1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghĩa Vụ Của Đương Sự Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Hoàng Phúc
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Huyền
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 56,61 MB

Nội dung

THỰC TIỀN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÓ TỤNG CỦADUONG SỰ VA MỘT SO KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIEN VÀ DAM THUC HIEN CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG DAN SỰ VE NGHIA VU CUA DUONG SU Thực tiễn thực hi

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

PHẠM THỊ HOÀNG PHÚC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS BÙI THỊ HUYEN

Hà Nội — 2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan, kêt quả nghiên cứu trong luận văn là kêt quả lao động của

riêng tôi, chưa được công bô trong bát cứ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hoàng Phúc

Trang 3

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đôi, bố sung năm 201]Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Giấy chứng nhận quyền sử dụngHội đồng thâm phán

Hội đồng xét xửNhà xuất bảnNghĩa vụ tổ tụngPháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996

Pháp lệnh tố tụng dân sựPháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng,người phiên dịch trong tố tụng 2012

Quan hệ pháp luật Tòa án nhân dânTòa án nhân dân tôi caoTham gia tố tụng

Trang

Tố tụng dân sựTạm ứng án phí

ủy ban nhân dân

Vụ án dân sự Viện kiêm sát nhân dân

Trang 4

Chương 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE NGHĨA VU CUA DUONG SỰ

TRONG TO TUNG DAN SU’

Khái niệm, đặc điểm nghĩa vu của đương sự trong tố tụng dân sự

Khái niệm nghĩa vụ của đương sự trong tổ tụng dân sự

Đặc điểm nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự

Cơ sở quy định nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự

Cơ sở lý luận

Cơ sở thực tiễn

Các điều kiện bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của đương sự trong to tụng

dân sự

Tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp của pháp luật về nghĩa vụ của đương sự

trong tô tụng dân sự

Ý thức chấp hành pháp luật của đương sự

Trách nhiệm của Tòa án

Quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về nghĩa vụ của

đương sự trong tổ tụng dân sự

Kết luận Chương 1

Chương 2 NOI DUNG PHÁP LUAT TO TUNG DAN SỰ VIỆT NAM

VE NGHIA VU CUA DUONG SU

Khái quát về sự hình thành va phát triển các quy định của pháp luật

tố tụng dân sự Việt Nam về nghĩa vụ của đương sự

Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tam năm 1945

Giai đoạn từ 1945 đến 1989

Giai đoạn từ 1989 đến 2005

Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành quy định về nghĩa vụ

của đương sự

Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh

Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

Nghĩa vụ chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết

vụ

Nghĩa vụ tôn trọng Tòa án và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa

II II

13

14

14

15 15

27

36 4

4I

Trang 5

Chương 3 THỰC TIỀN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÓ TỤNG CỦA

DUONG SỰ VA MỘT SO KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIEN VÀ DAM

THUC HIEN CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG DAN SỰ VE

NGHIA VU CUA DUONG SU

Thực tiễn thực hiện nghĩa vu tổ tụng của đương sự

Đương sự không cung cấp chứng cứ và chứng minh

Không chấp hành giấy triệu tập của Tòa án

Không chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ

án

Duong sự không tôn trọng Tòa án, vi phạm nội quy phiên tòa

Không nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng chỉ phí giám định, định giá

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện các quy định

của pháp luật tố tụng dân sự về nghĩa vụ của đương sự

Cần tách các quy định quyền và nghĩa vụ của đương sự riêng thành từng

khoản

Về nghĩa vụ giao nộp chứng cứ và biện pháp xử lý hành vi vi phạm

Về thủ tục tố tụng trong trường hợp đương sự văng mặt hoặc đến muộn

Về biện pháp xử lý đương sự không chấp hành các quyết định của Tòa án

trong thời gian giải quyết vụ án dân sự

Bồ sung quy định thế nảo là hành vi không tôn trọng Tòa án, vi phạm nội

quy, trật tự phiên tòa và biện pháp xử ly

Về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng chi phí giám định, định giá

Về việc xử lý các hành vi không thực hiện nghĩa vụ của đương sự

57

58 59

59

60 61 62

63

64 65 67 68 70

75

Trang 6

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Việc giải quyết vụ án dân sự (VADS) tại Tòa án là do nhu cầu giải quyết các quan

hệ pháp luật (QHPL) nội dung giữa các đương sự nên các đương sự là một thành phần chủyếu, không thể thiếu của VADS Không có đương sự thì cũng không thể có VADS tại Tòa

án Dé bảo đảm giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các VADS, các đương sự cần thực hiệntốt nghĩa vụ của mình để không làm ảnh hưởng đến thời hạn xét xử và kết quả giải quyếtVADS Khi tham gia QHPL tố tung dân sự (TTDS), các đương sự thường chỉ quan tâmnhiều đến quyền của mình mà không để ý tới nghĩa vụ của mình đối với việc giải quyếtVADS Do đó, ý thức chấp hành quy định của pháp luật tố tụng dân sự (PLTTDS) về nghĩa

vụ của đương sự thường không tốt dẫn đến gây trở ngại cho Tòa án, khó khăn cho cácđương sự khác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ Đây cũng chính là một nguyên nhândẫn đến tình trạng án quá hạn của Tòa án ngày một nhiều, ảnh hưởng đến thời hạn giảiquyết VADS, gây bức xúc cho các đương sự khác Mặt khác, việc áp dụng chế tài đối vớinhững hành vi vi phạm nghĩa vụ của đương sự chưa được thực thi trên thực tế khiến choviệc hiện nghĩa vụ của đương sự chưa được tốt

Nghĩa vụ của đương sự và các biện pháp xử lý việc không thực hiện nghĩa vụ của

đương sự trong PUTTDS Việt Nam được quy định tại chương VI, chương XIV và chươngXXXII Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) Thực tế cho thấy trong BLTTDS có những quyđịnh về nghĩa vụ của đương sự (gọi tắt là nghĩa vụ tố tụng - NVTT) của đương sự còn quyđịnh rải rác, chưa thật cụ thé như quy định quyền và nghĩa vụ của đương sự trong cùng mộtđiều luật nhưng không phân định rõ đâu là quyền và đâu là nghĩa vụ hoặc có những quyđịnh đến nay vẫn chưa được ban hành như về thủ tục, thâm quyền xử phạt, mức tiền phạtđối với các hành vi cản trở hoạt động TTDS khiến cho Tham phán, Tòa án không có cơ sở

để xử lý các hành vi không thực hiện nghĩa vụ của đương sự, dẫn đến việc chấp hànhNVTT của đương sự chưa được nghiêm, ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết VADS và làmcho sự nghiêm minh của pháp luật không được bảo đảm.

Đúng như Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lượcxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm

2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách

tư pháp đến năm 2020, đã nhận định: “Ché định pháp luật dân sự và pháp luật về to tung tư

Trang 7

pháp còn nhiều bat cập, chậm được sửa đổi, bồ sung” Do đó, nhiệm vụ đặt ra trong cảicách tư pháp là: “Hoan thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tốtụng tư pháp” trong đó cần “tiếp tục hoàn thiện thủ tục TTDS Nghiên cứu thực hiện vàphái triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước dé tạo điều kiện cho các đương sự chủđộng thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình.” theohướng: “Hinh thành cơ chế pháp lý dé Chính phủ thực hiện quyên yêu cau xem xét, xử bybằng thủ tục tư pháp đối với mọi vi phạm nghiêm trọng được phát hiện trong quá trìnhquan lý, t6 chức thi hành pháp luật”, “tạo điễu kiện thuận lợi cho người dân Ttham gia tốtụng, bảo dam sự bình dang của công dân và cơ quan công quyên trước Tòa an”.

Do đó, việc nghiên cứu dé tài Nghĩa vụ của đương sự trong tổ tụng dân sự ViệtNam là hết sức cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay về cả lý luận và thực tiễn Qua đó, cócách nhìn tông quan hơn, rõ ràng hơn về nghĩa vụ của đương sự trong TTDS Từ đó, tìm ranhững thiếu sót, bấp cập trong việc áp dụng pháp luật để đưa ra các biện pháp khắc phụcvướng mắc, kiến nghị sửa đổi và hoàn thiện pháp luật về van đề này

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đến nay chưa có một bài viết hay công trình khoa học nào nghiên cứu riêng, đầy đủ

và chỉ tiết về nghĩa vụ của đương sự trong TTDS Nghĩa vụ của đương sự trong TTDS chỉđược đề cập đến trong một phần bài viết, đề tài nghiên cứu về đương sự như: Bài viết

“Người tham gia TTDS” của ThS Nguyễn Việt Cường đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân

(TAND), số 8/2005, tr 14 — 20; Luận văn thạc sỹ luật học năm 2008, luận án tiến sỹ luậthọc năm 2010 với đề tài “Đương sự trong TTDS - Một số vấn đề ly luận và thực tiễn ” củatác giả Nguyễn Triều Dương và Khoá luận tốt nghiệp năm 2010 với dé tài “Duong sự trongTTDS” của tác giả Lê Thị Phượng Tat cả đều nghiên cứu về khái niệm, thành phan, nănglực hành vi TTDS của đương su, quyền và nghĩa vụ của đương sự và thực tiễn đương sựthực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhưng cũng chủ yếu nói về quyền của đương sự,còn nghĩa vụ của đương sự thì chỉ nói về nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập và hậu quảpháp lý của sự vắng mặt Hoặc là chỉ nghiên cứu về một nghĩa vụ nào đó của đương sự nhưnghĩa vụ chứng minh của đương sự có Khoá luận tốt nghiệp năm 1997 với đề tài “Nghĩa vuchứng minh của đương sự trong TTDS” của tác giả Lê Tién Ty hay chỉ nghiên cứu vềbao đảm sự có mặt của bị đơn như bài viết “Bảo dam sự có mặt của bị đơn va những van déliên quan khi giải quyết VADS” của tac giả Lê Xuân Tri đăng trên Tạp chí TAND số 1 năm1998 Các tác giả trên đã đưa ra được một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện PLTTDS về

Trang 8

đương sự nhưng đến nay BLTTDS năm 2004 đã được sửa đôi, b6 sung năm 2011 phần nào

đã giải quyết được một số bất cập và kiến nghị của các tác giả Qua hơn một năm thi hànhBLTTDS sửa đổi, thực tế vẫn có những bat cập mới chưa được giải quyết Do đó, rất cầnnhững đề tài nghiên cứu chỉ ra được những bat cập đó của PLTTDS hiện hành, dé từ đó đưa

ra được những kiến nghị sửa đổi, b6 sung có tính khả thi, kịp thời hoàn thiện PLTTDS vềđương sự nói chung, về NVTT của đương sự nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, yêu cầu của đương sự tại Tòa án các cấp thìđương sự có nghĩa vụ dân sự đối với đương sự có quyền dân sự và có NVTT đối với Tòa

án Trong TTDS có loại thủ tục giải quyết vụ án dân sự (VADS) và có loại thủ tục giảiquyết việc dân sự (VDS) Do giới hạn không cho phép nên đối tượng và phạm vi nghiêncứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ của đương sự trong quátrình giải quyết VADS tại Tòa án cấp sơ thâm do luật TTDS điều chỉnh (hay còn gọi lànghĩa vụ tô tụng) Trong số NVTT của đương sự thì đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu về một sốnghĩa vụ quan trọng mà việc không thực hiện nghĩa vụ đó của đương sự sẽ làm ảnh hưởngđến thời hạn và kết quả giải quyết đúng đắn của VADS đó

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác — Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Dang vaNhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ trương cải cách tưpháp Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyênngành khác nhau cũng được sử dụng như: phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh, thống

kê, diễn giải, quy nạp

5 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ củađương sự trong TTDS, từ đó phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật TTDS hiệnhành về NVTT của đương sự và thực tiễn thực hiện các quy định này ở Tòa án; đồng thời

đi sâu nghiên cứu các biện pháp xử lý đối với trường hợp vi phạm nghĩa vụ TTDS nhằmdam bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của đương sự một cách đúng đắn, dé từ đó tìm ra giảipháp hoàn thiện các quy định pháp luật TTDS về NVTT của đương sự giúp cho hoạt động

tố tụng tại Tòa án được bảo đảm, được tôn trọng và giữ gìn sự nghiêm minh của pháp luật

Trang 9

Đề dat được mục đích trên, nhiệm vu nghiên cứu được xác định trên những khíacạnh sau:

- Nghiên cứu làm rõ các vẫn đề lý luận về nghĩa vụ của đương sự trong TTDS nhưkhái niệm, ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ của đương sự trong TTDS, mối quan hệ giữanghĩa vụ và quyền của đương sự trong TTDS, mối quan hệ giữa nghĩa vụ TTDS của đương

sự với hoạt động TTDS tại Tòa án, các yêu cầu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của đương sựtrong TTDS.

- Nêu khái quát về sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật TTDS ViệtNam về nghĩa vụ của đương sự

- Nghiên cứu quy định của PLTTDS một số nước về nghĩa vụ của đương sự để tìm ranhững điểm phù hợp nhằm tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này

- Phân tích làm rõ các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về nghĩa vụ củađương sự để tìm ra những hạn chế, bất cập của các quy định nảy

- Tìm hiểu thực tiễn thực hiện các quy định về nghĩa vụ của đương sự trong TTDS,

để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật TTDS về nghĩa vụ của

đương sự.

6 Những đóng góp mới của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện, đầy đủ, hệ thống các van dé lý luận va thực tiễn vềnghĩa vụ của đương sự trong TTDS, luận văn có những dong øóp mới sau:

- Xây dựng được khái niệm nghĩa vụ của đương sự trong TTDS.

