1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội. Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên, Trần Văn Độ (Phần 2)

300 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 300
Dung lượng 51,62 MB

Nội dung

Trang 1

Trước khi lấy lời khai, điều tra viên phải yêu cầu người làm chứng xuất trình giấy triệu tập, chứng minh thư nhân dân để xác định xem họ có đúng là người được triệu tập hay không, sau đó giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ Việc này phải được ghi vào biên bản.

Trước khi hỏi nội dung vụ án, điều tra viên phải xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân người làm chứng, sau đó yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì mà họ đã biết về vụ án Khi nghe người làm chứng trình bày, điều tra viên phải phân tích, đánh giá những tình tiết trong lời khai để đặt câu hỏi yêu cầu họ làm rõ thêm Câu hỏi phải ngắn ngọn, dễ hiểu, cụ thể, không được đặt những câu hỏi có tính chất gợi ý Mỗi lần lấy lời khai của người làm chứng, điều tra viên phải lập biên bản ghi lời khai của họ, biên bản được lập như quy định đối với biên bản hỏi cung bị can.

Việc triệu tập lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án cũng được tiến hành như việc triệu tập, lấy lời khai của người

làm chứng.

b Đối chất

Đối chất là hoạt động điều tra được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để xác định sự thật.

Đối tượng được đưa ra đối chất là người tham gia tố tụng có lời khai mâu thuẫn nhau như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng.

Trước khi đối chất, điều tra viên phải nghiên cứu ki hồ sơ vụ án, đặc biệt là các lời khai có mâu thuẫn nhau, nghiên cứu nhân thân của người được đưa ra đối chất để xác định những vấn đề

Trang 2

cần phải đưa ra đối chất Điều tra viên phải vạch kế hoạch đối chất, dự kiến các câu hỏi và tình huống xảy ra, cách giải quyết các tình huống đó.

Nếu đối chất có người bị hại hoặc người làm chứng tham gia thì trước tiên, điều tra viên giải thích cho họ biết việc từ chối, trốn tránh khai báo mà không có lí do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 Bộ luật hình sự năm 1999, Giải thích cho người làm chứng biết nếu cố tình khai báo gian đối sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 Bộ luật hình sự năm 1999, Việc này phải được ghi vào biên ban.

Khi bắt đầu đối chất, điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ Khi đã nghe những lời khai trong đối chất, điều tra viên có thể hỏi thêm từng người Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này được ghi vào biên bản Trong trường hợp cần thiết phải nhắc lại lời khai trước của người tham gia đối chất thì điều tra viên chỉ được công bố lời khai đó khi họ đã khai xong Điều này đảm bảo cho lời khai của người đối chất được khách quan Sau khi đã công bố lời khai trước đây của người tham gia đối chất, điều tra viên có thể yêu cầu họ giải thích thêm.

Kết quả của việc đối chất có thể là người tham gia đối chất thay đổi lời khai trước của mình, khai thêm những tình tiết mới nhưng có thể họ vẫn khai như cũ Điều tra viên phải lập biên bản việc đối chất, biên bản đối chất được lập như quy định đối với biên bản hỏi cung bị can.

c Nhận dạng

Nhận dạng là hoạt động điều tra bằng cách đưa người, vật hoặc ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can xác nhận người, vật hoặc ảnh đó.

Để việc nhận dạng đạt kết quả, điều tra viên phải làm tốt

Trang 3

công việc chuẩn bị nhận dạng Thực hiện công việc này, điều tra viên phải lấy lời khai của người nhận dạng trước khi tiến hành nhận dạng Nội dung của việc lấy lời khai phải làm rõ những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó người nhận dạng có thể nhận dạng được cũng như làm rõ hoàn cảnh, điều kiện mà họ đã biết về những đặc điểm, vết tích ấy.

Để đảm bảo cho kết quả nhận dạng được khách quan, điều tra viên phải chọn đối tượng tương tự cùng đưa ra nhận dạng với đối tượng nhận dạng chính Khi nhận dạng, số người, vật hoặc ảnh đưa ra ít nhất là ba và bề ngoài tương tự giống nhau Riêng việc nhận dang tử thi thì không áp dụng quy định này Trong trường hợp đặc biệt có thể cho xác nhận người qua tiếng nói Trong khi tiến hành nhận dạng phải có mặt người chứng kiến, người chứng kiến phải là người không có liên quan đến vụ án.

Trước khi tiến hành nhận dạng, nếu có người nhận dạng là người làm chứng hoặc người bị hại thì điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc khai báo gian dối Việc giải thích này phải được ghi vào biên bản; đối với những người là đối tượng nhận dạng, điều tra viên yêu cầu họ phải giữ thái độ tự nhiên, nghiêm túc và không được có cử chỉ hoặc lời nói nào tác động đến tâm lí của

người nhận dạng.

Trong quá trình nhận dạng, điều tra viên phải tạo điều kiện cho người nhận dạng có thời gian quan sát, suy nghĩ và không được đặt những câu hỏi có tính chất gợi ý Sau khi người nhận dạng đã xác định một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra thì điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật hay ảnh đó Điều tra viên so sánh với lời khai trước nếu thấy có mâu thuẫn thì yêu cầu họ giải thích.

Trong trường hợp có nhiều người nhận dạng phải bố trí từng người nhận dạng riêng, không được để cho họ tiếp xúc với nhau

Trang 4

trong khi nhận dạng Sau khi nhận dạng, điều tra viên phải lập biên bản nhận dạng như quy định đối với biên bản hỏi cung bị can nhưng cần ghi rõ nhân thân của người nhận dạng và những người được đưa ra để nhận dạng, những đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng, các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng.

3 Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản a Khám xét

Khám xét là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết tội phạm, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

- Căn cứ khám xét

Khám xét là một trong những biện pháp cưỡng chế của tố tụng hình sự có đụng chạm đến quyền tự do về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân nên chỉ được khám xét khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định.

Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án Những căn cứ này có thể xác định bằng những nguồn tin do quần chúng cung cấp, do những người thực hiện tội phạm khai hoặc do cơ quan điều tra phát hiện; phải kiểm tra kĩ những căn cứ trước khi ra lệnh khám xét Nếu chỉ là sự nghi ngờ, chưa đủ chứng cứ để nhận định trong người, chỗ ở, địa điểm của một người có vật chứng hoặc tài liệu liên quan đến vụ

án thì không được khám xét.

Trong trường hợp cần phát hiện người đang bị truy nã ẩn nấp tại chỗ ở, địa điểm của một người thì được khám chỗ ở, địa điểm của người đó.

Việc khám thư tín, bưu kiện, bưu phẩm có thể được tiến

Trang 5

hành khi cần phải thu thập những tài liệu hoặc đồ vật liên quan đến vụ án.

- Thẩm quyền ra lệnh khám xét

Để tránh việc khám xét tràn lan, xâm phạm đến quyền dân chủ của công dân nhưng cũng để đảm bảo phát hiện kịp thời mọi tội phạm, Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định những người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp; lệnh khám xét của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Trong trường hợp không thể trì hoãn thì những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp cũng có quyền ra lệnh khám xét Vì những trường hợp không thể trì hoãn được là trường hợp cần phải ngăn chặn ngay việc tiêu huỷ chứng cứ nên lệnh khám xét của những người có thẩm quyền được thi hành ngay mà chưa có sự phê chuẩn của viện kiểm sát Sau khi khám xong, trong thời hạn 24 giờ, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp.

- Khám người

Khám người là hoạt động điều tra lục soát, tìm tòi trong người, quần áo đang mặc và các đồ vật đem theo của bị can, bị cáo, người bị bắt giữ trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc

người có mặt ở nơi khám xét mà có căn cứ để khẳng định người

này giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ nhằm mục đích phát hiện và thu giữ những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

Trước khi tiến hành khám người, điều tra viên phải nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án, nhân thân người cần khám, chuẩn bị những phương tiện khám xét cần thiết, định thời gian, địa điểm khám, mời người chứng kiến cùng giới với người cần khám và lập kế hoạch khám xét.

Trang 6

Khi bắt đầu khám phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó, giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.

Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến để đảm bảo tính khách quan của việc khám xét, bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người bị khám.

Trong trường hợp bắt người (bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc

đang bị truy nã) hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại

nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ thì có thể tiến hành khám người mà không cần phải có lệnh.

- Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm

Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm là hoạt động điều tra lục soát, tìm kiếm trong phạm vi khu vực chỗ ở, chỗ làm việc hoặc địa điểm thuộc quyền quản lí của người bị khám xét nhằm phát hiện và thu giữ những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

Cũng như khám người, trước khi khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, điều tra viên phải nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án để lập kế hoạch khám xét Trong kế hoạch khám xét phải xác định những chỗ cần khám, dự kiến cách khám và những tình huống có thể xảy ra, cách giải quyết các tình huống đó Điều tra viên định thời gian khám và mời người chứng kiến.

Trong trường hợp bình thường không khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được như xét thấy cần phải khám ngay để ngăn chặn việc tiêu huỷ chứng cứ thì được khám vào ban đêm nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản.

Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giéng chứng kiến Trong

Trang 7

trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giéng chứng kiến.

Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt của người đó Trường hợp người bị khám chỗ làm việc không có mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì vẫn tiến hành khám nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản Việc khám chỗ làm việc phải có đại điện của cơ quan hoặc tổ chức nơi người bị khám xét làm việc chứng kiến.

Khi bắt đầu khám phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó, phải giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ Sau đó yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.

Trong quá trình khám chỗ ở, địa điểm, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi bị khám Nếu có lí do chính đáng cần tạm thời ra ngoài, phải được điều tra viên đồng ý Trường hop này phải theo dõi, giám sát chặt chế họ Khi khám xét những người có mặt không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.

b Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện Thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm cần thu giữ là những thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đang ở cơ quan bưu điện Nếu đã gửi đi hoặc trả cho người nhận thì việc thu giữ chúng được áp dụng theo thủ tục tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét quy định tại Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Trong quá trình điều tra, khi có căn cứ cho rằng, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện có liên quan đến vụ án cần phải thu giữ thì cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ Lệnh này phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn

Trang 8

nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản và sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp biết.

Trước khi tiến hành thu giữ, người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan biết Người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan có trách nhiệm giúp đỡ người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ Khi tiến hành thu giữ phải có đại diện của cơ quan bưu điện chứng kiến và kí xác nhận vào biên bản.

Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết Trường hợp việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.

c Tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét

Khi khám xét, điều tra viên có quyền tạm giữ những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm; tiền bạc và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án Đối với những đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lí có thẩm quyền Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành niêm phong trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Khi tạm giữ tài liệu, đồ vật, điều tra viên phải lập biên bản Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lí đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.

d Kê biên tài san

Kê biên tài sản là biện pháp nhằm bảo đảm cho việc thi hành án tịch thu tài sản, phạt tiền, bồi thường thiệt hại được thuận lợi Vì vậy, chỉ áp dụng kê biên tài sản đối với bị can, bị cáo về tội

Trang 9

mà Bộ luật hình sự quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Những người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì có quyền ra lệnh kê biên tài sản Lệnh kê biên của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp phải được thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

Khi tiến hành kê biên phải có mặt đương sự hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giéng chứng kiến.

Khi bat đầu kê biên, người thi hành lệnh phải đọc lệnh và giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ, sau đó mới tiến hành kê biên tài sản; tài sản bị kê biên là phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại Chỉ kê biên những tài sản có giá trị, không kê biên những tài sản cần thiết tối thiểu cho cuộc sống và sản xuất hàng ngày của gia đình họ; tài sản kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người thân thích của họ bảo quản Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu, dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 310 Bộ luật hình sự năm 1999.

Người tiến hành kê biên phải lập biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm kê biên; họ tên người kê biên, đương sự, đại diện chính quyền địa phương, người chứng kiến, tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên Biên bản được đọc cho đương sự và những người có mặt nghe và cùng kí tên Những khiếu nại và yêu cầu của đương sự được ghi vào biên bản, có chữ kí xác nhận của họ và người tiến hành kê biên Biên bản kê biên được lập thành ba bản, một bản được giao ngay cho đương sự; một ban được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

Khi xét thấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền ra lệnh kê biên phải kịp thời hủy bỏ lệnh kê biên.

Trang 10

Việc huỷ bỏ lệnh kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau: - BỊ can, bị cáo không phạm tội mà Bộ luật hình sự quy định có thể bị tịch thu tài sản hoặc phạt tiền đã hoàn thành việc bồi thường thiệt hại; người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã hoàn thành việc bồi thường thiệt hại;

- Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo có tài sản bị kê biên;

- Bị can, bị cáo bị kê biên tài sản đã có quyết định thay đổi tội danh mà tội danh mới được thay đổi không quy định hình phạt tịch thu tài sản hoặc phạt tiền và người này cũng không phải bồi thường thiệt hại.

d Một số quy định chung khác về khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản

Đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ hoặc bị niêm phong phải được bao quản nguyên ven Néu tài sản bị tạm giữ là tiền, kim khí quý, đá quý phải giao ngay cho ngân hàng; dược liệu, chất độc, chất có vi trùng phải giao cho cơ quan y tế; vũ khí, chất nổ, chất cháy phải giao cho cơ quan công an hoặc cơ quan quân sự Người được giao bảo quản mà phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản được giao bảo quản thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 310 Bộ luật hình sự năm 1999; cán bộ tư pháp, người bào chữa mà hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vật chứng nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 300 Bộ luật hình sự năm 1999,

Khi tiến hành khám xét, thu giữ, tạm giữ phải lập biên bản Biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng; những người tiến hành tố tụng; những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của đương sự; nội dung hoạt động tố tụng Biên bản được đọc lại cho đương sự và những người có mặt nghe và cùng kí xác nhận.

