1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với việc bảo vệ quyền trẻ em

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 44,11 MB

Nội dung

Trang 1

PHẠM MỸ DUNG

PHAP LUAT VIỆT NAM VE NUÔI CON NUÔI CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀI VỚI VIỆC BAO VỆ QUYEN TRE EM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 2

PHAM MY DUNG

PHAP LUAT VIET NAM VE NUOI CON NUOI CO

YEU TO NUOC NGOAI VOI VIEC BAO VE QUYEN TRE EM

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Đức Long

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 3

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Đại học Luật Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Người cam đoan

Phạm Mỹ Dung

Trang 4

ICCPR Công ước về các quyên dân sự và chính trị năm 1966 ICESRC Công ước về các quyên kinh tế, xã hội văn hóa năm

CRC Công ước về quyên trẻ em NQ Nghị quyết

HDNN Hội đông nhà nước

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

Trang 5

2 Tình hình nghiên cứu dé tài ¿- 5-5 52 +s+E+E+E£EE£E+E£ESEEEEEE+EEEererkrkersree l 3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3 4 Mục đích nghiên cứu của luận văn - + + + evirrrreerree 3

5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn - c c3 333 ++ + vxxesssseessss 3©, ECON, PTE SD CIE secs nesmekunnka nao tua cen sa MAN 3

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - ¿c6 ssetsEEExeEekerkrkrkereree + 8 Kết cấu của luận văn - c2 Sc St S3 S3 1351155555155 11111511511 111151511 exseg 4 CHUONG 1: NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE NUÔI CON NUÔI CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀI VÀ QUYEN TRE EM + + EEvEEkEEerxrkrees 5 Le MOt 86 Khai iG ec 5 JÄNMN 0 n.2n nen 5 1.1.2 Nuôi con nuôi có yeu t6 HỚC NOI - 2-2 5c +t+E+Estsrzszed 7 Dineen PES TẾT tuc thag not 5990 t0NN.SE85.100E300055S:0100 opin SENE.DEEOifAE0992005 E030 8E ÍE2NngtfEroie4 eS 10 1.1.4 Quyen tre CM nề 11

1.2 Cách thức xác lập quan hệ nuôi con nuôÔi - - - 55s + s++++<ss+ 12

1.3 Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tỐ NƯỚC ngOài - tt TT 1 1111 1111111111111101 11111111111 11111101 11 1x11 trreu 13

1.3.1 Hệ thống quy phạm pháp luật quốc té - - - + cs+s+x+rsreresesed 13 1.3.2 Hệ thong quy phạm pháp luật quốc gỉa - - + ++s+c+csreresesed 16 1.4 Tam quan trọng của van dé bảo vệ quyên trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi QUỐC tẾ ¿- - 5s 22k E+E£EEEE2E2E9E5E8E12121515151111211515111 11x 1Exe 17 CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE NUÔI CON NUOI CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀI VA MOI LIÊN HỆ VỚI VIỆC BẢO VE QUYỀN TRE EM St St 3 1215151515111E151EE111 E151 11 1E 20

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam

VỆ nuôi con nuôi có yêu tO "NƯỚC nØOảI 5 5+ seeeesrreres 202.1.1 Giai đoạn trước năm 2000 5555 << << SE ‡ 22+ ££££es 202.1.2 Giai đoạn tit 2000 — 2) Í + «+ S+£‡++xEEEssekeeeeeesvke 21

Trang 6

2.2.1 Quyên được SONG CÒNH 5252 ESEESE SE EEEEEE15111111111 2 cte0 24 2.2.2 Quyên được phát triỂH +52 + E SE EEEEEEEEEEE5111211E tre 31 2.2.3 Quyên được DAO VỆ - +55: St SE E12 5121111111111 e0 32 2.2.3 Quyén GU0 NAM id TNN Aỹ 5 37 Joes TS Ge pe Ty BOG, IO 250300020 TT TÔ sa ane TT 40 2.4 Cham dứt việc nuôi con nuôi ::- ++c++ttxvtsrxvrrrrrsrrrsrrrrrrred 43 2.5 Tham quyền giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 45

2.6 Trình tự thủ tục đăng ký nuôi con nuÔI - - s5 << + + ++++sssss 47

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE NUÔI CON NUOI CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀI VỚI VIỆC BAO VỆ QUYEN TRE EM -G- - St +33 SESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkeerkrree 53

3.1 Thực trạng về nuôi con nuôi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 53 3.1.1 Số lượng trẻ được giải quyết lam con nuôi nước ngoài 53

3.1.2 Việc hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và giữa các cơ quan cóthâm quyên cua Việt Nam với các cơ quan có thậm quyên của nước ngoài

¬ 55

3.1.3 Hop tác với các nước thành viên Công óc Lahaye S]

3.2 Ưu điểm va nhược điểm của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong việc bảo vệ quyền trẻ em ¿- - +sscscs+x+s+ 58

AT nhe e.Ắẳ%.ẻ( 58 2.1 nh 63 3.3 Giải pháp nham hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong việc bảo vệ quyền trẻ em - 2 2+s+s+xe££zxeed 66 3.3.1 Tang cường cơ chế phối hop giữa các cơ quan nhà nước 66 3.3.2 Tang cường công tac kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về HHÔI CON NUOL 2c Gc SG 63080903080 809110 110380110 18055 15 11 115 1 E1 xxx sẻ 66

Trang 7

3.3.4 Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu to nước 14/1218 GttẦạạlai 67

Trang 8

quốc tế nói chung và trong hệ thống pháp luật nhiều quốc gia nói riêng Là một trong những trụ cột không thể thiếu của pháp luật về hôn nhân gia đình, chế định nuôi con nuôi có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần vào nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt với các trẻ mồ côi, tàn tật, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Xuất phát từ ý nghĩa cao đẹp là mang đến cho trẻ một mái 4m gia đình, được yêu thương, chăm sóc giáo dục, nuôi con nuôi còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc hơn đó là gắn kết quan hệ tình cảm mới, chỗ dựa tinh thần cho nhau giữa những con người có thể từ không quen biết trở thành cha me và con cái Đặc biệt, nuôi con nuôi là van đề đã nảy sinh từ rất lâu, tồn tại ở hầu khắp các dân tộc trên thế giới Và cho đến ngày nay, nó đã trở thành van đề phô biến và được hầu khắp mọi người quan tâm.

Ké từ khi Việt Nam tiễn hành công cuộc đổi mới đất nước, mở cửa thị trường thì quan hệ quốc tế ngày càng phát triển sâu rộng, các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tổ nước ngoài cũng như nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng ngày càng phát triển phức tạp hơn Hơn thế nữa trẻ em là đối tượng nhạy cảm dễ bị ton thương, là một chu thể đặc biệt trong xã hội cần có sự quan tâm đúng mực, bảo vệ quyền trẻ em luôn là đích đến hướng tới của mọi hệ thống pháp luật Do vậy, việc nghiên cứu toàn diện về pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong việc bảo vệ quyền trẻ em trở thành vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Từ yêu cầu khách quan về lý luận cũng như thực tiễn, học viên đã lựa chọn đề tài "PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE NUÔI CƠN NUOI CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀI VỚI VIỆC BAO VỆ QUYỀN TRE EM" làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là vấn đề đã được nhiều tác giả

nghiên cứu ở các góc độ và khía cạnh khác nhau Đặc biệt là giai đoạn Luật

Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực (từ 01/01/2000) đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này Bên cạnh

Trang 9

định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, phù hợp với điều kiện xã hội trong nước và quốc tế Một số công trình nghiên cứu có thé kê đến như:

- "Công ước Lahaye năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế — so sánh với pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi" của TS Nguyễn Hồng Bắc — đăng trên Tạp chí luật học số 4/2011.

- Đề tài “Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam trong môi tương quan với Công ước Lahay” (2013) của Thạc sỹ Vũ Kim Dung - Đề tài “Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam” (2014) của Thạc sỹ Lưu Thị Phượng.

- Báo cáo đánh giá “Nhận nuôi con nuôi từ Việt Nam — những phát hiện và khuyến nghị đánh giá” (2009) do Tổ chức ISS thực hiện.

- Tài liệu tập huấn nghiệp vụ “Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước

ngoài” (2014).

- Dé tài “Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài tại Việt Nam trong

tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài” (2012) của Thạc sỹ Lê Thị

- Số chuyên đề “Pháp luật về nuôi con nuôi” của Tạp chí Dân chủ và Pháp

luật — Bộ Tư pháp năm 2011.

- Báo cáo hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi và 02 năm thi hành Công ước Lahaye về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tê

Tuy nhiên các đề tài này mới chỉ đề cập đến các chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hoặc mối liên hệ tương đồng giữa pháp luật Việt Nam và các quy định của Công ước Lahaye, nhất là giai đoạn Việt Nam mới gia nhập công ước, mà chưa đi sâu đề cập một cách cụ thể chỉ tiết

vân dé nuôi con nuôi có yêu tô nước ngoài dưới giác độ bảo vệ quyên trẻ em.