- Phân tích và làm sáng tỏ những điểm bat cập của các quy định pháp luật tố tụng vềnghĩa vụ của đương sự.

- Nêu ra thực tiễn việc thực hiện NVTT của đương sự tại một số Tòa án

- Đưa ra một sô kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về

nghĩa vụ của đương sự và các biện pháp xử lý hành vi không thực hiện hoặc chậm thực

hiện NV TT của đương sự.

7 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn diện, đầy đủ, có hệ thống

về nghĩa vụ của đương sự trong TTDS Việt Nam Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ gópphần bồ sung và hoàn thiện lý luận về nghĩa vụ của đương sự trong TTDS, qua đó có cơ sở

lý luận để phân tích, đánh giá những bất cập của các quy định pháp luật TTDS hiện hành,

Trang 10

đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật TTDS về nghĩa vụ của đương sự dé lam

cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật TTDS

Luận văn có thể được sử dụng dé làm tài liệu tham khảo cho Tham phán, Thư kýtrong công tác thực tiễn và có thé được sử dụng dé đóng góp vào việc sửa đổi, bố sung cácquy định của BLTTDS về nghĩa vụ của đương sự và các biện pháp bảo đảm thực hiệnNVTT của đương sự.

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tai liệu tham khảo, luận văn đượckết cầu gồm 3 chương:

Chương 1: Những van đề lý luận về nghĩa vụ của đương sự trong tô tụng dân sự.Chương 2: Nội dung pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nghĩa vụ của đương sự.Chương 3: Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ tố tụng của đương sự và một số kiến nghịnhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về nghĩa vụ của đương sự

Trang 11

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE NGHĨA VỤ CUA DUONG SU

TRONG TO TUNG DAN SU

1.1 Khái niệm, đặc điểm nghĩa vụ của đương sự trong tố tung dân sự

1.1.1 Khái niệm nghĩa vụ của đương sự trong tô tung dân sự:

Nghĩa vụ mà tiếng Anh và tiếng Pháp đều viết là “obligation” có nguồn gốc từ danh

từ “obligatio” của tiếng Latin Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nghĩa vụ như:

“Nghĩa vụ là một QHPL được xác lập giữa hai chủ thé theo đó một chủ thé (chủ thể quyển người có quyên) có quyên yêu cau chủ thể kia (chủ thể nghĩa vụ - người có nghĩa vụ) phảihoàn thành một yêu câu nhất định" [7, tr 11] Cuén từ điền pháp luật của Pháp mang tên

-“Petit Dictionnaire de Droit” định nghĩa: “Nghia vụ là một mối quan hệ pháp lý theo đó mộtngười, được gọi là trái chủ, có thé sử dụng phương cách cưỡng chế của quyển lực côngtheo sự lựa chọn của anh ta đề buộc người khác, người thụ trải xác định, chuyển giao tàisản, làm hoặc không làm việc gì đó ”[42] Điều thứ 676 Bộ luật dân sự (BLDS) Trung Kỳ

1936 và Điều thứ 641 BLDS Bắc Kỳ đã định nghĩa: Nghia vụ là cái dây liên lạc về luậtthực tế hay luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm gì đối vớimột hay nhiễu người nào đó

Còn "t6 tung" là việc thưa kiện (procès), "t6 tung pháp lý" là việc pháp luật quy địnhnhững thủ tục về cách tố tung (code deprocédure)" [9, tr 302] Sách Tiếng nói nôm na của

Lê Gia, dẫn giải 30.000 từ tiếng Việt thường dùng có liên quan đến từ Hán Việt (NXB VănNghệ TP HCM, 1999) giải thích chi tiết hơn "7Ø tung" là vạch tội va đưa ra cửa công déphân giải phải trái (trang 1027-1028) Thời Pháp thuộc, người ta dùng hai chữ "6 tung" dédich chữ "procédure" (tiếng Pháp) hay “procedure” (tiếng Anh) đều bắt nguồn từ chữ Latinh procedere nghĩa là tiền bước, gợi lên ý tưởng một đường lối phải theo dé đi đến chỗthắng kiện như trong Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Bắc Kỳ năm 1921; Bộ dân sự,thương sự tô tụng Trung kỳ năm 1935 Dưới chế độ cũ ở miền Nam trước năm 1975, cũng

có Bộ luật dân sự, thương sự tô tụng năm 1972 Hoặc theo Pothier, một luật gia tra danhcuối thé kỷ XIX đã định nghĩa: “T6 tung là hình thức phải theo để đệ don kiện, kháng biện,can thiệp, cứu xét, phán xử, thượng khống và thi hành án văn” [3 1]

Như chúng ta đã biết, nghĩa vụ dân sự của một người bắt đầu từ khi người đó tham

vào một giao dịch dân sự và kết thúc khi người đó thực hiện xong nghĩa vụ của mình đối

với người có quyên dân sự Nhưng khi có tranh chap vê quyên và nghĩa vu dân sự xảy ra va

Trang 12

được giải quyết tại Tòa án thì chỉ khi có phán quyết của Tòa án bằng một bản án hoặc quyếtđịnh có hiệu lực pháp luật thì mới xác định được đương sự nào có quyền dân sự và đương

sự nào có nghĩa vụ dân sự Lúc này, đương sự có nghĩa vụ dân sự mới phải thực hiện nghĩa

vụ dân sự của minh Nhung dé có được phán quyết của Tòa án một cách nhanh chóng, đúngdan thì việc giải quyết tranh chấp phải diễn ra trong một quá trình TTDS mà ở đó đương sựvừa có quyền lại vừa có NVTT Chỉ khi có việc giải quyết VADS tại Tòa án thì khi đóđương sự mới có NVTT Việc giải quyết VADS được bắt đầu từ khi có đơn khởi kiện chođến khi có phán quyết của Tòa án và đương sự phải thực hiện NVTT trong suốt quá trìnhgiải quyết VADS

Trong các văn bản pháp luật tố tụng từ trước đến nay đều không có khái niệm NVTTcủa đương sự mặc dù thuật ngữ “nghĩa vụ tố tụng dân sự” hoặc “nghĩa vụ tố tụng” đã được

sử dụng trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) như Điều

20 quy định Quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự, Điều 23 quy định Quyền vanghĩa vụ tố tụng của người đại diện được uỷ quyền, Điều 27 quy định Sự kế thừaquyên và nghĩa vụ tố tụng, Điều 29 quy định Quyền và nghĩa vụ tố tụng của tổ chức

xã hội BLTTDS năm 2004 cũng sử dụng thuật ngữ “nghĩa vụ tổ tụng” tại các Điều như 57,

62, 67, 74, 189, 192, 406 Đến năm 2011, BLTTDS 2004 được sửa đổi, b6 sung cũng vẫn

sử dụng thuật ngữ “nghia vu tổ tung” Trong các công trình nghiên cứu trước đây cũng nhưcác giáo trình của các trường đại học hay PLTTDS của nước ngoài cũng sử dụng thuật ngữ này nhưng cũng không đưa ra khái niệm nghĩa vụ của đương sự trong TTDS hay NVTT.Tuy nhiên, từ các phân tích trên có thê đưa ra khái niệm nghĩa vụ của đương sự trong TTDSmột cách khái quát như sau:

Nghĩa vụ của đương sự trong tô tụng dân sự (gọi tắt là NVTT của đương sự) là việcbắt buộc đương sự phải thực hiện theo quy định của pháp luật to tụng dân sự trong quátrình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vu việc

dan sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

1.1.2 Đặc điểm nghĩa vụ của đương sự trong tô tung dân sự

- Nghĩa vụ tổ tụng của đương sự có mỗi liên hệ mật thiết với nhiệm vụ và quá trình giảiquyết vụ án dân sự của Tòa án

Các chủ thé của hoạt động TTDS rất đa dang, bao gồm: Các cơ quan tiến hành tốtụng và những người tham gia tố tụng (TGTT), người liên quan Tùy thuộc vào mục đíchTGTT và địa vị pháp ly của moi chủ thê mà môi liên hệ giữa các chủ thê này với nhau

Trang 13

trong quá trình giải quyết VADS tai Tòa án là khác nhau Trong các chủ thé đó, đương sự làchủ thé có vai trò đặc biệt quan trong trong TTDS bởi lợi ích của họ là nguyên nhân và mụcđích của quá trình tố tụng Mối liên hệ giữa đương sự và Tòa án là rõ nét nhất trong quátrình TTDS Khi đương sự thực hiện nghĩa vụ của mình là cơ sở làm phát sinh quyền, nghĩa

vụ pháp lý của các chủ thể khác như Tòa án, Viện kiểm sát và những người TGTT khác.Chăng hạn, về nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ chính trong việc cung cấp chứng cứ, chứngminh cho yêu cầu của mình là hợp pháp và có căn cứ, Tòa án chỉ tiến hành việc thu thậpchứng cứ trong một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định khi mà đương sự không

tự thu thập được và có yêu cầu

Trong quá trình giải quyết VADS, đa phần nghĩa vu của đương sự là phải thực hiệnđối với yêu cầu của Tòa án Sau khi có phán quyết của Tòa án cấp sơ thâm, nếu Viện kiểmsát muốn kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án thì có quyền yêu cầu đương sự cungcấp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thâm quyền kháng nghị thìđương sự sẽ có NVTT là cung cấp tài liệu, chứng cứ đối với Viện kiểm sát Ở một số quốcgia như Cộng hòa Pháp thì đương sự còn có nghĩa vụ với nhau như nghĩa vụ phải gửi các tài liệu chứng cứ của mình cho phía bên kia nhưng PLTTDS Việt Nam lại không quy địnhcác đương sự có nghĩa vụ gì với nhau mà chỉ quy định đương sự có nghĩa vụ đối với Tòa ántrong việc giải quyết VADS Do đó, có thể nói rằng nghĩa vụ của đương sự trong TTDSViệt Nam là nghĩa vụ đối với Nhà nước, với Tòa án và trong một số trường hợp là đối vớiViện kiêm sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

Tòa án là chủ thê đặc biệt duy nhất được thực hiện quyền lực của Nhà nước dé giảiquyết VADS Dé thực hiện quyền lực của mình trong việc giải quyết VADS, Tòa án cóquyền yêu cầu đương sự và những người TGTT khác phải thực hiện NVTT Các đương sự

có những nghĩa vụ chung mà bất cứ một đương sự nào khi đến Tòa án cũng phải thực hiệnmặc dù không nhận được bat cứ một văn bản tố tụng tô tụng nào của Tòa án như nghĩa vụtôn trọng Tòa án, nghĩa vụ chấp hành nội quy phiên tòa Có những nghĩa vụ mà đương sựphải thực hiện theo văn bản tố tụng của Tòa án như giấy triệu tập, thông báo, quyết định,bản án buộc các đương sự phải thi hành như nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa

án, nghĩa vụ chấp hành các thông báo, quyết định của Tòa án Có những nghĩa vụ đương

sự vừa có thê tự thực hiện vừa có thể phải thực hiện theo yêu cầu của Tòa án như nghĩa vụcung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Mỗi mộtVADS khác nhau lại có quá trình tiến hành tố tụng khác nhau như thủ tục giải quyết vụ án,

Trang 14

thủ tục giải quyết việc Trong thủ tục giải quyết vụ án có thủ tục áp dụng biện pháp khẩncấp tạm thời, thủ tục hòa giải công nhận sự thỏa thuận, thủ tục đưa vụ án ra xét xử Trongthủ tục giải quyết VADS thì có các thủ tục giải quyết các yêu cầu khác nhau, mỗi yêu cầu

lại có một thủ tục riêng Như vậy, ở mỗi một VADS áp dụng thủ tục gì thì đương sự sẽ phải

thực hiện nghĩa vụ theo quy định của thủ tục đó.

Tòa án với tư cách là cơ quan tiễn hành tố tụng phải có trách nhiệm tạo điều kiện décho các đương sự thực hiện được đầy đủ các nghĩa vụ của mình Các đương sự thực hiệncác NVTT cua mình một cách có thiện chí và đúng theo quy định của pháp luật thi sẽ baođảm cho việc giải quyết VADS được nhanh chóng và đúng đắn Trường hợp đương sựchống đối, không hợp tác, không chấp hành các văn bản tố tụng của Tòa án, không đến Toa

án theo giấy triệu tập sẽ gây cản trở cho hoạt động tố tụng của vụ án đó, làm cho vụ án bịquá hạn luật định hoặc nếu xét xử được thì có thê không thực sự đúng sự thật khách quan vìchỉ xét xử theo tài liệu, chứng cứ của một bên cung cấp

- Nghia vu to tung cua duong su mang tinh bắt buộc và phải chịu chế tài néu không thực hiện

NVTT của đương sự là do PLTTDS quy định, bắt buộc các đương sự phải thực hiệnkhi khởi kiện và tham gia vào quá trình giải quyết VADS Các đương sự đều phải thực hiệnnhững NVTT bình đăng như nhau, không phân biệt tư cách TGTT Cho dù đương sự lànguyên đơn, bị đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan thì đều có NVTT chung phảithực hiện như nhau như đều có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu củamình là có căn cứ, đều phải tôn trọng Tòa án và chấp hành các văn bản tố tụng củaTòa án Nhưng khi giải quyết từng yêu cầu cụ thể của đương sự và dựa vào từng kết quảgiải quyết yêu cầu đó mà các đương sự lại có NVTT khác nhau như yêu cầu được chấpnhận thì nguyên đơn không phải chịu án phí, còn bị đơn phải chịu án phí Chế tài áp dụngđối với các đương sự khi không thực hiện NVTT là khác nhau, phụ thuộc vào tư cáchTGTT của đương sự đó như Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà nguyên đơn không

có mặt thì VADS sẽ được đình chỉ, còn bi đơn vắng mặt thì vụ án vẫn được đưa ra xét xửvăng mặt bị đơn

- Nghĩa vụ tô tụng của đương sự có moi liên hệ mật thiết với nghĩa vụ dân sự của đương sự

và quyễn tô tụng của đương sự

NVTT của đương sự có mối liên hệ mật thiết với nghĩa vụ dân sự (NVDS) củađương sự Chỉ có người có quyền dân sự và NVDS có tranh chấp tại Tòa án thì người đómới trở thành đương sự và có NVTT Chủ thé của NVDS là chủ thé của quan hệ pháp luậtnội dung (quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại) Khi chủ thể của

Trang 15

quan hệ pháp luật nội dung khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp và được Tòa ánthụ lý giải quyết thì họ trở thành đương sự - chủ thể của quan hệ pháp luật TTDS và họ cóNVTT Việc thực hiện NVTT của đương sự góp phần bảo đảm cho việc bảo vệ quyền vàlợi ích về dân sự của mình.

Khi TGTT tai Tòa án, cùng với việc được hưởng các quyền té tụng, đương sự cũngphải thực hiện các NVTT Đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật TTDS là các đương sự

có quyền bình dang về quyền và NVTT Mọi quyền và nghĩa vụ của đương sự đều có mốiliên hệ mật thiết với nhau Thông thường, quyền tố tụng có trước, NVTT có sau Ví dụ như:nguyên đơn có quyền khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm nênkhi khởi kiện nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh rằng quyền và lợi ích của nguyênđơn bị xâm phạm Bị don là người bị nguyên đơn khởi kiện nhưng cũng có quyền tố tụngtrước là quyền được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện rồi mới phải thực hiện NVTT làphải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện vàtài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có (Điều 56, 58, 59, 175 BLTTDS 2004) Việc đương sựkhông thực hiện NVTT ảnh hưởng đến chính đương sự đó và những chủ thể khác Đối vớibản thân họ sẽ phải chịu chế tài như bị phạt tiền, đình chỉ việc giải quyết yêu cầu của đương

sự Đối với Cơ quan tiến hành tô tụng và người tiến hành tố tụng thì gây khó khăn choviệc giải quyết vụ án, cản trở quá trình tìm ra công lý của quan Tòa Đối với các đương sựkhác thì gây mat thời gian, chi phi đi lại hoăc gây khó khăn trong quá trình chứng minh củangười đó Trong khi đó, đương sự không thực hiện quyền của mình thì không phải chịu gì

cả Trên thực tế, quyền tô tụng là van dé các đương sự quan tâm hơn là NVTT và nếu cóquan tâm thì đương sự bên này chỉ quan tâm đến NVTT của đương sự bên kia Cơ quantiến hành tố tụng hay người tiến hành tố tụng thì quan tâm đến việc chấp hành NVTT củacác đương sự, còn các đương sự chỉ quan tâm đến quyền của mình khi TGTT Bên cạnh đó,

có một số nghĩa vụ của đương sự cũng là quyền của đương sự khi tham gia TTDS nhưquyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh

Về nguyên tắc, để bảo đảm việc giải quyết VADS được khách quan, đúng pháp luậtthì các đương sự phải bình đăng với nhau về nghĩa vụ TTDS NVTT của các đương sự làbình đăng giữa nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, không phânbiệt cá nhân hay cơ quan, tổ chức, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tínngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp Moi cơ quan, tổ chức đều bình dangkhông phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu

NVDS của đương sự do các bên thỏa thuận, pháp luật quy định hoặc theo phán quyếtcủa Tòa án Còn NVTT của đương sự là do pháp luật TTDS quy định Khi đương sự cóđiều kiện thực hiện đầy đủ các NV TT cũng chính là lúc họ có điều kiện nhất trong việc bảo

vệ các quyên và nghĩa vụ dân sự.

Trang 16

- Nghĩa vụ tổ tụng của đương sự có thể được thực hiện thông qua người đại diện và có thểđược chuyển giao cho người khác

Van đề này phụ thuộc vào NVDS, bởi chỉ có những NVDS được chuyền giao chongười khác (như NVDS về tài sản) thì NVTT của người đó mới được chuyên giao Trongquá trình Tòa án giải quyết VADS, đương sự có thé trực tiếp hoặc thông qua người đại diệnhợp pháp tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào của quá trình này để thực hiện các NVTT.Người đại điện của đương sự là người TGTT thay mặt đương sự thực hiện quyền và NVTT

để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án Người đại diện có thể làđại điện theo pháp luật hoặc đại điện theo ủy quyền Người đại điện theo pháp luật có đầy

đủ tất cả các NVTT của đương sự, trừ quyền hòa giải trong vụ án ly hôn, còn người đạidiện theo ủy quyền chỉ phải thực hiện NVTT trong phạm vi được ủy quyền

Trong quá trình Tòa án đang giải quyết VADS có thể có một trong các đương sự là

cá nhân chết hoặc đương sự là cơ quan tô chức đang TGTT phải chấm dứt hoạt động, bịgiải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyên đổi hình thức tô chức thì NVTT của đương

sự sẽ được chuyển giao cho những cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa NVDS về tài sản.Trường hợp NVDS của họ không được kế thừa thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việcgiải quyết VADS

Từ khái quát và đặc điểm của nghĩa vụ của đương sự trong TTDS như trên, có thểđưa ra khái niệm cụ thê hơn về NVTT của đương sự như sau:

Nghĩa vụ của đương sự trong tô tụng dân sự (goi tắt là NVTT của đương sự) là việcbắt buộc đương sự phải thực hiện đối với Nhà nước, với cơ quan tiễn hành tô tụng dân sự,với đương sự và với cơ quan, tô chức, cá nhân khác, nếu không thực hiện thì sẽ bi áp dụngchế tài theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các chủ thểtham gia to tụng và bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng,chính xác, công mình, đúng pháp luật.

1.2 Cơ sở quy định nghĩa vụ của đương sự trong tố tung dân sự

Việc pháp luật quy định đúng, đầy đủ và hợp lý NVTT của đương sự trong TTDS làmột bao đảm cho Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn VADS Vi vậy, việc làm rõđược các cơ sở quy định NVTT của đương sự là vô cùng cần thiết trong việc đánh giá cácquy định của PLTTDS hiện hành về NVTT của đương sự Qua việc nghiên cứu cho thấy,PLTTDS hiện hành quy định về NVTT của đương sự dựa trên những cơ sở sau:

1.2.1 Cơ sở lý luận:

Khi các chủ thể của các QHPLDS thực hiện việc yêu cầu Tòa án giải quyết tranhchấp, giải quyết yêu cầu và được Tòa án thụ lý thì các chủ thé của QHPLDS được Tòa ángiải quyết trở thành đương sự trong TTDS Lúc này, đương sự không chỉ dừng lại ở việc có

Trang 17

được các quyền và NVDS mà còn được PLTTDS quy định cho các chủ thé này các quyền

và NVTT khi TGTT trong việc giải quyết VADS Các quyền và nghĩa vụ TTDS của đương

sự có mối liên hệ mật thiết với các quyền và NVDS của đương sự, trong đó, quyền vàNVDS của đương sự và nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết VADS của Tòa án là nền tảng déghi nhận các quyền và nghĩa vụ TTDS của đương sự Đồng thời việc thực hiện các quyền

và nghĩa vụ TTDS của đương sự là bảo đảm cho việc bảo vệ quyền và lợi ích về dân sự Vìvậy, xét về mặt lý luận việc ghi nhận nghĩa vụ TTDS của đương sự phải dựa trên cơ sở, phùhợp với quyền và NVDS, cụ thé được thé hiện như sau:

- Khi TGTT tại Tòa án dé giải quyết VADS, đương sự có quyền về dân sự phải cóNVTT là chứng minh rang họ là chủ thé có quyền, lợi ích về dân sự đang có tranh chấp.Đồng thời họ có nghĩa vụ chứng minh đương sự kia là người có nghĩa vụ về dân sự

- Các chủ thé trong QHDS bình đăng với nhau về địa vị pháp lý, tức là bình dangtrong việc hưởng quyên và bình dang trong việc thực hiện nghĩa vụ, cũng như chịu tráchnhiệm trong các QHDS mà mình tham gia Vi vậy, việc ghi nhận các NVTT của đương sựcũng phải dựa trên cơ sở bảo đảm các đương sự bình đăng với nhau về NVTT Sự bìnhđăng về NVTT của đương sự trong TTDS không đồng nghĩa với việc các đương sự đều cónghĩa vụ giống nhau mà được hiểu là ngoài những NVTT giống nhau của đương sự thì mỗiđương sự TGTT với tư cách khác nhau sẽ có những NVTT khác nhau Xét một cách tổngthê thì các đương sự TGTT với tư cách khác nhau nhưng bình đăng với nhau về điều kiện

đề TGTT, điều kiện thực hiện NVTT

- Việc quy định NVTT của đương sự phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa giữa việcghi nhận NVTT của đương sự với nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết VADS của Tòa án vaViện kiểm sát cũng như quyền và NVTT của các chủ thé tố tụng khác như người làmchứng, người giám định, người phiên dịch đúng với vai trò của mỗi chủ thể này trongTTDS Bởi vì, cùng với việc quy định quyền của đương sự thì đồng thời phải xác địnhnghĩa vụ của các chủ thể khác trong việc bảo đảm quyền của đương sự và ngược lại, khi cácchủ thé trong TTDS có các quyền tố tụng thì đồng thời xác định NVTT của chủ thé khácnhằm bảo đảm cho việc giải quyết VADS được nhanh chóng và đúng dan Trong mối quan

hệ trung tâm giữa Tòa án với đương sự, việc ghi nhận các NVTT của đương sự phải baođảm sự tôn trọng của đương sự đối với Tòa án, không gây khó khăn và cản trở Tòa án thựchiện quyền lực Nhà nước, bảo đảm cho Tòa án giải quyết VADS một cách kịp thời và đúngdan nhưng Tòa án cũng phải có nghĩa vụ bảo đảm cho đương sự thực hiện được quyền và

Trang 18

NVTT của mình.

Bồ sung hay mở rộng quyền của đương sự phải đi đôi với việc xác định NVTT củađương sự đó khi TGTT Đồng thời, quy định các quyền hạn của Tòa án đối với đương sự déTòa án có cơ sở tiến hành giải quyết va áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời những hành vi

vi phạm NVTT của đương sự nhằm thực hiện được mục đích của TTDS là bảo đảm việcgiải quyết VADS được nhanh chóng, chính xác, công minh, đúng pháp luật

tế đó, đòi hỏi PLTTDS phải quy đỉnh rõ ràng NVTT của đương sự như phải quy định rõ đâu là

quyên, đâu là nghĩa vụ tố tụng của đương sự khi TGTT tại Tòa án, dé họ dễ nhận biết và thực

hiện, đồng thời phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc và kịp thời những hành vi vi phạm NVTTcủa đương sự đã gây can trở cho hoạt động tố tụng của Tòa án

Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan làm cho quá trình giải

quyết VADS có sai lầm dẫn đến án bị hủy đi hủy lại nhiều lần, gây mất lòng tin của đương

sự, dẫn đến sự chống đối của họ đối với quá trình hoạt động tố tụng của Tòa án trong việcgiải quyết VADS Sai lầm này do những người tiễn hành tố tung đã chịu sự tác động, chiphối từ nhiều phía, có thể từ cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương, từ cơ quan quản lýcấp trên, từ những người thân thích hoặc quen biết họ hoặc do hạn chế về chuyên môn, thái

độ sách nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm làm cho đương sự không tin vào phán quyết củaToa án nên đã có hành vi không thực hiện NVTT của mình, can trở hoạt động tố tụng củaTòa án.

Việc nhà nước quy định các NVTT của đương sự nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi

dé cho các bên đương sự có thé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp về nội dung của mình; taođiều kiện thuận lợi cho các bên đương sự thực hiện quyền TTDS của mình; giúp cho việc

Trang 19

giải quyết VADS được nhanh chóng và đúng đắn Việc các đương sự thực hiện NV TT nhưthế nào sẽ có ý nghĩa nhất định đối với quá trình giải quyết VADS Do vậy, trong quá trình

tố tụng các đương sự phải thực hiện NVTT cua minh một cách có thiện chí và đúng theoquy định của pháp luật.

1.3 Các điều kiện bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự1.3.1 Tính thông nhất, đồng bộ, phù hợp của pháp luật về nghĩa vụ của đương sự trong

16 tụng dân sự

Nghĩa vụ của đương sự và việc bảo đảm nghĩa vụ của đương sự là hai mặt không thétach rời nhau PLTTDS nếu chi dừng lại ở việc quy định day đủ nghĩa vu của đương sự thivẫn chưa đủ mà cân phải có các quy định bảo đảm cho việc đương sự thực hiện tốt nghĩa vụcủa mình khi TGTT tại Tòa án Bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của đương sự trong TTDS

là trách nhiệm thuộc về Tòa án và các cá nhân, cơ quan, tô chức khác

Về cơ bản PLTTDS hiện hành đã có nhiều quy định nhăm bảo đảm việc thực hiệnnghĩa vụ của đương sự như quy định các biện pháp bảo đảm cần thiết như cảnh cáo, phạttiền người vi phạm, đình chỉ việc giải quyết yêu cầu của đương sự Tuy nhiên, vẫn cònthiếu những quy định cụ thể nhằm bảo đảm sự trợ giúp của cá nhân, cơ quan, tô chức déđương sự có thể thực hiện nghĩa vụ của mình Đồng thời, còn thiếu những quy định cụ thê

dé xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ của đương sự như thủ tục, thâmquyền xử phạt, mức tiền phạt hành vi vi phạm nghĩa vụ Thực tế đó chứng tỏ PLTTDS hiệnhành cần nhanh chóng hoàn thiện, đồng bộ với luật nội dung, bảo đảm tính nghiêm minh,công bằng, dân chủ và pháp chế, từ đó có những quy định cụ thé, thống nhất dé bảo đảmviệc thực hiện nghĩa vụ của đương sự nhất là bảo đảm việc bị đơn và người có nghĩa vụ liênquan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án Cần có sự thong nhat vé nhanthức cũng như bổ sung quy định của PLTTDS về việc đương sự không thực hiện NVTT thì

sẽ không được hưởng quyên tô tụng Cần thiết có thé bố sung quy định các chế tài nghiêmkhắc hơn nữa đối với việc đương sự không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và khôngtôn trọng Tòa án như phạt tiền nặng hơn hoặc có thê bị áp dụng biện pháp dẫn giải đương

sự đó đến Tòa án hoặc không được hưởng một số quyền tố tụng

Dé bảo đảm cho việc áp dụng chế tài đối với đương sự không thực hiện NVTT dathiệu quả, cần thiết phải ban hành trình tự, thủ tục, biện pháp áp dụng và thi hành chế tài đó

có tính khả thi nhất Tránh việc Tòa án ban hành quyết định áp dụng các chế tài màPLTTDS quy định nhưng không thê thực thi trên thực tế Ví dụ như: Tòa án quyết định

Trang 20

phạt tiền đương sự nhưng Cơ quan thi hành án dân sự không thé thu tiền của đương sựđược do họ không chịu nộp tiền hoặc không có tiền để nộp hoặc chi phí dé Cơ quan thihành án phải bỏ ra dé cưỡng chế thi hành lớn hơn số tiền có thé thu được Vậy giải pháptrong van dé này như thé nào cần có sự sửa đối, b6 sung PLTTDS một cách toàn diện vađồng bộ mới tạo điều kiện dé bảo đảm cho việc thực hiện tốt NVTT của đương sự.

1.3.2 Ý thức chấp hành pháp luật của đương sự

Việc thực hiện tốt NVTT của đương sự nhất là bảo đảm sự có mặt của bị đơn vàngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía bị đơn sẽ quyết định quá trình giảiquyết VADS nhanh hay chậm, có hiệu quả hay không Thực tế, trong quá trình giải quyếtVADS có nhiều trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng vềphía bị đơn đã không chấp hành theo giấy triệu tập của Tòa án, cô tình trốn tránh, làm cho

vụ án bị kéo dài, gây khó khăn cho việc Tòa án giải quyết vụ án Có trường hợp đương sựkhông những cố tình trốn tránh, từ chối khai báo, mà còn thách thức cán bộ Tòa án, khi cán

bộ Tòa án trực tiếp đến nhà đương sự để lấy lời khai, xem xét, định giá Còn về phíanguyên đơn thì nhiều trường hợp chưa thực sự tích cực trong việc thu thập chứng cứ mà có

tư tưởng y lại cho Tòa án Nguyên nhân của sự việc đó có thé do ý thức chấp hành phápluật của đương sự không tốt hoặc do đương sự không có lòng tin đối với việc giải quyếtVADS của Tòa án Do đó, có thé nói rằng ý thức chấp hành pháp luật của đương sự là mộttrong những điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện tốt NVTT của đương sự

Ý thức chấp hành pháp luật của đương sự còn bị ảnh hưởng bởi sự tư van mang tinhchất có tình gây khó khăn cho hoạt động tố tụng của Tòa án nhằm bảo vệ quyền và lợi íchcủa đương sự đó về dân sự của một số luật sư, luật gia với mục đích bảo vệ thân chủ củamình đến cùng, bat chấp việc tư vấn đó có thé gây khó khăn, can trở cho hoạt động tố tụngcủa Tòa án.

1.3.3 Trách nhiệm của Tòa an

Tòa án là cơ quan thực hiện quyền lực của Nhà nước trong việc xét xử, giải quyếtVADS, là cơ quan tiến hành tố tụng và là chủ thé có quyền áp dụng các thủ tục và biện pháp

tố tụng đối với đương sự Do đó, trách nhiệm của Tòa án cũng rất quan trọng trong việc thựchiện quyền của mình đối với NVTT của đương sự Tòa án thực hiện quyền của mình mộtcách khách quan, vô tư, công minh và bình đẳng đối với tất cả các đương sự, không phân biệtđương sự đó là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là cá nhân

Trang 21

hay cơ quan, tô chức thì sẽ tạo điều kiện cho đương sự thực hiện được NV TT của mình mộtcách tốt nhất và tạo được lòng tin của đương sự vào việc giải quyết VADS.

Khi thực hiện quyền của Tòa án trong việc yêu cầu đương sự thực hiện NVTT nhưtriệu tập đương sự đến Tòa án, thì Tòa án cũng cần phải có cách áp dụng một cách linh hoạt

và khoa học như: Việc triệu tập đương sự trực tiếp hay gián tiếp qua bưu điện, qua chínhquyền địa phương thì phải đảm bảo giấy đó đến tay đương sự trước đó ít nhất từ một đếnhai ngày dé họ còn sắp xếp công việc ở cơ quan và gia đình thì mới có thé có mặt đúng giờtheo giấy triệu tập của Tòa án được Hoặc đương sự đã thông báo trước với Tòa án là họ

bận công việc vào buổi sáng thì Tòa án cần triệu tập họ vào buổi chiều Khi đã triệu tập

được đương sự đến Tòa án thì cần tận dụng hết thời gian đương sự có mặt ở Tòa án dé thựchiện các thủ tục tố tụng, tránh việc chỉ triệu tập lên dé giao tài liệu, chứng cứ hoặc nhận vanbản tố tụng của Tòa án rồi lại dé họ về sẽ khiến cho đương sự không coi việc có mặt làquan trọng Ngoài ra, cán bộ Tòa án cũng cần phải nâng cao trách nhiệm trình độ, năng lựcchuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp, thái độ tiếp đương sự thì mới tạo được niềm tin chođương sự vào viỆc giải quyết VADS, từ đó họ sẽ thực hiện tốt NVTT của mình

1.4 Quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về nghĩa vụ của đương sự trong

BLTTDS của nước Cộng hòa Pháp đã quy định đương sự có một số nghĩa vụ tố tụngnhư: nghĩa vụ viện dẫn, giải thích và chứng minh các tình tiết cụ thể làm căn cứ cho cácyêu cầu của mình (Điều 6, 8, 9); có nghĩa vụ giúp thâm phán thực hiện các biện pháp thâmcứu và phải chịu mọi hậu quả trong trường hợp không giúp đỡ hoặc từ chối giúp đỡ; nếumột bên đương sự đang nắm giữ một yếu tố cấu thành chứng cứ, thì theo yêu cầu của bênkia, thẩm phán có thé ra lệnh cho họ cung cấp yêu tố cau thành chứng cứ đó, trong trườnghợp cần thiết có thé áp dụng biện pháp phạt tiền dé cưỡng chế (Điều 11); có nghĩa vụ cungcấp những văn bản giải thích pháp luật cần thiết để giải quyết vụ tranh chấp theo yêu cầucủa Thâm phán (Điều 13); phải thông báo cho nhau, trong một thời gian hợp lý, những tìnhtiết làm căn cứ cho những yêu cầu của mình, những chứng cứ đã xuất trình và căn cứ phápluật đã viện dẫn, nhằm bảo đảm cho mỗi bên đương sự có thể tự tổ chức việc bảo vệ quyềnlợi của mình (Điều 15); có nghĩa vụ tôn trọng Tòa án (Điều 24); bên đương sự đưa ra một

Trang 22

giấy tờ, tài liệu nào đó làm căn cứ có nghĩa vụ phải trao đổi giấy tờ, tài liệu đó cho các bênkhác trong cùng vụ kiện (Điều 132); các bên đương sự phải có mặt trước Tòa, trước thâmphán hoặc trước Hội đồng xét xử (HDXX) theo yêu cầu của Thâm phán chịu trách nhiệmthâm cứu vụ kiện và của HDXX (Điều 184, 185); các bên đương sự phải tự mình trả lờinhững câu hỏi đặt ra cho họ mà không được đọc một bản trả lời sẵn nào (Điều 191);

Về hậu quả pháp lý đối với việc đương sự không thực hiện nghĩa vụ, BLTTDS Phápquy định: đương sự bên kia nhận được tài liệu, giấy tờ phải hoàn lại cho đương sự bên này,nếu không hoàn lại có thé bị phạt tiền và cưỡng chế (Điều 136); khi Tham phán yêu cầubên nào phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định mà bên đó không nộp đúng hạn hoặckhông chịu nộp hoặc từ chối nộp thì vụ kiện không được tiếp tục (Điều 269, 271); đương sự

có thé bị phạt tiền từ 100 đến 1.000 Phò-răng, bồi thường thiệt hại nếu yêu cầu thay đổiThâm phán không được chấp nhận (Điều 353); nếu không có lý do chính đáng mà nguyênđơn không ra trước Tòa, bị đơn có thé yêu cầu cứ xét xử tranh chấp coi như có mặt cả haibên Tham phán cũng có thé mặc nhiên tuyên bố việc nguyên đơn triệu tập bị đơn ta Tòa là

vô hiệu (Điều 468); nếu sau khi đã đến phiên tòa, một trong các đương sự không chịu thựchiện các hành vi tố tụng trong thời hạn yêu cầu, Thâm phán sẽ xử như có tranh trụng giữahai bên trên cơ sở những tài liệu hiện có; nếu không đương sự nao thực hiện các hành vi tốtụng trong thời hạn yêu cầu, thâm phán có thể mặc nhiên xóa số thụ lý vụ kiện và các bênkhông có quyền kháng cáo quyết định này (Điều 468, 469); bị đơn vắng mặt có thê đượctriệu tập lại theo yêu cầu của nguyên đơn hoặc theo quyết định của thấm phán, nếu giấytriệu tập lần trước không đến tay họ (Điều 471); néu bi don không ra Tòa, việc kiện vẫn cóthể được xét xử và quyết định về nội dung Khi có nhiều bị đơn được triệu tập về cùng mộtviệc, nếu một người không đến, việc xét xử coi như có mặt tất cả các bị đơn nếu quyết địnhcòn được kháng cáo (Điều 472); bên thua kiện phải chịu án phí, trừ khi Tòa án có quyếtđịnh ghi rõ đầy đủ căn cứ buộc bên kia phải chịu toàn bộ hoặc một phần án phí (Điều 696);giấy triệu tập gửi bị đơn có giá trị như giấy gọi ra Tòa và ghi rõ nếu bị đơn vắng mặt tạiphiên tòa, Tòa chỉ dựa trên các tài liệu do nguyên đơn cung cấp và có thể ra quyết định bấtlợi cho bị đơn (Điều 847-2)

BLTTDS Liên bang Nga năm 2003 quy định: Các bên có NVTT như nhau (Điều 38);người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan có NVTT như nguyên đơn (Điều 42); người cóquyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập có NVTT như các bên (Điều 43);trong trường hợp một bên không thê TGTT (công dân chết, thay đôi pháp nhân do giải thé,cham dứt; chuyền giao quyền yêu cầu, chuyền giao nghĩa vu và những trường hợp thay thékhác), thì bên đó được thay thế bằng người kế thừa NVTT Việc thay thế được tiến hành ởbất cứ giai đoạn nào của tố tụng (Điều 44); trong trường hợp đương sự không thực hiệnNVTT thì phải chịu hậu quả pháp ly do PLTTDS quy định (Điều 34, 35); mỗi bên có nghĩa

Trang 23

vụ phải chứng minh những tình tiết làm co sở cho những yêu cầu của minh hay sự phản đốiyêu cầu của bên kia (Điều 56); nếu người được tống đạt từ chối tiếp nhận giấy gọi hoặcgiấy báo của Tòa án thì người được tống đạt coi như đã được thông báo về thời gian và địađiểm xét xử vụ án hoặc thơi gian và địa điểm thực hiện hoạt động tố tụng (Điều 117);những người TGTT và những người có mặt tại phòng xử án có nghĩa vụ tuân thủ trật tựphiên tòa (Điều 158) Người vi phạm bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo Nếu vi phạm trật tựphiên tòa lần thứ hai thì bị đuôi khỏi phòng xử án một thời gian hoặc trong toàn bộ thờigian xét xử hoặc bị phạt tiền với mức đưới 10 lần lương tối thiểu Trường hợp hành vi củangười vi phạm trật tự phiên toa có dấu hiệu tội phạm, Tham phan chuyén cho Kiểm sát viênkhởi tố về hình sự (Điều 159); đương sự đã được triệu tập nhưng vắng mặt một trong nhữngngười TGTT mà không được thông báo thì tạm hoãn phiên toà (Khoản 2 Điều 167); Tòa án

có quyền xét xử vụ án trong trường hợp vắng mặt một trong những người TGTT đã đượcthông báo về thời gian và địa điểm mở phiên toà, nếu người đó không đưa ra lý do vắngmặt hoặc Tòa án cho rằng lý do văng mặt là không chính đáng Tòa án có quyền xét xử vụ

án VỚI Sự vắng mặt của bị đơn đã được thông báo về thời gian và địa điểm mở phiên toà,nếu bị đơn không thông báo cho Tòa án lý do vắng mặt chính đáng của mình và không yêucầu Tòa án xét xử vụ án với sự vắng mặt của bị đơn

BLTTDS Trung Quốc quy định các đương sự có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập,nguyên đơn có giấy gọi nhưng không có lý do chính đáng mà không ra toà, có thể xử vắngmặt, các đương sự có nghĩa vụ tuân thủ kỷ luật phiên tòa, hay đương sự có trách nhiệm đưa

ra chứng cứ về những chủ trương của mình nêu ra (Điều 64)

Theo pháp luật TTDS của Anh thì đương đương sự không thanh toán đầy đủ án phí

sẽ bị phạt tiền [21, tr.105] Khi nhận được giấy triệu tập của Tòa án, bị đơn phải trình diệntrước Tòa hoặc ít nhất phải phúc đáp Tòa án trong thời hạn 14 ngày Bị đơn không trìnhdiện hoặc không nộp bản tự bảo chữa thì quyết định triệu tập đương sự đương nhiên có hiệulực như một quyết định xét xử vắng mặt và có hiệu lực thi hành Khi bị đơn phản đối đơnkiện thì luật sư tư vấn của nguyên đơn phải nộp bản giải trình nội dung đơn khởi kiện trongthời hạn 14 ngày (có thể gia hạn nếu được sự đồng ý của bị đơn) Trong thời hạn 14 ngàytiếp theo, luật sự tư vẫn của bị đơn phải đáp lại bằng một văn bản tự bào chữa và các yêucầu phản tố nếu có Tại phiên xét xử, luật sư biện hộ của các bên thay mặt cho các bên trìnhbày các tình tiết của vụ án (tr.170-172)

Phần nhiều các đương sự trong Pháp luật TTDS Mỹ cũng trao quyền cho đại diện làcác luật sư dé thực hiện NVTT Các đương sự đều bình đắng trước pháp luật, không phânbiệt địa vị xã hội, cơ quan nhà nước với doanh nghiệp tư nhân Khi khởi kiện, nguyên đơnphải thực hiện việc “phát lệnh khởi kiện” cho bị đơn băng cách gửi bản sao của đơn khởikiện và giấy triệu tập thông qua một cảnh sát trưởng, một viên thừa phát lại hoặc gửi qua

Trang 24

đường bưu điện tùy theo quy tắc của Tòa án thụ lý vụ kiện BỊ đơn khi nhận được trát củaTòa án có nghĩa vụ phải nộp một “tờ biện minh” dé trả lời cho đơn khởi kiện của nguyênđơn Các đương sự có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ để chứng minh cho các yêu cầu củamình; đương sự thua kiện có nghĩa vụ phải chịu án phí; đương sự kháng cáo phải nộp tiền

dự phí kháng cáo Một trong những thủ tục tô tụng bắt buộc đối với đương sự là các đương

sự phải tuyên thệ rằng việc trình bày của họ là ngay tình Nếu đương sự gian trá, Tòa án cóthê trừng phạt đương sự đã cố tình tạo ra sự gian trá đó

So sánh các quy định của PLTTDS nước ngoài với PLTTDS Việt Nam nhận thấy:PLTTDS Việt Nam đã tiếp thu và học hỏi cách làm luật TTDS của nước Cộng hòa liênbang Nga trước đây cả về cách bố cục, cách hành văn và quy định về NVTT của đương sự.Nhìn sang các nước khác, chúng ta thấy cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm quy định của

họ về NVTT mang tính chất thực sự tranh tụng và bao đảm việc đương sự thực hiện NV TTmột cách tốt nhất Một số quy định về NVTT của đương sự của các nước đó mà PLTTDSViệt Nam có thé tiếp thu dé sửa đối, b6 sung như quy định: đương sự có nghĩa vụ viện dẫn,giải thích các tình tiết cụ thể làm căn cứ cho các yêu cầu của mình; có nghĩa vụ cung cấpnhững văn bản giải thích pháp luật cần thiết dé giải quyết vụ tranh chấp; phải thông báo chonhau, trong một thời gian hợp lý, những tình tiết làm căn cứ cho những yêu cau của mình,những chứng cứ đã xuất trình và căn cứ pháp luật đã viện dẫn, nhăm bảo đảm cho mỗi bênđương sự có thé tự tổ chức việc bảo vệ quyền lợi của mình; bên đương sự đưa ra một giấy

tờ, tài liệu nào đó làm căn cứ có nghĩa vụ phải trao đôi giấy tờ, tài liệu đó cho các bên kháctrong cùng vụ kiện Duong sự bên kia nhận được tai liệu, giấy tờ phải hoàn lại cho đương

sự bên này, nếu không hoàn lại có thể bị phạt tiền và cưỡng chế; khi thâm phán yêu cầu bênnào phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định mà bên đó không nộp đúng hạn hoặc khôngchịu nộp hoặc từ chối nộp thì vụ kiện không được tiếp tục; đương sự có thé bi phat tiền, bồithường thiệt hại nếu yêu cầu thay đôi thâm phán không được chấp nhận; nếu sau khi đã đếnphiên tòa, một trong các đương sự không chịu thực hiện các hành vi tố tụng trong thời hạnyêu cầu, thâm phán sẽ xử như có tranh trụng giữa hai bên trên cơ sở những tài liệu hiện có;nếu không đương sự nào thực hiện các hành vi tố tụng trong thời hạn yêu cau, thâm phán cóthé mặc nhiên xóa số thu lý vụ kiện và các bên không có quyền kháng cáo quyết định này(BLTTDS của nước Cộng hòa Pháp); néu người được tống dat từ chối tiếp nhận giấy gọihoặc giấy báo của Tòa án thì người được tống đạt coi như đã được thông báo về thời gian

và địa điểm xét xử vụ án hoặc thơi gian và địa điểm thực hiện hoạt động tố tụng (BLTTDSLiên bang Nga).

Trang 25

Kết luận Chương 1Nghĩa vụ của đương sự trong TTDS (gọi tắt là NVTT của đương sự) là việc bắt buộcđương sự phải thực hiện đối với Nhà nước, với cơ quan tiễn hành tố tụng dân sự, với đương

sự và với cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, nếu không thực hiện thì sẽ bị áp dụng chế tài theoquy định của pháp luật tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các chủ thêtham gia và bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án dân sự được nhanh chóng, chính xác,công minh, đúng pháp luật.

NVTT của đương sự mang tinh bắt buộc và chế tài, có mối liên hệ mật thiết vớinhiệm vụ và quá trình giải quyết VADS của Tòa án, với NVDS của đương sự và quyên tôtụng của đương sự, có thể được thực hiện thông qua người đại diện và có thể được chuyềngiao cho người khác.

Các quy định của PLTTDS hiện hành về NVTT của đương sự được xây dựng trên cơ

sở lý luận phù hợp với quyền và NVDS và thực tiễn việc thực hiện nghĩa vụ của đương sựtrong quá trình giải quyết VADS tại Tòa án

Dé bảo đảm cho việc thực hiện NVTT của đương sự thì cần có những quy định phápluật định đúng, đầy đủ và hợp lý kết hợp với chế tài nghiêm và có tính khả thi Ngoài ra, ýthức chấp hành pháp luật của đương sự và trách nhiệm của Tòa án cũng là một trong nhữngđiều kiện bảo đảm cho việc thực hiện NVTT của đương sự Và cần có các quy định về xử

lý các vi phạm NV TT của đương sự và các biện dé đương su có thể thực hiện NVTT củamình Đồng thời, cần nâng cao ý thức pháp luật của đương sự trong việc thực hiện NVTTcua mình cũng như nâng cao trách nhiệm cua Tòa án trong việc bảo đảm thực hiện NVTT đương sự.

Trên cơ sở tham khảo pháp luật một số nước trên thế giới quy định về nghĩa vụ củađương sự và các biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của đương sự, từ đó đánh giátính ưu khuyết của các quy định đó để làm cơ sở cho việc sửa đổi, bố sung quy định củaPLTTDSVN về nghĩa vụ của đương sự

Trang 26

Chuong 2

NOI DUNG PHAP LUAT TO TUNG DAN SU VIET NAM

VE NGHIA VU CUA DUONG SU

2.1 Khai quát về sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân

sự Việt Nam về nghĩa vụ của đương sự

2.1.1 Giai đoạn trước Cách mang thang Tam năm 1945

Năm 1884, thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta, chấm dứt thời kỳ xã hộiViệt Nam “thudn” phong kiến chuyền sang chế độ thực dân nửa phong kiến Chế độ phongkiến qua di nhưng van dé lại những dấu vết đậm nét về hoạt động lập pháp với nhiều bộluật khác nhau nhưng có quy mô và hoàn thiện nhất vào lúc bấy giờ phải ké đến ba bộ luậtlớn là Quốc Triều Hình Luật (nhà Lê thế kỷ XV), Quốc Triều Khám Tụng Điều Lệ (thế kỷ

XV - XVIII), Hoàng Việt Luật Lệ (luật Gia Long) Do mang ảnh hưởng nặng nề của tutưởng phong kiến nên các bộ luật này mang tính chất hà khắc, vai trò của con người, củacông dân, của đương sự không được dé cao, thủ tục xét hỏi, thâm van được quy định phổbiến, các chế tài áp dụng mang tính chất hình sự Nghĩa vụ của đương sự trong vụ kiện dân

sự được quy định một cách tản mạn và không rõ ràng Tuy vậy, đây cũng là những viêngạch đầu tiên đặt nền móng cho việc quy định nghĩa vụ của đương sự sau này Lần đầu tiêntrong bộ Quốc Triều Khám Tung Điều Lệ quy định: “Những người kiện tụng có don cáotrạng khiếu nại về: ruộng đất không xuất trình văn khé, cưới xin không sinh lễ, treo hỏi, tàisản không có trúc thư, tiền nợ không có văn tự, đánh nhau không có biên bản thương tích,

an mạng không có nghiệm an, trộm cướp không có tang vật, cò bạc không có tang chứng,

ức hiếp không phải là người hiền quý danh vọng thì các nha môn không được khám tụng.Nếu nhận bừa thì gom xét sự việc trước sau luận bác đi” Nghĩa vụ của đương sự lần đầutiên được nhắc đến một cách rõ ràng trong việc chứng minh yêu cầu của mình bằng cáchcung cấp chứng cứ trong những vụ việc cụ thé, nếu khi yêu cầu giải quyết mà đương sựkhông đưa ra được bằng chứng thì quan xét xử sẽ bác bỏ đơn kiện Trong tập V bộ Hoàng

Việt Luật Lệ có quy định “pham đơn gửi Toa án chỉ cho phép một đơn thưa một việc thưa

việc phạm tội thật có bằng chứng Thừa thẩm quan lúc xử kiện cung chứng đã xác thực mà

có 1, 2 người không đến hau tòa thì không liên quan đến bản án” Đây là hai quy địnhđược áp dụng phô biến khi có việc thưa kiện Nó được áp dụng rộng rãi khi giải quyết cácvấn đề kiện tụng thuộc cả luật hình sự, dân sự và hôn nhân gia đình

Bằng hai bản thỏa ước ngày 5/6/1882 cắt đứt miền Nam bao gồm 6 tỉnh để sát nhậpvào lãnh thổ Pháp gọi là Nam Kỳ, thỏa ước ngày 6/6/1884 biến miền Bắc và miền Trungthành lãnh thổ bảo hộ của Pháp và đạo dụ năm 1898 của Hoàng đề Đồng Khánh nhượng 3

Trang 27

thanh phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng thành đất nhượng địa cho Pháp, Việt Namchính thức bị thực dân Pháp đô hộ Khi đến nước ta chúng thiết lập một chế độ đô hộ hàkhắc nhằm bóc lột và vơ vét của cải đặc biệt thông qua hai cuộc khai thác thuộc địa trênquy mô lớn Nhằm phục vụ cho mưu đồ của mình chúng thay đổi nước ta thành một nướcthực dân nửa phong kiến Việc đầu tiên là ban hành các bộ luật nhằm 6n định tình hìnhtrong nước, thiết lập sự đô hộ Liên quan đến hoạt động TTDS, trong giai đoạn này chúngban hành một số bộ luật khác nhau như Bộ dân sự tố tụng Nam Ky năm 1910, Bộ dân sự tôtụng Bắc Kỳ năm 1917, Bắc kỳ pháp viện biên chế năm 1921, Bộ luật dân sự, thương sự tốtụng Bắc Kỳ năm 1921, và Bộ Hộ sự và thương sự Trung Kỳ năm 1942 Các bộ luật nàymang tư tưởng phong kiến và dựa trên khuôn mẫu của BLDS Pháp 1807 Trong giai đoạnnày, nghĩa vụ của đương sự được quy định như “Về phương diện dan chứng buộc bênđương sự nào nại ra phải có nghĩa vụ dan chứng ” va “Các đương sự trong mot vu kiệnphải dẫn chứng Mỗi người muốn viện dan một sự kiện hay một hành vi pháp lý phải chứngmình sự kiện, hành vi đó” [43, tr 191] Đây là một quy định hiểm hoi có thể tiếp cận đượcbởi các văn bản thời kỳ này được viết hoàn toàn băng tiếng Pháp, không dịch ra chữ QuốcNgữ cũng như không có các công trình nghiên cứu chỉ tiết Mặt khác, giai đoạn này sửdụng một cách đồng loạt các án lệ nơi Tòa án nên các quy tắc thành văn “cb yếu vạch sẵn

ty mỉ những l lỗi phải theo như một thông tư hành chính chứ ít có điều khoản chính xácđịnh thức một nguyên tắc pháp lý tổng quát” - mang tính chất thủ tục [31, tr 22] Đồngthời với đó là việc duy trì hai hệ thống Tòa án khác nhau với việc phân chia hai loại đương

sự khác nhau Tòa án do pháp lập xét xử các công dân của Pháp hoặc những người được biệt đãi như người pháp, Tòa án của Việt Nam xét xử những đương sự là người Việt nhưngvẫn bị những nhà cầm quyền người Pháp thâu tóm và thống trị, Việt Nam trong giai đoạnnày “không có một nên tư pháp thuần túy bởi vì tat cả các quyên hành hư hay thực đều donhà cam quyên Pháp nam giữ [55]

2.1.2 Giai đoạn từ 1945 đến 1989

Năm 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa — nhà nước dân chủ đầu tiên ở khuvực Đông Nam Á được thành lập, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về mọi mặt trong đờisong xã hội, trong lĩnh vực tư pháp, tô tụng

Ngày 10/10/1945 nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 47/SL cho tạm thời giữ cácluật lệ hiện hành của chế độ cũ mà không trái với bản chất của nhà nước cách mạng Tuynhiên, sắc lệnh trên chỉ đề cập đến việc cho áp dụng các quy phạm pháp luật nội dung củachế độ cũ mà không không đề cập đến việc có cho tiếp tục áp dụng các quy định về hoạt

Trang 28

động tố tụng hay không Tiếp theo đó, nhà nước ban hành nhiều quy định khác nhau liênquan đến hoạt động TTDS ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Sắc Lệnh số 13/SLngày 24/1/1946 về tổ chức các Tòa án và các ngạch thâm phán, Sắc Lệnh 51/SL ngày17/4/1946 quy định về thâm quyền của Tòa án các cấp, Sắc Lệnh 112/SL ngày 28/6/1946

bồ xung sắc lệnh số 51, Sắc Lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật

tố tụng, Sắc Lệnh 159/SL ngày 7/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn các quy định vềnghĩa vụ của đương sự được quy định khá nhiều trong các văn bản này

Tại Thông tư số 2386 — NCPL ngày 19/12/1961 của TANDTC hướng dẫn: “Trongban án sơ thẩm phải chỉ ra: Nguyên don yêu cau giải quyết những vấn đề cụ thé gì và nêu

ra những bằng chứng gì làm căn cứ — ý kiến của bị don đổi với những lời thỉnh cẩu củanguyên đơn: có chấp nhận hay không lời thỉnh cau đó hoặc chỉ chấp nhận đến mức nàothôi, dan những bằng chứng gì làm căn cứ cho những ÿ kiến đó ” Khi đương sự có yêu cầugiải quyết thì buộc phải dẫn ra những chứng cứ bảo vệ cho yêu cầu của mình, nguyên đơnphải nêu rõ những vấn dé yêu cau, bi đơn phải nêu rõ mình có chấp nhận hay không hoặcchấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đến mức nào và cũng có nghĩa vụ dẫn chứng

Theo đề án năm 1964 của TANDTC về chuyên hướng tô chức các Tòa án địaphương có hướng dan: “7rong các vụ kiện về dân sự, các bên đương sự có trách nhiệmchứng minh các yêu cau của mình và dé xuất các chứng cứ Nếu các chứng cứ do các bênđương sự xuất trình chưa đây đủ thì Tòa án sẽ yêu cau họ xuất trình các chứng cứ bổsung ” và “ Các đương sự có quyên dé xuất những yêu cau và có nhiệm vụ trình bàynhững chứng cứ, ly lẽ để chứng minh những yêu cau và bảo vệ quyên lợi hợp pháp củaminh.” Duong sự có quyền và nghĩa cụ xuất trình chứng cứ Tòa án sẽ yêu cầu, hướng dẫn

họ xuất trình chứng cứ trong trường hợp chứng cứ chưa đầy đủ đương sự nào có yêu cầuthì có trách nhiệm chứng minh cho yêu câu đó

Công văn số 96/NCPL ngày 08/2/1977 của TANDTC quy định: “Nếu các ẩương sự

đã có quyên lợi thì họ cũng có những nghĩa vu trong TTDS Nghĩa vụ bao trùm của họ làphải sử dụng những quyên về tô tụng một cách thiện ÿ, do đó, họ có những nhiệm vu cụ thélà: dé xuất chứng cứ, khai báo dung sự thật mà không được mua chuộc nhân chứng hoặcdung tài liệu giả mao trong t6 tụng, có mặt tại Toa an khi được triệu tap va chấp hànhnghiêm chỉnh bản án Nguyên don đã được triệu tập mà không đến Tòa án, néu không có lÿ

do chính đáng, thì vụ kiện của họ sẽ bị tạm xếp Bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng

có thể bị xử vắng mặt Người sử dung tài liệu giả mạo có thể bị truy tô về hình sự Người dikiện mà bị bác yêu câu thì phải chịu án phi ” (Mục A — Phần thứ nhất)

Trang 29

Trong bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thấm về dân sự kèm theo thông tư số 96 —NC/PL ngày 8/2/1977 của TANDTC hướng dan: “Dé bảo vệ quyển lợi của mình các đương

sự có nhiệm vụ dé xuất chứng cứ nhưng TAND không được phép chỉ dựa vào lời khai củađương sự và những giấy tờ mà họ xuất trình làm căn cứ cho việc xét xử mà phải dùng mọibiện pháp can thiết dé làm sáng tỏ sự thật.” Mặc dù đương sự có nghĩa vu đề xuất nhữngchứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình nhưng Tòa án với vị trí của cơ quan xét xửkhông được thiên vị bất cứ bên nào mà phải xem xét một cách toàn diện cũng như tìm mọibiện pháp dé có thé làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án bảo vệ quyền lợi của các bên

Tại Thông tư liên ngành cố 02/TTLN ngày 02/10/1985 của BTP-BLĐ-TCDN quy định: “Thi rưởng cơ quan, giám đốc xí nghiệp hoặc đại diện của

TANDTC-VKSNDTC-Ủy ban nhân dân trong việc kiện phải có mặt khi được Toa an triệu tập đề diéu tra hoặc xét

xử, nhưng cũng có thé cử người đại điện cho mình TGTT” (Mục 2 — Phần IV)

2.1.3 Giai đoạn từ 1989 đến 2005

Năm 1989 được đánh dấu bằng sự ra đời của PLTTGQCVADS, tiếp theo đó làPLTTGQCVAKT năm 1994 và PLTTGQCTCLĐ năm 1996 Đây là ba pháp lệnh tiền thâncủa BLTTDS hiện nay, nó đã bước đầu khắc phục được tính chất tản mạn của các quyphạm pháp luật, thu trình tự giải quyết vụ việc về những văn bản thống nhất và có giá trịcao Tuy nhiên, ba pháp lệnh này lại mang tính chất chung chung, định hướng, các quy địnhcòn chưa thực sự rõ ràng, vẫn chưa thê thống nhất VADS về một trình tự thủ tục chung gâykhó khăn cho đương sự và Tòa án Về nghĩa vụ của đương sự tại các pháp lệnh này được

quy định như sau:

PLTTGQCVADS ngày 29/11/1989 quy định: Các đương sự có nghĩa vụ cung cấpchứng cứ; thi hành quyết định, thực hiện yêu cầu của Toà án; phải có mặt theo giấy triệutập của Toà án; BỊ đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn văng mặt không có

lý do chính đáng thì có thê bị Toà án phạt tiền từ hai mươi nghìn đồng đến năm mươi nghìnđồng (khoản 3 Điều 20); Người đại điện được uỷ quyên thực hiện quyền và nghĩa vụ tổtụng của đương sự trong phạm vi được uỷ quyền (Điều 23); Nếu đương sự chết mà quyềnhoặc nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế TGTT; Nếu pháp nhân sápnhập, phân chia hoặc giải thê thì pháp nhân nào tiếp tục nhiệm vụ, tiếp thu tài sản của phápnhân cũ có quyền và nghĩa vụ tố tụng của pháp nhân đó (Điều 27); Nguyên đơn; bị đơn cóyêu cầu đối với nguyên đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phảinộp tiền TƯAP, trừ những trường hợp được miễn (Điều 31, 32); Nguyên đơn đã được triệutập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn văng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ đìnhchỉ giải quyết vụ án (khoản 3 Điều 46); Người vi phạm trật tự phiên toà, tuỳ trường hợp, có

Trang 30

thể bị chủ toạ phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ; Cảnh

sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ phiên toa và thi hành lệnh của chu toa phiên toa về việcbuộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự phiên toà (Điều 54)

Pháp lệnh này không quy định việc áp giải đương sự cho nên Tòa án không có quyềnyêu cầu áp giải bị đơn cố tình vắng mặt Đối với các trường hợp Tòa án đã triệu tập nhiềulần mà bị đơn không chịu đến trụ sở Tòa án để Tòa án lấy lời khai, hòa giải, thì Tòa án cóthé phối hợp với Ủy ban nhân dan(UBND) cấp xã triệu tập họ đến trụ sở UBND dé lay lờikhai, ủy quyền cho UBND lấy lời khai hoặc trực tiếp đến nhà họ để lấy lời khai Nếu đãlàm như vậy mà vẫn không lấy được lời khai của bị đơn, thì Tòa án thu thập chứng cứ cầnthiết từ các nguồn khác và phản ảnh rõ trong hồ sơ việc không lay được lời khai của bị đơn.Sau đó Tòa án tự mình hoặc đề nghị UBND cấp xã niêm yết giấy triệu tập phiên tòa tại trụ

sở UBND và tại nơi ở của bị đơn Nếu bị đơn triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn khôngđến phiên tòa, thì Toa án xét xử vụ an văng mặt của họ theo quy định tại khoản 3 Điều 48của Pháp lệnh (Nghị quyết 02/1990/HDTP của HDTP TANDTC)

PLTTGQCVAKT ngày 16/3/1994 cũng quy định: “Duong sự có nghĩa vụ cung cấpchứng cứ và chứng minh dé bảo vệ quyển lợi của mình” (Điều 3), phải có mặt theo giấytriệu tập của Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa (khoản 3 Điều 21)

PLTTGQCTCLĐ ngày 11/4/1996 có quy định: “Các đương sự có nghĩa vụ cung cấptài liệu, chứng cứ dé bảo vệ quyên lợi ích hợp pháp của mình” (Điều 2), phải có mặt theogiấy triệu tập của Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa (Khoản 3 Điều 20)

NVTT của đương sự trong các pháp lệnh trên và vẫn đề chứng minh trong giai đoạn

từ 1989 đến trước khi BLTTDS 2004 có hiệu lực còn có nhiều hạn chế do sự nhận thứcchưa đúng đắn trên cơ sở của một nền kinh tế, xã hội kém phát triển, các giao lưu dân sựcòn đơn giản, tranh chấp diễn ra không nhiều với độ phức tạp không cao Với những hạnchế chung về chứng minh, ba pháp lệnh không đề cao vai trò chứng minh của đương sựcũng như không tạo điều kiện để đương sự có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chứng minh

của mình.

2.2 Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành quy định về nghĩa vụ của đương sự

Nghĩa vụ của đương sự được quy định chung với quyền của đương sự tại Điều 58BLTTDS năm 2004 Nhưng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011không sửa đổi, bố sung gì về nghĩa vụ của đương sự Trong điều luật lại không quy địnhtách bạch khoản nào quy định quyền, khoản nào quy định về nghĩa vụ mà chỉ liệt kê đương

sự có những quyền và nghĩa vụ từ điểm a đến điểm y khoản 2 Điều 58 BLTTDS sửa đổi

Trang 31

Theo cách liệt kê này thì có thé được hiểu những quy định ở phan trên của khoản 2 là quyđịnh về quyền, còn những quy định ở phần dưới là quy định về nghĩa vụ Nhưng thực tế lạikhông phải như vậy Bởi lẽ, nếu hiểu theo cách trình bày như vậy thì cung cấp tài liệu,chứng cứ, chứng minh chỉ là quyền của đương sự Nhưng tại Điều 6 BLTTDS quy địnhmột nguyên tắc cơ bản là: Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa

án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Như vậy, cung cấp tàiliệu, chứng cứ và chứng minh trong TTDS vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự Vớicách hiểu thông thường quy định tại khoản 2 Điều 58 BLTDS thì khi TGTT, đương sự cócác nghĩa vụ như sau: Cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu câu của mình

là có căn cứ và hợp pháp (điềm b), phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấphành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án (điểm p), tôn trọng Tòa

án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà (điềm r), nộp tiên TƯAP, tạm ứng lệ phí, ánphi, lệ phí và chi phí theo quy định của pháp luật (diém u)

Chính sự quy định không rõ ràng như vậy nên cũng có quan điểm cho rang ngoài cácnghĩa vụ như trên thì đương sự còn có nghĩa vụ “tham gia phiên toa” Tham gia phiên tòavừa là quyền vừa là nghĩa vụ của đương sự Ở khía cạnh là quyền thì Tòa án phải triệu tậphợp lệ dé đương sự được tham gia phiên tòa dé ho bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình Ở khía cạnh là nghĩa vụ thì đương sự phải tham gia phiên tòa dé trả lời các câu hỏicủa HDXX, dé đối đáp, tranh luận với đương sự phía bên kia nhằm làm rõ các tình tiết của

vụ án Khi tham gia phiên tòa, đương sự phải trả lời các câu hỏi của HDXX chứ không chi

là có mặt tại phiên tòa nhưng không nói, không hỏi gì cả thì sự có mặt của họ tại phiên tòa

là không có ý nghĩa.

BLTTDS Việt Nam còn quy định quyền và nghĩa vụ riêng, đặc thù của từng đương

sự như quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn (Điều 59), của bị đơn (Điều 60), của người cóquyền lợi nghĩa vụ liên quan (Điều 61), kế thừa quyền và NVTT (Điều 62) Nhưng ở mỗi

quy định riêng đó cũng không có quy định thêm nghĩa vụ riêng của từng tư cách TGTT của

các đương sự mà chỉ quy định thêm quyền của đương sự Cho nên các đương sự dù lànguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều không có nghĩa vụ riêng

mà chỉ có nghĩa vụ chung của đương sự Nhưng khi không thực hiện NVTT thì ở mỗi tư

cách TGTT thì đương sự lại phải chịu những biện pháp chế tài khác nhau

Trang 32

2.2.1 Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng mình:

Theo điểm b khoản 2 Điều 56 BLTTDS và các điều từ Điều 79 đến Điều 98 BLTTDSthì về cơ bản việc thu thập chứng cứ và chứng minh thuộc về đương sự, Tòa án chỉ thực hiệnviệc thu thập chứng cứ khi đương sự không thê tự mình thu thập và khi có yêu cầu của đương

sự Điều này là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứngminh trong TTDS Nguyên tắc này được kế thừa từ các quy định trong PLTTGQCVADSnăm 1989 (Điều 3), PLTTGQCVAKT năm 1994 (Điều 3) và PLTTGQCVALD năm 1996(Điều 2) Tuy nhiên, nếu đi vào cu thé từng điều luật có thé thấy các pháp lệnh trước đây đãđồng nhất nghĩa vụ chứng minh với nghĩa vụ cung cấp chứng cứ Việc đồng nhất hai nghĩa

vụ này với nhau là không có cơ sở bởi việc cung cấp chứng cứ chỉ là một phần trong hoạtđộng chứng minh bao gồm nhiều hoạt động từ thu thập, cung cấp đến nghiên cứu, đánh giáchứng cứ Từ đó sẽ không nhận thức được đầy đủ về vai trò chứng minh của đương sự cũngnhư không thể tạo ra những cơ chế hữu hiệu để đương sự có thé hoàn thành được nghĩa vụcủa mình, ảnh hưởng đến các quyên và lợi ích hợp pháp Nguyên nhân là lúc đó vẫn tồn tạihoạt động điều tra của Tòa án đối với mỗi vụ án cụ thể Từ việc điều tra, thu thập chứng cứTòa án sẽ phân tích, đánh giá và quyết định Chính vì vậy mà trong một thời gian dài vai tròchứng minh của đương sự trong việc giải quyết VADS không được quan tâm và đề cao Khắcphục những hạn chế trước đây và phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại, BLTTDS năm 2004 đã

bỏ đi han phan điều tra trong TTDS, dé cao hơn nghĩa vụ chứng minh của đương sự và được

cụ thé hóa tại Điều 79 BLTTDS

Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự là một nguyên tắc cơ bản

và có tính chỉ đạo xuyên suốt vì xuất phát từ bản chất của TTDS là giải quyết các tranhchấp giữa các bên trên cơ sở pháp luật, mục đích là dé bảo vệ các quyền và lợi ích của mọichủ thể của QHPLDS Theo đó, không có sự can thiệp của quyền lực nhà nước, các bênhoàn toàn bình đăng trong quan hệ tố tụng Đương sự là trung tâm của hoạt động tố tụng, làchủ thé của QHPL nội dung đang tranh chấp Quyền và lợi ích của họ sẽ do chính họ quyếtđịnh thông qua hoạt động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Nhà nước không can thiệp

mà chi công nhận các quyền lợi khi xem xét chứng cứ thấy có căn cứ và hợp pháp thôngqua hoạt động chứng minh của đương sự Việc cung cấp chứng cứ và chứng minh trongTTDS có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết VADS Tòa án chỉ có thé giải quyết đúngđăn VADS khi có đầy đủ các chứng cứ và các tình tiết của VADS đã được làm sáng tỏ

Nhìn chung, việc cung câp chứng cứ là nghĩa vụ của đương sự đôi với yêu câu của mình,

Trang 33

bởi vì họ là người trong QHPL phát sinh tranh chấp, hơn ai hết họ là người hiểu rõ nhấtnguyên nhân, điều kiện phát sinh tranh chấp, nội dung vụ án, họ cũng là người đưa ra yêucầu do vậy họ phải cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh làm rõ các tình tiết của

vụ án Tuy nhiên, việc cung cấp chứng cứ của đương sự phải tuân theo quy định củaBLTTDS vẻ trình tự và thủ tục

Về phía đương sự thì việc cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh vừa là quyềnvừa là nghĩa vụ Còn về phía Tòa án, khi đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấptài liệu, chứng cứ và chứng minh thì cũng là lúc Tòa án tiến hành biện pháp thu thập tàiliệu, chứng cứ do đương sự xuất trình Do đó, khi đương sự có hành vi cản trở hoạt độngxác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án như: Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai

sự thật, từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu thì tùy theo mức độ vi phạm sẽphải chịu biện pháp xử lý theo quy định tại Điều 3§5 BLTTDS như bị phạt cảnh cáo, phạttiền, tạm giữ hành chính hoặc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật

Nhìn chung, về cơ bản những quy định của BLTTDS về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ

và chứng minh của đương sự đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm giải quyết VADSđúng thời hạn và đúng đắn Tuy nhiên, thực tiễn thi hành BLTTDS cho thấy, đa số các bản

án bị hủy, sửa là do sai sót trong việc thu thập, xác minh chứng cứ; thực tiễn giải quyếttranh chấp dân sự cũng cho thấy không phải lúc nào đương sự cũng có thể tự thu thậpchứng cứ dé chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh Điều này thê hiện cácquy định của BLTTDS về cung cấp chứng cứ, chứng minh còn có những bắt cập nhất địnhnhư: Những quy định của BLTTDS về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh củađương sự chủ yếu là về nguyên tắc, thiếu những quy định cụ thé bao đảm cho việc thựchiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự

Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ dé thực hiện nghĩa vụ chứng minh Vậy, dé thực hiệnnghĩa vụ chứng minh thì đương sự phải xuất trình chứng cứ Đương sự cung cấp chứng cứcho Tòa án bằng hoạt động giao nộp chứng cứ vào hé sơ vụ án Điều 84 BLTTDS quyđịnh: Trong quá trình Tòa án giải quyết VADS, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộpchứng cứ cho Tòa án; đương sự giao nộp cho Tòa án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiêu số,tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợppháp Đương sự là nguyên đơn phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ ngay khi nộpđơn khởi kiện tại Tòa án theo quy định tại Điều 165 BLTTDS Người khởi kiện phải gửikèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện

Trang 34

và những yêu cau của ho là có căn cứ và hợp pháp Tuy nhiên trong trường hợp vì lý dokhách quan nên họ không thé nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tàiliệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ Các tài liệu, chứng cứkhác người khởi kiện phải tự mình bồ sung hoặc bồ sung theo yêu cầu của Toa án trong quátrình giải quyết vụ án.

Ví dụ: Khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng, thìngười khởi kiện phải gửi kèm theo bản sao hợp đồng có tranh chấp, hoá đơn thanh toán tiền,nhận tai sản, biên bản thanh ly ; nếu họ chưa có thé gửi đủ các tài liệu, chứng cứ này, thì cùngvới đơn khởi kiện họ phải gửi bản sao hợp đồng (Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP củaTANDTC)

Bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền cung cấp chứng cứ khi Tòa

án thông báo về việc khởi kiện của nguyên đơn Trong thời hạn mười lam ngày kể từ ngàynhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến củamình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có Trongtrường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Tòa ánnêu rõ lý do; néu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn, nhưng không quámười lăm ngày (khoản 1 Điều 175)

Để thực hiện được nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ thì đương sự phải giao nộp

tài liệu, chứng cứ có sẵn hoặc thực hiện biện pháp thu thập chứng cứ Trong trường hợp

đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thê tựmình thu thập được thì có thé yêu cầu Tòa án tiễn hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảmcho việc giải quyết VADS đúng đắn Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ phải làmđơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thuthập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tô chức đang quản lý, lưutrữ chứng cứ cần thu thập đó (Điều 94 BLTTDS)

Trong quá trình giải quyết VADS đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ ở bất kỳgiai đoạn nào, nếu không cung cấp hoặc cung cấp không day đủ sẽ phải chịu những hậu quả

về việc đó, nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việckhông nộp hoặc nộp không day đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1Điều 84 )

Cung cấp chứng cứ là một nghĩa vụ thì hậu qủa của việc đưa ra các yêu cầu nhưnglại không cung cấp đầy đủ các chứng cứ cho Tòa án thì họ sẽ phải chịu hậu quả không có

Trang 35

lợi do bản án mà Tòa án tuyên chỉ căn cứ vào các chứng cứ do đương sự khác cung cấphoặc do tự Tòa án thu thập được Có quan điểm cho rằng không nên quy định nghĩa vụcung cấp chứng cứ hoặc nghĩa vụ chứng minh các yêu cầu của chính các đương sự mà chỉnên quy định các đương sự có quyền cung cấp chứng cứ dé thực hiện quyền lực tham giavào quá trình chứng minh của mình Như vậy, nếu xét thấy cần thiết, đương sự có thể tựmình quyết định cung cấp hoặc không cung cấp những chứng cứ, tài liệu liên quan đến việcbảo vệ quyền, hoặc lợi ích hợp pháp của mình Quy định như trên sẽ dẫn đến một số điểmcần tranh luận như sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp đương sự từ chối thực hiện quyềncủa mình nhưng việc từ chối cung cấp chứng cứ của họ có thé làm phương hại đến quyền

và lợi ích chung hoặc của người khác Do đó, buộc các đương sự phải có nghĩa vụ chứngminh trong TTDS là một điều rất cần thiết Do vậy, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương

sự được quy định trong phan các nguyên tắc của BLTTDS Đương sự cung cấp chứng cứ

có thể do ý thức chủ động của họ hoặc do thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ theo yêucầu của Tòa án Trong quá trình cung cấp chứng cứ, nếu đương sự có hành vi làm giả, huỷhoại những chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án; khaibáo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật; từ chối khai báo, từ chối cung cấp tài liệu thìtuỳ theo mức độ vi phạm mà có thé bị Tòa án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữhành chính hoặc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật (Điều 385 BLTTDS)

Do pháp luật quy định cung cấp chứng cứ vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ và khônggiới hạn thời gian cung cấp chứng cứ của đương sự nên đương sự đã chây y, chống đối việccung cấp các chứng cứ bất lợi cho mình cũng như lựa chọn thời điểm thích hợp để cung cấpchứng cứ có lợi cho mình Theo quy định của BLTTDS hiện nay, trong quá trình giải quyếtVADS việc giao nộp chứng cứ có thé được thực hiện bất cứ giai đoạn nào của quá trình tôtụng, không quy định về thời hạn giao nộp chứng cứ của các đương sự Đây là điều bất cập

và thiếu tính thống nhất, BLTTDS quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử của Tòa án nhưnglại không quy định về thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự nên có nhiều trường hợpchứng cứ được cung cấp tại cấp phúc thẩm, các bên đương sự còn lại không thé có thời gianthu thập những chứng cứ dé phản bác lại lập luận dựa trên chứng cứ mới của bên kia gâybắt lợi cho họ

BLTTDS hiện nay chỉ quy định nghĩa vụ của đương sự cung cấp chứng cứ cho Tòa

án mà không quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho nhau hoặc cũng không quy định

trách nhiệm của Tòa án công bô các chứng cứ của đương sự này cho các đương sự khác

Trang 36

biết Mặc dù, đương sự có quyền “được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do cácđương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập ” (điểm d khoản 2 Điều 58) Nguyên đơn

có nghĩa vụ cung cấp địa chỉ của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưngnếu nguyên đơn đã cung cấp được nhưng không có người ở địa chỉ đó nữa thì giải quyếtnhư thé nào? Có thuộc trường hợp đình chi, trả lại đơn khởi kiện theo điểm i khoản 1 Điều

192 BLTTDS hay không thì chưa có hướng dẫn cụ thé

PLTTDS đặt ra nghĩa vụ chứng minh cho đương sự là vì QHDS là quan hệ riêng tưcủa các bên, do các bên tự quyết định, tự giải quyết là chủ yếu và chỉ khi các bên không tựgiải quyết được thì họ cũng tự quyết định có yêu cầu nhà nước can thiệp, hỗ trợ hay không.Mặt khác, các bên đương sự là những người hiểu rõ vụ việc của mình nhất, biết rỡ tài liệu,chứng cứ liên quan đến vụ việc của mình có những gì và đang ở đâu Do đó, khi các bên đãđưa việc tranh chấp của họ ra Tòa án thì Tòa án chỉ là trọng tài, giúp các bên giải quyếttranh chấp một cách khách quan và đúng pháp luật, chứ không thê làm thay, chứng minhthay cho đương sự Trong một số vụ án, có đương sự không hiểu đây là nghĩa vụ chứngminh của mình cho nên không những không cung cấp chứng cứ cho Tòa án mà còn khônghợp tác với Tòa án khi Tòa án thu thập chứng cứ, như không cho Tòa án xem xét đối tượngtranh chấp, không cho định giá tài sản, xem xét thẩm định tại chỗ đối với nhà đất, triệu tậpđến dé lấy lời khai nhưng không đến Vi vậy, có những trường hợp Tòa án đã phải căn

cứ vào các chứng cứ bên kia cung cấp và các tài liệu đã thu thập được dé giải quyết vụ án

Một trong những biện pháp dé hoàn thiện vai trò chứng minh của đương sự là đảmbảo sự bình đăng giữa các đương sự trong hoạt động chứng minh và sự triệt để tuân thủpháp luật Bình đẳng ở đây nghĩa là không có bất cứ sự phân biệt nào về quyền và nghĩa vụ

giữa các đương sự Không ai có bất cứ một đặc quyên, đặc lợi nào dù đó là nguyên đơn, bị

đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, dù là cá nhân hay cơ quan, tổ chức Đồngthời, hậu quả pháp lý bất lợi sẽ áp dụng cho tất cả các đương sự không thực hiện nghĩa vụchứng minh Bên cạnh đó, nhà nước pháp quyền đòi hỏi mọi hoạt động phải dựa trên quyđịnh của pháp luật Không chỉ đương sự phải triệt dé tuân thủ pháp luật khi thực hiện hoạtđộng chứng minh mà đòi hỏi cả từ phía các cơ quan tô chức có trách nhiệm phối hợp, giúp

đỡ đương sự Một mặt cần nâng cao ý thức trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức nàymặt khác phải quy định các biện pháp chế tài cụ thể để áp dụng khi họ vi phạm, quy kếttrách nhiệm về từng cá nhân cụ thể Như vậy, hoạt động tố tung mới diễn ra thuận lợi vàsuôn sẻ Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự là một trong những phương thức pháp lý

Trang 37

quan trong dé Toa án va những người TGTT giải quyết VADS đúng pháp luật Dé chứngminh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, đương sự phải đưa ra những chứng

cứ hợp pháp, những lý lẽ thuyết phục Bởi lẽ, quyền lợi của cá nhân, tô chức chỉ có nghĩa lynếu họ chứng tỏ được sự hiện hữu của nó Vì vậy, cung cấp chứng cứ dé chứng minh là van

dé quan trong dé bảo vệ quyền lợi Thiếu sự chứng minh này quyên lợi nhiều khi có cũngnhư không.

Nguyên đơn phải chứng minh mọi sự kiện và hành vi đối kháng với bị đơn Bị đơnkhông phải làm gì cả, có thể giữ thái độ thụ động, chống đối lại nguyên đơn nếu cho rằng bịđơn yêu cầu không có căn cứ Nhưng trước chứng cứ đầy đủ của nguyên đơn, bị đơn nại ra

ly lẽ dé chống lại yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn phải chứng minh cho lý lẽ nại ra củamình Khái niệm nghĩa vụ chứng minh (mà chúng ta muốn áp đặt cho các đương sự) phảichăng chỉ bao hàm một ý nghĩa là đương sự phải xuất trình các chứng cứ khi đưa ra yêu cầu

từ đó chứng tỏ cho Tòa án thấy rằng yêu cầu của ho là đúng? Ngược lại, néu ho khôngchứng tỏ được điều đó thì coi như họ không chứng minh được yêu cầu của mình Hay nóinhư cách hiểu của từ điển Tiếng Việt: Chứng minh nghĩa là làm cho thấy rõ là có sự thật, làđúng; còn có thật hoặc có đúng hay không là phụ thuộc vào người đánh giá Nếu như vậynghĩa vụ chứng minh của các đương sự thực chất là các đương sự phải thuyết phục đượcTòa án và những người TGTT răng những øì họ trình bày là đúng Tuy nhiên Tòa án có bịthuyết phục dé tin những gì đương sự đưa ra là đúng hay không lại là một van đề khác Do

đó, điều quan trọng có thể không phải là chứng minh mà là chứng cứ Nếu đương sự chỉxuất trình chứng cứ một cách khách quan thì không cần đương sự chứng minh Băng hoạtđộng của mình, Tòa án cũng có thể tìm ra được sự thật khách quan của vụ an Nếu hiểukhái niệm chứng minh chỉ đơn thuần là việc đưa ra các chứng cứ và lập luận răng cácchứng cứ đó là đúng và do vậy yêu cầu của đương sự là đúng thì hơi vội vàng Theo chúngtôi hiểu thì đương sự cần thiết phải có nghĩa vụ chứng minh Cụ thé là họ đưa ra bat kỳ mộtyêu cầu nao họ phải xuất trình các tài liệu, chứng cứ hoặc lý lẽ dé lập luận rằng yêu cầu của

họ là đúng Chắc chăn là cũng không ai đưa ra yêu cầu mà lại cho rằng yêu cầu đó làkhông đúng Tuy vậy, nếu chỉ một mình đương sự hoặc thậm chí cả đương sự và luật sư củađương sự đều xuất trình các chứng cứ và lập luận rằng chứng cứ đó là đúng thi cũng chưahăn yêu cầu đó là đúng Việc chấp nhận yêu cầu của đương sự hay bác yêu cầu đó là tráchnhiệm, đồng thời là quyền hạn của thâm phán Như vậy, nếu hiểu đúng ra là đương sự xuất

Trang 38

trình chứng cứ va Toa án chứng minh (trên cơ sở yêu cầu của đương su và sử dung cácchứng cứ của đương sự cung cấp) là yêu cầu đó đúng hay sai.

Nghĩa vụ chứng minh rộng hơn nghĩa vụ cung cấp chúng cứ bởi để chứng minh thìngoài việc cung cấp chứng cứ đương sự còn sử dụng lý lẽ, lập luận, căn cứ pháp lý Đương

sự có nghĩa vụ chứng minh có nghĩa là đương sự phải thực hiện hoạt động chứng minh.Điều này không có nghĩa là tất cả các đương sự đều phải thực hiện hoạt động chứng minh.Như khi cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân khác thì tư cáchđương sự thuộc về người được khởi kiện nhưng họ không bắt buộc phải chứng minh choquyên và lợi ích hợp pháp của mình là có căn cứ mà nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơquan, tô chức đã khởi kiện, bị đơn cũng không bắt buộc phải chứng minh Nghĩa vụchứng minh nói một cách tổng quát nhất là thuộc về phía đương sự đã đưa ra yêu cầu.Thuật ngữ “yêu cẩu” ở đây đã được sử dụng theo nghĩa rộng bao gồm cả yêu cầu về sựcông nhận là đúng, là có lý và cả yêu cầu công nhận là không đúng, không có lý hay nóicách khác yêu cầu ở đây chính là đề ra đối tượng chứng minh Nội dung đối tượng chứngminh thuộc về phía đương sự bao gồm yêu cầu và phản đối Trong yêu cầu có yêu cầu banđầu (đơn khởi kiện), yêu cầu thay đổi, bố xung trong quá trình giải quyết vụ việc, yêu cầuphản tố (đòi hỏi công nhận lợi ích của bị đơn) và yêu cầu độc lập (đòi hỏi của người thứ ba

về việc tham gia vụ án) Phản đối bao gồm phản đối về nội dung (là sự phủ nhận của bịdon), phản đối về mặt tố tụng (bị đơn cho rằng nguyên đơn không có quyền kiện họ: ví dunhư không có tư cách hoặc kiện ở tòa không có thâm quyên Khi nguyên đơn đưa ra yêucầu băng cách khởi kiện thì họ phải có nghĩa vụ chứng minh trước; họ phải xuất trình cácchứng cứ, đưa ra lý lẽ dé chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, đồng thời họ phảichỉ ra quy định của pháp luật cho phép chấp nhận yêu cầu của họ (tính hợp pháp của yêucầu); bên phản đối yêu cầu phải đưa ra chứng cứ, lý lẽ để chứng minh sự phản đối đó là cócăn cứ; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi đưa ra yêu cầu cũng phải chứng minh

Điều đó cho thấy, theo quy định của BLTTDS thì nghĩa vụ chứng minh không chỉđặt ra với bên khởi kiện mà đặt ra với cả bên bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan khi không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn Quy định này thé hiện sự bình đăng,ngang bằng về nghĩa vụ chứng minh, không có loại đương sự nào được miễn trừ nghĩa vụ

chứng minh, dù đương sự đó khởi kiện bảo vệ lợi ích của mình hay lợi ích chung hoặc yêu

cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác cũng không được miễn trừ nghĩa

vu này.

Trang 39

Đồng thời với việc phải làm thì nghĩa vụ còn mang lại một hậu quả pháp lý Hậu quảpháp lý này là việc được Toa án công nhận các quyền và lợi ich hợp pháp khi đương sựthực hiện một cách đầy đủ và chính xác nghĩa vụ chứng minh Ngược lại, khi đương sựkhông thực hiện hoặc thực hiện một cách không đầy đủ nghĩa vụ chứng minh thì yêu cầuđưa ra sẽ không được chấp nhận và sẽ phải chịu hậu quả Không loại trừ trường hợp ngườiđưa ra yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ chứng minh nhưng hậu quả pháp lý mang lạikhông phải là một hậu quả bất lợi như khi bị đơn phản đối yêu cầu của nguyên đơn lạikhông thực hiện nghĩa vụ chứng minh mà chỉ “chối dài” nhưng phản đối đó vẫn được chấpnhận, trường hợp này phải thấy được rằng hậu quả bất lợi ở đây đã thuộc về phía nguyênđơn vì họ đã không thực hiện được nghĩa vụ chứng minh của mình nên đã không được côngnhận quyền và lợi ích Do đó, nếu bên đương sự có nghĩa vụ dua chứng cứ dé chứng minh

mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả củaviệc không chứng minh được hoặc chứng minh không day du, đó là, nếu họ là nguyên đơn

sẽ bi bác yêu cầu, nếu là bị đơn sẽ bị xử thua kiện, sẽ phải chấp nhận các yêu cầu đã đượcchứng minh của nguyên đơn.

Quá trình chứng minh là việc sử dụng chứng cứ đúng đắn (thỏa mãn ba yêu cầu vềtính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp) bao gồm các hoạt động: cung cấp, thuthập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ Các hoạt động này có mối liên hệ mậtthiết với nhau, chỉ có hoạt động trước mới có hoạt động sau, và hoạt động sau sẽ là cơ sở déđánh giá tinh đúng dan và triệt dé của hoạt động trước Phải có hoạt động thu thập, cungcấp chứng cứ thì mới phát sinh hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ và kết quả củahọat động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ sẽ phát sinh những nhận thức từ VADS, nhậnthức này có đúng đắn, khách quan và toàn diện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việccung cấp, thu thập chứng cứ có đầy đủ và đúng hay không Bốn hoạt động này kéo dài, nốitiếp và đan xen nhau, không thể tách bạch cơ học từ thời điểm nào đến thời điểm nào làhoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu hay đánh giá chứng cứ Nhưng có thể nhận thấyrằng những hoạt động này kéo dài suyên suốt quá trình giải quyết VADS, nó chỉ kết thúckhi Tòa án ra phán quyết Nếu cho răng đương sự có nghĩa vụ chứng minh có nghĩa làđương sự có thê hoặc cần thiết phải tham gia vào toàn bộ quá trình chứng minh, bao gồm cảnghiên cứu và đánh giá chứng cứ Điều đó cần thiết phải được xem xét một cách cân thận

và khoa học Về thực chất, đương sự không có đầy đủ cơ hội và không có đủ quyền (theoquy định của pháp luật) dé biết được một cách đầy đủ về tat cả các chứng cứ có trong hồ sơ

Trang 40

Đương sự chỉ biết được những chứng cứ do họ cung cấp Trong phan tranh luận tại phiêntòa, họ có thể biết được những chứng cứ khác thông qua HĐXX hoặc thông qua quá trìnhtranh luận Tuy vậy, họ không biết được toàn bộ chứng cứ của vụ án Trong trường hợpkhông biết được toàn bộ chứng cứ của vụ án mà tham gia vào quá trình đánh giá chứng cứ

và có nghĩa vụ chứng minh thì việc chứng minh đó sẽ rất khó khăn Theo quy định hiện naycủa pháp luật về tố tụng, chỉ có Tòa án, Viện kiểm sát, các luật sư bảo vệ quyên và lợi íchhợp pháp của các đương sự mới có khả năng tiếp cận được tất cả các chứng cứ của vụ án Ởcác nước mà pháp luật quy định việc TGTT của luật sư là bắt buộc hoặc gần như bắt buộc

dé thay mặt đương sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì việc các đương sự

có nghĩa vụ chứng minh đồng nghĩa với việc luật sư của đương sự phải thực hiện nghĩa vụ

đó Ở Việt Nam, khả năng tự bảo vệ của các đương sự rất yếu Sự hiểu biết pháp luật của họ

còn hạn hẹp Hơn nữa chế định TGTT bắt buộc của luật sư trong TTDS chưa có và cũngchưa có điều kiện để thực hiện Nếu quy định các đương sự có nghĩa vụ chứng minh toàn

bộ thì có thé dẫn đến đương sự không có khả năng chứng minh dé bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình và hậu quả là quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ

Trong lúc đó, một bên đương sự khác được hưởng lợi không có căn cứ chỉ do đương sự yêu

cầu đã không có khả năng chứng minh được quyền của mình Do đó, trong trường hợpđương sự do thiếu hiểu biết pháp luật nên không biết phải chứng minh cái gi, chứng minhnhư thế nào thì Tòa án cần phải thông báo cho đương sự biết họ phải cung cấp chứng cứ gì

dé chứng minh cho van dé gì chứ không phải chỉ thông báo chung chung là: cưng cấp toàn

bộ chứng cứ dé chứng minh cho các yêu cau của mình là có căn cứ pháp luật thì đương sựmới biết là họ cần phải có chứng cứ gì để chứng minh Trường hợp đương sự biết được cầnphải có chứng cứ gì để chứng minh nhưng chứng cứ đó đang do cá nhân, cơ quan, tổ chứclưu giữ mà đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫnkhông thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứnhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn Đương sự yêu cầu Tòa án thuthập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ van dé cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vìsao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tôchức đang quản lý, lưu trữ chứng cứ cần thu thập đó

Quy định hiện nay của BLTTD đã không phân được ranh giới giữa nghĩa vu chứngminh của đương sự (Điều 6 BLTTDS) với trách nhiệm nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án(Điều 85 BLTTDS) BLTTDS xác định nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự và nếu

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w