1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận của chủ nghĩa mác lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thực tiễn xây dựng xã hội xhcn ở việt nam

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thực tiễn xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam
Tác giả Phan Trần Thiện Ân, Ngô Vinh Thắng, Lê Minh Tuấn, Nguyễn Hữu Sơn, Lê Ái Nhi
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Thị Hải
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 426,95 KB

Nội dung

Với Việt Nam, khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước ta hiện nay.Nói đến con đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KH XÃ HỘI & NHÂN VĂN BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN XÂY

DỰNG XÃ HỘI XHCN Ở VIỆT NAM

GVHD: THS.NGUYỄN THỊ HẢI LÊN LỚP: POS 351

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM :

Phan Trần Thiện Ân -Ngô Vinh Thắng - 27201245568

Lê Minh Tuấn - 27211201692 Nguyễn Hữu Sơn - 27211221798

Lê ÁI Nhi - 26202234989

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, từ quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin đến thực tiễn thế giới hiện nay, đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn đề thu hút sự quan tâm của các chính đảng, các nhà nghiên cứu thuộc những

xu hướng chính trị khác nhau Với Việt Nam, khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội hiện thực ở nước ta hiện nay

Nói đến con đường lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) một cách khoa học, hợp quy luật, thì phải đề cập tới thời kỳ quá độ (TKQĐ) từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH Nói đến TKQĐ ở Việt Nam một cách phù hợp, hiệu quả, thì phải đề cập tới TKQĐ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) - TKQĐ gián tiếp Nói đến các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), hay CNXH hiện thực trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, Trung Quốc hiện nay theo đúng lý luận Mác - Lê-nin, thì phải thấy đó đều là các xã hội ở TKQĐ gián tiếp với những trình độ khác nhau

Trang 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

1 Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin Vận dụng triệt để quan niệm duy vật về lịch sử vào nghiên cứu đời sống xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin để lại một hệ thống lý luận cơ bản, lịch sử, cụ thể về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có giá trị định hướng con đường phát triển đi lên của các dân tộc theo quy luật phát triển chung của thời đại và đặc thù của các quốc gia - dân tộc Hệ thống đó dựa trên cơ sở khoa học và bao gồm:

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen phát minh tạo nên cuộc cách mạng trong quan niệm về lịch sử xã hội loài người, là cơ sở khoa học để nhận thức chân thực về thời kì quá độ Trên cơ sở quan điểm sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội, đồng thời là cơ sở quyết định sự hình thành, phát triển, thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội, các ông làm sáng tỏ, xã hội loài người đã và sẽ tuần tự trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao,đỉnh cao tiến bộ nhất là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa (CSCN) Giữa các hình thái ấy luôn có một thời kỳ chuyển tiếp được gọi là thời kì quá độ

Lý luận về phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội CSCN Phân tích TKQĐ từ xã hội TBCN sang xã hội CSCN ở các nước TBCN đã phát triển cao nhất, C.Mác chỉ ra và xác định hai giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN: Giai đoạn thấp là XHCN, giai đoạn cao là CSCN Ở giai đoạn XHCN, chế độ kinh tế và sự phát triển của văn

Trang 4

hóa mới đạt tới giới hạn và chỉ bảo đảm cho xã hội thực hiện nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động” Ở giai đoạn CSCN, con người không còn bị lệ thuộc vào sự phát triển của lao động; lao động vừa là phương tiện sống, vừa trở thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống; sự phát triển phi thường của lực lượng sản xuất tạo ra năng suất lao động ngày càng tăng, của cải tuôn ra dào dạt… xã hội đủ các điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện nguyên tắc“Làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu”;

sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người

Xác định, luận giải về XHCN là TKQĐ từ CNTB lên CNCS được C.Mác phân tích:

1 Không gian và thời gian là “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia

2 Thực chất xã hội thời kỳ đó “không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện - kinh

tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra.Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản

3 Công cụ để thực hiện sự cải biến đó là nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản

Thống nhất với chủ nghĩa Mác về phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội CNCS, vận dụng vào phân tích, xem xét ở những nước chưa có lực lượng sản xuất phát triển cao như nước Nga Xô viết, hoặc chưa trải qua CNTB mà lại đang và sẽ bỏ qua chế độ CNTB; cùng sự phân tích những thành phần, bộ phận, đặc điểm không thuần nhất, đan xen, thâm nhập lẫn nhau của các yếu tố của CNTB và CNXH, thấy được sự lấn át của xã hội cũ đối với xã hội mới và tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp của thời kỳ này, V.I.Lênin đã phân chia quá trình hình thành, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CNCS thành ba giai đoạn:

- I “những cơn đau đẻ kéo dài”

Trang 5

- II “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa”,

- III “giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa” Ở đó, xác định: “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, là xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa sau những cơn đau đẻ kéo dài”

Từ sự phân tích, đánh giá trên đây, V.I.Lênin đã đưa ra khái niệm về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, đó là: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa

tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”

Nghiên cứu, phát triển chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin làm sâu sắc tính chất lâu dài, phức tạp của TKQĐ lên CNXH ở những nước trình độ phát triển khác nhau, rằng: Với những nước chưa có CNTB phát triển cao mà đi lên CNXH, “cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”

Tính chất đó được quy định bởi chỗ thời kỳ đó không chỉ phải làm nhiệm vụ của TKQĐ từ CNTB lên CNXH mà còn phải thực hiện cả một loạt nhiệm vụ mà đáng lẽ CNTB đã phải làm trước khi cách mạng vô sản nổ ra, như xóa bỏ các tàn tích phong kiến, kiến lập nền công nghiệp cơ khí hóa… Với những nước càng ít phát triển, “tất yếu phải có một thời kỳ quá độ lâu dài và phức tạp từ xã hội tư bản chủ nghĩa (xã hội

đó càng ít phát triển, thì thời kỳ đó càng dài),… chỉ là một trong những bước đầu tiên tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa”

.Đây là giá trị lý luận khoa học đặc sắc được đúc rút từ tính quy luật: CNXH ra đời trên cơ sở của sự phát triển đến đỉnh cao của CNTB; đồng thời, tuân thủ tính khách

Trang 6

quan: CNXH có thể ra đời từ xuất phát điểm thấp hơn CNTB khi có những điều kiện, tiền đề và thời cơ chín muồi (những khả năng, con đường hiện thực của một xã hội mới - xã hội XHCN mà thực tiễn tất yếu cách mạng đã đem lại)

Với thực tiễn những năm đầu của TKQĐ lên CNXH ở nước Nga Xô viết giúp cho V.I.Lênin đưa ra kết luận khoa học: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội,

đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”

… Từ đó, xác lập nên hai hình thức cơ bản của TKQĐ lên CNXH:

- 1) Quá độ trực tiếp - từ những nước tư bản phát triển lên CNXH;

- 2) Quá độ gián tiếp - từ những nước chưa qua giai đoạn phát triển TBCN lên CNXH

Ở hình thức quá độ thứ hai - quá độ bỏ qua CNTB lên CNXH, V.I.Lênin chỉ ra, nhiệm

vụ của TKQĐ sẽ nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn, bởi phải thực hiện “kép” cả hai nhiệm vụ là xây dựng CNXH về mặt chính trị, xã hội và đạt được những thành tựu cơ bản của CNTB về mặt khoa học, lực lượng và trình độ sản xuất Do vậy, ông nhấn mạnh và đòi hỏi sự cần thiết phải trải qua nhiều bước trung gian, quá độ mới có thể xây dựng thành công CNXH, ví như, phải “bắc những nhịp cầu nhỏ” đi xuyên qua kinh tế tư bản để từng bước xây dựng CNXH Đồng thời, lưu ý “chúng ta phải hiểu những đường lối, thể thức, thủ đoạn và phương sách trung gian cần thiết để chuyển từ những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội Đó là mấu chốt của vấn đề”

2.1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sau đây

Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác đềunhất định phải trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ Đó là thời kỹ còn có sựđan xen lẫn

Trang 7

nhau giữa các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau Có thể nói đây là thời

kỳ của cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa cái cũ và cái mới mà nóichung theo tính tất yếu phát triển lịch sử thì cái mới thường chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu Từ chủ nghĩa

tư bản lên chủ nghĩa xã hội không là ngoại lệ lịch sử Hơn nữa, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một bước nhảy lớn và căn bản vềchất so với các quá trình thay thế

từ xã hội cũ lên xã hội mới đã từng diễn ra tronglịch sử thì thời kỳ quá độ lại càng là một tất yếu, thậm chí có thể kéo dài Nhất là đối với những nước còn ở trình độ tiền tư bản thực hiện thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội thì “những cơn đau đẻ” này còn có thể rất dài với nhiều bước quanhco

Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từ những nhân tố do xã hội cũ tạo ra Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa đối với chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là trên phương diện kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuậtđã được tạo ra bởi sự phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nền sản xuất đại côngnghiệp nhưng đó là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ không phảilà nền đại công nghiệp

tư bản chủ nghĩa Do đó nó cũng cần phải có thời kỳ quá độcủa bước cải tạo, kế thừa

và tái cấu trúc nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa

Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên chủnghĩa xã hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủnghĩa xã hội càng có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành côngnghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Đó là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và đầy khó khăn,không thể “đốt cháy giai đoạn” được

Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, đo vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó

Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân lao

Trang 8

động không thể ngay lập tức có thể đảm đương được công việc ấy, nó cần phải có thời gian nhất dịnh

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau có thể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau Đối với những nước

đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao khi tiến lên chủ nghĩa xãhội thì thời kỳ quá độ có thể tương đối ngắn Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển chĩ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trìnhđộ phát triển tiền

tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp

2.2 Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa

xã hội

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá dộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

+ Trên lĩnh vực kinh tế:

Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thông nhất Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chưa trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nólà những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo

+ Trên lĩnh vực chính trị:

Trang 9

Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp Nói chung, thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi nước Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau + Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hoá khác nhau Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểutư sản, tâm lý tiểu nông, V.V Theo V.I Lênin, tính tự phát tiểu tư sản là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với nhiều bọn phản cách mạng công khai” Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau

Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn

ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại không còn là giaicấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hóa, bằng tuyên truyềnvận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp

- Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

+ Trong lĩnh vực kinh tế:

Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện việc sáp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động

Trang 10

Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất địnk không thể theo ý muốn nóng vội chủ quan mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đối với những nước này, nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ phải là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nước khác nhau với những điều kiện lịch sử khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung

cụ thể và hình thức, bước đi khác nhau Đó cũng là quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc xác định những nội dung, hình thức và bước đi trong tiến trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

+ Trong lĩnh vực chính trị:

Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội làtiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, bảo đảm quvền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động: xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động; xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử

+ Trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:

Nội dung cơ bản trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trênthế giới

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w