2 tăng và HCO3- giảm, BE tăng sau khi bơm, nhưng các chỉ số pH hầu như không có thay đổi so với bình thường, có thể trong tình trạng nhiễm toan hô hấp trong ngày đầu ngay sau khi bơm Curosurf các chỉ số này còn ở giới hạn bình thường do khả năng tự điều chỉnh của trẻ [20].
Lucinactant, một chất hoạt động bề mặt tổng hợp thế hệ thứ hai có chứa chất tương tự SP-B, tốt hơn hoặc ít nhất là hiệu quả như chất hoạt động bề mặt tự nhiên Curosurf , cho thấy rằng Lucinactant có thể hoạt động thay thế cho chất hoạt động bề mặt tự nhiên. - Biến chứng ngay trong quá trình bơm thuốc được khuyến cáo và ghi nhận là: trào ngược thuốc gây tắc ống NKQ, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, và giảm bão hòa oxy máu do bơm nhanh một lượng dịch thuốc nhiều gây tắc nghẽn đường thở và thiếu oxy tạm thời trong khi bơm [52].
+ Chống kiệt sức: Cho trẻ ăn qua đường tiêu hóa bằng sữa mẹ là tốt hơn cả, theo số lượng hàng ngày cộng thêm 15 - 20 ml/kg/ngày nhưng cho ăn nhiều bữa ít một, nếu trẻ không bú được vì khó thở nên đặt sonde dạ dày bơm sữa chậm hoặc nhỏ giọt. + Chống nhiễm khuẩn bệnh viện: Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ của vi khuẩn gây bệnh. Nếu không có kết quả kháng sinh đồ hoặc trong khi chờ đợi nên dùng kháng sinh phổ rộng có hiệu quả với vi khuẩn Gram âm và dương, phối hợp dùng 5 - 7 ngày [2], [11].
Tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, tác giả Hoàng Thị Nhung chỉ ra các bệnh nhân có mẹ không được dự phòng corticoid trước sinh có tỷ lệ điều trị thất bại cao hơn nhóm bệnh nhân có mẹ được dự phòng corticoid trước sinh (p < 0,5) [18].
Chọn mẫu thuận tiện: Lựa chọn lần lượt tất cả các bệnh nhi đủ tiêu chuẩn vào nhóm nghiên cứu.
+ Tràn khí màng phổi: Trẻ khó thở tăng lên, tím tái, lồng ngực mất cân đối, rì rào phế nang giảm ở bên tổn thương. + Xuất huyết phổi: Trẻ suy hô hấp nặng lên, có hiện tượng trào bọt hồng qua mũi, miệng hoặc ống nội khí quản. + Xuất huyết não - màng não: Trẻ có biểu hiện thiếu máu, kèm theo các dấu hiệu: Li bì, bỏ bú, co giật, thóp phồng, rối loạn trương lực cơ.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não và siêu âm qua thóp giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán mức độ xuất huyết.
+ Các bước tương tự như với bơm Curosurf, tuy nhiên các loại surfactant này có có thể tích lớn nên có một số điểm khác sau. + Trẻ thất bại với thở nCPAP và cần được thở máy khi có một trong các biểu hiện sau: Xuất hiện cơn ngừng thở dài > 20 giây, trên 1 cơn/giờ hay cần hỗ trợ bằng bóp bóng qua Mask. Những trường hợp không đáp ứng với surfactant có thể phải tìm các chẩn đoán khác như: Viêm phổi, thiểu sản phổi, tim bẩm sinh, rối loạn chức năng cơ tim, thiếu hụt bẩm sinh protein surfactant.
Những trường hợp đáp ứng với surfactant nhưng sau đó lại xấu đi: Xem xét bơm liều tiếp theo, tìm các biến chứng khác như: Tràn khí, xuất huyết phổi để xử trí.
+ Xét nghiệm khí máu động mạch bằng máy đo khí máu NOVA Biomedical tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện A Thái Nguyên. + Xét nghiệm công thức máu bằng máy đếm tự động Cell Dyn Ruby, Adiva 2120j, XS 550 và XS 809i của Sysmex tại khoa Huyết học Bệnh viện A Thái Nguyên.
Đặc điểm tuổi khi nhập viện, tình trạng nuôi dưỡng và can thiệp khi đẻ ở trẻ. Có 5,9% bà mẹ mắc bệnh tăng huyết áp và không có bà mẹ nào mắc tiểu đường.
Dấu hiệu lâm sàng theo cân nặng của trẻ khi nhập viện Nhận xét: Các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện chủ yếu ở trẻ có cân nặng. Đặc điểm khí máu của bệnh nhi trước điều trị surfactant Giá trị trung bình. Nhận xét: Trước điều trị surfactant các chỉ số khí máu PaCO2, PaO2, pH, BE- đều ở dưới mức độ bình thường.
Nhận xét: Tỷ lệ sống ở những trẻ điều trị bằng bơm Alveofact và Curosurft là tương đương nhau đều chiếm 50,0% và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhận xét: Sau điều trị có sự thay đổi tích cực các chỉ số Silverman, nhịp tim và nhịp thở so với trước điều trị ở nhóm nghiên cứu và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm điều trị (p < 0,05). Chỉ số Sliverman trước và sau điều trị bơm surfactant Nhận xét: Sau khi điều trị surfactant 01 giờ chỉ số Sliverman đã giảm về mức nhẹ và sau 24h là 2,84 (hết suy hô hấp).
Chỉ số SpO2 trước và sau điều trị bơm surfactant Nhận xét: Sau khi điều trị surfactant 01 giờ chỉ số SpO2 đã tăng về mức bình thường.
Kiểm soát tốt bằng các biện pháp quản lý thai nghén, dinh dưỡng đầy đủ, kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính và bệnh lý xuất hiện trong quá trình mang thai, chuyển dạ đẻ…Những biện pháp này đều thực hiện được khi có sự vấn, phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa trong một bệnh viện đa khoa. Vì vậy khi có SHH trẻ phải gắng hết sức để duy trì dung tích cặn chức năng cuối thì thở ra bằng cách khép dây thanh âm để giữ khí trong phổi, làm cho khí nhanh chóng lùa vào phổi ở cuối thì thở ra, đó chính là nguyên nhân tạo ra tiếng thở rên. Nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho kết quả tím là triệu chứng lâm sàng thường gặp ở các bệnh nhân bị bệnh màng trong chiếm 60,3% các trường hợp, thở rên gặp ở 87,9% cỏc trường hợp, rỳt lừm lồng ngực mạnh gặp ở 80,4% bệnh nhõn.
Nguyên nhân là do trẻ mắc bệnh màng trong sẽ khiến phế nang của trẻ bị xẹp, dẫn đến tình trạng huyết tương tràn vào phế nang, fibrin trong huyết tương sẽ lắng đọng bên trong phế nang và các tiểu phế quản tạo thành một lớp màng cản trở sự lưu thông không khí và sự trao đổi oxy, lúc này khí CO2 từ phế nang đi qua các mao mạch.
Bên cạnh đó, số trẻ sơ sinh nhập viện ngày một tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được đón sớm ngay từ phòng đẻ chưa cao (tuổi điều trị của trẻ trước 6 giờ chiếm 72,5%), điều này ảnh hưởng đến sự khắc phục tình trạng suy hô hấp ở trẻ. Kết quả nghiên cứu tương tự nghiên cứu của Trần Thị Thuỷ đánh giá kết quả điều trị dựa vào hình ảnh tổn thương X-quang cho thấy trước điều trị tổn thương phổi gặp nhiều nhất là độ 3 (82,9%), còn lại là độ IV nhưng chỉ sau bơm Curosurf 1 giờ đã không còn trẻ tổn thương độ IV và sau 24 giờ 100% trẻ có hình ảnh X-quang độ I. Trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn một số hạn chế, thứ nhất về cỡ mẫu của nghiên cứu mặc dù mong muốn có số lượng đối tượng nghiên cứu nhiều hơn, tuy nhiên do nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu vào thời điểm dịch Covid đang diễn biến phức tạp dẫn đến số lượng bệnh nhân và khả năng tiếp cận bệnh nhân giảm đi rất nhiều.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không đánh giá sự khác nhau giữa 2 loại surfactant là Alveofact và Curosurf do giai đoạn đầu bệnh viện sử dụng Alveofact và giai đoạn sau sử dụng Curosurf và theo 1 số nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng hai loại surfactant đều hiệu quả và an toàn cho trẻ sinh non mắc suy hô hấp.