Trang 10

nổi bật những điểm khác biệt, luận văn có so sánh một số quy định giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế gidi.

Về phạm vi nghiên cứu, do nuôi con nuôi là mang tương đối rộng nên luận văn chỉ tập trung phân tích khía cạnh bảo vệ quyền trẻ em của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yeu tố nước ngoài, đặc biệt tập trung đến các vấn đề liên quan đến nuôi con nuôi được xác lập về mặt pháp lý để có căn cứ phân tích trình tự thủ tục, thâm quyền và vai trò của các cơ quan nhà nước.

4 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của dé tài bao gồm: 77 nhát là làm sáng tỏ những van đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 7# hai là phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đặc biệt chú trọng đến khía cạnh bảo vệ quyền trẻ em trong những quy định này Thi? ba là đánh giá thực trạng pháp luật và từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong việc bảo vệ quyền trẻ em.

5 Cac cau hỏi nghiên cứu của luận văn

Trong bối cảnh pháp luật Việt Nam đã ban hành một số các văn bản quy

phạm pháp luật mới như Luật nuôi con nuôi 2010, Luật trẻ em 2016 vậy các

quy định mới đã tương thích với pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi hay chưa? Van đề bảo vệ quyền trẻ em đã được đặt ra và giải quyết ra sao? Pháp luật Việt Nam đã thê hiện việc bảo vệ quyền trẻ em như thế nào trong van dé nuôi con nuôi có yếu tô nước ngoài, cả khi trẻ dang ở trong nước và khi trẻ đã được giải quyết làm con nuôi nước ngoài? Các quy phạm pháp luật Việt Nam đã có những ưu điểm gì và còn những khuyết điểm gì cần khắc phục? Tất cả những vấn đề đặt ra này sẽ được giải quyết trong nội dung của luận văn.

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được mục đích đã đề ra, học viên dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và

Trang 11

Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nhằm xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền trẻ em trên lĩnh vực nuôi con nuôi Thông qua việc trình bày khái quát những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới, những văn kiện pháp lý quốc tế mà Việt Nam đã ký kết về lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài, luận văn sẽ làm sáng tỏ được những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật Việt Nam so với một số nước, khắc họa những điểm còn bat cập trong các quy phạm pháp luật hiện hành Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong nước về nuôi con nuôi có yếu tô nước ngoài, dưới giác độ bảo vệ quyền trẻ em, nhằm góp phần tích cực cho hoạt động bảo vệ quyền trẻ em của Việt Nam làm con nuôi nước ngoài nói riêng và nuôi con nuôi quốc tế nói chung.

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những van đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài và quyền trẻ em

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yéu to nước ngoài và mỗi liên hệ với việc bảo vệ quyền trẻ em

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yêu tô nước ngoài với việc bao vệ quyén trẻ em

Trang 12

1.1.1 Nuôi con nuôi

Theo Luật Nuôi con nuôi 2010, tại Điều 3 Khoản 1: “Nuôi con nudi là

việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được

nhận làm con nuôi ””.

“Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được

cơ quan nhà nước có thẩm quyên đăng ky’”.

“Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi

được cơ quan nhà nước có thẩm quyên đăng kỷ "”.

Trước hết, về mặt chủ thé, dưới góc độ xã hội, con nuôi là con đẻ của người khác, nhưng được một hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con, coi như con đẻ, nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích nhất định của các bên.

Dưới góc độ pháp lý, con nuôi là người có đủ các điều kiện pháp luật quy định, được một hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con, thông qua trình tự thủ tục pháp lý nhất định, hai bên không có quan hệ huyết thống trực hệ,

không có quan hệ anh em ruột thịt.

Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ rất lâu, ở các quốc gia

và được thừa nhận trong lịch sử pháp luật Việt Nam với những lí do khác

nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là từ chính tam lòng thiện nguyện, muốn cưu mang giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như những đứa trẻ mồ côi, những trẻ có bố mẹ khó khăn không đủ khả năng nuôi dưỡng Ở nước ta, van dé chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung và nuôi con nuôi nói riêng được Dang

và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Như vậy, nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con, giữangười nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, dựa trên ý chí chủ

quan của các chủ thê tham gia quan hệ nuôi con nuôi Nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích của con nuôi, đảm bảo người được nhận nuôi được chăm sóc

' Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010* Khoản 2 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010> Khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010

Trang 13

Nuôi con nuôi là van đề nhân đạo, thé hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau

giữa con người với con người, là biện pháp tích cực giúp đỡ trẻ em không nơi

nương tựa để có một mái ấm gia đình, được chăm sóc và phát triển trong những điều kiện tốt nhất.

Trên thế giới, nuôi con nuôi là hiện tượng đã xuất hiện từ rất lâu Dién

hình thê hiện trong hai bộ luật nổi tiếng là Hamurabi và Napoleon Trong Bộ

luật Hammurabi, một trong những bộ luật thành van cô xưa nhất đã chứa đựng những quy định về nuôi con nuôi, đặc biệt với đối tượng trẻ em bị bỏ rơi Mục 106 của Bộ luật này đã quy định: Trước khi dan ông có thé nuôi một đứa trẻ bị bỏ rơi, ông ta phải tìm cha mẹ đẻ của nó, nếu tìm thấy thì phải trả đứa trẻ cho họ Như vậy, có thể thấy giải pháp tốt nhất mà xã hội dành cho trẻ em vẫn la “wu tién trước hết đối với trẻ là được chăm sóc bởi chính cha mẹ đẻ, được sống trong môi trường gia đình ruột thịt của mình” (Điều 3 Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc) Dẫn chiếu đến Luật nuôi con nuôi 2010, điều này là hoàn toàn phù hợp, là sợi chỉ tư tưởng xuyên suốt từ thời cô đại đến ngày nay Trong hệ thống pháp luật La Mã cô đại, mục đích của nhận con nuôi con nuôi chủ yếu dé duy tri dòng họ, thờ cúng tô tiên và thừa kế tài sản Đến thời kỳ cách mạng tư sản, việc nuôi con nuôi đã có ý nghĩa về mặt xã hội Gia đình

nao càng đông con thì càng hạnh phúc Trong Bộ luật Dân sự Napoleon 1804

— Bộ luật ra đời đánh dấu nén lập pháp hiện đại Theo quan điểm của bộ luật này — điều trái ngược với mong muốn của Napoleon — thì việc nuôi con nuôi bị hạn chế Nó đã xóa bỏ đối tượng con nuôi là trẻ vị thành niên, chỉ cho phép

con nuôi là người đã trưởng thành và đã được chăm sóc trong gia đình cha mẹ

nuôi 6 năm Người nuôi phải từ 50 tudi trở lên và không có con nối dõi Như

vậy, giải pháp nuôi con nuôi chỉ được thực hiện trong trường hợp cha mẹ nuôi

không có người thừa kế Con nuôi được giữ nguyên tất cả các quyền của chúng trong gia đình gôc, chỉ được quyên thừa kê tài sản và mang tên của

Trang 14

thúc Ý.

Ở Việt Nam, vẫn đề nuôi con nuôi đã được đề cập đến trong Bộ luật Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Luật Hồng Đức) tại Điều 294 và 295 như

Điều 294: “Trong kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ dau 6m

mà không ai nuôi nắng, năm ở đường xá, câu, điễm, chùa, quán thì xã quan ở

đó phải dựng lêu lên dé săn sóc và cho họ cơm cháo thuốc men, cốt sao cứu cho ho sống, không được bỏ mặc cho họ rên rỉ khốn khổ Nếu không may mà họ chết thì phải chôn cất, không để được phơi lộ thi hài; nếu trai lệnh thì quan xã phải chịu biém chức hay bãi chức ””.

Điều 295: “Phải chăm sóc người cô quả tàn tật không nơi nương tựa "5 Mục đích của các quy định này nhằm khuyến khích tình yêu thương đồng loại, khuyến khích nhận trẻ em m6 côi không nơi nương tựa và người già neo đơn, qua đó thê hiện đạo lý dân tộc xuyên suốt mọi thời đại của Việt Nam ta.

1.1.2 Nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là vẫn đề không chỉ ở Việt Nam mà còn được rất nhiều các quốc gia khác quan tâm Nuôi con nuôi là quá trình một người đảm đương vai trò nuôi nắng đối với một người khác, thông qua đó, cha mẹ đẻ đã chuyên dịch mọi quyền hạn, trách nhiệm một cách 6n định

và lâu dài sang người nhận nuôi dưỡng Cũng thông qua đây, địa vị pháp lý

của người được nhận nuôi và người nhận nuôi được thiết lập Ở Việt Nam, khái niệm nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài đã có một quá trình phát triển lâu dài, cùng với sự hình thành và phát triển của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước

* “Vấn dé nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”, luanvan.co,

http://luanvan.co/luan-van/van-de-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-8783/ ngày truy cập 30/05/2016

Ÿ Điêu 294 Bộ luật Quốc triều hình luật® Điều 295 Bộ luật Quốc triều hình luật

Trang 15

nước ngoài đã được đề cập đến tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 như sau: “Những vấn dé về quan hệ vợ chong, quan hệ tài sản, quan hệ cha mẹ và con, huỷ việc kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi va đỡ đầu giữa công dân

Việt Nam với người nước ngoài do Hội đông Nhà nước quy định ”.”

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010: "Nuôi con nudi có yếu to nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước

ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thưởng tru ở Việt Nam, giữa công dan

Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài ae

Nội hàm của khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong chừng mực nào đó tương đương với khái niệm “nuôi con nuôi quốc tế”, tuy nhiên phạm vi của hai khái niệm này cũng có sự khác nhau Nuôi con nuôi quốc tế là phạm vi điều chỉnh của Công ước Lahaye năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế Khái niệm nuôi con nuôi quốc tế tại

Công ước Lahaye 1993 như sau: “Công ước phải được áp dụng khi mot trẻ

em thường trú ở một Nước ký kết (Nước gốc) đã, đang hoặc sẽ được chuyển đến một Nước ký kết khác (Nước nhận) sau khi đã được một cặp vợ chong hay

một người thường tru ở Nước nhận nhận làm con nuôi tại Nước gốc, hoặc vì

mục dich của việc nuôi con nuôi nhự vậy tại Nước nhận hay Nước gốc ””.

Theo đó việc nuôi con nuôi được thực hiện giữa một người hoặc hai người là

vợ chồng, cùng thường trú ở nước ngoài xin nhận một trẻ em thường trú ở nước khác làm con nuôi, có sự di chuyên trẻ em từ nước này sang nước khác Hoặc theo tư pháp quốc tế của một số nước khác trên thế giới, việc nhận một trẻ em có quốc tịch khác làm con nuôi được coi là việc nuôi con nuôi quốc té.

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được xác định dựa trên hai yếu tố: quốc tịch và nơi cư trú của các bên tham gia quan hệ 'Yêu tô quôc tịch thê hiện trong việc nuôi con nuôi được xác lập giữa một bên

7 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 1986

* Khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 a? Khoản 1 Điều 2 Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế

Trang 16

nuôi là khác với quốc gia họ cùng mang quốc tịch (cùng mang quốc tịch Việt Nam nhưng nơi thường trú tại thời điểm xác lập quan hệ không phải Việt Nam, hoặc người có cùng quốc tịch nước ngoài xác lập quan hệ khi thường

trú tại Việt Nam).

Luật Nuôi con nuôi 2010 sử dụng khái niệm “nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài” nhằm kế thừa khái niệm quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài trong Luật Hôn nhân và gia đình 2000, làm căn cứ để áp dụng pháp luật điều chỉnh đối với các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Thuật ngữ này cũng được sử dụng khá phô biến trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về trường hợp người nước ngoài nhận trẻ em Việt

Nam làm con nuôi Bên cạnh đó, khái niệm này theo Bộ luật Dân sự 2015,

cũng thỏa mãn các điều kiện của một quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài đó là “có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài”'?, Một quốc gia khác có nét tương đồng với pháp luật Việt Nam trong việc quy định yếu tổ xác định con nuôi nước ngoài (căn cứ vào quốc tịch và nơi cư trú) là quy định trong Luật số 22438 54/2007 ngày 28 tháng 12 về con nuôi quốc tế của Tây Ban Nha Theo Luật này, quy định tại Điều 1 phạm vi áp dung “Con nuôi quốc tế được hiểu là các moi quan hệ huyết thống do pháp luật quy định được thể hiện bởi một yếu tổ nước ngoài về quốc tịch hay về nơi

cu tru thường xuyên cua cha mẹ nuôi hoặc của trẻ em được nhận làm con

Có thé thấy yếu tô xác định nuôi con nuôi quốc tế theo quy định của Việt Nam và Tây Ban Nha có phạm vi khá rộng hơn so với một số các quốc gia khác Một số quốc gia chỉ dựa trên yếu tố nơi cư trú như Luật con nuôi của Guatemala tại Điều 2 Khoản b: “Con nuôi quốc té được hiểu là việc nhận con nuôi theo đó đứa trẻ thường trú hợp pháp ở Guatemala được đưa đến mét

'° Điểm a Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015

1 Bộ Tư Pháp — Cục Con nuôi (2009), Pháp luật về nuôi con nuôi cua Việt Nam và một số nước trên thé

giới, Nxb Thời Đại, Hà Nội, tr 432.

Trang 17

z z ` A+++»12 ^ RK A : z 2 ^ is L4nước khác làm con nuôi `“ Hay một sô quôc gia khác chỉ dựa trên yêu tô

quốc tịch như Bộ luật Gia đình của Liên Bang Nga tại Điều 165, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch nhận trẻ em là công dân Liên Bang Nga làm con nuôi tuân theo pháp luật của nước mà người xin con nuôi là công dân Nhìn chung, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thường dựa trên yếu tô quốc tịch hoặc nơi cư trú tại thời điểm xác lập quan hệ nuôi con nuôi đề xác định.

Một điều khác biệt rõ ràng nữa là pháp luật Việt Nam đưa ra một cách chính xác khái niệm con nuôi có yêu tố nước ngoài Còn hau hết các quốc gia trong cùng khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan đều không đề cập đến khái niệm cụ thé, chỉ đề cập đến trong các điều khoản rải rác về hoạt động nhận con nuôi nước ngoài ở quốc gia sở tại hoặc nhận con nuôi nước ngoài ở nước ngoài, như điều Điều 16 và Điều 17 của Đạo luật đặc biệt về xúc tiến thủ tục nuôi con nuôi của Hàn Quốc.

1.1.3 Trẻ em

Về khái niệm trẻ em, Công ước về quyền trẻ em “trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp

ae Ce ae Re apy a 13dung với trẻ em có qui định tuoi thành niên sớm hon”

Theo quy định của Luật trẻ em, “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”

Tuy nhiên một số quốc gia có quy định khác về độ tuôi của trẻ em Việc qui định độ tuổi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển về thể chất, tâm sinh ly của trẻ em ở mỗi quốc gia Do đó có những quốc gia quy định độ tuổi thành niên sớm hơn hoặc trễ hơn 18 tuổi như được xác định trong Công ước về quyền trẻ em.

Tuy độ tuổi được coi là trẻ em ở mỗi quốc gia khác nhau nhưng nhìn chung trẻ em ở tất cả các quốc gia đều có các đặc điểm sau:

- Thẻ chat va tri tuệ chưa trưởng thành.

l2 Bộ Tư Pháp — Cục Con nuôi (2009), Pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam và một số nước trên thégiới, Nxb Thời Đại, Hà Nội, tr 346.

'3 Khoản 1 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em'* Điều 1 Luật trẻ em 2016

Trang 18

- Cần có sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội cả về mặt pháp lý.

Ngoài ra trong các qui phạm pháp luật Việt Nam còn xuất hiện các khái niệm “người thành niên”, “người chưa thành niên” Như vậy van dé đặt ra là phân biệt giữa các khái niệm trên và khái niệm “trẻ em”.

Theo pháp luật Việt Nam:

- Người thành niên: là người trên 18 tudi : Người chưa thành niên: là người dưới 18 tuổi

Như vậy khái niệm người chưa thành niên rộng hơn khái niệm về trẻ em, người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và những người từ 16 tuổi đến 18 tuổi.

1.1.4 Quyén trẻ em

Theo cách hiểu đơn giản nhất, “quyền” là những đòi hỏi cơ bản và chính đáng của một con người phải được hưởng hoặc có thể được làm “Quyền” được công nhận về mặt pháp lý, nó quy định trách nhiệm, nghĩa vụ buộc người khác phải tôn trọng, bảo vệ và đáp ứng Như vậy, tôn trọng một quyền nào đó nghĩa là phải có nghĩa vụ không làm bat cứ việc gì dẫn đến xâm phạm, lay bớt đi, hoặc tước đi quyền của người khác.

Các quy định về quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam được quy định từ Điều 12 đến điều 36 của Luật trẻ em 2016 Tuy nhiên, có thé chia thành các nhóm quyền cơ bản như sau:

+ Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất đề tồn tại và phát triển thể chất Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc

sức khoẻ Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.

+ Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thé phát triển đầy đủ nhất về cả tỉnh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo Trẻ em cần có sự yêu thương va cảm thông của cha mẹ dé có thé phát triển hài hoà.

Trang 19

+ Quyền được bảo vệ: bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma tuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán Trẻ em còn được

bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư.

Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tan, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bi giam g1ữ.

+ Quyền được tham gia: tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.

Trẻ em là chủ thé đặc biệt của quan hệ pháp luật Hơn thế nữa, theo quy định tại Điều 10 Luật Trẻ em 2016, trẻ được nhận làm con nuôi thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Pháp luật nghiêm cam việc kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch,

tín ngưỡng và tôn giáo của trẻ em Do đó, trẻ dù được cho làm con nuôi, trẻ

mồ côi cũng sẽ bình đăng và được hưởng các nhóm quyền như trên, tương đương với các trẻ bình thường khác Bên cạnh đó, bảo vệ quyền trẻ em là mục tiêu hướng tới của rất nhiều đạo luật liên quan, trong đó có các quy định về nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài.

1.2 Cách thức xác lập quan hệ nuôi con nuôi

Với ý nghĩa xuất phát từ lòng thương người, muốn cưu mang giúp đỡ

những người có hoàn cảnh khó khăn, việc nhận nuôi con nuôi, nhận cha mẹ

nuôi xuất hiện khá nhiều trong thực té cuộc song Quan hệ nuôi con nuôi có thê thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa chọn của cá nhân Tuy nhiên có thể chia thành hai cách thức xác lập quan hệ nuôi con nuôi là: nuôi con nuôi về mặt xã hội và nuôi con nuôi xác lập về mặt pháp ly Hai dạng này chủ yếu khác nhau ở việc có làm thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi tại các cơ quan có thầm quyền hay không.

Nuôi con nuôi về mặt xã hội có thể chia thành một số dạng như:

- Nudi con nuôi theo phong tục tập quan

- _ Nuôi con nuôi dé khuếch trương quyền thé của gia đình

Trang 20

- Nuôi con nuôi dé lay phúc

- Nuôi con nuôi trên danh nghĩa

- - Nuôi con nuôi thực tế

Nuôi con nuôi xác lập về pháp lý là việc nhận nuôi con nuôi có sự kiện đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền va được pháp luật công nhận Đối với những trường hợp có đăng ký, giữa người nhận nuôi và con nuôi phát sinh quan hệ cha mẹ và con trước pháp luật Quyền và nghĩa vụ của cha me và con gitra người nhận nuôi và con nuôi được nhà nước công

nhận và bảo vệ.

Với việc nằm trong sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, luận văn chỉ xin đề cập tới các nội dung liên quan xoay quanh nuôi con nuôi xác lập về pháp ly.

1.3 Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.3.1 Hệ thong quy phạm pháp luật quốc té

Ngay trong lời mở đầu trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR) và hai Công ước vé các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 (ICESRC) đã thừa nhận trẻ em là chủ thé bình dang với người lớn trong việc hưởng tat cả các quyền va tự do cơ bản được ghi nhận trong luật quốc tế về quyền con người: “việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyên bình đăng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phan tử trong đại gia đình nhân loại là nên tảng của tự do, công lý và hoà bình thé giới ”'” Tuy nhiên, do trẻ em là chủ thê đặc biệt cần được bảo vệ, chăm sóc, giáo dưỡng đặc biệt mà Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một văn kiện riêng về quyền trẻ em vào năm 1959 (Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em) Tuyên bố này là tiền đề để Liên Hợp Quốc xây dựng và thông qua Công ước về quyền trẻ em

(CRC) vào ngày 20/11/1989.

Công ước về Quyên trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn điện

và luật hóa các quyên trẻ em theo tinh thân tiên bộ, nhân đạo Hiện đã có'S Lời mở đầu Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948

Trang 21

nhiều nước ký kết Công ước về Quyên trẻ em, do đó các quy định của Công ước đã trở thành chuẩn mực pháp ly chung, là cơ sở để xây dựng mới hoặc điều chỉnh các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi ở tất cả các nước thành viên Việt Nam đã ký Công ước vào ngày 26/01/1990 và phê chuẩn ngày 20/02/1990 (theo Nghị quyết số 241/NQ-HDNN của Hội đồng Nhà nước ngày 20/02/1990).

Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (sau nước Ga Na).

Hiện nay đã có 191/193 quốc gia đã phê chuẩn (còn 2 quốc gia là Mỹ và Suzan chưa phê chuẩn).

Với mục tiêu bảo vệ quyền trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận làm con nuôi nói riêng, bên cạnh Công ước về quyên trẻ em, không thé không kê đến một Công ước vô cùng quan trọng trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này, mà Việt Nam đã trở thành thành viên đó là Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (sau đây gọi tắt là Công ước Lahaye).

Xuất phát điểm là năm 1965, Ủy ban Công ước Lahaye tiễn hành thảo luận với một số quốc gia và thông qua Công ước năm 1965 quy định về thâm quyên, luật áp dụng và việc công nhận các văn bản pháp luật liên quan đến con nuôi Việc thông qua Công ước 1965 góp phần quan trọng giải quyết vấn dé nuôi con nuôi giữa các nước, thống nhất nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi Đây cũng là công ước đầu tiên của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước Nhờ có công ước nay, hàng triệu trẻ em đã tìm được tổ 4m mới, để được chăm sóc, yêu thương đầy đủ và toàn diện trong môi trường gia đình Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, Công ước đã bộc lộ nhiều bất cập khi có hiện tượng trẻ

em ở nước nghèo bị mang ra nước ngoài bán dưới hình thức cho làm connuôi, bi coi là món hàng buôn bán từ tay cá nhân này sang cá nhân khác, từ

quốc gia này sang quốc gia khác, để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, nhằm trục lợi cá nhân Lúc nay, từ vị thế là hoạt động nhân đạo dé giúp đỡ,

Trang 22

chăm sóc bảo vệ trẻ em thì việc cho nhận nuôi con nuôi đã bị biến tướng thành hoạt đông vụ lợi Trước tình hình như vậy, tại kỳ họp lần thứ XXI Hội nghị Lahay (từ 10 — 29/5/1993), các đại biểu của 66 nước tham gia, trong đó có Việt Nam (Việt Nam tham gia với tư cách khách mời) đã nhất trí thông qua và ký văn kiện cuối cùng về nội dung Công ước Lahaye về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

Theo đánh giá của UNICEE, “Công ước Lahaye là một tài liệu pháp lý

quan trọng cho trẻ em, gia đình sinh ra các em và những người nhận con nuôi nước ngoài Công ước quy định các nghĩa vụ của các cơ quan có thầm quyền của nước cho con nuôi và các nước nhận con nuôi Công ước này nhằm đảm

bảo tính đạo đức mà minh bạch của quá trình cho và nhận con nuôi Công ước

chủ yéu hướng đến lợi ích tốt đẹp nhất của trẻ như đã được quy định trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em Công ước đảm bảo rằng việc cho và nhận con nuôi nằm trong thắm quyền của những cơ quan có năng lực va dựa trên sự hiểu biết thấu đáo và đồng thuận của các bên liên quan Công ước cũng nhằm đảm bảo việc cho và nhận con nuôi giữa các quốc gia được bảo vệ và tuân theo những tiêu chuẩn được áp dụng cho việc cho và nhận con nuôi ở trong nước; và việc cho và nhận con nuôi không phải nhằm mục đích lợi nhuận Điều này trước tiên là để bảo vệ trẻ em và cũng có tác dụng bảo vệ quyền của cha mẹ đẻ và đảm bảo cho các cha mẹ nuôi răng trẻ mình nhận nuôi không phải là kết qua của một quá trình phạm pháp” '

Ngoài lời nói đầu, Công ước Lahaye gồm 07 chương, 48 điều, đề cập 07 vấn đề chính là: (1) Phạm vi áp dụng; (2) Các yêu cầu đối với việc nuôi con nuôi quốc tế; (3) Cơ quan trung ương của mỗi quốc gia phụ trách về nuôi con nuôi quốc tế; (4) Thủ tục cho, nhận con nuôi quốc tế; (5) Công nhận và hậu quả của việc nuôi con nuôi; (6) Quy định chung: (7) Những điều khoản cuối cùng Công ước Lahaye đã tạo dựng nên một khuôn khô pháp lý quốc tế cơ bản và thiết lập cơ chế hợp tác giữa các nước để bảo vệ trẻ em làm con nuôi,

nhăm đảm bảo việc nuôi con nuôi quôc tê được thực hiện vì lợi ích tôt nhât

'6 “UNICEF đánhgiá cao việc Việt Nam phê chuẩn Công ước La-hay về con nuôi”, UNICEF Việt Nam,

http://www.unicef.org/vietnam/vi/media_19457.htm, truy cập ngày 18/06/2016

Trang 23

cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật quốc tế công nhận, đồng thời ngăn ngừa việc bắt cóc và buôn bán trẻ em.

Ngoài điều ước quốc tế đa phương, nước ta đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác song phương về nuôi con nuôi với các nước và vùng lãnh thé Trước năm 2000, Việt Nam đã ký các hiệp định tương trợ tư pháp nói chung và nuôi con nuôi là một phần của Hiệp định, ví dụ như Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đền dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Hungary ký ngày 18/01/1985 hay Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 06/07/1998 Tuy nhiên đến năm 2000, hiệp định đầu tiên chỉ tập trung điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi quốc tế là Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Pháp ký ngày 01/02/2000 Đến nay, Việt Nam đã ký khoảng 13 hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với một số các quốc gia khác, một số đã hết hiệu lực.

Các van dé cơ bản mà hiệp định quy định bao gồm: (1) Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi, (2) Phạm vi áp dung, (3) Điều kiện nuôi con nuôi, (4) Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, (5) Cơ quan và trình tự thủ tục giải quyết

VIỆC nuôi con nuôi.

Các hiệp định này là cơ sở quan trọng cho việc giải quyết vấn đề nuôi con nuôi giữa công dân các nước ký kết.

1.3.2 Hệ thống quy phạm pháp luật quốc gia

Van bản pháp luật chính điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay là Luật Nuôi con nuôi 2010 Luật này ra đời đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của khung pháp luật Việt Nam đối với hoạt động nuôi con nuôi nói chung và đảm bảo quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi nói riêng Bên cạnh đó luật này cũng tạo sự thống nhất giữa pháp luật về nuôi con nuôi trong nước và pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế, gop phan nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, là bước cải cách lớn về lập pháp, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong cơ

Trang 24

chế điều hành và nguồn tài chính liên quan, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thâm quyền liên quan.

Ngoài Luật Nuôi con nuôi 2010, giai đoạn này còn có Nghị định SỐ 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, Luật quốc tịch 2009 sửa đối năm 2014, Luật cư trú Đặc biệt, liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em, đối với trẻ được nhận làm con nuôi nước ngoài, không thé không ké đến Luật trẻ em 2016 Có thé nói hệ thống các quy phạm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của nước ta đã hình thành nên chế định pháp lý tương đối đầy đủ và chỉ tiết về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

1.4 Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế

Một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật bảo vệ là quyền được sống, được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình Các quyền này hầu như đều được ghi nhận cũng như thể hiện trong các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền trẻ em Nó được dành cho tat cả trẻ em trên thé giới, bất kế dân tộc, tôn giáo, chế độ xã hội, châu lục, sinh sống ở miền núi hay hải đảo Không ai có quyền xâm phạm những quyền này của trẻ em vì đây là quyền tối thiểu dé trẻ em có thé tôn tại và phát triển bình thường Tuy nhiên không phải tất cả trẻ em sinh ra đều có cha mẹ và đều may mắn được như vậy Dù là trong thời kỳ nào, cô đại — trung đại — hiện đại, hay dưới bat kỳ chế độ nào phong kiến — tư bản chủ nghĩa — xã hội chủ nghĩa thì cũng có những đứa trẻ phải sống trong điều kiện khắc nghiệt Có nhiều tình huống dẫn dén hoàn cảnh này như trẻ bị bỏ rơi không được cha mẹ thừa nhận, hoặc bị thất lạc cha mẹ trong chiến tranh, hoặc bị thất lạc cha mẹ vì một lý do nào đó, hoặc bị mồ côi, hay khuyết tật, sống trong các gia đình nghèo không đủ điều kiện nuôi dưỡng cần một mái 4m gia đình thay thế Một trong những biện pháp mang lại cho trẻ một gia đình là cho trẻ làm con nuôi Vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi quốc tế nói riêng là vấn đề mang tính nhân đạo cao Đây cũng được coi là giải pháp bảo vệ trẻ em, không dé trẻ em phải sống lang thang, thiếu điều kiện phát trién.

Đê đảm bảo việc cho trẻ em làm con nuôi là vì lợi ích tôt nhât của trẻ em, tôn

Trang 25

trọng các quyền cơ bản của trẻ em thì khung pháp luật về vấn đề này cần được xây dựng và liên tục hoàn thiện, có vị trí quan trọng trong tong thé khung pháp luật bảo vệ quyền trẻ em.

Thời kỳ đầu, nuôi con nuôi chủ yếu là biện pháp đảm bảo cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có người tiếp tục mang tên họ, có người “nối dõi tông đường”, có người thờ cúng khi mình chết đi, hay có người duy trì truyền thống của gia đình Cho đến khi Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của trẻ em 1989 ra đời đã đánh dau một cuộc cách mạng tư tưởng về quyền trẻ em Việc Công ước khang định trẻ em phải được coi là trung tâm bảo vệ đã góp phan làm thay đôi mục đích của việc nuôi con nuôi từ chỗ “dem lai cho gia đình một trẻ em” đã chuyên thành “đem lại gia đình cho trẻ em” Công ước đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền được sống còn, nhóm quyền được bảo vệ, nhóm quyền được phát triển và nhóm quyền được tham gia Công ước này thé hiện sự tôn trong va quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết dé trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí của gia đình Và các quyền này lại càng cần thiết được bảo đảm hơn đối với các trẻ không được sống trong môi trường gia đình chúng sinh ra.

Bản chất của việc cho trẻ được làm con nuôi nước ngoài là giải pháp cuối cùng chỉ khi trẻ không thể được nhận làm con nuôi trong nước Đây vốn dĩ được coi là nhóm xã hội non nớt, dé bị tốn thương nhất Trẻ em sinh ra không được sinh sống trong môi trường gia đình gốc đã là một thiệt thòi rất lớn của bản thân đứa trẻ Nếu không có cơ chế pháp lý để bảo vệ các quyền của trẻ thì trẻ em rất dé bị xâm hại Trẻ em là những người bị hạn chế hoặc hoàn toàn không có khả năng, điều kiện tự vệ hoặc bảo vệ mình Nếu bị xâm phạm các quyền thì nó sẽ dé lại hậu quả rat nặng nề, không những tốn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển bình thường của các em, đặc biệt là các trẻ còn nhỏ Vì vậy trẻ em chính là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ Bảo vệ trẻ em cũng chính là bảo vệ sự phát triển tương lai của mỗi quốc gia Khi được cha mẹ nuôi là người

nước ngoài nhận nuôi, trẻ em dường như tách ra hoàn toàn khỏi văn hóa, ngôn

ngữ mà chúng đã từng trải qua, tiêp thu hoàn toàn văn hóa mới, cách sông

Trang 26

mới, do vậy các cơ quan có thâm quyền cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để những trẻ này được bảo vệ quyền của mình Trong tình hình hiện nay có nhiều trường hợp trẻ em trên danh nghĩa cho làm con nuôi nước ngoài nhưng thực chất là buôn bán trẻ em dưới dạng trá hình, hoặc cha mẹ nuôi người nước ngoài nhận trẻ làm con nuôi nhưng trẻ không được hưởng quyền lợi ích chính đáng của mình, có thể bị bỏ mặc, bị ngược đãi, bị bóc lột sức lao động, bị bạo hành về thể xác và tinh thần Khi gặp phải những trường hợp này chắc chăn trẻ sẽ bị tổn thương sâu sắc trong hiện tại và trong tương lai Sự kết hợp giữa tính chặt chẽ trong quy định của pháp luật quốc gia cho trẻ, sự quan tâm sâu sát của các cơ quan có thấm quyền nước nơi trẻ được sinh ra cùng với sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan thắm quyền của nước nhận, chính là thể hiện được trách nhiệm của các quốc gia trong việc chung tay bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của trẻ em, là nỗ lực mà hầu khắp các quốc gia đang mong muốn đạt đến.

Tớm lại, nuôi con nuôi có yêu tô nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa

công dân Việt Nam với người nước ngoài, gitra người nước ngoài với nhau

thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài Cho đến hiện tại, hệ thống văn bản quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã từng bước được hoàn thiện Nuôi con nuôi là van đề đã xuất hiện từ rất lâu và đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền trẻ em, xuất phát từ ý nghĩa nhân đạo là mang đến cho trẻ một gia đình mới thay thế, đảm bảo cuộc sống và sự phát triển lâu dài của trẻ trong bầu không khí

yêu thương của gia đình.

Trang 27

CHUONG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VIET NAM VE NUÔI CON NUOI CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀI VA MOI LIEN HE VỚI VIỆC BẢO VE QUYEN TRE EM

2.1 Lịch sử hình thành va phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

2.1.1 Giai doan trước năm 2000

Từ 1959 đến 1986, trong hệ thống quy phạm pháp luật trong nước đã xuất hiện một vài văn bản điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài dưới dạng nghị định như Nghị định số 04 (06/01/1961) kèm theo Điều lệ về đăng ký hộ tịch Thời điểm này đã có 1 số ít những trường hợp người nước ngoài nhận nuôi trẻ em Việt Nam được giải quyết dù còn khó khăn trong

quá trình thực hiện Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định tương

trợ tư pháp với Cộng hòa dân chủ Đức (1980), Liên Xô (1981), Tiệp Khắc (1982), Cu Ba (1984), Hungary (1985), Bungari (1986) Sau đó Việt Nam dan mở rộng quan hệ với nhiều nước khác nên quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố

nước ngoài trở nên phức tạp hơn.

