1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thùy Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 47,48 MB

Nội dung

Khái niệm công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tô tung dân sự Khi các bên đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết VVDS thì các bên sẽ tự nguyện thực hiện thỏa thuận đã đạt đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN THUY LINH

CONG NHAN SỰ THOA THUAN CUA DUONG SỰ

TRONG TO TUNG DAN SU VIET NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã so: 60.38.01.03

Người hướng dẫn khoa hoc: TS Nguyễn Thị Thu Ha

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ từ các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Bộ môn Luật dân sự và Tố tụng dân sự

trường Dai học Luật Hà Nội và các bạn học viên khóa Cao học 21 đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thu Hà

-người đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.

Cảm ơn các thầy, cô giáo đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức nền tảng quý

báu trong quá trình đào tạo tại trường Đại học Luật Hà Nội.

Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôitrong suốt thời gian qua.

Tac gia luận van

Trang 3

Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu cua ca nhântôi được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát tình

hình thực tiên dưới sự hướng dan khoa học của TS Nguyễn Thị Thu

Hà Các thông tin, số liệu, các luận điểm kế thừa được trích dan rõràng Kêt quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực.

Tac giả luận van

Nguyễn Thùy Linh

Trang 4

BLDS : Bộ luật Dân sự

BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự

CNSTT : Công nhận sự thỏa thuận

HĐXX : Hội đồng xét xử

HĐTPTANDTC : Hội đồng Tham phán Toà án nhân dân tối cao

LTCTAND : Luật Tổ chức Toà án nhân dân

LTCVKSND : Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

NQ số 03/2012/ : Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thâm phánNQ-HDTP Toà án nhân dân tối cao ngày 03/12/2012 Hướng dẫn thi hành

một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung”của BLTTDS đã được sửa đổi, bố sung theo Luật Sửa đôi, bốsung một số điều của BLTTDS

NQ số : Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thâm phán05/2012/NQ- Toà án nhân dân tối cao ngày 03/12/2012 Hướng dẫn thi hànhHDTP một số quy định trong Phan thứ hai “Thủ tục giải quyết vu án

tạiTòa án cấp sơ thâm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổsung theo Luật Sửa đôi, bé sung một số điều của BLTTDS

NQ số : Nghị quyết số 06/2012/NQ-HDTP của Hội đồng Tham phan06/2012/NQ- Toà án nhân dân tối cao ngày 03/12/2012 Hướng dan thi hànhHDTP một số quy định trong Phan thứ ba “Thủ tục giải quyết vu án

taiToa án cấp phúc thâm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bốsung theo Luật Sửa đôi, bé sung một số điều của BLTTDS.PLTTGQCVADS_ : Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

PLTTGQCVAKT _ : Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

PLTTGQCTCLĐ_ : Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

TAND : Toa án nhân dân

TANDTC : Toà án nhân dân tối cao

TTDS : Tố tụng dân sự

VVDS : Vụ việc dân sự

VADS : Vụ án dân sự

VDS : Việc dân sự

Trang 5

PHAN MỞ DAU

CHUONG 1: MOT SO VAN DE Li LUAN CO BAN VE CONG

NHAN SU THOA THUAN CUA CAC DUONG SỰ

1.1 KHAI NIEM, DAC DIEM VA Y NGHIA CUA VIEC CONG NHAN

SỰ THOA THUAN CUA CAC DUONG SỰ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm công nhận sự thỏa thuận của đương

sự trong tố tụng dân sự1.1.2 Đặc điểm của công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố

tụng dân sự

1.1.3 Ý nghĩa của công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố

tụng dân sự

1.2 CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN

CUA CÁC DUONG SỰ TRONG TO TUNG DAN SỰ

1.2.1 Xuất phat từ bản chat của quan hệ pháp luật dan sự

1.2.2 Phù hợp với các quy định của pháp luật nội dung

1.2.3 Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tố tụng dân sự

1.3 CAC YEU TÔ ANH HUONG DEN VIỆC CÔNG NHAN SỰ THỎA

THUAN CUA DUONG SỰ TRONG TO TUNG DAN SỰ

1.3.1 Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về công nhận sự

thỏa thuận của các đương sự

1.3.2 Sự hiểu biết pháp luật tô tụng dân sự của đương sự về công

nhận sự thỏa thuận của đương sự

1.3.3 Trình độ, năng lực chuyên môn của thâm phán

1.4 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VA PHAT TRIEN CUA PHÁP LUAT TO

TUNG DAN SỰ VE CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUAN CUA DUONG

SỰ TRONG TO TUNG DAN SỰ

1.4.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

1.4.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

1.4.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

CHUONG 2: NOI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT TO

22

23

23 24

24 26 27 30

Trang 6

THUAN CUA DUONG SỰ TRONG TO TUNG DAN SỰ

2.1 QUY ĐỊNH VE CONG NHAN SỰ THỎA THUAN CUA

CAC DUONG SỰ TRONG VỤ ÁN DAN SỰ

2.1.1 Nguyên tắc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong

tố tụng dân sự

2.1.2 Quy định về phạm vi các vụ án mà Tòa án công nhận sự

thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự

2.1.3 Quy định về thủ tục công nhận sự thỏa thuận của đương sự

2.2 QUY ĐỊNH VE CÔNG NHẬN SỰ THOA THUAN CUA

CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG TRƯỜNG HỢP CÁC ĐƯƠNG SỰ TỰ

THỎA THUẬN TRƯỚC KHI KHỞI KIỆN VÀ YÊU CÂU TÒA ÁN

CÔNG NHẬN

2.2.1 Quy định phạm vi các yêu cầu mà Tòa án công nhận sự thỏa

thuận của các đương sự

2.2.2 Quy định về thủ tục, thâm quyền, hình thức và hiệu lực của

việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

CHƯƠNG 3: THỰC TIEN ÁP DỤNG VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN

THIEN VÀ BAO DAM THỰC HIỆN PHAP LUẬT TO TUNG DAN

SU VE CONG NHAN SU THOA THUAN CUA CAC DUONG SU

3.1 THỰC TIEN ÁP DUNG PHAP LUAT TO TUNG DAN SỰ

VIET NAM VE CÔNG NHAN SU THOA THUAN CUA DUONG SỰ

Trang 7

3.2 MỘT SỐ KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ BẢO

DAM THUC HIỆN PHÁP LUAT TO TUNG DÂN SỰ VE CONG

NHAN SU THOA THUAN CUA CAC DUONG SU

3.2.1 Hoan thiện pháp luật tố tụng dân sự về công nhận sự thỏa

thuận của đương sự

3.2.2 Nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật trong thực tiễn

Trang 8

PHAN MỞ DAU

1 TINH CAP THIET CUA DE TÀI

Cùng với su phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồngthời hội nhập nền kinh tế thế giới thì các mối quan hệ dân sự cũng ngày càng trở nên

đa dạng và phức tạp hơn Điều này một mặt thúc đây giao lưu dân sự song mặt kháccũng dẫn đến sự phát sinh của nhiều tranh chấp trong quan hệ dân sự Báo cáo tông kếtcông tác của tòa án nhân dân (TAND) mười năm trở lại đây cho thấy, các tranh chấpdân sự ngày càng có xu hướng tăng về số lượng và phức tạp về nội dung tranh chấp

Trong hoạt động tố tụng dân sự (TTDS), sự thỏa thuận của các đương sự là đặctrưng cơ bản khi các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranhchấp Sự thỏa thuận này không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết tranh chấp giữa cácđương sự, khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của họ mà còn có ý nghĩa trongviệc góp phần xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân

Với tư cách là một chủ thể đặc biệt có chức năng quản lý xã hội, Nhà nước đãban hành rất nhiều văn bản pháp luật đảm bảo cho các cá nhân, tô chức bảo vệ mộtcách tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Trong đó, Bộ luật Tố tụng dân

sự (BLTTDS) năm 2004 là một trong những văn bản quan trọng, có ý nghĩa to lớn đốivới việc đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự BLTTDS là công cupháp lý quan trọng để các cá nhân, tô chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mìnhkhi tham gia quan hệ pháp luật dân sự cũng như đảm bảo cho việc giải quyết vụ việcdân sự (VVDS) được đúng đắn khi các chủ thể xảy ra tranh chấp

Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng trong thực tiễn, BLTTDS đã cho thấy cònnhiều vấn đề hạn chế, bất cập Một trong những vấn đề đó là các quy định của phápluật về việc công nhận sự thỏa thuận (CNSTT) của đương sự trong pháp luật TTDS vàthực trạng của các quy định này trong đời sống xã hội Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên

cứu làm rõ các quy định của pháp luật và thực tiễn của việc CNSTT của đương sự

cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này là một vấn đề cầnthiết

Vì vậy, tôi chọn đề tài “Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong to tungdan sự Việt Nam” dé làm luận văn thạc sĩ luật học của mình với mong muốn góp phanlàm sáng tỏ những van dé lý luận và thực tiễn về CNSTT của đương sự trong pháp luật

Trang 9

TTDS Việt Nam, trên cơ sở đó, góp phần hoàn thiện các quy định trong hệ thống phápluật TTDS Việt Nam nói chung và các quy định về CNSTT của đương sự nói riêng.

của Ngô Thị Hà năm 2015

Ngoài ra, còn có các bài viết đăng trên các tạp chí như: “Cần có hướng dan ápdung quy định về thời hạn ra quy định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự”của tác giả Nguyễn Thanh Trúc đăng trên Tạp chí kiểm sát số 3/2005; “Vé hiệu lực

của quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo quy định tại Điêu 220 Bộ

luật tố tung dân sự” của tác giả Đỗ Đức Anh Dũng đăng trên Tạp chí TAND số16/2006; “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự” của TS.Bùi Thị Huyền đăng trên Tạp chí Luật học số 8/2007; “Wớng mắc trong việc thi hànhquyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự” của tác giả Phạm Cao Khảiđăng trên Tạp chí TAND số 8/2010; “Thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuậncủa các đương sự như thé nao” của tác giả Lê Viết Tâm đăng trên Tạp chí dân chủ vàpháp luật số chuyên đề 4/2012

Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học pháp lýnào nghiên cứu một cách tập trung, đầy đủ và chi tiết về CNSTT của đương sự trongpháp luật TTDS Việt Nam và việc thực hiện các quy định của pháp luật về vấn đề nàytrong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận vàthực tiễn áp dụng pháp luật TTDS về CNSTT của các đương sự, đánh giá thực

trạng pháp luật hiện hành về vân đê này, trên cơ sở đó đê xuât một sô kiên nghị

Trang 10

nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật TTDS về CNSTT

của đương sự.

Với mục đích đó, nhiệm vụ chủ yếu của luận văn là:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về CNSTT của đương sự như: Khái niệm,đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở của việc quy định CNSTT của đương sự trong TTDS,các yếu tố ảnh hưởng đến việc CNSTT của đương sự trong pháp luật TTDS và lược

sử hình thành và phát triển của pháp luật TTDS về CNSTT của đương sự

- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về CNSTT

của đương sự và thực trạng áp dụng các quy định đó trong thực tế

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật

TTDS về CNSTT của đương sự

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

Vấn đề CNSTT của đương sự trong TTDS bao gồm việc Tòa án CNSTT củađương sự trong quá trình giải quyết các VVDS và CNSTT của đương sự trong quá

trình THADS Tuy nhiên, trong luận văn này, tac gia chỉ nghiên cứu CNSTT của

đương sự trong quá trình giải quyết VVDS tại Tòa án, gồm việc dân sự và vụ án

dân sự Vấn đề CNSTT của đương ở giai đoạn THADS tác giả xin được tiếp tục

nghiên cứu trong các công trình khoa học tiếp theo

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác — Lénin

về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách tưpháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Bên cạnh đó, luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa họcchuyên ngành như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp

và sử dụng các kết quả thống kê của ngành Tòa án để làm sáng tỏ vấn đề nghiên

cứu của luận văn.

6 CƠ CAU CUA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về CNSTT của đương sự trong TTDS

Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành

Trang 11

Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện và bảo đảm thực hiện

quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về CNSTT của đương sự

Trang 12

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CÔNG NHAN SỰ THOA THUẬN CUA

DUONG SU TRONG TO TUNG DAN SU

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC DIEM VA Ý NGHĨA CUA CONG NHAN SỰ THỎATHUAN CUA DUONG SỰ TRONG TO TUNG DAN SỰ

1.1.1 Khái niệm công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân

sự

1.1.1.I Khái niệm thỏa thuận của đương sự trong to tụng dân sự

Quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự là vẫn đề nhân quyền đã và đangđược đặt ra với mỗi quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, quyền và lợi ích hợp pháp củacác chủ thé nếu chỉ được công nhận bởi pháp luật mà không có cơ chế bảo vệ chúng

trong trường hợp bị xâm phạm thì việc ghi nhận đó chỉ là vô nghĩa Đúng như ông

Nguyễn Huy Dau đã nói: “Một quyền lợi được luật pháp công nhận nhiễu khi không

du dam bảo cho người có chủ quyền hưởng dụng: quyên lợi có thé bị phủ nhận, bị xâmphạm” [9, tr.3] Do đó, cần phải có cơ chế thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp khi quyền này bị xâm phạm hoặc tranh chấp Theo đó, dé bảo vệ quyên, lợi ích

hợp pháp của minh, con người có quyên thực hiện các biện pháp khác nhau dé bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp như tự giải quyết, yêu cầu Tòa án hoặc các cơ quan nhànước có thâm quyền khác bảo vệ Trong các biện pháp này thì việc giải quyết tranhchấp, mâu thuẫn bằng con đường thỏa thuận thường được các chủ thể lựa chọn ápdụng vi tinh dé sử dụng, chi phí thấp, giải quyết tranh chấp trong thời gian ngắn, cácbên được tiếp cận công lý một cách nhanh nhất và họ được quyền tự quyết định việcgiải quyết mâu thuẫn, tranh chấp của mình mà không cần phải nhờ đến Tòa án giảiquyết băng việc mở phiên tòa

Hiện nay, ở các nước trên thế giới hầu hết đều thừa nhận thỏa thuận là mộttrong các phương thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn Việc thỏa thuận này có thé

được thực hiện thông qua việc tự thỏa thuận giữa các đương sự, hòa giải do người thứ

ba tiễn hành hoặc hòa giải do Tòa án tiến hành Chang hạn như ở Mỹ, trước khi cácđương sự khởi kiện đến Tòa án thì các bên gặp nhau dé trao đổi, thỏa thuận trước khinộp bat cứ, tài liệu gì cho Tòa án Sau khi các bên gặp nhau mà vẫn không thỏa thuận

Trang 13

được thì họ vẫn có thể nhờ sự giúp đỡ của người thứ ba không phải là nhân viên củaTòa án (bạn bè, người thân, luật sư ) Nếu các bên đạt được thỏa thuận thì các bên sẽ

tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó Ngoài ra, ở Mỹ việc thỏa thuận của các đương sự

còn thông qua một con đường hòa giải chính thức được tiến hành bởi các trọng tài viên

hoặc hòa giải viên (không phải là nhân viên của Tòa án) Việc thỏa thuận thông qua

hòa giải chính thức có thể là bắt buộc hoặc không bắt buộc Đối với việc hòa giảithông qua các trọng tài viên thì các bên có thể chọn cho mình 1 trọng tài viên và các

trọng tài viên này chọn trọng tài viên thứ ba Các trọng tài viên này sẽ nghe các đương

sự trình bày và ra phán quyết về vụ kiện Còn việc hòa giải thông qua các hòa giải viênthì các hòa giải viên gặp cả 2 bên đương sự dé xác định tư cách pháp lý của họ trong

vụ kiện hoặc hòa giải viên sẽ gặp 1 bên đương sự trước đề tìm hiểu chính xác yêu cầu

cụ thé của bên đương sự đó là gì Sau đó, hòa giải viên tiến hành tương tự đối với bênđương sự còn lại Hòa giải viên là cầu nối, trung gian giữa 2 bên để giải quyết vụ kiện.Chỉ có hòa giải viên mới biết được thực chất mỗi bên đương sự yêu cầu cụ thể như thếnào Trên cơ sở đó họ sẽ thuyết phục các bên đương sự chấp nhận phương án mà họđưa ra dé tiến tới một giải pháp chung cho vụ kiện mà cả hai bên đương sự đều đồng ý[34 tr.13,14,15, 23] Sở đĩ ở Mỹ hay các nước theo truyền thống pháp luật án lệ, cácthâm phán không tiến hành hòa giải mà Tòa án chuyên vụ việc cho hòa giải viên ngoàiTòa án tiễn hành Bởi vi, mô hình nay (i) tiết kiệm được thời gian mà lẽ ra thẩm phánhoặc cán bộ tòa án phải dành ra dé hòa giải vụ việc Hệ thong nay co thé van hanh kha

độc lập Vi thế, mô hình này tối ưu hóa các nguồn lực của Tòa án; (ii) thường tạo cho

các bên cơ hội để lựa chọn hòa giải viên cho mình với những kỹ năng và kiến thứcchuyên môn mà họ tin rằng có ích nhất cho mâu thuẫn của ho; (iii) nếu các hòa giảiviên được đãi ngộ hợp lý, họ rất có thé có động lực dé dành cho các bên đủ thời gian

dé hòa giải thấu đáo và có được giải pháp công bang dựa trên nguyên tắc [42, tr.8, 9]

Ở Cộng hòa Pháp, khi các đương sự đã khởi kiện ra Tòa án thì việc thỏa thuậncủa các bên đương sự được thực hiện thông qua việc các bên tự hòa giải, thâm phántiên hành hòa giải[20, tr.3], hòa giải do người thứ ba tiến hành do thẩm phán Tòa sơthâm thẩm quyền hẹp ủy quyền hòa giải cho người thứ ba [19, tr.16] Ngoài ra, khichưa khởi kiện ra Tòa án thì các bên có thể thương lượng và yêu cầu Tòa án công nhậnkết quả thương lượng giữa các bên [19, tr.17] hoặc các bên có thể yêu cầu CNSTT đốivới VDS như yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Điều 1099 BLTTDS Cộng hòa

Trang 14

Pháp) [18] Như vậy, khác với các nước theo truyền thống pháp luật án lệ thì Cộng hòaPháp hay các nước theo truyền thống pháp luật dân sự lại sử dụng mô hình thâm phántiễn hành hòa giải Bởi vì, vai trò của thâm phán thường bao gồm việc nỗ lực giúp cácbên giải quyết van dé của họ đồng thời hòa giải tại tòa cho phép Tòa án có sự kiểmsoát mạnh hơn và giám sát trực tiếp toàn bộ quá trình để bảo đảm rằng mỗi vụ việc đềuđược giải quyết nhanh chóng, phù hợp, với chất lượng hòa giải chấp nhận được [42,

tr.7, 8].

Nhu vậy, dù thỏa thuận giữa các đương sự trong VVDS đạt được bằng cach nàothì đó không chỉ là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả mà còn là một biệnpháp hàn gắn vết thương thay vi cắt bỏ vết thương [19, tr.15] Theo đó, các cá nhân vàdoanh nghiệp quen với việc sử dụng hòa giải ngay khi bắt đầu có mâu thuẫn, thậm chítrước khi xem xét thủ tục tố tụng Điều này giúp tránh được những vụ việc không cầnthiết phải đưa ra khiếu kiện tại Tòa án[42, tr.3] Thậm chí khi các bên đưa vụ kiện raTòa án thì các bên vẫn có thê thỏa thuận dé giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn của minh.Vậy dé có thé hiểu được thé nào là thỏa thuận của đương sự trong TTDS thì trước tiêncần phải làm rõ thuật ngữ “77DS” và “đương sự”

Về mặt thuật ngữ, theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh: "tố tung" là việcthưa kiện (procès), "tố tụng pháp lý" là việc pháp luật quy định những thủ tục về cách

tố tung (code đeprocédure)"[1, tr.302] Sách Tiếng nói nôm na của Lê Gia[10, 1028] giải thích chi tiết hơn: "Tố tụng" là vạch tội và đưa ra cửa công dé phân giảiphải trái do chữ "tố" là vạch tội; chữ "tung" là thưa kiện ở cửa công để xin phân phảitrái" Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì "Tố tung" là việc thưa kiện ở Toa án

tr.1027-TTDS được ghép hai từ “tố tụng” và “dân sự” “Tố tụng” là một thuật ngữ cónguồn gốc từ tiếng La tinh (procedere), được hiểu là một đường lối phải tuân theo dé

đi đến chỗ thắng kiện Ngoài ra, còn có một thuật ngữ khác tương đương với thuật ngữ

“tố tụng” là thuật ngữ “thủ tục”, có nguồn sốc từ tiếng Nhật Ban, được hiểu là một théthức phải làm dé đạt được một kết quả nhất định [9, tr.3,4] Ở các nước trên thế gidi,chăng hạn như Anh thì các nhà nghiên cứu luật học quan niệm tổ tung (procedure) lànhững bước tiến hành mang tính hình thức mà thông qua đó vụ kiện được giải quyết.Các nhà nghiên cứu của Pháp thì cho rằng tố tụng là toàn bộ những thể thức phải theo

dé đệ trình một yêu cầu trước Thâm phán [2, tr.11] Như vậy, có thê thay đa số cácnước đều thừa nhận TTDS là trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để Tòa án giải

Trang 15

Ở Việt Nam, về nội hàm của khái niệm TTDS vẫn còn có những ý kiến trái ngượcnhau Ý kiến thứ nhất cho rang THADS là một hoạt động của TTDS [36, tr.1 1] Ý kiến thứhai cho rằng THADS là một dạng của hoạt động hành chính bởi THADS là hoạt độngmang tính điều hành và chấp hành mà điều hành và chấp hành là đặc trưng của hoạt

động hành chính Mặt khác, THADS ở nước ta lại không do Tòa án - cơ quan tư pháp

tổ chức Y kiến thứ ba cho rang thi hành án là dạng hoạt động hành chính - tư pháp vìTHADS là hoạt động mang tính điều hành và chấp hành quyết định của Tòa án - cơ

quan tư phap[37, tr L0].

THADS không phải là hoạt động hành chính bởi vì bản chất của thi hành án làmột dạng của hoạt động chấp hành nhưng là chấp hành phán quyết của cơ quan xét xửvới các cách thức và biện pháp khác nhau nhằm buộc người có nghĩa vụ được xác địnhtrong bản án, quyết định của Tòa án phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình Mụcđích cuối cùng của THADS là bảo đảm cho các quyết định của Tòa án được ghi trongbản án, quyết định được thực thi trong thực tế chứ không phải là ra văn bản áp dụngpháp luật hoặc quyết định có tính điều hành — nét đặc trưng của hoạt động hành chính.Mặt khác, tính chất chấp hành không chỉ là yêu cầu trong hoạt động THADS mà còn làyêu cầu bắt buộc trong các giai đoạn tô tụng trước đó với ý nghĩa cao nhất là chấp

hành các quy định của pháp luật Bản thân các quy định của pháp luật được Nhà nước

ban hành đã có tình bắt buộc chung mà mọi người phải tôn trọng thực hiện Ngoài ra,

THADS không phải là hoạt động TTDS, nó có những đặc trưng khác biệt với hoạt

động giải quyết VVDS của Tòa án Nếu hoạt động xét xử VVDS của Tòa án nham giải

quyết VVDS, xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên đương sự thì hoạt động

THADS của các cơ quan thi hành án không nhằm giải quyết về nội dung vụ việc,không xét xử lại VVDS, mà áp dụng các biện pháp cần thiết tổ chức và thi hành bản

án, quyết định dân sự của Tòa án Do đó, mục đích của hoạt động THADS không phải

là ra các quyết định giải quyết về nội dung VVDS mà là làm cho các bản án, quyếtđịnh của Tòa án được thực thi trên thực tế Như vậy, THADS có sự độc lập tương đốivới việc giải quyết VVDS của Tòa án nên không được coi là một giai đoạn của TTDS.Hay nói cách khác, TTDS là trình tự, thủ tục được pháp luật quy định dé Tòa án giảiquyết VVDS do các cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật yêu cầu.Trinh tự, thủ tục đó bao gồm: khởi kiện, yêu cầu và thụ lý giải quyết VVDS, lập hồ sơ

Trang 16

VVDS, hòa giải VVDS, xét xử VVDS theo thủ tục sơ thâm, phúc thâm, xét lại bản án,quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thâm, tái thẩm [2,

tr.12].

Mục đích của TTDS là giải quyết khách quan, công bằng va đúng pháp luật cácVVDS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thé Tham gia vào quá trình giảiquyết VVDS tại Tòa án có rất nhiều các chủ thé khác nhau Ngoài Tòa án và Việnkiểm sát còn có các chủ thé khác tham gia tố tụng dé bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa mình, của người khác hoặc hỗ trợ Tòa án trong việc giải quyết VVDS Dé thực

hiện được mục đích của TTDS, pháp luật TTDS phải quy định rõ địa vị pháp lý của

các chủ thé cũng như quyền và nghĩa vụ của họ trong TTDS Trong đó, đương sự làmột trong những chủ thé không thé thiếu trong quá trình Tòa án giải quyết VVDS,đương sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong TTDS, bởi vì quyền và lợi ích của họ lànguyên nhân và mục đích của quá trình tố tụng

Về mặt thuật ngữ, đương sự là “øgười là đối tượng trực tiếp của một việc dangphải giải quyết” [41, tr.681] Trong cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt, đương sự lại đượcđịnh nghĩa là “#gười có liên quan trực tiếp tới một việc ” [14 tr.232] Như vậy, đương sự

có thê hiểu một cách chung nhất là người có liên quan trực tiếp đến một vụ việc nào đó xảy

ra đang được đưa ra xem xét, giải quyết trong cuộc sống

Về mặt pháp lý, theo Từ điển Luật học năm 2006 thì “Đương sự là cá nhân, phápnhân tham gia TTDS với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyên lợi,

nghĩa vụ liên quan Đương sự là một trong các nhóm người tham gia TTDS tại TAND

trong các vụ kiện về dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân gia đình và lao động”[40, tr.278, 279] Theo Từ điển Luật học của Mỹ, đương sự được định nghĩa là “#„gưởiđưa ra hoặc chong lại người đưa ra việc kiện”[43, tr.515] Như vậy, đương su trongmột vụ việc là những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc đang được xem

XÉT, giải quyết Tùy thuộc vào tính chất của từng loại vụ việc được Tòa án giải quyết

mà có đương sự trong VVDS, đương sự trong vụ án hành chính và đương sự trong vụ

án hình sự Trong đó, đương sự trong VVDS“/à người tham gia to tụng để bảo vệquyên, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nướcthuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyên, nghĩa vụ liên quan đến VVDS’[38, tr.105].Các đương sự trong VVDS có thé là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức, tham gia tô tụngvới tư cách là nguyên don, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong

Trang 17

VADS; người yêu cau, người bị yêu cầu, người có liên quan trong VDS.

Về khái niệm thỏa thuận của các đương sự trong TTDS, dưới góc độ ngôn ngữhọc, theo Dai từ điển tiếng Việt “théa thuận” có nghĩa là “nhất trí, đồng ý với nhausau khi bàn bac”[41, tr.1578] Như vậy, theo nghĩa chung nhất thỏa thuận của cácđương sự trong TTDS là việc các bên đã thống nhất ý chí với nhau về việc giải quyếtVVDS sau khi đã bàn bạc, trao đôi Thỏa thuận cũng có nghĩa là sự nhất trí chung, théhiện ở việc không có sự đối lập hay mâu thuẫn nào giữa các bên liên quan đối với van

đề được thỏa thuận Thông qua thỏa thuận, mọi quan điểm của các bên đều phải đượcxem xét và dung hòa tất cả các tranh chấp Bên cạnh đó, các bên tự nguyện cùng nhauthực hiện nghĩa vụ mà họ đã thương lượng, thỏa thuận vì lợi ích của nhau Yếu tổ thỏa

thuận đã bao hàm cả yếu tố tự nguyện, tự định đoạt và sự thống nhất, đồng tình về mặt

ý chí giữa các bên.

Như vậy, thoa thuận của đương sự trong TTDS chính là sự tự nguyện thương

lượng, thông nhất về ý chí giữa các bên về việc giải quyết VVDS

1.1.1.2 Khái niệm công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tô tung dân

sự

Khi các bên đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết VVDS thì các bên

sẽ tự nguyện thực hiện thỏa thuận đã đạt được hay sự thỏa thuận này cần phải có sựcông nhận của Tòa án Ở Mỹ thì về nguyên tắc khi các bên tự thỏa thuận với nhau hay

người thứ ba đứng ra hòa giải (người thân, luật sư, bạn bè ) thì các bên sẽ tự nguyện

thực hiện thỏa thuận đó Còn nếu thỏa thuận giữa các đương sự đạt được thông qua cáctrọng tài viên, hòa giải viên (không phải nhân viên Tòa án) tiến hành hòa giải thì vìđây là các vụ việc mà Tòa án chuyên giao cho các hòa giải viên nên các quyết định củatrọng tài viên, hòa giải viên sẽ được Tòa án tôn trọng và phê chuẩn dé thi hành Tuynhiên, kết quả hòa giải thành sẽ không được Tòa án chấp nhận nếu nó xâm phạm đến

trật tự, lợi ích công cộng hay lợi ích của người khác và Tòa án sẽ xem xét lại thỏa

thuận đó từ dau[34, tr.14, 27, 28]

Còn theo quy định pháp luật TTDS của Cộng hòa Pháp thì trong suốt quá trình

tô tụng các bên có thê tự hòa giải với nhau hoặc theo sáng kiến của thâm phán Khi cácbên tự hòa giải thì các bên có quyền yêu cầu thâm phán ghi nhận sự hòa giải giữa cácbên Sự thỏa thuận do các bên tự hòa giải hay do thẩm phán tiến hành sẽ được thâmphán ghi nhận trong biên bản có chữ ký của thâm phán và các bên đương sự (Điều

Trang 18

127, 129, 130 BLTTDS Cộng hoa Phap)[18] Còn trong trường hợp khi vụ kiện được

giải quyết ở Tòa sơ thẩm thâm quyên hẹp thì thâm phán Tòa sơ thâm thâm quyền hep

ủy quyền hòa giải các bên cho một người thứ ba Có hai thủ tục hòa giải mà thâm phán

có thể tiến hành Đó là, trong phạm vi một quận, thâm phán Tòa sơ thâm thâm quyềnhẹp tự động chuyển mọi đơn khởi kiện mà mình nhận được cho hòa giải viên Hòa giảiviên triệu tập các bên Nếu hòa giải thành thì thâm phán công nhận kết quả hòa giải.Nếu hòa giải không thành thì thâm phán nhận lại vụ kiện để xét xử theo thâm quyềncủa mình Trong một Tòa án khác, hòa giải viên ngồi bên cạnh thẩm phán Khi các bênđồng ý với yêu cầu của thâm phán, hòa giải viên tiến hành hòa giải trong một phòngbên cạnh phòng xử án Nếu các bên thống nhất được với nhau thì sẽ quay trở lại gặpthâm phan dé thâm phán công nhận ngay lập tức kết quả hòa giải[19, tr.16, 17]

Như vậy, có thể nhận thấy rằng trong trường hợp khi các bên chưa khởi kiện raTòa án mà tự thỏa thuận được với nhau hoặc thỏa thuận do người thứ ba tiễn hành thìcác bên sẽ tự nguyện thực hiện thỏa thuận này Vấn đề đặt ra là sau khi đạt được thỏathuận thì một trong các bên thay đôi ý kiến không thực hiện thỏa thuận đó thì giảiquyết như thé nào? Tham phán Tòa sơ thâm thâm quyền rộng, Tòa án Quốc gia

Singapore - Dorcas Quek Anderson và trọng tài viên Singapore - Mr Lawrence Boo

đều cho răng do điều kiện dân trí và văn hóa pháp lý cao nên các bên khi đã đạt đượcthong nhất sau rất nhiều lần trao đổi, bàn bạc về hướng giải quyết vụ kiện thì họ rat ítkhi thay đôi Nếu một trong các bên thay đổi ý kiến thì có quyền yêu cầu Tòa án ralệnh buộc thực hiện kết quả hòa giải thành vì thỏa thuận của các bên có giá trị như hợpđồng và có hiệu lực bắt buộc các bên phải thực hiện' Còn trong trường hợp các bênđạt được thỏa thuận là do các hòa giải viên (không phải là thầm phán hoặc nhân viêntòa án) tiến hành (thường được các nước theo truyền thống pháp luật án lệ áp dụng như

Mỹ, Anh ) thì vì hòa giải viên là những người có kiến thức chuyên môn, kỹ năng hòagiải nhưng lại không phải là người đại diện cho cơ quan thực hiện quyền tư pháp nênkết quả hòa giải cần phải được Tòa án công nhận Còn trong trường hợp các bên đạtđược thỏa thuận là do các hòa giải viên (là các thâm phán chuyên hòa giải hoặc cán bộTòa án) tiến hành thì kết quả hòa giải thành được thực thi trực tiếp như các lệnh củaTòa Trong trường hợp khi vụ kiện đã được Tòa án thụ lý giải quyết thì các thâm phán

! Ý kiến phát biểu trực tiếp tại Hội thảo Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác trong hệ thống tư pháp

hiện đại, Hà Nội, ngày 9,10/4/215.

Trang 19

tổ chức hòa giải, kết quả hòa giải thành được thâm phán ghi nhận vào biên ban hòa

giải thành và có hiệu lực pháp luật ngay Như vậy, dù thỏa thuận của các đương sự đạt

được bằng phương thức nào, do ai tiến hành thì thỏa thuận đó vẫn cần được công nhậnbởi Tòa án dé đảm bao giá trị pháp lý của thỏa thuận giữa các bên đương sự

Về khái niệm CNSTT của các đương sự trong TTDS, theo Hán Việt Từ điển thì

“công nhận là ai nấy đều thừa nhận” [1, tr.120] Còn theo Từ điển Tiếng Việt, “côngnhận ” là sự thừa nhận trước mọi người một điều gì đó là phù hợp với sự thật, với lẽphải hoặc với thể lệ, luật phap[39, tr.202] Nhu vay, theo nghĩa chung nhất CNSTT

của đương sự trong TTDS là hoạt động của Toa án thừa nhận việc thương lượng,

thống nhất ý chí giữa các bên đương sự

Trong TTDS, việc CNSTT của đương sự là hoạt động của Tòa án thừa nhận việc

thương lượng, thống nhất ý chí của các bên đương sự trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì các đương sự tự thỏa thuậnđược với nhau và yêu cầu Tòa án CNSTT đó của đương sự

Thứ hai, sau khi các đương sự đã khởi kiện ra Tòa án thì các đương sự tự thỏa

thuận và yêu cầu Tòa án CNSTT đó hoặc đương sự hòa giải thành về việc giải quyết

VADS.

Như vậy, khái niệm “CNSTT của đương sự trong TTDS” có thể được hiểu nhưsau: “CNSTT cua đương sự trong TTDS là hoạt động của Toa án thừa nhận việc thốngnhất ý chí giữa các đương sự về việc giải quyết VVDS theo quy định của pháp luật

TTDS”.

1.1.2 Đặc điểm của công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong to tung

dân sự

- Chủ thể CNSTT của đương sự là Tòa án

Như đã phân tích ở phần 1.1.1.2 thì ở các nước nếu các đương sự đạt được thỏa

thuận là do các đương sự tự thỏa thuận được với nhau hay do người thứ ba hòa giải

hay do Tòa án tiến hành hòa giải thì việc CNSTT của các đương sự phải là Tòa án déđảm bảo giá trị pháp lý của thỏa thuận Ở Việt Nam, Điều 102 Hiến pháp năm 2013

quy định: “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

thực hiện quyền tư pháp” Như vậy, Tòa án là cơ quan có thâm quyền xét xử các vụviệc, trong đó có VVDS Do đó, nếu như các đương sự thỏa thuận được với nhau vềviệc giải quyết VVDS thì Tòa án (cụ thé là Tham phán hoặc HDXX) sẽ ra quyết định

Trang 20

CNSTT của các đương sự Cụ thể:

- Trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì các đương sự tự thỏa thuận được vớinhau và yêu cầu Tòa án CNSTT đó của đương sự Đây là những trường hợp mặc dù

các đương sự tự thỏa thuận được với nhau trước khi khởi kiện ra Tòa án nhưng việc tự

thỏa thuận này của các đương sự làm mất đi giá trị pháp lý của các quyết định trước đónên cần phải được Tòa án xem xét và công nhận Chăng hạn khi các đương sự thuậntình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì việc vợ chồng cùng nhauyêu cầu ly hôn sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng mà quan hệ nàyđược xác lập trên cơ sở đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có tham quyén Do đó,

để có cơ sở xóa tên vợ chồng trong số đăng ký kết hôn và thu hồi giấy đăng ký kết hônthì cần phải có quyết định công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tai

sản khi ly hôn của Tòa án Hoặc sau khi bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật, vì lợi ích

của con, người cha, người me có quyền thỏa thuận lại với nhau về việc thay đổi ngườitrực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nhưng việc thỏa thuận này làm quyết định giao concho một bên nuôi dưỡng trước đó không còn có hiệu lực nên thỏa thuận này cần phải

được Tòa án công nhận Hoặc trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ

hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuậnchấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận Bởi vì,

thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung làm cho bản án, quyết định

của Tòa án trước đó về chia tài sản chung giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhânkhông còn hiệu lực nên thỏa thuận này cũng cần phải được Tòa án công nhận Việccông nhận này của Tòa án được thực hiện theo thủ tục giải quyết VDS bởi giữa cácđương sự không có tranh chấp mà thỏa thuận cùng nhau yêu cầu Tòa án CNSTT

- Sau khi các đương sự đã khởi kiện ra Tòa án thì thẩm phán hay HDXX ra

quyết định tùy thuộc vào từng thời điểm các đương sự đạt được sự thỏa thuận Nếu các

đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị

xét xử sơ thâm, tức là trước thời điểm Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ

thâm thì thẩm quyền ra quyết định công nhận thuộc về thâm phán, bởi lúc này vụ ánđang do thâm phán phụ trách Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thâm mà

các đương sự thỏa thuận được với nhau thì việc thỏa thuận này phải được công nhận ở

tại phiên tòa và do HĐXX quyết định Bởi vì, mặc dù lúc này chưa mở phiên tòa

nhưng đã có quyết định đưa vu án ra xét xử nên khi các đương sự thỏa thuận được với

Trang 21

nhau mà thẩm phán ra quyết định CNSTT thì vụ án có hai quyết định Điều này làkhông hợp lý, nên việc CNSTT sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thâm phải

do HDXX công nhận Còn việc công nhận ở tại phiên tòa sơ thâm thì đương nhiên do

HDXX công nhận.

Ở thủ tục phúc thâm, giám đốc thẩm, tái thấm thi dù các đương sự có đạt được

sự thỏa thuận ở trước hay tại phiên tòa thì thâm quyền CNSTT của các đương sự vẫnphải thuộc về HĐXX phúc thâm hoặc Hội đồng giám đốc thâm, tái thâm Bởi vì, việcthỏa thuận của các đương sự ở thời điểm này dẫn đến Tòa án cấp phúc thâm, Tòa án cóthâm quyền giám đốc thẩm, tái thâm phải xem xét về số phận pháp lý của bản án sơthâm, phúc thâm nên thâm quyền công nhận phải thuộc về HĐXX

- Toa an CNSTT của các đương sự khi việc thỏa thuận cua các đương sự xuấtphát tự ý chí tự nguyện, nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cam của pháp luật và

không trai đạo duc xã hội.

Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, các đương sự được tự do lựa chọn cáchgiải quyết như tự thỏa thuận với nhau, hòa giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo

vệ quyền và lợi ich hợp pháp của mình Khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, cácđương sự vẫn có quyên tự định đoạt về tranh chấp của mình trong vụ án phù hợp với

quy định của pháp luật.

Đương sự là chủ thé của quan hệ pháp luật dân sự, do đó chỉ đương sự mới cóquyền tự mình, băng hành vi tố tụng của mình để tự thương lượng, thỏa thuận với nhauhoặc thông qua sự giúp đỡ của Tòa án dé thỏa thuận với nhau trong việc giải quyết vụ

án Việc thỏa thuận giữa các đương sự chỉ đạt được trên cơ sở thương lượng một cách

tự nguyện, trung thực, hop lý, hop tình và không một ai với bất kì một hình thức nàocưỡng ép, can thiệp vào việc thỏa thuận của các đương sự Tuy nhiên, không phải bat

cứ thỏa thuận nào của các đương sự cũng đều được Tòa án công nhận mà nội dung củathỏa thuận đó phải không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với dao đức

pháp luật Hay nói cách khác, Tòa án chỉ công nhận những thỏa thuận nào của các

đương sự xuất phát từ ý chí tự nguyện, nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cắm

pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

- Hình thức CNSTT của đương sự là bằng một quyết định hoặc một ban an.

Sự thỏa thuận của các đương sự có thể được Tòa án công nhận bằng một quyếtđịnh hoặc một bản án, tùy thuộc vào thời điểm mà Tòa án CNSTT của đương sự Cụ

Trang 22

+ Trước khi khởi kiện các đương sự tự thỏa thuận và yêu cầu Tòa án CNSTTthì như đã phân tích ở phần trên đây là một loại VDS nên Tòa án sẽ CNSTT bằng mộtquyết định

+ Khi các đương sự đã khởi kiện VADS ra Tòa án thì nếu Tòa án CNSTT củacác đương sự tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm, tức là thời điểm trước khi Tòa án

ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thâm phán ra quyết định CNSTT đó Khi đã mởphiên tòa sơ thâm và HĐXX tiến hành xét xử thì sự thỏa thuận của đương sự phảiđược công nhận bằng một bản án Việc CNSTT của các đương sự ở giai đoạn phúcthâm thì do HDXX phúc thâm ra quyết định công nhận bằng một bản án phúc thấm Ởthủ tục giám đốc thâm, tái thâm thì do hội đồng giám đốc thâm, tái thâm không xét xửnên việc CNSTT của đương sự bằng một quyết định

- Trinh tự, thủ tục CNSTT của đương sự phải tiễn hành theo quy định của pháp

luật TTDS.

Việc CNSTT của đương sự cũng như các thủ tục tố tụng khác đều được Tòa ántiễn hành trên cơ sở các quy định của pháp luật Việc quy định trình tự, thủ tục CNSTTcủa đương sự trong pháp luật TTDS nhằm đảm bảo sự khách quan, công bằng tronghoạt động tố tung của Tòa án cũng như đảm bảo sự bình dang giữa các đương sự trongquá trình giải quyết vụ việc Các quy định của pháp luật TTDS về trình tự, thủ tục

CNSTTT của đương sự là cơ sở dé Tòa án ra quyết định công nhận và bắt buộc Tòa án

phải tuân thủ những quy định đó Nhu vậy, việc CNSTT của đương sự cũng chỉ có hiệu lực pháp luật khi được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật TTDS quy định.

- Thời điểm Tòa án CNSTT của các đương sự là trước khi mở phiên tòa, phiên

họp hoặc tại phiên tòa, phiên họp.

Quyền tự định đoạt của đương sự có thể được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nàocủa quá trình tố tụng Do đó, đối với VADS, sự thỏa thuận của các đương sự có théđược thực hiện trước khi mở phiên tòa sơ thâm, tại phiên tòa sơ thâm, trước khi mởphiên tòa phúc thâm, tại phiên tòa phúc thâm hoặc ngay cả khi Tòa án xét lại bản án,

quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thâm, tái thâm Tuy nhiên,

nếu việc thỏa thuận của các đương sự đạt được do Tòa án tiễn hành hoạt động hòa giảithì việc CNSTT của các đương sự chỉ được thực hiện ở thời điểm trước khi mở phiên

Trang 23

tòa so thâm Bởi vi, xét xử sơ thâm là xét xử lần đầu đối với VADS nên pháp luật quyđịnh Tòa án có trách nhiệm hòa giải, giúp các bên hiểu rõ hơn quan hệ pháp luật đangtranh chấp và các quy định pháp luật để thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án,

qua đó tránh được tình trạng khiếu kiện kéo dài, giảm thiểu chi phí cho các bên tham

gia tố tung Còn các giai đoạn sau của quá trình tố tụng thì do các đương sự đã đượcTòa án tổ chức hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thâm nhưng không thành nên sau đóTòa án không tiến hành hòa giải nữa

Đối với trường hợp đương sự tự thỏa thuận trước khi khởi kiện và yêu cầu Tòa

án CNSTT thì về nguyên tắc do các đương sự không có tranh chấp nên Tòa án sẽ mởphiên họp để ra quyết định công nhận Tuy nhiên, đối với yêu cầu công nhận thuận

tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản thì trước khi mở phiên họp Tòa án van

tiến hành hòa giải Trong đời sống xã hội, quan hệ hôn nhân là yếu t6 cơ bản, đầu tiên

để bảo đảm sự tôn tại và phát triển của gia đình - tế bào của xã hội Việc ly hôn sẽ tácđộng tiêu cực đến các quan hệ xã hội khác như phân chia tài sản, nuôi dạy con cái Trong thực tiễn không phải mọi trường hợp thuận tinh ly hôn đều do “tinh trang tramtrọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được ”[L5]

mà có thé do mâu thuẫn nhất thời, do tự ái, hiểu lầm Việc giúp đương sự trong trườnghợp thuận tình ly hôn có cơ hội để khắc phục sai lầm, đoàn tụ với nhau, hàn gắn nhữngrạn nứt trong hôn nhân là một van đề nhân đạo sâu sắc Do đó, hòa giải khi vợ, chồng

có yêu cầu ly hôn là vô cùng cần thiết

- CNSTT của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay

Quyết định CNSTT của đương sự được ban hành dựa trên sự tự nguyện thỏa

thuận của các đương sự và được tiến hành theo thủ tục chặt chẽ của pháp luật Do đó,khi các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết VVDS thì thỏa thuậncủa các đương sự có hiệu lực ngay tại thời điểm các đương sự thỏa thuận Bởi vì “bảnchất các thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án là giao dichdân sự thông thường thì bản thán thỏa thuận đó có hiệu lực ngay tại thời điểm các bênthỏa thuận (được ghi nhận băng biên bản hòa giải thành) và có hiệu lực bắt buộc thựchiện đối với các bên, việc Tòa án ra quyết định CNSTT do vừa có tinh công chứng,vừa có tính cưỡng chế thi hành, nếu sau đó các bên không tự nguyện thi hành” [29,tr.49] Tuy nhiên, đề phòng tránh các sai lầm và vi phạm pháp luật có thé xảy ra, quyếtđịnh CNSTT của đương sự van có thé bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái

Trang 24

thâm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận trước đó của đương sự là do bị nhằm lẫn,lừa đối, de dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc xuất hiện tình tiết mới.

Như vậy, qua phân tích các đặc điểm của CNSTT của các đương sự trongTTDS, có thé thấy việc CNSTT của các đương sự trong TTDS ở Việt Nam có điểm

khác biệt cơ bản với hòa giải thành ngoài Tòa án (hòa giải thành ở cơ sở, hòa giải

thành tranh chấp lao động, hòa giải thành các tranh chấp thương mại, hòa giải thànhtranh chấp quyền sử dụng dat ) Do là, quyết định CNSTT của đương sự trong TTDS

có hiệu lực pháp luật ngay, còn kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không có giá trịpháp lý để cưỡng chế thi hành Hiện nay có quan điểm cho rang, cần quy định chặtchẽ điều kiện, thủ tục dé Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án nhằmnâng cao hiệu quả công tác hòa giải ngoài Tòa án, giảm bớt việc khởi kiện yêu cầuTòa án giải quyết[33, tr.17]

Đúng là việc công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án làm giảm bớt việckhởi kiện tại Tòa án nhưng hiện nay ở Việt Nam việc tiến hành hòa giải ngoài Tòa ánđược giao cho những người chưa có đủ tiêu chuẩn nhất định (tiêu chuẩn pháp lý, kỹnăng hòa giải, tiêu chuẩn đạo đức ) mà điều này thì các nước lại quy định rất cụ thénên hòa giải thành ngoài Tòa án có thể không chính xác thậm chí vi phạm điều cắmcủa pháp luật Do đó, Tòa án chưa thể công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án

được.

1.13 Ý nghĩa của công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tô tụng dân

sự

CNSTT của đương sự không chỉ có ý nghĩa trong đời sống xã hội mà còn có vị

trí quan trọng trong hoạt động tư pháp.

1.1.3.1 Ý nghĩa về chính trị - xã hội

Thứ nhất, việc CNSTT là phương thức giải quyết VVDS hiệu quả và bảo toàncác mối quan hệ giữa các đương sự

Trong nhiều thập kỷ qua hòa giải hay cụ thể hơn là sự thỏa thuận, thương lượng

đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, góp phần giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp,củng cô khối đoàn kết giữa các quốc gia nói chung và giữa cộng đồng của dân tộc ViệtNam nói riêng Việc CNSTT giúp các đương sự hiểu biết và thông cảm với nhau, gópphần khôi phục, duy trì mối quan hệ bình thường giữa các bên đương sự, hạn chế sự đối

đâu căng thăng cũng như mâu thuân giữa các bên, ngăn ngừa tội phạm có nguôn gôc từ

Trang 25

tranh chấp dân sự phát sinh Đúng như nguyên Chánh án Tòa án Tối cao Singapore

-Yong Pung How đã nhận xét: “hoa giải không phải như một phương tiện giúp giảm

lượng án ton dong mà như một cách tránh đối dau dé giải quyết mâu thuan nhằm duy trìcác mối quan hệ Trong một xã hội châu A bảo tôn các mỗi quan hệ thông qua xung đột

là một giá trị quan trọng” [42, tr 21] Ké cả khi các đương sự không hòa giải thành,thì việc thỏa thuận cũng giúp các đương sự kiềm chế mâu thuẫn và không làm tranhchấp phát triển phức tạp bởi trong thỏa thuận không có người thắng, người thua

Thứ hai, CNSTT của các đương sự là một trong những cách tốt nhất dé tangcường tiếp cận công ly

Trên thực tế, việc tiếp cận công lý của người dân còn vô cùng khó khăn Chính

vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra, các đương sự thường gặp trở ngại trong việc tự bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình Thông qua việc giải thích pháp luật của Tòa ántrong phiên hòa giải cũng như khi ra quyết định CNSTT của đương sự, các đương sự

sẽ hiểu được những quy định của pháp luật về van dé mà họ tranh chấp Từ đó, cácbên có thé hiểu và tự đưa ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp đúng với quyđịnh của pháp luật Việc các đương sự đạt được thỏa thuận đã mang lại nhiều lợi íchcho các bên như hiểu được các quy định của pháp luật, giải quyết được tranh chấpnhưng vẫn bảo tồn được mỗi quan hệ giữa các đương sự Hay nói cách khác các bênvẫn tiếp cận được công lý mà không cần Tòa án xét xử

Thứ ba, CNSTT của các đương sự còn góp phan nâng cao ý thức pháp luật của

các đương sự thông qua việc giải thích pháp luật của người thứ ba hoặc Toa an.

Trên thực tế, các đương sự phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn có thé là do họ không

có hiểu biết pháp luật Nhưng với sự giải thích pháp luật của Thâm phán thì các đương sự

đã hiểu bôn phận và trách nhiệm của mình, qua đó mà đạt được thỏa thuận với nhau Haynói cách khác thông qua việc Tòa án CNSTT của đương sự mà họ hiểu rõ các quy địnhpháp luật liên quan đến quan hệ tranh chấp, quyền và nghĩa vụ của mình cũng như từ đó

thực hiện những hành vi đúng với quy định của pháp luật.

Trang 26

phương thức dé thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó trên cơ sở thể hiện sự tự do ý chí,cam kết thỏa thuận giữa các chủ thể và khi có tranh chấp hoặc vi phạm xảy ra thì họcũng hoàn toàn có quyền quyết định việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mìnhthông qua việc thương lượng, thỏa thuận với nhau dé giải quyết tranh chấp hoặc quyếtđịnh có yêu cầu Tòa án giải quyết hay không? Trong trường hợp các đương sự lựachọn phương thức thương lượng, điều đình với nhau về việc giải quyết các tranh chấpchính là đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình, qua đó có thé bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ hai, CNSTT của các đương sự giúp Tòa án giải quyết nhanh chóng các

VVDS.

Trong trường hop các đương su tự thỏa thuận với nhau và hòa giải thành, việc

CNSTT của các đương sự giúp tiết kiệm nguồn lực cho Tòa án và toàn xã hội về thờigian, chi phí, nhân lực Nếu hòa giải thành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm thìTòa án không phải mở phiên tòa xét xử, do đó rút ngắn quá trình giải quyết vụ án,giảm bớt được một giai đoạn tố tụng kéo dải, tốn kém và hết sức phức tạp Bên cạnh

đó, các quyết định CNSTT của Tòa án thường được giải quyết dứt điểm nên việc khiếunại, kháng nghị quyết định CNSTT của các đương sự ít khi xảy ra Bên cạnh đó, nhiềutrường hợp các đương sự có sự thỏa thuận với nhau đã nhanh chóng khắc phục cácmâu thuẫn, bất đồng vốn có do tranh chấp gây ra, đồng thời thúc đầu giao lưu dân sựtiếp tục phát triển Bên cạnh đó, nếu hòa giải không thành thì Tòa án cũng có điều kiệnnắm vững nội dung vụ việc cũng như tâm tư, nguyện vọng của các đương sự dé xácđịnh đường lối xét xử đúng đắn trong quá trình giải quyết vụ việc, giúp cho hiệu quả

xét xử được nâng cao.

Thứ ba, việc CNSTT của các đương sự còn giảm ap lực công việc cho Toa an

Việc CNSTT của đương sự mang lại nhiều ý nghĩa trong hoạt động của Tòa án.Trong trường hợp hòa giải thành, Tòa án sẽ giảm bớt được nhiều thời gian, công sứccho việc giải quyết VVDS Nếu hòa giải thành trong thời gian chuẩn bị xét xử thì Tòa

án sẽ không phải mở phiên tòa sơ thẩm va không phải tiến hành các thủ tục xét xử tiếptheo mà nêu hòa giải không thành có thé sẽ phải thực hiện như xét xử phúc thâm, giámđốc thâm, tái thâm Mặt khác, nếu làm tốt công tác hòa giải thì không chỉ số lượng xét

xử của Tòa án cấp sơ thẩm giảm xuống mà số lượng án ở Tòa án cấp phúc thâm cũng

giảm một cách rõ rệt, hệ quả lả hiệu quả xét xử sẽ được nâng cao Điêu này sẽ không

Trang 27

chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường uy tín

của cơ quan xét xử nói riêng cũng như cơ quan nhà nước nói chung.

Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án cũng có điều kiện nắm vữngnội dung tranh chấp, tâm tư, nguyện vọng của đương sự dé xác định đường lối xét xửđúng đắn trong quá trình giải quyết vụ án

1.2 CƠ SỞ CUA VIỆC QUY ĐỊNH CÔNG NHAN SỰ THỎA THUẬN CUACAC DUONG SỰ TRONG TO TUNG DAN SỰ

1.2.1 Xuất phát từ bản chất của quan hệ pháp luật dân sự

BLTTDS xây dựng các quy định về CNSTT của đương sự trên cơ sở cácnguyên tắc trong giao lưu dân sự Bản chất của quan hệ pháp luật dân sự chính là sự tự

do thương lượng, thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của họ,miễn là những thỏa thuận ấy không vi phạm điều cắm của pháp luật hoặc không tráivới đạo đức xã hội Khi có tranh chấp xảy ra, các bên tự do thương lượng, thỏa thuậnvới nhau dé tìm cách tự giải quyết mâu thuẫn hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết dé bảođảm quyền va lợi ích hợp pháp của mình Sự thỏa thuận giữa các bên nếu không viphạm những điều pháp luật cắm và trái với đạo đức xã hội thì cần được Nhà nước bảođảm và tôn trọng như một quyền chính đáng của đương sự Do đó, pháp luật TTDScần có những quy định về CNSTT của đương sự dé bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp

pháp của đương sự khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

1.2.2 Phù hợp với các quy định của pháp luật nội dung

Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh

doanh - thương mại, lao động, trong quy định của pháp luật nội dung có quy địnhvề

việc các đương sự được thỏa thuận, hòa giải với nhau.

Điều 4 BLDS năm 2005 đã đưa ra nguyên tắc cơ bản của luật dân sự đó lànguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận: “Quyên tự do cam kết, thỏa thuậntrong việc xác lập quyên, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏathuận đó không vi phạm điều cắm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.Trongquan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp dat, cám đoán,cưỡng ép, de doa, ngăn cản bên nào.Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắtbuộc thực hiện đối với cácbên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn

trọng "[3|.

Điều 12 BLDS năm 2005 còn ghi nhận hòa giải là một nguyên tắc cơ bản, theo

Trang 28

đó: “Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hop với quy dinhcua pháp

luật được khuyến khích Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùngvũ lực khi thamgia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dan sự "[3]

Luật Thương mại năm 2005 cũng ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏathuận trong hoạt động thương mai Điều 11 Luật thương mại quy định: “Các bên cóquyên tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuân phong mỹ tục

và đạo đức xã hội để xác lập các quyên và nghĩa vụ của các bên trong hoạt độngthương mại Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyên đó Trong quan hệ thương mại,

các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép,

de dọa, ngăn can bên nào ”[16].

Bộ luật lao động năm 2012 cũng đưa ra quy định tại Điều 7: “Quan hệ lao độnggiữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lậpqua đổi thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tac tự nguyện, thiện chí, bìnhdang, hop tác, tôn trọng quyên và lợi ich hợp pháp của nhau ”[4].Khi có tranh chấp laođộng xảy ra, Bộ luật lao động cũng đã có quy định về vẫn đề giải quyết tranh chấpthông qua hòa giải tại Mục 2 và Mục 3 từ Điều 200 đến Điều 206 Bộ luật lao động

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, LuậtHôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng

có quy định những vấn đề mà vợ chồng có thể được thỏa thuận với nhau như việcchiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 35); việc đưa tài sản chung vàokinh doanh (Điều 36); nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng (Điều 37); chia tài sảnchung trong thời ky hôn nhân ( Điều 38) Luật Hôn nhân và Gia đình cũng có quyđịnh về hòa giải khi vợ chồng ly hôn tại Điều 52 và Điều 54

Như vậy, các quy phạm pháp luật nội dung đều có quy định về việc thỏa thuậncủa các bên Do đó, luật TTDS là ngành luật hình thức cũng cần có quy định về hòagiải và CNSTT của các đương sự dé phù hợp với các quy định của pháp luật nội dung

1.2.3 Xuất phat từ thực tiễn hoạt động tố tụng dân sự

Tranh chấp phát sinh là một tất yêu khách quan của đời sống xã hội, tuy nhiên,tranh chấp dân sự không phải là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội như tội phạm tronglĩnh vực hình sự Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của công dân đối với pháp luật,đối với nhà nước, cho nên khi cá nhân, tô chức có hành vi vi phạm pháp luật hình sự(hành vi phạm tội) thì các cơ quan Nhà nước có thâm quyên sẽ tiến hành khởi tố, trừnhững trường hợp khởi tô theo yêu cầu của người bị hại Còn trách nhiệm dân sự là

Trang 29

trách nhiệm giữa các công dân với nhau trong quan hệ dân sự Do đó, khi xảy ra tranh

chấp thì trước tiên các bên có tự thỏa thuận với nhau để tìm ra phương hướng giảiquyết hoặc nhờ người thứ ba đứng làm trung gian hòa giải Hoặc khi các bên khởi kiệnyêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì vì những

lý do khách quan và chủ quan mà các đương sự muốn tự thương lượng, thỏa thuận vớinhau dé tìm cách giải quyết mâu thuẫn mà không cần có sự can thiệp của Tòa án Hoặc

có thé đo trình độ hiéu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, bởi vậy khi họ xảy ratranh chấp và khởi kiện ra Tòa án nhưng với sự giúp đỡ của Tòa án, các bên đã hiểu rõcác quy định của pháp luật, giải quyết được những vướng mắc của mình nên thỏathuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp Lúc này, pháp luật TTDS cần cóquy định về việc CNSTT của các đương sự

1.3 CÁC YEU TO ANH HUONG DEN VIỆC CÔNG NHAN SỰ THOATHUAN CUA DUONG SU TRONG TO TUNG DAN SỰ

Việc CNSTT cua đương sự trong TTDS phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,trong đó các quy định pháp luật TTDS về CNSTT của đương su, sự hiểu biết phápluật TTDS của đương sự về CNSTT và trình độ, năng lực của thâm phán là nhữngyếu tố tác động trực tiếp đến việc CNSTT của đương sự

1.3.1 Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về công nhận sự thỏa

thuận của các đương sự

Các quy phạm pháp luật TTDS điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quátrình Tòa án giải quyết VVDS, quy định trình tự, thủ tục khởi kiện, yêu cầu để Tòa

án giải quyết các VVDS Theo đó, các quy định pháp luật TTDS là công cụ pháp lýquan trọng cho các cá nhân, cơ quan, tô chức bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp

trước Tòa án, bảo đảm cho việc giải quyết VVDS được chính xác, đúng đắn Đồng

thời những quy định về vấn đề CNSTT của đương sự còn là căn cứ để Tòa án

CNSTT của đương sự Do đó, các quy định của pháp luật TTDS về CNSTT của cácđương sự cần phải thê hiện đầy đủ, rõ ràng về quyền thỏa thuận của đương sự cũngnhư về việc CNSTT của các đương sự cũng như phải bảo đảm cho các đương sựđược bình đăng với nhau trong việc thực hiện quyền thỏa thuận về việc giải quyếtVVDS Hon nữa, các quy định về CNSTT của đương sự phải thống nhất với cácquy định của pháp luật nội dung về CNSTT của các đương sự Nếu các quy định

Trang 30

của pháp luật TTDS về CNSTT của đương sự không day đủ, rõ ràng, minh bạch sẽlàm cho đương sự khó có thể thực hiện được việc thỏa thuận với nhau về việc giảiquyết VVDS cũng như gây khó khăn cho Tòa án trong việc CNSTT của đương sự.

1.3.2 Sự hiểu biết pháp luật tố tụng dân sự của đương sự về công nhận

sự thỏa thuận của đương sự

Việc đương sự hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật TTDS nói riêng vềCNSTT của các đương đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự đỉnhđoạt cũng như quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự Nếu các đương sự khônghiểu biết pháp luật về CNSTT của các đương sự thì nhiều khi đương sự khó có thê

đạt được thỏa thuận hoặc tuy có đạt được thỏa thuận thì thỏa thuận đó của các

đương sự có khi lại vi phạm điều cắm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội Chính

vì vậy, khi các đương sự hiểu biết pháp luật TTDS về CNSTT thì các đương sự dễ

dàng đạt được sự thỏa thuận cũng như thỏa thuận đó sẽ được Tòa án công nhận do

xuất phát từ ý chí tự nguyện, nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cắm phápluật hoặc trái đạo đức xã hội Hơn nữa, sự hiểu biết pháp luật của đương sự còngiúp đương sự xác định xem Tòa án ra quyết định CNSTT có đúng quy định của

pháp luật TTDS hay không?

1.3.3 Trình độ, năng lực chuyên môn của thẩm phán

CNSTT của đương sự là hoạt động do Tòa án tiễn hành, do vậy, không thêphủ nhận vai trò của các thâm phán Nếu thâm phán có trình độ chuyên môn hạnchế, không chủ động tìm hiểu nội dung vụ án cũng như các phương án để giảiquyết tranh chấp, mâu thuẫn của đương sự thì khi được giao giải quyết VVDS,

thâm phán sẽ bị lúng túng, không có được lòng tin của đương sự, không làm cho

các đương sự hiểu hết được những thuận lợi, khó khăn cũng như quyền và lợi íchcủa họ trong quá trình giải quyết VVDS Do đó, các đương sự không đưa ra thỏathuận được với nhau về giải quyết VVDS.Khi các thâm phán có trình độ và nănglực chuyên môn cao thì việc giải quyết các VVDS cũng như CNSTT của các đương

sự sẽ được tiễn hành nhanh chóng, đúng với những quy định của pháp luật, đồng

thời bảo đảm quyên và lợi ích của các đương sự.

Trang 31

1.4 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VA PHÁT TRIEN CUA PHÁP LUAT

TO TUNG DAN SU VE CÔNG NHAN SỰ THỎA THUAN CUA DUONG SỰTRONG TO TUNG DAN SU’

1.4.1 Giai doan tir nam 1945 đến năm 1989

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước mới được thành lập

nên ngay lập tức chúng ta chưa thể ban hành ngay được các văn bản pháp luật mới.Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời ngày 10 thang 10 năm 1945 quy định: “Chođến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệhiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tam thời giữ nguyên như cũ, nếu như nhữngluật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này ”[24] Như

vậy, việc CNSTT của đương sự ở thời kì này cơ bản vẫn áp dụng theo những quy định

Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa số 51 ngày 17

tháng 4 nam 1946 lại có quy định biên ban hòa giải thành chỉ có hiệu lực chứng thư:

“Ban tu pháp xã hòa giải tất cả các việc hộ và thương mại do các người đương sựmuốn mang ra trước ban tư pháp áy Biên bản hòa giải thành chỉ có hiệu lực chứngthư ”[26] và “khi nhận được đơn kiện về dân sự hay thương sự, ông Tham phán sơ cấpphải đòi hai bên đến để thử làm hòa giải Biên bản hòa giải có hiệu lực chứng

thư ”[26].

Đến năm 1950, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số85/SL về cải cách bộ máy tư pháp và Luật tố tụng Trong đó có quy định về việc hoagiải như sau: “TAND huyện họp thành Hội đông hòa giải dé thử hòa giải tat cả các vụkiện về dân sự và thương sự, kế cả các việc ly di, trừ những vụ kiện mà theo luật phápđương sự không có quyên diéu đình”, “Biên bản hòa giải thành là một công chínhchứng thư, có thể đem chấp hành ngay Tuy nhiên, cho đến lúc biên bản hòa giải đượcchấp hành xong, nếu Biện lý xét biên bản ay phạm trật tự chung thì có quyên yêu cauTòa án có thẩm quyên sửa đổi lại hoặc bác bỏ những diéu hai bên đã thỏa thuận, Hankháng cáo là 15 ngày tròn ké từ ngày phòng biện lý nhận được hòa giải thành "[21]

Trang 32

Như vậy, đặc trưng của pháp luật về CNSTT của đương sự trong giai đoạn này

là không ra quyết định CNSTT của đương sự mà chỉ lập biên bản hòa giải thành Biên

bản hòa giải thành do ban tư pháp xã lập chỉ có hiệu lực chứng thư, còn biên bản hòa

giải thành đo Tòa án lập là một công chính chứng thư, có thé đem ra chấp hành ngay

Do đất nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh và chia cắt, pháp luật chưa

có điều kiện để phát triển và hoàn thiện, cho nên những quy định về CNSTT củađương sự còn nhiều hạn chế Trong đó, bất cập lớn nhất chính là việc không ra quyết

định CNSTT của đương sự mà chỉ lập biên bản hòa giải thành dẫn tới việc hòa giải

không có hiệu lực thi hành bắt buộc đối với các bên đương sự cũng như nhiều trường

hợp Tòa án phải mở phiên tòa xét xử sau khi đã lập biên bản hòa giải thành do các bên

không tự nguyện thi hành thỏa thuận hay tự ý thay đôi những thỏa thuận đó Thêm vào

đó, chỉ có biện lý mới có quyền kháng cáo yêu cầu Tòa án sửa đổi hay bác bỏ thỏathuận giữa hai bên còn các đương sự không có quyên này, điều này đã hạn chế quyền

tự định đoạt của đương sự trong TTDS.

Khắc phục những bat cập này, Thông tư số 25/TATC ngày 30 tháng 11 năm 1974hướng dẫn việc hòa giải trong TTDS [35] đã đưa ra một số các quy định sau đây:

- Nếu hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành Sau đó TAND ramột quyết định công nhận hòa giải thành dé các thỏa thuận có giá trị chấp hành

- Nếu hòa giải không thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải không thành vàquyết định đưa vụ án ra xét xử

- Về hiệu lực của quyết định công nhận việc hòa giải thành, các quyết định côngnhận hòa giải thành đều có hiệu lực như bản án Đương sự, Viện kiểm sát có quyềnkháng cáo, kháng nghị Người đệ tam — người có quyền và nghĩa vụ liên quan — cóquyền chống quyết định công nhận của Tòa án cấp sơ thâm Nếu quyết định công nhậnviệc hòa giải thành đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì vụ kiện sẽ

được xét xử theo trình tự giám đốc thâm Đối với quyết định chưa có hiệu lực pháp

luật mà chỉ một mình người đệ tam chống quyết định thì trong thời hạn 30 ngày kê từkhi ra quyết định sơ thâm, Tòa án sẽ thụ lý đơn và giải quyết về khoản mà người đệtam chống quyết định

Như vậy, có thé thấy Thông tư 25/TATC ra đời đã đánh dau một bước pháttriển quan trọng trong chế định hòa giải nói chung và việc CNSTT của đương sự nóiriêng Thông tư đã có những quy định chỉ tiết về thủ tục, trình tự cũng như các phương

Trang 33

pháp hòa giải và CNSTT của đương sự, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho Tòa ánkhi tiến hành hòa giải, CNSTT cho các đương sự, góp phần giải quyết vụ án đạt hiệu

quả cao.

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 là giai đoạn đất nước ta dau tranh chốnggiặc ngoại xâm và giải phóng đất nước, đi lên xây dựng nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Do đó, những văn bản pháp luật thời kì này còn bộc lộ nhiềuhạn chế và không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của đời sông xã hội, đặc biệt là trongnhững quy định về hòa giải cũng như CNSTT của đương sự trong TTDS Tuy các quyđịnh về CNSTT của đương sự còn năm rải rác và có hiệu lực pháp lý không cao,nhưng đây là những quy định đóng vai trò là nền tảng để xây dựng và hoàn thiệnnhững quy định về CNSTT trong các văn bản pháp luật sau này

1.4.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

Ngày 29 tháng 12 năm 1989, PLTTGQCVADS được ban hành Đây là văn ban

pháp luật quy định cụ thể, chi tiết nhất về thủ tục giải quyết các VADS trong thời ki

nay Theo pháp lệnh, thủ tục hòa giải và việc CNSTT của đương sự được quy định tai

Điều 44 như sau: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải cómặt khi hòa giải Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về van dé phải giải quyết

trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành Bản sao biên bản này được gửi

ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung Nếu trongthời hạn mười lam ngày, kế từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà có đương sự thayđổi ý kiến hoặc Viện kiểm sát, tổ chức xã hội khởi kiện vi lợi ích chung phản đối sựthỏa thuận đó, thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử; nếu trong thời hạn đó không có sự thay

đôi ý kiến hoặc phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các

đương sự Quyết định này có hiệu lực pháp luật Nếu các đương sự không thỏa thuậnđược với nhau thì Tòa án lập biên bản hòa giải không thành để đưa vụ án ra xét xử.Nếu bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn văng mặt không có lý do

chính đáng thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

Có thể thấy, PLTTGQVADS ra đời đã có những quy định pháp luật về sự thỏa

thuận của đương sự mang tính hoàn thiện hơn so với Thông tư 25 của Tòa án tối cao

và các văn bản hướng dẫn ở thời kì trước Cụ thể, Pháp lệnh đã quy định thời hạn làmười lăm ngày để các đương sự, Viện kiểm sát, t6 chức xã hội khởi kiện về việc phảnđối sự thỏa thuận giữa các đương sự Nếu hết thời han này mà không có ai thay đôi ý

Trang 34

kiến và phản đối thì Tòa án mới ra quyết định CNSTT của các đương sự và lúc ấyquyết định này mới có hiệu lực Đây là điểm tiến bộ của PLTTGQVADS so với các

văn bản pháp luật trước đó.

Trong giai đoạn này, TANDTC và các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều vănbản hướng dẫn việc thực hiện các quy định trong PLTTGQVADS như Nghị quyết 03ngày 19 tháng 10 năm 1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định củaPLTTGQCVADS, Công văn số 124/KHXX ngày 31 tháng 10 năm 1997 củaTANDTC, Công văn số 34/KHXX ngày 21 tháng 04 năm 1988 của TANDTC trả lời

về TTDS Các văn bản này đều đưa ra các quy định về thủ tục tiến hành hòa giải,thành phần tham gia hòa giải, thời hạn để các đương sự xem xét lại thỏa thuận giữa cácbên và đều quy định quyết định CNSTT của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay

Bên cạnh đó, để giải quyết những vụ án trong lĩnh vực kinh tế và lao động,PLTTGQCVAKT và PLTTGQTCLĐ cũng đã được ban hành lần lượt vào năm 1989

và năm 1996 Hai pháp lệnh này đều có những quy định về CNSTT của đương sự

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004, thủ tục hòa giải và việcCNSTT của đương sự trong TTDS đã được quy định cu thé và chi tiết nhất về thủ tụctiễn hành hòa giải, thành phần tham gia hòa giải cũng như thời hạn thay đổi ý kiến hayphản đối thỏa thuận giữa các bên và hiệu lực của quyết định CNSTT của đương sự.PLTTGQVADS và các văn bản liên quan khác trong thời kì này đã góp phần đánh dấumột bước phát triển quan trọng trong chế định hòa giải và việc CNS TT của đương sự

trong pháp luật TTDS các giai đoạn sau nay.

1.4.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Qua các văn bản pháp luật quy định về hòa giải và sự thỏa thuận của các đương

sự đã nêu trên đây, có thê thay rang, việc CNSTT cua đương sự trong TTDS đã được

quy định trong một số văn bản Song các quy định này còn nằm rải rác, chưa mangtính hệ thống Do vậy, trước yêu cầu phát triển ngày càng cao của đời sống kinh tế xãhội, việc hoàn thiện hệ thông các quy định về hòa giải nói chung và việc CNSTT củađương sự trong TTDS nói riêng là một đòi hỏi cần thiết

Ngày 15 tháng 6 năm 2004, BLTTDS đã được Quốc hội thông qua Đây là sựkiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong pháp luật TTDS Việt Nam TrongBLTTDS năm 2004, các quy định về CNSTT của đương sự đã kế thừa những quy địnhtrong các văn bản pháp luật ở giai đoạn trước cũng như tiếp tục hoàn thiện và khắc

Trang 35

phục những hạn ché, bat cập của pháp luật khi quy định về van dé này BLTTDS cũng

đã thống nhất về trình tự và thủ tục hòa giải, CNSTT của đương sự trong các VVDS,hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động

Đặc biệt, BLTTDS năm 2004 đã có thêm các quy định về CNSTT của đương sựnhư nguyên tắc, thủ tục công nhận, hiệu lực pháp luật của quyết định CNSTT củađương sự Những quy định nay là cơ sở pháp lý quan trọng dé Tòa án tiến hành việc

CNSTT của đương sự trong các VVDS.

Lần đầu tiên, các yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi, chia tàisản, yêu cầu công nhận thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hônđược thực hiện theo thủ tục riêng là thủ tục giải quyết VDS Việc quy định này đã tạo

thuận lợi cho Tòa án trong việc CNSTT của các đương sự cũng như giúp cho sự thỏa

thuận của đương sự nhanh chóng được thực hiện trên thực té

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành BLTTDS trong may năm qua cho thay BLTTDS

đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác, chưa phùhợp hoặc không còn phù hợp, chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn nhiều cách hiểu khácnhau, chưa đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, chưa đáp ứng cácyêu cầu cam kết quốc tế song phương và đa phương Bên cạnh đó, một số van đề mới

phát sinh trong hoạt động TTDS nhưng BLTTDS năm 2004 lại chưa có quy định.

Những hạn ché, bất cập này đã gây khó khăn không nhỏ trong hoạt động tố tụng, làmảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động tố tụng; đồng thời chưa đáp ứng được đầy đủcác yêu cầu của nhiệm vụ tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích hợppháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức; đảm bảo trình tự

và thủ tục TTDS công khai, dân chủ, đơn giản, thuận lợi cho người tham gia tố tụng;

đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tô chức khi tham gia hoạt độngTTDS; bao đảm giải quyết các VVDS nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật

Khắc phục những bất cập và hạn chế này, ngày 29 tháng 3 năm 2011, Quốc hội

thông qua Luật sửa đôi, bố sung một số điều của BLTTDS Theo đó, một số quy địnhcủa BLTTDS được sửa đổi, bố sung rõ rang, chi tiết, chặt chẽ hơn như quy định vềthâm quyền của Tòa án, thành phần phiên hòa giải (Điều 184) và trình tự hòa giải(Điều 185a) Có thê thấy răng, Luật sửa đôi, bồ sung một số điều của BLTTDS ra đời

đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật TTDS nói chung và việc CNSTT củađương sự nói riêng, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân,

Trang 36

cơ quan, tô chức trong TTDS, đồng thời tạo điều kiện về cơ sở pháp ly dé Tòa án thực

hiện tôt công tác xét xử.

KET LUẬN CHUONG 1Việc nghiên cứu về lý luận CNSTT của đương sự trong TTDS là quan trong vacần thiết, giúp chúng ta có cái nhìn tong quát về van dé này Trong chương | của luậnvăn, tác giả đã phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc CNSTT của đương sựtrong TTDS, cơ sở của việc hình thành các quy định về CNSTT của đương sự cũngnhư khái quát quá trình hình thành và phát triển các quy định về CNSTT của đương sự

trong lịch sử pháp luật Việt Nam, thông qua đó, đưa ra những bình luận, đánh giá các

quy định của pháp luật về CNSTT của đương sự trong từng giai đoạn Những vấn đề

lý luận chung về CNSTT của đương sự đã tạo ra một nền tảng vững chắc dé tác giảtiếp tục đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực trạngviệc áp dụng các quy định về CNSTT của đương sự trong thực tiễn, từ đó đưa ranhững kiến nghị dé hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật ở các chương tiếp theo

của luận văn.

Trang 37

Chương 2

NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG DAN SUVIET NAM HIỆN HANH VE CÔNG NHAN SỰ THOA THUAN CUA

DUONG SU TRONG TO TUNG DAN SỰ

2.1 QUY ĐỊNH VE CONG NHAN SỰ THOA THUAN CUA CÁC ĐƯƠNG SUTRONG VU AN DAN SU

2.1.1 Nguyên tắc công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân

sự

Theo Khoản 2 Điều 5 BLTTDS thì các đương sự có quyền thỏa thuận với nhau

một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội [5] Bên cạnh đó, Khoản 2

Điều 180 BLTTDS khi quy định về nguyên tắc hòa giải cũng chỉ rõ việc hòa giải phải

tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe

doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của

mình và nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái

đạo đức xã hội Do đó, nguyên tắc CNSTT của đương sự là:

2.1.1.1 Nguyên tắc thỏa thuận phải xuất phát từ ý chí tự nguyện của các

đương sự

Khi giải quyết tranh chấp trong VADS, các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận

với nhau có nghĩa là các đương sự tự lựa chọn, quyết định giải quyết mâu thuẫn bằng

cách hòa giải và thương lượng với nhau Tự nguyện thỏa thuận còn thể hiện ở chỗ cácđương sự tự do về mặt ý chí và tự do bày tỏ ý chí về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình Chính vì vậy, nếu như các đương sự tiễn tới sự thỏa thuận về giải

quyết tranh chấp mà việc thỏa thuận nay lại do hành vi dùng vũ lực, bi de dọa dùng vũ

lực tác động đến ý chí chủ quan của đương sự buộc họ phải lựa chọn cách thức thỏathuận để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của mình thì

không được coi là tự nguyện thỏa thuận Hay nói cách khác Tòa án sẽ CNSTT của các

đương sự nếu sự thỏa thuận của các đương sự xuất phát từ ý chí tự nguyện

2.1.1.2 Nguyên tắc nội dung thỏa thuận của đương sự không trai pháp luật

và dao đức xã hội

Khi tiến hành CNSTT của đương sự thì theo quy định tại Điều 5, Điều 180,

Trang 38

Điều 220 và Điều 270 BLTTDS việc CNSTT không chi được Toa án tiến hành theo

đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định mà nội dung thỏa thuận giữa các đương

sự không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Sự tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắtbuộc trong đời sống xã hội cho nên mọi thỏa thuận trái pháp luật đều không có giá trịpháp lý Dao đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với ngườitrong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng, bởi vậy sự thỏa thuậncủa các đương sự không được trái với những chuẩn mực này

Tuy nhiên, điểm b khoản 1 Điều 122 BLDS quy định một trong những điềukiện dé giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật là: “Muc đích và nội dung của giao dịchkhông vi phạm điều cam của pháp luật và không trái đạo đức xã hội” Điều cam củapháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện nhữnghành vi nhất định Như vậy, giữa luật nội dung và luật tố tụng quy định không thốngnhất với nhau Sở di có sự không thống nhất như vậy là vì khi ban hành BLTTDS thìBLDS năm 1995 vẫn có hiệu lực nên Điều 5 BLTTDS được xây dựng dựa trên Điều

131 BLDS năm 1995 Theo Điều 131 BLDS năm 1995 thì một trong các điều kiện có

hiệu lực của giao dịch dân sự là: “Muc dich và nội dung của giao dich không trai pháp

luật và trai đạo duc xã hội” Ngày 1/1/2006, BLDS năm 1995 hết hiệu lực và BLDSnăm 2005 có hiệu lực Việc quy định không thống nhất như vậy sẽ rất khó khăn chođương sự trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như việc ra quyếtđịnh của Tòa án Như vậy, nếu theo quy định của Điều 5, Điều 220 BLTTDS thìđương sự sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình nhưng việc thực hiện

đó phải “không trái pháp luật”, nghĩa là đương sự chỉ được thỏa thuận đúng với quy

định của pháp luật Còn theo quy định của điểm b khoản 1 Điều 122 BLDS thì đương

sự có thê thỏa thuận tất cả những gì mà pháp luật không cắm Việc quy định như BLDS

là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 48-NQ/TW của BộChính trị về chất lượng xây dựng và hoàn thiện hệ thong pháp luật Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020[12,tr 23-29] Vì vậy, cần sửa đổi quy định trongkhoản 2 Điều 5 và Điều 220 BLTTDS mở rộng quyền thỏa thuận của đương sự cũng

như tạo ra sự phù hợp giữa luật TTDS với luật dân sự.

Trang 39

2.1.2 Quy định về phạm vi các vụ án mà Tòa án công nhận sự thỏa thuậncủa đương sự trong tố tụng dân sự

2.1.2.1 Đối với trường hợp Tòa án tiễn hành hòa giải thành giữa các đương

sự

Điều 180 BLTTDS quy định: "7rong trường hợp chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ

án, Tòa án tiến hành hòa giải dé các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết

vụ án, trừ những vu án không được hòa giải hoặc không tiễn hành hòa giải được".Như vậy, phạm vi những vụ án mà Tòa án tiễn hành hòa giải rất rộng bao gồm tất cảcác VADS chỉ trừ những vụ án không được hòa giải và vụ án không tiến hành hòa giảiđược còn lại khi giải quyết vụ án, Tòa án phải tiễn hành hòa giải Nếu các đương sựhòa giải thành và không có đương sự phản đối ý kiến trong thời hạn pháp luật quy địnhthì Tòa án ra quyết định CNSTT của các đương sự Vậy, những vu án nao thì Tòa ánkhông ra quyết định CNSTT của các đương sự?

Thứ nhất, những vụ án mà pháp luật cam không được tiến hành hòa giải thì cho

dù các đương sự có đạt được sự thỏa thuận thì Tòa án cũng không được CNSTT của

các đương sự Bởi vì, nếu Tòa án CNSTT của các đương sự thì sẽ trái với mục đích xét

xử các vụ án này.Theo quy định tại Điều 181 BLTTDS thì những VADS không đượchòa giải và Tòa án không được CNSTT của các đương sự bao gồm:

- Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước

- Những VADS phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP [31] thì đối với vụ ányêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là trường hợp tài sản củaNhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa

vụ dân sự, gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước đó có yêucầu đòi bồi thường Vì vậy, cần phân biệt như sau:

+ Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan, tô chức, đơn vị vũtrang quản lý, sử dụng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước thực hiệnquyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyên, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường

thiệt hại đến loại tài sản này, Tòa án không được hòa giải và không được ra quyết địnhCNSTT của đương sự.

+ Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp

nhà nước, góp vôn trong các doanh nghiệp liên doanh có vôn đâu tư của các chủ sở

Trang 40

hữu khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mà doanh nghiệp đượcquyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhànước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì khi có yêu cầu đòibồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Tòa án tiến hành hòa giải dé các bên đương sự thỏathuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung Trong trường hợp các bênhòa giải thành thì Tòa án ra quyết định CNSTT của các đương sự theo quy định pháp

luật.

Đối với trường hợp không được hòa giải là những vụ án phát sinh từ giao dịch

trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội là những trường hợp mà bản thân giao dịch dân

sự trước đó giữa các bên là các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện có hiệulực của giao dịch dân sự về nội dung và mục đích Đây là những giao dịch dân sự vôhiệu tuyệt đối Theo Điều 137 BLDS năm 2005 thi" giao dich dân sự vô hiệu khônglàm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyên, nghĩa vụ dân sự của các bên ké từ thời điểmxác lập; các bên khôi phục lại tình trạng ban đâu, hoàn trả cho nhau những gì đãnhận” Vì vậy, Tòa án không được CNSTT của đương sự đối với những vụ án này.Tuy nhiên, nếu các bên chỉ tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu

đó thì Tòa án vẫn phải tiễn hành hòa giải dé các đương sự thỏa thuận với nhau về việcgiải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó (Khoản 2 Điều 15 Nghị quyết số 05/NQ-HĐTP) Bởi sự thỏa thuận của các bên ở đây là việc thống nhất phương thức khôi phụclại tình trạng ban đầu của giao dịch dân sự hoặc phương án hoàn trả lại tài sản [13] Do

đó, nếu các bên đạt được sự thỏa thuận về giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô

hiệu thì Tòa án vẫn CNSTT này của các đương sự

Thứ hai, những vụ án mà Tòa án không thể CNSTT của các đương sự được.Theo quy định tại Điều 182 BLTTDS đó là các trường hợp đương sự không thể thamgia hòa giải được vì có lý do chính đáng; bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai

mà vẫn cô tinh văng mặt; đương sự là vợ chồng trong vụ án ly hôn mà một bên bị mất

năng lực hành vi dân sự Day là những trường hợp mà pháp luật quy định phải hòa giải

nhưng thực tế có những trở ngại khách quan, chủ quan dẫn đến Tòa án không hòa giảiđược và không thể CNSTT của các đương sự Sở dĩ những trường hợp này tòa án

không hòa giải được vì hòa giải là sự thỏa thuận của chính các đương sự, cho nên khi

tiến hành hòa giải nếu vắng mặt một bên đương sự hoặc một bên đương sự mat năng

lực hành vi dân sự mà quan hệ tranh châp là quan hệ găn liên với nhân thân của đương

Ngày đăng: 24/04/2024, 23:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w