Trang 11

Khám xét, thu giữ, tạm giữ và kê biên tài sản là những biện pháp cưỡng chế của tố tụng hình sự có đụng chạm trực tiếp đến quyền tự do, dân chủ của công dân nên việc áp dụng phải tuân theo những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Người ra lệnh, người tiến hành khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật như: Ra lệnh không đúng thẩm quyền, ra lệnh khám xét không có căn cứ, tiến hành khám xét không có lệnh của người có thẩm quyền trong trường hợp bắt buộc phải có lệnh, khám xét không có người chứng kiến, không lập biên bản khám xét thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật hoặc phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật hình sự.

4 Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, giám định

a Khám nghiệm hiện trường

Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra trực tiếp tại hiện trường nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định điều tra viên tiến hành khám nghiệm hiện trường nơi xảy ra tội phạm, nơi phát hiện tội phạm vì tại đây có điều kiện để phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án và cũng có điều kiện để làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

Hoạt động khám nghiệm hiện trường có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự Trước khi khám nghiệm, điều tra viên phải thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp biết Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm Khi khám nghiệm phải có người chứng kiến và có thể cho bị can, người bị hại, người làm chứng tham dự việc khám nghiệm Trong trường hợp cần thiết phải mời nhà chuyên môn tham dự việc khám

Trang 12

nghiệm Đây là những chuyên gia thuộc các lĩnh vực khoa học Kĩ thuật rất cần cho việc khám nghiệm như các chuyên gia về súng, đạn, các bác sĩ pháp y, các chuyên gia về xây dựng Việc tham gia của các nhà chuyên môn giúp cho điều tra viên tiến hành khám nghiệm thu được kết quả.

Trước khi đến hiện trường, điều tra viên phải nắm tình hình và xác minh nguồn tin đã nhận được để lập kế hoạch khám nghiệm Khi đến hiện trường phải tiếp nhận báo cáo của người chịu trách nhiệm bảo vệ hiện trường, hỏi những người biết sự việc để bổ sung cho kế hoạch khám nghiệm.

Trước khi bắt đầu khám nghiệm, điều tra viên quan sát toàn cảnh hiện trường để quyết định phương pháp khám nghiệm thích hợp Đầu tiên, khám nghiệm sơ bộ bằng mắt mà không động chạm đến các đồ vật tài liệu trên hiện trường, sau đó tiến hành khám nghiệm chi tiết Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ so đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án và ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.

Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

Kết thúc khám nghiệm, điều tra viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá về kết quả cuộc khám nghiệm.

b Khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể

Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm trên tử thi.

Khi phát hiện tử thi, điều tra viên tiến hành khám nghiệm có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến Trong trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định cua co quan điều tra và thông báo cho gia đình nạn nhân trước khi tiến

Trang 13

hành Khi tiến hành khai quật tử thi, phải có người chứng kiến và bác sĩ pháp y tham gia, trường hop cần thiết có thể triệu tập người giám định Trong mọi trường hợp việc khám nghiệm tử thi phải được thông báo trước cho viện kiểm sát cùng cấp biết, kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm.

Xem xét dấu vết trên thân thể là hoạt động điều tra nhằm phát hiện trên người bị xem xét thân thể dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Khi có căn cứ cho rằng trên thân thể của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng có dấu vết tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án thì điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết trên người họ Trong trường hợp cần thiết thì cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y Khi xem xét dấu vết trên thân thể, phải có mặt người cùng giới chứng kiến và do người cùng giới tiến hành Trong trường hợp cần thiết phải có bác sĩ pháp y tham gia Địa điểm xem xét thân thể phải kín đáo Người xem xét than thể không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người bị xem xét thân thể.

c Thực nghiệm điều tra

Thực nghiệm điều tra là hoạt động điều tra dựng lại hiện trường, diễn lại một hành vi, tình huống hoặc tình tiết khác của một sự việc nhất định nhằm kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án trong điều kiện tương tự như lời khai của người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng, cơ quan điều tra tiến hành bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại một hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết như thực nghiệm về khả năng hành động, khả năng quan sát, thụ cảm, khả năng diễn ra sự việc, hiện tượng.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, điều tra viên phải lập kế

Trang 14

hoạch thực nghiệm, trong đó xác định yêu cầu của việc thực nghiệm; nội dung; phương pháp tiến hành thực nghiệm; thời gian, địa điểm thực nghiệm, những người tham gia thực nghiệm và chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho việc thực nghiệm.

Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định phải có người chứng kiến tham gia khi tiến hành thực nghiệm Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia.

Khi tiến hành thực nghiệm, nếu thấy cần, điều tra viên có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ Điều tra viên không được xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.

Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

d Giám định

Trong quá trình giải quyết vụ án, khi cần xác định nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động: tinh trạng tâm thần của bị can trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án; tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án; chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả cũng như khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Quyết định trưng cầu giám định ghi rõ những căn cứ pháp lí để trưng cầu giám định, họ tên, chức vụ người quyết định trưng cầu; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định, quyền và nghĩa vụ của người giám định

Trang 15

theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, những yêu cầu cần giám định, tài liệu đồ vật gửi đến cơ quan giám định.

Sau khi có quyết định trưng cầu giám định, việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án Khi tiến hành giám định, điều tra viên, kiểm sát viên có quyền tham dự nhưng phải báo trước cho người giám định biết Điều tra viên phải tạo mọi điều kiện cần thiết cho người giám định tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng giám định Nếu người giám định yêu cầu cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc kết luận, yêu cầu được tham dự hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định, điều tra viên phải đáp ứng yêu cầu đó.

Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo ngay bằng văn ban và nêu rõ lí do cho cơ quan đã trưng cầu giám định biết.

Sau khi tiến hành giám định, người giám định kết luận những vấn đề được yêu cầu giám định Bản kết luận gồm có:

Phần mở đầu ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu được cơ quan trưng cầu cung cấp.

Phần nội dung ghi rõ những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gi đã được giám định; những phương pháp được áp dung để giải quyết các vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.

Phần cuối cùng shi rõ kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan điều tra có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết Nếu thấy nội dung kết luận giám định chưa 16, chưa đầy đủ hoặc khi phát hiện những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó thì quyết

Trang 16

định giám định bổ sung; nếu có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định thì quyết định giám định lại bằng người giám định hoặc hội đồng giám định khác Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung.

Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bị can, những người tham gia tố tụng khác yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo nội dung kết luận giám định cho họ biết, họ được trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại Những điều này được ghi lại vào biên bản Trong trường hợp cơ quan điều tra, viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu của bị can, những người tham gia tố tụng khác thì phải nêu rõ lí do và thông báo cho họ biết.

IV TẠM ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VÀ KẾT THÚC ĐIỀU TRA

1 Tạm đình chỉ điều tra

Tạm đình chỉ điều tra là tạm ngừng việc tiến hành điều tra đối với vụ án hoặc đối với từng bị can trong một thời gian nhất định.

Trong quá trình điều tra, cũng như khi đã hết thời hạn điều tra, nếu có những căn cứ do pháp luật quy định về tạm đình chỉ điều tra thì cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra.

Điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định những căn cứ tạm đình chỉ điều tra bao gồm:

- Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y Trường hợp này cơ quan điều tra phải căn cứ vào ý kiến của hội đồng giám định pháp y về năng lực chịu trách nhiệm hình sự của bị can hoặc tình trạng bệnh hiểm nghèo khác của bị can có ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động điều tra hay không để quyết định tạm đình chỉ điều tra hay vẫn tiếp tục điều tra Nếu bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có ảnh hưởng đến hoạt

Trang 17

động điều tra thì cơ quan điều tra phải tạm đình chỉ điều tra cho đến khi sức khoẻ của bị can được phục hồi Việc tạm đình chỉ điều tra được thực hiện trước khi hết hạn điều tra.

- Khi hết thời hạn điều tra nhưng chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu Day là trường hop cơ quan điều tra đã xin gia hạn và sử dụng hết thời hạn điều tra mà vẫn không xác định được ai là bị can thì phải quyết định tạm đình chỉ điều tra Còn trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can Trong quyết định ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, tuổi, nơi cư trú của bị can; đặc điểm để nhận dạng bị can, dán ảnh kèm theo (nếu có) và tội phạm mà bị can đã bị khởi tố Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt giữ người bị truy nã.

Trong vụ án có nhiều bị can mà lí do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

Trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn điều tra thì cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, tạm ngừng các hoạt động điều tra còn việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

Khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bị hại, trừ trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu.

2 Kết thúc điều tra

Việc điều tra kết thúc khi cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

a Đề nghị truy tố

Trang 18

Khi có day đủ chứng cứ để xác định có tội phạm va bị can thì cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố Bản kết luận điều tra là văn bản tố tụng tổng kết việc điều tra và đề xuất giải quyết vụ án của cơ quan điều tra Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ, chữ kí của người ra kết luận và trình bày diễn biến của hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án, có nêu rõ lí do và căn cứ đề nghị truy tố Để viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát điều tra đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho toà án giải quyết đúng đắn các vấn đề dân sự, hành chính phát sinh trong quá trình tố tụng, giải quyết việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo, kèm theo bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra phải có bản kê về thời hạn điều tra, biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng, ghi rõ thời gian tạm giữ, tạm giam, vật chứng đã thu giữ, biện pháp để bảo đảm việc phạt tiền, bồi thường và tịch thu tài sản nếu có.

Trong thời hạn hai ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án đến viện kiểm sát cùng cấp, gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cho bị can và người bào chữa.

b Đình chỉ điều tra

Đình chỉ điều tra là chấm dứt việc điều tra vụ án hoặc với từng bị can.

Trong những trường hợp sau đây cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra:

- Người bị hại đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu;

- Có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;

- Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; - Người được miễn trách nhiệm hình sự;

Trang 19

- Người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục;

- Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ và chữ kí của người ra kết luận và nêu rõ diễn biến của quá trình điều tra; phân tích việc đình chỉ điều tra dựa vào lí do và căn cứ nào Vi du: Khi đình chỉ điều tra đối với bị can là người chưa thành niên phải nêu rõ tuổi của bị can; hành vi phạm tội là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng (nêu rõ tội danh - điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng); phân tích tính chất của tội phạm gây hại không lớn; chỉ ra các tình tiết giảm nhẹ mà bị can được hưởng và cơ quan, tổ chức nào hoặc gia đình bị can nhận giám sát, giáo dục bị can Nêu rõ căn cứ khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 thì người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự; căn cứ khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 bị can được đình chỉ điều tra.

Cùng với bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lí do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật đã tạm giữ (nếu có) và những vấn đề khác có liên quan.

Trong thời hạn hai ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra cơ quan điều tra phải gửi kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát cùng cấp; gửi bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra cho bị can, người bào chữa.

Nếu trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể đình chỉ điều tra với từng bị can.

Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được quyết

Trang 20

định đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì viện kiểm sát trả lại hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ diéu tra không có căn cứ thì viện kiểm sát hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố bị can.

3 Phục hồi điều tra

Phục hồi điều tra là việc điều tra tiếp tục vụ án hoặc bị can đã bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra.

Cơ quan điều tra quyết định phục hồi điều tra khi có đủ các điều kiện sau:

- Đã có quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra - Có lí do để hủy bỏ quyết định đình chỉ hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm do bị can thực hiện đã được đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra.

Lí do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ điều tra có thể là bị can đã khỏi bệnh, đã xác định được bị can hoặc có đủ chứng cứ để chứng minh bị can đã thực hiện tội phạm, tìm được nơi trốn tránh của bị can, cũng như có căn cứ khác cho rằng quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra không đúng.

Trong trường hợp việc điều tra bị đình chỉ vì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tội phạm đã được đại xá nhưng bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát ra quyết định phục hồi điều tra Quyết định phục hồi diéu tra của cơ quan điều tra phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn hai ngày kể từ ngày ra quyết định.

V NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT

Trang 21

TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

Trong giai đoạn điều tra, viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, bảo đảm việc điều tra được khách quan, toàn diện và đầy đủ Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình qua việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra từ khi phát hiện có sự việc phạm tội xảy ra đến khi kết thúc điều tra.

1 Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi thực hành

quyền công tố trong giai đoạn điều tra

Để mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện, điều tra, xử lí kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, Nhà nước giao cho viện kiểm sát thay mặt Nhà nước thực hành quyền công tố, theo đó viện kiểm sát được sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lí thuộc nội dung quyền công tố để

thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, đưa

người phạm tội ra xét xử trước toà án.

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can trong các trường hợp luật quy định Yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án khi có dấu hiệu của tội phạm; khi thấy có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra thì yêu cầu cơ quan điều tra thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố thì yêu cầu cơ quan điều tra thay đổi quyết định khởi tố bị can; trong trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố thì viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

- Đề ra yêu cầu điều tra trong quá trình trực tiếp kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đối chất, thực nghiệm điều

Trang 22

tra Đối với các trường hợp khác khi đề ra yêu cầu điều tra, viện kiểm sát phải có văn bản yêu cầu điều tra, nêu rõ những vấn đề cần điều tra để thu thập, củng cố chứng cứ, hoàn thiện các thủ tục tố tụng hoặc để làm rõ các tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh trong vụ án Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra của điều tra viên, bảo đảm các yêu cầu điều tra được thực hiện đầy dủ Khi thấy có vấn đề cần điều tra thêm, kiểm sát viên phải kịp thời bổ sung yêu cầu điều tra Trường hợp điều tra viên không nhất trí thì kiểm sát viên báo cáo viện trưởng, phó viện trưởng xem xét, kiến nghị với thủ trưởng cơ quan điều tra giải quyết.

- Khi xét thấy cần thiết, viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

- Yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 hoặc điều tra viên đã tiến hành tố tụng trong vụ án đang điều tra với tư cách là kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm hoặc thư kí toà án; nếu thấy hành vi của điều tra viên có dấu hiệu tội phạm như dùng nhục hình trong khi hỏi cung bị can, nhận tiền hối lộ của bị can hoặc gia đình họ, cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án thì khởi tố về hình sự đối với họ.

- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác đối với bị can; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra về bắt bị can để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, tạm giam, khởi tố bị can, thay đổi quyết định khởi tố bị can, khám xét, thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết

Trang 23

định của cơ quan điều tra trong thời hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định Trong trường hợp không phê chuẩn thì nêu rõ lí do không phê chuẩn trong quyết định.

- Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra như quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra không có căn cứ.

2 Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát

điều tra

Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra các vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc điều tra phải khách quan, chính xác, đúng pháp luật; bảo đảm những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lí nghiêm minh.

Khi kiểm sát điều tra, viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Kiểm sát việc khởi tố bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều bị khởi tố, việc khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, bộ đội biên phòng, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và hội đồng xét xử có căn cứ và hợp pháp.

Kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra Thực hiện nhiệm vụ này, kiểm sát viên có quyền kiểm sát tất cả các hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, riêng một số hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi thì kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm của cơ quan điều tra.

- Trong quá trình kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra, viện

Trang 24

kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của điều tra viên; yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra xử lí nghiêm minh điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra.

Khi thực hiện việc kiểm sát diéu tra, nếu phát hiện những thiếu sót trong công tác quản lí là nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng Nhiệm vụ này được viện kiểm sát thực hiện qua việc xét khiếu nại, tố cáo và giải quyết yêu cầu của người tham gia tố tụng; trực tiếp tiến hành hoặc có mặt để kiểm sát một số hoạt động điều tra; yêu cầu điều tra viên giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng trong các hoạt động điều tra; xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa cho người bào chữa

- Thực hiện chức năng kiểm sát điều tra, khi xảy ra tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra với nhau hoặc giữa bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển thì viện kiểm sát có quyền quyết định cơ quan nào có thẩm quyền điều tra.

3 Trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của

viện kiểm sát

Trong giai đoạn điều tra, viện kiểm sát đồng thời thực hiện cả hai chức năng là thực hành quyển công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan điều tra, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng như những người tham gia tố tụng Khi thực hiện các chức năng trên, viện kiểm sát được pháp luật không chỉ quy định cho nhiều

Trang 25

quyền năng pháp lí để thực hiện các hành vi và quyết định tố tụng mà còn quy định rõ trách nhiệm của cơ quan điều tra, các cơ quan, tổ chức và công dân trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của viện kiểm sát.

Đối với các yêu cầu của viện kiểm sát trong khi thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra, cơ quan điều tra phải chấp hành nghiêm chỉnh Ví du: Viện kiểm sát yêu cầu thủ trưởng cơ quan diéu tra thay đổi điều tra viên khi thuộc một trong các trường hợp phải thay đổi theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của điều tra viên; yêu cầu cơ quan điều tra xử lí nghiêm minh điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra thì cơ quan điều tra phải chấp hành.

Đối với các quyết định của viện kiểm sát, cơ quan điều tra cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh Tuy vậy, đối với các quyết định sau, nếu cơ quan điều tra không nhất trí vẫn phải chấp hành nhưng có quyền kiến nghị với viện kiểm sát cấp trên trực tiếp:

- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

- Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra; yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can.

Khi nhận được kiến nghị của cơ quan điều tra, trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét, giải quyết Kết quả của việc giải quyết phải được thông báo cho cơ quan điều tra đã kiến nghị biết.

Đối với những quyết định khác của viện kiểm sát mà cơ quan điều tra phải thực hiện, nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó trái

Trang 26

pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác thì cơ quan điều tra có quyền khiếu nại theo quy định tại Chương XXXV Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Trong giai đoạn điều tra, viện kiểm sát không chỉ có những yêu cầu và quyết định đối với cơ quan điều tra mà còn có nhiều quyết định và yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức và công dân Các yêu cầu và quyết định do viện kiểm sát đưa ra liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau Có loại quyết định, yêu cầu chỉ liên quan đối với người tham gia tố tụng như áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, triệu tập người tham gia tố tụng, các lệnh khám xét, thu giữ, kê biên Có loại quyết định, yêu cầu chỉ liên quan đối với cơ quan, tổ chức như yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội, ngăn ngừa tội phạm Các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của viện kiểm sát đồng thời phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để viện kiểm sát thực

hiện nhiệm vụ.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP,

ĐỊNH HUONG THẢO LUẬN

1 Thẩm quyền điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra.

2 Tại sao khi tiến hành hoạt động điều tra như khám xét, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra bắt buộc phải có người chứng kiến?

3 Tại sao khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự?

4 Tại sao không được hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản.

5 Căn cứ và thẩm quyền ra quyết định đình chỉ điều tra.

Trang 27

Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình su.

Trong tố tụng hình sự, viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự đồng thời thực hành quyền công tố nhà nước đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Quyền công tố nhà nước do viện kiểm sát thực hiện gồm nhiều quyền năng tố tụng, trong đó quyền truy cứu trách nhiệm hình sự bị can ra trước toà án trong giai đoạn truy tố là quyền đặc trưng của viện kiểm sát Quyền này được thực hiện bằng quyết định truy tố của viện kiểm sát sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố của cơ quan điều tra Trong thực tế, để thực hiện tốt quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, viện kiểm sát phải tiến hành

(1) Trường hợp vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, viện kiểm sát truy tố bị canbằng quyết định truy tố (Điều 323 BLTTHS năm 2003).

Trang 28

nghiên cứu hồ sơ vụ án, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp đặt ra trong thời hạn nhất định mà Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định đối với từng loại tội phạm nhằm đảm bảo việc truy tố bị can đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Với nhiệm vụ riêng, cụ thể, chủ thể duy nhất thực hiện quyền này là viện kiểm sát, hoạt động truy tố có tính đặc thù riêng về hành vi tố tụng và văn kiện tố tụng áp dụng nên truy tố thực sự là giai đoạn độc lập của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

2 Nhiệm vụ

Sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra do cơ quan điều tra chuyển sang, viện kiểm sát phải tiến hành nghiên cứu các tài liệu đó, xác định các căn cứ pháp lí để ra các quyết định cần thiết mà Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định.

Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Co quan điều tra, viện kiểm sát và toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đây du, làm rố những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo Trách nhiệm chứng mình tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng ", trong giai đoạn này, viện kiểm sát cần nghiên cứu xem xét tất cả những vấn đề mang tính thủ tục tố tụng cũng như những vấn đề thuộc về nội dung vụ án thể hiện qua hồ sơ điều tra nhằm xác định quá trình điều tra vụ án có tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự không, có còn những hạn chế và thiếu sót nào cần khác phục hay không để kịp thời ra các quyết định tố tụng cần thiết nhằm bổ sung và hoàn thiện hồ sơ, khắc phục những vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra, đảm bảo quyết định truy tố bị can đúng đắn, chính xác, tạo cơ sở pháp lí vững chắc để toà

Trang 29

án xét xử, đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong giai đoạn truy tố là: - Đảm bảo việc điều tra hoàn toàn tuân thủ pháp luật, khách quan, toàn diện, đầy đủ.

- Đảm bảo việc ra quyết định truy tố cũng như các quyết định cần thiết khác là có căn cứ và hợp pháp.

3 Ý nghĩa

Giai đoạn truy tố có ý nghĩa:

- Tạo cơ sở pháp lí để toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử: Luật tố tụng hình sự quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự Chức năng của toà án là xét xử Tuy nhiên, đối với các vụ án hình sự, toà án chỉ có thể thực hiện chức năng này khi có quyết định truy tố của viện kiểm sát Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và toà án đã quyết định đưa ra xét xử” Như vậy, giai đoạn truy tố mặc nhiên là tiền dé của giai đoạn xét xử, nếu viện kiểm sát không truy tố thì toà án không có cơ sở pháp lí để quyết định mở phiên toà xét xử đồng thời quyết định truy tố của viện kiểm sát cũng xác định phạm vi xét xử, thẩm quyền và giới hạn xét xử của toà án Việc truy tố của viện kiểm sát kịp thời, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử, đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm.

- Kip thời sửa chữa và khắc phục những thiếu sót cũng như vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự: Cùng với việc nghiên cứu hồ sơ xác định căn cứ

Trang 30

lập cáo trạng, quyết định truy tố đối với bị can, viện kiểm sát còn trực tiếp kiểm tra, xem xét phát hiện những thiếu sót hay vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra, kịp thời sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa và khắc phục những thiếu sót và vi phạm đó Nếu phát hiện việc điều tra chưa đầy đủ, chưa làm rõ những chứng cứ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến nội dung vụ án hay có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra thì viện kiểm sát quyết định trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; nếu phát hiện có những căn cứ không cho phép tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với bị can hay trường hợp theo quy định của pháp luật xét thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can thì viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án để bảo vệ quyền lợi cho bị can

II HOAT DONG CUA VIEN KIỂM SÁT TRONG GIAI

DOAN TRUY TO

1 Nhận hồ so và nghiên cứu hồ sơ a Nhận hồ sơ

Sau khi kết thúc điều tra, nếu xác định có tội phạm và cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can thì cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra, đề nghị viện kiểm sát truy tố Bản kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ án phải được chuyển cho viện kiểm sát để viện kiểm sát tiến hành nghiên cứu hồ so được kip thoi.

Việc giao nhận hồ sơ phải được tiến hành trực tiếp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát để đảm bảo hồ sơ không bị thất lạc, mất mát hoặc sai lệch sự thật đồng thời đảm bảo xác định trách nhiệm của từng cơ quan đối với hồ sơ và vật chứng

(1) Trường hợp vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, khi kết thúc điều tra, cơ quanđiều tra không làm kết luận điều tra mà ra quyết định đề nghị truy tố (Điều 321BLTTHS năm 2003).

Trang 31

của vụ án.

Để đảm bảo việc giao nhận hồ sơ được day đủ, nguyên ven, trước khi giao nhận các bên phải trực tiếp kiểm tra lại hồ sơ dựa vào bản kê tài liệu mà cơ quan điều tra đã lập khi hoàn thành hồ sơ Khi giao nhận phải tiến hành đối với từng tài liệu có trong hồ sơ, nếu phát hiện có sự sai lệch, sửa chữa, tẩy xoá tài liệu trong hồ sơ mà không xác định được lí do hay không có chữ kí xác nhận thì phải ghi rõ vào biên bản để xác định trách nhiệm giữa các bên Biên bản giao nhận hồ sơ phải được lập theo thủ tục chung, sau khi giao nhận các bên phải kí xác nhận vào biên bản.

Đối với vật chứng của vụ án thì tuỳ từng loại có thể chuyển giao theo hồ sơ hoặc vẫn để ở các cơ quan chuyên trách đã được giao bảo quản nhưng phải bàn giao các tài liệu có liên quan về vật chứng hoặc tài sản bị kê biên hay bị tạm giữ như biên bản thu giữ, biên bản chuyển giao vật chứng hoặc tài sản bị tạm giữ cho cơ quan khác tạm thời quản lí, bảo quản Trường hợp viện kiểm sát trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung cũng phải tiến hành theo thủ tục trên.

b Nghiên cứu hồ sơ

- Thời hạn nghiên cứu hồ sơ, ra các quyết định: Trong thời hạn không quá hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng va tội phạm nghiêm trong, ba mươi ng: 'y đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định sau đây:

+ Truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng; + Trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung;

+ Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Trong trường hợp cần thiết, viện trưởng viện kiểm sát có thể gia hạn thêm nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít

Trang 32

nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, thời hạn mà luật quy định cho viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ có sự phân biệt giữa các trường hợp phạm tội cụ thể Khác với quy định trước đây là chỉ có một thời hạn chung đối với tất cả các trường hợp phạm tội dễ dẫn đến tình trạng kéo dài thời hạn nghiên cứu hồ sơ và ra các quyết định tố tụng cần thiết, làm chậm quá trình giải quyết vụ án Với việc quy định thời hạn cụ thể, có phân biệt như vậy, đòi hỏi viện kiểm sát ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng với kết luận điều tra phải khẩn trương tiến hành công việc nghiên cứu hồ sơ để có thể ra được quyết định tố tụng một cách nhanh chóng Chỉ trong những trường hợp cần thiết như vụ án phức tạp, nghiêm trọng, hồ sơ nhiều tài liệu, khó có thể hoàn thành việc nghiên cứu trong thời hạn đó thì kiểm sát viên đề nghị viện trưởng viện kiểm sát gia hạn thêm Thời hạn nghiên cứu hồ sơ để ra các quyết định phải kết thúc khi hết thời gian gia hạn đối với từng trường hợp phạm tội.

- Những vấn đề cần xác định khi nghiên cứu hồ sơ: Kiểm sát viên phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ nhằm xác định những vấn đề sau:

+ Vụ án mà cơ quan điều tra đề nghị truy tố có thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát cấp mình hay không? Nếu vụ án không thuộc thẩm quyển truy tố của cấp minh thì phải dé nghị viện trưởng viện kiểm sát chuyển cho viện kiểm sát có thẩm quyền;

+ Có cần phải áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn không?

+ Việc điều tra đã đầy đủ, đã hoàn toàn tuân thủ pháp luật cũng như các nguyên tắc của tố tụng chưa; có căn cứ để trả lại hồ sơ điều tra bổ sung không?

Trang 33

+ Có căn cứ để ra các quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không?

+ Đã có đủ căn cứ để làm quyết định truy tố bị can chưa? Việc xác định cụ thể những vấn đề nêu trên để đảm bảo khi ra bất cứ quyết định tố tụng nào trong giai đoạn truy tố các quyết định đó phải có căn cứ và hợp pháp, tránh tình trạng quá chú trọng đến việc xác định những vấn đề cần thiết để làm quyết định truy tố mà bỏ qua không xem xét đến các vấn đề khác của vụ án, dẫn đến việc không đảm bảo được các điều kiện cho toà án xét xử cũng như ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của bị can đồng thời cũng hạn chế được tình trạng sau khi đã chuyển cáo trạng cùng hồ sơ vụ án sang cho toà án lại bị trả lại vì không đủ căn cứ để quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2 Quyết định của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố

a Quyết định chuyển vu án để truy tố và việc uy quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm

Trong giai đoạn truy tố, nếu xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, viện kiểm sát phải ra quyết định chuyển vụ án cho viện kiểm sát có thẩm quyền Hồ sơ vụ án và hồ sơ kiểm sát điều tra phải được chuyển cho viện kiểm sát có thẩm quyền cùng với quyết định chuyển vụ án Đối với những vụ án hình sự được thụ lí điều tra ở cấp tỉnh, sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện thì viện kiểm sát cấp tỉnh ra quyết định chuyển vụ án cho viện kiểm sát cấp huyện có thẩm quyền làm cáo trạng để truy tố Đối với những vụ án hình sự được thụ lí điều tra ở cấp trung ương, sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra dé nghị truy tố, nếu xác định vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của toà án cấp tỉnh thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện kiểm sát quân sự trung ương làm cáo trạng truy

Trang 34

tố, ra quyết định uỷ quyên cho viện kiểm sát cấp tỉnh thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm; nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của toà án cấp huyện thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương ra quyết định chuyển vụ án về viện kiểm sát cấp huyện có thẩm quyền, làm cáo trạng truy tố và thông báo việc chuyển vụ án cho viện kiểm sát cấp tỉnh nơi đó biết để theo dõi, chỉ đạo việc tiến hành tố tụng Sau khi đã thụ lí vụ án do viện kiểm sát cấp trên chuyển xuống, nếu thống nhất quan điểm truy tố với viện kiểm sát cấp trên thì viện kiểm sát cấp dưới làm các thủ tục cần thiết theo quy định để chuyển hồ sơ vụ án cho toà án cùng cấp xét xử; nếu có quan điểm truy tố khác thì báo cáo ngay với viện kiểm sát cấp trên để giải quyết Nếu thấy có căn cứ để trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thì ra quyết định trả hồ sơ cho viện kiểm sát cấp trên để viện kiểm sát này yêu cầu cơ quan điều tra điều tra bổ sung.

b Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn Sau khi nhận hồ sơ vụ án, kiểm sát viên phải tiến hành xem xét, kiểm tra về biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng đối với bi can hay chưa để nếu thấy cần thiết thì để xuất với viện trưởng viện kiểm sát áp dụng hay tiếp tục duy trì, thay đổi hoặc huỷ bỏ những biện pháp ngăn chặn đó.

Trong trường hợp bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành cáo trạng thì viện kiểm sát có thể ra lệnh tạm giam nhưng trong thời hạn không quá hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; trường hợp thời hạn nghiên cứu hồ sơ phải kéo đài mà xét thấy vẫn phải tạm giam bị can thì viện trưởng viện kiểm sát có thể quyết định gia hạn tạm giam nhưng cũng không quá mười ngày đối với bị can phạm tội ít nghiêm trọng

Trang 35

và phạm tội nghiêm trọng, không quá mười lăm ngày đối với bị can phạm tội rất nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Đối với những bị can này nếu thấy việc tiếp tục tạm giam là không còn cần thiết hoặc thời hạn tạm giam đã hết thì đề nghị viện trưởng viện kiểm sát ra lệnh trả tự do cho họ hoặc nếu xét thấy cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Đối với bị can đang tại ngoại, viện kiểm sát chỉ quyết định bắt bị can để tạm giam phục vụ cho việc truy tố trong những trường hợp nếu xét thấy bị can có thể trốn, gây khó khăn cho việc truy tố hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

Đối với bị can là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì ngoài những điều kiện chung để bắt bị can tạm giam và tạm giam đối với bị can, viện kiểm sát chỉ quyết định tạm giam họ trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Đối với bi can từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, viện kiểm sát chỉ quyết định tạm giam trong trường hợp họ phạm các tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy việc để họ tại ngoại sẽ ảnh hưởng xấu tới việc giải quyết vụ án sau này.

c Quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung

Để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử thật sự khách quan, toàn diện, đầy đủ, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm sát viên phải kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của quá trình điều tra được thể hiện trong hồ sơ và kết luận điều tra Nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ, còn lọt người, lọt tội hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, kiểm sát viên phải làm quyết định trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung

(1).Xem: Điều 303 BLTTHS năm 2003.

Trang 36

nhằm kịp thời khắc phục những thiếu sót và vi phạm của cơ quan điều tra, đảm bảo việc giải quyết vụ án trong thời hạn mà pháp luật đã quy định.

Kiểm sát viên dé nghị viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung khi xác định có một trong các trường hợp sau đây (Điều 168 BLTTHS năm 2003):

- Hồ sơ còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà viện kiểm sát không tự mình bổ sung được;

- Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác;

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng kéo dài việc giải quyết vụ án, viện kiểm sát chỉ trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung nếu xét thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến nội dung vụ án mà viện kiểm sát không tự bổ sung được Ví du: Những chứng cứ liên quan đến việc định tội hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt của bị can.

Nếu xác định có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc vụ án có đồng phạm khác thì tuỳ từng trường hợp nếu thấy việc trả lại hồ sơ là không cần thiết thì vẫn tiến hành truy tố Ví dụ: Có căn cứ xác định ngoài hành vi phạm tội đã bị khởi tố, điều tra và đề nghị truy tố còn có căn cứ để khẳng định rằng

bị can phạm một tội khác mà việc điều tra về tội đó không thể hoàn thành sớm được đồng thời tội đó độc lập với hành vi phạm tội đã được điều tra, đề nghị truy tố thì vẫn tiến hành truy tố đối với tội đã xác định, đối với tội mới phát hiện thì viện kiểm sát đề nghị cơ quan điều tra khởi tố giải quyết bằng một vụ án khác Đối với trường hợp có vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra cũng phải xác định rõ trường hợp nào là vi phạm

Trang 37

nghiêm trọng cần trả lại hồ sơ Trường hợp có vi phạm nhưng xét thấy không nghiêm trọng, không ảnh hưởng tới những vấn đề cơ bản thuộc nội dung vụ án, có thể khắc phục ngay được thì không cần trả lại hồ sơ Thông thường, viện kiểm sát trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung trong trường hợp cơ quan điều tra vi phạm nghiêm trọng đến quyền của người bị hại trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của họ; không tiến hành những hoạt động điều tra bắt buộc mà pháp luật đã quy định; áp dụng các biện pháp điều tra trái pháp luật Vi du: Không có yêu cầu của người bị hại nhưng vẫn ra quyết định khởi tố đối với các vụ án về tội quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; không trưng cầu giám định trong vụ án có hậu quả chết người, vụ án cố ý gây thương tích, vụ án mà bị can, người bị hại bị nghi ngờ là người chưa thành niên nhưng không có tài liệu để xác định tuổi của họ hoặc có tài liệu nhưng tài liệu đó không đảm bảo độ tin cậy hay điều tra viên đã có hành vi trái pháp luật như bức cung, dùng nhục hình khi hỏi cung bị can

Quyết định trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; lí do trả lại hồ sơ; yêu cầu điều tra bổ sung về vấn đề gì để cơ quan điều tra có cơ sở tiến hành việc điều tra.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì viện kiểm sát chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần Do đó, để tránh tình trạng đã sử dụng hết số lần được phép trả hồ sơ mà vẫn chưa giải quyết hết những vấn đề cần bổ sung, kiểm sát viên phải nghiên cứu tất cả các tài liệu có trong hồ sơ nhằm phát hiện tất cả các vấn đề cần phải bổ sung để chỉ trả hồ sơ một lần là đã giải quyết đầy đủ các vấn đề cần bổ sung hoặc cần làm rõ thêm Việc trả hồ sơ lần thứ hai chỉ đặt ra trong trường hợp thật cần thiết Ví dự: Vấn đề mà viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung chưa được làm rõ mà nếu không làm rõ được vấn đề đó thì việc

Trang 38

truy tố sẽ không có căn cứ (như chưa xác định được tuổi của bị can, người bị hại trong vụ án mà tuổi của bị can, người bị hại có ý nghĩa đến việc định tội danh, áp dụng hình phạt; chưa xác định được giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu, định lượng cùng hàm lượng các chất ma tuý trong các vụ án về các tội phạm ma tuý ) hoặc từ vấn dé đã bổ sung làm rõ lại xuất hiện vấn dé mới có ý nghĩa đối VỚI Việc giải quyết vụ án v.v

d Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án

- Đình chỉ vụ án là quyết định chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can (khoản 1 Điều 169 BLTTHS năm 2003) Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 hoặc Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999,

Các trường hợp mà luật tố tụng hình sự đã xác định làm căn cứ ra quyết định đình chỉ vụ án được quy định cả trong Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự Do đó, đòi hỏi kiểm sát viên khi nghiên cứu hồ sơ phải có thái độ thật sự nghiêm túc và khách quan, căn cứ vào các tình tiết thực tế của vụ án, đối chiếu với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự đảm bảo loại trừ những trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự không cần thiết, ảnh hưởng tới quyền lợi của bị can Kiểm sát viên sẽ đề nghị viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án trong những trường hợp cụ thể sau:

+ Khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại mà người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu của họ trong giai đoạn truy tố và xét thấy vụ án không ở trong những trường hợp cần thiết phải tiếp tục tiến hành tố tụng;

+ Khi xác định được một trong các căn cứ không cho phép

Trang 39

khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;

+ Có căn cứ quy định tại Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999: Trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tuy nhiên cần chú ý là chỉ đình chỉ vụ án đối với tội mà người đó định phạm còn nếu xét thấy hành vi thực tế của người đó có đủ yếu tố cấu thành một tội phạm khác thì có thể vẫn quyết định truy tố hoặc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung về tội phạm đó;

+ Có căn cứ quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999: Đây là trường hợp xét thấy do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa hay trường hợp người phạm tội tự thú trước khi hành vi phạm tội của họ bị phát giác và người đó đã cố gắng tự mình hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm đồng thời có thái độ thành khẩn khai báo rõ sự việc phạm tội giúp việc điều tra, phát hiện tội phạm và các đồng phạm khác trong vụ án được thuận lợi, nhanh chóng hoặc người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999: Day là trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên và hành vi phạm tội của họ ít nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Nội dung quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; lí do đình chỉ vụ án.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì chỉ có thể ra quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

- Tạm đình chỉ vụ án là quyết định tạm ngừng việc tiến hành

Trang 40

tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can Viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau đây:

+ Khi bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y Đây là trường hợp sau khi hồ sơ vụ án đã chuyển sang viện kiểm sát, kiểm sát viên phát hiện bị can có những biểu hiện của bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác, kiểm sát viên phải dé xuất với viện trưởng viện kiểm sát để viện trưởng ra quyết định trưng cầu giám định pháp y Quyết định tạm đình chỉ vụ án chỉ được ra sau khi có kết luận của hội đồng giám định pháp y (Điều 311 BLTTHS năm 2003) Cùng với việc ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, viện kiểm sát còn ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can được tạm đình chỉ;

+ Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu Trường hợp này cùng với việc ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, viện kiểm sát còn phải yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lí do để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì viện kiểm sát chỉ ra quyết định tạm đình chỉ đối với từng bị can.

Nội dung của quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; lí do tạm đình chỉ cùng quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc yêu cầu truy nã bị can (nếu có).

Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án phải được giao cho bị can và thông báo cho người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án của viện kiểm sát cấp dưới phải được gửi lên viện kiểm sát cấp trên Nếu quyết định đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án của viện kiểm sát cấp

Ngày đăng: 24/04/2024, 23:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN