(Tiểu luận) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý địnhmua điện thoại iphone 14 của người tiêu dùng ở thành phố hồ chí minh

39 0 0
(Tiểu luận) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý địnhmua điện thoại iphone 14 của người tiêu dùng ở thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỒ CHÍ MINHBÁO CÁO CUỐI KÌ MÔN HÀNH VI KHÁCH HÀNGĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNHMUA ĐIỆN THOẠI IPHONE 14 CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG... Và cũng có rất nhiều bạn sinh viên dùng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO CUỐI KÌ MÔN HÀNH VI KHÁCH HÀNG

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH

MUA ĐIỆN THOẠI IPHONE 14 CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Nguyễn Thị Diệu Linh đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Hành vi khách hàng của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức mới, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Hành vi khách hàng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

1

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 6

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6

1.4 Phương pháp nghiên cứu 6

1.5 Bố cục của đề tài 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8

2.1 Cơ sở lý thuyết 8

2.1.1 Hành vi khách hàng là gì? 8

2.1.2 Mô hình hành vi của người tiêu dùng 8

2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng 9

2.1.4 Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng 9

2.2 Mô hình nghiên cứu 12

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại Iphone 14 12

2.2.2 Các giả thuyết 13

2.2.3 Mô hình nghiên cứu 13

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 14

3.1 Quy trình nghiên cứu 14

3.1.1 Thiết kế thang đo 14

3.1.2 Nghiên cứu định lượng 14

3.2 Thiết kế bảng câu hỏi 14

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17

Trang 4

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với sự góp sức của Iphone 14, Apple lần đầu tiên đứng ngôi á quân thị trường smartphone tại Việt Nam Thị phần Iphone tại Việt Nam vào tháng 10/2022 đạt 20,5%, theo số liệu của GfK Chỉ nhỉnh hơn Oppo chưa tới 1%, Apple lần đầu tiên leo lên vị trí số 2 tại thị trường điện thoại thông minh trong nước.

Mới đây, ZingNews dẫn nguồn kết quả báo báo của GfK cho biết, thị phần điện thoại thông minh của Apple tại nước ta đang giảm trong quý gần nhất Trong đó, thị phần Iphone tại Việt Nam đã giảm xuống mốc 13,2% trong tháng 3 năm 2023 Trong khi chỉ vào tháng 10 năm 2022, Apple đã chiếm tới 17% thị phần điện thoại thông minh tại Việt Nam.

Dẫn đầu thị trường nước ta vẫn là Samsung với 39,2% thị phần trong tháng gần nhất Trong nhiều tháng qua, Samsung đã liên tục duy trì thị phần trong nước với con số xoay quanh mốc 40% Còn với Oppo, hãng đang dần lấy lại được thị phần trong 2 quý gần nhất Tính trung bình trong quý I, thị phần của Oppo ở mức 21,3%, tăng đáng kể so 16,3% với cùng kỳ.

4

Trang 6

Hình 2: Thị phần tính theo doanh số của Samsung, Oppo, Apple và các nhà sản xuất khác trong giai đoạn tháng 10/2022 – 3/2023 (Số liệu: GfK)

Mặc dù thị phần Iphone tại Việt Nam suy giảm, thế nhưng Iphone 14 vẫn ghi nhận thành công về mặt doanh số so với Iphone 13 của năm ngoái Trung bình 3 tháng đầu năm, thị phần tính theo doanh số của Iphone đạt 14,6%, cao hơn đáng kể so với mức 9,1% cùng kỳ quý I/2022 Tính tổng lượng bán bán ra trong quý đầu của năm 2023, trường Việt Nam tiêu thụ 2,86 triệu chiếc điện thoại thông minh, giảm đáng kể so với mức 4 triệu chiếc cùng kỳ.

Trước đó vào cuối tháng 4/2023, Bộ Công Thương cũng đã cung cấp kết quả Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 cho thấy kim ngạch nhập khẩu điện thoại vào Việt Nam Theo đó, lượng thiết bị nhập khẩu vào nước ta đạt trị giá trên 3,5 tỷ USD, tăng 10,46% so với năm 2021 và chiếm 16,57% tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện.

Hình 3: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại vào Việt Nam năm 2022 (đơn vị: triệu USD)

5

Trang 7

Từ các số liệu thống kê trên, chúng ta có thể thấy được thị trường điện thoại Iphone ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là mảnh đất màu mỡ mang lại doanh thu rất lớn cho các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này Do trên thị trường các thương hiệu smartphone liên tục cho ra mắt các dòng sản phẩm mới với giá cả, cấu hình, tính năng, mẫu mã,… vô cùng hấp dẫn Điều này dẫn tới tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường đa dạng như ở Việt Nam, đặc biệt là ở tỉnh có dân số đông và năng động như Thành phố Hồ Chí Minh Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút những khách hàng tiềm năng.

Một lý do khác đó là các tính năng đặc biệt của dòng điện thoại Iphone khiến người dùng vẫn quyết định lựa chọn mua và sử dụng sản phẩm mặc dù giá của một sản phẩm Iphone khá cao so với các dòng điện thoại khác Mặc dù giá cao nhưng vẫn có rất nhiều bạn sinh viên sở hữu dòng điện thoại này Và cũng có rất nhiều bạn sinh viên dùng dòng điện thoại khác nhưng vẫn mong muốn sử dụng dòng điện thoại này.

Đây chính là lý do chúng em lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua Iphone 14 của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn giúp các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về thị hiếu của khách hàng để cho ra mắt các dòng sản phẩm phù hợp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận diện và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ý định mua điện thoại Iphone 14 của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Câu hỏi nghiên cứu:

- Những yếu tố nào được xem là có ảnh hưởng đến ý định mua Iphone 14? - Tìm ra mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến ý định mua Iphone 14? - Xác định yếu tố nào ảnh hưởng nhất đến ý định mua Iphone 14?

- Đề xuất một số giải pháp giúp nhà sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm của người Việt Nam nói chung và người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại Iphone 14 của người tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng khảo sát: Người tiêu dùng có ý định mua điện thoại Iphone 14 ở

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng nguồn thông tin thứ cấp thông qua slide bài giảng Hành vi khách hàng Sử dụng nguồn thông tin sơ cấp thông qua bảng khảo sát

6

Trang 8

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích thông tin và viết báo cáo

1.5 Bố cục của đề tài

Đề tài gồm có 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và đề xuất

7

Trang 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Hành vi khách hàng là gì?

Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ (AMA): Hành vi khách hàng là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ

Theo Kotler và Keller (2011), hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân hay tổ chức khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ.

Như vậy, hành vi khách hàng là toàn bộ quá trình diễn biến cũng như cân nhắc của khách hàng từ khi họ nhận biết có nhu cầu về hàng hóa hay dịch vụ nào đó cho đến khi họ lựa chọn mua, sử dụng và cuối cùng là loại bỏ những hàng hóa hay dịch vụ này Hành vi khách hàng là những suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng trong quá trình mua sắm và tiêu dùng, có bản chất năng động, tương tác.

2.1.2 Mô hình hành vi của người tiêu dùng

Trong quá khứ các nhà làm marketing có thể hiểu được người tiêu dùng bằng cách gặp gỡ, trao đổi trò chuyện với họ hằng ngày thông qua hoạt động bán hàng Thông qua kinh nghiệm nhiều năm hoạt động của doanh nghiệp họ có ít nhiều hiểu biết khách hàng của mình ở một chừng mực nào đó Tuy nhiên ngày nay trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các nhà làm marketing phải luôn luôn thấu hiểu khách hàng một cách tường tận trong từng suy nghĩ, hành động mua hàng của khách hàng cũng như những cảm nhận của khách hàng một cách thấu đáo và có hệ thống để đưa ra chiến lược cũng như kế hoạch một cách cụ thể nhằm chinh phục và lôi kéo khách hàng Vì vậy nghiên cứu hành vi của khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà marketing

Philip Kotler đã hệ thống các yếu tố dẫn đến quyết định mua của người tiêu dùng qua mô hình sau:

Hình 4: Mô hình hành vi người tiêu dùng (Nguồn: Philip Kotler)

8

Trang 10

2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng Theo Philip Kotler, hành vi người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý.

Hình 5: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến đến hành vi người tiêu dùng (Nguồn: Philip Kotler)

Các yếu tố văn hóa có tác động rộng rãi và sâu xa nhất đến hành vi của người tiêu dùng Quản trị marketing cần tập trung phân tích các yếu tố văn hóa sau đây: Nền văn hóa, văn hóa đặc thù và tầng lớp xã hội.

Hành vi của một người tiêu dùng cũng chịu sự tác động của những yếu tố xã hội như gia đình, vai trò và địa vị xã hội, nhóm tham khảo.

Ngoài ra, quyết định của người mua còn chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm cá nhân, đáng kể là tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, cá tính và sự tự quan niệm của người đó.

Cuối cùng là yếu tố tâm lý, sự lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý quan trọng là động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và quan điểm.

2.1.4 Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng Quá trình mua trải qua 5 bước, đó là:

9

Trang 11

Hình 6: Mô hình các giai đoạn của quá trình ra quyết định mua hàng (Nguồn: Philip Kotler)

Quá trình mua sắm bắt đầu xảy ra khi người tiêu dùng ý thức được nhu cầu của chính họ Theo Philip Kotler, nhu cầu phát sinh do những kích thích bên trong và những kích thích bên ngoài.

Kích thích bên trong là các nhu cầu thông thường của con người như: Đói, khát, yêu, thích, được ngưỡng mộ Chẳng hạn, một người cảm thấy đói thì muốn ăn; cảm thấy khác thì muốn uống, cảm thấy nóng nực thì muốn đi bơi.

Kích thích bên ngoài như thời sự, sự thay đổi do hoàn cảnh, môi trường, đặc tính của người tiêu dùng, những chi phối có tính chất xã hội như: Văn hóa, giới tham khảo, những yêu cầu tương xứng với đặc điểm cá nhân, những kích thích tiếp thị của những người làm marketing

Vấn đề đặt ra ở giai đoạn này là nhà marketing phải dự đoán được người tiêu dùng muốn được thỏa mãn ở nhu cầu nào? Tại sao họ có nhu cầu đó? Họ sẽ muốn được thỏa mãn nhu cầu của mình như thế nào? Với đặc tính nào?

Theo Philip Kotler, khi nhu cầu đủ mạnh sẽ hình thành động cơ thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm thông tin để hiểu biết về sản phẩm Quá trình tìm kiếm thông tin có thể “ở bên trong” hoặc “bên ngoài” Song nếu việc tìm kiếm bên trong thành công, thì có thể sẽ không xảy ra việc tìm kiếm những thông tin từ nguồn bên ngoài.

Các nguồn thông tin người tiêu dùng sử dụng để tìm hiểu sản phẩm thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm muốn mua và các đặc tính của người mua Có thể phân chia các nguồn thông tin của người tiêu dùng thành 4 nhóm:

Nguồn thông tin cá nhân: Những thông tin từ gia đình, bạn bè, người quen, hàng xóm.

Nguồn thông tin thương mại: Thông tin nhận từ quảng cáo, người bán hàng, ghi trên bao bì, tại hội chợ, triển lãm.

Nguồn thông tin công cộng: Thông tin khách quan trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng của chính phủ, các tổ chức.

Nguồn thông tin kinh nghiệm: Qua tìm hiểu trực tiếp như tiếp xúc, dùng thử Mỗi nguồn thông tin đảm nhận vai trò khác nhau với mức độ nào đó ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng Chẳng hạn, nguồn thông tin thương mại đảm nhận chức năng thông báo; còn nguồn thông tin cá nhân đảm nhận vai trò khẳng định hay đánh giá Tuy nhiên, số lượng và mức độ ảnh hưởng của nguồn thông tin đến quyết định mua sắm có sự thay đổi tùy theo loại sản phẩm và đặc điểm của người mua Trước khi đưa ra các quyết định mua sắm, người tiêu dùng xử lý thông tin thu được rồi đưa ra đánh giá giá trị của các nhãn hiệu cạnh tranh Tiến trình đánh giá thông thường được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự sau đây:

Thứ nhất, người tiêu dùng coi mỗi một sản phẩm bao gồm một tập hợp các thuộc tính Trong đó, mỗi thuộc tính được gán cho một chức năng hữu ích mà sản phẩm đó có thể đem lại sự thỏa mãn cho người tiêu dùng khi sở hữu nó Thuộc tính của sản phẩm thể hiện qua các mặt:

10

Trang 12

- Đặc tính kỹ thuật: Lý, hóa, công thức, thành phần, màu sắc, cỡ, khổ.

- Đặc tính sử dụng: Thời gian sử dụng, độ bền, tính đặc thù - Đặc tính tâm lý: Đẹp, sang trọng, cá tính, sự thoải mái, lòng tự

hào về quyền sở hữu.

- Đặc tính kết hợp: Giá cả, nhãn hiệu, đóng gói

Thứ hai, người tiêu dùng có xu hướng phân loại các thuộc tính theo mức độ quan trọng khác nhau dựa trên nhu cầu cần được thỏa mãn của họ.

Thứ ba, người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng cho mình một tập hợp những niềm tin vào các nhãn hiệu làm cơ sở để đánh giá các thuộc tính của sản phẩm Xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng là họ sẽ chọn mua nhãn hiệu hàng hóa nào có thể đem lại cho họ sự thỏa mãn từ các thuộc tính của sản phẩm mà họ quan tâm là tối đa Tuy nhiên, kết quả đánh giá này phụ thuộc vào tâm lý, điều kiện kinh tế và bối cảnh cụ thể diễn ra hành vi mua sắm của người tiêu dùng Vì vậy, nhiệm vụ của những người làm marketing là phải hiểu được người tiêu dùng đánh giá như thế nào đối với các nhãn hiệu để thay đổi, thiết kế lại sản phẩm của công ty có những đặc tính mà người tiêu dùng ưa chuộng; khắc họa làm cho người mua chú ý hơn đến những đặc tính mà sản phẩm mình có ưu thế; thay đổi niềm tin của người tiêu dùng về những đặc tính quan trọng của sản phẩm mà họ đánh giá sai.

Sau khi đánh giá, ý định mua sắm sẽ được hình thành đối với nhãn hiệu nhận được điểm đánh giá cao nhất và đi đến quyết định mua sắm Tuy nhiên, theo Philip Kotler có hai yếu tố có thể xen vào trước khi người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm:

Hình 7: Các bước đánh giá lựa chọn, quyết định mua sắm (Nguồn: Philip Kotler)

Nhân tố thứ nhất là thái độ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ, hay phản đối Tùy thuộc vào cường độ và chiều hướng của thái độ ủng hộ hay phản đối của những người này mà người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm hay từ bỏ ý định mua sắm.

11

Trang 13

Nhân tố thứ hai là những yếu tố tình huống bất ngờ Người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng dựa trên những cơ sở nhất định như; dự kiến về thu nhập, giá cả, lợi ích kỳ vọng Vì thế khi xảy ra các tình huống làm thay đổi cơ sở dẫn đến ý định mua (chẳng hạn, nguy cơ mất việc làm; giá cả tăng cao; sản phẩm không đáp ứng kỳ vọng ) thì chúng có thể làm thay đổi, thậm chí từ bỏ ý định mua sắm.

Ngoài ra, quyết định mua sắm của người tiêu dùng có thể thay đổi, hoãn lại hay bị hủy bỏ do chịu ảnh hưởng từ những rủi ro khách hàng nhận thức được Những món hàng đắt tiền đòi hỏi phải chấp nhận mức độ rủi ro ở mức độ nào đó, người tiêu dùng không thể chắc chắn được kết quả của việc mua hàng Điều này gây ra cho họ sự băn khoăn, lo lắng Mức độ rủi ro nhận thức được tùy thuộc vào số tiền bị nguy hiểm, mức độ không chắc chắn về các thuộc tính của sản phẩm và mức độ tin tưởng của người tiêu dùng Vì thế, người tiêu dùng bằng cách nào đó để giảm rủi ro, như tránh quyết định mua, thu thập tin tức từ bạn bè, dành ưu tiên cho các thương hiệu lớn, có bảo hành, Người làm marketing lúc này phải hiểu được các yếu tố gây nên nhận thức rủi ro nơi người tiêu dùng cung cấp thông tin, trợ giúp người tiêu dùng nhằm làm giảm rủi ro nhận thức của họ và gia tăng cơ hội mua sắm sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

2.2 Mô hình nghiên cứu

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại Iphone 14

Giá: Là cái mà người mua phải trả để có được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mong muốn, được đo lường bằng tiền tệ.

Tính năng sản phẩm: Là những đặc điểm mô tả chức năng của sản phẩm nhằm mang lại giá trị cụ thể cho người sử dụng.

Nhu cầu sử dụng: Là toàn bộ các mong muốn, đòi hỏi của người tiêu dùng phải thỏa mãn các sản phẩm, dịch vụ nào đó, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ.

Thương hiệu: Là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng

Xã hội: Là nhu cầu thiên về các yếu tố tinh thần, cảm xúc Theo đó, mỗi người mong muốn mình là một thành tố của các mối quan hệ xã hội như: công ty, trường lớp, gia đình,…

Cấu hình: Là các thành phần cấu thành như: dung lượng pin, độ phân giải, độ nét camera, dung lượng bộ nhớ,

2.2.2 Các giả thuyết

- Giả thuyết H1: “Giá” có tác động ngược chiều đến ý định mua Iphone 14 - Giả thuyết H2: “Tính năng sản phẩm” tác động cùng chiều đến ý định

mua Iphone 14

- Giả thuyết H3: “Nhu cầu sử dụng” tác động cùng chiều đến ý định mua Iphone 14

12

Trang 14

- Giả thuyết H4: “Thương hiệu” tác động cùng chiều đến ý định mua Iphone 14

- Giả thuyết H5: “Xã hội” tác động cùng chiều đến ý định mua Iphone 14 - Giả thuyết H6: “Cấu hình” tác động cùng chiều đến ý định mua Iphone

2.2.3 Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu nghiên cứu các yếu tố: giá, tính năng sản phẩm, nhu cầu sử dụng, thương hiệu, xã hội, cấu hình tác động đến ý định mua điện thoại Iphone 14 của người tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng:

3.1.1 Thiết kế thang đo

Trong nghiên cứu này, thang đo của các khái niệm được phát triển dưới dạng thang đo Likert, bao gồm 5 mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý.

Nhóm sử dụng 6 yếu tố để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua Iphone của người dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Các yếu tố bao gồm: Giá, tính năng sản phẩm, nhu cầu sử dụng, thương hiệu, xã hội, cấu hình.

13

Trang 15

3.1.2 Nghiên cứu định lượng - Phương pháp lấy mẫu:

Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất.

Đối tượng nghiên cứu là người dân trên Thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng hoặc có ý định mua smartphone, đang trong độ tuổi lao động và có thu nhập.

Số lượng chỉ tiêu mẫu khảo sát là 157 đối tượng - Quá trình thu thập dữ liệu:

Để tiến hành khảo sát, nhóm sử dụng phương pháp phỏng vấn khách hàng là những người đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi chi tiết Bảng câu hỏi được gửi đến người khảo sát dưới hình thức gửi link bảng câu hỏi tới mọi người.

3.2 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi mà nhóm đã thiết kế bao gồm những câu hỏi sau:- Phần mở đầu: Chào mọi người, chúng mình là sinh viên ngành Quản trị kinh

doanh đến từ Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Chúng mình đang thực hiện nghiên cứu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại Iphone 14 của người tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh" Chúng mình cam kết mọi thông tin các bạn cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu Nhóm mình xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian hoàn thành bảng khảo sát này.

- Phần gạn lọc:

+ Bạn có ý định mua điện thoại Iphone 14 không? Nếu chọn "Có" các bạn sẽ tiếp tục khảo sát

Nếu chọn "Không" thì xin phép được dừng bài khảo sát của bạn ☐ Có

☐ Không

- Phần nội dung khảo sát:

+ Bạn có phải là người thích những cái mới, hiện đại, theo kịp xu hướng không?

Trang 16

Bạn vui lòng đánh giá các yếu tố theo quan điểm cá nhân mình, khi chọn mua Iphone 14 Thang đo Likert với 5 mức độ được vận dụng để đo lường mức độ đồng ý của người tiêu dùng Đánh dấu (X) vào ô tương ứng với các mức độ như sau: 1 – Hoàn toàn không đồng ý

2 – Không đồng ý 3 – Không có ý kiến 4 – Đồng ý 5 – Hoàn toàn đồng ý

+ Khảo sát yếu tố về giá:

Bạn cân nhắc về giá nhiều trước khi mua Iphone 14

Bạn cho rằng chất lượng Iphone 14 sẽ tương đương với giá tiền Bạn sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để sở hữu Iphone 14 vì đó là sản phẩm thương hiệu mà bạn yêu thích

+ Khảo sát về yếu tố thương hiệu:

Bạn mua Iphone 14 vì nó là sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng Thương hiệu Apple thể hiện được đẳng cấp, địa vị xã hội của bạn Bạn đã tìm hiểu rất nhiều về thương hiệu Apple trước khi quyết định mua Iphone 14

+ Khảo sát về yếu tố cấu hình:

Bạn mong muốn sở hữu Iphone 14 có dung lượng pin lớn Bạn mong muốn sở hữu Iphone 14 có camera nét, chụp ảnh đẹp Bạn mong muốn sở hữu Iphone 14 có dung lượng bộ nhớ lớn Bạn mong muốn sở hữu Iphone 14 có màn hình rộng, độ phân giải cao + Khảo sát về yếu tố tính năng sản phẩm:

Bạn mong muốn sở hữu Iphone 14 vì có những tính năng vượt trội Bạn mong muốn sở hữu Iphone 14 vì có khả năng kết nối Internet nhanh Bạn mong muốn sở hữu Iphone 14 vì cung cấp nhiều ứng dụng chất lượng cao

Bạn mong muốn sở hữu Iphone 14 vì thiết kế và màu sắc bắt mắt Bạn mong muốn sở hữu Iphone 14 vì trọng lượng nhẹ

+ Khảo sát về yếu tố xã hội:

Những người thân trong gia đình của tôi đã ảnh hưởng đến tôi trong ý

Những người có sức ảnh hưởng trong xã hội (Người nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau) có ảnh hưởng đến tôi trong ý định mua Iphone 14 + Khảo sát về yếu tố nhu cầu sử dụng:

Bạn mua Iphone 14 vì nhu cầu liên lạc Bạn mua Iphone 14 vì nhu cầu học tập

15

Trang 17

Bạn mua Iphone 14 vì nhu cầu giải trí

Bạn mua Iphone 14 vì nhu cầu thể hiện phong cách

- Phần thông tin cá nhân:

 Hiện tại bạn bao nhiêu tuổi?

- Phần kết thúc: Cảm ơn các bạn đã làm bài khảo sát này Chúc các bạn có một

ngày đầy vui vẻ và gặp được nhiều may mắn nhé!

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Sau khi thực hiện khảo sát 157 người, nhóm đã thu thập được các kết quả như sau:

16

Trang 18

có ý định mua điện thoại Iphone 14 không?” của nhóm nhận được 157 khảo sát, trong đó có 16 lựa chọn “Không” chiếm 10,19%, lựa chọn “Có” là 141 chiếm 89,81% Từ số liệu khảo sát, ta thấy được ý định mua Iphone 14 của người tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh có sự tăng cao, chiếm phần lớn trong nhóm đối tượng khảo sát (Cụ thể gấp xấp xỉ 9 lần so với nhóm đối tượng lựa chọn “không”)

4.2 Phần nội dung khảo sát

những cái mới, hiện đại, theo kịp xu hướng không?” Chúng tôi nhận được 141 khảo sát Trong đó có 12 lựa chọn “Không” chiếm 7,64% trong tổng khảo sát, lựa chọn 17

Trang 19

“Có” là 129 chiếm 82,17% Điều này cho thấy nhóm đối tượng khách hàng mà chúng tôi khảo sát hiện nay đa phần là những người thích cái mới, hiện đại, luôn muốn theo kịp các xu hướng.

Qua nghiên cứu khảo sát ta biết được yếu tố mà đối tượng khảo sát quan tâm nhất khi có ý định mua Iphone 14.

- Trong đó, Tỉ lệ cao nhất là 26,11% cho thấy đối tượng khảo sát có mức độ quan tâm nhiều nhất đối với yếu tố “Thương hiệu”, theo sát sau đó là yếu tố “Tính năng sản phẩm” với 24,84% Các yếu tố còn lại có mức độ quan tâm ít hơn lần lượt là yếu tố “Nhu cầu sử dụng” với 14,01% và “Giá” với 13,38%

- Chiếm tỉ lệ thấp nhất là yếu tố “Xã hội” và “Cấu hình” chỉ chiếm 5,73% Dựa trên khảo sát ta thấy được thương hiệu (Apple) ảnh hưởng rất nhiều đến ý định mua điện thoại Iphone 14 của người tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh 4.2.1 Giá

18

Ngày đăng: 14/04/2024, 11:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan