Trong đó, nêu các mục tiêu học tập mà người học cần đạt, đồng thời xác định về phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức và cách đánh giá kết quả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
TRUNG TÂM NN,TH & ĐTTX
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN
Ở TIỂU HỌC
Giảng viên hướng dẫn:
Hải Phòng, tháng 10 năm 2021
Trang 2I Phần kiến thức chung
Câu 1: Vì sao giáo viên tiểu học cần có kỹ năng phân tích chương trình, nội dung Sách giáo khoa?
Chương trình là cách trình bày một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục theo hệ thống nhất định được quy định về thời gian Trong đó, nêu các mục tiêu học tập mà người học cần đạt, đồng thời xác định về phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức và cách đánh giá kết quả học tập… nhằm đạt được mục tiêu học tập đề ra
Khai thác, tìm hiểu chương trình và các nội dung dạy học môn Toán ở TH trong SGK nhằm thực hiện hiệu quả hai nhiệm vụ dạy và học giúp GVTH biết cách hướng dẫn HS nắm vững kiến thức cơ bản, tối giản và hình thành các kĩ năng phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán TH
Phân tích chương trình, SGK là kĩ năng quan trọng trong hệ thống kĩ năng cần thiết của GV Hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc nhiều vào việc GV
có nắm vững được tư tưởng chủ đạo của chương trình, SGK môn học hay không? để đưa ra nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo quy định của chương trình
Rèn luyện kỹ năng phân tích chương trình, SGK môn Toán TH thông qua việc tìm hiểu nội dung chương trình, SGK và các tài liệu tham khảo có liên quan, giúp GV xác định được đúng mục tiêu bài học, tìm ra cơ sở toán học của từng dạng bài cụ thể, lựa chọn nội dung dạy học, các phương pháp, hình thức lên lớp phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS
Ví dụ:
1
Trang 3Câu 2: Trình bày một số yêu cầu cơ bản khi phân tích chương trình, nội dung SGK?
7 yêu cầu:
1) Việc phân tích chương trình phải dựa trên cơ sở SGK và SGV hiện hành, chuẩn kiến thức và kỹ năng, định hướng đổi mới phương pháp dạy học 2) Việc phân tích chương trình theo hình thức bổ dọc hay bổ ngang phải dựa trên căn cứ của việc phân tích bài học
3) Việc phân tích chương trình môn Toán ở Tiểu học muốn đạt được hiệu quả cần đặt nó trong mối liên hệ với các nội dung tương ứng của Toán cao cấp
và mối quan hệ biện chứng với các môn học khác
4) Hệ thống bài tập trong chương trình môn Toán không chỉ mang một dụng ý là củng cố luyện tập cho HS mà còn có thể hàm chứa tri thức về khoa học và tri thức phương pháp vì vậy hệ thống bài tập cũng được xem là một bộ phận của chương trình môn Toán
5) Việc biểu thị cấu trúc của chương trình có thể được diễn tả bằng sơ đồ, biểu đồ hoặc sơ đồ tư duy, …
6) Việc phân tích chương trình môn Toán ở Tiểu học cần xét tới những ảnh hưởng của xã hội, điều kiện dạy học và trình độ HS
Việc phân tích chương trình môn Toán ở Tiểu học cần gắn với những bài toán thực tiễn để có được những tư liệu làm sáng tỏ nội dung chương trình Câu 3: Trình bày một số kỹ năng cần thiết cho việc phân tích chương trình và nội dung sách giáo khoa?
8 kỹ năng:
2
Trang 4- Kỹ năng đọc và hiểu dụng ý SGK về mức độ kiến thức, tri thức phương pháp cần chuyển tải tới HS ở mỗi đơn vị kiến thức
- Kỹ năng xác định các mạch kiến thức cơ bản trong chương trình môn Toán ở Tiểu học; các mạch kiến thức đó được trình bày theo đường thẳng hay xoắn ốc?
- Kỹ năng biểu thị cấu trúc chương trình và nội dung môn Toán ở Tiểu học bằng sơ đồ (bổ dọc và bổ ngang)
- Kỹ năng khai thác và sử dụng các nội dung trong môn Toán ở Tiểu học vào giải quyết các bài toán thực tiễn
- Kỹ năng mô hình hóa những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thành những bài toán thuộc nội dung chương trình môn Toán ở Tiểu học
- Kỹ năng phát hiện và xác định mối liên hệ giữa mỗi nội dung môn Toán
ở Tiểu học với các môn học khác
- Kỹ năng phát hiện, khai thác và sử dụng mối liên hệ giữa các nội dung trong môn Toán ở Tiểu học với các nội dung tương ứng trong Toán cao cấp
-Kỹ năng phân tích bài học
Câu 4: Theo anh (chị) khi phân tích chương trình, nội dung sách giáo khoa môn Toán ở Tiểu học, giáo viên gặp phải những khó khăn nào?
4 khó khăn:
-GV gặp khó khăn trong việc xác định vị trí và vai trò của mỗi mạch kiến thức ở mỗi lớp với toàn bộ chương trình môn Toán ở Tiểu học
-GV khó khăn trong việc xác định được mối liên hệ giữa nội dung Toán tiểu học với những nội dung tương ứng trong Toán cao cấp
-GV khó khăn trong việc xác định mục tiêu và trọng tâm bài học theo hướng tiếp cận năng lực
- GV khó khăn trong việc xác định và lựa chọn những nội dung dạy học tích hợp
Câu 5: Trình bày cấu trúc và nội dung SGK môn Toán ở Tiểu học theo chương trình năm 2018?
* Một số đặc điểm cấu trúc về nội dung
-Môn Toán ở Tiểu học là môn học thống nhất về cơ sở khoa học và cấu trúc nội dung Chương trình môn Toán ở Tiểu học được chia làm 3 mạch kiến thức: Số và Phép tính - Hình học và Đo lường - Yếu tố Thống kê và Xác suất Bài toán có lời văn không là mạch kiến thức riêng mà được coi là bài toán ý nghĩa thực tiễn đan xen dạy phép tính, yêu cầu giảm nhẹ hơn trước (Chương trình cũ, môn Toán tiểu học được chia làm 5 mạch kiến thức: số học; đại lượng
Trang 5và đo đại lượng; yếu tố hình học; yếu tố thống kê; giải toán có lời văn) Trong
đó, mạch Yếu tố Thống kê và Xác suất bắt đầu xuất hiện trong chương trình Toán lớp 2 Chương trình môn Toán được xây dựng theo quan điểm lồng ghép, tích hợp Hạt nhân của nội dung toán học là Số học (bao gồm số và phép tính, một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê đơn giản) Các mạch kiến thức khác được sắp xếp xen kẽ và bổ trợ cho nhau, trong đó nội dung Số học là mạch kiến thức cơ bản, nó chi phối và quyết định việc lựa chọn những nội dung toán học khác để dạy học ở mỗi lớp, mà không làm mờ nhạt đi đặc trưng của từng mạch kiến thức
-Các bài học được sắp xếp phù hợp với mỗi giai đoạn nhận thức của HS
TH Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán TH được hình thành chủ yếu bằng thực hành luyện tập và thường xuyên được ôn tập Quan điểm này chi phối về thời gian dạy học môn Toán TH là thời gian thực hành, luyện tập về tính, đo lường và giải toán
Do đặc điểm nhận thức của HS TH nên SGK môn Toán được chia theo hai giai đoạn mức độ kiến thức Mỗi giai đoạn có sự khác biệt nhất định về dung lượng kiến thức và phương pháp dạy học nhằm phù hợp với điều kiện nhận thức, phát triển tư duy lôgic toán học của HS TH
- Giai đoạn lớp 1, 2, 3: học tập cơ bản
- Giai đoạn lớp 4, 5: học tập chuyên sâu
* Cấu trúc và nội dung SGK môn Toán ở Tiểu học theo chương trình năm 2018 Hiện nay, cấu trúc nội dung chương trình môn Toán TH được chia làm 3 mạch kiến thức: Số và Phép tính - Hình học và Đo lường - Yếu tố Thống kê và Xác suất Nội dung chi tiết như sau:
A.Số và Phép tính
Trang 7B Hình học và Đo lường
6
Trang 8C Thống kê và Xác suất
D Hoạt động thực hành và trải nghiệm
* Nội dung dạy học Số, Phép tính, Hình học và Đo lường trong SGK Toán 1 theo chương trình 2018
1.Dạy học về Số tự nhiên
* Nội dung dạy học chủ yếu về số tự nhiên trong Toán 1 – CT 2018 bao gồm: a) Nội dung dạy học các số trong phạm vi 10 (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) bao gồm:
- Hình thành số (theo phép đếm)
- Đọc, viết số
- Phân tích, cấu tạo số (gộp, tách số)
- Thứ tự, so sánh (quan hệ thứ tự, quan hệ số lượng)
b) Nội dung dạy học các số trong phạm vi 100 (số có hai chữ số), bao gồm:
- Hình thành số (theo phép đếm như ở vòng từ 0 đến 10 và theo cách đếm gồm số chục và số đơn vị)
Trang 9- Đọc, viết số.
- Phân tích, cấu tạo số (bước đầu làm quen với cấu tạo thập phân của số
có hai chữ số
- Thứ tự, so sánh số (quan hệ thứ tự, quan hệ số lượng)
* Điểm khác biệt so với chương trình SGK Toán 1 – CT 2000:
- Nội dung cơ bản không có gì khác biệt nhiều (Toán – 2018 đã kế thừa, phát triển ưu điểm của Toán 1 – CT 2000)
- Có giảm tải: Bỏ phần nội dung “Tia số, số liền trước, số liền sau”; bỏ phần “Viết số có hai chữ số thành tổng các chục và đơn vị (dạng 42 = 40 + 2)”; chưa yêu cầu phân biệt số và chữ số (chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị, giá trị mỗi chữ số ở trong số có hai chữ số) Các nội dung này được chuyển sang học
ở Toán 2 – 2018, phù hợp với tổng thể cả Chương trình Toán tiểu học – 2018
- Sự khác biệt, đổi mới chủ yếu là ở cấu trúc và cách tiếp cận nội dung dạy học số tự nhiên trong Toán 1 – CT 2018
* Yêu cầu cần đạt về dạy học số tự nhiên trong Toán 1 – CT 2018:
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10, trong phạm vi 20, trong phạm vi 100
- Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục
- Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 chữ số)
2 Dạy học về Phép tính
* Nội dung dạy học phép tính trong SGK Toán 1 – CT 2018 bao gồm:
- Phép cộng trong phạm vi 10;
- Phép trừ trong phạm vi 10;
- Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10;
- Phép cộng, phép trừ (không nhớ) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số;
- Phép cộng, phép trừ (không nhớ) số có hai chữ số với (cho) số có hai chữ số;
- Số 0 trong phép cộng phép trừ;
- Thực hiện tính trường hợp có hai dấu phép tính
* Điểm khác biệt so với SGK Toán 1 – CT 2000:
- Về nội dung cơ bản không có khác biệt nhiều
- Khác biệt ở cấu trúc nội dung dạy học:
+ Trong Toán 1 – CT 2018, nội dung dạy học phép tính trong phạm vi 10 thu gọn lại thành hai bài học: phép cộng trong phạm vi 10 và phép trừ trong phạm vi 10
8
Trang 10+ Trong Toán 1 – CT 2000, nội dung dàn trải, bao gồm: Phép cộng trong phạm vi 3, 4, 5; phép trừ trong phạm vi 3, 4, 5; lần lượt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 6, phép cộng và phép trừ trong phạm vi 7, đến phép cộng, phép trừ trong phạm vi 9, 10
- Khác biệt ở cách xây dựng khái niệm ban đầu về phép cộng, phép trừ (chủ yếu đi từ ý nghĩa thực tiễn để hình thành phép tính)
- Khác biệt ở cách tiếp cận xây dựng bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 Trong Toán 1 – CT 2018, HS khi được biết sự hình thành phép cộng, phép trừ từ
ý nghĩa thực tế (gộp, thêm đối với phép cộng; bớt, tách đối với phép trừ), các em đồng thời cũng tự biết được cách tinh (kĩ thuật tinh), tìm ra kết quả phép cộng, phép trừ (qua đếm số lượng, đếm tiếp, qua “gạch bớt” rồi đếm, loại trừ dần,…)
Từ đó (không phải qua từng bảng cộng, trừ trong mỗi số như trước), HS có thể xây dựng hoàn thiện bảng cộng, bảng trừ (không bắt buộc các em học thuộc bảng cộng, bảng trừ)
- Bỏ đặt tính dọc về phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10
* Yêu cầu cần đạt dạy học phép tinh trong Toán 1-CT 2018 là:
- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ;
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100;
- Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải);
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10;
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục;
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn;
- Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng
- Bài toán có lời văn không là mạch kiến thức riêng mà được coi là bài toán
ý nghĩa thực tiễn đan xen dạy phép tính, yêu cầu giảm nhẹ hơn trước
3 Dạy học về Hình học
* Nội dung dạy học Hình học trong Toán 1 – CT 2018 bao gồm:
- Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật;
- Khối lập phương, khối hộp chữ nhật;
- Vị trí, định hướng trong không gian;
- Thực hành lắp ghép, xếp hình
* Khác biệt so với nội dung dạy học Hình học trong Toán 1 – CT 2000:
- Bỏ nội dung điểm, đoạn thẳng, điểm ở trong, điểm ở ngoài, đo độ dài
Trang 11đoạn thẳng (chuyển sang Toán 2 – CT 2018).
- Bổ sung thêm nội dung hình chữ nhật; khối lập phương; khối hộp chữ nhật; vị trí, định hướng trong không gian; tăng cường nội dung thực hành lắp ghép, xếp hình (học thành bài riêng)
- Chủ yếu khác biệt ở cấu trúc và cách tiếp cận dạy học các nội dung trên theo hướng “kết nối tri thức với cuộc sống”
* Yêu cầu cần đạt dạy học nội dung Hình học trong Toán 1 – CT 2018 là:
- Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian: trên – dưới, phải – trái, trước – sau, ở giữa;
- Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc và thật;
- Nhận biết thực hiện được việc lắp ghép, xếp hình với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập hoặc vật thật
4 Dạy học về Đo lường
* Nội dung dạy học về Đo lường trong SGK Toán 1 – CT 2018 bao gồm:
- Dài hơn, ngắn hơn;
- Đơn vị đo độ dài: đơn vị tự quy ước và đơn vị xăng-ti-mét (cm);
- Thực hành ước lượng và đo độ dài;
- Xem giờ đúng trên đồng hồ;
- Các ngày trong tuần;
- Thực hành xem lịch và giờ
* Điểm khác biệt so với SGK Toán 1 – CT 2000:
- Về cơ bản, nội dung dạy học Đo lường (Chương trình 2000 gọi là đại lượng cơ bản) không có khác biệt nhiều, chỉ khác biệt ở cấu trúc, cách tiếp cận nội dung dạy học và thời lượng dành cho nội dung này
- Trong Toán 1 – CT 2018, Đo lường gắn với Hình học thành một mạch kiến thức Cả nội dung và thời lượng học tập về Đo lường đều được quan tâm tăng cường hơn trước (có 16 tiết so với 6 tiết ở Toán 1 – CT 2000) Đặc biệt, nội dung thực hành ước lượng và đo độ dài, thực hành xem lịch và giờ được tách riêng thành 2 bài (mỗi bài 2 tiết) và thực hành gắn với trải nghiệm, với hoạt động trong thực tế (ngoài lớp học)
- Theo cấu trúc chung của Toán 1 – CT 2018, nội dung Đo lường cấu trúc thành hai chủ đề (Chủ đề 7: Độ dài và đo độ dài; Chủ đề 9: Thời gian, giờ và lịch), mỗi chủ đề gồm bốn bài, mỗi bài có hai tiết Cấu trúc gọn lại làm rõ nội dung, yêu cầu cần đạt (không dàn trải, xen kẽ với các mạch kiến thức khác như trong SGK Toán 1 – CT 2000)
10
Trang 12- Cách tiếp cận thường là: Từ thực tế hình thanh biểu tượng trở lại liên
hệ trong thực tế Chẳng hạn: Từ quan hệ “dài hơn, ngắn hơn” trong thực tế hình thanh biểu tượng về độ dài liên hệ sự dài hơn, ngắn hơn của những đồ vật; hơn thế liên hệ sự cao hơn, thấp hơn của những đồ vật, con vật trong thực
tế Sau đó mới đưa ra đơn vị đo độ dài ( trước là đơn vị tự quy ước, sau mới là đơn vị cm),…
- Trong các hoạt động thực hanh đo, HS thường được ước lượng trước, rồi mới đo chính xác để so sanh đối chiếu,…
- Bỏ phép tính cộng, trừ với đơn vị cm
* Yêu cầu cần đạt về Đo lường:
- Nhận biết được về “dài hơn, ngắn hơn”;
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét (cm), đọc và viết được số đo
độ dài trong phạm vi 100;
- Nhận biết được một tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần;
- Nhận biết được giờ đúng trên đồng hồ;
- Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự quy ước (gang tay, bước chân,…);
- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét (cm);
- Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ;
- Xác định được các ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày);
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày)
Trang 13* Nội dung và yêu cầu cần đạt khi dạy các mạch kiến thức Số và Phép tính, Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác Suất trong SGK Toán 2 theo chương trình 2018
Nội dung và yêu cầu cần đạt của mạch kiến thức và Số học được nêu trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Toán lớp 2 như sau:
- Lưu ý: Khi dạy học về quan hệ thứ tự (sắp thứ tự), quan hệ số lượng (so sánh số) của số tự nhiên ( ở mức độ Toán 2) nên dựa trên tia số và cấu tạo số thập phân của số để thực hiện có kết quả
12