1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ theo Luật Phá sản năm 2004

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ theo Luật Phá sản năm 2004
Tác giả Lê Thanh Thắng
Người hướng dẫn TS. Phan Chí Hiếu
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 43,4 MB

Nội dung

Theo quy định tại Điều 33 Luật Phá sản thìviệc xác định nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tìnhtrạng phá sản được xác định băng: Các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THANH THANG

NGHĨA VU TÀI SAN CUA DOANH NGHIỆP MAC NO THEO

LUAT PHA SAN NAM 2004

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 50LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2006

Trang 2

Chí Hiếu, các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tận tình

gióp đì tôi hoàn thành luận văn này

Tác gia

Lê Thanh Thắng

Trang 3

tài liệu được trích dẫn theo nguồn đã công bố Kết quả nêu trong luậnvăn này là trung thực và chưa từng được công bồ trong bat kỳ công trìnhnào khác.

Tác gia

Lê Thanh Thắng

Trang 4

Phần Mở đầu

Chuong 1 Khái luận về nghĩa vụ tai sản của doanh

nghiệp bị yêu câu phá sản 1.1 Nghia vu tai san va phan loai nghia vu tai san cua

doanh nghiép bi yéu cau pha san 1.2 Vai trò cua việc xác định và thực hiện nghĩa vu

tài sản trong thủ tục phá sản doanh nghiệp

1.3 Các quy định về nghĩa vụ tài sản của doanh

nghiệp mắc nợ trong pháp luật Việt Nam

Chương2 Các quy định pháp luật về nghĩa vụ tài sản

của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản và thực tiên áp dụng

Zell; Nghia vụ tai sản có bao dam

2.2 Nghĩa vụ tài sản có bảo đảm một phần

2.3: Nghia vu tai san không có bảo dam

Chuong 3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng

cao hiệu quả thi hành các quy định vê nghĩa

vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu câu phá

sản

3.1 Mot số kién nghị nhằm hoàn thiện các quy định

về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản

3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi

Kết luận

hành các quy định về nghĩa vụ tài sản của doanh

nghiệp bị yêu câu phá sản

Danh mục tài liệu tham khảo

57

69

72 73

Trang 5

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Dưới sự tác động của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị

trường , nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trang mat khả năng

thanh toán nợ đến hạn và bị tuyên bố phá sản Phá sản là một hiện tượng tấtyếu của kinh tế thị trường và nó có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội.Nếu giải quyết tốt thì thậm chí phá sản còn tác động tích cực đến nền kinh tế:

Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, con nợ, người lao động và loại bớt các doanh

nghiệp làm ăn thua lỗ ra khỏi nền kinh tế

Thời gian qua, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ở Việt Nam có

nhiều vướng mắc mà một trong số đó là vấn đề xác định nghĩa vụ tài sản củadoanh nghiệp mắc nợ bị yêu cầu phá sản Chang hạn như không có sự phân biệtgiữa nợ cũ và nợ mới; không có các căn cứ xác định các khoản nợ dẫn đến Toà

án thường lúng túng trong giải quyết tranh chấp; gian lận trong thanh toán nợ;tạo ra các khoản nợ có bảo đảm hoặc chuyển từ nợ không bảo đảm thành nợ có

bảo đảm; nhằm lẫn giữa nợ từ kinh doanh Với nợ phát sinh từ tiêu dùng trongtrường hợp phá sản doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh Trong khi

đó, Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 quy định sơ lược về vấn đề này

Luật Phá sản năm 2004 (sau đây viết tắt là Luật Phá sản) được Quốc hội

khoá XI thông qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực thi hành ké từ ngày

15/10/2004 Luật đó có những sửa đổi cơ bản và có nhiều nội dung mới phùhợp Với yêu cầu thực tiễn, trong đó có các quy định về nghĩa vụ tài sản củadoanh nghiệp mắc nợ, tạo điều kiện cho công tác giải quyết vụ việc phá sảnmột cách công bằng, đảm bảo được lợi ích của các bên liên quan Tuy nhiên,

do hiện tượng phá sản còn khá mới mẻ, hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn

chưa đồng bộ nên việc thực thi Luật Phá sản còn gặp nhiều khó khăn ViệcLuật Phá sản chưa thực sự phát huy hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đónguyên nhân quan trọng nhất là nguyên nhân về mặt pháp lý Mặc dù Luật Phá

Trang 6

hiện nay còn thiếu những văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là các quyđịnh về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.

Sau hơn một năm áp dụng, hiệu quả của Luật Phá sản chưa phát huyđược bao nhiêu Theo báo cáo tham luận của Toà Kinh tế Toà án nhân dân tối

cao tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Toà án nhân dân năm 2005 thì trong

năm 2005, các Toà án phải giải quyết 14 vụ yêu cầu phá sản doanh nghiệp

(trong đó thụ lý mới 11 vụ và 3 vụ của năm 2004 chuyền qua) Trong số đó,

các Toà án mới giải quyết được 01 vụ (đạt 7,14%), còn lại 13 vụ chưa giảiquyết Như vậy, số lượng đơn xin phá sản gửi Toà án tăng hơn so Với năm

2004 (năm 2004 chỉ thụ lý 05 vụ) là do Luật Phá sản khả thi hơn Luật Phá sản

doanh nghiệp (1993) Tuy nhiên, số việc được giải quyết không nhiều, có thé

do việc hướng dẫn thực hiện còn chậm dẫn đến có nhiều vướng mắc làm chậmtiễn độ giải quyết của các cấp Toà án Việc giải quyết nghĩa vụ tài sản của

doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hiện nay còn đang gặp nhiều vướngmắc, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mắc nợ rút luikhái thươngtrường Vì vậy, việc sớm có văn bản hướng dan thi hành Luật Phá sản, đặc

biệt là các quy định về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ là một nhiệm

vụ cấp thiết hiện nay Do đó, cần nghiên cứu chỉ rõ các quy định mới của Luật

về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ, đánh giá mức độ phù hợp với

thực tiễn, dự báo trước các vướng mắc sẽ phát sinh để đề xuất hướng khắc phục

Từ những lý do trên, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải

pháp của đề tài: “Nghia vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ theo Luật Phá sảnnăm 2004” là một nhu cầu cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ là một nội dung quan trọng

trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp Pháp luật của bất cứ quốc gia nào

trên thé giới dự là theo trường phái bảo vệ quyền lợi của chủ nợ hay bảo vệ

Trang 7

chỉnh vấn đề này.

Đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên

cứu một cách hệ thống, toàn diện các vấn đề lý luận và thực trạng về nghĩa vụ

tài sản của doanh nghiệp mắc nợ theo Luật Phá sản năm 2004 mà chỉ có một số

dé tài khoa học nghiên cứu những van dé có liên quan Chang hạn như đề tài:

“Xử lý tài sản cua doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá san theo Luật Pha sản(2004)”, đề tài luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Kim Chi; “Thi tuc giải

quyết phả sản theo Luật Phá sản năm 2004”, đề tài luận văn thạc sĩ luật học

của Đồng Thái Quang; “Zhi tuc phục hoi doanh nghiệp lâm vào tình trạng

pha sản theo Luật Pha sản nam 2004”, đề tài luận văn thạc sĩ luật học của

Nguyễn Thị Huéng; “Ludt Phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ luật so

sảnh và phương hướng hoàn thiện”, đề tài luận án tiến sĩ luật học năm 2004của Trương Hồng Hải; “Thue trang phá sản doanh nghiệp và giải pháp hoànthiện pháp luật về phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ

của Viện Nghiên cứu quan lý kinh tế Trung ương năm 2004; “77c tién thi

hành và những đòi hái khách quan của việc sửa đổi, bồ sung Luật Phá sảndoanh nghiệp”, công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Toa án nhân dântối cao năm 1999; “Pháp luật quốc tế về phá sản và vận dụng vào việc xâydựng Luật Phá sản (sửa đổi) ở nước ta”, công trình nghiên cứu khoa học cấp

cơ sở của Toà án nhân dân tối cao năm 2001 Tuy nhiên, các công trình nghiêncứu này chỉ đề cập đến những nội dung cơ bản của thủ tục phá sản nói chung

mà chưa nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu và toàn diện các khía cạnhpháp lý, cũng như chưa đánh giá toàn diện thực trạng các quy định về nghĩa vụtài sản của doanh nghiệp mặc nợ, từ đó dự báo các vướng mặc có kha năngphát sinh và đề xuất giải pháp để Luật Phá sản có tính thực thi hơn trong việc

giải quyết nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 8

Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận liên quan

đến nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ, đánh giá thực trạng áp dụngpháp luật phá sản trong việc xác định nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mac

nợ, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp dé thực thi hiệu quả các quy định của Luật

Phá sản về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ

Với mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Làm rõ các van dé lý luận về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ

như: Khái niệm nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản, phân loạinghia vụ tài sản, vai trò của việc xác định và thực hiện nghĩa vụ tài sản trong thu tục phá sản.

- Chỉ ra các điểm mới của Luật Phá sản về nghĩa vụ tài sản của doanhnghiệp mắc nợ và dự báo các vướng mắc có khả năng phát sinh; đánh giá sựtác động của các quy định mới đó đối với thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên

bồ phá sản doanh nghiệp

- Đề xuất giải pháp dé thi hành hiệu quả các quy định của Luật Phá sảnnhằm giải quyết nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Với mục đích và nhiệm vụ như trên, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở

các vấn đề liên quan đến việc xác định nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ;

điều kiện và thủ tục thực hiện các nghĩa vụ tài sản đó trong quá trình giải quyết yêu

cầu phá sản doanh nghiệp Các vấn đề nghiên cứu được đặt trong bối cảnh các quyđịnh của Luật Phá sản năm 2004 và sự liên hệ, đối chiếu Với Luật Phá sản doanhnghiệp năm 1993 dé thấy những điểm mới, tiễn bộ trong pháp luật về phá sản của

Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin vềNhà nước và pháp luật, quan điểm xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều

Trang 9

Đảng và Nhà nước ta.

Đề giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thê mà đề tài đặt ra, luận văn sử

dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: thống kê, phân tích, so sánh, đối

chiếu, tổng hợp và khảo sát thực tiễn

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Luận văn có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau:

- Góp phan làm sáng tá một số van dé lý luận liên quan đến nghĩa vụ tài san

của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản như: Khái niệm nghĩa vụ tài sản; tiêu chí phânloại nghĩa vụ tài sản; vai trò của việc xác định nghĩa vụ tài sản trong thủ tục giảiquyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

- Chỉ ra các điểm mới của Luật Phá sản năm 2004 về nghĩa vụ tài sản củadoanh nghiệp mắc nợ và dự báo các vướng mắc có khả năng phát sinh; đánh giá sựtác động của các quy định mới đó đối với thực tiễn giải quyết yêu cầu phá sản doanhnghiỆp.

- Đề xuất định hướng và giải pháp để thi hành hiệu quả các quy định của Luật

Phá sản nhằm giải quyết nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ như: Thời điểmxác định giá trị tài sản bảo đảm; người bảo lãnh cho doanh nghiệp mắc nợ; phân định

các loại nghĩa vụ tài sản (nợ); thừa nhận khoản nợ mới phát sinh được ưu tiên thanhtoán trong quá trình phục hồi doanh nghiệp

7 Cơ cầu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm: Lời nói đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệutham khảo Nội dung các chương cụ thê như sau:

Chương 1: Khái luận về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cau phá

san.

Chương 2: Các quy định pháp luật về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị

yêu cau phá sản và thực tiên áp dụng.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành

các quy định về nghĩa vụ tài san của doanh nghiệp bị yêu cau pha san.

Trang 10

KHÁI LUẬN VE NGHĨA VỤ TÀI SAN CUA DOANH NGHIỆP

BỊ YÊU CÂU PHÁ SẢN1.1 Nghĩa vụ tài sản và phân loại nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp

bị yêu cầu phá sản

1.1.1 Khái niệm nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản

Dưới sự tác động của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị

trường , hoạt động kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp là điều khó tránh

khái Việc kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp có thé xuất phat từ nhiều

nguyên nhân khác nhau Có những nguyên nhân khách quan như sự bat trắc và

biến động trong nền kinh tế thị trường mà doanh nghiệp không lưêng trướcđược; khó khăn về khách hàng, cách thức quản lý của các cơ quan quản lý kinhdoanh Bên cạnh đó, cũng có thể việc kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệplại xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan như sự yếu kộm trong việc điều

hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; chính sách phát triển thươngmại của doanh nghiệp không tốt, thiếu khả năng thích ứng Với những biến

động trên thương trườnghoặc doanh nghiệp thường xuyên gặp khó khăn về tàichính.

Hoạt động kinh doanh kộm hiệu quả dẫn đến tình trạng doanh nghiệp

không có khả năng thanh toán các khoản nợ Đề bảo vệ quyền lợi của các chủ

nợ, ở mỗi quốc gia đều có các quy định pháp lý về nghĩa vụ tài sản của doanh

nghiệp mặc nợ, cho phộp các chủ nợ được yêu cầu con nợ thanh toán các

khoản nợ của mình Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tình hình tàichính lành mạnh, có thể thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn khi được chủ

nợ yêu cầu Nhưng một số doanh nghiệp khác, do hoạt động kinh doanh thua

lỗ kộo dài đó dẫn đến tình trạng không còn khả năng thanh toán các khoản nợđến hạn; mặc dù đó cố gắng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm có tiềnmặt để trả nợ, nhưng doanh nghiệp vẫn không khụi phục được khả năng thanh

Trang 11

phá san Dé đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ và của chính doanh nghiệp mắc

nợ, thủ tục phá sản được đặt ra để giải quyết tình trạng này

ở Việt Nam, trong tiếng Việt phổ thông, các khái niệm “khánh tận”, “mat

khả năng thanh toán” hay “phá san” được dựng dé chi tình trạng không tra

được nợ Bộ luật Thương mại Trung phần được ban hành ngày 12/6/1942 theo

Dụ số 46 của Bảo Đại, có hiệu lực từ ngày 25/01/1944 và chính thức hết hiệu

lực ở miền Nam ngày 20/12/1972 là đạo luật thương mại đầu tiên của ngườiViệt Nam Vay mượn pháp luật phá sản của Pháp, đạo luật này sử dụng haithuật ngữ “khánh tận” và “phá sản” hầu như đồng nghĩa [28, tr.701,702] Tại

Điều 864 Bộ luật Thương mại được chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành

ngày 20/12/1972 quy định: “Thwong gia ngưng trả nợ sẽ bị tuyên an khánh

tan” Nhu vậy, “khánh tận” còn được hiểu là mat khả năng thanh toán Tuynhiên, khi phá sản được thừa nhận là một hiện tượng bình thường trong nên

kinh tế thị trường thì thuật ngữ “phá sản” mới chính thức được quy định trong

hai văn bản pháp lý quan trọng là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân

(ban hành ngày 21/12/1990).

Việc xác định khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là rấtquan trọng bởi đây là cơ sở để Toà án xem xét mở thủ tục phá sản Luật phásản của mỗi quốc gia có những quan niệm khác nhau dé xác định doanh nghiệplâm vào tình trạng phá sản Hiện nay, trên thế giới có hai khuynh hướng chủyếu trong việc xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:

Thứ nhất, tiêu chí định tính Theo tiêu chí này, doanh nghiệp lâm vàotình trang phá sản là doanh nghiệp có tông số nợ lớn hơn kha năng thanh toán.Việc xác định này được dựa trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp Ví dụ:Pháp luật của Vương quốc Bi quy định một doanh nghiệp mat khả năng thanh

toán nợ là doanh nghiệp không trả được nợ đến hạn, bị mất uy tớn về mặt tàichính (Tức là không còn đủ tài sản đê bảo đảm các sô nợ của mình hoặc kiêm

Trang 12

Liên bang Nga năm 2002 (được sửa đôi, bố sung năm 2004), tại Điều 2 quyđịnh: “Khánh tận (phá sản) - là sự tuyên bố của Toà án trọng tài về việc con

nợ không còn khả năng thanh toán đây đủ các nghĩa vụ tiền tệ và nghĩa vụthanh toan khác theo yêu cầu của chủ nợ” Bên cạnh đó, Luật Phá sản của

Liên bang Nga còn giải thích thế nào là “nghĩa vụ tiền tệ” và “nghĩa vụ thanh

toán” “Nghia vụ tiền tệ” là nghĩa vụ của con nợ phải thanh toán cho chủ nợ

một khoản tiền nhất định, phát sinh từ các giao dịch dân sự hoặc trên cơ sở cáccăn cứ khác theo quy định của pháp luật Còn “nghĩa vụ thanh toán” là các

khoản thuế và các khoản thu nộp ngân sách bắt buộc khác

Như vậy, theo khuynh hướng định tính, để xác định doanh nghiệp đó lâm

vào tình trạng phá sản hay chưa người ta chủ yếu dựa vào sự cân đối giữa nợ

đến hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp mắc nợ

Thứ hai, tiêu chí định lượng Theo tiêu chí này, người mac nợ mà không

trả được nợ đến hạn Với hạn mức giá trị nhất định theo luật định thì sẽ bị coi là

lâm vào tình trạng phá sản Ví dụ: Luật Phá sản của nước Anh quy định rõ mộtdoanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ khi có một chủ nợ Với số tiền trên

50 bảng đó: Gửi đơn đến đòi nợ doanh nghiệp và sau ba tuần lễ doanh nghiệp

đó không trả nợ hoặc không thương lượng xong Với chủ nợ hoặc không tìm ra

được biện pháp bảo đảm thoả đáng số nợ; có một án lệnh bắt doanh nghiệp trả

nợ mà không thể thi hành được; khiếu nại số nợ không xong thì coi như đó mất

khả năng thanh toán nợ đến hạn và sẽ bị đưa vào thi hành thủ tục phá sảndoanh nghiệp [10, tr.21].

Theo khuynh hướng định lượng, chỉ cần xem xét đến khả năng thanhtoán đối với nợ đến hạn của doanh nghiệp mà không cần quan tâm đến tài sảnhiện có của doanh nghiệp Do đó, khả năng mở thủ tục phá sản đối với doanhnghiệp được sớm hơn nên các giải pháp phục hồi hoặc cho doanh nghiệp phásản có thé tiến hành kịp thời khi doanh nghiệp chưa thật sự kiệt qué về tài

Trang 13

chứng minh doanh nghiệp mắc nợ lâm vào tình trạng phá sản của các chủ nợđược quy định thuần tuý mà không phải đi sâu vào cơ cấu tài chính của doanh

nghiệp Hơn nữa, trên thực tế các chủ nợ rất khó có khả năng tìm hiểu kỹ được

cơ cấu tài chính của doanh nghiệp mắc nợ

Pháp luật về phá sản doanh nghiệp của Việt Nam qua các thời kỳ phát

triển kinh tế - xã hội cũng đó cố găng đưa ra các dấu hiệu cụ thé dé xác định

doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Điều 2 Luật Phá sản doanh nghiệp(1993) quy định: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng pha sản là doanh nghiệp

gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đó áp dụngcác biện pháp tài chính can thiết mà vẫn mắt khả năng thanh toán nợ đếnhan” Các biện pháp tài chính cần thiết để khắc phục tình trạng mat kha năngthanh toán nợ đến hạn bao gồm: Có phương án tô chức lại hoạt động sản xuấtkinh doanh, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm; có biện pháp xử lý hàng hoá,vật tư tồn đọng; thương lượng Với các chủ nợ dé hoán nợ, mua nợ, bảo lãnh,

giảm nợ, xoá nợ; vay ngân hàng dé trả các khoản nợ đến hạn Theo quy định

tại Điều 3 Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 hướng dẫn thi hành Luật Phásản doanh nghiệp (1993) thì dau hiệu xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạngphá sản là doanh nghiệp bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trảđược các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thoảước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp

Luật Phá sản năm 2004 đó thay đôi dấu hiệu xác định doanh nghiệp lâm

vào tình trạng phá sản Điều 3 Luật Phá sản quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác

xã không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cau

thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản” Như vậy, so Với Luật Phá sản

doanh nghiệp năm 1993 thì Luật Phá sản chỉ sử dụng một dấu hiệu duy nhất là

“không có khả năng thanh toán nợ đến hạn” dé xác định doanh nghiệp lâm vàotình trạng phá sản.

Trang 14

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều loại

nghĩa vụ khác nhau, trong đó có các nghĩa vụ về tài sản hay còn gọi là cáckhoản nợ “Nghĩa vụ” theo Từ dién tiếng Việt của Nhà xuất ban Da Nang năm

1998 được hiểu là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đổi với xãhội, đối với người khác [21, tr.657] Cũng theo từ điển này, “tài sản” đượchiểu là của cải vật chất dựng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dung [27,tr.853] Tuy nhiên, các định nghĩa này chi là định nghĩa trong ngôn ngữ phổthông chứ không phải là định nghĩa trên phương diện pháp lý của khái niệmnghĩa vụ tài sản Theo quy định tại Điều 280 Bộ luật dân sự năm 2005 thì

nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thê (gọi chung là bên

có nghĩa vụ) phải chuyền giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tê cógiá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định

vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thé khác (gọi chung là bên có quyền)

Luật Phá sản không đưa ra khái niệm nghĩa vụ tài sản mà chỉ đưa ra

cách xác định nghĩa vụ về tài sản Theo quy định tại Điều 33 Luật Phá sản thìviệc xác định nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tìnhtrạng phá sản được xác định băng: Các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã

thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu

mở thủ tục phá sản mà nghĩa vụ này không có bảo đảm; các yêu cầu đòi doanh

nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có bảo đảm được xác lập trước

khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhưng quyền ưu tiên thanhtoán đó bị huỷ bỏ.

Nghia vụ về tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá san dự được biểuđạt dưới hình thức này hay hình thức khác nhưng đều có các dấu hiệu pháp lý

cơ bản như sau:

Thứ nhát, đây là nghĩa vụ xác định được băng một khoản tiền mà doanh

nghiệp mac nợ (con ng) phải thanh toán cho các tổ chức, cá nhân khác (chủ nợ)

Trang 15

Nghĩa vụ về tài sản không giống như nghĩa vụ giao vật hay nghĩa vụthực hiện một công việc Nghĩa vụ giao vật là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải hoàn trả nguyên vẹn một vật nào đó như hai bên đó thoả thuận

cho bên có quyên Còn nghĩa vụ thực hiện một công việc là việc bên có nghĩa

vụ phải thực hiện một công việc mà hai bên đó thoả thuận, có thể là một côngviệc cho bên có quyền hoặc cho người thứ ba Các nghĩa vụ này không đượcxác định giá tri và tính thành tiền như nghĩa vụ về tài sản Ví dụ: Doanh nghiệp

A ký hợp đồng Với Doanh nghiệp B thuê một chiếc xe ô tô tải để phục vụ kinh

doanh Từ hợp đồng này sẽ phát sinh hai nghĩa vụ đối với Doanh nghiệp A: 1/

Nghĩa vụ hoàn trả chiếc ô tô khi hết thời hạn thuê; 2/ Nghia vụ thanh toán tiềnthuê Như vậy, nghĩa vụ hoàn trả vật thuê không phải là nghĩa vụ tài sản phát

sinh khi Doanh nghiệp A bị yêu cầu phá sản Cách thức thực hiện nghĩa vụ

hoàn trả vật thuê khi doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản hoàn toàn khác cách

thức thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền thuê Doanh nghiệp là bên thuê tài sản

phải trả nguyên vẹn tài sản đó cho bên cho thuê Còn đối với khoản tiền thuê,nếu không có bảo đảm thì chỉ được thanh toán khi thanh lý tài sản của doanhnghiệp bị phá sản.

Thứ hai, các nghĩa vụ tài sản này phát sinh từ hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp (Các giao dịch, hợp đồng được doanh nghiệp mắc nợ thiết lập

Với bạn hàng, người lao động hoặc từ việc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ luật định).

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thé tạo ra các

khoản nợ Các khoản nợ này có thé phát sinh từ các giao dịch, hợp đồng đượcdoanh nghiệp mắc nợ thiết lập Với bạn hang Chang hạn như dé mở rộng đầu

tư, doanh nghiệp đó ký hợp đồng vay vốn của ngân hàng Hợp đồng này đó

làm phát sinh nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp Theo đó, doanh

nghiệp phải trả nợ cả tiền gốc và tiền lãi đối với ngân hàng khi hết hạn hợp

đồng Tuy nhiên, đối với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên

Trang 16

hợp danh trong công ty hợp danh vay vốn ngân hang dé xây nhà ở phục vụ cho

nhu cầu sinh hoạt cá nhân thì nghĩa vụ này không được coi là nghĩa vụ phát

sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ không được gọi là nghĩa

vụ về tài sản của doanh nghiệp mac nợ bởi vi day la khoản nợ dan sự giữa chudoanh nghiệp tư nhân Với ngân hàng chứ không phải nợ thương sự.

Các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp cũng có thể được phát sinh từviệc ký kết hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp Với người lao động Ví dụ:

Để có thê phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp A đó phải

ký kết hợp đồng lao động Với 50 công nhân làm việc trong các xưởng may của

mình Hợp đồng này đó làm phát sinh nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, theo

đó doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, bảo hiểm xã hội và cácnghĩa vụ khác cho người lao động theo thoả ước lao động tập thé và hợp đồnglao động đó ký kết

Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp cũng có thé phát sinh từ các khoản

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quá trình hoạt động kinh doanh Vidụ: Công ty gốm sứ A trong quá trình nung các sản phẩm gốm sứ, khói lò đó

làm chết cháy toàn bộ những ruộng lúa của người dân ở gần khu vực lò nunggốm Do đó, Công ty gốm sứ A đó phải bồi thường thiệt hại hoa màu chonhững người dân có ruộng lúa ở gần lò nung sứ vì hoạt động gây ô nhiễm môitrường của Công ty.

Bên cạnh những nguyên nhân làm phát sinh nghĩa vụ tài sản của doanhnghiệp nêu trên, doanh nghiệp còn có thể thực hiện nghĩa vụ tài sản theo Luật

định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Chăng hạn nhưdoanh nghiệp phải nộp những khoản thuế cho Nhà nước theo quy định của

Luật thuế áp dụng đối với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Tuy

nhiên, đối với thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho chủ sở hữu doanh nghiệp tư

nhân hoặc cá nhân thành viên công ty thì khoản thuế này không được coi là

Trang 17

nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bởi vì nó là khoản nợ dân sự của chủ sở hữudoanh nghiệp đối với cơ quan thuế Nhà nước.

Thứ ba, đây là các nghĩa vụ tài sản đó đến hạn thanh toán

Khi xem xét doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản hay chưa thìToà án chỉ căn cứ vào các khoản nợ (nghĩa vụ tài sản) đó đến hạn thanh toán

Theo quy định tại Điều 3 Luật Phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào

tình trạng phá sản khi không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khichủ nợ có yêu cầu Với quy định này thì chỉ khi nào doanh nghiệp, hợp tác xãkhông có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, khi chủ nợ có yêu cầumới bị coi là lâm vào tình trạng phá sản Do đó, các doanh nghiệp mặc dù kinhdoanh thua lỗ nhưng vẫn còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khichủ nợ yêu cầu thì chưa bị coi là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Phá sản thì Toà án ra quyếtđịnh mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác

xã lâm vào tình trạng phá sản Cũng tại khoản 4 của điều luật này thì Toà án raquyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã

chưa lâm vào tình trạng phá sản Như vậy, Toà án chỉ có thể ra quyết định mởthủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán cáckhoản nợ đến hạn, khi chủ nợ có yêu cầu

Sau khi Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý thì các khoản nợ chưa

đến hạn Cũng được coi là đến hạn (Điều 34 Luật Phá sản) Với quy định nàychúng ta có thể hiểu các nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp mắc nợ dự đếnhạn hay chưa đến hạn thì khi mở thủ tục thanh lý doanh nghiệp đều được coi làcác khoản nợ đó đến hạn thanh toán Tuy nhiên, không được tính lãi đối với

thời gian chưa đến hạn Như vậy, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu

phá sản phải là các nghĩa vụ tài sản đó đến hạn thanh toán

Thứ tư, việc thanh toán nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mặc nợ đượcthực hiện theo một thủ tục đặc biệt.

Trang 18

Tính chất đặc biệt của thủ tục này thể hiện ở chỗ: Sau khi có quyết định

thanh lý doanh nghiệp mắc nợ, co quan Nhà nước có thâm quyên sẽ tiến hànhphân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ cho các chủ nợ tương ứng

Với phần quyền tài sản của họ Nếu tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ

đủ đề thanh toán hết các khoản nợ thì các chủ nợ được nhận toàn bộ số nợ của

mình Trong trường hợp tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ không còn đủ

dé thanh toán hết cho các chủ nợ thì các chủ nợ được nhận lại khoản nợ của

mình theo tỉ lệ phần trăm tương ứng Với phần quyền tài sản của họ Sau khi

thanh toán xong, doanh nghiệp mắc nợ không còn nghĩa vụ tài sản đối với cácchủ nợ cho dự doanh nghiệp mắc nợ vẫn chưa thanh toán hết cho các chủ nợ,ngoại trõ trường hợp doanh nghiệp mắc nợ là doanh nghiệp tư nhân hoặc công

ty hợp danh Quy định này nhằm bao đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cácchủ nợ Các chủ nợ đều có quyền bình đăng khi nhận lại tài sản của doanhnghiệp mắc nợ, tránh tình trạng có chủ nợ nhận được tài sản của doanh nghiệpmac nợ, có chủ nợ không nhận được do doanh nghiệp mac nợ hết tài sản

Qua sự phân tích các dấu hiệu pháp lý cơ bản của nghĩa vụ về tài sản của

doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản như trên, luận văn đưa ra khái niệm

nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản như sau:

Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản lànhững nghĩa vụ xác định bằng tiên, đó đến hạn thanh toán, được phát sinh từcác giao dịch, hợp dong do doanh nghiệp mắc nợ thiết lập Với bạn hàng,

người lao động hoặc từ việc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ luật định mà doanh nghiệp phải thanh toán trong thủ tục phá sản.

Với quan niệm như trên thì nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp bị yêucầu tuyên bố phá sản chính là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toáncho bạn hàng, người lao động, Nhà nước và những đối tượng có liên quan khác

trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Trang 19

1.1.2 Phân loại nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sảnPhân loại nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ là vấn đề có ý nghĩaquan trọng trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp Việc phân loại này

sẽ giúp Toà án có thể xác định chính xác doanh nghiệp đó lâm vào tình trạngpha sản hay chưa dé ra quyết định mở thủ tục (hoặc không mở thủ tục) phásản Việc xác định chính xác các nghĩa vụ tài sản đảm bảo việc phân chia tàisản của con nợ bị phá sản cho các chủ nợ, bảo đảm được quyền và lợi ích hợppháp của họ trong trường hợp doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục thanh lý.

Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ có rất nhiều nghĩa vụ về

tài sản mà doanh nghiệp mắc nợ phải thực hiện như: Các khoản nợ có bảo đảm

băng tài sản thế chấp, cầm cố; hoàn trả lại tài sản cho Nhà nước; những khoản

nợ không có bảo đảm; nợ lương, trợ cấp thụi việc, bảo hiểm xã hội theo quyđịnh của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thê và hợpđồng lao động đó ký kết Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn,tác giả căn cứ vào một số tiêu chí khác nhau dé phân loại các nghĩa vụ tài sảncủa doanh nghiệp mắc nợ như sau:

(i) Căn cứ vào tinh chất nợ phân thành: Nợ có bảo dam, nợ không cóbảo đảm và nợ có bảo dam một phan

* Nợ có bảo đảm là các khoản nợ được bảo đảm băng tài sản của doanhnghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba Thông thường, tài sản này được đảmbảo bằng hình thức cầm có, thế chấp, bảo lãnh hoặc các biện pháp đảm bảothực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Trong các biện pháp bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định trong Bộ luật dân sự thì các biện pháp

Trang 20

Thế chấp tai sản là việc một bên (gọi là bên thé chap) dựng tài sản thuộc

sở hữu của minh dé bao đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi làbên nhận thế chấp) và không chuyền giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp

Cam cố hay thé chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ thừa nhận cho bên

có quyền những quyên hạn đặc biệt trên một hay nhiều tài sản xác định, theo

đó bên có quyền được bán những tài sản này dé ưu tiên lay tiền trõ nợ Chủ nợ

có bảo đảm sẽ được thanh toán nợ bởi tài sản bảo đảm đó, trong trường hợp tàisản bảo đảm không đủ để thanh toán nợ thì phần còn thiếu được coi như làkhoản nợ không có bảo đảm và sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 361 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bảo lãnh là việcngười thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết Với bên có quyền (gọi là bên nhậnbảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảolãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng nghĩa vụ Các bên Cũng có thé thoả thuận về việc bảo lãnh

chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thựchiện nghĩa vụ của mình Ví dụ: Công ty A bảo lãnh cho Công ty B ký kết hợpđồng ton dụng vay của Ngân hàng C 1 tỷ đồng, thời hạn vay là 12 tháng, lãisuất 1%/tháng Dé bảo lãnh cho Công ty B, Công ty A đó thế chap cho Ngân

hàng C một căn nhà trị giá 1,5 tỷ đồng Trong trường hợp đến hạn thanh toán

mà Công ty B không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình, theo tính “có

bảo đảm” của hợp đồng bảo lãnh thì Công ty A phải có nghĩa vụ thanh toán cảtiền gốc và tiền lãi cho Ngân hàng C Như vậy, khoản nợ của Ngân hàng là

khoản nợ có bảo đảm Trường hợp Công ty A không thanh toán cho Ngân

hàng C theo nghĩa vụ của người bảo lãnh thì Ngân hàng có quyền phát mại tàisan thé chấp là căn nhà trị giá 1,5 tỷ đồng của Công ty A dé tro nợ

* Nợ có bảo đảm một phần là các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản

của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá tri tài sản bảo dam it

Trang 21

hơn khoản nợ đó Ví dụ: Công ty A ký kết hợp đồng tớn dụng vay của Ngân

hàng B 3 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng, lãi suất là 1%/tháng Công ty A đó thếchấp cho Ngân hàng B một bất động sản trị giá 2 tỷ đồng Như vậy, khoản nợ

của Ngân hàng B chỉ được đảm bảo một phan là 2 tỷ đồng bằng giá trị bat động

sản của Công ty A, còn phan nợ | tỷ đồng là khoản nợ không có bảo đảm

* Nợ không có bảo đảm là các khoản nợ không được đảm bảo bằng tài

sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.

Cách phân loại các khoản nợ thành nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một

phần và nợ không có bảo đảm nhằm các mục đích sau:

- Xác định dấu hiệu phá sản của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp có số nợkhông có bảo đảm lớn và không có khả năng thanh toán được các khoản nợ này,

nếu chủ nợ có yêu cầu thì doanh nghiệp coi như đó lâm vào tình trạng phá sản

Việc mat khả năng thanh toán chỉ tinh tới các khoản nợ không có bao đảm và

những phan nợ không có bảo dam trong các khoản nợ có bảo đảm một phan

- Xác định quyền và nghĩa vụ của chủ nợ khi doanh nghiệp bị yêu cầugiải quyết phá sản

Các chủ nợ có bảo đảm sẽ được thanh toán nợ bởi tài sản bảo đảm đó,trong trường hợp tài sản bảo đảm không đủ dé thanh toán nợ thì phần nợ còn

thiếu được coi như là khoản nợ không có bảo đảm và sẽ được thanh toán trongquá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp Ngoài ra, các chủ nợ có bảo đảmkhông có quyền biểu quyết trong Hội nghị chủ nợ

Các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được phân chia tài sản còn lại của

doanh nghiệp mắc nợ Nếu tài sản của doanh nghiệp đủ dé tra cho tat cả cácchủ nợ thì các chủ nợ này được nhận đủ khoản nợ của doanh nghiệp mắc nợ

đối với mình Trong trường hợp tài sản còn lại của doanh nghiệp mac nợ

không còn đủ dé thanh toán cho các chủ nợ thì các chủ nợ này sẽ được thanh

toán nợ theo tỉ lệ tương ứng Với phần quyên tài sản của họ Ngoài ra, các chủ

nợ không có bao đảm còn có quyền biểu quyết trong Hội nghị chủ nợ

Trang 22

Các chủ nợ có bảo đảm một phần sẽ được thanh toán nợ bởi tài sản bảođảm đó, phần nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lýtài sản của doanh nghiệp Các chủ nợ có bao đảm một phan có quyền biéu quyết

trong Hội nghị chủ nợ tương ứng Với phần nợ không có bảo đảm của mình

- Cách thức (điều kiện và thủ tục) xử lý các khoản nợ

Đối với các khoản nợ có bảo đảm có thé được thanh toán theo thủ tụcriêng Chang hạn tài sản bảo đảm là tài sản cầm cô hoặc thé chấp sẽ được chủ

nợ mua lại và trõ vào phần nghĩa vụ của doanh nghiệp mắc nợ hoặc chủ nợ có

thé đem bán đấu giá tài sản đó lấy tiền trõ vào phần nghĩa vụ tài sản của doanh

nghiệp mắc nợ Nếu giá trị tài sản đó còn thừa sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo

đảm thì phần giá trị thừa đó được nhập vào khối tài sản còn lại của doanhnghiệp Trường hợp sau khi bán đấu giá tài sản bảo đảm đó mà vẫn không đủ

trả nợ cho chủ nợ có bảo đảm thì phần nợ còn thiếu đó sẽ được coi như khoản

nợ không có bảo đảm và được doanh nghiệp mắc nợ thanh toán trong quá trìnhgiải quyết phá sản doanh nghiệp Trường hợp có người thứ ba bảo lãnh thì

người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với chủ nợ Sau khi thực hiệnxong nghĩa vụ bảo lãnh thì người bảo lãnh sẽ được tham gia như một chủ nợ

không có bảo đảm trong quá trình thanh lý doanh nghiệp mắc nợ

Đối với các khoản nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán nợ theotrình tự và thủ tục được quy định trong Luật Phá sản.

Như vậy, việc phân biệt nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ như

trên có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết phá sản doanh

nghiệp Một mặt, Toà án sẽ sớm xác định được dau hiệu phá sản của doanhnghiệp mắc nợ Mặt khác, Toà án cũng dé dàng xác định được quyền và nghĩa

vụ của các chủ nợ, cũng như cách thức xử lý các khoản nợ nhằm bảo đảmquyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và của doanh nghiệp mắc nợ

(ii) Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán chia thành:

No đến hạn thanh toán và nợ chưa đến hạn thanh toán

Trang 23

* Nợ đến hạn thanh toán là khoản nợ mà theo đó doanh nghiệp mắc nợphải có nghĩa vụ thanh toán ngay cho chủ nợ khi họ có yêu cầu Ví dụ: Công ty

A ký kết hợp đồng ton dụng vay của Ngân hàng B 1 ty đồng trong thời han 12

tháng, lãi suất là 1%/tháng Thời hạn vay từ ngày 01/6/2004 đến hết ngày

31/5/2005 Hợp đồng tớn dụng quy định bên vay phải thanh toán tiền gốc va

lãi suất khi đáo hạn Hết ngày 31/5/2005, Công ty A không thanh toán Người

ta gọi khoản nợ của Công ty A đối với Ngân hàng B là khoản nợ đó đến hạnthanh toán.

* Nợ chưa đến hạn thanh toán là khoản nợ ma theo đó doanh nghiệp

chưa phát sinh nghĩa vụ thanh toán Ví dụ: Công ty A ký kết hợp đồng tớn

dụng vay của Ngân hàng B 1 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng, lãi suất là1%/tháng Thời hạn vay từ ngày 01/6/2004 đến hết ngày 31/5/2005 Hợp đồng

tớn dụng quy định bên vay phải thanh toán tiền gốc và lãi suất khi đáo hạn

Ngày 01/10/2004, Toà ra ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản

Công ty A Đây là khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nên Công ty chưa phátsinh nghĩa vụ thanh toán đối với Ngân hàng Do đó, khi giải quyết phá sản

Toà án không được coi khoản nợ này là căn cứ dé xác định Công ty đó lâm vàotình trạng phá sản.

Tuy nhiên, trong trường hợp Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý

đối với doanh nghiệp thì các khoản nợ chưa đến hạn được xử lý như các

khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn

Vi dụ: Công ty A ký kết hợp đồng ton dụng vay của Ngân hàng B 1 tỷ đồngtrong thời hạn 12 tháng, lãi suất là 1%/tháng Thời hạn vay từ ngày 01/6/2004đến hết ngày 31/5/2005 Hợp đồng tớn dụng quy định bên vay phải thanh toántiền gốc và lãi suất khi đáo hạn Ngày 01/12/2004, Toà ra ra quyết định mở thủtục thanh lý Công ty A Vậy, khoản nợ của Công ty A đối với Ngân hàng B

được tính như sau: Tiền nợ gốc 1 tỷ đồng; tiền lãi tính đến hết tháng 11/2004 là

Trang 24

1 tỷ đồng x 6 tháng x 1%/thang = 60 triệu đồng Như vậy, tổng số tiền Công ty

A nợ Ngân hàng B là | tỷ 60 triệu đồng

Việc phân biệt nợ đến hạn thanh toán và nợ chưa đến hạn thanh toán

giúp Toa án có thé xác định chính xác doanh nghiệp đó lâm vào tinh trạng mat

khả năng thanh toán nợ đến hạn hay chưa Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là

lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ hai điều kiện sau đây: 1/ Có các

khoản nợ đến hạn Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo

đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đó rõ ràng

được các bên xác nhận, có đầy đủ chứng cứ dé chứng minh và không có tranhchấp 2/ Chủ nợ đó có yêu cầu thanh toán nhưng doanh nghiệp, hợp tác xãkhông có khả năng thanh toán Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợđến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đó có yêu cầu nhưng không đượcdoanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bảnkhất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã )

(ii) Căn cứ vào vào thời điểm phát sinh nợ có thể phân biệt thành:

Nợ cũ và nợ mới.

* Nợ cũ là khoản nợ được phát sinh trước thời điểm doanh nghiệp, hợp

tác xã bị mở thủ tục giải quyết phá sản Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng tớn

dụng vay của Ngân hàng B 3 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng Với lãi suất

0,8%/tháng Thời hạn vay từ ngày 01/4/2005 đến hết ngày 31/3/2006 Hợp

đồng tớn dụng quy định bên vay phải thanh toán tiền gốc và lãi suất khi đáo

hạn Ngày 01/4/2006 Ngân hàng B vẫn chưa nhận được cả tiền gốc cho vay và

tiền lãi của Công ty A Ngày 25/4/2006 Toà án ra quyết định Thụ lý đơn yêucầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty A Như vậy, khoản nợ của Ngân hàng

B là khoản nợ phát sinh trước thời điểm doanh nghiệp bị mở thủ tục giải quyếtphá sản và được gọi là nợ cò.

* Nợ mới là các khoản nợ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động phục hồidoanh nghiệp Khoản nợ này được tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu thực hiện

Trang 25

theo phương án phục hồi được Hội nghị chủ no thông qua Thông thường,người ta chia nợ mới có trong thủ tục phá sản là nợ bắt nguồn từ hợp đồng và

nợ ngoài hợp đồng

- Những khoản nợ trong hợp động: Đa số những khoản nợ mới củadoanh nghiệp bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh, hoạt động này có sự giám

sát và kiểm tra của Thâm phán phụ trách giải quyết việc phá sản Quá trình thi

hành phương án phục hồi, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện một số hợp đồng cò

và ký kết thêm hợp đồng mới Trong những hợp đồng này, bên cựng giao kết

hợp đồng sẽ được hưởng quyền ưu tiên thanh toán Có nghĩa là các nghĩa vụ tài

sản của doanh nghiệp phát sinh trong giai đoạn phục hồi phải được thanh toán

Do đó, các khoản nợ lương sau ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sảncũng đều được hưởng quyền ưu tiên thanh toán

- Những khoản nợ ngoài hợp đồng: Bao gồm các loại Thuế có liên quanđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiền phạt hoặc tiền bồi thườngthiệt hại do việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

+ Thuế: Thông thường, tất cả các loại Thuế có liên quan đến hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp sau ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục giảiquyết yêu cầu phá sản phải được doanh nghiệp thanh toán đầy đủ và đúng hạn;đặc biệt khi doanh nghiệp được thi hành phương án phục hồi hoạt động sản

xuất kinh doanh Đây được coi là khoản nợ mới phát sinh trong quá trình

doanh nghiệp thực hiện phương án phục hồi

+ Những vi phạm pháp luật: Trong quá trình hoạt động của doanhnghiệp, có thể sẽ phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chínhhay phạt tiền từ những việc làm vi phạm pháp luật của doanh nghiệp đó

Chắng hạn như doanh nghiệp vi phạm về chất lượng hàng hoá hay cạnh tranhkhông lành mạnh Các khoản nợ này của doanh nghiệp chỉ có từ ngày Toà án

hay cơ quan Nhà nước có thâm quyền xử phạt doanh nghiệp Vi vậy, có thé

những vi phạm pháp luật này đó xảy ra trước ngày Toa án mở thủ tục giải

Trang 26

quyết yêu cầu phá sản nhưng quyết định xử phat có sau ngày đó thì số tiền phạt

cũng được coi là khoản nợ mới phat sinh của doanh nghiệp.

Việc phân biệt nợ cũ và nợ mới như trên giúp Toa án có thé xác định đúng

quyền và nghĩa vụ của chủ nợ khi giải quyết phá sản doanh nghiệp Điều này có ý

nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp vì các khoản

nợ mới có thê được ưu tiên thanh toán so Với các khoản nợ cò

(iv) Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh nợ có thể chia thành: Nợ dân sự và

nợ thương sự.

* Nợ dân sự là nợ riêng của chủ sở hữu doanh nghiệp (Cá nhân chủ doanh

nghiệp tư nhân; thành viên công ty; xã viên hợp tác xã) Các khoản nợ này không

liên quan (không phát sinh) từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không

phải no của doanh nghiệp Vi dụ: Các khoản nợ phát sinh do nhu cầu sinh hoạt,tiêu dùng của cá nhân thành viên công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân.

* Nợ thương sự là các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp Là các khoản nợ phát sinh từ các quan hệ pháp luật mà doanh

nghiệp tham gia Với tư cách một chủ thể độc lập

Việc phân biệt thành nợ dân sự và nợ thương sự có ý nghĩa quan trọngđối với Toà án trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp Để xác định

doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng mat khả năng thanh toán nợ thì Toà án chỉcăn cứ vào nợ kinh doanh chứ không căn cứ vào nợ dân sự.

Ngoài các tiêu chí nêu trên, có thể phân biệt các khoản nợ theo tiêu chíkhác như: Nợ đó được xác định rõ ràng (được chủ nợ, con nợ thống nhất xácnhận) và nợ đang có tranh chấp (chủ nợ và con nợ còn tranh chấp về nợ)

1.2 Vai trò của việc xác định và thực hiện nghĩa vụ tài sản trong thủ

tục phá sản doanh nghiệp

Việc xác định và thực hiện nghĩa vụ tài sản có vai trò rất quan trọng

trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản Bởi lẽ, xác định chính xác số nợ đểsau này còn thanh toán cho các chủ nợ; xác định đúng tính chât nợ đê xác định

Trang 27

pham vi quyén và nghĩa vụ chu nợ được thực hiện Vi du, chu nợ có bảo dam

sẽ không được nộp đơn yêu cầu phá sản; không được biểu quyết tại Hội nghịchủ nợ Còn chủ nợ không có bảo đảm thì được nộp đơn và được biểu quyết tại

Hội nghị chủ nợ Do đó, việc xác định và thực hiện chính xác nghĩa vụ tài sản

sẽ giải quyết tốt việc phân chia tài sản của con nợ bị phá sản cho các chủ nợ,bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của họ Vai trò của việc xác định vàthực hiện nghĩa vụ tài sản trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản được thêhiện như sau:

1.2.1 Đối với chủ nợ

Như chúng ta đó biết, phá sản ở bất kỳ doanh nghiệp nào dự lớn hay nhỏcũng đều gây ra những hậu quả nhất định Việc thanh lý doanh nghiệp mắc nợtrong nhiều trường hợp không thé dam bao tat cả các quyền lợi cho chủ nợ

Điều này thường xuyên xảy ra đối với những doanh nghiệp mắc nợ có tài sản

nợ lớn hơn tài sản có Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ

nợ cần phải xác định chính xác số nợ dé sau này còn yêu cầu thanh toán Ngoài

ra, xác định đúng tính chất của nợ dé xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ chủ

nợ được thực hiện trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp,

chăng hạn như:

- Quyên nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Các chủ nợkhông có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mởthủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi nhận thấy doanh nghiệp,hợp tác xã lâm vào tinh trạng pha sản Như vậy, chỉ có các chủ nợ không có baođảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần (chỉ tính phần nợ không có bảo đảm) mới

có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp; còn các chủ nợ cóbảo đảm không có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp

- Quyên tham gia Hội nghị chủ nợ, biểu quyết thông qua các vấn dé khácnhau Tất các các chủ nợ có trong danh sách chủ nợ do Toà án lập đều có quyền

tham gia Hội nghị chủ nợ Tuy nhiên, chỉ các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có

Trang 28

bao đảm một phan (chi tinh phần nợ không có bảo đảm) mới có quyền biểu

quyết thông qua các van đề khác nhau của Hội nghị chủ nợ Sở di các chủ nợ cóbảo đảm không có quyền biểu quyết tại Hội nghị chủ nợ bởi các khoản nợ của

họ đó được đảm bao bang tài sản của doanh nghiệp mắc nợ hoặc của người thứ

ba và họ sẽ được ưu tiên thanh toán nợ từ chính những tài sản bảo đảm đó.

- Quyên nhán lại các khoản no

Các chủ nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần sẽ được ưu tiên nhận

lại khoản nợ của mình từ những tài sản bảo đảm của doanh nghiệp mắc nợ

hoặc từ bảo lãnh của người thứ ba Nếu phan giá trị tài sản bảo đảm không đủ

so Với khoản nợ thì phần nợ còn thiếu sẽ được thanh toán trong quá trìnhthanh lý doanh nghiệp mắc nợ

Người lao động sẽ được ưu tiên nhận lại các khoản nợ của mình so Với các chủ nợ không có bảo đảm.

Các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán nợ theo nguyên tắc

nếu giá tri tài sản đủ dé thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều đượcthanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá tri tài sản không đủ dé thanh toán các

khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mìnhtheo tỉ lệ tương ứng.

Như vậy, việc xác định và thực hiện chính xác nghĩa vụ tài sản củadoanh nghiệp mắc nợ có vai trò rất quan trọng đối với các chủ nợ Bởi lẽ, xác

định chính xác khoản nợ dé sau này còn thanh toán cho chủ nợ; xác định đúng

tính chất nợ dé xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ chủ nợ được thực hiện.1.2.2 Đối với con nợ

Trước đây, pháp luật phá sản của các quốc gia có xu hướng bảo vệ quyềnlợi cho các chủ nợ mà không quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích chính đáng củabản thân doanh nghiệp mắc nợ Nhưng từ những năm 70 trở lại đây, pháp luậtcủa hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển lại có xu hướng

bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp mặc nợ bởi vì bản chât của việc kinh doanh là

Trang 29

có sự rủi ro cao Việc kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ đến hạn hầu nhưkhông phải do doanh nghiệp cố ý mong muốn như vậy nhằm chiếm đoạt tàisản của các nhà đầu tư mà chủ yếu là do các nguyên nhân khách quan như:thiên tai, rủi ro trong kinh doanh hoặc do nguyên nhân chủ quan là năng lựcquản lý, kinh doanh kộm của người đứng đầu doanh nghiệp

Xác định chính xác số nợ sẽ giúp doanh nghiệp thanh toán đúng khoản

nợ của mình Ngoài ra, xác định đúng tính chất nợ dé xác định phạm vi quyền

và nghĩa vụ của chủ nợ được thực hiện đối với doanh nghiệp mắc nợ nhămbảo đảm quyên rút luihợp pháp, có trật tự ra khái “thương trường ” khi doanh

nghiệp bị “sa cơ, lỡ vận ” Điều này góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh

của doanh nghiệp; bởi lẽ, doanh nghiệp có thể tự do tham gia vào thươngtrườngthì cũng có thê tự do rút lui có trật tự khỏi thương trườngkhi không còn

khả năng kinh doanh Vì vậy, khi doanh nghiệp, hợp tác xã nhận thấy lâm vàotình trạng phá sản, tức là không có khả năng thanh toán được các khoản nợ

không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo

đảm) đó đến hạn thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh

nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối vớidoanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Việc xác định và thực hiện đúng nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trongquá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp cũng sẽ tránh được tình

trạng thất thoát tài sản của doanh nghiệp mắc nợ Mặt khác, tránh được áp lựcđòi nợ của các chủ nợ Doanh nghiệp mắc nợ chỉ phải thanh toán nợ trongphạm vi tai san còn lại của mình Sau khi thanh toán hết tài sản, các khoản nợ

chưa được thanh toán cũng coi như đó được thanh toán Do đó, con nợ đượchoàn toàn giải phóng khỏi trách nhiệm tài sản đối với các khoản nợ, trõ một số

đối tượng đặc biệt như chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công

ty hợp danh do chế độ trách nhiệm vụ hạn nên vẫn phải tiếp tục trả nợ mặc dù

tài sản của họ đem vào kinh doanh đó đem ra thanh toán hết

Trang 30

Có thé nói việc xác định và thực hiện chính xác nghĩa vụ tài sản củadoanh nghiệp trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp sẽ gópphần bảo vệ một cách tối đa quyền lợi của doanh nghiệp mắc nợ.

1.2.3 Đối với Toà án

Việc xác định và thực hiện đúng nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trongquá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp không chỉ có vai trò quan

trọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và doanh nghiệp mắc

nợ mà nó còn có vai trò vụ cựng quan trọng đối với Toà án Xác định chính

xác số nợ là cơ sở để Toà án quyết định cho doanh nghiệp thanh toán nợ; xác

định đúng tính chất nợ, Toa án có thé xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ củachủ nợ, con nợ và những người có liên quan Việc này sẽ giúp Toà án giải

quyết đúng luật Chăng hạn như vấn đề xác định doanh nghiệp đó lâm vào tình

trang phá sản hay chưa Toà án chỉ có thé xác định được doanh nghiệp đó lâmvào tình trạng phá sản khi: Có các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảođảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đó rõ ràng được các bên xác

nhận, có đầy đủ chứng cứ để chứng minh và không có tranh chấp, đó đến hạnthanh toán; chủ nợ đó có yêu cầu thanh toán nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã

không có khả năng thanh toán Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ

đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đó có yêu cầu nhưng không đượcdoanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bảnkhất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã ) Ngoài ra, việc xác định và thực hiện

đúng nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết yêu cầu phá

sản doanh nghiệp cũng sẽ giúp Toà án giải quyết đúng van đề khác như: Quyềntham gia, quyền biểu quyết các vấn đề tại Hội nghị chủ nợ, quyền nhận lại cáckhoản nợ.v.v.

1.2.4 Duy trì trật tự và ốn định xã hội

Để hoạt động, sản xuất kinh doanh phát triển, các doanh nghiệp khôngthể tự mình mà phải có những mối quan hệ Với các doanh nghiệp khác trên

Trang 31

thương trường Do đó, khi một doanh nghiệp bị phá san thì sẽ có rất nhiềuchủ nợ là các doanh nghiệp khác có quan hệ với doanh nghiệp bị phá sản sẽ

chịu sự tác động không nhỏ về tài chính Đặc biệt, là những doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và ngân hàng Vì vậy, khi doanh nghiệp

bị phá sản, các chủ nợ sẽ băng mọi cách dé đòi nợ, gây rỗi loạn trật tự xã hội;

người lao động bị mắt việc làm, không được thanh toán tiền lương sẽ phát sinh

những bất ôn định trong xã hội do họ gặp khó khăn trong cuộc sống; doanh

nghiệp bị mắc nợ sẽ bị gây áp lực, không có khả năng rút khỏi thương trường

nên sé tau tán tài sản và trồn nợ

Khắc phục tình trạng trên, Luật Phá sản quy định trình tự giải quyết phá

sản doanh nghiệp rất công băng và nghiêm ngặt nhăm đảm bảo quyền lợi chocác chủ nợ liên quan Dé dam bảo việc giải quyết phá sản doanh nghiệp thật sựcông bang đối với chủ nợ va doanh nghiệp mắc nợ thì vẫn đề xác định và thựchiện nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ có vai trò vụ cựng quan trọng

Nếu xác định và thực hiện đúng nghĩa vụ tài sản thì các chủ nợ sẽ có cơ hộinhận được khoản nợ của mình cao hơn và họ không sợ doanh nghiệp tâu tán tài

sản Điều này sẽ tránh được những rối loạn trong xã hội do các chủ nợ gây ra

như dựng người đòi nợ thuê, người lao động biéu tinh phá doanh nghiệp Hơn

nữa, về phía doanh nghiệp cũng được đảm bảo quyền lợi, được xác định và

thực hiện đúng nghĩa vụ của mình; nếu doanh nghiệp còn khả năng kinh doanh

thì sẽ được phục hồi lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình; nếu doanhnghiệp không còn khả năng kinh doanh sẽ được áp dụng thủ tục thanh lý doanhnghiệp Sau khi thanh toán xong nợ, tài sản còn thừa sẽ thuộc về doanh nghiệp;doanh nghiệp không bị gây áp lực trong quá trình giải quyết phá sản Như vậy,doanh nghiệp mắc nợ sẽ chủ động nộp đơn xin phá sản khi thật sự kinh doanh

không có hiệu quả Xã hội sẽ giảm quy mụ những ngành, lĩnh vực kinh doanh

kom hiệu quả; góp phân cơ câu lại nên kinh tê, các nguôn đâu tư sẽ được phan

Trang 32

bồ hợp lý hơn và các nhà dau tư sẽ yên tâm dau tư kinh doanh vi họ được pháp

luật bảo vệ.

1.3 CÁC QUY ĐỊNH VE NGHĨA VỤ TÀI SAN CUA DOANH NGHIỆP MAC

NỢ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một trong những mục đích cơ bản của pháp luật về phá sản ở hầu hết cácquốc gia trên thé giới, trong đó có Việt Nam là phục hồi khả năng thanh toán

nợ của các doanh nghiệp mắc nợ, đưa doanh nghiệp mắc nợ thoát khỏi tình

trạng khó khăn về tài chính Đối với những doanh nghiệp mất khả năng thanhtoán nợ nhưng vẫn có thé phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh thì

pháp luật sẽ tạo cơ hội tốt nhất cho phộp những doanh nghiệp này được phụchồi Còn đối với những doanh nghiệp không còn khả năng phục hồi thì phápluật cũng tạo điều kiện thuận lợi dé thanh ly doanh nghiệp trong thời gian sớmnhất nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể gây ra cho các chủ nợ, loại bỏnhững doanh nghiệp yếu kộm ra khỏi thương trường , đảm bảo quyền bìnhđăng của các doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường

Chính vì vậy trong pháp luật về phá sản của các quốc gia thường chứađựng nhiều quy định liên quan đến việc xác định và thực hiện nghĩa vụ tài sản.Trước đây, các quy định về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợđược quy định tản mát trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật Phásản doanh nghiệp được Quốc hội khoá IX nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam thông qua ngày 30/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 01/7/1994; Nghị định

số 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sảndoanh nghiệp; Quyết định số 426/QD ngày 01/7/1994 của Toà án nhân dân tốicao về Quy chế làm việc của tập thé Tham phan phụ trách việc giải quyết yêucầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; Công văn số 457/KHXX ngày 21/7/1994của Toà án nhân dân tối cao về việc áp dụng một SỐ quy định của Luật Phá sản

doanh nghiệp.

Trang 33

Sau 10 năm thi hành, do nền kinh tế của đất nước thay đổi ngày càng

nhanh chóng nên một số quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp (1993)không còn phù hợp Với thực tiễn Do đó, Quốc hội khoá XI đó họp và thông

qua Luật Phá sản thay thé Luật Pha sản doanh nghiệp (1993) Nhu vay, một hệ

thống văn bản pháp luật mới về phá sản doanh nghiệp, trong đó có các quy

định về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ ra đời, bao gồm:

L¡ Luật Phá sản được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 15/6/2004 và cóhiệu lực từ ngày 15/10/2004;

L¡ Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng

Thâm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quyđịnh của Luật Pha sản;

L¡ Quyết định số 01/2005/QĐ-TANDTC ngày 27/4/2005 của Chánh ánToà án nhân dân tối cao về Quy chế làm việc của Tổ thâm phán phụtrách tiến hành thủ tục phá sản;

L¡ Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về giảiquyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp va hợp tác xã bị

phá sản;

(| Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994; Luật sửa

đối, bô sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02/4/2002 và các

văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động:

(| Pháp lệnh thi hành án dân sự được Uỷ ban thường vu Quốc hội thôngqua ngày 14/01/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.

Trong hệ thống các văn bản trên, Luật Phá sản giữ vai trò quan trọngtrong việc xác định nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ Các quy định về

nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ được ghi nhận cụ thê tại Chương 3

của Luật Phá sản, bao gồm: Xác định nghĩa vụ về tài sản; xử lý các khoản nợ;

thứ tự phân chia tài sản; xác định giá trị của nghĩa vụ không phải là tiền; nghĩa

vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh Ngoài ra, các

Trang 34

nghĩa vụ này cũng được ghi nhận tại một số điều ở các Chương khác của LuậtPhá sản.

Xác định nghĩa vụ về tài sản là những yêu cầu đòi doanh nghiệp mắc nợ

phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản Theo Luật Phá sản đó là những yêu cầu đòi

doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước khi

Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà nghĩa vụ này không có bảo

đảm; các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản cóbảo đảm được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảnnhưng quyên ưu tiên thanh toán đó bị huỷ bỏ

Xu lý các khoản nợ được quy định khá chi tiết trong Luật Phá sản, baogồm những nội dung như: Xử lý các khoản nợ chưa đến hạn; xử lý các khoản

nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố; xác định giá trị của nghĩa

vụ không phải là tiền; nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đớihoặc bảo lãnh.

Thứ tự phân chia tài sản là cách thức phân chia tài sản trong trường hợpdoanh nghiệp mắc nợ bị thanh lý Luật Phá sản quy định rõ thứ tự ưu tiên

thanh toán cho các chủ nợ như sau: Phí phá sản; các khoản nợ lương, trợ cấp

thụi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác

theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đó ký kết; các khoản nợkhông có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyêntắc nếu giá tri tai sản đủ dé thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được

nhận đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản của doanh nghiệp không đủ dé

thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản

nợ của minh theo tỉ lệ tương ứng.

Trang 35

CHUONG 2CAC QUY DINH PHAP LUAT VE NGHIA VU TAI SAN CUADOANH NGHIEP BI YEU CAU PHA SAN VA THUC TIEN AP DUNG2.1 Nghĩa vụ tài san có bao dam

2.1.1 Xác định nghĩa vụ tài sản có bảo đảm

Quan niệm về nghĩa vụ tai sản có bảo đảm đó được ghi nhận tại khoản 1

Điều 3 Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 như sau: “Chủ nợ có bảo đảm làchu nợ có khoản nợ được bao dam bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ”.Điều luật này mới chỉ quy định nghĩa vụ tài sản có bảo đảm là khoản nợ được

đảm bảo bằng tài sản cầm cô hoặc thế chấp của doanh nghiệp mắc nợ màkhông quy định việc bảo lãnh cũng là một nghĩa vụ bảo đảm Do đó, trong quá

trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, Toà án thường lúng túng trong việc xác

định tính chất của các khoản nợ đó được bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba

Khắc phục những hạn chế trên, tại khoản 1 Điều 6 Luật Phá sản quyđịnh: “Chu nợ có bao đảm là chủ nợ có khoản nợ được bao đảm bằng tài sản

của doanh nghiệp, hợp tác xã và của người thứ ba” Với quy định này thì quanniệm nghĩa vụ tài sản có bảo đảm đó được hiểu theo nghĩa rộng hơn so Với

quy định trong Luật Phá sản doanh nghiệp (1993) Nghĩa vụ tài sản có bảo đảmkhông chỉ là khoản nợ được bảo đảm băng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác

xã mắc nợ mà còn được bảo đảm băng tài sản của người thứ ba Luật Phá sản

đó mở rộng quan niệm về nghĩa vụ có bảo đảm, góp phần bảo vệ quyền và lợiích chính đáng của các chủ nợ, đặc biệt là chủ nợ nhận bảo lãnh Trong quátrình giải quyết phá sản, việc bảo lãnh của doanh nghiệp cho một người kháccũng khó giải quyết Vấn đề đặt ra là Toà án có quyền huỷ bỏ hợp đồng nàykhông? Nếu trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu phá sản, chủ nợ chưa yêucầu doanh nghiệp phải thi hành việc bảo lãnh thì Toà án chưa có lý do để huỷ

bỏ cam kết bảo lãnh của doanh nghiệp Nhưng nếu chủ nợ yêu cầu doanhnghiệp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay thế cho người mắc nợ chính thì Toà

Trang 36

án phải xác định món nợ này là của người bảo lãnh hay của người được bảolãnh Vấn đề này chưa được quy định rõ ràng trong Luật Phá sản doanh nghiệp(1993) nên trong quá trình giải quyết pha sản doanh nghiệp các Tham phan gặp

rất nhiều khó khăn Khắc phục những thiếu sót đó, tại khoản 2 và khoản 3 Điều

39 Luật Phá sản quy định: “Trường hợp người bảo lãnh lâm vào tình trạng

phá sản thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đổi với

người nhận bảo lãnh Trường họp người được bảo lãnh hoặc cả người bảo

lãnh và người được bảo lãnh đêu lâm vào tình trạng phá sản thì người bảolãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tai sản đối với người nhận bảo lãnh” Vớiquy định này chúng ta có thê hiểu rằng trường hợp người bảo lãnh lâm vào tình

trạng phá sản trong khi người được bảo lãnh không lâm vào tình trạng phá sản

thì người được bảo lãnh (con nợ) phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với

người nhận bảo lãnh (chủ nợ) Điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì bảo lãnh là

việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết Với bên có quyền (gọi là bênnhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bênđược bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện

hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Trong trường hợp bên bảo lãnh đó lâmvào tình trạng phá sản thì khó có thể còn tài sản để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh

của mình nên bên được bảo lãnh phải gánh vác nghĩa vụ tài sản của mình đốivới người nhận bảo lãnh Luật Phá sản có hiệu lực từ ngày 15/10/2004 nênvấn đề bảo lãnh được hiểu theo tỉnh thần của Bộ luật dân sự năm 1995 Theo

quy định tại khoản 2 Điều 366 Bộ luật dân sự năm 1995 thì người bảo lãnh chỉ

được bảo lãnh bằng tài sản của mình hoặc băng việc thực hiện công việc (bảolãnh đối vật) Do đó, tính “có bảo đảm” trong hợp đồng bảo lãnh là giá trị tài

sản bảo đảm của bên bảo lãnh phải lớn hơn giá trị khoản nợ của bên được bảo

lãnh Giá trị tài sản bảo đảm này phải được xác định ở thời điểm doanh nghiệpđược yêu cầu thanh toán nợ, chứ không phải ở thời điểm các bên xác lập giaodịch bảo đảm Ngoài ra, tính “có bảo đảm” trong hợp đồng bảo lãnh còn được

Trang 37

thê hiện trong việc chủ nợ có thể thu hồi toàn bộ khoản nợ băng cách xử lý tàisản bảo đảm theo phương án các bên đó thoả thuận khi xác lập giao dịch bảo

đảm hoặc theo quy định của pháp luật Nhưng đến Bộ luật dân sự năm 2005 đó

thay đổi nhận thức về van dé bảo lãnh Tại Điều 361 Bộ luật dân sự năm 2005

quy định: “Bảo lanh là việc người thứ ba (goi là bên bảo lãnh) cam kết Vớibên có quyên (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên cónghĩa vụ (goi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo

lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Các bên cũng có

thể thoả thuận về việc bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo

lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình ” Quy định này cho phộp

người bảo lãnh không cần phải dựng tài sản của mình để thế chấp đảm bảoviệc bảo lãnh mà chỉ cần cam kết sẽ thanh toán nợ Với bên có quyền (bảo lãnhđối nhân) Như vậy, quy định trên đó thừa nhận cam kết thanh toán (bảo lãnh)

được coi là nợ có bảo dam.

Đối với nhà kinh doanh, ký kết hợp đồng là bày tá sự tớn nhiệm của mìnhvào khả năng kinh tế của bên cựng giao kết Sự tớn nhiệm là yếu tố tâm lý quan

trọng trong việc ký kết hợp đồng: Các bên cựng tin tưởng vào khả năng kinh tế

của nhau, tin vào thiện chí của người cam kết Nhưng vì khả năng kinh tế của

các doanh nghiệp có thé thay đổi một cách nhanh chóng, dui khi uy ton, đạo đức

và tài sản của các bên không đủ để cho bên cựng giao kết yên tâm Đặc biệt,trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, các bên cần phải ký kết hợp đồng

càng nhanh càng tốt cho nên không có đủ thời gian để đo lưêng hoàn toàn khả

năng của bên cựng giao kết Nhiều khi họ chỉ giao kết qua sự giới thiệu hay gặp

gi mà thụi Do đó, dé đảm bảo sự an toàn thực trong hiện hợp đồng, nhất làtrong các hợp đồng vay mượn, chủ nợ thường buộc bên mắc nợ phải thực hiệnviệc bảo đảm nghĩa vụ như cầm có, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh của người thứ

ba Bảo đảm được phân biệt thành hai loại như sau:

Trang 38

* Bảo đảm đối vật: Là việc doanh nghiệp mắc nợ đem tài sản dé đảmbảo việc thi hành nghĩa vụ của mình băng cách cầm cố hay thé chấp tài sản.Đối với bảo đảm này, doanh nghiệp mắc nợ chỉ có quyền cầm cố các động

sản; còn bất động sản được gọi là thế chấp Tài sản đem cầm cô hay thế chấp

phải thuộc quyền sở hữu của người dem cầm có, thế chấp Tuy theo thoả thuận

giữa các bên, tài sản cầm cố có thé giao cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao

cho người thứ ba hay chính doanh nghiệp mắc nợ giữ Trong trường hợp thế

chấp, tài sản thường do người chủ sở hữu vẫn giữ, chỉ giao cho chủ nợ giấy tê

gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản

* Bao dam doi nhân: Là việc căn cứ vào nghĩa vụ bảo lãnh của bên thứ

ba Khác Với cầm cé va thế chấp tài sản, bảo lãnh là sự bảo đảm đối nhân.Người bảo lãnh đứng ra cam kết Với chủ nợ rằng, nếu bên mắc nợ không thanh

toán thì chính họ sẽ thanh toán thay thế Theo định nghĩa về khoản nợ có bảo

đảm của Luật Phá sản “bảo đảm bằng tài sản của người thứ ba” thì các khoản

nợ được “bảo lãnh đối nhân” không được coi là khoản nợ có bảo đảm Điều

này đó gây ra một số bất hợp lý Ví dụ: Khoản nợ tuy được bảo lãnh đối nhânnhưng chủ nợ vẫn có thể đòi người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ và người bảo

lãnh có thể trả đủ nợ cho chủ nợ Như vậy, xét về tính chất thì đây phải đượccoi là nợ có bảo đảm.

Thực tiễn giải quyết phá sản doanh nghiệp những năm qua cho thấy Toà

án thường lung túng khi xác định nghĩa vụ tài sản có bảo dam bởi vì giá tri tài

sản bảo đảm thường xuyên biến động tăng lên hoặc hạ xuống Do đó, thờiđiểm xác định giá trị tài sản bảo đảm là thời gian nào: Khi xác lập giao dịchbảo đảm? Khi chủ nợ yêu cầu doanh nghiệp mắc nợ trả nợ? Khi Toà án ra

quyết định mở thủ tục phá sản hay khi thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ?

Bởi giá trị tài sản so Với giá trị nợ sẽ quyết định tính chất của khoản nợ là nợ

có bảo đảm hay nợ có bảo đảm một phần Ví dụ: Ngân hàng cho doanh nghiệpvay 1 tỷ đồng doanh nghiệp thé chấp tai sản Khi ký hợp đồng ton dụng, tai sản

Trang 39

thế chấp thì được định giá là 1,5 tỷ đồng Nhưng do có sự biến động trên thị

trường bất động sản nên giá trị tài sản xuống thấp hơn 1 tỷ đồng Đây là nợ cóbảo đảm hay nợ có bảo đảm một phần?

Theo quy định tại Điều 336 Bộ luật dân sự năm 2005 thì trong trường

hợp đó đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện

hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng tháa thuận thì tài sản cầm có, thế chấpđược xử lý theo phương thức do các bên tháa thuận khi xác lập giao dịch bảo

đảm hoặc được bán đâu giá theo quy định của pháp luật dé thực hiện nghĩa vụ

Do đó, thời điểm xác định giá trị tài sản bảo đảm là thời điểm chủ nợ yêu cầu

doanh nghiệp mắc nợ thanh toán nợ chứ không phải ở thời điểm các bên xáclập giao dich bảo dam Vi vậy, ở Vi dụ nêu trên, khoản nợ của doanh nghiệp

đối với ngân hàng là nợ có bảo đảm một phan

Tuy nhiên, khi Tòa án mở thủ tục thanh lý tài sản thì các khoản nợ chưađến hạn được coi như các khoản nợ đến hạn nhưng không được tính lãi đối với

thời gian chưa đến hạn (Điều 34 Luật Phá sản) Nếu khoản nợ này là khoản nợ

có bảo đảm thì sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 35 Luật Phá sản như sau:Trường hợp Tham phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh

nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc

cầm có xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được

ưu tiên thanh toán bang tài sản đó; nếu giá trị tài sản thé chấp hoặc cầm cố

không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá

trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị của tài sản thế

chấp hoặc cầm cé lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá tri tài

sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã Với quy định này thì Luật Phá sản đóghi nhận thời điểm xác định giá trị tài sản bảo đảm là khi Toà án ra quyết định

mở thủ tục thanh lý doanh nghiệp Theo đó, nếu giá trị tài sản bảo đảm đủ déthanh toán khoản nợ thì khoản nợ đó sẽ là khoản nợ có bao dam; trong trường

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w