Từ 1986 đến 2000, vấn đề nuôi con nuôi được quy định rải rác trong hàng loạt văn bản pháp luật khác nhau Có thé liệt kê một số văn bản quan trọng về vấn đề này như: Hiến pháp 1992, Luật Hôn nhân Gia đình 1986,

Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em 1990 và Nghị định 374-HDBT ngày

14/11/1991 quy định chi tiết Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em, Pháp

lệnh hôn nhân gia đình giữa người Việt Nam và người nước ngoài 1993, Nghị

định 184/CP năm 1994 quy định chi tiết thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài (Nghị định 184/CP) và các thông tư hướng dẫn Nghị định như Thông tư 503/TT-LB ngày

25/05/1995 và Thông tư 337/TT-PLQT ngày 23/08/1995, Bộ luật Dân sự1995, Luật Hôn nhân Gia đình 2000.

Năm 1986 là một dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực nuôi con nuôi Mặc dù chưa có định nghĩa cụ thé về nuôi con nuôi cũng như chưa có quy định riêng về nuôi con nuôi có yếu tô nước ngoài, nhưng, lần đầu tiên, van đề nuôi

con nuôi được quy định riêng trong Chương VI của Luật Hôn nhân va gia

Trang 28

đình 1986, từ Điều 34 đến Điều 39 Day cũng chính là một dấu mốc quan trong dé phân chia giai đoạn phát triển của các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Nghị định số 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài có thé coi là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định cụ thé về trình tự thủ tục giải quyết nuôi con nuôi quốc tế tại Việt Nam Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, nghị định này đã bộc lộ nhiều hạn chế như hình thức xin con nuôi quốc tế theo Nghị định chủ yếu là dưới dạng đích danh, thâm quyền giải quyết thuộc về Ủy ban nhân dân tinh/thanh, Sở tư pháp là co quan đầu mối trực tiếp tiếp nhận, nghiên cứu, giải quyết hồ sơ Thâm quyền giải quyết mang tính khép kín và không thống nhất ở các địa phương, gây khó khăn cho việc quản lý và tạo điều kiện cho việc bùng phát hoạt động phi pháp của các tô chức cá nhân làm môi giới con nuôi Hành vi môi giới trục lợi đã làm triệt tiêu mục đích nhân đạo thật sự của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, vi phạm nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ Do thiếu các quy định về hợp pháp hóa giấy tờ nên không ít người nhận nuôi đù có đủ điều kiện nhưng không thể nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi Đây là một trong những yếu tố đã làm mất đi cơ hội được mang đến một gia đình mới, một cuộc sống mới được yêu thương trọn vẹn cho trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt Điều này cũng dẫn đến tình trạng chạy giấy tờ, lách luật gây ảnh hưởng đến tôn nghiêm của pháp luật Chính từ những bat cập nay mà nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành về sau đã có những sửa đổi tích cực, tăng cường tinh thong nhất và chặt chẽ trong quản lý, đảm bao vì lợi ích tốt nhất cho trẻ.

2.1.2 Giai đoạn từ 2000 — 2010

Trong giai đoạn này, thay đổi đáng kế nhất không thé không dé cập đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chương XI Luật này có phạm vi điều chỉnh rộng hơn hắn so với các Luật Hôn nhân và gia đình đã xuất hiện trước đó Đây cũng là lần đầu tiên quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được luật hóa.

Trang 29

Bên cạnh Luật, Nhà nước ta cũng ban hành một SỐ nghị định như: Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật Hôn nhân Gia đình về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tổ nước ngoài Nghị định này là bước cải cách đáng ghi nhận trong công tác quản lý và giải quyết nuôi con nuôi quốc tế vì đã thay đổi nguyên tắc trình tự thủ tục giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, thống nhất đầu mối quan lý và giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài — điều mà các quy phạm pháp luật trước đó chưa làm được Nghị định cũng đồng thời thiết lập trật tự trong hoạt động của các tổ chức con nuôi quốc tế tại Việt Nam, nâng tầm quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia vùng lãnh thổ

khác như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Ailen

Ngoài ra còn có Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tổ nước ngoài Nghị định

này mở rộng đối tượng được xIn trẻ và đối tượng trẻ được cho làm con nuôi.

Điều này đã góp phần mang đến thêm cơ hội cho nhiều hơn những trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt đang rất cần một mái ấm gia đình được che

chở và yêu thương.

2.1.3 Giai đoạn từ 2010 đến nay

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng luôn là một vấn dé cấp bách Do vậy trước tình huống vấn đề nuôi con nuôi là một trong những vấn đề lớn nhưng lại nằm trong Luật Hôn nhân gia đình là chưa hợp lý, yêu cầu đặt ra một đạo luật riêng về nuôi con nuôi nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, ồn định, giá trị áp dụng lâu dai Luật Nuôi con nuôi 2010 đã ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, gắn kết hoạt động nuôi con nuôi trong nước với nuôi con nuôi quốc tế, nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế nhằm xây dựng pháp luật Việt Nam theo hướng ngày càng hiện đại hơn, sát với tình hình thực tế của đất nước, phù hợp với thông lệ quốc tế Luật Nuôi con nuôi 2010 đánh dấu một bước phát triển mới trong

Trang 30

công tác quản lý và giải quyết nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế Luật này được xây dựng trên quan điểm xuyên suốt là bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm giải quyết nuôi con nuôi trên tinh thần nhân đạo, tat cả vì quyền và lợi ích của trẻ em.

Ngoài ra thời kỳ này Nhà nước còn ban hành một số nghị định và thông tư liên quan như Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi hay gần đây nhất là Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết Có thê nói đây là thông tư có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền trẻ em cho trẻ được nhận làm con nuôi Thông qua những thông tin được cung cấp thường xuyên bởi cha

mẹ nuôi, trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài sẽ được bảo vệ,

tránh bị bạo hành hoặc bóc lột hoặc bị xâm phạm các quyền Có thé thấy yếu tố được đặt lên vị trí hàng đầu là bảo vệ một cách tối đa quyền trẻ em Đây là điểm thay đổi đột phá và rõ nét hơn so với các giai đoạn trước đây Bên cạnh

đó Việt Nam đã tham gia Công ước Lahaye năm 1993 vào ngày 07/12/2010.

Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nước ta từng bước hội nhập với khuôn khổ hợp tác đa phương về tư pháp quốc tế, tạo khuôn khổ pháp luật đồng bộ, điều chỉnh các van đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài vì lợi ích cao nhất của trẻ em Tham gia Công ước Lahaye, Việt Nam không chỉ có cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, khẳng định quan điểm nhất quán và sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc tăng cường bảo vệ trẻ em được cho làm con nuôi mà còn có thể tranh thủ kinh nghiệm quốc tế, sự hỗ trợ về kỹ thuật và nhân đạo dé tiép tuc hoan thién cơ chế quản ly cũng như nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Các văn bản trên đã cho thấy hệ thống các quy định bảo vệ quyền trẻ em

trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam ngày càng đượcc hoàn

thiện phù hợp hơn với yêu cầu của pháp luật quốc tế.

Trang 31

2.2 Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Quyền trẻ em theo quy định tại Luật trẻ em 2016 được liệt kê gồm 27 quyên, và có thể chia thành bốn trụ cột lớn là: quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền được tham gia Đây là những quyền căn ban và thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ Những quyền này xuất hiện trong hầu khắp các quy phạm pháp luật liên quan tới trẻ em mà chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một trong số đó Mục đích cơ bản của việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài là yếu tổ nhân đạo nhân văn sâu sắc, mang đến cho trẻ một gia đình với đầy đủ tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ nuôi, để trẻ có điều kiện phát triển toàn diện về tâm hồn và thé chất Dé mang cơ hội đến gần hơn cho người muốn

nhận nuôi và con nuôi, pháp luật cũng đã tạo ra những hành lang pháp lýthông thoáng, trình tự thủ tục rõ ràng, công khai minh bạch quy trình xét

duyệt, nhưng điều quan trọng nhất là phải đảm bảo được quyền trẻ em, vì lợi ích tốt nhất của trẻ Điều này được thê hiện khá rõ nét trong hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu t6 nước ngoài.

2.2.1 Quyên được sống còn

Quyền được sống còn được hiểu đơn giản là quyền được sống cuộc sông bình thường và được đáp ứng những nhu cau cơ bản nhất dé tồn tại và phát triển thé chất Đối với trẻ em, đó là mức sông day đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được khai sinh sau khi ra đời.

Quyền được sống còn là quyền cơ bản, tối thiểu nhất của một cá nhân, đã được dé cập đến trong Hiến pháp của các nước Trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, điều này cũng đã được đề cập cụ thé: “Ai cững có

< 9917

quyên được song, tự do, và an toàn thân thể ”"” Hay “Các quốc gia thành

` ^ ờ ‘ ? A z A A r 7X x IS x 6 zviên thừa nhận răng mọi trẻ em déu có quyên von có là được sông ”” và “Cácquốc gia thành viên phải dam bao đên mức tôi da có thê được sự sông con và

a ae ; 3319

phái triên của trẻ em

'7 Điều 3 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948

'8 Khoản 1 Điêu 6 Công ước của Liên hợp quôc vê quyên trẻ em 1989'? Khoản 2 Điều 6 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989

Trang 32

Quyên sống còn của trẻ được hiện thực hóa rõ nét, cụ thê là ngay trong nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi — một vấn đề lớn mang ý nghĩa kim chỉ nam để giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

2.2.1.1 Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 4 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:

"1 Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, can tôn trọng quyển của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.

2 Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của người

được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình dang, không phán biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

3 Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thé ở trong nước ""

Có thé nói, bảo vệ quyền trẻ em là đặc điểm mang dấu ấn mang đậm nét trong nguyên tắc này, thể hiện ở một số các điểm như sau:

Thứ: nhất, luôn ưu tiên trẻ trước tiên được sống trong môi trường gia đình gốc Quy định về việc tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc được cộng đồng quốc tế thừa nhận từ rất lâu Ví dụ như Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã quy định “tin trong rang, gia

đình với tu cách là nhóm xã hội cơ bản và là môi trường tự nhiên cho sự phát

triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em””', hay như Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc pháp lý và xã hội liên quan đến phúc lợi và bảo vệ trẻ em quy định “wu tién hàng dau doi với trẻ em là phải được cha mẹ đẻ chăm sóc ”” Nguyên tắc này cũng là một trong những nguyên tắc căn bản của Công ước Lahaye 1993.

Nhằm đảm bảo thực hiện được nguyên tắc tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc, Luật Nuôi con nuôi 2010 và Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi đã đưa ra những biện pháp dé trẻ em có thé được hưởng tối đa quyền này:

?° Điều 4 Luật Nuôi con nuôi 2010

ar Công ước Liên hợp quôc VỆ quyêntrẻem „

? Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc pháp lý và xã hội liên quan đến phúc lợi và bảo vệ trẻ em

Trang 33

Vi dụ 1: Quy định về việc lay ý kiến của cha mẹ đẻ người giám hộ hoặc trẻ em từ 9 tuôi trở lên về việc nuôi con nuôi như sau;

Khoản 1 Điều 29 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:

“Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc me đẻ đã chết, mat tích, mắt năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự dong y cua người con lại; nếu cả cha mẹ đẻ déu đã chết, mat tích, mắt năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự dong ý của trẻ em do”

+ Trước khi lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi quốc tế, cán bộ của Sở tư pháp phải trao đổi động viên để trẻ được tiếp tục sống trong môi trường gia đình gốc Trên thực tế có nhiều trường hợp chưa cân nhắc kỹ càng đã quyết định cho con làm con nuôi nhưng sau đó hối hận hoặc do nhận thức răng cho con cái đi làm con nuôi nước ngoài để chúng có cơ hội được phát triển, có cơ hội có cuộc song tot dep hon, tuong lai rong mo Thậm chí có gia đình cho con lam con nuôi với hy vọng sau nay chúng sé quay lại giúp đỡ gia đình về kinh tế Những suy nghĩ này đều là sai lầm vì sẽ làm ảnh hưởng đến tình cảm và sự phát triển lâu dài trong tương lai của trẻ em Do vậy, trước khi đưa ra quyết định, cha mẹ hoặc người giám hộ phải suy nghĩ thật kỹ vi lợi ich của trẻ Nếu còn có thé cô gắng nuôi dưỡng trẻ thì nên dé trẻ lai với môi trường gia đình mà chúng sinh ra.

+ Trong khi lay ý kiến cha mẹ đẻ, hoặc người giám hộ, hoặc trẻ em từ 9 tuổi trở lên về việc nuôi con nuôi thì cán bộ lẫy ý kiến cần tư vấn đầy đủ cho họ về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi đăng ký nuôi con nuôi Theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì cha mẹ đẻ sẽ không còn quyền và nghĩa vụ đối với con Đây là quy định rất đúng đắn vì sẽ góp phần giúp cha mẹ đẻ thấy được bản chất của việc nuôi con nuôi, tránh những kỳ vọng về quyền của mình đối với con sau khi đã

cho đi làm con nuôi.

3 Khoản | Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010

Trang 34

+ Với những trường hợp cha mẹ cho con đi làm con nuôi nước ngoài

nhưng sau đó hối hận, thì nhằm mục đích bảo vệ quyền trẻ em, pháp luật vẫn quy định cho phép được thay đôi ý kiến trong thời gian luật định Theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định: “Truong hợp những người liên quan do chưa nhận thức đây đủ, chưa hiểu rõ những van đề duoc tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tô tâm lý, sức khỏe đã dong ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi y kiến, thì trong thời han 30 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông bdo bằng văn bản cho Sở Tư pháp noi dang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nudi’”* Như vậy, Nhà nước đã đặt ra một khoảng thời gian được coi là thích hợp để tạo điều kiện tối đa cho cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc trẻ em trên 9 tuổi được suy nghĩ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định tương lai của trẻ, dé trẻ có cơ hội được sống trong môi trường gia đình góc, vì lợi ích của trẻ em.

Đây là một quy định mới của pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo tối đa cơ hội cho trẻ em được sống trong gia đình gốc Vào giai đoạn trước khi pháp luật có quy định về thời gian rút ý kiến, có trường hợp đã hoàn tat thủ tục cho nhận con nuôi mẹ đẻ mới rút lại ý kiến Khi đó, để đảm bảo nguyên tắc, phù hợp với thông lệ quốc tế, các cơ quan có thầm quyền vẫn giải quyết dé trả lại trẻ em cho mẹ đẻ Nhưng việc này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của cha mẹ nuôi, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan có thâm quyền của Việt Nam với cơ quan có thâm quyền của các nước hữu quan Do vậy, việc quy định cụ thê về thời hạn rút lại ý kiến như quy định hiện nay của pháp luật là cần thiết.

Cũng có những trường hợp trẻ em đang trong quá trình xem xét giớithiệu làm con nuôi nước ngoài mà chưa giới thiệu cho người nhận nuôi nào,

nếu có người ở trong nước muốn nhận trẻ em làm con nuôi, thì vẫn sẽ ưu tiên giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong nước Từ đó có thé thay,

** Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điêu của

Luật Nuôi con nuôi

Trang 35

bằng mọi biện pháp, Nhà nước vẫn luôn tạo cơ hội tối đa cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn được làm con nuôi trong nước.

Thứ hai, tư tưởng xuyên suốt trong nguyên tắc này là phải đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận nuôi Mặc dù lợi ích của trẻ luôn là mục đích ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên trong bất kỳ một mối quan hệ nào, các bên đều mong muốn đạt được mục đích của mình Quan hệ nuôi dưỡng cũng vậy, nó chỉ có thể phát triển lâu bền và tốt đẹp khi các bên chủ thé được đảm bảo quyền và lợi ích trên cơ sở bình đăng tự nguyện Trẻ em được sự yêu thương chăm sóc giáo dục của cha mẹ nuôi và ngược lại, cha mẹ nuôi cũng mong muốn nhận được sự kính trọng yêu thương gắn bó từ con nuôi.

Việc nuôi con nuôi không thể xuất phát từ sự ép buộc của bất kỳ bên nào mà phải dựa trên sự tự nguyện Tự nguyện ở đây là sự chấp nhận vô điều kiện, không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào đến quyết định làm con nuôi hoặc nhận con nuôi Nếu thiếu đi yếu tố này, một trong hai bên bị ép buộc thì ý nghĩa nhân đạo của việc nuôi con nuôi là không còn ton tại.

Thứ ba, nhà nước vẫn luôn ưu tiên việc trẻ được nhận nuôi ở trong nước

hơn là làm con nuôi ở nước ngoài Điều này xuất phát từ lợi ích tốt nhất của trẻ em, nếu việc nuôi dưỡng trong phạm vi gia đình không thể thực hiện được thì mới tính đến các biện pháp chăm sóc thay thế ở trong nước, trong đó có

việc nuôi con nuôi Chỉ sau khi đã xem xét thỏa đáng các giải pháp trong

nước mà vẫn không tìm được mái ấm gia đình cho trẻ thì mới tính đến việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài Thực hiện nghiêm chỉnh điều này tức là chúng ta đã tránh được hiện tượng hướng ngoại, chỉ muốn cho trẻ em

làm con nuôi nước ngoài mà không coi trọng việc làm con nuôi trong nước.

Đây là yếu tố nhân văn xuyên suốt các quy định về nuôi con nuôi có yếu tố

nước ngoài.

Xét cho cùng, ở môi trường trong nước trẻ đã quen với môi trường sống, ngôn ngữ và sẽ là khó khăn hơn khi phải thay đổi Quy định như vậy là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tâm lý trẻ và cũng hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 21 Khoản 2 Công ước Quyền trẻ em.

Trang 36

Nguyên tắc này mang ý nghĩa bảo vệ quyền sống còn của trẻ Vi quyền được sống chung với cha mẹ, được cha mẹ bảo vệ, chăm sóc giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ là quyền đương nhiên trẻ được hưởng Sự phát triển của trẻ trong môi trường gia đình gốc cũng là điều đương nhiên và đáp ứng cho trẻ một cuộc sông bình thường Đây là môi trường gần gũi gắn bó với trẻ nhất Nếu còn có thé hỗ trợ để trẻ tiếp tục được sống trong gia đình gốc thì pháp luật sẽ vẫn ưu tiên giải quyết dé đảm bảo quyền lợi của trẻ Trong trường hợp bắt buộc phải tìm kiếm gia đình thay thế, pháp luật cũng sẽ ưu tiên dé trẻ ít phải thay đổi môi trường sống nhất bằng cách đưa ra thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế trong trường hợp giải quyết trẻ làm con nuôi.

2.2.1.2 Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thé

Nhằm hiện thực hóa nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi như đã đề cập phần trên, cũng như quy định rõ ràng về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thé tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền có căn cứ giải quyết, Luật

Nuôi con nuôi 2010 đã quy định như sau

"1 Thứ tự ưu tiên lựa chon gia đình thay thế được thực hiện quy định

sau đây:

a) Cha duong, me kế, cô, cậu, di, chu, bác ruột của người được nhận

làm con nuoi;

b) Công dán Việt Nam thường tru ở trong nước;c) Người nước ngoài thường tru ở Việt Nam;d) Công dan Việt Nam định cư ở nước ngoài,đ) Người nước ngoài thường tru ở nước ngoài.

2 Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo đục con nuôi tốt nhất "2

Theo đó những người gần gũi nhất như cha dượng, mẹ kế được ưu tiên hàng đầu Theo lẽ thông thường, môi trường gia đình gốc được hiểu là môi

trường sông mà ở trong đó có bô, mẹ, ông, bà, anh, chị, em ruột của trẻ em.?' Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010

Trang 37

Đó vừa là môi trường bao bọc, gìn giữ, bảo vệ cá nhân, đồng thời cũng là nơi sản sinh ra tình yêu thương gắn bó gần gũi, gan bó máu thịt giữ những người trong gia đình với nhau ké từ khi sinh ra cho đến khi chết” Đặc biệt là trẻ em — là đối tượng còn non not về cả thé chất cũng như về trí tuệ càng dé bị ảnh hưởng đến sự phát triển nếu thiếu thon sự quan tâm chăm sóc từ khi còn nhỏ.

Do vậy, hơn bất ky ai, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc bởi cha mẹ, gia đình Với trẻ em không còn cha mẹ, vì lợi ích của trẻ, việc chăm sóc và giáo

dục trẻ sẽ ưu tiên cho họ hàng thân thích, vì xét trong các môi trường thay thé, gia đình họ hàng sẽ là quen thuộc và an toàn nhất Do đã xếp ở hàng ưu tiên đầu nên thủ tục giải quyết nuôi con nuôi cũng trở nên đơn giản và ngắn gọn hơn so với các đối tượng khác Đây cũng là cơ hội thể hiện cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của họ hàng thân thích đối với trẻ em, vẫn là “một giot

mau đào hon ao nước 1a”, là “mau mu ruột già ”.

Với đối tượng không phải người thân ruột thịt, pháp luật cũng có cách đặt ra thứ tự ưu tiên nhất định dựa trên yếu tô lãnh thé và yeu t6 quốc tịch.

Thứ: nhất, cong dân trong nước Ở môi trường trong nước, trẻ vẫn được sống gần gũi trong cùng một nền văn hóa của nước gốc Cha mẹ nuôi cùng quốc tịch sẽ đễ dàng cho sự hòa nhập của trẻ.

Thứ hai, công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam Xét cho cùng

tiếp tục được sinh sống tại quốc gia gốc là cách thức mà pháp luật Việt Nam đặt ra để hướng trẻ em được hưởng quyền và lợi ích phù hợp hơn Trên lãnh thổ Việt Nam, trẻ sẽ được bảo vệ toàn diện trong trường hợp bị xâm hại.

Thứ ba, là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được được ưu

tiên hơn người nước ngoài thường trú ở nước ngoài do công dân Việt Nam dễ

đồng cảm với trẻ do có nguồn gốc văn hóa gần gũi và dễ thích nghi hơn.

Việc quy định ưu tiên nuôi con nuôi trong nước của Luật Nuôi con nuôi

sẽ tạo cơ sở pháp lý nhăm thực hiện tốt quy trình giải quyết nuôi con nuôi trong nước, đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường gốc, gần gũi với đặc

điêm và nhu câu của trẻ Mặc dù cũng có quan diém cho răng nuôi con nuôi

? Th.S Nguyễn Văn Binh (2011), “Luật nuôi con nuôi sự quan tâm lớn của nhà nước và xã hội đối với trẻ em

có hoàn cảnh đặc biệt”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (so chuyên dé Pháp luật vê nuôi con nuôi), tr 5.

Trang 38

nước ngoài sẽ tạo cho con nuôi một cuộc sống vat chất day đủ hon Tuy nhiên, xét về sự hòa nhập về xã hội, ngôn ngữ, văn hóa thì tại quốc gia gốc trẻ sẽ tiếp nhận dễ dàng hơn.

2.2.2 Quyên được phát triển

Quyền được phát triển bao gồm những điều kiện dé trẻ em có thé phát triển đầy đủ nhất về cả tinh than va dao đức, bao gồm việc hoc tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo Trẻ em còn non nớt về tâm lý, và cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ dé có thé phát triển hài hoa.

Quyền được phát triển của trẻ đù ở môi trường nào cũng đều giống nhau, trẻ cần được phát triển đầy đủ nhất cả về tinh thần và đạo đức Với đối tượng đặc thù là trẻ làm con nuôi nước ngoài, quyền được phát triển thể hiện ở cả giai đoạn trước khi trẻ được cho làm con nuôi nước ngoài va sau khi trẻ được

cho làm con nuôi nước ngoài.

2.2.2.1 Trước khi ra nước ngoài

Theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi 2010: “Trường hợp trẻ em bị bỏ

rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tô chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em; nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; nêu không có người nhận trẻ em

làm con nuôi thì lập hồ so đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dudéng”’’ Như vậy, trong thời gian chưa tìm được gia đình thay thế cho trẻ, trẻ sẽ sống trong cơ sở nuôi dưỡng để được chăm sóc, được học tập, giáo dục Tại đây trẻ sẽ được dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp phát triển toàn diện về thé chat, trí tuệ và nhân cach., đồng thời cũng được tham gia các hoạt động văn hóa, thê thao, và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe Trách nhiệm của cơ sở nuôi dưỡng đối với việc đảm bảo quyền được phát triển của trẻ được đề cập tại Điều 4 Nghị định 68/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tô chức, hoạt động và giải thé cơ sở bao

trợ xã hội.

°7 Điểm a Khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010

Trang 39

Thực tế pháp luật đã có quy định điều chỉnh việc nuôi dưỡng trẻ bị bỏ

rơi trong các cơ sở bảo trợ cũng như có các biện pháp xử lý vi phạm hành

chính đối với các cơ sở bảo trợ trong trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật Trẻ bị bỏ rơi được quyền nuôi dưỡng, chăm sóc và phát triển tại các cơ sở bảo trợ xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam Quyền được phát triển của trẻ là quyền đương nhiên, và bình đẳng không phân biệt trẻ sông trong gia đình hay trẻ trong các cơ sở nuôi dưỡng Quy định như vậy là phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc.

2.2.2.2 Sau khi ra nước ngoài

Khi trẻ ra nước ngoài làm con nuôi trẻ sẽ đặt đặt dưới sự chăm sóc nuôi

dưỡng của cha mẹ nuôi Tuy nhiên, với sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, trẻ sẽ gặp những khó khăn nhất định trong giai đoạn đầu Ngoài ra, để đảm bảo

trẻ được cha mẹ nuôi yêu thương chăm sóc, đảm bảo trẻ được nhận những

điều kiện tốt nhất dé phát triển, pháp luật quy định việc cha mẹ nuôi báo cáo thường xuyên tình hình cùa con nuôi trong giai đoạn này: “Sdu thang một lan trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách

nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp va Cơ quan đại diện cua Việt Nam ở nước

noi con nuôi thường tru về tình trạng sức khỏe, thể chất, tỉnh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đông ””” Quy định này nhằm mục đích duy tri sự kiếm tra đánh giá của các co quan chức năng về

việc chăm sóc con nuôi của cha mẹ nuôi, con nuôi có hòa hợp, có được đáp

ứng các điều kiện phát triển, có bị ngược đãi hay không Pháp luật cũng có những quy định đặt ra để giải quyết các trường hợp cha mẹ nuôi cố ý xâm

phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, của con nuôi, ngược đãi hành hạ con nuôi.

2.2.3 Quyên được bảo vệ

Quyền được bảo vệ có thé bao gồm việc bảo vệ trẻ em khỏi bị phân biệt đối xử, phân biệt giới tính, sự lạm dụng, xâm hại về thé xác và tinh than, bị

đôi xử tàn tệ Pháp luật các nước đêu nghiêm câm việc lạm dụng, bóc lột sức°8 Điều 39 Luật Nuôi con nuôi 2010

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN