1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài tập đoàn masan

20 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tính tới năm 2021, vốn điều lệ của Massan là 11.747 tỷ VNĐ.Sau khi trải qua nhiều lần tái cơ cấu thì hiện nay CTCP tập đoàn Massan đang trực tiêp sở hữu và quản lý ba công ty con đó là :

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH (PSU) 2 Lê Thanh Hiền 26203824458 100% 3 Lê Hà Kiều Trang 26202141727 100% 4 Nguyễn Thị Diễm Quỳnh 26202134902 100%

Trang 2

II- PHÂN TÍCH CƠ BẢN VỀ MASAN: 2

Bảng báo cáo tài chính 2

Tỉ số tài chính 2

Nhận xét, so sánh 2

III- TỔNG KẾT: Error: Reference source not found

Trang 3

I- SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN MASAN:

1 Lịch sử hình thành Tập đoàn Masan (MSN):

Được xây dựng bởi ông Nguyễn Đăng Quang hiện là chủ tịch hội đồng quản trị Tiền thân của là một nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga của ông Quang thành lập 1990 Mãi đến năm 2001, thì thương hiệu Massan Food được đưa về nước

Tháng 08/2009, công ty đổi tên thành Công ty cổ phầ Tập đoàn Massan; ngày 05/11/2009, Massan đã niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HC Tháng 7/2015 công ty chính thức sửa tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Massan được dùng cho tới ngày nay Tính tới năm 2021, vốn điều lệ của Massan là 11.747 tỷ VNĐ.

Sau khi trải qua nhiều lần tái cơ cấu thì hiện nay CTCP tập đoàn Massan đang trực tiêp sở hữu và quản lý ba công ty con đó là : Công ty TNHH

MasanConsumerHoldings kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng như nước mắm, mì gói, nước tương , Công ty Masan High-Tech Materials kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản và CTCP Masan Meatlife kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt.

Đến nay, Tập đoàn Massan là một trong những công ty tư nhân hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam và là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế quốc gia Năm 2020, Massan xếp vị trí thứ 10 trong tổng số 500 doanh nghiệp Việt Nam theo VNR500 Tập đoàn còn có những sản phẩm nổi tiếng đã có mặt trên thị trường nhiều năm qua như : Tương ớt Chinsu, nước mắm Chinsu, Bia Sư Tử Trắng,

2 Các lĩnh vực hoạt động của Masan:

Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) là công ty kinh doanh đa dạng với những ngành nghề khác nhau Chẳng hạn như: chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, hàng tiêu dùng, ngân hàng, siêu thị bán lẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên và gần đây nhất (tháng 9/2021), thông qua Công ty TNHH The Sherpa, Masan đã lấn sang lĩnh vực viễn thông.

Trang 4

 Hiện nay, CTCP Masan MeatLife (MML- Upcom) chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt Là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về chuỗi giá trị thịt có thương hiệu, tập trung vào việc cải thiện năng suất Masan MeatLife đã ra mắt thành công thương hiệu thịt mát “MEATDeli” theo công nghệ chế biến đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu.

 Ngân hàng Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam Masan là cổ đông lớn nhất của ngân hàng này Sự phát triển của Techcombank ngày càng lớn mạnh với tổng tài sản cho vay, vốn huy động, lượng khách được phân bố trên cả nước  Masan Consumer Holdings là một trong những công ty hàng tiêu dùng

nhanh trong nước lớn Việt Nam Công ty sản xuất và phân phối nhiều loại sản phẩm thực phẩm và đồ uống, như nước tương, tương ớt, nước mắm, mì ăn liền, cháo ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, đồ uống đóng chai và bia Những thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer Holdings bao gồm: Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Komi, Ponnie, Vinacafé, Wake-up,…

 Masan High – Tech Materials là một trong những công ty tài nguyên và chế biến khoáng sản tư nhân lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam Hiện đang vận hành mỏ đa kim Núi Phao ở miền Bắc Núi Pháo sở hữu mỏ vonfram lớn nhất thế giới và mở vonfram mới đầu tiên trong ngành được đưa vào vận hành trong hơn 1 thập kỉ qua.

 WinCommerce là nền tảng bán lẻ nhu yếu phẩm hiện đại có quy mô toàn quốc lớn nhất tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng siêu thị Winmart và chuỗi ciêu thị Winmart+ Siêu thị phục vụ chủ yếu các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày dành cho người Việt như: nhu yếu phẩm (Winmart+), dịch vụ tài chính (Techcombank), dược phẩm (Dr.Win), chuỗi F&B (Phúc Long), dịch vụ viễn thông (Reddi)

3 Ban hội đồng quản trị:

Trang 5

Dr Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan)

- Dr Nguyễn Đăng Quang là một trong những nhà sáng lập và đóng vai trò quan trọng dẫn dắt Masan Group trong suốt quá trình hình thành và phát triển cho đến hiện nay

- Là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, ông đã đưa Masan Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành nghề hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế tư nhân với hơn 50 công ty thành viên.

- Đồng thời là thành viên Hội đồng Quản trị của 5 công ty thành viên và công ty liên kết.

Ông Danny Le (Tổng giám đốc Tập đoàn Masan)

- Gia nhập Masan Group từ năm 2010 Ông là nhân tố chủ chốt trong việc xây dựng chiến lược phát triển của Tập đoàn, cũng như trực tiếp tổ chức các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A), qua đó thúc đẩy quá trình mở rộng và phát triển của Tập đoàn Masan - Ông Danny Le từng giữ vị trí cố vấn tài

chính tại Morgan Stanley (New York) - Ông đồng thời là thành viên HĐQT của

6 công ty con thuộc Masan Group.

Trang 6

Ông Trương Cao Thắng

(Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc The CrownX)

- Ông là thành viên HĐQT và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng của các công ty thành viên khác như Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, Tổng Giám đốc VinCommerce.

- Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh.

- Ông là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi thành công nhiều ngành hàng FMCG từ mô hình hàng hóa sang xây dựng các thương hiệu Việt vững mạnh, không những ở thị trường nội địa mà còn vươn đến các thị trường nước ngoài như CHIN-SU, Nam Ngư, Omachi…

Ông Nguyễn Quốc Trung (Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan

- Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngành nông nghiệp tại các công ty đa quốc gia.

- Và là chuyên gia trong việc thiết lập và quản lý vận hành các dự án mới với hiệu suất hoạt động xuất sắc.

- Ông nắm giữ trách nhiệm từ việc lên chiến lược cho đến thực thi/ vận hành cho mảng thịt (heo và gà), hệ thống trang trại, cũng như các bộ phận hỗ trợ kinh doanh.

Trang 7

Ông Nguyễn Thiều Nam (Phó Tổng Giám đốc Masan Group)

- Ông là Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quan hệ Đối ngoại và là thành viên Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Masan.

- Ông đã từng giữ vai trò điều hành cấp cao tại các công ty con và công ty liên kết của chúng tôi như Masan Consumer và Techcombank.

- Ông hiện là thành viên Hội đồng Quản trị của 4 công ty khác trực thuộc Masan Group.

Ông Craig Richar Bradshaw : (Tổng Giám đốc Masan High-Tech

- Ông gia nhập Masan Group với vai trò Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials từ năm 2011.

- Ông có trên 25 năm kinh nghiệm trong ngành khai khoáng, trải rộng trong các lĩnh vực khai thác và chế biến, kho vận, kinh doanh và tiếp thị ở Úc, Thái Lan và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

- Ông cũng từng là Tổng Giám đốc Toàn quốc của Toll ở Thái Lan, là nhà cung cấp dịch vụ kho vận tích hợp lớn nhất của Úc

Trang 8

Ông Michael Hung Nguyen (Phó Tổng Giám đốc Masan Group)

- Gia nhập Masan Group từ năm 2009 - Ông dẫn dắt phát triển các sáng kiến, giao

dịch chiến lược, hoạt động trong thị trường vốn hóa và quan hệ nhà đầu tư.

- Đặc biệt, ông tập trung và các sáng kiến phục vụ quá trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)

- Trước khi gia nhập Masan Group, ông đã hỗ trợ xây dựng nhóm thực thi ngân hàng đầu tư tại Việt Nam của J.P Morgan và làm việc trong lĩnh vực M&A thị trường vốn và các giao dịch tư nhân với các khách hàng tài chính, bất động sản và tiêu dùng - Ông Michael tốt nghiệp Đại học Harvard,

Hòa Kỳ

Trang 9

II- PHÂN TÍCH CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP:

1 Báo cáo tài chính:

Trang 17

Trong giai đoạn 2020-2021, tổng tài sản tập đoàn Masan trong công ty đã tăng 10.356.909 đồng từ 115.736.562 đồng lên 126.093.471 đồng, tỉ trọng tài sản ngắn hạn trong tập đoàn Masan thấp hơn tài sản dài hạn Tổng tài sản của công ty tăng là do cả tài sản ngán hạn và tài sản dài hạn giảm nhẹ Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng từ 29.760.685 đồng vào năm 2020 lên đến

Cho thấy sự chủ động của doanh nghiệp trong việc dự trữ tiền để phục vụ thanh toán với các đối tác và với ngân hàng

Trang 18

Các khoản đầu tư chính ngắn hạn có xu hướng giảm: từ 447.250 đồng năm 2020 xuống còn 332.753 đồng năm 2021

Hàng tồn kho của công ty năm 2021 là 12.813.391 đồng, năm 2020 là 12.497.917 Ngoài ra công ty có trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, cho thấy tính chủ động của doanh nghiệp với sự biến động thị trường Tài sản dài hạn giảm là do tài sản cố định có xu hướng giảm mạnh: từ 49.582.187 đồng vào năm 2020 xuống 42.653.939 đồng năm 2021 Ta có thể thấy, tài sản ngắn hạn tăng mạnh đối với hàng tồn kho trong năm 2021 Nguyên nhân của việc tài sản ngắn hạn tăng có thể do công ty đang có xu hướng nguồn vốn đầu tư Đối với tài sản dài hạn, tài sản cố định có sự biến động lớn nhất-giảm mạnh.

b Nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn của MASAN vào cuối năm 2021 đã tăng khoảng

126.093.471 đồng so với cuối năm 2020 là 115.736.562 đồng do nợ phải trả cuối năm vào năm 2021 giảm đi so với 2020 khoảng 6.949.464 đồng và vốn chủ sở hữu tăng khoảng 17% so với cùng kì năm ngoái.

Nợ phải trả năm 2021 đã giảm đi đáng kể 83.756.819 đồng so với nợ phải trả năm 2020 là 90.706.282 đồng do vay, trái phiếu phát hành và nợ thuê tài chính dài hạn giảm đi hẳn và nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhiều nhất Vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm 2021 là 42.336.652 đồng, cuối năm 2020 là 25.030.279 đồng, tăng 17.306.373 đồng do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm tỷ trọng cao so với năm 2020 khoảng 18.795.877 đồng Như vậy, sau những kết quả kể trên, trong năm 2021 tổng số nguồn vố của công ty chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ phải trả do đó khả năng bảo đảm về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ tài chính của Masan được đảm bảo.

III- TỔNG KẾT:

Đánh giá tình hình kinh tế của Masan cho thấy rằng: doanh thu thuần hợp nhất của Masan trong năm 2021 đạt 88,629 tỷ đồng tăng trường 14.8% so với mức 77,218 tỷ đồng năm 2020 nhờ doanh thu hầu hết các mảng kinh doanh tăng trưởng mạnh so với cùng kì năm trước Masan cho biết rằng mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 hạn chế mở rộng hệ thống WCM (WinCommerce) đã khai trương 388 cửa hàng Winmart+ vào năm 2021 Với tiến độ này WCM tin tưởng sẽ hoàn thành kế hoạch mở rộng cửa hàng vào năm 2022 và ước tính tăng trưởng doanh thu cho năm 2022 Về lợi nhuận trước thuế, EBITDA hợp nhất của Masan năm 2021 tăng 57.7% so với năm 2020, đạt mức 16,280 tỷ đồng Dự kiến trong những năm tiếp theo sẽ còn tăng trưởng mạnh Các chỉ số tài chính của Masan cho thấy tiềm năng phát triển mạnh về giá của cố phiếu Masan sẽ còn tăng tưởng Giá cổ phiếu hiện tại của MSN là 98,200 đồng/cổ phiếu, khá cao so với mặt bằng chung Nên đầu tư

Trang 19

vào cổ phiếu MSN sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng cả về giá và cổ tức cho các nhà giao dịch.

Trang 20

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w