1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh tế vi mô chương 3 lý thuyết hành vi của người tiêu dùng

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 6,29 MB

Cấu trúc

  • I. Lý thuyết hữu dụng (3)
    • 1. Khái niệm tiêu dùng (3)
    • 2. Các giả định (3)
    • 3. Một số khái niệm cơ bản (3)
    • 4. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng (8)
    • 5. Thặng dư tiêu dùng (10)
  • II. Đường giới hạn ngân sách (11)
    • 1. Khái niệm (11)
    • 2. Đường giới hạn ngân sách (0)
    • 3. Đặc điểm (13)
    • 4. Sự dịch chuyển đường ngân sách (13)
    • 5. Bài tập kham khảo (14)
  • III. Đường bàng quan (17)
    • 2. Đồ thị (18)
    • 3. Tỷ lệ thay thế biên (MRS) (19)
    • 4. Tính chất đường IC (19)
    • 5. Hai trường hợp đặc biệt của đường bàng quan (20)
    • 6. Ứng dụng của đường bàng quan (22)
  • IV. Tiêu dùng tối ưu (23)
    • 1. Lựa chọn tối ưu là gì? (23)
    • 2. Điều kiện lựa chọn tiêu dùng tối ưu (24)
    • 3. Tác động của sự thay đổi trong thu nhập lên sự lựa chọn của người tiêu dùng (25)
    • 4. Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả hàng hóa thay đổi (26)
    • 5. Ý nghĩa của thuyết lựa chọn tiêu dùng tối ưu với các lý thuyết khác trong kinh tế vi mô (27)
    • 6. Bài học rút ra từ việc tiêu dùng trong thực tế (28)

Nội dung

Khái niệm tiêu dùng:Tiêu dùng là hành động nhằm thỏa mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào thông qua việc

Lý thuyết hữu dụng

Khái niệm tiêu dùng

Tiêu dùng là hành động nhằm thỏa mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào thông qua việc mua sắm và sử dụng các sản phẩm

- Lợi ích của việc tiêu dùng là sự thỏa mãn nhu cầu có được từ việc sử dụng hàng hóa dịch vụ

- Phi phí của việc tiêu dùng là số tiền cùng với những chi phí khác phải bỏ ra để mua sắm hàng hóa dịch vụ.

Các giả định

Thuyết hữu dụng dựa trên một số giả định như sau:

- Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định lượng và đo lường được, và đơn vị đo lường là đơn vị hữu dụng (Util, viết tắt là đvhd).

- Tất cả các sản phẩm đều có thể chia nhỏ

- Người tiêu dùng luôn có sự lựa chọn hợp lý.

Một số khái niệm cơ bản

- Hữu dụng là sự thỏa mãn hay lợi ích mà một người cảm nhận được khi tiêu dùng một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

- Đơn vị đo lường: độ hữu dụng (đơn vị hữu dụng). b Tổng hữu dụng (TU – Total Utility):

- Tổng hữu dụng là tổng mức thỏa mãn đạt được khi ta tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian.

- Tổng hữu dụng mang tính chủ quan vì sở thích của mỗi người về các hàng hóa và dịch vụ là không giống nhau.

- Tổng hữu dụng đạt được sẽ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sử dụng, điều này không đồng nghĩa với việc tiêu thụ càng nhiều sản phẩm thì tổng hữu dụng càng tăng. Thông thường, ban đầu khi tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thì tổng hữu dụng tăng lên; đến số lượng sản phẩm nào đó tổng hữu dụng sẽ đạt cực đại; nếu tiếp tục gia tăng số lượng sản phẩm sử dụng, thì tổng hữu dụng có thể không đổi hoặc sẽ sụt giảm Điều này có thể được nhận biết dễ dàng qua việc quan sát cuộc sống xung quanh.

- Tổng hữu dụng có thể được biểu diễn bằng 03 cách là bằng bảng dữ liệu, đồ thị và hàm hữu dụng

BIỂU DIỄN TỔNG LỢI ÍCH

Hàm hữu dụng: mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa được tiêu dùng và mức tổng hữu dụng mà người tiêu dùng nhận được từ việc tiêu dùng số lượng hàng hóa đó. (TU = TU(X))

Too long to read on your phone? Save to read later on your computer

Tiêu dùng một hàng hóa X: TU = f(X)

Tiêu dùng một giỏ hàng hóa X, Y, Z, : TU = f(X, Y, Z, ) c Hữu dụng biên (MU – Marginal Utility):

Hữu dụng biên là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi 1 đơn vị sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).

MU là độ dốc của đường TU

Tổng hữu dụng thay đổi một lượng ∆TU khi số lượng sản phẩm X thay đổi một lượng

∆X, thì hữu dụng biên của X sẽ được tính theo công thức:

∆ TU: sự thay đổi của tổng hữu dụng (TU TU 2 − 1 ¿

∆ X sự thay đổi số lượng sản phẩm X (X 2 −X 1 ¿

Ngoài ra, nếu các đơn vị hàng hóa là rời rạc thì hữu dụng biên của X sẽ được tính theo công thức:

TUXtổng hữu dụng do việc sử dụng X số lượng sản phẩm.

TUX −1 tổng hữu dụng đạt được trước sản phẩm X

Hữu dụng biên có thể được biểu diễn bằng 02 cách là bằng bảng dữ liệu và đồ thị. d Quy luật hữu dụng biên giảm dần:

Khái quát quy luật hữu dụng biên giảm dần:

Luật hữu dụng biên giảm dần trong kinh tế học nêu rằng, khi một sản phẩm được sử dụng nhiều hơn trong khi các sản phẩm khác giữ nguyên trong một khoảng thời gian nhất định, thì giá trị gia tăng của sản phẩm đó sẽ giảm dần.

*Mối quan hệ giữa hữu dụng biên (MU) và tổng hữu dụng (TU):

- Vì hữu dụng biên là phần hữu dụng tăng thêm trong tổng hữu dụng khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, nên tổng hữu dụng và hữu dụng biên có mối quan hệ mật thiết như sau:

Khi người tiêu dùng thêm sản phẩm thứ i và vẫn nhận thấy sản phẩm này hữu dụng (MU > 0), tổng hữu dụng (TU) sẽ tiếp tục tăng Điều này cho biết mỗi sản phẩm bổ sung đóng góp thêm giá trị gia tăng cho người tiêu dùng, dẫn đến sự gia tăng tổng thể trong sự hài lòng và thỏa mãn khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khi sử dụng đến sản phẩm thứ n, thì người tiêu dùng cảm thấy bão hòa, chẳng còn hữu dụng (MU = 0), thì tổng hữu dụng đạt tối đa (TU max - cân bằng tiêu dùng).

Khi sử dụng thêm sản phẩm thứ m, người tiêu dùng lại trở nên khó chịu, chán ngán (MU < 0), thì tổng hữu dụng sẽ giảm (TU giảm).

- Ví dụ: Thực tế, các nhà hàng buffet không bao giờ sợ lỗ vì họ nắm rõ về quy luật hữu dụng biên giảm dần Rằng ban đầu người tiêu dùng sẽ vô cùng thỏa mãn với vài đĩa thức ăn, nhưng đến khi đạt đến giới hạn nhất định, tức đã đạt tới mức tổng hữu dụng tối đa thì không thể tiếp tục ăn tiếp Nếu tiếp tục, mức hữu dụng cận biên của họ sẽ giảm về âm và không còn cảm thấy thỏa mãn nữa Các nhà hàng buffet biết rõ điều này và điều chỉnh giá thành của một suất buffet sao cho lớn hơn hoặc bằng mức tổng hữu dụng tối đa trung bình của người tiêu dùng để có thể thu về lợi nhuận

Mối tương quan giữa hữu dụng biên và đường cầu:

- Đơn vị hữu dụng: đơn vị tiền tệ (chuyển từ đvhd trừu tượng sang đơn vị tiền tệ cụ thể) Có thể dùng đơn vị tiền tệ để đo lường hữu dụng thông qua số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả

- Đường cầu: Với mỗi mức giá, đường cầu cho biết số lượng sản phẩm mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua Đường cầu phụ thuộc vào giá cả mà giá cả của 1 sản phẩm được tính bằng đơn vị tiền tệ

- Trong phần này, ta sẽ vận dụng khái niệm hữu dụng, hữu dụng cận biên và quy luật hữu dụng biên giảm dần để giải thích vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới về phía bên phải

- Nhìn vào các đồ thị dưới, chúng ta thấy được hữu dụng cận biên và giá có quan hệ qua lại với nhau theo tính quy luật sau:

Hữu dụng biên của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng càng lớn thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn

Hữu dụng biên của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng giảm thì sự chi trả của người tiêu dùng cũng giảm

Như vậy, có thể dùng giá để đo hữu dụng biên của việc tiêu dùng 1 loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó

- Nếu so sánh, ta thấy có sự tương tự về dạng đường cầu và dạng đường hữu dụng biên,nói cách khác, đằng sau đường cầu chứa đựng hữu dụng biên giảm dần của người tiêu dùng và do chính quy luật hữu dụng biên giảm dần, đường cầu nghiêng xuống dưới về bên phải.

Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng

- Mục tiêu của người tiêu dùng luôn là tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đạt thỏa mãn cao nhất (do nhu cầu của con người là vô hạn) Tuy nhiên, do bị giới hạn về ngân sách nên người tiêu dùng chỉ có thể chọn tiêu dùng tối ưu cho các hàng hóa, dịch vụ

- Để tìm ra phương án tiêu dùng tối ưu thì cần phải thực hiện bài toán sau: một người tiêu dùng mức thu nhập nhất định (I = I 0 ) dành để mua 2 loại sản phẩm X và Y, với đơn giá của X là Px và giá của Y là Py Sở thích của người này được mô tả qua bằng (hay hàm) hữu dụng biến Chọn phương án tiêu dùng tối ưu là phương án có tổng hữu dụng đạt tối đa (TU max ).

Giả sử như người tiêu dùng đang cân nhắc sử dụng 2 sản phẩm X và Y Ta sẽ có các tình huống sau:

MUX=MU Tiêu dùng cả X và Y

Vậy, cân bằng tiêu dùng khi:

Như vậy, nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng là trong khả năng chi tiêu có giới hạn, người tiêu dùng sẽ mua số lượng các sản phẩm sao cho hữu dụng biên tính trên 1 đơn vị tiền tệ cuối cùng của các sản phẩm được mua phải bằng nhau:

{ MUx MUyX+Y =I= Nghĩa là, hữu dụng tối đa (mục tiêu người tiêu dùng) phải thỏa 02 điều kiện sau:

Tổng số tiền người tiêu dùng chi để mua các hàng hóa, dịch vụ phải bằng thu nhập (I) của người tiêu dùng

MU trên một đơn vị tiền tệ cuối cùng của các hàng hóa dịch vụ phải bằng nhau

Công thức theo 02 điều kiện trên là:

X, Y: số lượng hàng hóa X, Y mà người tiêu dùng mua;

Px, Py: giá của hàng hóa X, Y;

I :thu nhập của người tiêu dùng;

MUx, MUy hữu dụng biên hàng hóa X, Y

Giả sử cá nhân B có thu nhập là 14 đvt , chi mua 2 sản phẩm X và Y với đơn giá các sản phẩm là Px = 2 đvt /kg và Py =1 đvt /lít Sở thích của B đối với hai sản phẩm được thể hiện qua biểu hữu dụng biên trong bảng dưới:

X (kg) MUx (đvhd) Y (lít) MUy (đvhd)

Vấn đề đặt ra là B nên mua bao nhiêu đơn vị sản phẩm X, bao nhiêu đơn vị sản phẩm

Gọi x, y là số lượng của sản phẩm X và Y Để tối đa hóa thỏa mãn, người tiêu dùng phải chọn phối hợp các sản phẩm sao cho thỏa mãn 02 điều kiện để nêu trên Từ đó, ta có:

1=2 Để thỏa điều kiện ta chọn các phối hợp sao cho hữu dụng biên của X cũng gấp 2 lần hữu dụng biên của Y (vì P = 2Py) x

Các cặp thỏa điều kiện là: x = 1 và y = 3; x = 2 và y = 4; x = 3 và y = 5; x = 4 và y = 6; x = 6 và y = 7

Trong đó chỉ có phối hợp: x = 4 và y = 6 là thỏa mãn điều kiện: 4 x 2 + 6 x 1 = 14 đvt Như vậy, phương án trên dùng tối ưu là: x = 4 kg và y = 6 lít

Lúc này hữu dụng biên tính trên 1 đvt cuối cùng của hai sản phẩm là 7 đvhd:

Thặng dư tiêu dùng

Thặng dư tiêu dùng (CS) là thước đo mức độ thỏa dụng mà người tiêu dùng nhận được từ việc mua một đơn vị hàng hóa, vượt quá chi phí thực tế để mua hàng hóa đó.

- Hay: Thặng dư của người tiêu dùng (CS) = Tổng giá trị lợi ích người tiêu dùng đạt được (TU) – Tổng chi phí người tiêu dùng phải trả (TC)

Đường giới hạn ngân sách

Khái niệm

- Sự giới hạn ngân sách: là sự giới hạn mà người tiêu dùng phải đối mặt do thu nhập giới hạn của họ.

- Đường ngân sách (Budget Line - B): là tập hợp các sự liên kết của 2 hàng hoá khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua với mức thu nhập và giá cả của 2 hàng hoá đó.

- Nếu gọi I là mức thu nhập, F là lượng thực phẩm cần mua, C là lượng quần áo.

- Đường ngân sách thể hiện tất cả các kết hợp của F với C mà tổng số tiền chi tiêu bằng với thu nhập. b Phương trình đường ngân sách:

X, Y: Số lượng hàng hoá X,Y mà người tiêu dùng mua

Px, P : Giá của hàng hoá X, Yy

2 Đư ờ ng giới hạn ngân sách

- Rổ hàng (giỏ hàng): sự kết hợp số lượng của 2 hay nhiều loại hàng hoá.

- Đường giới hạn ngân sách: Đường tập hợp tất cả các rổ hàng mà người tiêu dùng có thể mua khi dùng hết ngân sách.

I: Thu nhập của người tiêu dùng

OM = I/P : thể hiện sản lượng Y tối đay mà người tiêu dùng mua được.

ON = I/P : là lượng X tối đa mà ngườix tiêu dùng mua được.

Ngân sách chi: 200.000đ Điểm chắn trên trục tung của đường ngân sách là F Nếu di chuyển từ F đến E thì sẽ chi tiêu càng ít tiền cho nước uống và chi tiêu càng nhiều cho thức ăn Có thể dễ dàng thấy số chai nước phải từ bỏ để có thêm 1 đơn vị thức ăn là tỷ lệ giữa giá nước uống và giá của thức ăn. Điểm chắn trên trục tung thể hiện lượng nước uống tối đa có thể mua được với thu nhập 200.000đ, nếu tất cả thu nhập được chi dùng cho nước uống Điểm chắn trên trục hoành cho chúng ta biết bao nhiêu đơn vị thức ăn tối đa có thể mua được với thu nhập 200.000đ, nếu tất cả thu nhập được chi dùng cho thức ăn.

- Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về phía phải.

- Độ dốc của đường ngân sách: là tỷ lệ giá của 2 loại hàng hóa mang dấu âm Độ lớn của độ dốc cho chúng ta biết tỷ lệ mà 2 loại hàng hóa có thể được thay thế cho nhau mà không làm thay đổi tổng số tiền chi tiêu.

Ví dụ 1: A có thu nhập I = 1.000 đồng dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với giá tương ứng P = 100đ/sp và P = 200đ/sp.x y

Ta có, phương trình đường ngân sách là: [ X +2 Y Y =5− 1 2 X

Vậy độ dốc tương ứng là -ẵ: muốn mua thờm 1 sản phẩm X phải giảm mua ẵ sản phẩm Y.

4 Sự dịch chuyển đường ngân sách:

- Thu nhập thay đổi: khi thu nhập tăng lên, giá các sản phẩm không đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song sang phải Ngược lại khi chỉ có thu nhập giảm, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song sang trái.

- Giá sản phẩm thay đổi: khi thu nhập I và giá sản phẩm Y không đổi, nếu giá của sản phẩm X tăng lên thì đường ngân sách sẽ xoay vào phía trong quanh tung độ góc (I/Py). Nếu có giá sản phẩm X giảm, thì chiều xoay ngược lại

Người tiêu dùng có thu nhập giới hạn I sẽ dùng để mua 2 sản phẩm X và Y, có giá lần lượt là Px và Py Mức thỏa mãn của người tiêu dùng được phản ánh thông qua hàm tiện ích TU = (X - 2) × Y, trong đó X là số lượng sản phẩm X và Y là số lượng sản phẩm Y được tiêu thụ.

Yêu cầu: viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau.

Ví dụ 3: Giả sử hàng tuần sinh viên này nhận được số tiền 600 ngàn đồng từ gia đình, giá của 1 ổ bánh mì là 10 ngàn đồng và giá của 1 quyển sách là 20 ngàn đồng Hình 3.12 mô tả đường ngân sách I 1 , trục tung biểu diễn số ổ bánh mì và trục hoành biểu diễn số quyển sách Tại điểm A, sinh viên này tiêu dùng 60 ổ bánh mì và không có quyển sách nào Tại điểm G, sinh viên này có được 30 quyển sách và không có ổ bánh nào Tại điểm

Đường đẳng giá phản ánh các khả năng kết hợp giữa bánh mì và sách mà sinh viên có thể mua được với tổng chi phí bằng với ngân sách của mình Độ dốc của đường đẳng giá biểu thị tỷ lệ trao đổi giữa hai mặt hàng, trong trường hợp này, độ dốc được xác định bằng tỷ số giá sách và giá bánh mì.

1 =−2 Như vậy, độ dốc của đường ngân sách - P x

Py là tỷ số giá của hai hàng hóa mang dấu âm Giá trị tuyệt đối của độ dốc cho biết tỷ lệ có thể thay thế giữa hai hàng hóa mà tổng giá trị chi vẫn được giữ nguyên.

Tiếp ví dụ trên, bây giờ giả sử thu nhập của người sinh viên tăng lên gấp đôi, 1.200 ngàn đồng/tháng (tức 1,2 triệu đồng/tháng), trong khi giá bánh mì và sách vẫn không đổi

Ta thấy rằng với mức thu nhập mới, nếu anh ta dùng hết để mua bánh mì, anh ta sẽ mua được 120 ổ bánh; nếu anh ta dùng hết để mua sách, anh ta sẽ mua được 60 quyển sách Hình 3.13 sẽ mô tả các kết hợp mới này Ta thấy nếu thu nhập tăng lên gấp đôi, người sinh viên này có thể tăng gấp đôi số lượng bánh mì và sách mua được, đường ngân sách sẽ dịch chuyển ra phía ngoài (sang phải) song song với đường ngân sách cũ, tức từ

I 1 sang I 2 Ngược lại, nếu thu nhập của anh ta giảm xuống thì đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào trong (sang trái), từ I 1 sang I 3

Chúng ta giả sử cũng với 600 ngàn đồng thu nhập mỗi tuần, nhưng bây giờ giá sách giảm đi một nửa, từ 20 ngàn đồng xuống còn 10 ngàn đồng Khi đó, nếu dùng hết số tiền có được để mua bánh mì, người sinh viên này vẫn mua được 60 ổ bánh, giao điểm của trục tung với đường ngân sách vẫn không thay đổi Nhưng nếu dùng hết số tiền này để mua sách, người sinh viên này có thể mua được 60 quyển sách, tức anh ta có thể mua được gấp đôi số sách so với trước đây Lúc này, giao điểm của đường ngân sách với trục tung đã thay đổi, dịch ra phía ngoài như trên hình 3.14.

Đặc điểm

- Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về phía phải.

- Độ dốc của đường ngân sách: là tỷ lệ giá của 2 loại hàng hóa mang dấu âm Độ lớn của độ dốc cho chúng ta biết tỷ lệ mà 2 loại hàng hóa có thể được thay thế cho nhau mà không làm thay đổi tổng số tiền chi tiêu.

Ví dụ 1: A có thu nhập I = 1.000 đồng dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với giá tương ứng P = 100đ/sp và P = 200đ/sp.x y

Ta có, phương trình đường ngân sách là: [ X +2 Y Y =5− 1 2 X

Vậy độ dốc tương ứng là -ẵ: muốn mua thờm 1 sản phẩm X phải giảm mua ẵ sản phẩm Y.

Sự dịch chuyển đường ngân sách

- Thu nhập thay đổi: khi thu nhập tăng lên, giá các sản phẩm không đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song sang phải Ngược lại khi chỉ có thu nhập giảm, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song sang trái.

- Giá sản phẩm thay đổi: khi thu nhập I và giá sản phẩm Y không đổi, nếu giá của sản phẩm X tăng lên thì đường ngân sách sẽ xoay vào phía trong quanh tung độ góc (I/Py).Nếu có giá sản phẩm X giảm, thì chiều xoay ngược lại.

Bài tập kham khảo

Ví dụ 2: Giả sử, một người tiêu dùng có thu nhập I = 1.000.000đ dùng để mua 2 sản phẩm X và Y Với Px = 20.000đ/sản phẩm, Py = 5.000đ/sản phẩm Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số: TU=( X−2 ) ×Y

Yêu cầu: viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau.

Ví dụ 3: Giả sử hàng tuần sinh viên này nhận được số tiền 600 ngàn đồng từ gia đình, giá của 1 ổ bánh mì là 10 ngàn đồng và giá của 1 quyển sách là 20 ngàn đồng Hình 3.12 mô tả đường ngân sách I 1 , trục tung biểu diễn số ổ bánh mì và trục hoành biểu diễn số quyển sách Tại điểm A, sinh viên này tiêu dùng 60 ổ bánh mì và không có quyển sách nào Tại điểm G, sinh viên này có được 30 quyển sách và không có ổ bánh nào Tại điểm

C anh ta có 40 ổ bánh và 10 quyển sách Tương tự như vậy, tất cả các điểm nằm trên đường I 1 là các kết hợp giữa bánh mì và sách mà sinh viên này có thể mua được Độ dốc của đường ngân sách phản ánh tỷ lệ mà người tiêu dùng có thể trao đổi hàng hóa này lấy hàng hóa khác Trong hình 3.12, độ dốc của đường ngân sách bằng ∆ Y ∆ X = −2 1 =−2, nó đúng bằng tỷ số giữa giá sách và giá bánh mì −P P x y

1 =−2 Như vậy, độ dốc của đường ngân sách - P x

Py là tỷ số giá của hai hàng hóa lấy với dấu âm Độ lớn của độ dốc cho ta biết tỷ lệ theo đó hai hàng hóa có thể thay thế cho nhau mà không làm thay đổi tổng số tiền chi tiêu.

Tình huống này mô tả sự gia tăng thu nhập của người sinh viên lên gấp đôi (từ 600 nghìn lên 1,2 triệu đồng/tháng), trong khi giá bánh mì và sách vẫn giữ nguyên Sự thay đổi này có ý nghĩa vì nó ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và tiết kiệm của người sinh viên.

Ta thấy rằng với mức thu nhập mới, nếu anh ta dùng hết để mua bánh mì, anh ta sẽ mua được 120 ổ bánh; nếu anh ta dùng hết để mua sách, anh ta sẽ mua được 60 quyển sách Hình 3.13 sẽ mô tả các kết hợp mới này Ta thấy nếu thu nhập tăng lên gấp đôi, người sinh viên này có thể tăng gấp đôi số lượng bánh mì và sách mua được, đường ngân sách sẽ dịch chuyển ra phía ngoài (sang phải) song song với đường ngân sách cũ, tức từ

I 1 sang I 2 Ngược lại, nếu thu nhập của anh ta giảm xuống thì đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào trong (sang trái), từ I 1 sang I 3

Chúng ta giả sử cũng với 600 ngàn đồng thu nhập mỗi tuần, nhưng bây giờ giá sách giảm đi một nửa, từ 20 ngàn đồng xuống còn 10 ngàn đồng Khi đó, nếu dùng hết số tiền có được để mua bánh mì, người sinh viên này vẫn mua được 60 ổ bánh, giao điểm của trục tung với đường ngân sách vẫn không thay đổi Nhưng nếu dùng hết số tiền này để mua sách, người sinh viên này có thể mua được 60 quyển sách, tức anh ta có thể mua được gấp đôi số sách so với trước đây Lúc này, giao điểm của đường ngân sách với trục tung đã thay đổi, dịch ra phía ngoài như trên hình 3.14 Độ dốc của đường ngân sách lúc này đã thay đổi từ −P x

Sự thay đổi của đường ngân sách phản ánh mối quan hệ nghịch đảo giữa giá cả của hai loại hàng hóa Nếu giá sách giảm, đường ngân sách dịch chuyển ra ngoài, cho phép sinh viên mua nhiều sách hơn với cùng một số tiền Ngược lại, nếu giá sách tăng, đường ngân sách sẽ dịch chuyển vào trong, hạn chế khả năng chi tiêu của sinh viên đối với cả sách và bánh mì.

Tương tự như vậy, ta có thể tìm được những đường ngân sách mới khi giá bánh mì thay đổi còn giá sách được giữ không đổi bằng cách lấy trục hoành làm gốc, quay đường ngân sách lên trên (nếu giá bánh mì giảm) hoặc xuống dưới (nếu giá bánh mì tăng) như trên hình 3.15

Thực tế cho thấy toàn bộ lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng có thể được thiết lập trên cơ sở các sở thích thỏa mãn ba tiền đề mô tả trên đây và một số giả định mang tính chất học thuật khác Tuy nhiên, chúng ta cảm thấy tiện lợi khi mô tả sở thích bằng hình ảnh, thông qua việc sử dụng một dạng đồ thị gọi là đường bàng quan

Đường bàng quan

Đồ thị

*Lý thuyết hành vi người tiêu dùng nghiên cứu theo hướng đường bàng quan được hình thành trên cơ sở ba giả thuyết sau:

Thứ nhất, sự ưa thích là hoàn chỉnh Tính hoàn chỉnh ở đây nghĩa là người tiêu dùng có thể so sánh và xếp loại tất cả giỏ hàng theo thứ tự ưa thích của họ.

Thứ hai, sự ưa thích có tính bắc cầu, tính bắt cầu nghĩa là nếu người dùng ưa chuộng hàng hóa A hơn hàng hóa B và thích hàng hóa B hơn C Như vậy, người tiêu dùng này thích A hơn C.

Mọi mức số lượng hàng hóa đều được mong muốn, do đó người tiêu dùng luôn muốn có nhiều hơn một loại hàng hóa Điều này ngụ ý rằng bỏ qua chi phí sản xuất, người tiêu dùng luôn có sở thích tiêu dùng ngày càng tăng đối với một loại hàng hóa cụ thể.

*Chú ý: Các giả thuyết này không giải thích sự ưa thích của người tiêu dùng mà chỉ mô tả sự ưa thích đó.

Trên đồ thị, mỗi trục thể hiện số lượng của một mặt hàng Cụ thể trong trường hợp này trục tung thể hiện số lượng hàng hóa thịt heo, trục hoành thể hiện số lượng hàng hóa thịt hàngGiỏ Số lượng hàng hóa thịt heo Số lượng hàng hóa thịt bò

Đường đẳng ích là một dạng biểu diễn đồ họa được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa hai biến số Trong bối cảnh kinh tế, đường đẳng ích biểu diễn các tập hợp các giỏ hàng khác nhau mà người tiêu dùng coi là cung cấp cho họ mức độ thỏa dụng như nhau Một giỏ hàng là một tập hợp các mặt hàng và dịch vụ mà người tiêu dùng mua sắm Mỗi điểm trên đường đẳng ích đại diện cho một giỏ hàng cụ thể Nối tất cả các điểm trên đồ thị sẽ tạo thành đường đẳng ích Đường đẳng ích đi qua tất cả các điểm mà người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi giữa hai mặt hàng với tỷ lệ không đổi.

Như vậy mỗi đường đẳng ích thể hiện một mức thỏa mãn mà người tiêu dùng nhận được khi họ tiêu dùng bất kỳ một giỏ hàng nào nằm trên đường đó.

Tỷ lệ thay thế biên (MRS)

- MRS (Marginal Rate of Substitution): Tỷ lê Š thay thế biên

- MRS: mức độ thay thế của hàng hóa này cho hàng hóa khác để đảm bảo mức thỏa dụng do cả hai hàng hóa đem lại cho người tiêu dùng là không đổi.

- Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (MRS ) là số lượng sản phẩm Y cần giảm xuống đểXY sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm X nhằm bảo đảm mức thỏa mãn không đổi:

- MRS: đo độ dốc của đường bàng quang ứng với từng phương án tiêu dùng.

- Ví dụ: Độ dốc của đoạn AB:

Tính chất đường IC

- Đường IC dốc xuống về bên phải: độ dốc của đường bàng quan thể hiện tỷ lệ người tiêu dùng sẵn lòng thay thế một hàng hóa bằng hàng hóa khác Nếu số lượng hàng hóa này giảm xuống, số lượng hàng hóa còn lại phải tăng lên để khiến người tiêu dùng thỏa mãn một cách tương đương Vì lý do này, hầu hết đường bàn quan phải dốc xuống về bên phải

- Đường IC lồi về phía tọa độ O: tỷ lệ thay thế biên thường phụ thuộc vào số lượng mỗi hàng hóa mà người tiêu dùng đã mua và sử dụng đến thời điểm hiện tại Cụ thể, con người thường sẵn lòng trao đổi hàng hóa mà họ có nhiều và ít sẵn lòng đánh đổi hàng hóa mà họ đang có ít hơn, những đường bàng quan vì thế sẽ có dạng lồi về phía tọa độ O.

Trong mô hình phân tích kinh tế vi mô, sự ưa thích của người tiêu dùng đối với các đường bàng quan tăng dần theo khoảng cách của đường đó so với gốc tọa độ O Điều này phản ánh xu hướng tiêu dùng cao hơn khi đường bàng quan nằm ở vị trí xa hơn gốc tọa độ Các đường bàng quan cao hơn đại diện cho lượng hàng hóa lớn hơn so với các đường thấp hơn, dẫn đến mong muốn của người tiêu dùng được sở hữu ở các đường bàng quan cao hơn, thể hiện sự ưa thích của họ đối với mức tiêu dùng cao hơn.

- Các đường IC không cắt nhau:

Giả sử hai đường đẳng ích (U1) và (U2) cắt nhau như trên hình, hai phối hợp A và C cùng nắm trên đường (U1), do đó:

Tính bắc cầu cho phép ta kết luận TUa = Tub

Nhưng điều này trái với giả thuyết thích có nhiều hàng hóa hơn là có ít hàng hóa Do đó hai IC không cắt nhau

*Ngoài ra: Đường bàng quan được sử dụng cùng với đường ngân sách để xác định nhu cầu của người tiêu dùng về hai hàng hóa và phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi giá tương đối của chúng đối với lượng cầu.

Hai trường hợp đặc biệt của đường bàng quan

Hình dạng của một đường bàng quan cho chúng ta biết về sự sẵn lòng của người tiêu dùng trong việc đánh đổi một hàng hóa để có được hàng hóa khác Khi các hàng hóa dễ dàng thay thế cho nhau, đường bàng quan sẽ ít cong nhất; khi các hàng hóa khó thay thế cho nhau, các đường bàng quan sẽ rất cong Để thấy lý do cho điều này, hãy cùng đề cập các trường hợp đặc biệt sau:

- Hàng thay thế hoàn hảo: Hai hàng hoá được coi là hàng thay thế hoàn hảo cho nhau nếu người tiêu dùng sẵn sàng thay thế hàng hóa này bằng hàng hóa kia với tỉ lệ không đổi Trường hợp đơn giản nhất của hàng hóa thay thế hoàn hảo xảy ra khi người tiêu dùng sẵn sàng thay thế hàng hóa với tỉ lệ một - một.

Ví dụ: Đối với Huy thì uống 1 lon nước Coca 300ml cũng ưa thích chẳng khác gì khi uống 1 lon nước ngọt Pepsi 300ml! vì cùng mang mức thỏa mãn cho Huy Như vậy đối với Huy, nước ngọt Coca hoàn toàn thay thế cho nước ngọt Pepsi và uống thêm 1 lon Coca thì mức thỏa mãn không có gì thay đổi.

- Hàng bổ sung hoàn hảo: Hàng bổ sung hoàn hảo là hàng hóa luôn luôn được tiêu dùng cùng với hàng hóa khác theo một tỉ lệ cố định.

Ví dụ: Người tiêu dùng thích giày và luôn luôn phải đi giày trái và giày phải cùng với nhau Việc chỉ có 1 chiếc giày không làm cho người tiêu dùng vui vẻ hơn Và việc có thêm 1 chiếc giày bên phải cũng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có một chiếc giày bên trái đi kèm.

Những đường bàng quan lúc ấy sẽ vuông góc Ta nói 2 hàng hóa đó là bổ sung hoàn hảo cho nhau.

*Ngoài ra: Đường bằng quan còn nhiều trường hợp đặc biệt khác như:

Hàng trung tính: Hàng trung tính là hàng hóa người tiêu dùng không quan tâm đến theo bất kỳ cách nào.

Hàng xấu: Hàng xấu là hàng hóa mà người tiêu dùng không thích và phải có bồi thường thêm hàng hóa ưa thích để vẫn có hàng xấu ở trong giỏ hàng.

Hàng hóa vừa bổ sung vừa thay thế: Là các loại hàng hóa vừa là hàng hóa thay thế vừa là hàng hóa bổ sung cho nhau.

Ứng dụng của đường bàng quan

Phân tích sở thích tiêu dùng giữa các nhóm giúp đánh giá những khác biệt trong hành vi tiêu dùng giữa các phân khúc dân số khác nhau Điều này cho phép các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của từng nhóm, từ đó đưa ra các quyết định có thông tin về phân phối thu nhập và các chính sách khuyến khích tiêu dùng hiệu quả hơn.

- Đánh giá mức độ tương thích của sản phẩm: Đường bàng quan cho phép đánh giá mức độ tương thích của các sản phẩm khác nhau, tức là chúng có thể thay thế nhau trong quá trình tiêu dùng hay không.

- Phân tích tác động của thu nhập: cho phép nhân tích tác động của thu nhập đến tiêu dùng của người dân Khi thu nhập tăng, đường bàng quan dịch chuyển lên trên và khi thu nhập giảm, đường bàng quan dịch chuyển xuống dưới.

- Phân tích tác động của sự thay đổi giá: Đường bàng quan cho phép phân tích tác động của sự thay đổi giá đối với tiêu dùng của người dân Khi giá tăng, đường bàng quan dịch chuyển sang trái và ngược lại.

- Đánh giá thị trường tương đối của việc tiêu dùng: Đường bàng quan cho phép đánh giá thị trường tương đối của việc tiêu dùng các sản phẩm khác nhau VD: nếu 2 sản phẩm có cùng Đường bàng quan, tức là người dùng đánh giá chúng như nhau, thì giá trị tiêu dùng của hai sản phẩm này là tương đối.

*Ngoài ra đường bàng quan còn có rất nhiều ứng dụng khác như:

- Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng: (đối với các sản phẩm khác nhau), Đường bàng quan cao hơn tương ứng với mức độ ưa thích cao hơn với sản phẩm đó.

- Tìm điểm cân bằng tiêu dùng: Đường bàng quan là công cụ quan trọng để tìm điểm cân bằng tiêu dùng, tức là sự kết hợp của hai sản phẩm mà người tiêu dùng có thể sử dụng để đạt được mức thỏa mãn cao nhất.

- Quyết định sản xuất: giúp nhà sản xuất hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường và từ đó đưa ra các quyết định sản xuất hợp lý để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế: như cắt giảm thuế, tăng lương tối thiểu hay cải cách thị trường.

- Tối ưu hóa sản xuất: giúp người sản xuất hiểu được sự kết hợp tối ưu giữa các yếu tố sản xuất như lao động và vốn để đạt được lợi nhuận cao nhất.

- Đánh giá hiệu quả của chiến lược giá: Đường bàng quan cho phép đánh giá chiến lược giá của công ty, tức là giá của sản phẩm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn tiêu dùng của người tiêu dùng. Đường bàng quan là một công cụ quan trọng để hiểu và phân tích các hành vi sản xuất và tiêu dùng của con người Nó có thể giúp nhà kinh tế và chính phủ đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn và hiệu quả.

Tiêu dùng tối ưu

Lựa chọn tối ưu là gì?

- Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng là kết hợp hàng tiêu dùng thông thường ứng với tiếp điểm giữa đường bàng quan và đường chế ước ngân sách Trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn tối ưu có thể không phải đáp án nói trên (gọi là đáp án thông thường hay đáp án bên trong) mà là một đáp án góc.

Điều kiện lựa chọn tiêu dùng tối ưu

a Tiếp cận qua đường bàng quan và đường ngân sách:

- Để đạt được sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu với một khoản ngân sách nhất định thì tập hợp hàng hóa đó phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:

Tập hợp hàng hóa phải nằm trên đường ngân sách: người tiêu dùng chỉ có thể tiêu dùng một tập hợp hàng hóa mà họ có thể mua được, họ không thể mua tập hợp hàng hóa nằm ngoài đường ngân sách vì không có khả năng thanh toán Người tiêu dùng cũng sẽ không tiêu dùng tại 1 điểm nằm dưới đường ngân sách vì lúc này nguồn ngân sách còn dư nên người tiêu dùng có thể mua thêm nhiều hàng hóa hơn để đạt mức lợi ích cao hơn.

Tập hợp hàng hóa phải mang lại mức lợi ích cao nhất cho cá nhân, nghĩa là cá nhân phải ưu tiên tập hợp này hơn những tập hợp hàng hóa khác có thể mua được Cá nhân sẽ lựa chọn tập hợp hàng hóa nằm trên đường bàng quan cao nhất.

Giỏ hàng hoá D đem lại lợi ích lớn nhất nhưng người tiêu dùng không thể mua được. Giỏ hàng hóa A và B có thể mua được nhưng lại đem lại mức độ lợi ích không phải là cao nhất có thể.

Giỏ hàng hóa C người tiêu dùng có thể mua được và đem lại mức độ lợi ích lớn nhất.

C là điểm tiếp xúc giữa đường bàng quan và đường ngân sách.

Tại C: độ dốc đường bàng quan = độ dốc đường ngân sách

- (điều kiện cần) Điểm lựa chọn tiêu dùng phải nằm trên đường ngân sách.

Suy ra điều kiện cần và đủ để tối đa hóa lợi ích:

I=XPx+YPy b Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu trong điều kiện không cân bằng:

- Khi lúc này người tiêu dùng chưa tối đa hóa lợi ích, họ sẽ tiếp tục tăng chi tiêu cho hàng hóa X và giảm số lượng hàng hóa Y cho tới khi dấu bằng xảy ra.

Ngược lại, nếu người tiêu dùng chưa tối đa hóa lợi ích, họ sẽ hướng đến tăng chi tiêu cho hàng hóa Y đồng thời giảm lượng hàng hóa X cho đến khi tỷ lệ giữa hai loại hàng hóa bằng nhau.

Tác động của sự thay đổi trong thu nhập lên sự lựa chọn của người tiêu dùng

a Khi Q1, Q2 là hai hàng hóa thông thường:

Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng dễ dàng chi tiêu cho các mặt hàng thông thường hơn, trong khi khi thu nhập giảm, họ có xu hướng thắt chặt chi tiêu cho những mặt hàng này.

- Ví dụ hàng hóa thông thường: thực phẩm, quần áo và đồ gia dụng….

- Sự dịch chuyển của của đường cầu đối với hàng hóa thông thường.

- Khi thu nhập liên tục tăng thì cầu của một loại hàng hóa thông thường cũng theo đó tăng lên, dần dần có thể khiến loại hàng hóa thông thường đó trở thành hàng hóa thứ cấp. b Khi Q1 và Q2 là hàng hóa thứ cấp:

- Khi thu nhập tăng thì người tiêu dùng có xu hướng mua hàng hóa thứ cấp ít hơn, khi thu nhập giảm thì người tiêu dùng có xu hướng mua loại hàng hóa thứ cấp nhiều hơn

- Ví dụ về hàng hóa thông thường: mì ăn liền, hamburger, đồ hộp, đồ đông lạnh…

- Cả hai hàng hóa Q1, Q2 không thể đồng thời là hàng hóa thứ cấp bởi vì khi thu nhập tăng, người tiêu dùng không thể mua hai loại hàng hóa ít đi Khi thu nhập tăng cầu đối với Q2 tăng Q 2 là hàng hóa thông thường và cầu đối với Q 1 giảm Q 1 là hàng hóa thứ cấp.

Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả hàng hóa thay đổi

a Khi giá X thay đổi, X và Y là hai hàng hóa không liên quan:

- Hình 11a Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi gia hàng hóa X thay đổi

Hình 11.a b Khi giá X thay đổi, X và Y là hai hàng hóa thay thế:

- Hàng hóa thay thế: là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau) Thông thường, hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi Nếu các yếu tố khác là không đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng) Ví dụ một số hàng hóa thay thế: chè và cà phê, nước cam và nước chanh, thịt gà và thịt bò…. c Khi giá X thay đổi, X và Y là hai hàng bổ sung:

- Hàng hóa bổ sung: là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó Nếu yếu tố khác không đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm) Ví dụ về một số hàng hóa bổ sung: xe máy và mũ bảo hiểm, máy ảnh và phim, mực in và máy in…

Ý nghĩa của thuyết lựa chọn tiêu dùng tối ưu với các lý thuyết khác trong kinh tế vi mô

- Sự kết hợp giữa đường bàng quan và đường ngân sách: Điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu phải nằm trên đường ngân sách Giỏ hàng hóa được lựa chọn phải là giỏ hàng hóa đem lại lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng hay được người tiêu dùng ưa thích nhất Hàng hóa có lợi ích lớn nhất, tác dụng nhất đối với người tiêu dùng sẽ trở thành lựa chọn tối ưu trong cầu người tiêu dùng, phù hợp với ngân sách mà người đó bỏ ra. Quy tắc này nói lên người tiêu dùng hợp lý sẽ mua mỗi loại hàng hóa cho đến khi tỷ lệ giữa lợi ích tăng thêm thu được so với giá phải trả là bằng nhau cho mỗi loại hàng hóa.

Dựa trên sự thay đổi thu nhập, người tiêu dùng có thể xác định mức chi tiêu hợp lý, tránh tình trạng mua sắm quá mức hoặc thiếu hụt Họ cần xác định nhu cầu cá nhân và mức thu nhập để thiết lập ngân sách hằng ngày Khi đó, họ có thể lựa chọn giữa các sản phẩm thông thường và thay thế, hoặc bổ sung các sản phẩm liên quan phù hợp với nhu cầu hiện tại Nhờ đó, họ có thể kiểm soát ngân sách hiệu quả, tiết kiệm tiền cho các mục đích khác.

- Thuyết lựa chọn tiêu dùng tối ưu trong thực tế giúp cho người tiêu dùng tính toán, lựa chọn các hàng hóa vào giỏ hàng một cách hợp lí và tối ưu nhất, từ đó giúp tiết kiệm túi tiền và chi phí lợi ích Đồng thời tiết kiệm một khoản tiền trong chi tiêu sẽ giúp các cá nhân có thể thực hiện nhiều dự định cũng như các công việc khác như: gửi tiết kiệm, mua nhà, mua xe, du lịch hoặc học tập… Áp dụng và tận dụng ý nghĩa của sự lựa chọn tối ưu trong kinh tế vi mô sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều trong quá trình tiêu dùng cũng như lựa chọn hàng hóa sao cho hợp lý nhất

- Đồng thời việc phân tích, áp dụng sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng giúp cho các doanh nghiệp phát triển chiến lược quảng bá sản phẩm, điều chỉnh sản lượng của doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa doanh thu, đồng thời cạnh tranh hiệu quả đối với các doanh nghiệp khác Trên cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp sẽ đặt ra các mô hình về hành vi mua sắm của người tiêu dùng, nêu ra các mối quan hệ cung cầu, hay ví dụ về tâm lý lựa chọn của người tiêu dùng khi mua sản phẩm, các yếu tố thu nhập và sở thích ảnh hưởng đến quyết định như thế nào, đối chiếu mối quan hệ giữa giá trị và thái độ Việc vận dụng những lý thuyết về sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được những thành công nhất định.

Bài học rút ra từ việc tiêu dùng trong thực tế

- Tiêu dùng là một hành vi rất quan trọng của con người Con người bỏ tiền ra mua hàng hóa để làm gì? Bản chất mỗi hàng hóa hay dịch vụ đều nhằm giải quyết một vấn đề nào đó của chúng ta Thức ăn giúp giải quyết vấn đề đói, phim ảnh giải quyết nhu cầu giải trí, các phương tiện đi lại giúp chúng ta di chuyển, …

Tuy nhiên, việc tiêu dùng hợp lý và phù hợp với túi tiền là điều không phải ai cũng làm được Sự tiêu dùng không hợp lý, không phù hợp với cá nhân, thu nhập, túi tiền và mục đích sử dụng sẽ dẫn đến mất cân bằng trong chi tiêu Những đợt mua sắm lớn, chuyến du lịch kéo dài hay hóa đơn chi tiêu tăng cao khiến bạn dễ rơi vào tình cảnh "tiền đến tiền đi" trong chớp mắt Lựa chọn tiêu dùng tối ưu và tiêu dùng đúng cách là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân.

- Mua sắm thông minh là khi lựa chọn đúng đắn điểm đến Việc lựa chọn nơi mua sắm cũng là một cách tiết kiệm tiền ngay cả khi không phải mùa sale Chẳng hạn, tại các outlet bạn có thể hưởng mức giá rẻ hơn 1/3 giá gốc hay mua sắm tại các thiên đường shopping như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore… Bạn có thể tận dụng cơ hội vừa du lịch vừa mua sắm

- Mặt khác, bạn có thể lựa chọn mua hàng online với mức giá ưu đãi, thậm chí là hưởng ngày các chương trình khuyến mãi ngay tại nhà mà không cần đi đâu xa xôi Cụ thể, một số ngân hàng sẽ có chính sách ưu đãi với khách hàng khi sử dụng dịch vụ của chuỗi cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, Spa, Resort, … có liên kết với ngân hàng mở thẻ Ngoài ra, việc mua sắm online còn giúp bạn có thời gian cân nhắc thật kỹ món hàng trước khi bấm chọn mua, tránh tình trạng mua quá nhiều và lãng phí tiền vô ích

*Việc lên kế hoạch giúp bạn luôn tự tin trong các quyết định tài chính:

- Trước khi chi tiêu tiêu dùng cho bất kỳ khoản nào thì bạn nên lập một kế hoạch để tránh tiêu tiền một cách lãng phí Thay vì đi mua sắm không có kế hoạch, lựa chọn hàng hóa một cách tùy hứng, lãng phí túi tiền khiến cho rất có thể đến cuối tháng sẽ xuất hiện tình trạng rỗng túi, bạn nên lên kế hoạch mua sắm cho chính mình Định mua những món đồ gì, lợi ích ra sao, có phù hợp với ngân sách hoặc sở thích không, phù hợp với mức thu nhập hay không… để lên một kế hoạch hợp lý nhất

*Lựa chọn hàng hóa “đa năng”:

- Các đồ dùng đa chức năng không chỉ đơn giản hóa không gian sống mà còn giảm thiểu kha khá chi phí cho bạn Những đồ dùng thông minh, đa chức năng luôn là sự lựa chọn tuyệt vời cho ngôi nhà của bạn Vừa tiết kiệm diện tích nhà cửa, vừa giảm thiểu tối đa chi phí mua sắm thì còn gì bằng Hãy thử bắt tay thanh lý từ khu bếp của bạn, lược bỏ bớt những vật dụng lỉnh kỉnh mà thay bằng những dụng cụ đa năng như dao “tất cả trong một” có thể cắt, gọt, bào, khui nắp chai… đầy tiện lợi Các nhãn hàng thường tung những lời có cánh cho các mặt hàng nhằm kích thích tiêu dùng vì vậy bạn cần tỉnh táo để chọn món đồ thật sự cần thiết và ưu tiên có thể dùng nhiều hơn 2 chức năng

- Biết thanh lý đúng lúc Thanh lý quần áo là một cách giúp bạn “làm giàu” túi tiền Mua sắm, tiêu dùng rồi lại thanh lý đúng lúc sẽ giúp bạn có một khoản tiền tiết kiệm kha khá Với những món đồ không cầ n dùng đến, thay vì để một chỗ không sử dụng đến và ,món đồ dần dần bị hỏng, bạn có thể bán lại cho những người thật sự cần chúng.Cách làm này vừa giúp bạn thanh lý đi đồ dư thừa trong nhà lại giúp bạn có “vốn” cho đợt mua sắm tiếp theo

Để lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, hãy phân loại chi tiêu của bạn và quyết định ưu tiên tài chính Nếu bạn sống xa nhà, hãy dành phần lớn chi phí cho tiền thuê nhà Nếu bạn thường xuyên đi công tác xa, hãy tập trung chi tiêu cho các khoản phí liên quan đến công việc.

Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng mô tả cách mọi người ra quyết định Tuy nhiên lúc này bạn có thể cảm thấy cần phải xem xét lý thuyết người tiêu dùng với một chút hoài nghi Cuối cùng thì bạn là một người tiêu dùng Ban quyết định sẽ mua gì mỗi khi bước vào một cửa hàng? Và bạn biết rằng bạn không làm việc đó bằng cách vẽ ra những đường giới hạn ngân sách và những đường bàng quan Chẳng phải điều này đi ngược lại với lý thuyết sao?

Lý thuyết người tiêu dùng không phải là một phép tính chính xác về quá trình ra quyết định của con người Nó là một mô hình, và như đã đề cập trước đó, các mô hình không bao giờ hoàn toàn phản ánh thực tế.

Cách tốt nhất để nhìn nhận lý thuyết người tiêu dùng là coi nó như một phép ẩn dụ cho cách mà người tiêu dùng ra quyết định Không người tiêu dùng nào (ngoại trừ một số nhà kinh tế nào đó) thực hiện hết các bước tối ưu hóa đã chỉ ra trong lý thuyết Đến giờ những người tiêu dùng vẫn biết rằng lựa chọn của họ bị giới hạn bởi các nguồn lực tài chính Với những giới hạn đó, họ làm điều tốt nhất có thể để có được mức thỏa mãn cao nhất

Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng cố gắng mô tả quá trình tâm lý ngấm ngầm này theo cách cho phép sự có mặt của các phân tích kinh tế rõ ràng

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO:

1 Robert S Pindyck, Daniel L Rubinfeld (2015), Kinh tế học vi mô, NXB Kinh tế TP.HCM, trang 65 – 95

2 N Gregory Mankiw (2016), Kinh tế học vi mô (Principles of Microeconomics), NXB Hồng Đức, trang 498 – 511

3 PGS TS Lê Bảo Lâm, TS Nguyễn Như Ý, ThS Trần Thị Bích Dung, ThS Trần Bá Thọ (2016), Kinh tế vi mô - Chương 3: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng, NXB Kinh tế TP.HCM

4 ThS Nguyễn Thanh Minh, ThS Trương Thị Hạnh (2018), Giáo Trình Kinh tế vi mô –

Chương 3: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM

5 Nguyễn Văn Ngọc (2012), Bài giảng Nguyên lý Kinh tế vi mô – Bài giảng 3: Sở thích, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

6 TS Nguyễn Đình Luân, ThS Hoàng Hữu Lượng, ThS Hồ Ngọc Thủy, ThS Nguyễn Văn Vẹn, ThS Trần Nam Quốc, ThS Nguyễn Phan Thu Hằng (2011), Giáo trình

Kinh tế vi mô – Chương III: Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng, NXB Đại học Công nghiệp TP.HCM

7 GV Nguyễn Quốc Phong, Slide Học phần: Kinh tế vi mô – Chương 3: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng, Đại học Luật TP.HCM

8 Trường Đại học Đông Á (2018), Đề cương ôn thi tuyển đào tạo trình độ Thạc sĩ –

Môn: Kinh tế vi mô, https://donga.edu.vn/Portals/0/document/27-09-2018/ThS- KTVM_27_09_2018_08_38_25.pdf? fbclid=IwAR2kOAIwpwbbhSPRz2qkgowhU_4HMB8vK9MWdRc4kzAcf17Ym_a_F8q6 DhI

9 PGS TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư (2021), Bài giảng Kinh tế vi mô, NXB Trường Đại học Tài chính – Marketing

10 Robert S Pindyck, Daniel L Rubinfeld (1999), Kinh tế học Vi mô – Chương 3: Hành vi người tiêu dùng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê

11 Robert C Guell (2009), Kinh tế vi mô (Issues in economics today – Fourth edition

Microeconomics, NXB Tổng hợp Đồng Nai

Ngày đăng: 24/04/2024, 10:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Đồ thị: - kinh tế vi mô chương 3 lý thuyết hành vi của người tiêu dùng
2. Đồ thị: (Trang 18)
Hình dạng của một đường bàng quan cho chúng ta biết về sự sẵn lòng của người tiêu dùng trong việc đánh đổi một hàng hóa để có được hàng hóa khác - kinh tế vi mô chương 3 lý thuyết hành vi của người tiêu dùng
Hình d ạng của một đường bàng quan cho chúng ta biết về sự sẵn lòng của người tiêu dùng trong việc đánh đổi một hàng hóa để có được hàng hóa khác (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w