1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá Luận Thủ Tục Giải Quyết Yêu Cầu Công Nhận Thuận Tình Ly Hôn, Thỏa Thuận Nuôi Con, Chia Tài Sản Khi Ly Hôn.doc

90 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thủ Tục Giải Quyết Yêu Cầu Công Nhận Thuận Tình Ly Hôn, Thỏa Thuận Nuôi Con, Chia Tài Sản Khi Ly Hôn
Tác giả Lê Thị Ngọc Hạnh
Người hướng dẫn Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, Thạc sĩ Lê Ngọc Anh
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 5,18 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, THỎA THUẬN NUÔI CON, (13)
    • 1.1. Khái quát về việc dân sự (13)
      • 1.1.1. Khái niệm việc dân sự (13)
      • 1.1.2. Đặc điểm việc dân sự (14)
    • 1.2. Khái quát về thủ tục giải quyết công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (15)
      • 1.2.1. Khái niệm thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (15)
      • 1.2.2. Đặc điểm của thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (17)
      • 1.2.3. Ý nghĩa của thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (21)
    • 1.3. Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ở một số quốc gia trên thế giới (22)
      • 1.3.1. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (22)
      • 1.3.2. Cộng hoà Phần Lan (Phần Lan) (24)
      • 1.3.3. Cộng hòa Pháp (Pháp) (26)
  • CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, THỎA THUẬN NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN (30)
    • 2.1. Thủ tục yêu cầu, nhận và xử lý đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình (31)
      • 2.1.1. Chủ thể có quyền yêu cầu (31)
      • 2.1.2. Đơn yêu cầu (32)
      • 2.1.3. Gửi đơn yêu cầu (34)
      • 2.1.4. Nhận và xử lý đơn yêu cầu (34)
    • 2.2. Hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án (36)
      • 2.2.1. Quyền được lựa chọn hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án (36)
      • 2.2.2. Lựa chọn hoặc chỉ định Hòa giải viên (37)
      • 2.2.3. Giai đoạn chuẩn bị hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án (39)
      • 2.2.4. Phiên hòa giải (39)
      • 2.2.5. Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải (40)
      • 2.2.6. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành (42)
      • 2.2.7. Xử lý chấm dứt hòa giải (44)
    • 2.3. Thụ lý đơn yêu cầu và chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo thủ tục sơ thẩm (44)
      • 2.3.1. Thụ lý đơn yêu cầu (44)
      • 2.3.2 Chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo thủ tục sơ thẩm (45)
  • CHƯƠNG 3. BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, THỎA THUẬN NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI (52)
    • 3.1. Về việc quy định nộp tiền lệ phí để thụ lý việc dân sự (52)
    • 3.2. Về trường hợp trả lại đơn yêu cầu (53)
    • 3.3. Về quy định thời hạn xem xét đơn yêu cầu để ra thông báo bổ sung đơn yêu cầu và để ra quyết định thụ lý việc dân sự (54)
    • 3.4. Về sự tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (55)
    • 3.5. Về việc trả lại lệ phí cho người yêu cầu trong trường hợp đình chỉ giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn (56)
    • 3.6. Về các trường hợp không tiến hành hòa giải được (58)
    • 3.7. Về việc chuyển sang giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự (61)
    • 3.8. Về khả năng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự (63)
    • 3.9. Một số kiến nghị khác (66)
  • PHỤ LỤC (76)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, THỎA THUẬN NUÔI CON,

Khái quát về việc dân sự

1.1.1 Khái niệm việc dân sự

“Việc dân sự” cùng với “vụ án dân sự” là đối tượng của quá trình tố tụng tại Tòa án Khái niệm việc dân sự được BLTTDS năm 2015 định nghĩa như sau: “việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động” (Điều

361 BLTTDS năm 2015) Khái niệm này cũng được thừa nhận và ghi nhận trong các giáo trình, cũng như các sách chuyên khảo, chẳng hạn như: Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 5 , Giáo trình Luật

Tố tụng dân sự của Trường Đại học Kinh tế - Luật 6

Yêu cầu về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn nếu được Tòa án thụ lý giải quyết là một việc dân sự Cả hai vợ chồng muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân và họ đã thống nhất được với nhau về việc giải quyết các vấn đề về con cái, tài sản khi ly hôn, và không có tranh chấp với nhau, họ chỉ yêu cầu Tòa án công nhận những vấn đề đã được thống nhất đó.

Thuật ngữ “việc dân sự” chỉ mới xuất hiện lần đầu tiên trong BLTTDS năm

2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 Trước đó, thủ tục tố tụng dân sự được điều chỉnh bởi một số các văn bản pháp luật như: Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước ngày 07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Pháp lệnh không số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/3/1994 về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế; Pháp lệnh số 48-L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/4/1996 về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật này không đề cập đến thuật ngữ “việc dân sự”, mọi tranh chấp, yêu cầu dân sự

5Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn Thị Hoài Phương, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, trang 487.

6Trường Đại học Kinh tế - Luật (2016), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 315.

7Nguyễn Thị Hoài Phương, tlđd (5), trang 18, 19.

68 TrườngHuỳnh QuangĐạihọThucKinhậ (2019),tế-Luậ“Yt(2016),êucầuGiáohủy phántrình qLuyậếttTtrốọtngụngtàidân-vsụựán,Nguydânễsnự Thhayị HviồệngcdânNhung,sự?”,NxbTạp Đạchíi Khoaọcquhốọcc giaphápThànhlý,sốph04(125)/2019,ốHồChíMinh,trangtrang25 -31537 khi được Tòa án giải quyết đều được gọi chung là “vụ án dân sự” và đều được giải quyết theo một thủ tục chung.

Kể từ khi xuất hiện thuật ngữ “việc dân sự” trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự được chia thành hai loại: thủ tục giải quyết vụ án dân sự (để giải quyết các tranh chấp dân sự) và thủ tục giải quyết việc dân sự (để giải quyết các yêu cầu dân sự).

Về khái niệm việc dân sự quy định tại Điều 361 BLTTDS năm 2015, theo quan điểm của tác giả, do yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh nhưng cũng có thể làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của người yêu cầu hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (ví dụ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là yêu cầu công nhận việc chấm dứt hôn nhân và các thỏa thuận của các đương sự, điều này có thể làm phát sinh quyền được chia tài sản khi ly hôn, quyền được nhận cấp dưỡng nuôi con, quyền được kết hôn nhưng đồng thời cũng chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng trong hôn nhân), vì vậy kiến nghị pháp luật nên có sự bổ sung thêm để khái niệm được hoàn chỉnh hơn, theo hướng quy định khái niệm “việc dân sự” như sau: Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

1.1.2 Đặc điểm việc dân sự

Mỗi một sự vật, hiện tượng xuất hiện trong đời sống xã hội đều có đặc điểm của nó, giúp con người nhận biết được sự vật hiện tượng đó và theo đó việc dân sự cũng có những đặc điểm của mình Dựa theo khái niệm của việc dân sự, có thể nhận thấy việc dân sự có một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, việc dân sự không có tranh chấp Tranh chấp ở đây được hiểu là tình trạng xung đột về lợi ích pháp lý giữa ít nhất từ hai chủ thể trở lên Đặc điểm không có tranh chấp là một đặc trưng của việc dân sự, thể hiện bản chất của việc dân sự Đặc điểm này giúp phân biệt việc dân sự với vụ án dân sự (vụ án dân sự là những tranh chấp phát sinh tại Tòa án nhân dân trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động 7 ) Trong vụ án dân sự, các đương sự có tranh chấp với nhau về quyền và nghĩa vụ còn trong việc dân sự thì không Điều này được lý giải bởi trong việc dân sự chỉ có một bên yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý hoặc một quyền nào đó, “mặc dù trong việc dân sự cũng có thể tồn tại nhiều chủ thể nhưng điều cốt yếu là giữa họ sẽ không có sự tranh chấp, mâu thuẫn về quyền và lợi ích” 8

Thứ hai, ở việc dân sự, các đương sự không có quyền lợi đối lập nhau. Đương sự trong việc dân sự bao gồm người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không có nguyên đơn, bị đơn Do quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc dân sự không đối lập nhau, không có ai tranh chấp với ai, không có ai bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp và đương sự chỉ yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý hay công nhận một quyền nào đó, nên chỉ có người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không có nguyên đơn, bị đơn.

Thứ ba, mục đích của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự là để được công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý hay một quyền nào đó, điều này khác với mục đích của vụ án là để giải quyết tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các đương sự Trong giải quyết việc dân sự, các vấn đề đã được đương sự thống nhất với nhau như yêu cầu về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hay thậm chí chỉ có một chủ thể đưa ra yêu cầu ví dụ yêu cầu tuyên bố một người mất tích, yêu cầu tuyên bố một người đã chết Do đó,đương sự chỉ đưa ra yêu cầu Tòa án công nhận các vấn đề các bên đã thống nhất từ trước hoặc công nhận một sự kiện pháp lý, công nhận quyền về dân sự theo quy định của pháp luật chứ không yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Khái quát về thủ tục giải quyết công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

1.2.1 Khái niệm thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Theo pháp luật Việt Nam, việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện ở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trong một số trường hợp) nơi cư trú của một trong hai bên nam nữ muốn kết hôn với nhau (khoản

7Nguyễn Thị Hoài Phương, tlđd (5), trang 18, 19.

8Huỳnh Quang Thuận (2019), “Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài - vụ án dân sự hay việc dân sự?”, Tạp chí

Khoa học pháp lý, số 04(125)/2019, trang 25-37.

1 Điều 17 và Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014) Tuy nhiên, việc chấm dứt quan hệ hôn nhân dù là thuận tình hay đơn phương ly hôn đều phải được quyết định bởi Tòa án Pháp luật Việt Nam quy định chỉ có Tòa án nhân dân mới có thẩm quyền ra quyết định/bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng Để giải quyết được ly hôn nói chung và yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn nói riêng, Tòa án phải tiến hành theo một cách thức, trình tự được pháp luật quy định, gọi là “thủ tục giải quyết”.

Về như thế nào là “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”, có thể giải thích như sau:

Về mặt quy định của pháp luật, “ly hôn” là việc chấm dứt quan hệ vợ, chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án (khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014) “Thuận tình ly hôn” là trường hợp hai bên vợ chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận ly hôn mà không có bất kỳ tranh chấp gì (Điều 55 Luật HN&GĐ

2014) “Cùng yêu cầu ly hôn” ở đây thể hiện bằng việc cả vợ và chồng cùng ký vào đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và nộp đơn cho Tòa án, và việc họ đã thỏa thuận được các vấn đề về con chung và chia tài sản chung cũng phải được thể hiện qua đơn yêu cầu này “Thuận tình ly hôn” phân biệt với “đơn phương ly hôn” (ly hôn theo yêu cầu của một bên).

“Thỏa thuận” chỉ hành động bàn bạc, trao đổi để đi đến thống nhất một vấn đề nào đó, là đồng ý với nhau về điều nào đó có quan hệ đến các bên, sau khi đã bàn bạc Theo đó, “thỏa thuận nuôi con” là sự nhất trí chung giữa hai vợ chồng về việc ai sẽ là người trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục con, sự nhất trí này đạt được thông qua một quá trình bàn bạc, trao đổi các quan điểm, các quan điểm này được vợ chồng xem xét và dung hòa rồi đi đến thống nhất, cả hai vợ chồng đều có ý định tự nguyện cùng thực hiện những điều mà họ đã thống nhất.

“Chia tài sản khi ly hôn” là việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hai bên vợ chồng yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình Tài sản chung của vợ, chồng được quy định theo Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 Cụm từ “chia tài sản khi ly hôn” trong trường hợp này không tách rời với từ “thỏa thuận”.

Từ việc phân tích nghĩa của các cụm từ như trên, có thể hiểu “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” là việc vợ chồng cùng nhau yêu cầu Tòa án có thẩm quyền công nhận việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình, trong đó, họ đã thỏa thuận được với nhau về vấn đề con chung

(nếu có) và thỏa thuận được về việc chia tài sản chung (nếu có) và yêu cầu Tòa án công nhận toàn bộ những sự thỏa thuận này.

Như vậy, thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn có thể hiểu là quá trình Tòa án áp dụng pháp luật vào việc xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng từ giai đoạn nhận đơn yêu cầu đến khi có quyết định có hiệu lực pháp luật giải quyết.

1.2.2 Đặc điểm của thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 29 BLTTDS năm 2015 Theo Điều 1 BLTTDS năm 2015, yêu cầu về hôn nhân và gia đình là một trong các loại việc dân sự, là việc vợ chồng không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý (chấm dứt quan hệ hôn nhân, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn) làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ hôn nhân và gia đình Do yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là việc dân sự nên thủ tục giải quyết yêu cầu này là một thủ tục giải quyết việc dân sự, theo đó, thủ tục này mang những đặc điểm chung của một thủ tục giải quyết việc dân sự Tuy nhiên đây cũng là một loại việc dân sự đặc biệt có một số đặc điểm riêng khác với các loại việc dân sự khác Các đặc điểm của loại việc này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, thành phần giải quyết việc dân sự công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo thủ tục tố tụng chỉ bao gồm một Thẩm phán và không bao gồm Hội thẩm nhân dân Đối với vụ án dân sự, thành phần giải quyết sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân (trừ thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự chỉ gồm một Thẩm phán tiến hành) hoặc trong trường hợp đặc biệt sẽ gồm hai Thẩm phán và ba Hội Thẩm nhân dân tham gia giải quyết.

Tuy nhiên, khác với thành phần giải quyết vụ án dân sự và thành phần giải quyết một số việc dân sự, thành phần giải quyết việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo thủ tục tố tụng chỉ bao gồm một Thẩm phán (theo quy định tại Chương V BLTTDS năm 2015, từ Điều 63 đến Điều 67) Sở dĩ có sự quy định khác biệt này là do các bên trong loại việc dân sự này là không có tranh chấp với nhau mà chỉ yêu cầu Tòa án xem xét công nhận những gì họ đã thống nhất, thỏa thuận trước đó Sự việc không quá phức tạp nên thủ tục giải quyết cũng không gây nhiều khó khăn cho Thẩm phán Bên cạnh đó, vai trò của Hội thẩm nhân nhân tham gia xét xử là để nêu ý kiến, quan điểm về tranh chấp dưới góc nhìn của nhân dân, đảm bảo sự hợp tình cho phán quyết của Tòa án Vai trò này của Hội thẩm nhân dân sẽ không được thể hiện quá nhiều do tính chất của việc dân sự như đã nêu là không có tranh chấp, đơn giản, các đương sự không mâu thuẫn, tranh giành quyền lợi lẫn nhau Vì vậy, không cần đến sự tham gia của nhiều Thẩm phán hay sự có mặt của Hội thẩm nhân dân Điều này giúp đơn giản hóa thủ tục tố tụng và nhằm tiết kiệm nguồn nhân lực để giải quyết các vụ việc khác phức tạp hơn.

Thứ hai, hòa giải là thủ tục bắt buộc Tòa án phải tiến hành khi thực hiện giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (trừ một số trường hợp không thể tiến hành hòa giải). Đối với việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo thủ tục tố tụng, trong thời hạn chuẩn bị xét yêu cầu, Thẩm phán được phân công giải quyết đơn yêu cầu cần phải tiến hành một thủ tục đặc biệt, được xem là đặc trưng của loại việc dân sự này, đó là thủ tục hòa giải. Khác với tất cả các việc dân sự khác, chỉ có thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mới có thủ tục hòa giải và đây là một thủ tục bắt buộc phải tiến hành (trừ những trường hợp không thể tiến hành hòa giải được) Hòa giải trong giải quyết việc dân sự công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được quy định tại khoản 2 Điều

Hòa giải theo một số từ điển nghĩa là giải quyết cho hòa thuận lại 9 , thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa 10 , dàn xếp để hai bên không xung đột nhau nữa 11 Theo Điều 1 BLTTDS năm 2015, yếu tố có tranh chấp được xem là một đặc trưng của vụ án dân sự, còn về việc dân sự thì chỉ là yêu cầu mà không có tranh chấp, vấn đề này cũng đã được nêu rõ tại Điều 361 BLTTDS năm 2015.Yêu cầu giải quyết công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là một việc dân sự, đã là việc dân sự thì không có tranh chấp, mà không có tranh chấp thì tại sao lại phải hòa giải trong khi như đã nêu

9Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên, trang 319.

10 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, trang

11393 Nguyễn Lân (2006), Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, trang 842. ởtrên, mục đích của hòa giải là để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn? Điều này có thể lý giải như sau:

Việc xác định yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là một loại việc dân sự là do xuất phát từ việc vợ chồng cùng nhau yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề khác để chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình, giữa vợ chồng không xảy ra bất kỳ tranh chấp nào về mặt yêu cầu ly hôn hay thỏa thuận các vấn đề về con cái, tài sản, tức là vợ chồng đã đạt được sự thống nhất Điều này hoàn toàn khác với việc chỉ một trong hai vợ chồng yêu cầu ly hôn còn người còn lại thì không hoặc cả hai vợ chồng đều yêu cầu ly hôn nhưng các vấn đề về con cái hay tài sản họ không thể thỏa thuận, thống nhất được, lúc này mới được coi là có yếu tố tranh chấp và sẽ giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.

Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ở một số quốc gia trên thế giới

1.3.1 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

Hiện nay, thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ở Trung Quốc được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2020 13 (được ban hành vào ngày 28/5/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, sau đây gọi là BLDS Trung Quốc). Trước đó, các thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1980, sửa đổi năm 2001 14 (sau đây gọi là Luật Hôn nhân Trung Quốc) Từ sau khi BLDS Trung Quốc có hiệu lực, thủ tục giải quyết công nhận thuận tình ly hôn được điều chỉnh bởi BLDS này, Luật Hôn nhân Trung Quốc hết hiệu lực thi hành (theo Điều 1260 BLDS Trung Quốc).

Thủ tục giải quyết loại việc này quy định tại Chương IV, Phần năm, BLDS Trung Quốc (ở Điều 1076, Điều 1077, Điều 1078) Cả BLDS Trung Quốc và Luật Hôn nhân Trung Quốc trước đây (ở Điều 31, chương IV) đều có quy định: nếu cả hai vợ chồng kết hôn hợp pháp muốn thuận tình ly hôn mà đã thỏa thuận được các vấn đề về quyền nuôi con, chia tài sản gia đình, phân chia các khoản nợ thì sẽ được giải quyết cho ly hôn theo thủ tục hành chính (không thông qua Tòa án như ở Việt Nam) Theo đó, hai vợ chồng phải tiến hành lập thỏa thuận thuận tình ly hôn bằng văn bản và nộp hồ sơ đăng ký ly hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn Nếu xét thấy việc ly hôn là tự nguyện và hai bên đã thỏa thuận được với nhau về các vấn đề như cấp dưỡng nuôi con, phân chia tài sản, nợ nần thì cơ quan đăng ký kết hôn sẽ thu hồi giấy chứng nhận kết hôn và cấp giấy chứng nhận ly hôn cho hai vợ, chồng và lập hồ sơ lưu trữ dưới dạng điện tử.

Tuy nhiên, từ ngày BLDS Trung Quốc có hiệu lực, thủ tục này có sự thay đổi. Theo đó, khi vợ chồng nộp văn bản thỏa thuận của họ đến cơ quan đăng ký kết hôn, cơ quan này sẽ tiếp nhận nhưng không giải quyết ngay như trước mà vợ chồng phải trải qua một khoảng thời gian chờ đợi 30 ngày (kể từ ngày cơ quan đăng ký kết hôn nhận được hồ sơ đăng ký ly hôn) Nếu trong 30 ngày này mà ít nhất một trong hai bên vợ chồng rút khỏi thỏa thuận ly hôn (bằng cách xuất trình giấy tờ tùy thân hợp lệ và phiếu giao nhận, rút hồ sơ đăng ký ly hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn 15 ) thì coi như yêu cầu công nhận ly hôn bị hủy bỏ Nếu không có ai rút khỏi thỏa thuận,

13 “ 中 中 中 中 中 中 中 中 中 中 ” (“Bộ luật dân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”), http://www.npc.gov.cn/npc/c30834/202006/75ba6483b8344591abd07917e1d25cc8.shtml , truy cập ngày 05/7/2021.

14 “中中中中中中中中中中中2001 中中中中中 ” (“Luật Hôn nhân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sửa đổi năm 2001)”), http://www.gd.gov.cn/zwgk/wjk/zcfgk/content/post_2532188.html , truy cập ngày 05/7/2021.

15 “Ministry of Civil Affairs Modifies Divorce Registration Procedures - China Legal News”, https://www.chinajusticeobserver.com/a/ministry-of-civil-affairs-modifies-divorce-registration-procedures , truy cập ngày 06/7/2021. trong vòng 30 ngày kể từ khi hết thời hạn trên, cả vợ và chồng phải tự mình đến cơ quan đăng ký kết hôn để xin cấp giấy chứng nhận ly hôn, cơ quan này sẽ tiến hành giải quyết yêu cầu của vợ chồng Nếu trong khoảng thời gian này mà vợ chồng không thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận ly hôn, việc đăng ký ly hôn coi như bị rút lại (quy định về thời gian chờ đợi của pháp luật Trung Quốc có sự tương tự với quy định của pháp luật Việt Nam trước đây, tại Sắc lệnh số 159/SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 17/11/1950).

Sau khi vợ chồng được cấp giấy chứng nhận ly hôn, quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt (Điều 1080 BLDS Trung Quốc), việc cấp giấy chứng nhận ly hôn cho hai vợ chồng sẽ không được xem xét lại bằng bất kỳ hình thức nào (không được kháng nghị giám đốc thẩm như ở Việt Nam) Trường hợp có căn cứ cho rằng một bên vợ/ chồng che giấu, chuyển nhượng, bán tháo, tiêu hủy hoặc làm hư hỏng, hoặc lãng phí tài sản chung, hoặc tạo ra một khoản nợ chung giả nhằm cố gắng chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản của vợ/ chồng kia, thì vợ/ chồng còn lại có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để chia lại tài sản chung (theo Điều 1092 BLDS Trung Quốc), tức là không có trường hợp hủy bỏ giấy chứng nhận ly hôn.

1.3.2 Cộng hoà Phần Lan (Phần Lan)

Tại Phần Lan, thủ tục thuận tình ly hôn được quy định tại Đạo Luật Hôn nhân Phần Lan số 234/29 ngày 13/6/1929 16 (từ sau năm 1929, Đạo Luật này được sửa đổi bởi nhiều luật khác) Các quy định cụ thể gồm các Mục 25 đến 32 của Đạo luật này 17

Theo đó, pháp luật Phần Lan quy định trong trường hợp hai vợ chồng đều muốn ly hôn, họ có thể cùng làm đơn xin ly hôn hoặc chỉ cần đơn của một bên vợ chồng Đơn ly hôn không cần thể hiện lý do ly hôn hay các thỏa thuận về con cái hay tài sản khi ly hôn (theo Mục 28) Vợ chồng phải nộp đơn xin ly hôn cho văn phòng Tòa án Quận nơi một trong hai vợ chồng cư trú Việc gửi đơn có thể thông qua đường bưu biện, email hoặc dưới các dạng điện tín khác 18

Thông thường, sau khi nộp đơn đến Tòa án, vợ chồng đều phải trải qua thời gian xem xét lại kéo dài sáu tháng (ở Việt Nam không có khoảng thời gian chờ đợi

16 “Äktenskapslag 13.6.1929/234” (“Đạo Luật Hôn nhân Phần Lan số 234/29 ngày 13/6/1929”), https://www.finlex.fi/sv/laki/ajantasa/1929/19290234#O1L6 , truy cập ngày 05/7/2021.

17 Các Mục này được sửa đổi bởi Đạo luật số 411/87 ngày 16/4/1987.

18 “Divorce”, https://www.infofinland.fi/en/living-in-finland/family/divorce , truy cập ngày 05/7/2021. với tính chất như vậy), bắt đầu từ thời điểm Tòa án nhận được đơn xin ly hôn chung của hai vợ chồng (đối với trường hợp vợ chồng nộp đơn ly hôn chung) hoặc từ thời điểm bên vợ chồng còn lại nhận được thông báo về đơn xin ly hôn của vợ/chồng đã nộp đơn (đối với trường hợp chỉ một bên vợ chồng nộp đơn) (theo Mục 26) Tuy nhiên, nếu có cuộc hôn nhân đã được xác lập trong khi cuộc hôn nhân trước còn hiệu lực thì cả hai vợ chồng của cuộc hôn nhân trước đó đều có quyền ly hôn mà không cần xem xét trong một khoảng thời gian như nêu trên (theo khoản 2 Mục 27), hoặc nếu vợ chồng đã ly thân với nhau hay không sống cùng nhau trong hai năm không gián đoạn thì vợ chồng không phải trải qua thời gian xem xét lại này (theo Mục 25). Đối với trường hợp không cần trải qua thời gian xem xét lại, Tòa án sẽ ra quyết định cho vợ chồng ly hôn ngay lập tức Đối với trường hợp phải xem xét lại trong sáu tháng, sau thời gian xem xét lại vợ hoặc chồng phải nộp đơn yêu cầu lần hai tới Tòa án Quận (đối với trường hợp nộp đơn xin ly hôn chung) hoặc người đã nộp đơn lần đầu phải nộp đơn yêu cầu lần thứ hai tới Tòa án Quận (đối với trường hợp một bên nộp đơn) (theo Mục 26) Việc nộp đơn lần hai này phải diễn ra trong thời hạn sáu tháng kể từ khi thời hạn xem xét trước đó kết thúc Sau khi nộp đơn yêu cầu lần thứ hai trong thời hạn quy định, Tòa án sẽ ra quyết định chấm dứt hôn nhân giữa hai vợ chồng Nếu các chủ thể này không nộp đơn lần hai trong thời hạn quy định, đơn xin ly hôn đầu tiên sẽ bị hủy bỏ. ỞPhần Lan, thủ tục giải quyết ly hôn tách biệt với vấn đề về tài sản Vấn đề thỏa thuận về tài sản là không bắt buộc, nếu muốn, họ có thể có một thỏa thuận riêng về tài sản; vợ chồng có thể đạt được thỏa thuận về tài sản và được công nhận ngay từ khi bắt đầu thời gian xem xét lại cho đến sau khi đã có quyết định chấm dứt hôn nhân Thỏa thuận này không cần phải được công nhận bởi chủ thể nào, tuy nhiên, để bảo đảm được thực hiện, vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án xác nhận. Đối với vấn đề về con cái, họ có thể thỏa thuận ngay trong đơn xin ly hôn hoặc không, thỏa thuận về con cái có thể được giải quyết riêng hoặc chung với đơn xin ly hôn, nghĩa là vấn đề chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng không chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề về tài sản, con cái hay nợ chung (theo pháp luật Việt Nam thì vợ chồng phải thỏa thuận được các vấn đề về con cái và tài sản) Theo Mục 32, Tòa án sẽ tự chủ động đặt vấn đề về việc thu xếp quyền nuôi con và quyền tiếp cận của vợ chồng đối với lợi ích tốt nhất của đứa trẻ như thế nào Theo yêu cầu của cha mẹ đứa trẻ hoặc Hội đồng phúc lợi xã hội, Tòa án sẽ đưa ra quyết định về quyền nuôi con và quyền tiếp cận theo cách thức được quy định trong Đạo luật về quyền nuôi con và quyền tiếp cận 19

Thủ tục giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình ở Pháp được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 20 (BLDS Pháp) Từ khi Bộ luật này có hiệu lực, cho tới nay đã có nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung bởi một số Luật khác Theo Điều

114 và Điều 50 của Luật số 2016-1547 năm 2016, kể từ ngày 01/01/2017, nếu vợ chồng muốn thuận tình ly hôn và đã thỏa thuận được tất cả các vấn đề khác như về con cái, tài sản, nợ chung việc giải quyết có thể được thực hiện theo các thủ tục khác nhau tùy theo trường hợp.

Trường hợp thứ nhất: Theo Điều 1146 BLDS Pháp 21 và Điều 229-2 BLDS

Pháp 22 , nếu ít nhất một người con chung (ở tuổi vị thành niên) sau khi được cha mẹ thông báo về quyền được thẩm phán xét xử theo các điều kiện quy định tại Điều 388-1 yêu cầu được Thẩm phán xét xử hoặc nếu ít nhất một trong hai bên vợ, chồng đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo Điều 425 BLDS Pháp năm 1804 23 (tương tự như người được giám hộ do bị mất năng lực hành vi dân sự theo pháp luật Việt Nam), họ phải giải quyết thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án (pháp luật ở Việt Nam không có quy định như vậy, chỉ có vợ chồng mới có thể quyết định giải quyết ly hôn theo thủ tục nào) Cụ thể như sau:

Vợ, chồng phải nhờ hai luật sư riêng hoặc một luật sư chung (cho cả hai vợ chồng) hỗ trợ lập thỏa thuận giữa họ, thỏa thuận có chữ ký của cả vợ, chồng và luật sư Một luật sư sẽ đại diện họ trình Thẩm phán gia đình thỏa thuận đó Vợ chồng được triệu tập trước Thẩm phán ít nhất mười lăm ngày trước ngày xét xử 24 Thẩm phán xét xử riêng các cặp vợ chồng với sự hỗ trợ của luật sư Yêu cầu ly hôn do luật sư tương ứng của các bên trình bày hoặc luật sư do hai bên thỏa thuận lựa chọn trình bày (Điều 250 BLDS Pháp 25 ).

19 “Lag angồende vồrdnad om barn och umgọngesrọtt 8.4.1983/361” (“Luật về quyền nuụi con và quyền tiếp cận số 361/83 ngày 08/4/1983”), https://www.finlex.fi/sv/laki/ajantasa/1983/19830361 , truy cập ngày 05/7/2021.

20 “Code civil”, https://www.legifrance.gouv.fr/codes/id/LEGITEXT000006070721/ , truy cập ngày 01/7/2021.

21 Được sửa đổi bởi Pháp lệnh số 2016-131 ngày 10/02/2016 - Điều 2.

22 Điều 229-2 BLDS Pháp (được sửa đổi bởi Luật số 2016-1547 năm 2016- Điều 50).

23 Điều 425 BLDS Pháp (được sửa đổi bởi Luật số 2007-308 ngày 05/3/2007- Điều 7).

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, THỎA THUẬN NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

Thủ tục yêu cầu, nhận và xử lý đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình

2.1.1 Chủ thể có quyền yêu cầu

Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án 31 Khi muốn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, trước hết quan hệ hôn nhân giữa hai bên vợ, chồng phải là hôn nhân hợp pháp 32

Theo Điều 39 BLDS 2015, cá nhân có quyền ly hôn, cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của BLDS, Luật HN&GĐ và luật khác có liên quan; khoản 1 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng có quy định cho vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn; trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn cũng được quy định tại Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014 Những quy định này đều cho thấy vợ, chồng trong một quan hệ hôn nhân đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, mà thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cũng là một hình thức ly hôn, do đó, vợ chồng trong một quan hệ hôn nhân đều có quyền yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Trong loại việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, theo Điều 396 BLTTDS năm 2015, cả vợ và chồng đều phải tự mình thỏa thuận các vấn đề về quan hệ hôn nhân, về nuôi con, tài sản và phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu Vợ chồng không được ủy quyền cho người khác thực hiện việc này, cả vợ và chồng cùng được xác định là người yêu cầu (khoản 2 Điều 396 BLTTDS năm 2015) Đây là một quy định phù hợp với tính chất của loại việc này do việc ly hôn này quyền nhân thân của cá nhân (Điều 25 BLDS năm 2015), việc ly hôn là thuận tình, các vấn đề trong đơn yêu cầu đều là kết quả của sự thỏa thuận, thống nhất của cả hai vợ chồng về quan hệ hôn nhân của mình nên việc cả hai vợ chồng đều phải ký hoặc điểm chỉ vào đơn nhằm thể hiện sự thống nhất ý chí của cả hai bên.

30 Xin trình bày chi tiết ở mục 2.2 của Khóa luận này.

31 Theo khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014.

32 Áp dụng tinh thần của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001: Tại Việt Nam, hôn nhân hợp pháp bao gồm hôn nhân có đăng ký kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng là hôn nhân thực tế trước ngày 03/01/1987, có đầy đủ điều kiện kết hôn nhưng chưa thực hiện đăng ký kết hôn.

Theo khoản 1 Điều 362 BLTTDS năm 2015, cũng như theo khoản 1 Điều

396 BLTTDS năm 2015, việc đầu tiên cần làm để bắt đầu quá trình giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là người yêu cầu làm đơn yêu cầu 33 và gửi đơn này đến Tòa án có thẩm quyền.

Theo khoản 1 Điều 396 BLTTDS năm 2015, đơn yêu cầu bắt buộc phải có các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015, bao gồm: ngày, tháng, năm làm đơn; tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu; thông tin về nhân thân của người yêu cầu gồm tên, địa chỉ của hai vợ chồng; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu đó; các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình Cả hai vợ chồng đều phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu, ngoài ra, nếu người yêu cầu có số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử thì cũng cần thể hiện trong đơn yêu cầu và nếu có người có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu thì đơn yêu cầu cần phải thể hiện tên, địa chỉ của những người này.

Căn cứ vào đơn yêu cầu, Tòa án có thể xác định được nội dung yêu cầu, yêu cầu có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đó không, qua đơn yêu cầu Tòa án cũng có thể xác định được những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, những chủ thể khác cần thiết tham gia vào việc giải quyết yêu cầu để có thể triệu tập/mời họ tham gia vào quá trình giải quyết yêu cầu.

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 396 BLTTDS năm 2015, kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp Một số tài liệu, chứng cứ cơ bản chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn là có căn cứ và hợp pháp như: bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu mất bản chính phải có bản sao hợp lệ do Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn cấp) hoặc tài liệu, chứng cứ chứng minh vợ chồng đã sống chung với nhau từ trước ngày 03/01/1987 đến nay nếu chưa đăng ký kết hôn; nếu có con chung và yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận nuôi con thì cần có bản sao có công chứng giấy khai sinh của con chung, (nếu giấy khai sinh của con bị thất lạc, một trong hai bên vợ chồng có thể đến cơ

33 Hiện nay, mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được quy định tại Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP). quan hộ tịch đã đăng ký khai sinh cho con để xin trích lục lại giấy khai sinh); bản sao có công chứng sổ hộ khẩu của cả hai vợ chồng (nếu tạm trú thì phải có giấy tạm trú/sổ tạm trú/xác nhận của công an nơi tạm trú, nếu sổ hộ khẩu bị thất lạc hai vợ chồng có thể đến cơ quan công an xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để xin xác nhận nơi cư trú); bản sao có công chứng chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/hộ chiếu (giấy tờ chứng minh lý lịch) của cả hai vợ chồng, nếu mất giấy tờ tùy thân của hai vợ chồng có thể đến cơ quan công an xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xin xác nhận nhân thân và xác nhận về nơi cư trú; nếu có tài sản chung và yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận về chia tài sản chung, nợ chung thì cần có các tài liệu, giấy tờ, chứng cứ chứng minh như bản sao có công chứng giấy tờ nhà, đất, giấy vay nợ ; biên bản hòa giải giải quyết việc thuận tình ly hôn ở cơ sở nếu có (cơ quan, gia đình, địa phương )

Về phạm vi yêu cầu, vợ chồng có thể chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết công nhận về thuận tình ly hôn và thỏa thuận nuôi con (nếu có) mà không cần phải yêu cầu Tòa án công nhận cả về thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn Điều này dựa vào nguyên tắc quyền tự quyết định và tự định đoạt của đương sự được quy định tại Điều 5 BLTTDS năm 2015 34 Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ năm

2014 có quy định trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật Như vậy theo quy định này, vấn đề tài sản chung của vợ chồng có thể do các bên tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn yêu cầu.

Việc vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết thuận tình ly hôn thì thỏa thuận nuôi con là bắt buộc nếu vợ chồng có con chung Nếu để vợ chồng tự quyết định về việc nuôi con thì có thể quyền lợi của con sẽ không được bảo đảm, thỏa thuận nuôi con phải được Tòa án xem xét để xem thỏa thuận như vậy có bảo đảm được quyền lợi của con hay không, ai là người có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con, ai là phù hợp hơn để nuôi con, thỏa thuận có phù hợp với nguyện vọng của con hay không.

34 Điều 5 BLTTDS năm 2015 quy định: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội”.

Tại Phần thứ sáu của BLTTDS về thủ tục giải quyết việc dân sự không có quy định cụ thể về thủ tục gửi đơn yêu cầu, tuy nhiên theo dẫn chiếu của Điều 361 BLTTDS năm 2015, “trường hợp phần này không quy định thì áp dụng những quy định khác của BLTTDS để giải quyết việc dân sự” Do đó, thủ tục gửi đơn yêu cầu có thể áp dụng tương tự như thủ tục gửi đơn khởi kiện.

Theo Điều 190 BLTTDS năm 2015, người yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn có thể gửi đơn yêu cầu đến Tòa án bằng các phương thức: nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng Thông tin điện tử của Tòa án (nếu Tòa án đó có Cổng Thông tin điện tử) Phương thức gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng Thông tin điện tử của Tòa án là một phương thức mới được bổ sung so với BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm

Hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án

Hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án là hoạt động do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự Đây là một thủ tục mới, được quy định tại Chương III Luật HGĐTTTA năm 2020 (từ Điều 16 đến Điều 41), được áp dụng từ ngày 01/01/2021.

2.2.1 Quyền được lựa chọn hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án

Theo Điều 16 Luật HGĐTTTA năm 2020, sau khi người yêu cầu nộp đơn yêu cầu giải quyết công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền (khoản 1), Tòa án tiến hành nhận đơn, vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 191 BLTTDS năm 2015 (khoản 2 - quy trình này được thực hiện như đã trình bày ở các phần trước) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Tòa án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên (khoản 3 - quyền này được quy định tại Điều 8 Luật HGĐTTTA năm 2020).

Theo khoản 4 Điều 16 Luật HGĐTTTA năm 2020, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu phải trả lời bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác cho Tòa án về những nội dung đã được Tòa án thông báo Người yêu cầu có thể trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến, trong trường hợp này, Tòa án phải lập biên bản ghi nhận ý kiến (biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu) Nếu người yêu cầu có ý kiến trả lời không đồng ýhòa giải tiền tố tụng tại Tòa án, Tòa án phải xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Nếu hết thời hạn này mà người yêu cầu chưa có ý kiến trả lời cho Tòa án thì Tòa án phải thông báo lại lần thứ hai cho họ (điểm c khoản 4 Điều 16 Luật HGĐTTTA năm 2020) Nếu quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lần thứ hai của Tòa án mà người yêu cầu vẫn không trả lời hoặc trường hợp người yêu cầu đồng ý hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án thì Tòa án sẽ quyết định tiến hành hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án Tòa án phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 16 Luật

2.2.2 Lựa chọn hoặc chỉ định Hòa giải viên

Theo khoản 6 Điều 16 LHGĐTTTA năm 2020, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phụ trách hòa giải phải chỉ định một Hòa giải viên tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020 Theo đó, Thẩm phán phụ trách hòa giải phải thông báo cho người yêu cầu về quyền được lựa chọn Hòa giải viên (quyền này được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020). Người yêu cầu được lựa chọn Hòa giải viên thuộc Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết hoặc Hòa giải viên nơi Tòa án cấp huyện khác cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh (theo khoản 2, khoản 3 Điều 17 Luật

Theo khoản 3 Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020, khi chọn Hòa giải viên ở Tòa án cấp huyện khác, Hòa giải viên ở Tòa án cấp huyện khác phải thông báo đồng ýhoặc từ chối hòa giải tới Thẩm phán phụ trách hòa giải và Tòa án nơi mình làm việc trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lựa chọn Hòa giải viên Nếu Hòa giải viên đồng ý hòa giải, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nhận hòa giải của Hòa giải viên, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc phải có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với sự lựa chọn của Hòa giải viên gửi cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Hòa giải viên Hòa giải viên có trách nhiệm thông báo cho người yêu cầu biết Trường hợp Hòa giải viên hoặc Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc không đồng ý nhận hòa giải, người yêu cầu có thể lựa chọn Hòa giải viên khác hoặc không lựa chọn tiếp tục.

Nếu người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết, Hòa giải viên không được từ chối nhận hòa giải, trừ khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật HGĐTTTA năm 2020.

Thẩm phán phụ trách hòa giải chỉ định Hòa giải viên theo sự lựa chọn của người yêu cầu trong các trường hợp: người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết mà Hòa giải viên đó không thuộc các trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi; khi được sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên được lựa chọn làm việc (trong trường hợp chọn Hòa giải viên ở Tòa án cấp huyện khác); hoặc khi người yêu cầu thỏa thuận lựa chọn Hòa giải viên khác (Theo khoản 4 Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020)

Nếu người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên; hoặc có lựa chọn Hòa giải viên ở Tòa án cấp huyện khác nhưng Hòa giải viên hoặc Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc không đồng ý nhận hòa giải mà người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên khác; hoặc Hòa giải viên tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành hòa giải hoặc bị thay đổi mà người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên khác thì Thẩm phán được phân công phụ trách hòa giải phải tự chỉ định Hòa giải viên (theo khoản 5 Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020) Việc tự chỉ định Hòa giải viên phải căn cứ vào tính chất của từng việc dân sự thuận tình ly hôn, trường hợp việc dân sự thuận tình ly hôn có liên quan đến người dưới 18 tuổi thì Thẩm phán chỉ định Hòa giải viên có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý của người dưới 18 tuổi tiến hành hòa giải (theo khoản 6 Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020).

Trong thời hạn 20 ngày (hoặc 30 ngày đối với việc phức tạp) kể từ ngày được chỉ định, Hòa giải viên phải tiến hành hòa giải (tuy nhiên các bên có thể thống nhất kéo dài thời hạn hòa giải nhưng tổng thời hạn không được quá 02 tháng), (theo Điều 20 Luật HGĐTTTA năm 2020).

2.2.3 Giai đoạn chuẩn bị hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án

Những việc cần phải làm trong giai đoạn chuẩn bị hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án được quy định tại Điều 21 Luật HGĐTTTA năm 2020 Theo đó, trong giai đoạn này, Hòa giải viên phải tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến, vào sổ theo dõi vụ việc, nghiên cứu đơn và tài liệu kèm theo, xác định tư cách của các bên, người đại diện, người phiên dịch trong việc dân sự và thông báo cho họ biết về việc hòa giải.

Hòa giải viên có thể yêu cầu các bên bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ, xây dựng, đề xuất phương án, giải pháp để giải quyết việc dân sự Hòa giải viên có thể mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên tham gia hòa giải để hỗ trợ cho việc hòa giải khi cần thiết Ngoài ra, Hòa giải viên phải nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan, tìm hiểu phong tục, tập quán và hoàn cảnh của các bên để phục vụ cho việc hòa giải khi thấy cần thiết; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến việc dân sự để phục vụ cho việc hòa giải khi cần thiết và có thể tiến hành các nội dung khác khi thấy cần thiết cho việc hòa giải.

Việc hòa giải có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều phiên (khoản 1 Điều 22 Luật HGĐTTTA năm 2020), việc hòa giải có thể được tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án theo lựa chọn của các bên (khoản 2 Điều 22 Luật HGĐTTTA năm 2020), phiên hòa giải có thể được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác theo đề nghị của các bên (khoản 3 Điều 22 Luật HGĐTTTA năm 2020).

Theo khoản 4 Điều 22 Luật HGĐTTTA năm 2020, Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải có mặt các bên hoặc gặp riêng từng bên, yêu cầu mỗi bên trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của việc dân sự, đề xuất phương án, giải pháp hòa giải. Trường hợp một trong các bên có người đại diện, người phiên dịch thì Hòa giải viên phải mời họ cùng tham gia hòa giải Hòa giải viên phải phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên; tạo điều kiện để các bên đề xuất, trao đổi về phương án, giải pháp giải quyết việc dân sự; phân tích tính hiệu quả, khả thi của từng phương án, giải pháp giải quyết việc dân sự; hỗ trợ các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất (theo Điều 23 Luật HGĐTTTA năm 2020).

Theo Điều 24 Luật HGĐTTTA năm 2020, khi các bên đồng ý gặp nhau để thống nhất phương án giải quyết việc dân sự, Hòa giải viên phải ấn định thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải và thông báo cho các bên, người đại diện, người phiên dịch chậm nhất là 05 ngày trước ngày mở phiên hòa giải (việc thông báo có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc hình thức khác thuận tiện cho các bên).

Thụ lý đơn yêu cầu và chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo thủ tục sơ thẩm

2.3.1 Thụ lý đơn yêu cầu

Nếu vợ chồng không lựa chọn giải quyết theo thủ tục hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án hoặc thuộc các trường hợp tuy vợ chồng có lựa chọn hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án nhưng qua quá trình giải quyết Hòa giải viên đã lập biên bản chấm dứt hòa giải và chuyển đơn yêu cầu kèm theo tài liệu, chứng cứ cho Tòa án đã nhận đơn trước đó thì Tòa án đã nhận đơn này sẽ tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục tố tụng giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Thụ lý đơn yêu cầu là việc Tòa án nhận đơn yêu cầu của người khởi kiện vào sổ thụ lý việc dân sự Đây là công việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố tụng,nếu không có việc thụ lý của Tòa án thì không có quá trình tố tụng dân sự tiếp theo.

Việc toà án thụ lý việc dân sự sẽ là một trong những căn cứ để xác định các thời hạn tố tụng như quy định tại Điều 182 BLTTDS năm 2015.

Nếu qua quá trình xử lý đơn yêu cầu (được trình bày ở mục 2.1.4 của Khóa luận này), Tòa án xác định đủ điều kiện để thụ lý đơn yêu cầu thì Tòa án tiến hành thụ lý đơn yêu cầu Theo Điều 365 BLTTDS năm 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp cho Tòa án theo điểm e khoản 2 Điều 365 BLTTDS năm

2015 (nếu không có văn bản ý kiến thì trong quá trình giải quyết có thể sẽ không được bảo đảm quyền lợi của mình) Văn bản thông báo thụ lý việc dân sự phải đảm bảo có các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015.

2.3.2 Chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo thủ tục sơ thẩm

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được quy định khác với thời hạn chuẩn bị xét xử trong giải quyết vụ án dân sự ly hôn Theo khoản 1 Điều 366 BLTTDS năm 2015, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (có thể kéo dài thêm 01 tháng) Còn đối với vụ án dân sự ly hôn, thời hạn này là 04 tháng, có thể kéo dài thêm 02 tháng Sở dĩ có sự khác biệt này là do việc thuận tình ly hôn có tính chất đơn giản hơn nhiều so với việc giải quyết vụ án, các vấn đề trong thuận tình ly hôn đã được thỏa thuận sẵn, các đương sự cũng “hợp tác” với nhau và với Tòa án để giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn của mình, các yêu cầu cũng đơn giản hơn so với vụ án ly hôn, Tòa án không phải mất quá nhiều thời gian để giải quyết.

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành các công việc sau đây:

2.3.2.1 Thủ tục trước hòa giải

Theo điểm a, khoản 2 Điều 366 BLTTDS năm 2015, Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án nếu Tòa án xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để giải quyết.

Theo điểm b, khoản 2 Điều 366 BLTTDS năm 2015, trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng – Đây được xem là một trường hợp pháp luật có quy định khác, trong trường hợp này thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu có thể tăng lên đến 02 tháng.

Nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu, Tòa án phải ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo (theo điểm c khoản 2 Điều 366 BLTTDS năm 2015).

Thẩm phán tiến hành xác định hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con khi xét thấy cần thiết Khoản 1 Điều

397 BLTTDS năm 2015 quy định trong thời hạn chuẩn bị xét xử đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ, chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em (“ở cấp huyện là Phòng Văn hóa và thông tin, ở cấp xã là Ủy ban nhân dân” 36 ), về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con Ngoài ra, Thẩm phán cần phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên 37 (theo khoản 2 Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014, khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015), xem xét các tài liệu, chứng cứ khác để làm cơ sở giải quyết sự việc Mục đích của quy định này là nhằm giúp Tòa án củng cố thêm cơ sở để hòa giải đoàn tụ, khi xác định được hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của các bên thì Thẩm phán sẽ hòa giải hiệu quả hơn, có thể động viên được vợ chồng hàn gắn, bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em.

36 Trần Văn Trường (2017), “Những điểm mới trong thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2017, trang 20.

37 Theo công văn số 01/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 05/01/2018 về việc giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ Tòa án, việc lấy ý kiến của con có thể không thực hiện được do các điều kiện khác nhau, trong những trường hợp này có thể không phải lấy ý kiến của con Nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên chỉ là một trong những yếu tố Tòa án phải xem xét trong quá trình giải quyết vụ án, việc quyết định giao con cho bên nào trực tiếp nuôi phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con Mặt khác, theo quy định tại Điều

214, Điều 217 BLTTDS năm 2015 thì việc không lấy được lời khai của các con không phải là căn cứ để đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Do vậy, Tòa án giải quyết theo thủ tục chung và căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con.

Phần thứ sáu BLTTDS năm 2015 quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự không có quy định về thủ tục hòa giải Theo Điều 361 BLTTDS năm 2015, trường hợp Phần thứ sáu không quy định thì áp dụng những quy định khác của BLTTDS năm 2015 để giải quyết việc dân sự Thủ tục hòa giải trong việc dân sự cùng bản chất với thủ tục hòa giải trong vụ án dân sự, do đó, hoàn toàn có thể áp dụng thủ tục hòa giải ở vụ án dân sự vào để giải quyết việc dân sự.

BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, THỎA THUẬN NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI

Về việc quy định nộp tiền lệ phí để thụ lý việc dân sự

Theo quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 363 BLTTDS năm 2015, Tòa án chỉ thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự (trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí Tòa án) Như vậy, theo quy định này, pháp luật quy định một cách rõ ràng Tòa án chỉ thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự (trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí Tòa án).

Trong khi đó, ngay tại Điều 146 BLTTDS năm 2015 quy định đối với việc dân sự, người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó Ngoài ra, theo điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì thời hạn mà người yêu cầu phải nộp tiền lệ phí Tòa án là khi quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật Mặc dù khoản 5 Điều 7 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự nhưng không phải vì mức tiền phải nộp là bằng nhau mà đặt ra quy định khiến “lệ phí Tòa án” có thể thay thế luôn “tạm ứng lệ phí Tòa án” Quy định này làm sai lệch bản chất của tạm ứng lệ phí Tòa án khi đây được xem là “khoản tiền cọc” làm cơ sở cho Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu, còn lệ phí Tòa án được xem là “khoản tiền hoàn tất thanh toán” phải nộp do yêu cầu của người yêu cầu đã được Tòa án giải quyết xong.

Từ những lý do trên, tác giả cho rằng việc đặt ra yêu cầu người yêu cầu phải nộp lệ phí coi như một điều kiện để Tòa án thụ lý việc dân sự là chưa hợp lý Kiến nghị các nhà lập pháp nên có sự cân nhắc để sửa đổi quy định của pháp luật về vấn đề này theo hướng: khi xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thông báo cho người yêu cầu về việc nộp tạm ứng lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Về trường hợp trả lại đơn yêu cầu

Các trường hợp trả lại đơn yêu cầu được quy định tại Điều 364 BLTTDS năm 2015, trong đó, có trường hợp sự việc người yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 364 BLTTDS năm

2015) Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng quy định trả lại đơn đối với riêng đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp này là chưa phù hợp và không nên áp dụng Bởi “sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết” có thể chia ra hai trường hợp, có thể Tòa án đã giải quyết và ra bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng cũng có trường hợp Tòa án đã giải quyết mà không ra được bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc đã ra được bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng đã bị hủy bỏ Như vậy theo quy định này, hai vợ chồng mà trước đó đã yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn nhưng cuối cùng lại thỏa thuận được không ly hôn nữa và Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu thì không được thực hiện quyền yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn lần nữa (bởi vì việc Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết cũng có thể coi là trường hợp Tòa án đã giải quyết sự việc).

Việc ly hôn của hai vợ chồng trước đó có thể xem là đã được Tòa án giải quyết ngay cả khi không có bản án hay quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân có hiệu lực pháp luật giữa họ Theo quy định của pháp luật nêu trên thì kể cả trong trường hợp này, đơn yêu cầu cũng bị Tòa án trả lại, trong khi yêu cầu ly hôn dù thuận tình hay không thì cũng là quyền nhân thân của mỗi người, nếu trước đó chưa có bản án hay quyết định có hiệu lực chấm dứt quan hệ hôn nhân của họ và các điều kiện để thụ lý khác đã được đáp ứng thì Tòa án phải thụ lý giải quyết cho họ chứ không được trả đơn (theo khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015, đương sự yêu cầu ly hôn có quyền nộp đơn khởi kiện lại nếu yêu cầu trước đó chưa được Tòa án chấp nhận, áp dụng tương tự đối với thuận tình ly hôn) Nếu đã có quyết định, bản án có hiệu lực chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa họ thì Tòa án không thụ lý giải quyết là hợp lý vì quan hệ hôn nhân đã chấm dứt rồi, không còn căn cứ để giải quyết nữa. (Không xét đến việc đã được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền khác Tòa án vì cơ quan có thẩm quyền khác nếu có thì chỉ hòa giải ở cơ sở, mà tính chất của yêu cầu hòa giải ly hôn ở cơ sở với yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn là không giống nhau, hay nói cách khác là không cùng một sự việc).

Từ những lý do trên, kiến nghị sửa căn cứ trả lại đơn tại điểm b khoản 1 Điều

364 BLTTDS năm 2015 thành “sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và bản án, quyết định đó chưa bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, trường hợp chuyển vụ việc cho Tòa án khác giải quyết quy định tại Điều 41 BLTTDS năm 2015 chỉ áp dụng đối với vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án khác nhưng đã được Tòa án thụ lý Vậy trong trường hợp nếu chưa thụ lý mà Tòa án xem xét đơn yêu cầu và xác định thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án khác thì có bắt buộc phải thụ lý không? Trường hợp này có thuộc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật là căn cứ để Tòa án trả lại đơn không? Việc sẽ xử lý đơn yêu cầu như thế nào trong trường hợp này vẫn chưa được pháp luật quy định, vì vậy cần có quy định về cách thức xử lý.

Nếu biết việc dân sự đó không thuộc thẩm quyền của mình nhưng vẫn phải tiến hành thụ lý rồi chuyển cho Tòa án khác thì sẽ làm ảnh hưởng đến quyền thụ lý của Tòa án khác và gây mất thời gian cho các Tòa án và đương sự Do đó, trong trường hợp này, kiến nghị pháp luật cần có quy định bổ sung theo hướng Tòa án được trả lại đơn yêu cầu và Tòa án cần hướng dẫn người yêu cầu nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết, đảm bảo quyền thụ lý việc dân sự của Tòa án khác, hạn chế mất thời gian giải quyết cho Tòa án cũng như thời gian chờ đợi cho người yêu cầu.

Về quy định thời hạn xem xét đơn yêu cầu để ra thông báo bổ sung đơn yêu cầu và để ra quyết định thụ lý việc dân sự

Điều 363 BLTTDS năm 2015 có quy định trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; tương tự trường hợp Tòa án xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án ra thông báo cho người yêu cầu nộp lệ phí Tuy nhiên, pháp luật không có quy định về khoảng thời gian mà Tòa án phải ra yêu cầu hay thông báo nói trên, điều này sẽ khiến việc giải quyết việc dân sự có thể kéo dài, Tòa án có thể dựa vào việc không quy định thời hạn này của pháp luật để kéo dài việc thụ lý, gây mất thời gian cho người yêu cầu, dẫn đến có nhiều việc dân sự không được giải quyết nhanh chóng để đảm bảo quyền lợi cho người yêu cầu Do đó, kiến nghị pháp luật nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định Tòa án phải ra thông báo bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn cụ thể (theo quan điểm cá nhân, tác giả kiến nghị nên quy định thời gian này là 03 ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ kèm theo Do để ra thông báo này, Tòa án cần có thời gian xem xét đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, và thời gian như vậy là đủ cho việc xem xét vì đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đối với yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn thường là những tài liệu cơ bản, đơn giản, không cần nhiều hơn thời gian để xem xét) và Tòa án phải ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu ngay sau khi đương sự nộp biên lai thu tiền lệ phí cho Tòa án (do đã đủ điều kiện thụ lý ngay khi đương sự đã nộp biên lai thu tiền lệ phí).

Về sự tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 366 BLTTDS năm 2015, khi có quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, Tòa án mới phải gửi quyết định mở phiên họp này và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hồ sơ việc dân sự để Viện kiểm sát nghiên cứu, nhằm bảo đảm Viện kiểm sát thực hiện được vai trò của mình và hiểu rõ nội dung việc dân sự để tham gia vào phiên họp giải quyết việc dân sự Tuy nhiên, như đã trình bày, thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn không có thủ tục mở phiên họp giải quyết việc dân sự (mặc dù trên thực tiễn có một số trường hợp Tòa án vẫn mở phiên họp giải quyết việc dân sự để giải quyết nhưng pháp luật hiện nay chưa có quy định về trường hợp này 38 ) mà chỉ thông qua hòa giải.

Như vậy, pháp luật không có quy định Tòa án phải gửi hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu Nếu Tòa án không phải gửi hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát thì có nghĩa Viện kiểm sát chỉ nhận được thông báo về việc Tòa án đã thụ lý việc dân sự (khoản 1 Điều 365 BLTTDS năm 2015), quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự (khoản 3 Điều 217 BLTTDS năm 2015) và quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của đương sự (theo khoản 4 Điều

397 và khoản 1 Điều 212 BLTTDS năm 2015) từ Tòa án Như vậy Viện kiểm sát không có căn cứ để thực hiện vai trò kiểm sát việc thuân theo pháp luật tố tụng dân sự, quyền yêu cầu, kiến nghị Và không được nghiên cứu hồ sơ hay tham gia phiên hòa giải thì căn cứ vào đâu để có thể kháng nghị giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm như theo quy định của pháp luật?

38 Xin được trình bày chi tiết hơn ở mục 3.6.

Bên cạnh đó, trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự, sau khi hòa giải mà các đương sự vẫn không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ tiến hành phiên tòa sơ thẩm để giải quyết (tùy trường hợp, có thể tiến tới thủ tục phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm) Còn trong thủ tục giải quyết việc dân sự, nếu qua hòa giải mà các vợ chồng vẫn không đoàn tụ và đã thỏa thuận được với nhau đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn Quyết định này lại có hiệu lực pháp luật ngay, không còn qua thủ tục nào nữa nếu không có các căn cứ để Viện kiểm sát có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Vì vậy, phiên hòa giải trong việc giải quyết loại yêu cầu này mang tính chất quan trọng, quyết định đến kết quả giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn, vậy nên việc bảo đảm vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự, quyền yêu cầu, kiến nghị của Kiểm sát viên khi giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là vô cùng cần thiết.

Do đó, tác giả kiến nghị BLTTDS nên sửa đổi theo hướng: đối với việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, sau khi Tòa án đã xét thấy đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đầy đủ thì Tòa án phải gửi ngay hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát nghiên cứu, và việc nghiên cứu này diễn ra trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ Đồng thời, phải có quy định bổ sung Kiểm sát viên vào thành phần tham gia phiên hòa giải Điều này sẽ giúp cho Viện kiểm sát có điều kiện thực hiện vai trò của mình trong việc giải quyết loại việc này.

Về việc trả lại lệ phí cho người yêu cầu trong trường hợp đình chỉ giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn

Theo khoản 3 Điều 397 BLTTDS năm 2015, trường hợp sau khi hòa giải, vợ chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ Tuy nhiên, ở phần quy định giải quyết việc dân sự, không có quy định nào hướng dẫn về việc giải quyết lệ phí mà đương sự đã nộp để Tòa án thụ lý trước đó trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ việc dân sự Theo quy định tại Điều 361BLTTDS năm 2015, trường hợp phần thủ tục giải quyết việc dân sự không quy định thì áp dụng những quy định khác của BLTTDS năm 2015 để điều chỉnh Có thể thấy việc giải quyết lệ phí của đình chỉ giải quyết việc dân sự có sự tương đồng với việc giải quyết tạm ứng án phí trong đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, theo đó, có thể xem xét áp dụng Điều 218 BLTTDS năm 2015 để giải quyết lệ phí giải quyết việc dân sự.

Theo Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ Tòa án, nếu sau hòa giải vợ chồng thống nhất đoàn tụ thì cần xác định đây là trường hợp nguyên đơn rút lại yêu cầu khởi kiện, Tòa án căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Tương tự như vậy, khi áp dụng với giải quyết việc dân sự, vợ chồng hòa giải thống nhất là đoàn tụ (kể cả không có hành vi rút đơn yêu cầu) thì cũng được xem là rút lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, Tòa án cũng căn cứ giải quyết tương tự với giải quyết vụ án dân sự Theo khoản 3 Điều 218 BLTTDS năm 2015, trường hợp vợ chồng hòa giải thống nhất đoàn tụ thì lệ phí mà họ đã nộp sẽ được trả lại cho họ.

Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 18 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 366 BLTTDS năm 2015 thì tiền tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 37 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải chịu lệ phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu của họ Và cũng theo khoản 3 Điều này, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí Tòa án theo quy định của pháp luật, đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí Tòa án, trường hợp không thỏa thuận được thì mỗi người phải chịu 50% mức lệ phí Tòa án Theo quy định này thì ngay cả khi vợ chồng hòa giải thống nhất đoàn tụ thì vẫn phải chịu lệ phí Tòa án, lệ phí này không được trả lại cho vợ chồng như quy định tại Điều 218 BLTTDS năm 2015.

Như vậy, có thể thấy, ngay trong chính quy định về cách giải quyết lệ phí cho đương sự khi đương sự đã hòa giải đoàn tụ thành của pháp luật đã có mâu thuẫn với nhau Trên thực tế, Tòa án cũng đã có hai hướng giải quyết khác nhau tương tự như đã nêu trên.

Hướng thứ nhất: theo một số nghiên cứu, “đa số các Tòa án nhân dân hiện nay đều dựa vào Điều 361 của Chương XXIII: Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự của BLTTDS năm 2015 và khoản 3 Điều 218 BLTTDS năm 2015 để trả lại tiền tạm ứng lệ phí cho người yêu cầu” 39 Trường hợp sau khi hòa giải, vợ chồng

39 Khắc Tín (2019), “Xử lý tiền tạm ứng lệ phí trong trường hợp sau hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ nhưng không rút đơn yêu cầu”, Bảo vệ pháp luật, https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/dien-dan/xu-ly- tien-tam-ung- đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ, trường hợp này tiền tạm ứng lệ phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ theo quy định tại khoản 3 Điều 218 BLTTDS năm 2015 40

Hướng thứ hai: sung công quỹ nhà nước tạm ứng lệ phí đã nộp trước đó Tại Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự số 60/2021/QĐST-

HNGĐ ngày 27/4/2021 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Thanh Hóa 41 , giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn giữa anh Nguyễn Đăng Đ và chị Phạm Thị N, cho thấy ngày 27/4/2021, anh Đ và chị N đã rút toàn bộ đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án đã căn cứ vào khoản 5 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 sung quỹ số tiền tạm ứng lệ phí dân sự sơ thẩm 300.000 đồng anh Đ đã nộp theo biên lai thu số AA/2019/0012368 ngày 08/4/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố T, tỉnh Thanh Hóa Tương tự Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn số 10/2021/QĐST-DS ngày 22/3/2021 của Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 42 do đương sự ông Nguyễn Đình C và bà Trần Thị B rút đơn yêu cầu, Tòa án cũng giải quyết sung công quỹ nhà nước tạm ứng lệ phí đã nộp trước đó.

Theo quan điểm cá nhân, nếu thông qua hòa giải, đương sự đã rút yêu cầu thuận tình ly hôn thì đây có thể xem là trường hợp Tòa án đã giải quyết xong việc dân sự, cho nên lệ phí đã nộp trước đó được sung vào công quỹ nhà nước là hợp lý.Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét đến việc khuyến khích các cặp vợ chồng điều hòa được mâu thuẫn trong hôn nhân với nhau và đoàn tụ trở lại Theo đó, kiến nghị pháp luật sửa đổi theo hướng trong trường hợp các bên đã hòa giải đoàn tụ thành thì các bên đương sự chỉ phải chịu một nửa lệ phí Tòa án phải nộp.

Về các trường hợp không tiến hành hòa giải được

le-phi-trong-truong-hop-sau-hoa-giai-vo-chong-doan-tu-nhung-khong-rut-don-yeu-cau-74144.html , truy cập ngày 10/6/2021.

40 Trần Thị Phương Dung (2016), “Điểm mới trong thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và chia tài sản khi ly hôn”, http://www.vksnd.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx? ID88&fbclid=IwAR2hjw7G1ZYnQ QIbdJfj7JbsnQtpVHND5q0yag96QrBDLIUSWeETR0Rxcgs , truy cập ngày 10/5/2021.

41 Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự số 60/2021/QĐST-HNGĐ ngày 27/4/2021 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Thanh Hóa, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta709050t1cvn/chi- tiet-ban-an , truy cập ngày 08/6/2021.

42 Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn số

10/2021/QĐST-DS ngày 22/3/2021 của Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta695462t1cvn/chi-tiet-ban-an , truy cập ngày 11/6/2021.

Theo quy định của pháp luật, thủ tục hòa giải để vợ chồng đoàn tụ là thủ tục bắt buộc phải tiến hành khi giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự Tuy nhiên, có những trường hợp thủ tục hòa giải này không thể tiến hành được, đó là những trường hợp được quy định tại Điều 207 BLTTDS năm

2015 Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 không quy định về cách thức giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn khi gặp những trường hợp này Do đó, tác giả kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao nên có văn bản hướng dẫn về cách thức xử lý khi gặp những trường hợp không hòa giải được như sau: Đối với trường hợp ít nhất một trong hai vợ chồng đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt và trường hợp ít nhất một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải mà cả hai trường hợp đều không có lý do chính đáng thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho vợ chồng Bởi vì nếu vợ chồng thật sự mong muốn Tòa án giải quyết ly hôn thuận tình thì cần phải tuân theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, trường hợp này cho thấy một trong hai hoặc cả hai vợ chồng không muốn giải quyết ly hôn thuận tình nữa. Đối với trường hợp vợ chồng không thể tham gia phiên hòa giải vì có lý do chính đáng ở lần triệu tập thứ nhất và có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt, nếu xét thấy lý do chính đáng là lý do tạm thời và ngắn hạn (ví dụ phải đi công tác hay điều trị bệnh trong thời gian ngắn, ngắn hạn ở đây cần được hướng dẫn cụ thể như tối đa khoảng 10 ngày), Tòa án cần hoãn phiên hòa giải để chờ vợ, chồng giải quyết “lý do chính đáng”, tạo điều kiện cho vợ chồng tham gia phiên hòa giải lần sau.

Nếu vợ chồng không thể tham gia phiên hòa giải vì lý do chính đáng ở lần triệu tập thứ hai và có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc nếu xét thấy lý do chính đáng là về lâu dài hoặc không thể giải quyết được và có đơn đề nghị xét xử vắng mặt (ví dụ vợ chồng đi làm ăn lâu dài ở nước ngoài), Tòa án cần căn cứ vào đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo của vợ chồng để giải quyết Nếu không có con chung hoặc thỏa thuận nuôi con chung đáp ứng được quyền lợi chính đáng của con, Tòa án sẽ mở phiên họp để ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn Nếu có con chung mà thỏa thuận nuôi con chung chưa đáp ứng quyền lợi chính đáng của con thì Tòa án cần thông báo cho vợ chồng để vợ chồng thỏa thuận lại, Tòa án phải giải thích rõ ràng với các bên về chỗ nào của thỏa thuận cần thỏa thuận lại, nếu thỏa thuận được, Tòa án sẽ mở phiên họp ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự (được quy định từ Điều 366 đến Điều 370 BLTTDS năm 2015) Nếu vợ chồng không thỏa thuận lại để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con hoặc có thỏa thuận lại nhưng vẫn không bảo đảm được quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con thì Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu và chuyển qua giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự (theo Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014; tác giả kiến nghị xem xét cả quyền lợi chính đáng của người chồng với những lý do được trình bày ở mục 3.9 Khóa luận này 43 ).

Trên thực tiễn, đối với trường hợp có đơn xin giải quyết vắng mặt do có lý do chính đáng, Tòa án đã mở phiên họp giải quyết việc dân sự, xem xét hồ sơ việc dân sự và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Theo Quyết định giải quyết việc hôn nhân và gia đình về việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn số 27/2021/QĐST-HNGĐ ngày 03/6/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh 44 giữa chị Nguyễn Thị Mai L và anh Phan Bảo C, do chị L vì điều kiện công việc phải đi làm ăn xa và anh C hiện đang sinh sống và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức nên cả hai làm đơn xin được giải quyết vắng mặt, căn cứ vào quy định tại Điều 367 BLTTDS năm 2015, Tòa án tiến hành mở phiên họp giải quyết việc hôn nhân gia đình vắng mặt chị L, anh C, ra quyết định Công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự cho chị L, anh C.

Nếu sau khi thụ lý đơn yêu cầu mà ít nhất một trong hai bên vợ chồng bị mất năng lực hành vi dân sự (đã có quyết định tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự), kiến nghị pháp luật quy định theo hướng tạm đình chỉ việc giải quyết việc dân sự để tìm người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự tham gia tố tụng Nếu sau một khoảng thời gian (khoảng 15 ngày) kể từ ngày có quyết định tạm đình chỉ mà không tìm được người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án sẽ chỉ định người đại diện.

Khi đã có người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự rồi, Tòa án cần xem xét đơn yêu cầu Nếu thỏa thuận của đương sự bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con thì Tòa mở phiên họp để giải quyết; nếu thỏa thuận của đương sự chưa đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con thì Tòa án vẫn tiến hành hòa giải để một bên vợ, chồng không bị mất năng lực hành vi dân sự với người đại diện của bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự thỏa thuận lại.

43 Mục 3.9 Khóa luận này, phần về quy định điều kiện để Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

44 Quyết định giải quyết việc hôn nhân và gia đình về việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn số 27/2021/QĐST-HNGĐ ngày 03/6/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh , https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta708853t1cvn/chi-tiet-ban-an , truy cập ngày 11/6/2021

Trường hợp này, Tòa án phải giải thích rõ ràng với các bên về chỗ nào của thỏa thuận cần thỏa thuận lại Nếu thỏa thuận thành, Tòa án lập biên bản hòa giải và gửi ngay cho các đương sự, nếu sau 07 ngày không có đương sự nào có ý kiến, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu thỏa thuận vẫn không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con được thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự và thụ lý để giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.

Mặc dù đây là quyền nhân thân, không được chuyển giao cho người khác, tuy nhiên, tại thời điểm ký hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu, vợ, chồng vẫn có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đơn yêu cầu vẫn thể hiện ý chí của hai bên, do đó yêu cầu là hợp pháp Nếu đình chỉ giải quyết thì không đảm bảo quyền được ly hôn của họ khi họ còn đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu đình chỉ giải quyết và thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án thì cũng cần có người đại diện cho họ để tham gia tố tụng, trong khi khi còn đầy đủ năng lực hành vi dân sự đó là ý chí, nguyện vọng của họ, nên khi họ mất năng lực hành vi dân sự cũng cần bảo đảm ý chí đã được thể hiện trong đơn yêu cầu của họ.

Nếu ít nhất một trong hai bên vợ chồng bị mất năng lực hành vi dân sự ngay từ đầu (trước khi Tòa án thụ lý), Tòa án không thể giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự Bởi vì các thỏa thuận trong đơn yêu cầu phải do hai bên vợ chồng cùng tự nguyện thỏa thuận và cùng ký hoặc điểm chỉ, khi bị mất năng lực hành vi dân sự, đơn yêu cầu không thể thỏa mãn được các điều kiện này Trong trường hợp này, bên vợ chồng còn lại muốn ly hôn phải làm đơn khởi kiện hoặc cha, mẹ, người thân thích khác làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ (theo khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014) Việc giải quyết sẽ được thực hiện theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Đối với việc mất năng lực hành vi dân sự sau khi Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu và trường hợp không thể hòa giải vì có lý do chính đáng và có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt, đây là những trường hợp do hoàn cảnh khách quan tác động, nằm ngoài ý chí của vợ chồng, do đó để tạo điều kiện cho các bên có thể bảo đảm quyền lợi của mình, pháp luật nên có những quy định như trên.

Về việc chuyển sang giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự

Theo quy định tại khoản 5 Điều 397 BLTTDS năm 2015, “trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại thẩm phán giải quyết vụ án Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định”.

Từ quy định này, tác giả xin được đặt ra các vấn đề như sau:

Thứ nhất, nếu chuyển từ việc dân sự sang để giải quyết theo vụ án dân sự, ai sẽ là nguyên đơn, ai sẽ là bị đơn? Điều này hiện nay pháp luật chưa có quy định rõ ràng, việc xác định nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự là vô cùng cần thiết, điều này có liên quan tới các vấn đề khác trong quá trình giải quyết vụ án dân sự như xác định người phải chịu án phí dân sự, hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa, quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự, các quyền, nghĩa vụ khác Do đó, về vấn đề xác định ai sẽ là nguyên đơn, bị đơn khi chuyển từ việc dân sự sang vụ án dân sự, Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể.

Thứ hai, nếu chuyển việc dân sự sang để giải quyết theo vụ án dân sự, thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án nào, bởi vì tuy khoản 5 Điều 397 BLTTDS năm 2015 đã có quy định không phải phân công lại thẩm phán giải quyết vụ án, tức là có thể hiểu Tòa án đã giải quyết việc dân sự đó đương nhiên có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự Tuy nhiên, vì thẩm quyền giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn thuộc về Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc (theo điểm h khoản 2 Điều 39 BLTTDS năm 2015); còn thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn thuộc về Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn trong trường hợp có thỏa thuận hoặc nơi cứ trú, làm việc của bị đơn nếu không có thỏa thuận Do đó, nếu xét trên phương diện Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ án dân sự thì có những trường hợp Tòa án trước đó đã giải quyết việc dân sự nhưng lại không có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại Điều 39 BLTTDS năm 2015.

Dựa theo Điều 41 BLTTDS năm 2015, vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý, tác giả đưa ra kiến nghị như sau:

Tòa án nhân dân tối cao nên có văn bản hướng dẫn về vấn đề này theo hướng Tòa án đã giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn có quyền thụ lý vụ án dân sự nhưng phải tùy theo trường hợp Sau khi xác định nguyên đơn, bị đơn, họ phải hỏi ý kiến của nguyên đơn, bị đơn, nếu nguyên đơn và bị đơn thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết mà Tòa án đó là Tòa án đã thụ lý vụ án thì Tòa án đó tiếp tục giải quyết vụ án, nếu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc không phải là Tòa án đã giải quyết thì Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự đó phải chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.

Nếu nguyên đơn, bị đơn không có thỏa thuận thì cần xác định Tòa án nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết Trường hợp Tòa án nơi bị đơn cư trú chính là Tòa án đã thụ lý vụ án để giải quyết thì Tòa án đó tiếp tục giải quyết Nếu Tòa án nơi bị đơn cư trú là Tòa án khác thì Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự đó phải chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.

Về khả năng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự

Theo quy định tại khoản 4 Điều 218 BLTTDS năm 2015, Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên, pháp luật chưa thể hiện rõ ràng về việc Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hay không.

Trên thực tiễn, đa phần, các Tòa án đều dựa vào Điều 361 BLTTDS năm

2015, áp dụng tương tự pháp luật với quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Theo đó đương sự vẫn có quyền kháng cáo trong thời hạn 07 ngày đương sự nhận được quyết định hoặc từ ngày quyết định được niêm yết (theo khoản 2 Điều 273 BLTTDS năm 2015) Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn

7 ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định (theo khoản 2 Điều

Tại các quyết định như: Quyết định số 10/2021/QĐST-DS ngày 22/3/2021 của Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 45 , về việc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn giữa ông Nguyễn Đình C và bà

45 Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn số

10/2021/QĐST-DS ngày 22/3/2021 của Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, tlđd (42), truy cập ngày 11/6/2021.

Trần Thị B do người yêu cầu rút đơn yêu cầu; Quyết định số 40/2019/QĐST-

HNGĐ ngày 19/7/2019 của Tòa án nhân huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 46 về việc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn giữa anh Vương Văn H1 và chị Cấn Thị Hồng H2 do người yêu cầu rút đơn yêu cầu, Tòa án thể hiện rõ quyền kháng cáo của đương sự, quyền kháng nghị của Viện Kiểm sát và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp và thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Tuy nhiên, trên thực tiễn, cũng đã có Tòa án xem quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự là quyết định giải quyết việc dân sự (quy định tại Điều 370 BLTTDS năm 2015) và áp dụng Điều 371 BLTTDS năm 2015 để loại trừ đi quyền kháng cáo của đương sự và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát Ví dụ như tại Quyết định số 60/2021/QĐST-HNGĐ ngày 27/4/2021 của Tòa án nhân Thành phố

T, tỉnh Thanh Hóa 47 về việc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự giữa anh Nguyễn Đăng Đ và chị Phạm Thị N do người yêu cầu rút đơn yêu cầu, Tòa án đã căn cứ vào Điều 371 BLTTDS năm 2015, ghi rõ “Quyết định này có hiệu lực pháp luật sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm”.

Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng Tòa án không thể đồng nhất hiệu lực của Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự với quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại Điều 370 BLTTDS năm 2015 Bởi vì quyết định giải quyết việc dân sự chỉ áp dụng trong trường hợp giải quyết việc dân sự thông qua thủ tục mở phiên họp Bên cạnh đó, nội dung của Quyết định đình chỉ và Quyết định giải quyết việc dân sự là khác nhau, ví dụ như Quyết định đình chỉ sẽ không thể có họ tên Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 370 BLTTDS năm 2015) Hơn nữa, Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về bản chất đều là quyết định chấm dứt việc giải quyết việc dân sự/ vụ án dân sự của Tòa án mà những vấn đề trong việc dân sự hay vụ án dân sự đó chưa được giải quyết xong đến cuối cùng Do đó, Tòa án nên xem Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự như Quyết định đình chỉ giải quyết

46 Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn số

HNGĐ ngày 19/7/2019 của Tòa án nhân huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta326954t1cvn/chi-tiet-ban-an , truy cập ngày 11/6/2021.

47 Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự số 60/2021/QĐST-HNGĐ ngày 27/4/2021 của Tòa án nhân Thành phố T, tỉnh Thanh Hóa, tlđd (41), truy cập ngày 08/6/2021. vụ án dân sự và thể hiện rõ quyền được kháng cáo, kháng nghị, thời gian kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể có quyền này trong quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Ngoài ra về vấn đề liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, trên thực tiễn cũng số một số Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự của Tòa án mặc dù có đề cập đến quyền kháng cáo, kháng nghị nhưng lại thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với Quyết định của mình đưa ra.

Ví dụ: Quyết định số 52/2018/QĐST-HNGĐ ngày 06/3/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum 48 , về việc đình chỉ giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn giữa chị Nguyễn Thị N và anh Lê Hữu T do người yêu cầu được triệu tập hợp lệ để tham gia phiên hòa giải đoàn tụ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt có ghi nhận quyền kháng cáo, kháng nghị nhưng lại ghi như sau: “người yêu cầu có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.

Quyết định số 36/QĐST-HNGĐ ngày 20/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 49 về việc đình chỉ giải quyết việc dân sự giữa anh Ngô Minh T và chị Hoàng Thị Phương Đ do người yêu cầu xin rút đơn yêu cầu có ghi nhận quyền kháng cáo, kháng nghị như sau: “các đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa có quyền kháng nghị quyết định này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.

Như vậy, có thể thấy, ở các ví dụ trên, các Tòa án đều cho phép đương sự kháng cáo và Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị trong thời hạn 10 ngày, trong khi quy định của pháp luật chỉ là 07 ngày (theo khoản 2 Điều 273 và khoản 2 Điều 280 BLTTDS năm 2015) Bên cạnh đó, thời điểm bắt đầu quyền kháng cáo, kháng nghị cũng không thể ghi cùng nhau như vậy, bởi vì quyền kháng cáo của đương sự bắt đầu từ thời điểm nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết nhưng quyền kháng nghị chỉ bắt đầu vào thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận

48 Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn số 52/2018/QĐST-HNGĐ ngày 06/3/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum, http://congbobanan.toaan.gov.vn/3ta119192t1cvn/ , truy cập ngày 10/6/2021.

49 Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự số 36/QĐST-HNGĐ ngày 20/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta216160t1cvn/chi-tiet-ban-an , truy cập ngày 11/6/2021. được quyết định mà thôi, nếu bao gồm cả từ thời điểm niêm yết thì không đúng với quy định của pháp luật (vì việc niêm yết ở đây chỉ áp dụng trong trường hợp người được tống đạt văn bản từ Tòa án vắng mặt ở nơi cư trú mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ nơi cư trú mới của họ thì mới thực hiện thủ tục niêm yết công khai văn bản cần tống đạt (theo khoản 5 Điều 177 BLTTDS năm 2015), điều này không thể áp dụng đối với Viện kiểm sát).

Một số kiến nghị khác

Về việc áp dụng Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 làm căn cứ ra quyết định.

Trên thực tiễn, trong quyết định giải quyết việc thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, một số Tòa án không thể hiện áp dụng Điều 397 BLTTDS năm 2015 làm căn cứ ra quyết định, ví dụ: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 151/2018/QĐST-HNGĐ ngày

28/5/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh 50 , Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 173/2021/QĐST-

HNGĐ ngày 08/6/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau 51 , Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số

27/2021/QĐST-HNGĐ ngày 03/6/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh 52 Đây là một thiếu sót trong việc ra quyết định của một số Tòa án, trong việc giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn từ ngày BLTTDS năm 2015 có hiệu lực (01/7/2016) không thể không áp dụng Điều 397 BLTTDS năm 2015, đây là điều luật cơ bản cần phải

50 Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 151/2018/QĐST- HNGĐ ngày 28/5/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietnguonanle?dDocName=TAND096334 , truy cập ngày 08/6/2021.

51 Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 173/2021/QĐST- HNGĐ ngày 08/6/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta708730t1cvn/chi-tiet-ban-an , truy cập ngày 10/6/2021.

52 Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 27/2021/QĐST- HNGĐ ngày

03/6/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, tlđd (44), truy cập ngày 11/6/2021. được áp dụng để giải quyết loại việc này và không thể thiếu trong căn cứ ra quyết định Do đó, kiến nghị các Thẩm phán thống nhất ghi áp dụng Điều 397 BLTTDS năm 2015 trong quyết định để làm một trong những căn cứ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

Về quy định điều kiện để Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự

Theo quy định của BLTTDS năm 2015 và Luật HN&GĐ năm 2014, khi giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, sự thỏa thuận giữa vợ chồng phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của vợ, con Theo quan điểm cá nhân, việc quy định này là chưa thật sự phù hợp, các bên trong quan hệ hôn nhân đều cần được bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình khi ly hôn chứ không chỉ riêng vợ, con, việc quy định như vậy cho thấy sự đối xử bất bình đẳng của pháp luật giữa vợ và chồng Mục đích ban đầu của việc quy định này có thể là để bảo vệ người yếu thế hơn là phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên trên thực tế, có không ít trường hợp người yếu thế hơn lại là người chồng Đối với thủ tục Hòa giải tại Tòa án, Luật HGĐTTTA năm 2020 đã có quy định phù hợp hơn về vấn đề này, theo đó thỏa thuận của vợ chồng phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của cả vợ, chồng, con Do đó, để đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ, chồng và để thống nhất giữa các quy định của pháp luật, kiến nghị pháp luật sửa đổi theo hướng sự thỏa thuận của vợ chồng phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của cả vợ, chồng, con.

Về việc hoàn thiện pháp luật theo pháp luật nước ngoài

Theo quan điểm của tác giả, pháp luật Việt Nam hiện nay đã có sự phù hợp với mục đích bảo vệ hôn nhân, phù hợp với tình hình xã hội hiện tại và trình độ chuyên môn của Tòa án Việc giải quyết bằng thủ tục hành chính ở Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn về trình độ chuyên môn (trong việc xem xét quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con), nếu có giấy chứng nhận ly hôn của cơ quan hành chính thì giấy chứng nhận này có thể không được chấp nhận ở một số quốc gia khác, điều này sẽ gây bất lợi cho vợ, chồng sau ly hôn Hiện nay, thủ tục tố tụng dân sự đối với loại việc này đã là thủ tục giải quyết tương đối nhanh và đảm bảo được quyền lợi của đương sự, ngoài ra nếu muốn nhanh chóng hơn có thể giải quyết qua con đường hòa giải tại Tòa án.

Tuy nhiên, xã hội vận động không ngừng, có thể đến một thời điểm nào đó, các nhà lập pháp Việt Nam cần tham khảo pháp luật về giải quyết thuận tình ly hôn ởmột số quốc gia khác để có thể có những thay đổi pháp luật cho phù hợp với tình hình xã hội Ví dụ như sửa đổi pháp luật theo hướng giải quyết theo thủ tục hành chính như ở Trung Quốc hay thông qua Công chứng viên như ở Pháp Mặc dù hiện nay có một số quốc gia chỉ công nhận ly hôn bằng quyết định/bản án của Tòa án nhưng một số trong những quốc gia này cũng đang có những thay đổi về pháp luật để hướng tới việc công nhận cả những vụ việc ly hôn không do Tòa án giải quyết 53 Đối với việc xem xét tới quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con, các nhà lập pháp có thể tham khảo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp, có thể chia ra thành hai hướng giải quyết Nếu ít nhất một con chung của vợ chồng đủ nhận thức để yêu cầu Tòa án giải quyết thì giải quyết theo thủ tục tại Tòa án Còn nếu con chung của họ không có yêu cầu Tòa án giải quyết, việc giải quyết theo thủ tục hành chính cần có sự tham gia của cả Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em để có thể bảo đảm cho quyền lợi chính đáng cho vợ, chồng, con Như vậy, có thể chuyển qua giải quyết thuận tình ly hôn theo thủ tục ngoài Tòa án một cách dễ dàng hơn mà vẫn bảo đảm được quyền lợi chính đáng của các bên, việc này sẽ giúp giảm tải số lượng vụ việc mà Tòa án phải giải quyết, giúp ngành Tòa án tập trung nguồn lực giải quyết các vụ việc phức tạp hơn.

53 Ví dụ: “Trong liên minh châu Âu, các vụ ly hôn theo tư pháp được công nhận bởi hoạt động của Quy chế "Brussels II bis" của EU Tuy nhiên, Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu đã ra phán quyết vào năm 2017 rằng, vì các vụ ly hôn của người Pháp theo thỏa thuận riêng có thể không được coi là lệnh tư pháp, chúng không nằm trong phạm vi của các Quy định của EU, do đó, việc công nhận ly hôn không theo thủ tục tư pháp dựa trên thiện chí của mỗi Quốc gia EU, cũng như đối với tất cả các quốc gia nước ngoài không thuộc EU khác Hơn nữa, mặc dù chứng thư (thỏa thuận) đã được đăng ký (lập biên bản) bởi một Công chứng viên, nhưng nó không được coi là một công cụ xác thực theo luật của EU, điều này cũng cản trở việc lưu hành của nó trong EU. Để giải quyết vấn đề này, EU đã đưa ra Quy chế mới của Hội đồng - 2019/1111 ngày 25/6/2019 (“Brussels II ter”) Điều 65 của nó quy định rằng các thỏa thuận về ly hôn có hiệu lực pháp lý ràng buộc tại Quốc gia thành viên xuất xứ, do đó chúng sẽ được công nhận ở các Quốc gia thành viên khác mà không cần bất kỳ thủ tục đặc biệt nào Do đó, theo Quy chế “Brussels II ter”, có hiệu lực vào ngày 01/8/2022, việc lưu hành ly hôn thông thường của Pháp tại Châu Âu sẽ được đảm bảo tự động giữa các Quốc gia thành viên”,

“France: Family Laws and Regulations 2021”, https://iclg.com/practice-areas/family-laws- and- regulations/france , truy cập ngày 04/7/2021.

Mặc dù đã được quy định một cách cụ thể, chi tiết hơn so với các văn bản pháp luật trước đây nhưng khi sau khi nghiên cứu, tác giả nhận thấy trong các quy định của pháp luật cũng như trên thực tiễn vẫn có những điều bất cập mà pháp luật cần có quy định sửa đổi, bổ sung hoặc cần quy định rõ ràng hơn, cần những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để hạn chế được sự không thống nhất trong quy định của pháp luật và trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở các Tòa án, do đó, trên cơ sở các quy định của pháp luật trong và ngoài nước, thực tiễn và quan điểm của cá nhân, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị hướng đến sự ngày càng hoàn thiện trong lĩnh vực về pháp luật tố tụng dân sự Qua nghiên cứu trên thực tiễn, tác giả cũng nhận thấy một số những thiếu sót của các Thẩm phán trong việc giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn, từ đó đưa ra kiến nghị giúp cho thực tiễn giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn đúng quy định của pháp luật và thống nhất hơn.

Khi quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng không còn hạnh phúc, ly hôn có lẽ là giải pháp tốt nhất để hai người không còn ràng buộc với nhau về mặt pháp lý, danh phận và những nghĩa vụ khác, và để họ có cơ hội bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc hơn Theo lẽ ấy, pháp luật đã có những quy định tạo điều kiện cho vợ chồng có thể thực hiện được quyền ly hôn của mình.

Khóa luận này là công trình khoa học nghiên cứu về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn Với

3 chương của Khóa luận này, tác giả đã trình bày những vấn đề về lý luận chung,quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết loại việc này, giúp cho người đọc hiểu rõ hơn bản chất và nắm bắt được các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.Tác giả cũng đã nghiên cứu việc áp dụng một số quy định pháp luật hiện hành về thủ tục này trên thực tiễn, từ đó, tác giả đã nêu lên được một số những bất cập và đưa ra các kiến nghị tương ứng Tác giả mong rằng Khóa luận của này sẽ có thể góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

1 Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 24/2004/QH11) ngày 15/6/2004 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011).

2 Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015.

3 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Luật số 58/2020/QH14) ngày 16/6/2020.

4 Luật Hôn nhân và gia đình (Luật số 22/2000/QH10) ngày 09/6/2000.

5 Luật Hôn nhân và gia đình (Luật số 52/2014/QH13) ngày 19/6/2014.

6 Luật Thi hành án dân sự (Luật số 26/2008/QH12) ngày 14/11/2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 và Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12/6/2018).

7 Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950.

8 Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước ngày 07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

9 Pháp lệnh không số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/3/1994 về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

10 Pháp lệnh số 48-L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/4/1996 về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.

11 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 30/12/2016 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

12 Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 09/8/2018.

13 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày

Văn bản quy phạm pháp luật nước ngoài:

14 中中中中中中中中中中 (BLDS Trung Quốc năm 2020), ngày 28/5/2020.

15 中中中中中中中中中中中2001 中中中中中 (Luật Hôn nhân nước Cộng hòa

Nhân dân Trung Hoa năm 1980, sửa đổi, bổ sung năm 2001).

16 Äktenskapslag 13.6.1929/234 (Đạo Luật Hôn nhân Phần Lan số 234/29 ngày 13/6/1929), (đã được sửa đổi bởi nhiều Luật khác).

17 Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 (được sửa đổi bởi nhiều Luật khác).

18 Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp.

19 Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

20 Dương Thị Thùy Ninh (2009), Thủ tục giải quyết việc dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

21 Trịnh Thị Thu Thanh (2006), Thủ tục sơ thẩm giải quyết việc dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

22 Huỳnh Quang Thuận (2019), “Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài - vụ án dân sự hay việc dân sự?”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 04(125)/2019.

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w