Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn và áp dụng vào thực tế sáng kiến:“Vận dụng một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học tập môn Tiếng Việt lớp 1”... Bản thân tôi nhận thấy rằng để
Trang 1BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng của cấp Tiểu học nói riêng và các bậc học khác nói chung Mục tiêu của việc dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học là: “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và hình thành nhân cách con người Việt Nam; bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
Năm học này là năm thứ ba lớp Một thực hiện thay sách giáo khoa theo chương trình GDPT 2018 Môn Tiếng Việt ở lớp Một chiếm vị trí quan trọng, là môn học giúp học sinh học tốt các môn học khác và chỉ khi đọc thông, viết thạo, học sinh mới có thể tiếp thu chắc chắn kiến thức ở những lớp tiếp theo
Khi quan sát một tiết học của học sinh lớp 1, chúng ta dễ dàng nhận thấy: các em chỉ tập trung nghe bạn, nghe cô nói một lúc đầu, sau đó thì đa số trẻ bắt đầu mất trật tự, không chú ý hoặc làm việc riêng Phải làm thế nào để thu hút mọi học sinh trong lớp vào việc học mà không gây cho các em cảm giác mệt mỏi? làm thế nào để dạy tốt mônTiếng Việt cho học sinh lớp 1 khi mà ở lứa tuổi này, các em rất dễ nhàm chán khi nghe những lời nói mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc hoặc những yêu cầu khô khan mà các em phải thực hiện theo? Làm thế nào đề tạo hứng thú cho học sinh chú ý và tích cực tham gia các hoạt động học tập? Là một giáo viên dạy lớp 1, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi để có thể vận dụng phương pháp giảng dạy mang lại hiệu quả cao nhất trong khả năng của bản thân
Trò chơi là loại hình hoạt động rất quen thuộc gần gũi với chúng ta Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn lao đối với con người Với lứa tuổi tiểu học, trò chơi là một nhu cầu không thể thiếu nhất là học sinh lớp 1, giai đoạn chuyển từ “chơi”
là hoạt động chủ đạo sang hoạt động chính là“học”
Trò chơi học tập giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho tiết học thêm sinh động, nhẹ nhàng và hiệu quả, tạo cho lớp học không khí hào hứng, sôi nổi, tránh cho học sinh cảm thấy nhàm chán Và quan trọng, nó khơi dậy tính tích cực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, phát hiện kiến thức mới theo hướng đổi mới phương pháp dạy học
Thực tế đã chứng minh chỉ khi học sinh tự giác tham gia vào các hoạt động học thì lúc đó các em mới thực sự chủ động khám phá kiến thức mới và tiếp thu bài học và biến sự “hiểu biết” thành kiến thức, kĩ năng của chính mình Để làm được điều này, qua nhiều năm dạy lớp 1, tôi đã cố gắng đi tìm tòi và thử nghiệm tôi nhận ra rằng: học sinh rất hứng thú khi được tham gia trò chơi học tập
Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn và áp dụng vào thực tế sáng kiến:“Vận dụng một số trò chơi giúp học sinh hứng thú học tập môn Tiếng Việt lớp 1”
Trang 2II MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1.Thực trạng trước áp dụng sáng kiến
1.1.Thuận lợi
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn qua công tác dự giờ, kiểm tra, chuyên đề, tạo mọi điều kiện hỗ trợ giúp giáo viên giảng dạy tốt…
Cơ sở vật chất, điều kiện dạy học, đồ dùng thiết bị dạy học được nhà trường đầu
tư hỗ trợ tương đối đầy đủ nên việc dạy học của thầy và trò diễn ra khá thuận lợi
Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt tình, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy với học sinh, tích cực thực hiện mục tiêu nhà trường đề ra Nắm bắt kịp thời các phương pháp giảng dạy và vận dụng sáng tạo
Phần lớn học sinh đi học đúng độ tuổi, đều học qua mẫu giáo nên có nền nếp tốt Đa số học sinh đến lớp có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập
Đa số phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của các em nên những bài học cần có sự chuẩn bị về đồ dùng học tập các em đều chuẩn bị khá chu đáo phục vụ tốt cho các tiết dạy - học Tiếng Việt
1.2 Khó khăn
Nếu như ở mẫu giáo chơi là hoạt động chủ đạo thì ở tiểu học hoạt động họclại là hoạt động chủ đạo Đây chính là biến đổi trong đời sống của học sinh Việc chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học là một rào cản rất lớn đối với học sinh lớp 1 Các em thường khó tập trung trong một thời gian dài, học theo cảm hứng Vì vậy, kết quả học tập của các em chưa cao
Một thói quen thường gặp cho thấy sự thụ động của học sinh đó là cô giáo hỏi thì trả lời, cô giáo giao việc gì thì làm việc ấy và chờ cô viết lên bảng
để ghi chép giống như một thói quen được hình thành từ lâu khó có thể thay đổi Học sinh ít thể hiện sự chủ động, khả năng tự vận dụng kiến thức trong quá trình học tập vào giao tiếp hàng ngày với bạn bè, thầy cô
Mặc dù những năm học gần đây, trong các nhà trường đã dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy học song điều này được thể hiện chủ yếu và rõ nét ở những chuyên đề hội thảo sinh hoạt chuyên môn hay những tiết dạy hội giảng, hội thi còn thực tế thì phần lớn GV không thường xuyên vận dụng đổi mới PPDH nên rất hạn chế sự tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh
Một vấn đề cũng cần khắc phục đối với một bộ phận GV đó là ngại khám phá, tìm tòi và áp dụng trò chơi vào các tiết học bởi thói quen không muốn thay đổi những cách làm, sợ mất thời gian của bài học hay trong suy nghĩ vẫn còn e
dè, chưa tự tin sử dụng trò chơi
Việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để khắc phục tình trạng trên nâng cao hiệu quả giờ học Tiếng Việt là vô cùng cần thiết cần phải làm
Trang 32 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1 Giải pháp thứ nhất: Giáo viên nghiên cứu đặc điểm tâm lí của học sinh Bản thân tôi nhận thấy rằng để giúp học sinh có được hứng thú học tập môn Tiếng Việt thì trước hết người giáo viên cần nắm được đặc điểm cơ bản về tâm lí của học sinh, bởi những lí do sau:
Nói đến đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học thì vấn đề đầu tiên đó là quá trình nhận thức của các em Quá trình nhận thức giúp các em có những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình, từ đó thể hiện thái độ
và có những hành vi, hoạt động tham gia vào các mối quan hệ xã hội trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới các mức độ nhận thức khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, mức độ cao là nhận thức lí tính Hai quá trình này có quan hệ chặt chẽ với nhau,
bổ sung, chi phối lẫn nhau Ở lứa tuổi HS lớp 1 thì nhận thức cảm tính chiếm ưu thế hơn nhận thức lý tính Các em dễ tiếp thu qua tri giác và những tác động trực tiếp được trẻ quan sát Tuy nhiên, trẻ vẫn thích quan sát cái gì sặc sỡ, hấp dẫn và khả năng ghi nhớ tốt, đặc biệt là ghi nhớ máy móc Trẻ dễ nhớ những gì tác động trực tiếp Các em có thể hành động trên đối tượng đó Do đó, trẻ thích tham gia các hoạt động mang tính thực tiễn
Về khả năng trí tuệ, các em đã có khả năng lĩnh hội các khái niệm ban đầu, cơ bản trên cả lĩnh vực tri thức khoa học và đạo đức mặc dù phải dựa trên
cơ sở là những sự vật, hiện tượng trực quan Các em đã bước đầu biết so sánh, phân tích, nhận biết các giá trị của hành vi đạo đức, nhận thức được những hành
vi đạo đức đúng và bày tỏ thái độ với những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức
Ở lứa tuổi này, nhu cầu học tập của các em không chỉ đơn thuần là hoạt động nhận thức mà nó còn gắn liền với nhu cầu vui chơi
Nhu cầu vui chơi của các em chiếm một vị trí rất lớn Đặc biệt ở các em xuất hiện nhu cầu lớn về tự đánh giá mình và đánh giá người khác trong cuộc sống, trong học tập Mặc dù lúc đầu việc đánh giá này của trẻ chỉ mang tính bề ngoài, đánh giá bạn chỉ thông qua các hoạt động tập thể hoặc qua sự đánh giá của cô giáo Về sau, việc đánh giá bạn còn được dựa trên dư luận của tập thể Điều này có ý nghĩa lớn, nó đánh dấu một bước lớn trong sự phát triển nhân cách của các em
Về hứng thú, ở lứa tuổi này các em có hứng thú riêng biệt với từng bộ môn Tuy nhiên, nếu khéo lồng các nội dung dạy học vào các trò chơi thì dễ lôi cuốn các em vào quá trình học tập một cách tích cực, tự giác mà chính các em không nhận thấy điều đó Đối với các trò chơi các em thường hứng thú với các trò chơi có quy tắc, đòi hỏi sự cố gắng, sự khéo léo nhất định, giàu trí tưởng tượng, nhất là các trò chơi được đánh giá bằng cách tính điểm
Tóm lại, để tổ chức các hoạt động học tập cho các em có hiệu quả thì mỗi giáo viên phải nắm vững những đặc điểm chung nhất, cơ bản nhất về tâm sinh lí
Trang 4của lứa tuổi này để vận dụng nó mà tổ chức các trò chơi học tập tương thích với mục đích dạy học Đây là cả một vấn đề không đơn giản đòi hỏi một quá trình lâu dài, kiên trì và sáng tạo của người giáo viên
2.2.Giải pháp thứ hai: Giáo viên cần nghiên cứu, nắm vững nguyên tắc, cấu trúc và các bước tiến hành trò chơi
Để tổ chức trò chơi học tập một cách hiệu quả đòi hỏi người giáo viên cần nắm vững một số vấn đề sau:
a) Chuẩn bị trò chơi:
* Nghiên cứu tài liệu:
Điều đầu tiên để thực hiện đạt hiệu quả về việc tổ chức trò chơi Tiếng
Việt cho học sinh lớp 1, tôi đã đọc các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục…có liên quan đến nội dung đề tài Chính sự nghiên cứu, tìm tòi ở tài liệu giúp cho
các tiết học Tiếng Việt ở lớp 1 có sử dụng trò chơi đạt kết quả tốt
* Nghiên cứu thực tế:
- Thông qua các tiết dự giờ tôi tranh thủ trao đổi, tư vấn với đồng nghiệp
về nội dung các trò chơi phục vụ cho môn Tiếng Việt lớp 1 để cùng áp dụng và cùng nhau tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm(Soạn giáo án đã thông qua
các tiết dạy) để kiểm tra tính khả thi của đề tài
* Nghiên cứu đối tượng học sinh:
Thông qua các tiết dạy thực tế trên lớp, bản thân tôi đã phân loại các đối tượng học sinh, tìm hiểu xem học sinh thường yếu ở mạch kiến thức nào để lựa chọn trò chơi cho phù hợp giúp các em củng cố khắc sâu kiến thức để hiểu bài một cách chắc chắn
b)Những nguyên tắc khi tổ chức trò chơi
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với
kiến thức, kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học,
giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi Thông qua chơi
học sinh được vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống của
trò chơi Do đó, học sinh được thực hành luyện tập các kĩ năng môn Tiếng Việt được đưa vào trò chơi
Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi xây dựng và thiết kế trò chơi tôi thường tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học
- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
Trang 5- Trò chơi phải phù hợp với tâm, sinh lý học sinh lớp 1, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường
- Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
c) Cấu trúc của trò chơi học tập
- Tên trò chơi
- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm hình thành, ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi
- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi sẽ được sử dụng trong trò chơi
- Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi
- Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi
d) Các bước tổ chức trò chơi
- Giới thiệu trò chơi
- Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi cho học sinh
- Tiến hành cho học sinh chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi
- Cho học sinh chơi
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham gia chơi, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh
- Đánh giá kết quả: Sau mỗi lần chơi, giáo viên cần nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi, giáo viên cần phải thống kê ra được những ưu điểm, nhược điểm của từng đội tham gia chơi
Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi, giáo viên đánh giá cuộc chơi và phân loại thắng thua thật công bằng và rõ ràng Giáo viên phải hết sức lưu ý vấn đề này vì đôi khi có giáo viên nêu yêu cầu và luật chơi rất khắt khe nhưng khi đánh giá lại đại khái và qua loa hoặc không công bằng vì vậy làm cho học sinh mất phấn khởi, hào hứng, đôi khi các em còn biểu lộ sự phản ứng đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của giáo viên
2.3 Giải pháp thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi học tập môn Tiếng Việt
Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin (CNTT) có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục ở tất cả các cấp học, ngành học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học các môn Trong công tác giảng dạy, CNTT giúp
Trang 6cho bài học sinh động hơn, nhờ đó mà học sinh (HS)có hứng thú học tập hơn, tiếp thu bài tốt hơn
Song song đối với những môn học khác, môn Tiếng Việt có một vị trí hết sức quan trọng Nó hình thành và phát triển các kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết cho học sinh Đó là những công cụ rất cần thiết để học sinh học tập những môn học khác Nếu như ở các môn học khác rèn luyện cho các em kỹ năng tính toán,
tư duy, sáng tạo thì môn Tiếng Việt góp phần hình thành ở học sinh tính cách chăm chỉ, cần cù, cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống Học sinh hiểu biết sâu rộng nắm quy tắc nói, viết Làm thế nào để các em nắm kiến thức, phương pháp học tập một cách say mê, hứng thú để kết quả học tập cao hơn thì cần phải có trò chơi với tinh thần: "Học mà chơi - chơi mà học" Vì vậy,
tổ chức trò chơi học tập trong các tiết học cực kỳ quan trọng Nó tạo một không khí vui tươi, phấn khởi gây hứng thú tích cực, chủ động học tập của HS
Thực tế trong một tiết học, học sinh lớp Một chóng mệt mỏi, mất tập trung Bởi vậy chúng ta tổ chức những trò chơi gắn với nội dung bài học để các
em học tập đạt kết quả tốt hơn
Để tiết dạy hấp dẫn, hứng thú với học sinh thì giáo viên cần không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức về công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho công tác dạy – học.Nếu HS được tham gia vào các trò chơi bổ ích và lí thú, thì đó là điều kì diệu với các em Có rất nhiều phần mềm tiện ích hỗ trợ cho người giáo viên thiết kế một bài dạy hoặc một trò chơi học tập như : Powerpoint, Violet, Presenter, Ispring Suite 9.…… Việc thiết kế các trò chơi học tập trên các phần mềm này tương đối đơn giản, thuận lợi cho giáo viên và mang lại nhiều hứng thú học tập cho HS nhờ hình ảnh, màu sắc, âm thanh sinh động, đa dạng; giao diện đẹp mắt, thân thiện, phù hợp với tâm sinh lý của HS lớp 1 Sau đây là một
số trò chơi tôi đã ứng dụng CNTT để thiết kế và tổ chức:
Ví dụ 1:Bài 17: gi, trang 34- TV1 (Tập Một), tôi thiết kế phần kiểm tra bài cũ qua trò chơi khởi động như hình dưới
Trang 7Cụ thể như sau: thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm powerpoint, slide này có thể chuyển động theo ý đồ của GV Tôi bấm từng hiệu ứng xuất hiện: lần thứ nhất tên trò chơi (GV phổ biến luật chơi, cách chơi), lần thứ hai bức tranh có mũi tên xuất hiện chỉ vào các sự vật trong tranh – HS đoán
từ, lần thứ ba từ ghế g�, lần thứ tư gạch chân tiếng g� chứa âm đã học trong tuần Học sinh thứ nhất đọc và phân tích tiếng đã được gạch chân mà tôi không cần nêu yêu cầu Tiếp tục HS thứ hai phân tích tiếng, từ trong những bức tranh gợi ý khác đến hết trò chơi Như vậy HS tập trung hơn, phần kiểm tra bài đạt hiệu quả cao hơn
Ngoài ra, tôi còn sử dụng trò chơi “Hái hoa”, “Hái táo” , “Hái dừa” để
các em cảm thấy mới lạ và hứng thú hơn
Hình ảnh học sinh chơi trò chơi Hái dừa
Trang 8Ví dụ 2: Bài 67: on, ot, tôi xây dựng trò chơi “Nhìn hình đoán chữ”
Trò chơi này được sử dụng vào giữa hoặc cuối tiết học Nội dung trò chơi
như sau: Học sinh nhìn vào hình sau đó nói nhanh tiếng hoặc từ có chứa âm hoặc vần vừa học
Cụ thể tôi sử dụng 4 hình ảnh kèm 4 đáp án có chứa âm hoặc vần vừa học Sau đó cho hình ảnh hiện, tôi yêu cầu học sinh đoán sau đó mới bấm đáp án.Với trò chơi này, tôi nhận thấycác em rất hứng thú tham gia, từ đó giờ học đạt hiệu quả cao hơn
Ngoài ra, tôi còn xây dựng rất nhiều trò chơi như “Hộp quà bí mật”, “Ngôi sao may mắn”, “Giúp thỏ về nhà”,… ở các bài học khác nhau tránh tạo hung thú học tập cho HS
Con ngan
Trang 92.4 Giải pháp thứ tư: Tăng cường sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học a)Với giáo viên:
Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng, nó có tác dụng phụ trợ đắc lực cho người giáo viên khi tiến hành tổ chức trò chơi học Để khắc phục tình trạng khó khăn về thiết bị dạy học thì người giáo viên phải chủ động, linh hoạt, tạo thêm đồ dùng dạy học như:
*Tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đồ dùng, đồ chơi học tập
- Tuyên truyền thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm học;
- Trao đổi qua hình thức liên lạc điện tử hoặc gặp gỡ trực tiếp;
- Mời phụ huynh tham dự một số giờ học và hoạt động giáo dục có sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong dạy học sau đó tọa đàm với họ về hiệu quả của ĐDDH đem lại khi sử dụng Cha mẹ sẽ trực tiếp quan sát và cảm nhận được sự hứng thú của con em mình khi được tham gia vào các trò chơi học tập
* Giáo viên tích cực tự làm đồ dùng, đồ chơi
- Tôi tiến hành theo các bước sau:
+ Nghiên cứu kĩ càng nội dung và yêu cầu cần đạt đối với học sinh qua từng bài học
+ Dự kiến đồ dùng cần thiết có thể sử dụng cho trò chơi
+ Lập kế hoạch về nguyên liệu, cấu tạo và cách làm đồ dùng
+ Trao đổi với đồng nghiệp để có thêm sự tư vấn cần thiết sau đó tôi thực hiện làm đồ dùng
Đặc biệt, tôi quan tâm tới việc cải tiến, nâng cấp bộ đồ dùng dạy học đã có trong bộ thiết bị đã qua nhiều năm sở dung (được cấp trước đây)cho phù hợp với trò chơi mà mình định tổ chức Chẳng hạn: Để tiện dụng và linh hoạt trong
sử dụng đồng hồ, giáo viên nên cải tiến bằng cách làm vòng quay kì diệu, Vòng quay mặt trờivới nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau như thế sẽ giúp các em chơi không bị nhàm chán vì lặp lại
Hoặc việc tận dụng những nguyên liệu dễ kiếm và phế liệu an toàn như huy động học sinh sưu tầm và thu gom nguyên liệu như giấy bìa, chai, lọ; giấy bọc hoa, bọc quà, nilong, bìa carton,… để làm đồ dùng dạy học, giảm được đáng kể chi phí
b) Với cha mẹ HS: Sau khi thực hiện tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về vai trò và tầm quan trọng của trò chơi trong học tập, tôi
đã huy động và khích lệ phụ huynh trực tiếp tham gia làm đồ dùng, đồ chơi
Trang 10Thông thường với những đồ dùng cần chi phí đáng kể và nhiều công sức thì tôi cùng phối hợp với cha mẹ học sinh để tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí và công thực hiện làm đồ dùng
Để huy động được sự tham gia hiệu quả của cha mẹ học sinh, GV cần thực hiện một số việc sau:
- Thông tin về sự cần thiết của đồ chơi để nhận sự phản hồi và đồng thuận của cha mẹ HS
- Lập bản chi tiết về đồ chơi: tên gọi, cấu tạo, nguyên liệu, môn bài sử dụng, Tư vấn, hỗ trợ tự trong quá trình làm đồ dùng dạy học thông qua gợi ý
cụ thể như: Sưu tầm tranh ảnh có ở các loại sách, báo, họa báo, tạp chí, bìa lịch,…; tận dụng các vật dụng như: vỏ hộp, can, chai nhựa, dây thép, dây vải, đinh,… sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương như gỗ, tre, nứa, rơm,
c) Với học sinh: Với HS lớp 1 thì các em chỉ có khả năng làm được những
đồ đơn giản, thông thường tôi khích lệ học sinh tự làm một số đồ dùng phục vụ cho trò chơi như: Sưu tầm tranh ảnh, phế liệu an toàn, tô màu, cắt hình, tô màu,
xé dán tranh,
Khích lệ các em tham gia cùng làm với GV và cha mẹ mình để phát huy tính tích cực, sự hợp tác, chia sẻ Qua đó các em sẽ tích cực hơn khi tham gia vào trò chơi vì đây là sản phẩm mà chính tay các em cùng làm với bố mẹ của mình
Tổ chức các nhóm, tổ trong lớp thi đua làm và trưng bày đồ dùng tự làm; tuyên dương động viên kịp thời các cá nhân và tổ nhóm tiêu biểu
Hình ảnh phụ huynh làm đồ dùng dạy học cùng các con học sinh tại lớp
Trang 112.5.Giải pháp thứ năm:Thiết kế trò chơi học tập theo tiến tiến trình giờ học môn Tiếng Việt
a)Tổ chức trò chơi ở phần Khởi động:Để khởi động trước khi vào bài mới tôi thường tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi như: Hái cam,Trò chơi chuyền hoa, Truyền điện, Bắn tên Sau đây tôi xin giới thiệu cách tổ chức một trò chơi trong phần khởi động như sau:
Trò chơi 1: TRUYỀN HOA
* Mục đích: Giúp HS:
- Ôn tập lại kiến thức đã học đồng thời giới thiệu bài mới
- Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian
Bước 3: Tổng kết trò chơi: GV tuyên dương khen thưởng cho bạn nào đọc đúng, đọc to và rõ ràng
Ví dụ: Khi dạy bài 28: t –th (Sách TV tập 1/ 52).Tôi chuẩn bị 5 bông hoa, mỗi bông hoa ghi 1 tiếng, từ: ngó, nhà bà, bố mẹ, nghỉ hè, ở quê
Trang 12Trò chơi 2 : VÒNG QUAY KÌ DIỆU (Áp dụng dạy các bài âm, vần ):
* Mục đích: Giúp HS:
- Luyện đọc, viết những từ ứng dụng có chứa vần đang học
- Rèn luyện kĩ năng quan sát
- Phát triển kĩ năng phân tích và suy luận
- GV chia lớp thành các nhóm có số lượng thành viên bằng nhau
- Các nhóm oẳn tù tì xem nhóm nào được quay trước Mũi tên dừng ở vần nào, GV sẽ đọc một câu hỏi mà đáp án có chứa vần vừa quay vào, các nhóm bàn bạc tìm xem đó là từ nào và viết vào bảng Khi có hiệu lệnh, các nhóm phải giơ bảng Nhóm nào tìm được đúng từ được 10 điểm
- Sau 2 lượt chơi nhóm nào nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng
Bước 3: Tổng kết trò chơi:
GV tuyên dương khen thưởng cho nhóm nào tìm được nhiềuvần nhất
Ví dụ: Bài 65: iên - iêt ( TV tập1/ 118 )
- Nêu yêu cầu các nhóm thi đua ghép các tranh (ảnh) với các từ tương ứng
- Nhóm nào ghép đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc
Trang 13Ví dụ: Khi dạy bài 31: ua- ưa(Sách TV tập 1/ 58), GV cho HS thi ghép nhanh tiếng với hình tương ứng ( dưa đỏ, quả dừa, rùa, cà chua, đũa, sữa.)
Học sinh thực hành chơi Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Hình ảnh trò chơi ghép tranh
Trang 14- Giáo viên chuẩn bị 2 chú thỏ có chứa âm ươm và âm ươp
- Những củ cà rốt có chứa các tiếng chứa vần ở trên thân
Bước 2: Tổ chức trò chơi: Chia lớp làm hai đội:
Đội nào tìm được nhiều thì đội đó chiến thắng.Tuyên dương, khen thưởng để khích lệ tinh thần cho các em có động lực
Trò chơi 3: AI TINH MẮT
* Mục đích:Giúp HS:
- Học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh, âm, vần
- Rèn kĩ năng đọc trơn cho học sinh
- Học sinh nhận biết và đọc nhanh các từ ngữ ứng dụng đã học
Ví dụ1: Khi dạy bài 30: u–ư (Sách TV tập 1/ 57) trong phần tìm tiếng mới
Trang 15Con gà Chim hót Sọt cá Nón lá Quả nhót Rót trà Ném còn
Đội nào tìm được nhiều thì đội đó chiến thắng.Tuyên dương, khen
thưởng để khích lệ tinh thần cho các em có động lực
Ví dụ 2: Khi dạy bài: on- ot trang 122
Trang 16Hình ảnh đại diện nhóm tham gia chơi trước lớp
- GVchia lớp thành các đội (các dội có số thànhviênbằngnhau)
- GV nêu cấu đố, các đội suy nghĩ, bàn bạc và đưa ra câu trả lời Các đội viết đáp án vào bảng con và giơ lên Đội nào có đáp án đúng được 10điểm
- Sau khi đọc hết câu đố, đội nào nhiều điểm hơn là đội chiến thắng Bước 3: Tổng kết trò chơi:
Giáo viên tuyên dương khen thưởng cho đội tìm được nhiều đáp án nhất
Ví dụ:
“Da trắng muốt Ruột trắng tinh Bạn với học sinh Thích cọ đầu vào bảng?”
(Viên phấn – dạy bài vần iên – yên
Trang 17“Con gì đẹp nhất loài chim
Đuôi xoè rực rõ, muôn ngàn cánh hoa”
(con công – dạy vần ong – ông )
“Con gì thích các loài hoa
Ở đâu hoa nở dù xa cũng tìm
Cùng nhau cần mẫn ngày đêm
Làm ra mật ngọt lặng im tặng người?”
(con ong – dạy vần ong – ông )
“Cầu gì chỉ mọc sau mưa
Lung linh bảy sắc bắc vừa tới mây?”
(cầu vồng – dạy vần ong – ông )
“Có chân mà chẳng biết đi
Có mặt phảng lì cho bé ngồi lên?”
( cái ghế - dạy bài g – gh )
- Một cái cây (dạng cây thông nôel), treo nhiều quả rực rỡ sắc màu
- Mỗi quả ghi một từ, câu văn trong bài tập đọc từ, câu nào khó cần luyện